Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc thiểu số của Hồ Chí Minh với việc tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.49 KB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




HỨA THỊ KHUYÊN






TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TỈNH LẠNG SƠN HIỆN NAY







LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC












HÀ NỘI - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




HỨA THỊ KHUYÊN






TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TỈNH LẠNG SƠN HIỆN NAY





Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80



LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC




Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐOÀN THỊ MINH OANH







HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đoàn Thị
Minh Oanh.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều
trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012.
Tác giả luận văn




Hứa Thị Khuyên











MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1
Chương 1.
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM
9
1.1.
Khái niệm và vai trò của đại đoàn kết các dân tộc thiểu số trong
tư tưởng Hồ Chí Minh
9
1.1.1.
Khái niệm đoàn kết và đại đoàn kết các dân tộc thiểu số
9
1.1.2.
Vai trò của đại đoàn kết các dân tộc thiểu số trong tư tưởng Hồ

Chí Minh
12
1.2.
Nguyên tắc đoàn kết các dân tộc thiểu số trong tư tưởng Hồ Chí
Minh
21
1.2.1.
Đoàn kết các dân tộc thiểu số phải dựa trên nguyên tắc “các dân
tộc đều chung một cộng đồng quốc gia, chung một vận mệnh
lịch sử”
21
1.2.2.
Đoàn kết các dân tộc thiểu số phải dựa trên nguyên tắc bình
đẳng dân tộc
27
1.2.3. Đoàn kết các dân tộc thiểu số phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng,
giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của các
dân tộc 32
1.2.4.
Đoàn kết các dân tộc thiểu số phải gắn liền với sự tương trợ giúp
đỡ của Đảng, Nhà nước và dân tộc đa số
37
Chương 2.
TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở TỈNH LẠNG SƠN DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
45
2.1. Một số nhân tố chủ yếu tác động đến việc xây dựng khối đại
đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay 45
2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn 45

2.1.2. Một số đặc điểm quan hệ các tộc người ở Lạng Sơn 48
2.1.3. Công tác dân tộc 51
2.1.4. An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội 52
2.2. Thực trạng việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số
ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay và những vấn đề đặt ra 55
2.2.1. Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng
Sơn thông qua việc củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị 55
2.2.2. Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng
Sơn bằng việc chăm lo đời sống vật chất của đồng bào các dân
tộc, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn 59
2.2.3. Tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng
Sơn bằng việc chăm lo đời sống văn hoá tinh thần và giải quyết
các vấn đề xã hội 66
2.2.4. Những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay 78
2.3. Giải pháp chủ yếu tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết các dân
tộc thiểu số ở Lạng Sơn theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai
đoạn hiện nay 80
2.3.1. Chú trọng công tác cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ công tác ở
miền núi 80
2.3.2. Tập trung khai thác mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của
Lạng Sơn 85
2.3.3. Nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ của đồng bào dân tộc thiểu
số và xây dựng đời sống văn hoá tinh thần phong phú, lành
mạnh 95
2.3.4. Đấu tranh chống lại âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế
lực thù địch đối với vùng dân tộc biên giới phía Bắc của Tổ
quốc 101
KẾT LUẬN
107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
109
PHỤ LỤC
113
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

ANQG: An ninh quốc gia
CNTB: Chủ nghĩa tư bản
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DTTS: Dân tộc thiểu số
ĐĐKDT: Đại đoàn kết dân tộc
ĐĐKTD: Đại đoàn kết toàn dân
ĐĐK: Đại đoàn kết
ĐBKK: Đặc biệt khó khăn
GCVS: Giai cấp vô sản
GCTS: Giai cấp tư sản
HĐND: Hội đồng nhân dân
MTTQ: Mặt trận tổ quốc
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài, người anh hùng giải phóng
dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân di sản vô cùng quý
báu, trong đó tư tưởng đại đoàn kết và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

(ĐĐDT) là nội dung nổi bật, xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lí luận và
hoạt động thực tiễn của Người. Nó là sự phát triển cao độ truyền thống đại
đoàn kết dân tộc trong điều kiện lịch sử mới. Hồ Chí Minh đã vận động, giáo
dục, tổ chức tập hợp mọi lực lượng trong khối đại đoàn kết dân tộc tạo nên
sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam trong thực hiện mục tiêu độc lập,
thống nhất dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tư tưởng đại
đoàn kết và xây dựng khối ĐĐKDT của Hồ Chí Minh đã trở thành đường lối
chiến lược của cách mạng Việt Nam trong mọi giai đoạn. Tư tưởng và sự
nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh đã và đang phát
huy tác dụng to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay thực chất là thực hiện bước
chuyển cách mạng trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là bước
chuyển từ lạc hậu sang văn minh; từ kém phát triển lên phát triển; từ văn hóa
với tính chất nông dân, nông nghiệp, nông thôn lên văn hóa của văn minh
công nghiệp… nhằm bắt kịp với trình độ phát triển của thời đại và trực tiếp là
mỗi người dân Việt Nam đều có được cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Đây là một sự nghiệp to lớn và khó khăn đòi hỏi phải tập hợp được lực lượng
toàn dân tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng và phát triển đất nước.
Một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược của sự nghiệp này là: xây
dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam - một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam

2
thường bị các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước lợi dụng để
chia rẽ dân tộc, chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta. Vì thế, tư tưởng
đại đoàn kết và xây dựng khối ĐĐDT của Hồ Chí Minh vẫn là ngọn cờ dẫn
đường cho Đảng ta quy tụ toàn dân tộc, tiếp tục thực hiện sự nghiệp xây dựng
CNXH và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Việt Nam mở cửa, hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế đã,
đang có những nhân tố gây mất ổn định, tác động tiêu cực đến ĐĐKDT và có

diễn biến phức tạp. Trong tình hình đó, chủ trương về đại đoàn kết toàn dân
của Đảng được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 17/11/1993
của Bộ Chính trị (khoá VII) và tiếp tục được khẳng định qua các kỳ đại hội
lần thứ VIII, IX, X và XI: Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh
đạo của Đảng là đường lối chiến lược nhất quán của cách mạng VIệt Nam; là
nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm
bảo thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy,
trong quá trình đổi mới Đảng ta luôn xác định xây dựng khối ĐĐKDT là
đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và là động lực quan trọng nhằm phát
huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, giữ vững độc lập, thống nhất Tổ
quốc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Lạng sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới
và các cửa khẩu giao dịch với Trung Quốc. Cư dân của tỉnh gồm 8 dân tộc chủ
yếu: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa… cùng chung sống đan xen. Xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc trong tỉnh là một trong những nội dung quan trọng có ý
nghĩa chính trị to lớn trong việc giữ vững ổn định chính trị, chủ quyền biên giới
quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là động lực phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh đồng thời chống lại âm mưu chia rẽ các dân tộc, lôi kéo quần
chúng tham gia các hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.
Ngày nay, phát huy truyền thống đoàn kết, anh hùng của dân tộc, nhân dân các

3
dân tộc tỉnh Lạng Sơn đoàn kết, thống nhất, vượt qua mọi khó khăn quyết tâm
đưa quê hương xứ Lạng trở thành một tỉnh giàu đẹp, góp phần bảo vệ vững
chắc biên cương nơi địa đầu phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam.
Nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về
đại đoàn kết và xây dựng khối ĐĐKDT, vận dụng sáng tạo vào xây dựng khối
đại đoàn kết các dân tộc tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới hiện nay vừa là
nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài của tỉnh. Bởi vậy, tôi chọn đề tài

“Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc thiểu số của Hồ Chí Minh với việc tăng
cường xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn
hiện nay” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành triết học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tư tưởng ĐĐKDT là một tư tưởng lớn trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí
Minh vì vậy từ trước đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn
đề này trên nhiều phương diện và nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là từ Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng. Có thể nhóm các công trình
nghiên cứu chủ yếu như sau:
* Dưới dạng đề tài khoa học, công trình tiêu biểu là KX02.07, Tư tưởng
chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh do PGS.TS Phùng Hữu Phú làm chủ
nhiệm đề tài, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995 đã nghiên cứu cơ bản và sâu
sắc những nội dung cơ bản của tư tưởng, chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí
Minh trong cách mạng Việt Nam.
* Dưới dạng các luận án, luận văn có thể kể đến các công trình sau:
- Nguyễn Xuân Thông, Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh và sự
thể hiện trong cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930 - 1954, luận án tiến sĩ sử
học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1995. Ở luận án này, tác giả
đã sử dụng phương pháp logic - lịch sử làm phương pháp chủ đạo, để tìm hiểu
và chứng minh tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh được Người trực tiếp
vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, kể từ thời niên thiếu của Người

4
(1930) đến khi cách mạng thành công (1954). Đây là luận án có giá trị khoa
học và có ý nghĩa thực tiễn cao đối với việc xây dựng và củng cố khối
ĐĐKTD trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong
giai đoạn hiện nay.
- Khuất Thị Hoa, Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh được thể hiện
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Luận
án tiến sĩ sử học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000. Luận án đã

đi sâu tìm hiểu chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được thể
hiện trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn
1945-1954. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận về vấn đề ĐĐKDT và
những giải pháp có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm chỉ đạo việc củng cố,
xây dựng khối ĐĐKTD trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay.
- Vũ Thị Thuỷ, Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc và thực
hiện bình đẳng dân tộc tỉnh Thái Nguyên trong sự nghiệp đổi mới, luận văn
thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2006. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình
thực tiễn về việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở tỉnh Thái
Nguyên, tác giả Vũ Thị Thuỷ đã đưa ra những nhóm giải pháp hữu hiệu, có
tính thuyết phục nhằm củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
vững mạnh ở tỉnh Thái Nguyên, để tăng cường việc thực hiện chính sách bình
đẳng dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
- Ngô Minh Hoàng, Đại đoàn kết dân tộc thiểu số trong tư tưởng Hồ
Chí Minh với việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số Tây
Nguyên hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí
Minh học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2007. Luận văn đã
nghiên cứu tình hình thực tiễn ở địa phương Tây Nguyên, đặc biệt sau sự kiện
bạo động chính trị, gây chia rẽ khối đoàn kết giữa đồng bào kinh với đồng bào

