Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn việc làm của sinh viên khóa 8 ngành kinh tế đối ngoại trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.61 KB, 26 trang )

Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
---o0o--I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI:
Trong những năm qua Việt Nam đang từng bước đi lên trên con đường hội nhập nền kinh
tế quốc tế. Nên trước mắt sẽ là nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức,vì vậy để có thể
biến những cơ hội thành những kết quả mong muốn và những thách thức kia trở thành
thuận lợi để vượt qua thì việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có chun mơn về
kinh tế trong những năm tới là rất cần thết, bởi nguồn nhân lực kinh tế đóng vai trị quyết
định trong sự phát triển kinh tế nước nhà.Việt Nam đang hịa mình vào dịng chảy của
nền kinh tế năng động thế giới, mà việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO là
một dấu mốc chứng nhận điều đó, khi đó Việt Nam cần chú trọng vai trò của hoạt động
ngoại thương hơn bao giờ hết, bởi thị trường mua bán cạnh tranh không còn ở tầm nội địa
như bấy lâu nay nữa, Việt Nam cần phải có những chính sách phát triển cả trong và ngoài
nước thật phù hợp.Với một nền kinh tế sẽ mở cửa như vậy thì những cử nhân kinh tế đối
ngoại sẽ là những người không thể thiếu trong tương lai, và ngành kinh tế đối ngoại ở các
trường cao đẳng và đại học đã và đang khẳng định vị trí quan trọng chiến lược của nước
nhà. Bởi xu thế xã hội đang ngày càng đổi mới, nên việc trau dồi bản lĩnh và cải thiện bản
thân là không thể thiếu ở mỗi người, cụ thể hơn là đối với sinh viên, phải nâng cao năng
lực để tìm một chỗ đứng trong xã hội mà cụ thể là một việc làm ổn định, phù hợp với
chuyên môn. Đối với các ngành kinh tế,mà trọng tâm là ngành kinh tế đối ngoại sinh viên
càng phải có năng lực nhiều hơn để phục vụ sau đại học có chất lượng.
Tại An Giang nói riêng, sự ra đời của những cơng ty xuất nhập khẩu sẽ là điều hiển
nhiên, bởi khi Việt Nam hội nhập gần hơn với kinh tế thế giới thì việc xuất khẩu thương
phẩm sẽ là thế mạnh của tỉnh ta mà An Giang là vựa lúa trọng điểm của cả nước, là khu
vực nhiều mặt hàng nông thủy sản dành cho xuất khẩu, nên trách nhiệm đào tào đội ngũ
nhân lực có năng lực hoạt động trong lĩnh vực quản lý và kinh doanh ngoại thương trong
bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu; hiể̉u rõ về thị trường quốc tế cũng như nội
địa là trọng tâm và cấp thiết.


Nhận thức được sự thay đổi ngày càng nhiều của nền kinh tế, thấy được những cơ hội
nghề nghiệp hấp dẫn đang chờ đón trong tương lai, thí sinh dự thi đại học cao đẳng đã có
xu hướng tập trung đăng kí dự thi vào các khối ngành kinh tế ngày càng nhiều, tại trường
đại học An Giang các khối ngành kinh tế cũng đang thu hút một lượng lớn thí sinh dự thi,
trong đó có ngành kinh tế đối ngoại_khoa KT_QTKD. Việc đào tạo nguồn nhân lực về
ngoại thương của trường như thế nào sẽ được phản ánh qua việc làm, công tác xã hội của
sinh viên ngành kinh tế đối ngoại sau khi ra trường. Tuy nhiên đầu ra của sinh viên học
chuyên ngành kinh tế đối ngoại tại Đại học An Giang hiện nay vẫn cịn nhiều thách thức
và khó khăn do đa phần khơng được có việc làm đúng chun ngành, vậy đâu là giải pháp
để việc bố trí hợp lí nhân lực trong lĩnh vực ngoại thương sau khi ra trường tại Đại học
SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 1


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

An Giang, đâu là nhu cầu tìm việc làm của sinh viên học ngành học này. Chính vì vậy
việc nghiên cứu sinh viên ngành kinh tế đối ngoại có thái độ như thế nào đối với cơng
việc của mình trong tương lai và tìm hiểu Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn việc làm của sinh viên khóa 8 ngành kinh tế đối ngoại trường Đại Học An
Giang là cần thiết. Với những yêu cầu bức thiết của xã hội trong tương lai địi hỏi mỗi
sinh viên cần phải có nỗ lực mạnh mẽ dó đó đã hình thành ở mỗi sinh viên những nhận
thức khác nhau tạo nên những mong muốn khác nhau.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.Mục tiêu chung:



Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn việc làm của sinh viên.



