Tải bản đầy đủ (.docx) (249 trang)

Đánh giá tác động của đặc điểm nhân khẩu học của giám đốc điều hành, ưu đãi thuế và phi thuế đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngành nckhptcn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 249 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

---------o0o---------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH (CEO), ƯU ĐÃI THUẾ VÀ PHI THUẾ ĐẾN
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TẠI
VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 93.40.101

Nghiên cứu sinh: Dương Thị Thanh Thuỷ
Người hướng dẫn khoa học:
TS Hồ Hồng Hải
TS Nguyễn Thục Anh

Hà Nội - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Luận án “Đánh giá tác động của đặc điểm nhân khẩu học của Giám đốc điều
hành (CEO), ưu đãi thuế và phi thuế đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
trong ngành nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ tại Việt Nam” là cơng
trình nghiên cứu do tôi thực hiện trong giai đoạn 2017-2022. Tất cả dữ liệu sơ cấp
và thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, được


trích dẫn đầy đủ. Tôi cam đoan luận án của tôi tôn trọng đầy đủ quy tắc đạo đức
trong nghiên cứu và quy định về bản quyền tác giả.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022
Tác giả luận án

NCS. Dương Thị Thanh Thuỷ


LỜI CẢM
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn hai thầy cô hướng dẫn khoa học của
tôi, TS Hồ Hồng Hải và TS Nguyễn Thục Anh, những người đã hết lịng chỉ bảo,
hướng dẫn cho tơi ngay từ những ngày đầu làm nghiên cứu, luôn động viên, kiên
nhẫn trong từng chặng đường nghiên cứu của tôi, hỗ trợ tôi bất kể thời gian và
khoảng cách, giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Sự trợ giúp về khoa học
và cổ vũ về tinh thần của hai thầy cô đã giúp tơi can đảm vượt lên chính mình, bước
chân vào con đường nghiên cứu khoa học vốn chưa bao giờ bằng phẳng và dễ dàng.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Quản trị Tài
chính, Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương đã góp ý chân thành, thẳng
thắn cho các cơng trình khoa học của tơi, giúp tơi bổ sung và hồn thiện tốt nhất có
thể, đáp ứng u cầu về khoa học của luận án tiến sỹ.
Tôi xin cảm ơn Khoa Sau đại học, Đại học Ngoại thương đã trợ giúp rất tận
tình, kịp thời các vấn đề về học tập, thủ tục, và quy định trong suốt thời gian tôi học
tập và thực hiện nghiên cứu cho luận án.
Sau cùng, tôi rất biết ơn và gửi lời chúc thân thương tới mẹ, chồng và hai con
của tôi, những người luôn mong mỏi, ủng hộ, và trợ giúp tôi trên con đường khoa
học, chấp nhận hy sinh, chia sẻ thời gian và sức lực để tơi có thể tập trung cho cơng
việc nghiên cứu của mình. Luận án này cũng là cơng trình tơi tưởng nhớ đến cha,
một nhà tốn học, một người thầy, với tất cả tình cảm thương yêu, kính trọng!
Tác giả luận án


NCS. Dương Thị Thanh Thuỷ


MỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án...........................................................4
5. Những đóng góp mới của luận án..................................................................5
5.1.

Những đóng góp về lý luận.................................................................5

5.2.

Những đóng góp về thực tiễn..............................................................6

6. Cấu trúc của luận án......................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...................................8
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu...............................................................8
1.1.1. Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu học của Giám
đốc điều hành (CEO) và kết quả hoạt động (KQHĐ) của doanh nghiệp
(DN).......................................................................................................8

1.1.2. Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa ưu đãi thuế và phi thuế với KQHĐ
của DN.................................................................................................22
1.1.3. Các nghiên cứu liên quan tới DN trong ngành nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ (NCKH&PTCN) tại Việt Nam.....................32
1.2. Khoảng trống và định hướng nghiên cứu.......................................................33
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................36
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM NHÂN
KHẨU HỌC CỦA CEO, ƯU ĐÃI THUẾ VÀ PHI THUẾ ĐẾN KQHĐ CỦA DN
TRONG NGÀNH NCKH&PTCN..........................................................................37
2.1. DN trong ngành NCKH&PTCN......................................................................37
2.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp khoa học và công nghệ.............................37


