HỢP PHẦN 1. BẢO HIỂM XÃ HỘI
KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
DỰA TRÊN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ban Quản Lý Dự Án
Hà Nội, 23-9-2010
NỘI DUNG
1. Bối cảnh dự án
2. Các chủ đề nghiên cứu
3. Thực trạng và khuyến nghị
2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống BHXH
2.2. Mở rộng diện bao phủ của hệ thống BHXH
2.3. Khả năng cân đối tài chính quỹ hưu trí
2.4. Chuyển đổi mô hình BHXH hiện hành sang mô hình tài
khoản cá nhân tượng trưng
4. Kết luận
BỐI CẢNH
Năm 2004-2006, Bộ LĐ-TBXH thực hiện dự án “Hỗ trợ
xây dựng Luật BHXH ở Việt Nam” do WB tài trợ
Luật BHXH được QH thông qua cuối năm 2006 và có hiệu
lực từ 1/1/2007
Các chế độ được cải tiến theo hướng công bằng hơn
Hướng đến mục tiêu cân đối tài chính quỹ BHXH dài hạn
BHXH tự nguyện (hưu trí và tử tuất)
Bảo hiểm thất nghiệp
BỐI CẢNH
Tuy nhiên:
Tình trạng trốn đóng BHXH của KV DN tư nhân
hiệu quả thực hiện BHXH chưa cao
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thấp
xem xét lại chính sách???
Hệ thống chỉ tiêu thống kê về BHXH chưa hoàn thiện
hiệu quả quản lý Nhà nước và thực hiện chính sách về
BHXH bị ảnh hưởng
BỐI CẢNH
Xu hướng di chuyển lao động từ khu vực chính thức sang
phi chính thức và ngược lại
vấn đề liên thông giữa BHXH bắt buộc và tự nguyện
Mức lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp
lương hưu thấp
Qui định mức đóng, mức hưởng như hiện hành
Tài chính quỹ có bền vững?
Xu hướng già hóa dân số Tài chính quỹ có bền vững?
Mô hình BHXH hiện hành liệu có phù hợp trong dài hạn?
chuyển đổi sang mô hình mới?
NHÓM CÁC CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chủ đề 1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống
BHXH hiện hành
Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong hoạt động bảo hiểm xã hội
ở Việt Nam – Phạm Trường Giang và ILSSA
Cơ chế liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện
– Nguyễn Hồng Ninh và ILSSA
Hệ thống chỉ tiêu báo cáo định kỳ về BHXH
– Nguyễn Hồng Ninh và ILSSA
NHÓM CÁC CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chủ đề 2. Mở rộng diện bao phủ của hệ thống BHXH
hiện hành
Hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện của Việt Nam
– Nguyễn Xuân Hướng và ILSSA
Chủ đề 3. Dự báo khả năng cân đối tài chính của quỹ
hưu trí
Dự báo đối tượng tham gia BHXH trong khu vực chính thức
– Nguyễn Thị Lan và cộng sự
Mô hình dự báo quỹ hưu trí Việt nam: Quy trình xây dựng và
kết quả ước lượng ban đầu
– Giang Thanh Long và ILSSA
NHÓM CÁC CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chủ đề 4. Chuyển đổi mô hình BHXH hiện hành sang
mô hình tài khoản cá nhân tượng trưng
Chuyển đổi hệ thống hưu trí Việt Nam sang hệ thống tài
khoản hưu trí cá nhân tượng trưng: Một số kinh nghiệm quốc
tế – Giang Thanh Long
Chuyển đổi hệ thống hưu trí từ PAYG DB sang tài khoản
hưu trí cá nhân tượng trưng: Những kết quả ban đầu cho Việt
Nam – Giang Thanh Long
Các nhóm nghiên cứu thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của
Chuyên gia tư vấn quốc tế và Ban cố vấn của Dự án
THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ
Nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống BHXH hiện hành
Thực trạng cơ chế phối hợp
trong hoạt động BHXH
Còn một số bất cập trong cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý
Nhà nước về BHXH, Cơ quan BHXH Việt Nam và các tổ chức
liên quan về:
Xây dựng chính sách, tuyên truyền chính sách, thanh tra, kiểm tra
tổ chức thực hiện chính sách, giải quyết khiếu nại tố cáo
Hiệu quả chưa cao trong phối hợp giữa các bộ phận thuộc cơ
quan BHXH, đặc biệt là trong công tác thu BHXH và kiểm tra
thu, quản lý đối tượng BHXH.