5
DTTS ở Tây Nguyên, từ đó đưa ra những nhóm giải pháp hữu hiệu, có tính
thuyết phục nhằm củng cố và xây dựng khối ĐĐKDTTS ở địa bàn Tây
Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
- Trần Phú Quý, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thiểu số và
vận dụng vào giải quyết vấn đề dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Luận văn
thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Học viện Chính
trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2008.

Tựu trung, các luận án, luận văn với những nội dung nghiên cứu kể trên
là nguồn tư liệu rất bổ ích cho tôi tham khảo trong quá trình thực hiện luận
văn của mình ở khía cạnh vận dụng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí
Minh trong thực tiễn thời kỳ đổi mới đất nước.
* Một số sách, tạp chí và bài báo
- PGS. Phùng Hữu Phú (chủ biên), GS. Vũ Dương Ninh, PGS. Lê Mậu
Hãn, PTS. Phạm Xanh (1995), Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tác phẩm nghiên cứu quá trình hình thành chiến lược đại đoàn kết Hồ
Chí Minh, chiến lược đại đoàn kết trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong
xây dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa (CNXH), những nội dung cơ bản của
chiến lược đại đoàn kết trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thống nhất.
- Nguyễn Khánh Bật. Bùi Đình Phong, Hoàng Trang (đồng chủ biên-
1995), Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Nxb Nghệ An.
- Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1996), Tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất, (Kỷ yếu hội
thảo khoa học thực tiễn), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Lê Văn Yên (1998), Hồ Chí Minh với chiến lược đoàn kết quốc tế
trong cách mạng giải phóng dân tộc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
- Nguyễn Bích Hạnh, Nguyễn Văn Khoan, (1999), Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết và Mặt trận đoàn kết dân tộc, Nxb Lao động, Hà Nội.

6
- Chí tịch Hồ Chí Minh người khai nguồn và phát huy thành công sức
mạnh đại đoàn kết dân tộc trong cách mạng Việt Nam, (Kỷ yếu Hội thảo khoa
học kỷ niệm 111 năm ngày sinh Chủ tịnh Hồ Chí Minh), Viện Hồ Chí Minh,
5 - 2001.
- Tư tưởng đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc trong thời kỳ đổi mới (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- TS. Hoàng Trang (2005), Toàn dân đoàn kết chống Mỹ, cứu nước

dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Nga, Phát huy tư tưởng đại doàn kết dân tộc của Hồ Chí
Minh trong điều kiện nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 105 - 2005.
- Lê Hoàng, Văn Nghiệp Chúc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, báo Nhân dân, số ra ngày 15/5/2005.
- Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại đoàn kết dân tộc và
Mặt trận dân tộc thống nhất, báo Nhân dân ra ngày 16/5/2005.
Những đề tài khoa học, luận án, luận văn, các tác phẩm và một số bài
báo, tạp chí trên đã thể hiện kết quả nghiên cứu tổng thể toàn diện và sâu sắc
về tư tưởng đại đoạn kề dân tộc của Hồ Chí Minh và tư tưởng đó trong thực
tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là những tri thức hết sức quan trọng cho
những người nghiên cứu tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh tiếp theo. Tuy
nhiên, nghiên cứu về vấn đề đại đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng sơn
trong thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì từ trước đến nay chưa có
một công trình nào nghiên cứu.
3. Mục đích nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hoá những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết các dân tộc thiểu số và qua sự khảo sát, nghiên cứu thực
trạng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn hiện nay, đề xuất

7
một giải pháp chủ yếu tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc tỉnh
Lạng Sơn.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá và phân tích nhằm nhận thức sâu sắc nội dung cơ bản tư
tưởng đại đoàn kết dân tộc thiểu số của Hồ Chí Minh.
- Xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc xây dựng khối đại
đoàn kết các dân tộc thiểu số và phân tích làm rõ thực trạng khối đại đoàn kết
các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường xây dựng khối đại đoàn
kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ
Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng
- Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc thiểu số của Hồ Chí Minh và khối
đoàn kết các dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc thiểu số
- Khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn trong sự
nghiệp đổi mới.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Quán triệt những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm của
Đảng CSVN về đại đoàn kết dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận biện chứng duy vật.
- Phương pháp cụ thể: phương pháp logic-lịch sử, phương pháp phân
tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn, so sánh… để làm rõ nội dung của luận văn.

8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa và nhận thức sâu sắc những quan điểm của Hồ
Chí Minh về xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số.
- Xác định một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường xây dựng khối đại
đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và
giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường chuyên nghiệp.
7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 2
chương, 5 tiết:

Chương 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam.
Chương 2: Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số
ở tỉnh Lạng Sơn dưới ánh sang tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện
nay.


9
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM

Đại đoàn kết các dân tộc thiểu số là một trong những nội dung cơ bản,
quan trọng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc ở Việt
Nam.
Xuất phát từ đặc điểm đất nước ta là một quốc gia đa dân tộc với 54
dân tộc anh em sống xen kẽ với nhau. Trong đó dân tộc thiểu số thường cư trú
ở những vùng trọng yếu của Tổ quốc như biên giới và hải đảo.
Bởi vậy, vấn đề đại đoàn kết dân tộc nói chung và đại đoàn kết các dân
tộc thiểu số nói riêng không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát
triển đất nước mà còn là ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn
nền độc lập dân tộc.
1.1. Khái niệm và vai trò của đại đoàn kết các dân tộc thiểu số
trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.1. Khái niệm đoàn kết và đại đoàn kết các dân tộc thiểu số
Đoàn kết là một thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại và
đã được sử dụng một cách rộng rãi. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ lịch sử, quan
niệm về đoàn kết cũng có sự khác nhau. Đến giữa thế kỷ XIX, C.Mác và
Ph.Ăngghen trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, đã nêu khẩu
hiệu “Vô sản các nước đoàn kết lại”. Kế thừa và phát triển tư tưởng tập hợp

lực lượng cách mạng quốc tế của C.Mác và Ph.Ăngghen phù hợp với thời kỳ
lịch sử mới, V.I.Lênin cũng kêu gọi:“Vô sản của các nước và dân tộc bị áp
bức trên thế giới đoàn kết lại”. Song, cũng như C.Mác và Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin vẫn chưa nêu ra một định nghĩa hoàn chỉnh về đoàn kết.
Qua nghiên cứu tác phẩm của các ông để lại, có thể thấy, đoàn kết theo
quan điểm của các ông mang hàm ý là sự “hiệp đồng”,“liên minh” “gần gũi

10
nhau”… có nguyên tắc giữa GCVS các nước và các dân tộc bị áp bức. Đòi
hỏi khách quan của các cuộc đấu tranh giai cấp của GCVS và các dân tộc bị
áp bức chống lại CNTB, chủ nghĩa đế quốc.
Đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, đoàn kết ngay từ đầu được hiểu là sự
“cố kết”,“gắn bó” cộng đồng dân tộc trước nhu cầu của cuộc chiến chống
thiên tai, ngoại xâm để tồn tại và phát triển. “Đoàn kết là kết thành một khối,
thống nhất ý chí, không mâu thuẫn, chống đối nhau: Đại đoàn kết với nhau,
đoàn kết dân tộc” và “Đại đoàn kết: Đoàn kết rộng rãi, chính sách đoàn kết
giữa các dân tộc” [3, tr.645, 576]. Sự “cố kết”,“gắn bó” đã thấm sâu vào các
thế hệ người Việt và trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc.
Kế thừa truyền thống đoàn kết của dân tộc, nhân loại, trên nền tảng tư
tưởng liên minh, đoàn kết chiến đấu của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh
rất quan tâm đến vấn đề đoàn kết. Theo con số thống kê, Hồ Chí Minh đã sử
dụng cụm từ “đoàn kết”,“đại đoàn kết” (trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, 12
tập, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1995 và 1996) là 1.707
tài liệu. Trong đó: “đoàn kết” là 1.654 tài liệu,“đại đoàn kết” là 53 tài liệu và
Người cũng đã nêu khái niệm về đại đoàn kết.
Đại đoàn kết là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân tức là công
nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là cái gốc của đại
đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững,
gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác [25, tr.438].
Tiếp nối luận điểm trên, Người còn chỉ rõ:

Đoàn kết rộng rãi và lâu dài: Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà
còn lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn
chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta
còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Đoàn kết rộng rãi, chặt chẽ, đồng
thời phải củng cố. Nền có vững nhà mới chắc, gốc có tốt thì cây mới tốt tươi.
Trong chính sách đoàn kết cần phải chống lại hai khuynh hướng sai lầm cô