2.1.2. Phân loại DN trong ngành NCKH&PTCN......................................38
2.2. Cơ sở lý thuyết về KQHĐ của DN trong ngành NCKH&PTCN..................39
2.2.1. Khái niệm KQHĐ của DN..................................................................39
2.2.2. Các lý thuyết quản trị về các nhóm nhân tố tác động đến KQHĐ của
DN........................................................................................................41
2.2.3. Các mơ hình đánh giá KQHĐ của DN...............................................45
2.2.4. Các chỉ số đánh giá KQHĐ của DN...................................................47
2.2.5. Khái niệm công cụ của luận án – KQHĐ và nội hàm khái niệm … 49
2.3. Các nhóm nhân tố tác động đến KQHĐ của DN trong ngành NCKH&PTCN
tại Việt Nam..............................................................................................................51
2.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của CEO..................................................51
2.3.2. Ưu đãi thuế........................................................................................52
2.3.3. Ưu đãi phi thuế..................................................................................54
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................56
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................57
3.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................57
3.2. Mô tả mẫu nghiên cứu......................................................................................58

3.2.1. Mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu định lượng.................................58
3.2.2. Mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu định tính....................................61
3.3. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng.........................................................62
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng................................................62
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính...................................................74
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3........................................................................................76
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM
NHÂN KHẨU HỌC CỦA CEO, ƯU ĐÃI THUẾ VÀ PHI THUẾ ĐẾN KQHĐ
của DN trong ngành NCKH&PTCN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2019
………………………………………………………..…………………………… 77
4.1. Hoạt động của DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam.....................77
4.1.1. Thể chế pháp lý hiện hành đối với DN trong ngành NCKH&PTCN
………………………………………………………………..……… 77
4.1.2. Tình hình SXKD của DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam 80


4.1.3. Thống kê loại hình pháp lý của DN trong ngành NCKH&PTCN tại
Việt Nam..............................................................................................82
4.2. Phân tích thực trạng tác động của đặc điểm nhân khẩu học của CEO, ưu đãi
thuế và phi thuế đến KQHĐ của DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam
…………………………………………………………………………………….. 83
4.2.1. Tác động của đặc điểm nhân khẩu học của CEO đến KQHĐ của DN
trong ngành NCKH&PTCN...............................................................83
4.2.2. Tác động của ưu đãi thuế đến KQHĐ của DNKHCN.....................101
4.2.3. Đánh giá ưu đãi thuế và phi thuế từ góc nhìn DN..........................115
TỔNG KẾT CHƯƠNG 4......................................................................................126
CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KQHĐ CỦA DN
TRONG NGÀNH NCKH&PTCN TẠI VIỆT NAM...........................................127
5.1. Chiến lược phát triển hoạt động KH&CN tại Việt Nam.............................127
5.2. Khuyến nghị về đặc điểm nhân khẩu học CEO và một số đặc điểm của DN

trong ngành NCKH&PTCN.................................................................................127
5.2.1. Khuyến nghị tới DN72.........................................................................128
5.2.2. Khuyến nghị tới DNKHCN..................................................................129
5.3. Đề xuất các nhóm giải pháp hiện thực hố ưu đãi phi thuế và hoàn thiện ưu
đãi thuế cho DNKHCN..........................................................................................132
5.3.1. Giải pháp về truyền thông....................................................................133
5.3.2. Giải pháp về thể chế.............................................................................134
5.3.3. Giải pháp trợ giúp pháp lý và tư vấn...................................................138
5.3.4. Giải pháp trợ giúp thương mại hoá và mở rộng thị trường...............139
5.4. Các khuyến nghị chính sách tới cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức có liên
quan........................................................................................................................140
5.4.1. Khuyến nghị tới liên Bộ - Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Kế hoạch và
đầu tư, Bộ Tài chính và Chính phủ...................................................140
5.4.2. Khuyến nghị tới Bộ KH&CN...............................................................142
5.4.3. Khuyến nghị tới Hiệp hội DNKHCN...................................................145
TỔNG KẾT CHƯƠNG 5......................................................................................146
KẾT LUẬN.............................................................................................................147


DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN.......................................................................................................150
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................151
CÁC PHỤ LỤC (1-11)...........................................................................................162


i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt


Từ đầy đủ

CHXHCN

Cộng hồ xã hội chủ nghĩa

Cơng ty CP

Cơng ty cổ phần

CP

Chính phủ

CSH

Chủ sở hữu

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNKHCN

Doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ


DN72

Doanh nghiệp ngành 72

GPHI

Giải pháp hữu ích

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTX

Hợp tác xã

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư

KQHĐ

Kết quả hoạt động

NCKH


Nghiên cứu khoa học

NCKH&PTCN

Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

NC&PT

Nghiên cứu và phát triển



Nghị định

NK

Nhập khẩu

NSNN

Ngân sách Nhà nước

SHTT

Sở hữu trí tuệ

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TSCĐ

Tài sản cố định

TW

Trung ương

XK

Xuất khẩu


ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt
CEO

FE
FGLS
GDP
GSO
IPO
IT
M&A
MBA
OLS
R&D
RBT
RDT
RE
ROA
ROE
ROI
ROS
RR
SGMM
SMEs
SOEs
UET
VIF
VSIC

Từ đầy đủ Tiếng Anh
Chief Executive Officer
Fixed effects model
Feasible generalized least squares
Gross Domestic Products

General Statistics Office
Initial Public Offering
Institution Theory
Mergers and acquisitions
Master of Business Administration
Ordinary least squares
Research and Development
Resource-based Theory
Resource Dependence Theory
Random effects model
Return on assets
Return on equity
Return on investment
Return on sales
Robust regression
System Generalized Method of Moments
Small and medium-sized enterprises
State-owned enterprises
Upper Echelon Theory
Variance inflation factor
Vietnam standard industrial classification system

Nghĩa Tiếng Việt
Giám đốc điều hành
Mơ hình tác động cố định
Phương pháp bình phương tổng quát tối thiểu
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng cục thống kê
Chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu
Lý thuyết thể chế

Thơn tính và sáp nhập
Thạc sỹ Quản trị kinh doanh
Phương pháp bình phương nhỏ nhất thơng thường
Nghiên cứu và phát triển
Lý thuyết dựa vào nguồn lực
Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực
Mơ hình tác động ngẫu nhiên
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Hồi quy Robust
Phương pháp moment tổng quát hệ thống
Doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa
Doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước
Lý thuyết nhà lãnh đạo cấp cao
Hệ số phóng đại phương sai
Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam


i

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thống kê số lượng DNKHCN có dữ liệu trong nhiều năm..................60
Bảng 3.2: Nguồn gốc DNKHCN của DN tham gia phỏng vấn sâu......................62
Bảng 3.3: Mô tả các biến trong Mơ hình (1).........................................................70
Bảng 3.4: Mơ tả các biến trong Mơ hình (2).........................................................73
Bảng 3.5: Các quan hệ ngữ nghĩa phổ biến...........................................................74
Bảng 4.1: Tổng hợp các văn bản pháp luật liên quan tới DNKHCN...................77
Bảng 4.2: Số lượng DNKHCN tại một số tỉnh thành điển hình...........................81

Bảng 4.3: Thống kê mơ tả các biến_Mơ hình (1) (Biến liên tục)..........................84
Bảng 4.4: Thống kê mơ tả các biến_Mơ hình (1) (Biến phân loại).......................85
Bảng 4.5.a: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong Mơ hình (1) (DN72)
…………………………………………………………………………..…..…. 88
Bảng 4.5.b: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong Mơ hình (1)
(DNKHCN)...........................................................................................................88
Bảng 4.5.c: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong Mơ hình (1) (Ngành
NCKH&PTCN).....................................................................................................89
Bảng 4.6: Hồi quy OLS và một số điều chỉnh_Mơ hình (1).................................89
Bảng 4.7: Hồi quy Robust_Mơ hình (1)................................................................91
Bảng 4.8: Hồi quy Robust với biến Tuổi*Học vấn_Mơ hình (1)..........................92
Bảng 4.9: Hồi quy Robust với biến Giới tính*Học vấn_Mơ hình (1)...................93
Bảng 4.10: Hồi quy Robust với biến Tuổi*Giới tính_Mơ hình (1)......................95
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định phi tham số (KQHĐ của Ngành với đặc điểm
CEO)......................................................................................................................96
Bảng 4.12: Thống kê về TSLNTT và ROE của Học vấn CEO (Ngành) – Kiểm
định Kruskall-Wallis rank.....................................................................................96
Bảng 4.13: So sánh kết quả và giả thuyết nghiên cứu_Mơ hình (1).....................99
Bảng 4.14: Thống kê mơ tả các biến_Mơ hình (2) (số liệu gốc).........................101
Bảng 4.15: Thống kê mơ tả các biến_Mơ hình (2) (giá trị logarit tự nhiên) …. 102
Bảng 4.16.a: Ma trận hệ số tương quan_ROA và các biến trong Mơ hình (2) ...104
Bảng 4.16.b: Ma trận hệ số tương quan_ROE và các biến trong Mơ hình (2) ...104


i

Bảng 4.16.c: Ma trận hệ số tương quan_TSLNTT và các biến trong Mơ hình (2)
………………………………………………………………………………….105
Bảng 4.16.d: Ma trận hệ số tương quan_TLLR và các biến trong Mơ hình (2)..105
Bảng 4.17: Kết quả ước lượng mơ hình (2) (ROA và ROE)...............................106

Bảng 4.18: Kết quả ước lượng mơ hình (2) (TSLNTT và TLLR)......................107
Bảng 4.19: Kiểm định lựa chọn ước lượng.........................................................110
Bảng 4.20: Kiểm định đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, và tự tương quan.. 110
Bảng 4.21: Kết quả thống kê SGMM..................................................................111
Bảng 4.22: Hệ số GMM dài hạn của các biến có ý nghĩa thống kê trong SGMM
………………………………………………………………………………….112
Bảng 4.23: So sánh kết quả và giả thuyết nghiên cứu_Mơ hình (2)....................113
Bảng 4.24: Thơng tin về DNKHCN và Lãnh đạo tham gia phỏng vấn sâu........116


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Nội hàm khái niệm KQHĐ của DN trong khn khổ luận án và phương
pháp đánh giá.........................................................................................................50
Hình 2.2: Cơ chế tác động của ưu đãi thuế đến KQHĐ của DN...........................54
Hình 2.3: Cơ chế tác động của ưu đãi phi thuế đến KQHĐ của DN.....................55
Hình 3.1: Thiết kế nghiên cứu...............................................................................57
Hình 4.1: Loại hình pháp lý của DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam…. 83

Hình 4.2: ROA, ROE, TSLNTT, TLLR theo năm (biến giả)…........................111
Hình 4.3: Sơ đồ Sankey – Lãnh đạo DN và Loại hình cơng nghệ......................115
Hình 4.4: Đám mây nhóm mã dữ liệu (Word Cloud)..........................................116
Hình 4.5: Tần suất chủ đề chính (Themes)..........................................................117
Hình 4.6: Đánh giá ưu đãi tín dụng.....................................................................118
Hình 4.7: Kết quả KH&CN của DNKHCN.......................................................119
Hình 4.8: Đánh giá ưu đãi miễn giảm thuế TNDN.............................................120