Đánh giá được xu hướng, các yếu tố tác động đến nhu cầu tìm việc làm của sinh
viên đang học chuyên ngành kinh tế đối ngoại ở Đại học An Giang sau khi ra
trường.
2.Mục tiêu cụ thể:



Đánh giá các yếu tố tác động nhiều nhất đến quyết định chọn việc làm của sinh
viên lớp kinh tế đối ngoại khóa 8 của trường đại học An Giang.

III. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU:
Kết quả của đề tài nghiên cứu là nguồn thông tin hữu ích giúp cho nhà trường, khoa, các
phịng ban có thể đề ra những chính sách tác động tích cực đến công tác đào tạo, giảng
dạy để nâng cao chất lượng chuyên môn cho sinh viên ngành kinh tế đối ngoại. Làm tài
liệu tham khảo để cải thiện được định hướng, suy nghĩ về công việc lựa chọn trong tương
lai của sinh viên. Cung cấp thông tin cho các địa phương khi cần tuyển dụng lớp sinh
viên kinh tế đối ngoại này.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Chuyên đề tập trung nghiên cứu mong muốn, nhận định của sinh viên ngành kinh tế đối
ngoại về quan điểm lựa chọn công việc và nơi làm việc sau tốt nghiệp Đại học, nhưng sẽ
nhấn mạnh khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và sẽ tác động đến sinh viên khi suy nghĩ chọn
công việc phù hợp cho mình.
Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng. Căn cứ trên kết quả của nghiên cứu,
khảo sát của bản câu hỏi chính thức. Sinh viên lớp DH8KD được chọn lấy mẫu.

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy


Trang 2


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tóm tắt:
Chương 2 sẽ tập trung trình bày các phương pháp nghiên cứu với 3 phần chính: (1) Thiết
kế nghiên cứu; (2) Nghiên cứu sơ bộ; (3) Nghiên cứu chính thức.
1.Thiết kế nghiên cứu:
Nguồn số liệu:
Số liệu thứ cấp: được tham khảo qua các chuyên đề khóa trước, đồng thời tiếp nhận
thông tin từ tài liệu của nhà trường, nguồn số liệu, thông tin từ trang web của trường đại
học An Giang...
Số liệu sơ cấp: được thu thập từ ý kiến của sinh viên thông qua bản câu hỏi khảo sát.
Dùng bản câu hỏi khảo sát trên 40 sinh viên lớp 8KD để lấy được 40 mẫu khảo sát.
Nguồn số liệu sơ cấp là nguồn chính để phân tích và đánh giá cho đề tài.
Bảng 2.4: Bảng thông tin cần thu thập.

Đối tượng thu thập

Số lượng

Thông tin cần thu
thập

Ý kiến, lựa chọn của

Sinh viên ngành
sinh viên về những
40 sinh viên thuộc 2
kinh tế đối ngoại
yếu tố nào sẽ ảnh
lớp DH8KD1 và
khóa 8 trường Đại
hưởng đến quyết
8KD2
học An Giang.
định chọn việc làm
của họ

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Nội dung

Các nhân tố sẽ tác
động đến sinh viên
khi ra quyết định
chọn việc làm.

Trang 3


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

Thực hiện qua 2 bước chính:

Bảng 2.1: Các bước thiết kế nghiên cứu

Bước

Dạng

Phương pháp

Kỹ thuật

1

Sơ bộ

Định tính

Tiến hành phỏng
vấn thử

2

Chính thức

Định lượng

Điều tra bản câu hỏi,
xử lí và phân tích
dữ liệu

2. Nghiên cứu sơ bộ:

Sử dụng bản câu hỏi nháp để điều tra trên 5 sinh viên nhằm hiệu chỉnh các câu hỏi, cũng
như các yếu tố để hỏi sao cho phù hợp.
Nội dung việc phỏng vấn nháp sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc điều chỉnh
và bổ sung loại bỏ bớt các biến khơng liên quan. Từ đó sẽ thiết kế bản câu hỏi chính thức
từ các biến đã gạn lọc được, để phát hành chính thức cho bước nghiên cứu định lượng.
Bên cạnh đó sẽ tìm hiểu thơng tin cũng như số liệu từ nhà trường bằng việc tham khảo ở
trang web nhà trường để trích dẫn và đưa vào xây dựng đề tài. Đồng thời tham khảo thêm
ở các chuyên đề khóa trước để học hỏi thêm phương pháp, cách thực hiện chuyên đề tốt
hơn.