11
độc hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc. Phải lấy công tác mà củng cố đoàn
kết. Phải lấy đoàn kết để đẩy mạnh công tác [25, tr.438].
Từ những quan niệm nêu trên của Hồ Chí Minh và qua nghiên cứu
những bài nói, bài viết, chủ trương về đoàn kết, đại đoàn kết của Người, có
thể khái quát quan niệm đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, là: một hệ thống
những quan điểm, nguyên tắc, phương pháp, biện pháp giáo dục, tổ chức
hành động của các lực lượng cách mạng nhằm phát huy đến mức cao nhất
sức mạnh của dân tộc, quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc,
và CNXH. Nói một cách khác, đó là chiến lược xây dựng, củng cố, mở rộng,
tăng cường lực lượng cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc, xã hội, con người [33, tr.132-133].
Đoàn kết các DTTS là một bộ phận không tách rời của tư tưởng Hồ Chí
Minh về ĐĐKDT, Hồ Chí Minh tuy không nêu ra khái niệm cụ thể nào về
đoàn kết các dân tộc thiểu số, nhưng qua nghiên cứu những di sản của Người
để lại (trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, 12 tập, Nxb.CTQGHN, 1995 và 1996),
cho thấy: từ năm 1941 đến năm 1969, trong gần 30 năm, có đến 64 tài liệu
của Người đề cập đến mối quan hệ giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân
tộc Việt Nam; trong đó, để gọi các dân tộc trong nước ta, Người dùng các
thuật ngữ: “dân tộc đa số”, “DTTS”, “đồng bào Thượng du”, “anh em thiểu
số”, “anh, chị em các dân tộc” , “đồng bào các dân tộc”…, không có một tài
liệu nào Người dùng thuật ngữ: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, sắc tộc. Trong 64 tài
liệu đó, theo thống kê (chưa đầy đủ), có hơn 30 lần Hồ Chí Minh dùng cụm từ

“đoàn kết các dân tộc”, mà nội dung của nó bao gồm: đoàn kết dân tộc Kinh
với DTTS, đoàn kết các DTTS tại chỗ với nhau, đoàn kết các DTTS trong
phạm vi cả nước. Chẳng hạn như khi phát biểu tại Hội nghị các DTTS Việt
Nam ngày 3 tháng 12 năm 1945, Người nói: “Nhiệm vụ chính của các DTTS
hiện nay phải thực hiện là: đoàn kết hơn nữa để chống xâm lăng” [23,
tr.110]. Thư gửi Hội nghị các DTTS miền Nam tại Plâycu, ngày 19 tháng 4

12
năm 1946, Hồ Chí Minh viết: Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán,
Giarai hay Êđê, Xêđăng hay Bana và các DTTS khác, đều là con cháu Việt
Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng
nhau, no đói giúp nhau… Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn
kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt [23, tr.217].
Trên cơ sở quan niệm về ĐĐKDT của Hồ Chí Minh, qua nghiên cứu các
bài nói, bài viết, chủ trương của Người về đoàn kết các dân tộc, có thể khái
quát quan niệm của Hồ Chí Minh về đoàn kết các DTTS, là: hệ thống những
quan điểm cách mạng sâu sắc và toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội,
giáo dục, an ninh quốc phòng… nhằm mục đích giải phóng dân tộc, thực hiện
bình đẳng giữa các dân tộc, phát huy tiềm năng to lớn của miền núi và vùng
đồng bào các DTTS, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi để cùng xây dựng một
nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, văn minh và giàu mạnh.
1.1.2. Vai trò của đại đoàn kết các dân tộc thiểu số trong tư tưởng Hồ
Chí Minh
Xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận cũng như trong các hoạt
động thực tiễn của Hồ Chí Minh là tư tưởng đoàn kết nhằm tập hợp lực lượng,
phát huy sức mạnh toàn dân tộc, quốc tế vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
Từ truyền thống đoàn kết của dân tộc, nhân loại, với tầm cao trí tuệ của bản
thân và chủ nghĩa nhân văn cộng sản, Hồ Chí Minh đã khơi dậy và phát huy
cao độ sức mạnh của cả dân tộc, từ lực lượng Công - Nông - Trí thức của cách
mạng, đến các tầng lớp trung gian, các dân tộc, để tạo thành lực lượng tổng hợp

trong cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và xây dựng CNXH. Chính vì thế
đoàn kết có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành bại của cách mạng
Việt Nam. Vai trò đó, được Người thể hiện ở các luận điểm sau:
Thứ nhất, đoàn kết là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã đề cập đến sự cần thiết và con đường tập hợp,
đoàn kết các lực lượng cách mạng từng nước trong cuộc đấu tranh chống kẻ

13
thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo tư tưởng về
đoàn kết của chủ nghĩa Mác-Lênin, ngay từ năm 1924, trong bài Về Bắc Kỳ,
Trung Kỳ và Nam Kỳ, trên cơ sở phân tích cơ cấu giai cấp - xã hội ở Đông
Dương, truyền thống đoàn kết của người Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã nêu
ra luận điểm: “cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương
Tây”. Trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, sự phân hoá giai cấp diễn ra
không sâu sắc như ở phương Tây, bởi vì, “nếu nông dân chẳng có gì, thì địa
chủ không có vốn liếng gì lớn; nếu nông dân chỉ sống bằng cái tối thiểu cần
thiết thì đời sống của địa chủ chẳng có gì là xa hoa; nếu thợ thuyền không
biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại không hề biết công cụ để bóc lột họ
là máy móc” [20, tr.464]. Bên cạnh đó, dưới sự thống trị của thực dân, mâu
thuẫn bao trùm và chi phối các mâu thuẫn khác là mâu thuẫn giữa toàn thể
dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Do đó,“chủ nghĩa dân tộc là
một động lực lớn của đất nước”. Từ chỗ phát hiện ra, chủ nghĩa dân tộc là
một trong những động lực lớn của đất nước, Hồ Chí Minh đi đến kết luận
rằng“đã là con Lạc cháu Hồng thì ít nhiều ai cũng có tinh thần Ái Quốc” [1,
tr.81]. Vì thế, cách mạng thuộc địa, cụ thể là cách mạng Việt Nam, muốn
giành được thắng lợi phải phát huy sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc chân
chính đó, phải tập hợp, đoàn kết tất cả những người yêu nước chống thực dân
pháp, đế quốc xâm lược; phải có chế độ khoan hồng, độ lượng với những
người “lầm đường” kêu gọi họ trở về với con đường chính nghĩa của dân tộc,
để không ngừng củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết cả trong cuộc chiến tranh

giải phóng cũng như trong xây dựng CNXH. Hồ Chí Minh từng khẳng định:
“Đoàn kết là một chính sách dân tộc không phải là một thủ đoạn chính trị”
[25, tr.438]. Nói một cách khác, đoàn kết đó là vấn đề chiến lược chứ không
phải là sách lược. Tính chiến lược của đoàn kết được Người thể hiện ở các
quan điểm:
Đoàn kết rộng rãi, “bất kỳ ai cũng thật thà tán thành hoà bình, thống

14
nhất, độc lập, dân chủ, thì dù người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ
chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”;
Đoàn kết lâu dài, “ta phải đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc
lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà”.
Đoàn kết phải có nguyên tắc. “Trong chính sách đoàn kết phải chống
hai khuynh hướng: cô độc, hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc. Phải lấy công
tác mà củng cố đoàn kết. Phải lấy đoàn kết mà đẩy mạnh công tác” [25,
tr.438].
Như vậy, chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh bao gồm tất cả các
lực lượng, các dân tộc, các tôn giáo trong dân tộc Việt Nam có thể tranh thủ
được, tạo nên lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
Thứ hai, đoàn kết là nhân tố quan trọng quyết định mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, ngay từ lúc đang trưởng thành ở Tổ
quốc đến khi ra đi tìm đường cứu nước và cho tới trước khi đến với chủ nghĩa
Mác-Lênin, dù chưa có đủ khả năng để lý giải một cách thấu đáo nguyên nhân
thành bại của các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta. Song,
bằng sự mẫn cảm về chính trị, Người đã cảm nhận những hạn chế trong chủ
trương tập hợp lực lượng, tìm chọn đồng minh của các nhà yêu nước tiền bối
trước yêu cầu khách quan mới của lịch sử dân tộc và tình hình thế giới. Sự
mẫn cảm về chính trị đó, ngày càng được khẳng định trong quá trình khảo
nghiệm, nghiên cứu tình hình các nước TBCN và các nước thuộc địa ở khắp

các châu lục trên thế giới trong hành trình đi tìm đường cứu nước, cứu dân
của Người. Đặc biệt, khi Người được trang bị lý luận của Chủ nghĩa Mác-
Lênin đã giúp Người nhận thức sâu sắc, đầy đủ những giá trị của đoàn kết
cũng như nguyên nhân thất bại của các phong trào đấu tranh chống Pháp của
dân tộc Việt Nam trước đó. Cũng bắt đầu từ đó, Người luôn có niềm tin sâu
sắc và sức mạnh của khối ĐĐK đối với sự thành bại của cách mạng, Người

15
chỉ rõ: “Việc gì khó cho mấy, quyết tâm làm thì chắc làm được, ít người làm
không nổi, nhiều người đồng tâm hiệp lực mà làm thì phải nổi” [21, tr.261].
Người cũng chỉ cho dân tộc chúng ta bài học lịch sử quý báu rằng: Sử ta dạy
cho ta bài học “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta
được độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài
xâm lấn. Vậy, nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn…
khôi phục lại độc lập, tự do” [22, tr.217].
Đánh giá tổng kết mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng
cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo, Hồ Chí Minh luôn khẳng định và đề
cao vai trò của đoàn kết. Trả lời câu hỏi “Vì sao có cuộc thắng lợi cách mạng
tháng Tám năm 1945”, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một phần là vì tình hình quốc
tế thuận tiện cho ta. Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết” [23, tr.19].
Tổng kết năm năm đầu thực hiện đường lối kháng chiến, kiến quốc, Người
cũng khẳng định: “Do chí khí quật cường của dân tộc ta, do sự hy sinh anh
dũng của bộ đội và dân quân ta, do khối đại đoàn kết chặt chẽ của toàn dân
ta… mà ta đã vượt qua tất cả mọi bước khó khăn và xoay chuyển tình thế”
[24, tr.666]. Người đã đúc kết thành chân lý của cách mạng: “Đoàn kết là sức
mạnh của chúng ta. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành
công, đại thành công” [28, tr.349].
Đoàn kết các DTTS có vai trò không tách rời vai trò đoàn kết nói
chung, đồng thời theo Hồ Chí Minh, đoàn kết các DTTS còn có vai trò rất
riêng đối với cách mạng Việt Nam. Cụ thể:

Một là, đoàn kết các DTTS có tầm quan trọng về chính trị, kinh tế, an
ninh quốc phòng biên giới của Tổ quốc.
Các DTTS ở nước ta cư trú chủ yếu ở vùng núi, vùng dọc biên giới chiếm
2/3 diện tích đất liền của cả nước. Vùng đồng bào các DTTS sinh sống có tiềm
năng lớn về đất đai và rừng; tài nguyên, khoáng sản, thuỷ năng… Từ bao đời
nay, địa bàn cư trú của các DTTS luôn là lá chắn bảo vệ biên cương Tổ quốc, có

16
tầm quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng của cả nước. Do đó,
trong kế sách dựng nước và giữ nước, các triều đại phong kiến Việt Nam và các
nhà chính trị trước Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng việc tập hợp, đoàn kết các
DTTS nhằm phát huy sức mạnh của các DTTS trong việc bảo vệ miền biên giới
của Tổ quốc, góp phần bảo vệ củng cố và xây dựng đất nước.
Xuất phát từ mục tiêu của cách mạng là: Giải phóng dân tộc, giải phóng
xã hội (trong đó có giải phóng giai cấp) và giải phóng con người. Đồng thời
quán triệt chân lý của chủ nghĩa Mác-Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng nhân dân, nhưng quần chúng nhân dân phải được giác ngộ, giáo dục,
tập hợp, đoàn kết lại thì cách mạng mới giành được thắng lợi. Ngay từ khi
hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã chú ý đến việc tuyên truyền cách
mạng đến các vùng nông thôn, miền núi, đặc biệt ở một số tỉnh, nơi có “thiên
thời - địa lợi - nhân hoà”, nơi “quần chúng cảm tình ủng hộ” [22, tr.504].
Khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh quyết định
chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng, Người nói:
“Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng ta. Cao
Bằng có phong trào từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc
quốc tế thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng phát triển về Thái Nguyên và thông
xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối phong trào được
với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận
lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ được” [12, tr.33].
Có thể nói, việc chọn Cao Bằng sau này là Việt Bắc, Tây Bắc, Tây

Nam bộ… Những vùng rừng núi có nhiều thành phần DTTS sinh sống làm
căn cứ địa cho cách mạng cả nước, Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện sự vận
dụng sáng tạo những lý luận cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, truyền
thống đánh giặc giữ nước của ông cha ta mà còn thấy rõ tầm quan trọng của
đoàn kết các DTTS, trong việc củng cố chính trị, quốc phòng, biên giới và
kinh tế của Tổ quốc.

17
Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng: “Miền núi có một vị trí cực kỳ quan trọng về
kinh tế, chính trị quốc phòng của cả nước” [28, tr.608]. Đồng bào các DTTS,
“rất trung thành và chịu khó”,“rất thật thà và rất tốt”, lại cư trú chủ yếu ở
miền núi, mà miền núi là “rừng vàng”, địa thế hiểm trở. Địa thế hiểm trở của
miền núi cộng với lòng yêu nước nồng nàn của đồng bào các DTTS tạo thành
một sức mạnh to lớn cho cách mạng, Người viết:“Lòng yêu nước của đồng
bào, nhập với địa thế hiểm trở của núi sông thành một lực lượng vô địch”
[25, tr.19].
Với Hồ Chí Minh, trong kháng chiến hay trong thời kỳ xây dựng đất
nước, đoàn kết các DTTS ở miền núi luôn giữ vị trí “đầu nguồn”. Lòng nồng
nàn yêu nước, truyền thống đoàn kết, tính trung thực, thật thà, chịu khó của
các DTTS là cơ sở để Người tin tưởng sâu sắc rằng: “Đồng bào miền núi có
truyền thống cần cù và dũng cảm. Trong thời kỳ kháng chiến, đồng bào miền
núi đã có những công trạng vẻ vang và oanh liệt. Ngày nay, Trong công cuộc
xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh để thực hiện hoà bình, thống nhất
Tổ quốc, đồng bào miền núi đang cố gắng góp phần xứng đáng của mình”
[28, tr.608].
Những lần gặp gỡ, tiếp xúc hay trong các thư gửi đồng bào các DTTS,
điều mà Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu là: đồng bào có đoàn kết không?
Khi có điều kiện trực tiếp lên thăm đồng bào các dân tộc, nắm bắt tình hình
thực tế, Hồ Chí Minh cũng luôn căn dặn một điều rằng: Các dân tộc miền núi
phải đoàn kết chặt chẽ. Nói chuyện tại cuộc mít tinh ngày 7/5/1959, khi

Người cùng lãnh đạo Đảng và nhà nước lên thăm Thuận Châu (Sơn La),
Người nói:
Hôm nay, chúng tôi rất vui mừng gặp mặt đông đủ, đại biểu quân, dân,
chính, Đảng và các đại biểu các dân tộc Thái, Mèo, Mường, Mán, Thổ, U ni,
Lô lô, Phù lá, Duộc, Lào, Lự, Dao. Len Đen, Cô sung, Nhắng… Một lần nữa
chúng tôi chúc:

18
“Người người mạnh mẽ
Đoàn kết chặt chẽ
Hăng hái thi đua
Thành công vui vẻ” [1, tr.49]
Khi nêu tên các tỉnh đứng đầu trong chiến tranh giải phóng dân tộc,
trước hết Người nói tới Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, và những địa danh
như Việt Bắc không chỉ lẫy lừng ở trong nước và trên thế giới, Hồ Chí Minh
còn khẳng định:
“Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công, thì kháng chiến sẽ do Việt
Bắc mà thắng lợi” [24, tr.207]. Những lần tham dự, phát biểu trên các Hội
nghị đại biểu các DTTS, hay tại các Hội nghị về miền núi, Hồ Chí Minh luôn
chỉ rõ vị trí quan trọng của miền núi đối với sự nghiệp cách mạng, và đoàn kết
các DTTS sẽ góp phần vào vị trí chiến lược quan trọng đó của miền núi.
Hai là, đoàn kết các dân tộc thiểu số còn nhằm củng cố, tăng cường mối
quan hệ bền chặt giữa các DTTS.
Các DTTS ở nước ta, tuy có nguồn gốc lịch sử, phong tục tập quán,
tiếng nói, chữ viết khác nhau, cư trú xen kẽ trên nhiều miền khác nhau của đất
nước và có số dân không đồng đều, nhưng từ lâu đã gắn bó, đoàn kết với nhau
thành một khối thống nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Lịch sử
dân tộc Việt Nam đã ghi nhận công lao đóng góp to lớn của các DTTS vào
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, Minh, Thanh. Từ khi bị
thực dân Pháp xâm lược, các DTTS lại luôn sát cánh bên nhau, cùng với đồng

bào người Kinh đứng lên kháng chiến chống ngoại xâm. Hưởng ứng phong
trào Cần vương, ở miền núi có các phong trào do Hà Văn Mao (người dân tộc
Mường), Cầm Bá Thước, Đốc Hạnh, Đốc Thiết (người dân tộc Thái)… dựng
cờ, tụ binh. Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, nhiều đồng bào người DTTS đã
tham gia phong trào cách mạng, như ở phía bắc có Hoàng Đình Kinh, Hoàng
Đình Giong dân tộc Tày, Hoàng Văn Thụ dân tộc Tày… Có thể nói, trong

19
suốt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, từ Bắc tới Nam không lúc nào không
bùng lên các cuộc đấu tranh kiên cường giành quyền sống, quyền tự do của
đồng bào các DTTS.
Trên cơ sở của sự hiểu biết sâu sắc về truyền thống đoàn kết của dân
tộc, đồng thời thấy rõ âm mưu “chia để trị” của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh
luôn chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, qua đó củng cố,
tăng cường mối quan hệ bền chặt giữa các dân tộc trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Ngay từ những ngày đầu của cách mạng, Người đã quan tâm đến những
thanh niên các DTTS, đưa ra nước ngoài, tập hợp họ thành đội ngũ, trực tiếp
huấn luyện, đào tạo để sau này đưa về nước hoạt động cách mạng, làm nòng
cốt cho cơ sở Đảng ở địa phương đồng bào các dân tộc ở miền núi. Trước khi
đặt chân về Tổ quốc, tháng 12 năm 1940, đến biên giới Việt - Trung tại 2 làng
Nậm Quang và Ngàm Tây (Tĩnh Tây - Trung Quốc), Người cũng đã mở lớp
huấn luyện cấp tốc cho 40 thanh niên dân tộc ở Cao Bằng, sau đó đưa họ về
nước mở rộng phong trào cách mạng và tổ chức đường dây liên lạc về nước.
Sau hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài, trở về nước, Người đã chọn
vùng rừng núi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống làm “đại bản
doanh” để xây dựng, củng cố, phát triển lực lượng cách mạng trong cả nước.
Sống, làm việc và gắn bó với đồng bào các DTTS, được đồng bào cưu mang,
đùm bọc, che chở, nhường cơm xẻ áo, hết lòng giúp đỡ cách mạng mặc dù đời
sống của đồng bào các DTTS còn rất thiếu thốn, Hồ Chí Minh càng thấy rõ

tiềm năng cách mạng to lớn của đồng bào các DTTS kết tinh trong sự cần cù,
chất phác, dũng cảm, giàu lòng yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm,
một lòng một dạ tin theo Đảng và cách mạng, Người càng ra sức tổ chức, tập
hợp, giáo dục đồng bào các DTTS để họ thực sự gắn bó kết thành một lực
lượng to lớn của cách mạng. Người không chỉ quan tâm và đào tạo lớp thanh
niên dân tộc thiểu số thành lực lượng nòng cốt cho cách mạng mà còn chú

×