Khuyến nghị về nâng cao hiệu quả
của cơ chế phối hợp trong hoạt động BHXH
1. Hoàn thiện các quy định về tổ chức phối hợp trong hoạt
động thu BHXH
Bổ sung thêm dịch vụ thu BHXH thông qua cơ quan thuế,
cơ quan bưu điện, v.v... hạn chế tình trạng khai báo
lương thấp với cơ quan BHXH;
Ký kết hợp đồng dịch vụ thu BHXH với bưu điện tiết
kiệm chi phí đối với những địa bàn xa xôi, hẻo lánh có ít
đối tượng tham gia BHXH.
2. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan BHXH và các ban ngành
Với Bộ LĐ-TBXH
Ban hành quy chế phối hợp thường xuyên giữa BHXHVN với Bộ LĐ-
TBXH; giữa BHXH các tỉnh, thành với Sở LĐ-TBXH; BHXH
quận/huyện với Phòng LĐ-TBXH các quận/huyện.
Thành lập tổ thường trực giám sát việc phối hợp tại cấp TW và cấp
tỉnh; xây dựng chức năng và nhiệm vụ của Tổ thường trực để có cơ sở
phối hợp thực hiện công tác quản lý Nhà nước và thực hiện chính sách
về BHXH.
Với Sở Kế hoạch và Đầu tư
Xây dựng quy chế phối hợp với Sở KH-ĐT, BQL các khu công
nghiệp cung cấp thông tin kịp thời danh sách các DN trên địa bàn
mới được cấp phép; danh sách các DN đã được cấp phép còn hoạt
động quản lý đối tượng kịp thời, giảm thiểu việc trốn đóng
BHXH.
Với cơ quan thuế các cấp
Khi thực hiện các thủ tục quyết toán với DN, cơ quan thuế yêu cầu
có xác nhận của cơ quan BHXH hoặc giữa BHXH và cơ quan thuế
được nối mạng máy tính để thông tin về nghĩa vụ và trách nhiệm
tham gia BHXH theo Luật BHXH của cơ quan sử dụng LĐ.
Với Ngân hàng Nhà nước, Tòa án
Có chế tài đối với những Ngân hàng TM cố tình không thực hiện
việc phong tỏa tài khoản của các DN trốn đóng BHXH.
BHXH VN cần cung cấp thông tin đầy đủ, phối hợp với ngành Tòa
án để thống nhất quy trình thụ lý và xét xử, rút ngắn thời gian tố
tụng, nhanh chóng trả lại quyền lợi cho người LĐ.
Với tổ chức công đoàn
Phối hợp với CĐ để giám sát tình hình sử dụng LĐ, quy chế trả
lương tuyên truyền chính sách BHXH và lắng nghe phản hồi
của DN, người LĐ về BHXH có giải pháp tháo gỡ.
Giúp người LĐ nhận thức rõ được sự cần thiết của việc chủ sử
dụng LĐ đóng BHXH trên nền tiền lương, tiền công thực tế trả
cho người LĐ.
4. Tăng cường quan hệ công chúng vào hoạt động BHXH
Thúc đẩy quan hệ công chúng, xây dựng hình ảnh thân thiện
của cơ quan BHXH.
Hình thành Ban quan hệ công chúng thay vì Ban tuyên
truyền hiện nay.
Xây dựng chức năng, nhiệm vụ của Ban quan hệ công chúng
đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, coi đối tượng
tham gia BHXH là khách hàng của cơ quan BHXH.
THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ
Xây dựng cơ chế liên thông
giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc