Tải bản đầy đủ (.pptx) (13 trang)

Thực trạng việc làm của sinh viên khoa quản lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.41 KB, 13 trang )

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA SINH
VIÊN KHOA QUẢN LÍ HỌC VIỆN QUẢN
LÍ GIÁO DỤC SAU KHI RA TRƯỜNG
1. Lý do chọn đề tài.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
5. Gỉa thuyết khoa học.
6. Phương pháp nghiên cứu.
7. Tính mới của đề tài.
8. Dàn ý nội dung công trình nghiên cứu
9. Kế hoạch và tiến độ thực hiện đề tài
10. Lập kế hoạch nhân lực nghiên cứu
11. Dự toán kinh phí
1.Lý do chọn đề tài:
Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục Đại học có tác động mạnh mẽ đối với sự
phát triển xã hội loài người, đặc biệt ở giai đoạn hiện nay, khi khoa học công
nghệ tiến bộ vượt bậc, kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển. Sứ mạng
đào tạo nhân lực của trường đại học, việc khai thác và sử dụng các sản phẩm
của giáo dục ở Việt Nam hiện nay là đề tài đang thu hút sự quan tâm đặc biệt
của toàn xã hội. Bởi vì, đào tạo và sử dụng con người không chỉ là vấn đề của
riêng ngành quản lí, mà là của toàn xã hội, của từng doanh nghiệp và của từng
người sinh viên.
Trước đây đã có nhiều cuộc nghiên cứu và đã giúp chúng ta nhận rõ hơn về
thực trạng việc làm trong xã hội.
Theo kết quả điều tra mới đây của trường Đại học Kinh Tế Tp HCM, chỉ có
40% sinh viên của trường tìm được việc làm trong 6 tháng sau khi tốt nghiệp
và sau 1 năm tăng lên khoảng hơn 70%. Trên phạm vi cả nước theo thống kê
chưa đầy đủ của Bộ GD-ĐT năm 2008, cả nước chỉ có khoảng 25 trường có tỷ
lệ trên 60% sinh viên ra trường được làm đúng ngành nghề đào tạo. Và con số
này chủ yếu tập trung vào các trường thuộc lĩnh vực tự nhiên như: Đại học Y


Dược, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế
Trước những vấn đề bức xúc của xã hội về việc làm thì sinh viên khoa quản
lí cũng không tránh khỏi những lo toan suy nghĩ về việc làm trong tương lai
sau khi mình ra trường.
Nhận thấy được vấn đề bức thiết này, nhóm chúng tôi đã quyết định làm đề
tài nghiên cứu về thực trạng việc làm của những sinh viên khoa quản lí sau
khi ra trường. Việc nghiên cứu này giúp cho những sinh viên học chuyên
ngành quản lí chuẩn bị đầy đủ hành trang kiến thức, kỹ năng…cho nhu cầu
tìm kiếm việc làm sau này.
2.Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu:
Sinh viên khoa quản lí Học viện quản lí giáo dục đã tốt nghiệp.

Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng việc làm của sinh viên khoa quản lí Học viện quản lí giáo dục
đã tốt nghiệp.
3.Phạm vi nghiên cứu
a. Thời gian: 6 tháng
b. Không gian: trên địa bàn thủ đô Hà Nội

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Mục đích:
- Nghiên cứu thực trạng việc làm của sinh viên khoa quản lí đã ra trường.
- Phân tích những tác động ảnh hưởng đến việc tìm kiếm việc làm.
-Đưa ra những đánh giá và đề xuất ý kiến.
-Thu thập dữ liệu để thấy được thực trạng việc làm của sinh viên Giáo dục
khi ra trường


Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
-Thực trang vấn đề nghiên cứu
-Đề xuấtgiải pháp.

5.giả thuyết khoa học:
Số lượng sinh viên khoa quản lí tại Học viện quản lí giáo dục sau khi ra
trường tìm được việc đúng chuyên ngành là rất ít.
Nguyên nhân chủ yếu là do ngành quản lí chưa được xã hội quan tâm
nhiều,quá trình đào tạo sinh viên quản lí chưa chuyên sâu chưa áp dụng thực
hành vào giảng dạy mà còn dựa vào lí thuyết là chủ yếu.Khiến cho sinh viên ít
có kinh nghiệm thực tiễn,khi ra trường gặp nhiều bỡ ngỡ trước các nhà tuyển
dụng.
6.Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp điều tra trực tiếp
-Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
-Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-Phương pháp thống kê toán học
-Tham vấn ý kiến chuyên gia
-Phân tích tổng kết kinh nghiệm
7.Cái mới của đề tài:
-Tìm hiểu về vấn đề việc làm của sinh viên hiện nay đặc biệt là sinh viên
thuộc chuyên ngành quản lí đã theo học tại Học viên quản lí giáo dục
-Nội dung của đề tài được xây dựng trên cơ sở thực tế và nhu cầu việc làm
của xã hội hiện nay
-Về giá trị thực tiễn,sau khi đề tài hoàn tất sản phẩm đó là giúp sinh viên khoa
quản lí có cái nhìn nhân đúng đắn về chuyên ngành quản lí,đưa ra một số biện
pháp cho nhà trường và sinh viên trong việc đào tạo của nhà trường,cũng như
cách tiếp nhận công việc của sinh viên sao cho phù hợp với nhu cầu xã hội
nhằm đạt hiệu quả cao.