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của kinh tế toàn cầu dựa
trên nền tảng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới song hành với cuộc
cách mạng công nghệ 4.0 xuất phát từ Đức lan toả khắp thế giới đã cho thấy những
ưu thế vượt trội mà bất cứ quốc gia, ngành nghề, doanh nghiệp nào có trong tay sản
phẩm khoa học và cơng nghệ mới, công nghệ tiên tiến, đều gặt hái được những
thành công rực rỡ. Các tập đồn cơng nghệ hàng đầu thế giới như Apple, Google,
Tesla của Hoa Kỳ, Samsung của Hàn Quốc v.v… thực sự là những người chơi lớn
trên sân chơi cơng nghệ quy mơ tồn cầu với doanh thu hàng năm lên tới hàng trăm
tỷ đô la Mỹ. Kinh tế thế giới đang dịch chuyển theo hướng dành ngày càng nhiều
hơn nguồn lực đa dạng cả về tài chính và con người phục vụ nghiên cứu và phát
triển, cho ra các kết quả khoa học và công nghệ, thương mại hố những kết quả đó,
biến chúng thành nguồn thu chính của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, dù là một nền kinh tế đang phát triển song chủ trương phát triển
khoa học và công nghệ đã được đưa vào định hướng phát triển của quốc gia từ gần
hai thập niên qua. Trung ương Đảng (2002) xác định “đưa tổng mức đầu tư xã hội
cho khoa học và công nghệ đạt 1% GDP vào năm 2005 và 1,5% GDP vào năm
2010; đảm bảo tốc độ tăng chi cho khoa học và công nghệ từ ngân sách Nhà nước
hàng năm cao hơn tốc độ tăng chi ngân sách; từng bước chuyển các tổ chức khoa
học và công nghệ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ
sang cơ chế tự trang trải kinh phí, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp; tạo điều
kiện để phát triển nhanh doanh nghiệp công nghệ (doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh gắn với hoạt động nghiên cứu công nghệ)”. Nối tiếp chủ trương và định
hướng nói trên, Trung ương Đảng (2012) trong nghị quyết về phát triển khoa học và
công nghệ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nhấn mạnh “ưu tiên
phát triển một số công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ liên ngành như
công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ gen, tế bào, vi sinh, tin sinh học,

nano sinh học để ứng dụng cho nông - lâm - ngư nghiệp, y - dược, công nghiệp chế
biến, bảo vệ môi trường; tiếp nhận và phát triển công nghệ vật liệu mới; phát triển
công nghệ chế tạo máy và tự


2

động hố trọng điểm như cơng nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị, dây chuyền đồng bộ
trong dầu khí, thuỷ điện, nhiệt điện, đóng tàu, khai thác chế biến khống sản; phát
triển công nghệ môi trường và công nghệ tái chế chất thải”.
Theo chủ trương trên của Đảng, phát triển khoa học và công nghệ phải xuất
phát từ doanh nghiệp (DN) và DN trong ngành nghiên cứu khoa học và phát triển
cơng nghệ (NCKH&PTCN) được kỳ vọng đóng vai trị trung tâm. Những DN này
sẽ đóng góp vào cơng cuộc phát triển đất nước trên cơ sở hoạt động NCKH&PTCN,
tạo ra các kết quả khoa học và công nghệ (KH&CN), thương mại hố thành cơng
những kết quả đó trên thị trường, mang lại doanh thu và lợi nhuận cho DN.
Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer – CEO) của DN trong ngành
NCKH&PTCN đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Họ là người chèo lái con thuyền
DN sáng tạo công nghệ mới, giúp DN tồn tại và phát triển. Nghiên cứu tác động của
đặc điểm nhân khẩu học của CEO sẽ đưa ra căn cứ khoa học trợ giúp DN trong
ngành trong chiến lược tuyển dụng, đào tạo và quản trị nhân sự cấp cao. Bên cạnh
đó, do đặc thù của DN trong ngành này cần đầu tư mạnh cho hoạt động nghiên cứu
và phát triển (R&D) – rủi ro cao, tốn nhiều nguồn lực trong khi nguồn lực tự thân
của DN hạn chế nên sự trợ giúp của Nhà nước cả về thể chế và nguồn lực vật chất
quy mô quốc gia là hết sức cần thiết. Việc đánh giá tác động của đặc điểm nhân
khẩu học của giám đốc điều hành (CEO) (gồm tuổi, giới tính và học vấn), ưu đãi
thuế và phi thuế đến kết quả hoạt động (KQHĐ) của DN trong một ngành đặc thù
như ngành NCKH&PTCN hiện chưa được nghiên cứu tại Việt Nam trong khi phát
triển kinh tế xã hội trên cơ sở DN đẩy mạnh nghiên cứu, sáng tạo công nghệ tiên
tiến được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và mong muốn hỗ trợ. Nghiên cứu tác

động của ưu đãi thuế và phi thuế đến KQHĐ của DN do đó sẽ cung cấp căn cứ khoa
học và thực tiễn cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách để đánh giá hậu
kiểm hiệu quả của ưu đãi hiện hành đồng thời để rút kinh nghiệm khi xây dựng
những chương trình ưu đãi mới của quốc gia dành cho DN trong ngành
NCKH&PTCN tại Việt Nam. Các phát hiện từ nghiên cứu đầu tiên này sẽ là cơ sở
đề xuất các khuyến nghị và giải pháp nhằm kịp thời hỗ trợ DN, tạo điều kiện thuận
lợi để DN trong ngành NCKH&PTCN phát huy thế mạnh KH&CN, tăng trưởng
vượt bậc, đóng góp vào sự phát triển KH&CN chung cũng như sự phát triển kinh
tế xã hội của đất nước. Đề tài luận án


3

tiến sỹ “Đánh giá tác động của đặc điểm nhân khẩu học của Giám đốc điều hành
(CEO), ưu đãi thuế và phi thuế đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong
ngành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam” vì vậy đã
được tác giả lựa chọn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản của luận án là đánh giá tác động của đặc điểm nhân khẩu
học của Giám đốc điều hành (CEO), ưu đãi thuế và phi thuế của Nhà nước đến
KQHĐ của DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu cơ bản của luận án, các nhiệm vụ cụ thể về lý thuyết và
thực nghiệm mà luận án sẽ giải quyết bao gồm:
(1) Tổng quan tình hình nghiên cứu, xác định khoảng trống nghiên cứu, lựa chọn
mơ hình và phương pháp nghiên cứu phù hợp.
(2) Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về đặc điểm nhân khẩu học, ưu đãi thuế và
phi thuế và tác động của chúng tới KQHĐ của DN trong ngành
NCKH&PTCN tại Việt Nam.
(3) Phân tích thực trạng tác động của đặc điểm nhân khẩu học của Giám đốc
điều hành, ưu đãi thuế và phi thuế đến KQHĐ của DN trong ngành

NCKH&PTCN tại Việt Nam giai đoạn 2008-2019.
(4) Khuyến nghị về đặc điểm nhân khẩu học của CEO, đề xuất giải pháp nhằm
hoàn thiện ưu đãi thuế và hiện thực hoá các ưu đãi phi thuế của Nhà nước
cho DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam.
Các câu hỏi nghiên cứu chính mà luận án sẽ đưa ra câu trả lời gồm:
 Câu hỏi 1: Đặc điểm nhân khẩu học của Giám đốc điều hành (CEO) gồm
tuổi, giới tính, học vấn có tác động như thế nào tới KQHĐ của DN trong
ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam?
 Câu hỏi 2: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho phần doanh thu
từ kết quả KH&CN có tác động như thế nào tới KQHĐ của Doanh nghiệp
khoa học và công nghệ (DNKHCN)?
 Câu hỏi 3: DNKHCN đánh giá như thế nào về ưu đãi thuế và phi thuế của
Nhà nước cho DN?
 Câu hỏi 4: Khuyến nghị về đặc điểm nhân khẩu học của CEO, giải pháp hoàn