Bảng 2.2: Các khái niệm và yếu tố cho bảng câu hỏi chính thức.
SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 4


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

STT

Các nhân tố ảnh hưởng tới việc chọn nơi làm

1

Nhóm nghề( tự kinh doanh, làm cho công ty doanh
nghiệp...)

2


Khu vực kinh tế ( DNTN, cơng ty nhà nước, cơng ty
nước ngồi, cơng ty cổ phần...)

3

Nơi làm việc ( Thành thị, nông thôn, xã, huyện...)

4

Điều kiện giáo dục, đào tạo

5

Điều kiện sống

6

Gia đình

7

Năng lực và tính cách

8

Sở thích

9


Xu hướng thị trường

10

Thu nhập

11

Cơng việc phù hợp ngành học

12

Sự chuẩn bị (kỹ năng chuyên ngành,kỹ năng cuộc sống,
tư vấn của người khác...)

13

Vấn đề quan tâm (Chức vụ, lương,kinh nghiệm...)

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 5


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

3. Nghiên cứu chính thức:
Đây là bước nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu thơng qua hình thức

phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi.
Dữ liệu thu thập sẽ được tiến hành xử lí bằng cơng cụ Excel. Sau khi mã hóa dữ liệu sẽ
được phân tích như sau:
Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định chọn việc làm của lớp sinh viên DH8KD.
Mẫu:
Tiến hành lấy mẫu bằng cách dung phương pháp thuận tiện phi ngẫu nhiên:
-Lớp DH8KD1 tiến hành gửi 30 bản câu hỏi.
-Lớp DH8KD2 tiến hành gửi 10 bản câu hỏi.
Thông tin mẫu:
Sau khi làm sạch, gạn lọc lại, tổng số hồi đáp hợp lệ là 40 phiếu.
40 mẫu này sẽ được tiến hành xử lí.
Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi
làm việc của sinh viên khóa 8 ngành KTDN

CƠ SỞ LÍ THUYẾT

BẢN CÂU HỎI NHÁP

PHỎNG VẤN THAM
KHẢO

HIỆU CHỈNH
SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 6


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn


BẢN CÂU HỎI
CHÍNH THỨC

THU THẬP MẪU,
N=40

XỬ LÍ

Thống kê
mơ tả

BÁO CÁO

Phân tích
khác biệt

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

I. Giới thiệu khái quát về trường Đại học An Giang và ngành học Kinh tế đối ngoại
của trường:
Trường Đại học An Giang được thành lập từ năm 1999 trên cơ sở Trường Cao đẳng sư
phạm An Giang. Sau hơn 11 năm đi vào hoạt đông, trường không chỉ phát triển về quy
mô đào tạo mà chất lượng ngày càng được nâng lên. So với năm đầu tiên mới thành lập
chỉ hơn 2000 sinh viên thì đến nay, tồn trường có hơn 10.000 sinh viên.Trường đang đào
tạo 59 ngành học từ trung cấp đến đại học. Năm 2009_2010.Trường Đại học An Giang
đào tạo theo học chế tín chỉ. Trường Đại học An Giang là trường đa ngành, đa cấp, đã tổ
chức đào tạo liên thơng từ cao đẳng lên đại học.
Tồn trường hiện có hơn 700 cán bộ, giảng viên, trong đó số giảng viên trực tiếp giảng
dạy khoảng 600 người.Trên 50% giảng viên có trình độ thạc sĩ, 6-7 người có trình độ tiến

sĩ.
Về cơ sở vật chất, trường Đại học An Giang đang có 3 điểm: khu trung tâm với diện tích
40 ha,với các phịng học và trang thiết bị hiện đại và trường thực hành sư phạm nằm ở
thành phố Long Xuyên, cơ sở tại huyện Châu Phú.
Hình 3.1: Trường Đại học An Giang.

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 7


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

Trường Đại học An Giang cũng đã thành lập Trung tâm Tin học, Trung tâm Ngoại ngữ,
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông thôn, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Trung tâm Tạo nguồn nhân lực Phát triển Cộng đồng triển khai các chương
trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ. Trường đang cộng tác và tăng cường các
mối quan hệ với các trường đại học, tổ chức và trung tâm nghiên cứu trong và ngoài
nước.
Ngành kinh tế đối ngoại của trường đại học An Giang:
Mục tiêu đào tạo của ngành học:
Đào tạo cán bộ đại học có có phẩm chất đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến
thức cơ bản về kinh tế-xã hội, quản trị kinh doanh; có năng lực hoạt động trong lãnh vực
quản lý và kinh doanh ngoại thương trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu;
hiể̉u rõ về thị trường quốc tế cũng như nội địa và những địi hỏi của nó cho một doanh
nghiệp.( theo agu.edu.vn).
Lớp kinh tế đối ngoại khóa 8:
Gồm 2 lớp DH8KD1 và DH8KD2, có 97 sinh viên đang theo học.Dự kiến tốt nghiệp vào

năm 2011.