8.Dàn ý n i dung công trình nghiên c uộ ứ :
Chương I: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài:
+ khái niệm quản lí
+ khái niệm quản lí giáo dục
+ khái niệm việc làm
Chương II:Thực trang vấn đề nghiên cứu:
-Phần lớn sinh viên quản lí sau khi ra trường đều chưa xin được việc đúng với ngành đã
được đào tạo nên phải làm trái ngành.
- Sau khi ra trường sinh viên phải mất một khoảng thời gian dài mới có thể tìm được việc.
Do đó sinh viên phải làm nhiều công việc tạm thời chiếm tỉ lệ cao.

=> Điều này cho thấy, thực trạng sinh viên ra trường làm trái ngành nghề đang là vấn
đề bức xúc và cần được sự quan tâm, giải quyết từ phía khoa, nhà trường, xã hội và
chính bản thân mỗi sinh viên.Để thấy rõ được điều này cần điều tra :
+Tỉ lệ sinh viên sau khi ra trường đã có việc làm(%)
+Tỉ lệ sinh viên làm việc đúng chuyên ngành đào tạo(%)
+Tỉ lệ sinh viên làm trái với ngành đã được đào tạo(%)
Chương III: Giải pháp

Về phía bản thân sinh viên:
-Sinh viên cần năng động, sáng tạo, tham gia nhiều hoạt động nhóm, hội,
các buổi sinh hoạt sẽ giúp cho sinh viên năng động hơn trong giao tiếp và
tìm kiếm việc làm.
- Sinh viên phải tự thân vận động, nghiên cứu thêm nhiều tài liệu liên quan
đến chuyên ngành để hỗ trợ thêm kiến thức cho mình. Quan trọng là sinh
viên cần nhận ra các khả năng (ưu điểm) của mình về lĩnh vực cụ thể để
phát huy nó làm thế mạnh điều mà nhà tuyển dụng cần là cái cụ thể về một
mảng nào đó nhất định chứ không cần cái chung chung thiên về lý thuyết.
-Sinh viên cần phải biết tiếp thị bản thân và cần xác định năng lực của
mình, biết đâu là điểm yếu, cách khắc phục những điểm yếu, phát huy thế

mạnh để đủ bản lĩnh, tự tin hơn trong công việc.
-Học thêm ngoại ngữ và tin học văn phòng đó là một lợi thế giúp ích cho quá
trình xin việc.

Về phía nhà trường
-Để tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường tìm kiếm việc làm một
cách dễ dàng hơn thì việc đào tạo sinh viên cần đi sâu vào thực hành, chỉ có
như thế, sau khi ra trường sinh viên sẽ bắt nhịp được ngay với công sở, nắm
bắt và vận dụng ngay được công việc.
-Có chương trình môn học thiết thực và chuyên sâu hơn về chuyên ngành
đào tạo. Tìm hiểu thực tế việc làm sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
-Tạo cho sinh viên có nhiều cơ hội để giao lưu, làm việc với các cơ quan
nhà nước,cơ sở giáo dục.

Về phía xã hội:
Nhà tuyển dụng là cầu nối giữa sinh viên với cơ sở sử dụng lao động kết
hợp với các công ty trong quá trình tuyển dụng, là nơi cung cấp thông tin
tuyển đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giúp sinh viên trong quá trình
tìm việc làm. Tư vấn hỗ trợ giới thiệu việc làm cho sinh viên đang học và sinh
viên đã tốt nghiệp có nhu cầu.
9.Kế hoạch tiến độ thực hiện đề tài:
Thời gian bắt đầu nghiên cứu đề tài từ 10/5/2014 đến tháng 10/11/2014.
10.Lập kế hoạch nhận lục nghiên cứu:
-Chủ nhiệm đề tài:La Thị Chưng
-Thành viên tham gia:
Trịnh Mai Anh,Bùi Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Thùy Phương
-Thư ký:Nguyễn Thị Thùy Phương
11.Dự toán kinh phí nghiên cứu(10 triệu vnđ)
-chi phí đi lại:3 triệu
-chi phí in ấn tài liệu:700 nghìn

-chi phí tham vấn ý kiến chuyên gia:3 triệu
-chi phí cho người cung cấp thông tin: 2 triệu
-chi phí mua trang thiết bị văn phòng phẩm:1.3 triệu
TRÊN ĐÂY LÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA EM RẤT
MONG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÓNG GÓP Ý KIẾN ĐỂ ĐỀ TÀI
CỦA EM ĐƯỢC HOÀN THIỆN HƠN.
XIN CH N TH NH C M N Â À Ả Ơ

×