4

thiện ưu đãi thuế và hiện thực hoá các ưu đãi phi thuế của Nhà nước cho DN
trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam là gì?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của đặc điểm nhân khẩu học
của giám đốc điều hành (CEO), ưu đãi thuế và phi thuế đến KQHĐ của DN trong
ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam.
Phạm vi nội dung: luận án nghiên cứu tác động của đặc điểm nhân khẩu học
của giám đốc điều hành (CEO) bao gồm tuổi, giới tính, học vấn, tác động của ưu đãi
thuế - cơng cụ chính sách phổ biến thường được chính phủ các nước sử dụng khi
muốn khuyến khích một ngành hoặc đối tượng DN nhất định - bằng nghiên cứu
định lượng và đánh giá ưu đãi thuế và phi thuế từ góc nhìn của DN thụ hưởng bằng
nghiên cứu định tính.

Phạm vi khơng gian: DN trong ngành NCKH&PTCN trên tồn lãnh thổ Việt
Nam với phần nghiên cứu định lượng và 15 DNKHCN trên địa bàn Hà Nội cho
phần nghiên cứu định tính thơng qua phỏng vấn sâu bán cấu trúc tại trụ sở DN.
Phạm vi thời gian: giai đoạn 2008-2019 tương ứng khoảng thời gian Việt
Nam có DN đầu tiên được chứng nhận DNKHCN cho tới nay. Trong suốt giai đoạn
này, các cơ quan quản lý Nhà nước về KH&CN nỗ lực xây dựng, bổ sung những
quy định mới để tăng cường hỗ trợ DN nhằm phát triển số lượng DNKHCN được
chứng nhận trên cả nước tuy nhiên kết quả còn hạn chế. Việc đánh giá ưu đãi của
Nhà nước cho DNKHCN giai đoạn 2008-2019 vì vậy có nhiều ý nghĩa thực tiễn.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án như sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu nghiên cứu: tìm hiểu các nghiên
cứu trước, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu, xây dựng mơ hình và phương pháp
nghiên cứu phù hợp.
Phương pháp thống kê mô tả: phản ánh đặc điểm nhân khẩu học của Giám
đốc điều hành (CEO), ưu đãi thuế và KQHĐ của DN trong ngành NCKH&PTCN
tại Việt Nam giai đoạn 2008-2019.
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
 Để đánh giá tác động của đặc điểm nhân khẩu học của Giám đốc điều hành


5

(CEO) gồm tuổi, giới tính, học vấn đến KQHĐ của DN trong ngành
NCKH&PTCN, tác giả sử dụng mơ hình hồi quy bình phương nhỏ nhất
thơng thường – OLS, hồi quy robust, hồi quy robust với biến tương tác về
đặc điểm nhân khẩu học của CEO cùng các kiểm định độ vững (robustness)
của mơ hình ước lượng.
 Để đánh giá ảnh hưởng của ưu đãi thuế đến KQHĐ của DNKHCN giai đoạn
2008-2019, tác giả sử dụng hồi quy OLS, hồi quy tác động cố định (FE), hồi