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 8


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

CHƯƠNG 4: CƠ SỞ LÍ LUẬN

Tóm tắt:
Chương 1 và chương 2 đã giới thiệu cơ bản về vấn đề nghiên cứu, cơ sở nghiên cứu cũng
như cách thức sẽ nghiên cứu. Tiếp theo chương 4 sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
Nội dung chương 2 gồm 3 phần chính:
(1) Cơ sở lý thuyết.
(2) Thuyết nhu cầu của Maslow.
(3) Những yếu tố liên quan và có ảnh hưởng nhất định đến quyết định
chọn việc làm của sinh viên.
I. Cơ sở lý thuyết:
1. Việc làm :
Việc làm là nghề nghiệp mà mỗi người sẽ chọn, là nghề làm để mưu sống.
2. Nghề:
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có
được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vậy chất hay tinh thần
nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.( Nguồn: Giaoducvn.net).
SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy


Trang 9


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực
thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất( thực phẩm, lương thực, công
cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (Sách báo, phim ảnh,âm nhạc, tranh vẽ…) với tư
cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.
( Nguồn: Giaoducvn.net).
3. Sinh viên:
Sinh viên là những người theo học các trường cao đẳng và đại học (theo từ điển Tiếng
Việt).Nghĩa tiếng Pháp etudiant: người nghiên cứu.Tiếng Latinh là stadium: sự vận dụng
trí não để học hỏi hiểu biết và đào sâu một vấn đề.
II.Thuyết nhu cầu của Maslow:
Năm 1954 nhà nghiên cứu về tâm lý Abraham Maslow đã đưa ra hình kim tự tháp
Cho 5 cấp độ nhu cầu của con người để chứng minh tầm quan trọng tương đối của các
loại nhu cầu khác nhau đối với mỗi cá nhân trong hoạt động đời thường cũng như trong
cơng việc.

Hình 3.2: Tháp nhu cầu của Maslow

Nhu cầu tự
thể hiện
Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu an toàn

Nhu cầu sinh lý

-Nhu cầu sinh lý: bao gồm những nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại…
-Nhu cầu an toàn: là nhu cầu được ổn định,được bảo vệ khỏi những điều bất
trắc,được đảm bảo an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần.

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 10


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

-Nhu cầu xã hội: hay nói cách khác là nhu cầu bạn bè, giao tiếp, là những nhu cầu
có quan hệ tốt với những người xung quanh để thể hiện và chấp nhận tình cảm, sự chăm
sóc và hợp tác…
-Nhu cầu được tơn trọng: đây là mong muốn của con người nhận được sự chú
ý,quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắc
xích” khơng thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội.
-Nhu cầu tự thể hiện: là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, được biến các
năng lực của mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạt được thành tích mới và có ý nghĩa,
nhu cầu sang tạo.
Mọi người điều có xu hướng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhất trước khi nảy
sinh các nhu cầu cao hơn. Những nhu cầu về sinh lý là những nhu cầu tối thiểu, thể hiện
bản năng sinh tồn và con người ln có khuynh hướng thỏa mãn những nhu cầu này
trước khi có những nhu cầu khác.
Từ những cung bậc nhu cầu trên mà con người sẽ lựa chọn nghề nghiệp, việc làm nhằm
đáp ứng được những nhu cầu trên, trong sự lựa chọn đó có sự khác biệt nhất định do tác

động của các yếu tố như: trình độ, địa vị, năng lực, ưu đãi bản thân.
Sinh viên sau khi ra trường đi tìm việc làm cũng dựa trên những sự lựa chọn nhằm đáp
ứng những nhu cầu cho bản thân theo tháp nhu cầu của Maslow.
III. Những yếu tố liên quan và có ảnh hưởng nhất định đến quyết định chọn việc
làm của sinh viên:
Hình 3.3: Các yếu tố có ảnh hưởng nhất đến quyết định chọn việc làm của sinh
viên.

Điều kiện
giáo dục,
đào tạo

Gia đình
Sở thích

Cơng việc
phù hợp
ngành học
Việc làm,
nghề
nghiệp

Năng lực,
tính cách

Thu nhập

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Nơi làm

việc

Xu hướng
thị trường

Trang 11


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

Để hiểu rõ hơn các yếu tố trên có ảnh hưởng như thế nào đến quyết định chọn việc
làm của sinh viên, ta đi vào tìm hiểu nội dung cụ thể của từng yếu tố và ý nghĩa của
nó đối với sinh viên.
1.Điều kiện giáo dục, đào tạo:
Đây là nhu cầu được học tập ,được đào tạo từ môi trường đại học, được nâng cao và rèn
luyện kiến thức của mình để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.Đây là nhu cầu thuộc
bậc “Nhu cầu xã hội” của tháp nhu cầu Maslow.
2.Gia đình:
Yếu tố gia đình bao gồm những mong muốn của cha mẹ, người trong nhà về nghề nghiệp
tương lai của con cái.Khi đưa ra quyết định chọn việc làm sinh viên sẽ phải đảm bảo nhu
cầu mong muốn của gia đình, đồng thời đảm bảo việc làm có thể tham gia đóng góp cho
gia đình ở nhiều mặt: thu nhập, danh dự, quan hệ xã hội….Đây là nhu cầu thuộc bậc
“Nhu cầu sinh lý” “Nhu cầu xã hội” và cả “Nhu cầu được tơn trọng”.
3.Sở thích:
Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào cá tính của mỗi người, tính cách bản thân để lựa chọn
nghề nghiệp.
4.Nơi làm việc:
Là địa phương, khu vực có những ưu đãi,những thu hút sinh viên về tiền lương, điều kiện

ăn ở, việc làm phù hợp, triển vọng thăng tiến, có thể phát huy được tài năng của mình.
5.Xu hướng thị trường:
Là tác động do các yếu tố từ người khác, từ xã hội do xu hướng tập trung đổ dồn vào một
ngành nghề đang được xã hổi ưa chuộng.Yếu tố này rất dễ tác động đến quyết định của
sinh viện khi chọn việc làm.
6. Thu nhập:
Làm việc để mưu sống là nhu cầu tất yếu của mỗi người, thu nhập từ cơng việc mang lại
có tác động rất lớn đến mỗi người.Nên thu nhập sẽ chi phối mọi lợi ích, nhu cầu khác.
7.Năng lực, tính cách:

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 12


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

Mỗi sinh viên khi ra trường điều có một trình độ và năng lực nhất định, tùy theo khả năng
của bản thân mà mỗi người sẽ tìm nghề nghiệp, việc làm thật phù hợp.Yếu tố này ít được
sinh viên xác định được bởi tự mỗi người khó đánh giá được chất lượng bản thân mình
đối với cơng việc khi chưa đi làm.
8. Cơng việc phù hợp ngành học:
Mục tiêu đào tạo của mỗi ngành học là hướng sinh viên đến công việc phù hợp với
chuyên môn đào tạo. Đây là vấn đề tất yếu mỗi sinh viên phải dựa vào đó để lựa chọn
cơng việc cho bản thân.

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Tóm tắt:
Chương 5 sẽ tập trung phân tích , đánh giá các thơng tin thu thập được, nội dung chương
này sẽ trình bày các phần chính sau:
Tổng quan về kết quả nghiên cứu
Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn việc làm của sinh viên.

Tổng quan về kết quả nghiên cứu:
Sinh viên hiện nay đã và đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn từ nền kinh
tế non trẻ ở Việt Nam và giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới. Phải làm sao để lựa
chọn nghề nghiệp cho phù hợp vừa phát huy năng lực vừa đảm bảo điều kiện sống. Sinh
viên khóa 8 Kinh tế đối ngoại đã dự định nghề nghiệp tương lai của mình như thế
nào.Kết quả sau sẽ cho chúng ta biết được điều đó.
Dự định cho việc làm trong tương lai của nhóm sinh viên được khảo sát
SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 13


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

Biểu đồ 4.1:

Kết quả điều tra cho thấy hơn một nửa sinh viên được khảo sát đã dự định cho nghề
nghiệp tương lai mình mong muốn(chiếm tỉ lệ 57,5%). Số lượng nhỏ( tỉ lệ 15%) sinh viên
chưa biết được mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp đại học .Còn lại 27.5 % sinh viên có dự
định về nghề nghiệp nhưng chưa rõ ràng. Điều này cho thấy trong sinh viên có khoảng
cách giữa việc học tập và những dự định công việc trong tương lai. Một phần sinh viên
chưa biết rõ mình sẽ làm gì sẽ là một con số đáng quan tâm.

Nhìn chung sinh trong sinh viên phần lớn đã có dự định cho việc làm tương lai của mình.
Từ số liệu thực tiễn trên ta nhận thấy ngay từ lúc đang học sinh viên đã có dự định cho
tương lai của mình rõ rang, cụ thể. Đối với sinh viên chuyên ngành kinh tế thì việc định
hướng cho sự nghiệp của bản thân trong tương lai là rất cần thiết.