quy tác động ngẫu nhiên (RE), phương pháp bình phương tổng qt tối thiểu
(FGLS), mơ hình GMM hệ thống hai bước (two-step system GMM).
Phương pháp nghiên cứu định tính:
 Để đánh giá các ưu đãi của Nhà nước (bao gồm cả ưu đãi thuế và phi thuế)
cho DNKHCN từ góc nhìn của DN thụ hưởng ưu đãi, tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua cơng cụ phỏng vấn sâu bán cấu
trúc.
 Phương pháp phân tích định tính trên cơ sở chuyển dữ liệu phỏng vấn ghi âm
sang dạng văn bản (text), thực hiện mã hố dữ liệu (coding), tạo nhóm mã
(code groups) từ đó hệ thống ra những chủ đề chính (themes) được bàn luận.
Trên cơ sở các ý kiến đánh giá của DN về ưu đãi của Nhà nước, luận án đưa
ra khuyến nghị và giải pháp để hoàn thiện ưu đãi thuế và hiện thực hoá các
ưu đãi phi thuế của Nhà nước cho DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt
Nam.
Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp từ cơ sở dữ liệu điều tra DN của Tổng cục
thống kê (GSO) hàng năm và dữ liệu sơ cấp do tác giả thực hiện phỏng vấn sâu trực
tiếp tại 15 DNKHCN trên địa bàn Hà Nội; xử lý dữ liệu trên phần mềm phân tích
định lượng Stata 14 và phần mềm phân tích định tính Atlas.ti 9 nhằm đánh giá tác
động của đặc điểm nhân khẩu học của Giám đốc điều hành (CEO), ưu đãi thuế và
phi thuế đến KQHĐ của DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Những đóng góp về lý luận
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về KQHĐ của DN, làm
rõ khung lý thuyết về đặc điểm nhân khẩu học của giám đốc điều hành (CEO), ưu
đãi thuế và phi thuế và tác động của các nhân tố này đến KQHĐ của DN, tổng hợp
các


6


giả thuyết nghiên cứu để giải thích tác động của các nhân tố đó.
Thứ hai, luận án đã kiểm định mơ hình nghiên cứu với khách thể nghiên cứu
là DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam, tập trung phân tích tác động của
đặc điểm nhân khẩu học của CEO gồm tuổi, giới tính, học vấn, ưu đãi thuế và đánh
giá ưu đãi gồm cả ưu đãi thuế và phi thuế của Nhà nước cho DNKHCN từ góc nhìn
của DN thụ hưởng.
Thứ ba, luận án sử dụng phân tích định tính bằng công cụ phỏng vấn sâu
lãnh đạo DNKHCN kết hợp với phân tích định lượng mang lại cái nhìn thấu đáo về
cơ chế tác động và ảnh hưởng của ưu đãi của Nhà nước tới KQHĐ của DN trong
ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam. Sự kết hợp này chưa từng có trong các nghiên
cứu liên quan tới DN thuộc ngành này trong bối cảnh Việt Nam.
5.2. Những đóng góp về thực tiễn
Thứ nhất, từ kết quả nghiên cứu, luận án đánh giá thực trạng về tác động của
đặc điểm nhân khẩu học của CEO (gồm tuổi, giới tính, học vấn) đến KQHĐ của DN
trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam, giúp DN nhìn nhận rõ hơn về vai trị của
các đặc điểm này và có những điều chỉnh phù hợp trong chiến lược tuyển dụng, đào
tạo và quản trị nhân sự cấp cao phù hợp với định hướng phát triển của DN.
Thứ hai, các kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp góc nhìn sâu sắc và
tường tận về thực trạng ưu đãi của Nhà nước cho DNKHCN bao gồm cả ưu đãi thuế
và phi thuế, cung cấp bằng chứng khoa học cho cơ quan quản lý Nhà nước về
KH&CN để đánh giá hậu kiểm tác động của các loại hình ưu đãi hiện hành.
Thứ ba, luận án đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hồn thiện ưu đãi thuế và
hiện thực hoá các ưu đãi phi thuế của Nhà nước nhằm hỗ trợ DN trong ngành
NCKH&PTCN, phát triển cộng đồng DNKHCN lớn mạnh, đóng góp vào sự phát
triển kinh tế bền vững trên cơ sở phát triển công nghệ mới, tiên tiến, phù hợp với
nhu cầu thực tiễn.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án được cấu trúc gồm 5 chương chính ngồi Phần mở đầu, Kết luận và
Danh mục tài liệu tham khảo:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.



7

Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của đặc điểm nhân khẩu học của CEO,
ưu đãi thuế và phi thuế đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngành nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích thực trạng tác động của đặc điểm nhân khẩu học, ưu
đãi thuế và phi thuế đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngành nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2008-2019.
Chương 5: Khuyến nghị và giải pháp nâng cao kết quả hoạt động của doanh
nghiệp trong ngành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam.



×