Dự định cho nhóm ngành nghề mà các bạn sinh viên lựa chọn:
Biểu đồ 4.2:

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 14


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

Đến 72,5% sinh viên được khảo sát sẽ làm việc trong các doanh nghiệp.Chiếm tỉ lệ tương
đối 20% sinh viên sẽ quyết định tự kinh doanh sau khi tốt nghiệp đại học. Một tỉ lệ khiêm
tốn là 5% sẽ tiếp tục học tập và nghiên cứu lên cao. Một phần rất ít sinh viên chọn ở
nhóm nghề khác. Phần lớn sinh viên muốn làm thuê sau khi tốt nghiệp, có thể sinh viên
cần va chạm thực tế để vận dụng, tích lũy được sau 4 năm đại học đây là tâm lý chung.
Có một số lượng không nhỏ sinh viên muốn thành lập doanh nghiệp, rất mạo hiểm nhưng
bản lĩnh.
Đa phần sinh viên lựa chọn đi làm thuê cho công ty ,doanh nghiệp.Điều này cho thấy
xu hướng đi làm rất thực tế của bản thân sinh viên mới ra trường.Khi nguồn vốn bản thân
chưa có thì thể hiện năng lực, trình độ sau đại học của mình ở các cơng ty, doanh nghiệp
là cách thức để rèn luyện và trau dồi bản thân rất tốt.
Những loại hình doanh nghiệp được lựa chọn của sinh viên :


Biểu đồ 4.3:

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 15


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

Sự lựa chọn của sinh viên đã phân bố ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.Doanh nghiệp
tư nhân chiếm đến 47,5%, Doanh nghiệp cơ quan nhà nước cũng chiếm 27.5% lựa chọn,
hai loại hình trên là những sự lựa chọn, mục tiêu hàng đầu của sinh viên.Tiếp đến là sự
lựa chọn ở các doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty liên doanh, cơng ty TNHH, cơng
ty nước ngồi chiếm một phần nhỏ.Tình hình chung sinh viên thích đi làm ở các cơng ty
tư nhân, và có khuynh hướng lựa chọn loại hình doanh nghiệp vừa sức với bản thân.Đây
cũng là điều tất yếu bởi mặt bằng chung của các doanh nghiệp tại An Giang có quy mơ
khơng q lớn.
Doanh nghiệp tư nhân được sinh viên chú ý nhiều bởi cách thức làm việc, thủ tục thơng
thống, ưu đãi khá tốt. Nhưng doanh nghiệp tư nhân ngồi quốc doanh địi hỏi nguồn
nhân lực phải có năng lực và trình độ thật sự, tiền lương chi trả phải tương xứng với đóng
góp của người đi làm cho doanh nghiệp.Để đạt được mục tiêu phục vụ ở doanh nghiệp tư
nhân thì trước mắt sinh viên phải tự rèn luyện năng lực cho bản thân để có thể tự khẳng
định mình, bởi đối với doanh nghiệp, cơ sở tư nhân thì trách nhiệm, khả năng thực sự của
người xin việc là tiêu chí hàng đẩu để tuyển dụng nhân lực.
Những nơi được lựa chọn làm việc đối với sinh viên:

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy


Trang 16


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

Biểu đồ 4.4:

Biểu đồ trên cho thấy nơi dự định làm việc ở thành phố nhỏ được lựa chọn nhiều nhất
chiếm tỉ lệ đến 75%. Kế đến là thị xã, thị trấn (12.5%) chiếm một phần không nhiều, và
thiểu số sinh viên chọn làm việc ở thành phố lớn. Có rất ít sinh viên chọn làm việc ở
những vùng khác như đi nước ngoài hoặc nông thôn.Đa số điều chọn làm việc ở thành
phố, nhưng ở các thành phố nhỏ, điều này cũng hợp lý bởi làm việc ở những thành phố
vừa và nhỏ sẽ phù hợp với sinh viên ngay khi ra trường hơn, nhưng cũng không hề thiếu
cơ hội và điều kiện thử thách học hỏi kinh nghiệm. Điển hình là thành phố Long Xuyên ,
một thành thị sẽ phát triển mạnh trong tương lai, nên đa phần lựa chọn của sinh viên học
tại An Giang là làm việc ở đây.Một phần các bạn chọn làm việc ở thị xã, thị trấn do gần
với địa phương của mình. Hoặc lên thành phố lớn, đây cũng là đều tất yếu, bởi trong
năng lực, sẽ có những cá nhân trội hơn và sẽ tìm thử thách cho mình ở những mơi trường
cao hơn.Các bạn phải trang bị về kiến thức cũng như kỹ năng vững vàng.
Rất nhiều sinh viên sẽ lựa chọn làm việc tại thành phố nhỏ, điều này là do sự nhận biết
được xu hướng phát triển trong tương lai của những thành phố vừa và nhỏ, cụ thể là làm
việc tại thành phố Long Xuyên. Để khuyến khích hơn lực lượng sinh viên sau khi ra
trường sẽ ở lại phục vụ địa phương, thành phố Long Xun cần có những chính sách ưu
đãi đối với sinh viên quê nhà, cũng như có những tài trợ nhiều hơn cho sinh viên khi cịn
đang được đào tạo, đó là cách thức khuyến khích người tài cho địa phương.
SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 17



Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

 Những yếu tố sẽ tác động trực tiếp đối với quyết định
chọn việc làm của sinh viên:
1.Gia đình:
Biểu đồ 4.5.1:

Đa phần sinh viên lựa chọn ít quan tâm đến ảnh hưởng của gia đình (60%) đây cũng
là yếu tố thể hiện tính độc lập của sinh viên sau 4 năm đại học. Tính tự lập của sinh
viên khi ra quyết định lựa chọn cơng việc cho tương lai của mình. Một phần các bạn
chi phối quyết định của mình bởi mong muốn của gia đình, có thể do truyền thống, ý
định cha mẹ hoặc các yếu tố riêng khác.
Đối với nhiều sinh viên hiện nay gia đình, cha mẹ chưa hẳn là yếu tố ảnh hưởng
mạnh đến suy nghĩ khi đưa ra quyết định chọn việc làm

2.Điều kiện giáo dục đào tạo:
Biểu đồ 4.5.2:

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 18


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn


Qua biểu đồ trên ta thấy yếu tố trong điều kiện giáo dục đào tạo rất quan trọng đến
suy nghĩ của sinh viên trong việc ra quyết định chọn việc làm.Điều kiện giáo dục và
đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cũng như khả năng làm việc của sinh viên
sau này.Ta thấy được 67.5% sinh viên đặt nặng vấn đề giáo dục đào tạo trong môi
trường đại học. Môi trường đào tạo tốt sẽ tạo sự tự tin, quyết đoán cho sinh viên trong
việc lựa chọn công việc phù hợp cho bản thân.
Nhìn chung mức độ ảnh hưởng đến sinh viên khi đi làm của môi trường, phương thức
giáo dục đào là rất lớn.

3.Sở thích:
Biểu đồ 4.5.3:

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 19


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

Một nửa sinh viên khảo sát cho rằng yếu tố sở thích của bản thân là quan trọng trong
việc chọn việc làm cho mình( 50%).Bởi đây là bản tính cá nhân của mỗi người, nó
phụ thuộc tất yếu vào cá tính mỗi sinh viên, nhưng một phần không nhỏ các bạn cho
rằng điều này khơng hồn tồn ảnh hưởng (37.5%), điều này thể hiện lựa chọn của
một phần các bạn sinh viên khơng hồn tồn bộc phát mà có suy nghĩ chính chắn, kỹ
càng trước khi đưa ra quyết định sau cùng.
Sở thích của mỗi người cũng rất quan trọng đối với dự định cho việc làm tương lai.
Nhưng quan trọng hơn là suy nghĩ chính chắn,kỹ càng của mỗi sinh viên.


5. Nơi làm việc:
Biểu đồ 4.5.4:
SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 20


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

Từ phản ánh ý kiến của sinh viên qua biểu đồ ta nhận thấy một phần lớn không xem
trọng địa phương, nơi làm việc ( chiếm tỉ lệ đến 62.5%).Điều này thể hiện tính tự hịa
nhập của sinh viên khi ra trường, khơng bị ảnh hưởng bởi môi trường sắp đặt sẵn,
thực tế vẫn có những sinh viên khơng đáp ứng nỗi mơi trường làm việc,nơi được phân
công làm việc ý kiến của các bạn về nơi làm việc là khả năng thích nghi tốt trong mọi
mơi trường. Một bộ phận sinh viên có thể tiếp ứng công việc ở bất cứ địa phương
nào.
Nơi làm việc đối với sinh viên sau khi ra trường không ảnh hưởng nhiều, nên
những nhà tuyển dụng cần chú trọng hơn ở các chính sách khác để thu hút lao động
có năng lực, trình độ.
6.Xu hướng thị trường:
Biểu đồ 4.5.5:

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 21



Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

Yếu tố xu hướng thị trường ảnh hưởng rất nhiều đối với sinh viên, một phần lớn sinh viên
được khảo sát sẽ dựa theo xu hướng thị trường để ra quyết định chọn việc làm của
mình( chiếm tỉ lệ 67.5%) Nhìn chung đây thực sự là một nhân tố rất thực tế phụ thuộc ở
tâm lý con người, khi xã hội mang một tâm lý chung thì sẽ gây tác đơng lan truyền, điển
hình là một ngành nghề đang được đổ xô vào sẽ có tác động cuốn hút sinh viên sau khi ra
trường nhảy vào đó.
 Đây là một yếu tố rất thực tế mà trong công tác hướng nghiệp cho sinh viên cần phải
quan tâm.
7. Thu nhập:

Biểu đồ 4.5.6:

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 22


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

Yếu tố hàng đầu mà sinh viên lựa chọn cơng việc cho mình tất yếu là tiền lương (chiếm
đến 87,5% lựa chọn của sinh viên khi được khảo sát), thu nhập bởi tiền lương chi phối
mọi hoạt động cuộc sống của người mới đi làm.Mức thu nhập cịn tùy thuộc vào cơng
việc, địa vị nhưng mức thu nhập sẽ là nguồn kích thích mọi hoạt động làm việc cho người
đi làm.Chính điều này đặt thu nhập lên yếu tố hàng đầu đối với sinh viên trong lựa chọn

một việc làm ổn định cho mình.

8.Năng lực, tính cách:
Biểu đồ 4.5.7:

Qua biểu đồ khảo sát ta nhận thấy nhân tố năng lực, tính cách của sinh viên tác động lớn
đến cách thức( 60% cho là có ảnh hưởng nhất định đến quyết định chọn việc làm), cũng
như suy nghĩ khi ra quyết định chọn công việc phù hợp cho mình.
Mỗi cá nhân điều có tính cách và xu hướng riêng nhưng quan trọng hơn cả là trình độ
và khả năng bản thân khi tiếp nhận cơng việc trong tương lai.Khi mỗi người nhìn nhân
lại năng lực bản thân rồi mới đưa ra quyết định chọn việc làm sẽ giúp cho việc phân bố
công việc cũng như tiếp nhân lao động của các nhà tuyển dụng dễ dàng và có hiệu quả
hơn.

9. Cơng việc phù hợp ngành học:
Biểu đồ 4.5.8:

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 23


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

Qua biểu đồ trên ta thấy một điều đáng chú ý là có đến 77.5% sinh viên được khảo sát
cho rằng cơng việc có phù hợp với ngành học khơng sẽ ít ảnh hưởng đến quyết định của
họ khi chọn việc làm. Đây là một yếu tố quan trọng nhưng nhận định của sinh viên thì
ngược lại, từ điều này ta có thể thấy quá trình đào tạo của nhà trường sau bốn năm sẽ

không ảnh hưởng bằng thực tế của sinh viên khi đi xin việc. Chuyên ngành của sinh viên
khi không được sử dụng phù hợp sẽ gây lãng phí việc đào tạo cũng như làm xáo trộn
công tác sắp xếp, phân công lao động.
Nên đây sẽ là một điều đáng lưu tâm cho nhà trường khi đào tạo sinh viên không sử
dụng đúng với chuyện ngành của mình.

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy

Trang 24


Đại học An Giang

GVHD: Phạm Trung Tuấn

Sự chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai của sinh viên:
Biểu đồ 4.6:

Qua biểu đồ trên ta nhận thấy đa số các bạn sinh viên chuẩn bị cho việc làm tương lai của
mình bằng kỹ năng cuộc sống như giao tiếp, thuyết trình, thương lượng....Về kỹ năng
cứng như vi tính hay tiếng anh chỉ có 20% sinh viên đề cao bởi đây sẽ là điều tất yếu khi
một sinh viên muốn ra trường.Điều này nhận thấy được sinh viên vẫn chưa tập trung cho
các kỹ năng cứng cần thiết này, đây là khó khăn rất lớn khi bước vào đi làm. Có 25% các
bạn chọn cách tiếp cận công việc trong tương lai bằng việc tạo dựng các mối quan hệ bên
ngồi.Và chì có 10% tập trung cho kiến thức chuyên ngành.
Từ điều này thực tế đã nói lên ảnh hưởng của giáo dục đào tạo đối với sinh viên trong
nhà trường chưa hẳn là toàn diện bằng việc thực tế khi khảo sát một bộ phận sinh viên.

SVTH: Nguyễn Vũ Phương Duy


Trang 25


×