Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Sử Dụng Tư Liệu Viễn Thám Để Xây Dựng Bản Đồ Phân Cấp Chất Lượng Không Khí Tại Thành Phố Sơn La, Tỉnh Sơn La Giai Đoạn 2017 - 2019.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----

NGUYỄN VĂN HÙNG

SỬ DỤNG TƢ LIỆU VIỄN THÁM ĐỂ XÂY DỰNG
BẢN ĐỒ PHÂN CẤP CHẤT LƢỢNG KHÔNG KHÍ
TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA
GIAI ĐOẠN 2017 - 2019
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN HẢI HÒA

Hà Nội, 2019


i
CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ
Nguyễn Hải Hịa, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Hữu Nghĩa, Chu Thị
Kỳ Anh (2019), Sử dụng ảnh Landsat xây dựng bản đồ chất lượng khơng khí
tại thành phố Sơn La giai đoạn 2017- 2019. Tạp chí Khoa học và Công nghệ
Lâm nghiệp. Số 5:69-80.
Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Hải Hòa, Nguyễn Hữu Nghĩa (2019), Sử
dụng ảnh Landsat xây dựng bản đồ nhiệt độ bề mặt đất khu vực thành phố


Sơn La giai đoạn 2015- 2019. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp.
Số 6.


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hải Hịa đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phịng sau
Đại học, các thầy cơ giáo, các nhà khoa học Trường Đại học Lâm nghiệp;
công chức, viên chức và lao động Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La,
Uỷ ban nhân dân thành phố Sơn La, Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi
trường Sơn La đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2019

Nguyễn Văn Hùng


iii

MỤC LỤC

CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ ............................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................ii
MỤC LỤC....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ........................................................ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 4
1.1. Tổng quan về ơ nhiễm khơng khí........................................................... 4
1.1.1. Ơ nhiễm khơng khí do bụi ................................................................... 4
1.1.2. Ơ nhiễm khơng khí do tiếng ồn ........................................................... 6
1.1.3. Các khí ơ nhiễm khác .......................................................................... 6
1.2. Tổng quan về công nghệ viễn thám và GIS ........................................... 7
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................... 7
1.2.2. Tầm quan trọng của tích hợp cơng nghệ viễn thám và GIS trong
quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường.............................................. 8
1.2.3. Ứng dụng của công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu về ô
nhiễm không khí ............................................................................................. 9
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 12
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 12
2.1.1. Mục tiêu chung................................................................................... 12
2.1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................... 12
2.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 12
2.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 12
2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 13


iv
2.4.1. Nghiên cứu thực trạng mơi trường khơng khí tại thành phố Sơn

La, tỉnh Sơn La...................................................................................... 13
2.4.2. Nghiên cứu xây dựng bản đồ chất lượng khơng khí qua các năm
nghiên cứu .................................................................................................... 13
2.4.3. Nghiên cứu xây dựng bản đồ nhiệt độ bề mặt đất qua các năm
nghiên cứu .................................................................................................... 13
2.4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng
khơng khí khu vực nghiên cứu ..................................................................... 13
2.5. Dữ liệu sử dụng .................................................................................... 14
2.6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 14
2.6.1. Phương pháp kế thừa số liệu thứ cấp ............................................... 14
2.6.2. Phương pháp so sánh ........................................................................ 14
2.6.3. Phương pháp xây dựng bản đồ chất lượng khơng khí theo API..... 15
2.6.4. Phương pháp xây dựng bản đồ giá trị nhiệt độ bề mặt đất ............ 19
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ
SƠN LA, TỈNH SƠN LA .............................................................................. 23
3.1. Vị trí địa lý kinh tế ............................................................................... 23
3.1.1. Vị trí địa lý và địa hình ...................................................................... 23
3.1.2. Vị trí kinh tế của thành phố Sơn La.................................................. 24
3.2. Tài nguyên thiên nhiên của thành phố Sơn La..................................... 24
3.2.1. Khí hậu và thủy văn........................................................................... 24
3.2.2. Đất đai thổ nhưỡng............................................................................ 25
3.2.3. Tài nguyên nước và thủy năng.......................................................... 26
3.2.4. Tài nguyên rừng và đất rừng ............................................................ 27
3.2.5. Tài nguyên khoáng sản...................................................................... 27
3.2.6. Tài nguyên du lịch ............................................................................. 28
3.3. Dân số, dân cư và nguồn nhân lực ....................................................... 28
3.3.1. Dân số................................................................................................. 28


v

3.3.2. Đặc điểm dân cư................................................................................ 28
3.3.3. Nguồn nhân lực.................................................................................. 29
3.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội................................................... 29
3.4.1. Kinh tế ................................................................................................ 29
3.4.2. Văn hóa - xã hội ................................................................................. 31
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 34
4.1. Thực trạng chất lượng mơi trường khơng khí ...................................... 34
4.1.1. Thực trạng chất lượng mơi trường khơng khí tại thành phố Sơn La
giai đoạn 2017 - 2019.................................................................................. 34
4.1.2. Diễn biến chất lượng mơi trường khơng khí theo các đợt quan
trắc ........................................................................................................ 43
4.2. Xây dựng bản đồ chất lượng không khí tại thành phố Sơn La từ dữ liệu
ảnh vệ tinh ................................................................................................... 58
4.2.1. Xây dựng bản đồ chất lượng không khí từ ảnh vệ tinh ................... 58
4.2.2. Đánh giá độ tin cậy về chất lượng khơng khí từ ảnh vệ tinh...... 61
4.3. Xây dựng bản đồ nhiệt độ bề mặt đất từ dữ liệu ảnh vệ tinh ............... 66
4.3.1. Bản đồ nhiệt độ bề mặt đất từ ảnh vệ tinh ....................................... 66
4.3.2. Đánh giá độ tin cậy giá trị nhiệt độ bề mặt đất từ ảnh vệ tinh..69
4.4. Giải pháp cải thiện chất lượng mơi trường khơng khí khu vực nghiên
cứu ............................................................................................................... 72
4.4.1. Nhóm giải pháp cho các vùng bị ơ nhiễm khơng khí ...................... 72
4.4.2. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách ............................................ 74
4.4.3. Nhóm giải pháp về công nghệ, kỹ thuật ........................................... 75
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79
PHỤ LỤC


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Dữ liệu ảnh viễn thám sử dụng trong nghiên cứu .......................... 14
Bảng 2.2. Thang chia mức độ ơ nhiễm khơng khí. ......................................... 18
Bảng 4.1. Vị trí các điểm quan trắc trên địa bàn thành phố............................ 36
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chỉ tiêu Tổng bụi lơ lửng (TSP) tại các điểm quan
trắc trên địa bàn thành phố Sơn La giai đoạn 2017-2019 .............................. 38
Bảng 4.3. Kết quả phân tích chỉ tiêu Sulfur dioxide (SO2) tại các điểm quan
trắc trên địa bàn thành phố Sơn La giai đoạn 2017 - 2019 ............................ 44
Bảng 4.4. Kết quả phân tích chỉ tiêu NO2 trong mơi trường khơng khí tại các
điểm quan trắc trên địa bàn thành phố Sơn La giai đoạn 2017 - 2019 .......... 48
Bảng 4.5. Kết quả phân tích chỉ tiêu Carbon monoxit (CO) trong mơi trường
khơng khí tại các điểm quan trắc trên địa bàn thành phố Sơn La giai đoạn
2017 - 2019...................................................................................................... 52
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chỉ tiêu nhiệt độ trong mơi trường khơng khí tại
các điểm quan trắc trên địa bàn thành phố Sơn La giai đoạn 2017 - 2019 ..... 55
Bảng 4.7. Sự sai khác về giá trị API trên ảnh Landsat so với kết quả quan trắc 62
Bảng 4.8. Giá trị thống kê về nhiệt độ bề mặt từ ảnh viễn thám Landsat....... 69
Bảng 4.9. Kết quả so sánh giữa giá trị nhiệt độ bề mặt từ quan trắc với dữ
liệu viễn thám .................................................................................................. 70
Bảng 4.10. Mơ hình tương quan gi giữa giá trị nhiệt độ bề mặt với phủ qua
chỉ số thực vật ................................................................................................. 72


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Khu vực nghiên cứu ........................................................................ 23
Hình 4.1. Chất lượng khơng khí tại thành phố Sơn La theo ảnh Landsat 8
ngày 23/03/2017 .............................................................................................. 58
Hình 4.2. Chất lượng khơng khí tại thành phố Sơn La theo ảnh Landsat 8

ngày 10/03/2018 .............................................................................................. 59
Hình 4.3. Chất lượng khơng khí tại thành phố Sơn La theo ảnh Landsat 8
ngày 29/03/2019 .............................................................................................. 60
Hình 4.4. Giá trị nhiệt độ bề mặt từ Landsat 8 ngày 18/03/2015 ................... 66
Hình 4.5. Giá trị nhiệt độ bề mặt từ Landsat 8 ngày 07/05/2016 ................... 67
Hình 4.6. Giá trị nhiệt độ bề mặt từ Landsat 8 ngày 29/03/2017 ................... 67
Hình 4.7: Giá trị nhiệt độ bề mặt từ Landsat 8 ngày 20/03/2018. .................. 68
Hình 4.8. Giá trị nhiệt độ bề mặt từ Landsat 8 ngày 29/03/2019 ................... 68


viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Phương pháp xây dựng bản đồ chất lượng khơng khí ................... 16
Sơ đồ 2.2. Các bước xây dựng bản đồ phân bố nhiệt độ bề mặt theo dữ liệu
Landsat ............................................................................................................ 19
Biểu đồ 4.1. Tổng lượng bụi lơ lửng (TSP) tại các điểm quan trắc trên địa bàn
thành phố Sơn La giai đoạn 2017- 2019 ......................................................... 40
Biểu đồ 4.2. Hàm lượng tổng bụi lơ lửng (TSP) trong khơng khí thành phố
Sơn La năm 2017 ............................................................................................ 41
Biểu đồ 4.3. Hàm lượng bụi lơ lửng (TSP) trong khơng khí thành phố Sơn La
năm 2018 ......................................................................................................... 42
Biểu đồ 4.4. Hàm lượng tổng bụi lơ lửng (TSP) trong khơng khí thành phố
Sơn La năm 2019 ............................................................................................ 43
Biểu đồ 4.5. Sulfur dioxide (SO2) trong môi trường không khí tại các điểm
quan trắc trên địa bàn thành phố Sơn La giai đoạn 2017 - 2019 .................. 46
Biểu đồ 4.6. Hàm lượng NO2 trong mơi trường khơng khí tại các điểm quan
trắc trên thành phố Sơn La giai đoạn 2017 - 2019 ......................................... 50
Biểu đồ 4.7. Nhiệt độ trong mơi trường khơng khí tại các điểm quan trắc trên
địa bàn thành phố Sơn La giai đoạn 2017 - 2019 ........................................... 57



ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

API

Air pollution index

AQI

Air Quality Index

ETM+

Enhanced Thematic Mapper Plus

GIS

Geographic information system

NDVI

Normalised Difference Vegetation Index

NIR

Near Infrared

PM(10; 2,5; 1)


Particulate matter (10; 2,5; 1)

SWIR

Short- wave Infrared

TM

Thematic Mapper

TSP

Total Suspended Particles

TVI

Transformed Vegetation Index

VI

Vegetation Index


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, sự phát triển các phương tiện giao thông, các
nhà máy, xây dựng các cơng trình đã làm gia tăng các chất gây ơ nhiễm mơi
trường khơng khí như bụi, CO, SO2, NO2 ... Vấn đề ơ nhiễm mơi trường khơng
khí, đặc biệt tại các đơ thị khơng cịn là vấn đề riêng lẽ của một quốc gia hay một

khu vực mà nó trở thành vấn đề toàn cầu. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường và đã làm cho môi
trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên xấu hơn ảnh hưởng
đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu. Ơ nhiễm khơng khí không chỉ gây ra
những nguy cơ tác động nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là
gây ra các bệnh liên quan đến đường hơ hấp, mà cịn ảnh hưởng đến các hệ
sinh thái và gia tăng tác động biến đổi khí hậu.
Ở Việt Nam, ơ nhiễm mơi trường khơng khí đang là một vấn đề bức xúc
đối với đơ thị, cơng nghiệp và làng nghề. Cơng nghiệp hóa càng mạnh, đơ thị
hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí càng
nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng mơi trường khơng khí theo chiều hướng
xấu càng lớn. Các khu công nghiệp, các trục đường giao thông lớn đều bị ô
nhiễm với các cấp độ khác nhau, nồng độ các chất ô nhiễm đều vượt quá tiêu
chuẩn cho phép. Sự gia tăng dân số, gia tăng đột biến của các phương tiện
giao thông trong khi cơ sở hạ tầng cịn thấp làm cho tình hình ơ nhiễm trở nên
trầm trọng.
Cho đến nay, ở nước ta mặc dù công nghệ viễn thám và GIS
(Geographic Information System) được ứng dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực
quản lý tài ngun và mơi trường, song rất ít các nghiên cứu ứng dụng viễn
thám và GIS để theo dõi, giám sát và đánh giá chất lượng khơng khí, đặc biệt
ơ nhiễm do bụi. Ngồi ra, một số nghiên cứu chỉ mới tập trung tại các đô thị
và thành phố lớn và mang tính tản mạn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh


2
và Đà Nẵng, trong khi các nghiên cứu đánh giá về chất lượng khơng khí tại
các khu vực khác ở Việt Nam còn rất hạn chế. Các nghiên cứu về chất lượng
khơng khí chỉ mới tập trung vào phân tích thống kê từ số liệu quan trắc mặt
đất và độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc rất lớn vào số lượng và vị
trí các trạm quan trắc (Trần Thị Vân và cộng sự, 2012), trong khi số trạm

quan trắc mơi trường khơng khí ở nước ta hiện nay cịn khá ít, gây nên sự
thiếu định lượng về mặt khơng gian, thiếu tính khách quan khi đưa ra các
nhận định, đánh giá về chất lượng khơng khí (Nguyễn Hải Hịa và cộng sự,
2017a).
Việc ứng dụng cơng nghệ viễn thám và GIS trong đánh giá chất lượng
mơi trường khơng khí đã được thực hiện ở nhiều khu vực với quy mô khác
nhau, đã thu được một số kết quả nhất định như: Xây dựng bản đồ chất lượng
khơng khí từ ảnh Landsat khu khai thác than tại Quảng Ninh (Nguyễn Hải
Hoà và cộng sự, 2017a); sử dụng tư liệu viễn thám mô phỏng phân bố bụi
PM10 khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh (Trần Thị Vân và cộng sự,
2014); ứng dụng GIS và viễn thám trong xây dựng bản đồ chất lượng khơng
khí khu vực khai thác khống sản tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình (Trần
Quang Bảo và cộng sự, 2018); nghiên cứu sử dụng kênh hồng ngoại nhiệt để
ước tính giá trị nhiệt độ bề mặt (Lê Vân Anh và Trần Tuấn Anh, 2014; Trần
Thị Ân và cộng sự, 2011). Các nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng tư liệu
viễn thám trong theo dõi, giám sát và đánh giá chất lượng khơng khí có độ tin
cậy và khả thi cao trong điều kiện hạn chế về số lượng trạm quan trắc môi
trường. Kết quả nghiên cứu nghiên cứu cho thấy có thể ứng dụng tư liệu viễn
thám trong giám sát và đánh giá môi trường khơng khí tại Việt Nam.
Thành phố Sơn La là một trong những tỉnh thuộc Tây Bắc có tiềm năng
về phát triển kinh tế và du lịch. Trong những năm gần đây, hoạt động quản lý
môi trường đã được quan tâm, đặc biệt về chất lượng môi trường nước và


3
khơng khí. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy mơi trường khơng
khí thành phố Sơn La đang chịu tác động lớn bởi các hoạt động như giao
thông, xây dựng, hoạt động của các khu công nghiệp, trong khi các điểm quan
trắc chất lượng khơng khí chưa nhiều và phân bố chưa đều, kết quả chỉ mang
tính đại diện tại thời điểm nên khó khăn trong việc phân loại chất lượng mơi

trường khơng khí, bên cạnh đó chi phí cao. Do vậy, kết quả quan trắc chưa đưa
ra bức tranh tổng quan về chất lượng khơng khí tồn thành phố Sơn La. Câu
hỏi đặt ra là làm thế nào để giám sát chất lượng mơi trường khơng khí có hiệu
quả và thường xuyên hơn, phát hiện sớm các điểm nóng về mơi trường khơng
khí? Mức độ tin cậy của việc sử dụng ảnh viễn thám trong đánh giá chất
lượng khơng khí so với kết quả quan trắc mặt đất có đáp ứng u cầu cho
phép khơng? Do vậy, việc nghiên cứu "Sử dụng tư liệu viễn thám để xây dựng
bản đồ phân cấp chất lượng khơng khí tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La giai
đoạn 2017 - 2019" có ý nghĩa thực tiễn và cấp thiết hơn bao giờ hết. Mục đích
của đề tài nghiên cứu là: Đánh giá thực trạng chất lượng khơng khí tại thành
phố Sơn La từ năm 2017 đến năm 2019; xây dựng bản đồ chất lượng khơng
khí thơng qua chỉ số API từ ảnh Landsat, đánh giá độ tin cậy của kết quả giá
trị API từ ảnh vệ tinh so với số liệu quan trắc; ước tính giá trị nhiệt độ trên
diện rộng khu vực thành phố Sơn La từ ảnh Landsat 8, đánh giá độ tin cậy của
kết quả ước tính giá trị nhiệt độ từ ảnh vệ tinh so với số liệu quan trắc; đề xuất
các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến mơi trường khơng khí trên địa
bàn thành phố Sơn La. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để xây dựng mơ
hình cơng nghệ địa không gian để theo dõi giám sát chất lượng khơng khí
thành phố Sơn La trong tương lai.


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về ơ nhiễm khơng khí
Tại Việt Nam, khi cơng nghiệp hố càng mạnh, đơ thị hố càng phát
triển thì nguồn thải gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí càng nhiều, áp lực làm
biến đổi chất lượng khơng khí theo chiều hướng xấu càng lớn hơn, yêu cầu
bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng
Hiện nay, các thơng số được sử dụng để đánh giá ơ nhiễm khơng khí

bao gồm bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi PM10, bụi mịn (PM2,5 và PM1), SO,
NO - NO2 - NOx, CO, O3, bụi chì, một số chất độc hại trong khơng khí và
tiếng ồn. Các thông số này được so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khơng
khí xung quanh. Thơng số độ ồn được so sánh với QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí được xác
định khi nồng độ các thơng số vượt giới hạn cho phép của QCVN với các
ngưỡng khác nhau của trung bình 1 giờ, 8 giờ, 24 giờ (ngày) và năm. Đây là
cơ sở dùng để đánh giá diễn biến ơ nhiễm mơi trường khơng khí theo thời
gian. Ngồi ra, bên cạnh phương pháp sử dụng QCVN thì chỉ số chất lượng
khơng khí (AQI),… cũng thường được sử dụng.
1.1.1. Ơ nhiễm khơng khí do bụi
Ơ nhiễm bụi ở nước ta được phản ánh chủ yếu qua các thông số bụi lơ
lửng tổng số TSP, bụi PM10 và bụi mịn (PM2,5 và PM1 ). Đáng lưu ý là các
hạt bụi mịn thường mang tính axit, có kích thước siêu nhỏ nên tồn tại rất lâu
trong khí quyển và có khả năng phát tán xa, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe
người dân và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội là đáng kể so với các hạt
bụi thơ (thường trung tính).
Bụi là một hệ phân tán, trong đó mơi trường phân tán là khí và pha
phân tán là các hạt rắn hoặc lỏng có kích thước lớn hơn kích thước đơn phân
tử song nhỏ hơn 500µm


5
Dựa theo kích thước, bụi thường được chia thành các loại sau:
- Bụi lắng: bụi có đường kính lớn hơn 100 µm.
- Bụi lơ lửng (Suspended Paticulates Matter - SPM): bụi có đường kính
nhỏ hơn hoặc bằng 100 µm. Đứng trên phương diện sức khỏe, bụi lơ lửng có
đường kính dưới 10 µm bắt đầu có khả năng xâm nhập vào phần trên hệ hơ
hấp, từ 2,5 µm trở xuống có khả năng đi sâu vào hệ hơ hấp. Vì vậy khi nghiên
cứu bụi lơ lửng có đường kính dưới 10 µm người ta thường quan tâm đến:

- Bụi PM10: bụi có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10µm.
- Bụi PM2,5: bụi có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm.
- Bụi nano: bụi có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 0,1 µm.
Bụi có thể phát sinh từ nguồn gốc tự nhiên hoặc từ hoạt động của con
người. Nguồn tự nhiên có thể kể đến như: cháy rừng, từ đại dương, bão cát,
núi lửa,... Nguồn do con người gồm: giao thông, xây dựng, đốt nhiên liệu,
hoạt động sản xuất, sinh hoạt, công nghiệp,...
Tác động của bụi đến sức khỏe con người
Trong nhiều thập kỷ qua, có rất nhiều bằng chứng chỉ ra các tác động
nguy hiểm đến sức khỏe của bụi PM10 và PM2,5. Tiếp xúc lâu với các hạt
này là nguyên nhân của các bệnh về đường hô hấp mãn tính, bệnh tim mạch,
giảm chức năng của phổi và nguy cơ tử vong sớm. Các hạt bụi có kích thước
lớn thường lắng đọng ở phần trên của hệ hô hấp, cịn các hạt bụi siêu mịn có
khả năng thâm nhập vào các phần sâu hơn của hệ hô hấp do chúng có khả
năng khuếch tán cao. Khả năng lắng đọng của các hạt PM với kích thước khác
nhau trong cơ thể người.
Do kích thước siêu nhỏ, bụi nano có những đặc tính khác biệt so với
các hạt bụi lớn hơn. Bụi nano có tổng diện tích bề mặt riêng rất lớn, chúng trở
nên linh động về mặt sinh học, do đó có thể tham gia nhiều phản ứng hóa học
và trở nên rất độc. Chẳng hạn, bụi nano với đường kính 2,5 nm và mật độ
5g/cm3 có diện tích bề mặt riêng là 240 m2/g. Các thí nghiệm độc học trên


6
động vật cho thấy, bụi nano gây ra nguy cơ viêm nhiễm cao hơn rất nhiều so
với các hạt bụi có kích thước lớn hơn.
Tiếp xúc lâu với bụi nano có thể gây một số biểu hiện: dị ứng kháng
thể, viêm da, nổi mề đay, viêm mạch máu,... Bụi nano được hấp thu qua
đường hô hấp, di chuyển xuống phổi gây ra bệnh hen suyễn, viêm phế quản,
tắc nghẽn phế nang và gây ung thư phổi; di chuyển xuống các hệ tuần hoàn

gây xơ vữa động mạch, co thắt mạch, nghẽn mạch, huyết áp cao. Khi phơi
nhiễm bụi nano trong thời gian dài, chúng có thể di chuyển vào não, góp phần
gây nên các bệnh thần kinh như đa xơ cứng, Parkinson, Alzheimer. Bụi nano
hấp thu qua đường tiêu hóa, di chuyển xuống hệ thống dạ dày - ruột gây viêm
đường ruột, ung thư ruột kết.
1.1.2. Ơ nhiễm khơng khí do tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn được xem là một trong những mối nguy hiểm lớn đối
với sức khoẻ của con người, nguy hiểm khơng khác gì các hiện tượng ô nhiễm
khác. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong vòng 3 thập kỷ
trở lại đây, ô nhiễm tiếng ồn đang trở nên bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường và chất lượng sống của con người
Phơi nhiễm tiếng ồn gây ra một loạt các ảnh hưởng đến sức khỏe, bao
gồm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim cũng như rối loạn giấc ngủ, suy
giảm nhận thức ở trẻ em, nguy cơ mắc các bệnh về hệ thần kinh liên quan đến
căng thẳng và ù tai.
1.1.3. Các khí ơ nhiễm khác
- NOx là hỗn hợp của khí NO2 và NO có mặt đồng thời trong mơi
trường, phát tán do q trình đốt nhiên liệu ở nhiệt độ cao từ hoạt động giao
thông, nhà máy nhiệt điện, lị hơi cơng nghiệp… Đây cũng là một trong
những nhân tố gây ra lắng đọng axit, thường có thời gian tồn tại từ 3 – 5 ngày
trong khí quyển. NOx được biết đến như một chất kích thích viêm tấy, và có
tác hại đối với hệ thống hô hấp.


7
- SO2: Là sản phẩm của quá trình đốt các nhiên liệu như than, dầu...
Đây cũng là chất góp phần gây lắng đọng axit. Thời gian tồn tại trong môi
trường từ 20 phút đến 7 ngày. Thêm nữa đây là khí có mùi hăng khét ngột
ngạt, người ta quan sát thấy rằng: khi hít thở khơng khí có SO2 với nồng độ
thấp (1-5 ppm) xuất hiện sự co thắt tạm thời các cơ mềm của khí quản. Ở

nồng độ cao hơn, SO2 gây xuất tiết nước nhây và viêm tấy thành phế quản,
làm tăng sức cản đối với sự lưu thơng khơng khí của đường hơ hấp, tức gây
khó thở.
- CO: là một loại khí độc do nó có phản ứng rất mạnh (có ái lực) với
hồng cầu trong máu và tạo ra Cacboxy hemoglobin (COHb) làm hạn chế sự
trao đổi và vận chuyển oxy từ máu đi nuôi cơ thể.
1.2. Tổng quan về công nghệ viễn thám và GIS
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
- GIS là hệ thống tích hợp phần cứng (hardware), phần mềm (software)
& dữ liệu (data) nhằm “chụp ảnh”, quản lý, phân tích & hiển thị tất cả các
dạng thông tin về địa lý. (Fedra ,1996)
- Viễn thám (Remote sensing) được định nghĩa như một môn khoa học
thu thập các thông tin trên bề mặt trái đất mà không cần tiếp xúc trực tiếp với
chúng. Công việc này được thực hiện bằng việc thu nhận và đo đạc các năng
lượng phản xạ hoặc phát xạ từ bề mặt vật thể hoặc trái đất sau đó tiến hành xử
lý, phân tích và ứng dụng các thơng tin đó trong các lĩnh vực khác nhau.
- Nội suy không gian là một chức năng trong GIS mà người sử dụng
muốn tính tốn một số liệu chính xác cho những vị trí mà khơng được đo hoặc
lấy mẫu dựa vào những vị trí đã được đo hoặc lấy mẫu.
Nội suy không gian xây dựng tập giá trị các điểm chưa biết từ tập các
điểm đã biết trên miền bao đóng của tập giá trị đã biết bằng một phương pháp
hay một hàm tốn học nào đó được xem như là quá trình nội suy.


8

1.2.2. Tầm quan trọng của tích hợp cơng nghệ viễn thám và GIS trong
quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Hiện nay, nguồn tư liệu viễn thám được sử dụng rộng rãi ở nước ta
trong các nghiên cứu về tài ngun thiên nhiên và mơi trường. Cùng với đó,

thiết bị tin học được đồng bộ hóa tăng khả năng xử lý nhanh chóng trong việc
xây dựng các loại bản đồ. Vì vậy, phương pháp viễn thám kết hợp với GIS sẽ
góp phần khắc phục nhiều hạn chế của phương pháp truyền thống và đặc biệt
hiệu quả trong xử lý số liệu nhằm nghiên cứu, quản lý tài nguyên thiên nhiên
và môi trường.
Những kết quả ứng dụng viễn thám gần đây chỉ ra rằng giải quyết một
vấn đề thực tiễn chỉ dựa đơn thuần trên tư liệu viễn thám là một việc hết sức
khó khăn và trong nhiều trường hợp khơng thể thực hiện nổi. Vì vậy cần phải
có một sự tiếp cận tổng hợp trong đó tư liệu viễn thám giữ một vai trò quan
trọng và kèm theo các thông tin truyền thông khác như số liệu thống kê, quan
trắc, số liệu thực địa. Cách tiếp cận đánh giá, quản lý tài nguyên như vậy
được các nhà chuyên môn đặt tên là hệ thống thông tin địa lý.
GIS là cơng cụ dựa trên máy tính dùng cho việc thành lập bản đồ và
phân tích các đối tượng tồn tại và các sự kiện bao gồm đất đai, sơng ngịi,
khống sản, con người, khí tượng thuỷ văn, mơi trường nơng nghiệp v.v xảy
ra trên trái đất. Công nghệ GIS dựa trên các cơ sở dữ liệu quan trắc, viễn thám
đưa ra các câu hỏi truy vấn, phân tích thống kê được thể hiện qua phép phân
tích địa lý. Những sản phẩm của GIS được tạo ra một cách nhanh chóng,
nhiều tình huống có thể được đánh giá một cách đồng thời và chi tiết. Hiện
nay nhu cầu ứng dụng công nghệ GIS trong lĩnh vực điều tra nghiên cứu, khai
thác sử dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng gia
tăng không những trong phạm vi quốc gia, mà trên cả phạm vi quốc tế. Tiềm
năng kỹ thuật GIS trong lĩnh vực ứng dụng có thể chỉ ra cho các nhà khoa học
và các nhà hoạch định chính sách, các phương án lựa chọn có tính chiến lược
về sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường.


9
1.2.3. Ứng dụng của công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu về ơ
nhiễm khơng khí

1.2.3.1. Trên thế giới
Cơng nghệ viễn thám và GIS đã trở nên rất phổ biến và được ứng dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt có hiệu quả cao trong ứng dụng đối với
mơi trường nói chung, mơi trường khơng khí nói riêng. Trên thế giới đã có
nhiều những nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ viễn thám và GIS có giá trị
khoa học trong đánh giá chất lượng khơng khí. Dựa trên mức độ tương quan
của độ dày sol khí để nghiên cứu mức độ ơ nhiễm các thành phần khơng khí
từ tư liệu ảnh viễn thám.
Năm 1992, nghiên cứu: “Xây dựng mối tương quan giữa độ dày sol khí
và mức độ nhiễm khơng khí bằng cách sử dụng dữ liệu vệ tinh tại chỗ” của
Sifakis và Deschamps đã tính tốn chỉ số AOT và các thuật toán để xác định
nồng độ các chất trong khơng khí.
Năm 2011, nghiên cứu “Sử dụng ảnh viễn thám MODIS và công nghệ
GIS nhằm giám sát bụi PM10 tại Kuala Lumpur, Malaysia” của tác giả
Amanollahi Jamil và cộng sự .
Năm 2012, Mozumder và cộng sự đã nghiên cứu để xây dựng mơ hình
đánh giá chất lượng khơng khí ở thành phố đơ thị Hyderabad (Ấn Độ) dựa
trên chỉ số ơ nhiễm khơng khí API và dữ liệu thực tế mặt đất (Chitrini
Mozumder et al, 2012).
Năm 2014, nghiên cứu “Ước lượng nồng độ PM10 sử dụng các phép
đo mặt đất và ảnh vệ tinh Landsat 8 OLI” của Salah Abdul Hameed Saleh và
Ghala Hasan tại thành phố Kirkuk, Irad nhằm tạo ra mơ hình thực nghiệm để
xác định nồng độ bụi PM10 trong khí quyển bằng các dải nhìn thấy được của
ảnh vệ tinh Landsat 8 OLI.
Năm 2015, nghiên cứu “Ứng dụng GIS trong nghiên cứu chất lượng
không khí giao thơng đơ thị” được thực hiện bởi nhóm tác giả Amrit Kumar,


10
Rajeev Kumar Mishra and S. K. Singh nhằm đánh giá và dự báo sự phân tán

ơ nhiễm khơng khí liên quan đến giao thông trong khu vực đô thị.
Đánh giá chung: Các nghiên cứu này đã sử dụng công nghệ viễn thám
và GIS để nghiên cứu, tính tốn xây dựng các bản đồ về chất lượng khơng khí
được cơng nhận với mức độ tin cậy cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu
tập trung tiến hành ở các khu đô thị lớn trên thế giới với mức độ ô nhiễm đáng
chú ý.
1.2.3.2. Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS
đối với môi trường khơng khí cũng được quan tâm hơn ở nước ta.
Năm 2012, “Nghiên cứu khả năng phát hiện ô nhiễm bụi trên khu vực
đô thị bằng công nghệ viễn thám nhằm hỗ trợ quan trắc mơi trường khơng
khí” được thực hiện bởi nhóm tác giả Trần Thị Vân, Trịnh Thị Bình, Hà Dương
Xuân Bảo Đại học Quốc gia TPHCM đã nghiên cứu phát hiện thành phần bụi
PM10 từ ảnh vệ tinh SPOT 5 sử dụng phương pháp chính là tính thống kê hồi
quy tương quan giữa nồng độ bụi PM10 quan trắc từ trạm mặt đất và giá trị
phản xạ trên từng kênh ảnh với các thành phần chính của ảnh vệ tinh.
Năm 2014, nghiên cứu “Viễn thám độ dày quang học mô phỏng phân
bố bụi PM10 khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Thị
Vân và cộng sự đã thực hiện phân tích tương quan, hồi quy giữa giá trị AOT
tính tốn trên ảnh và nồng độ PM10 đo tại các trạm quan trắc mặt đất để tìm
ra hàm hồi quy tốt nhất, tính tốn nồng độ PM10 trên ảnh
Năm 2016, đề tài “Sử dụng tư liệu vệ tinh MODIS đánh giá chất lượng
khơng khí khu vực đồng bằng sông Hồng” của tác giả Phạm Thị Duyên, đại
học Quốc gia Hà Nội.
Năm 2017, nghiên cứu“Sử dụng ảnh Landsat xây dựng bản đồ phân bố
ô nhiễm khơng khí do hoạt động khai thác khống sản tại huyện Hoành Bồ,
tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Hải Hòa, Nguyễn Thị Hương đã sử


11

dụng các chỉ số thực vật để xây dựng bản đồ phân bố mức độ ơ nhiễm khơng
khí khu vực nghiên cứu.
Năm 2018, nghiên cứu “Ứng dụng gis và viễn thám trong xây dựng bản
đồ chất lượng khơng khí khu vực khai thác khống sản, huyện Lương Sơn,
tỉnh Hịa Bình” được thực hiện bởi nhóm tác giả Trần Quang Bảo, Hồ Ngọc
Hiệp và Lê Sỹ Hòa tiếp tục sử dụng ảnh Landsat thơng qua tính tốn chỉ số
API để đánh giá chất lượng khơng khí khu vực nghiên cứu. Kết quả đem lại
rất khả quan và góp phần trong cơng tác quản lý giảm thiểu tác động tiêu cực
đến môi trường từ hoạt động khai thác khống sản.
Nhìn chung, các nghiên cứu dựa trên công nghệ viễn thám và GIS để
đánh giá, phân tích chất lượng khơng khí ở nước ta đang ngày càng phát triển,
nhân rộng. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn đang tập trung chủ yếu tại các đô
thị lớn ở nước ta, các thành phố đang phát triển như Sơn La cần được quan
tâm hơn nữa, phát triển kinh tế đẩy mạnh song song với bảo vệ mơi trường
nói chung, mơi trường khơng khí nói riêng.


12
Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đề tài góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học trong việc ứng dụng viễn
thám và GIS xây dựng bản đồ phân bố chất lượng khơng khí tại thành phố Sơn
La, tỉnh Sơn La.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng chất lượng mơi trường khơng khí tại thành phố
Sơn La, tỉnh Sơn La;
- Xây dựng bản đồ phân cấp chất lượng mơi trường khơng khí (theo TSP

và giá trị nhiệt độ bề mặt) thành phố Sơn La giai đoạn 2017 - 2019 dựa trên tư
liệu viễn thám;
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường khơng khí khu vực
nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Để đánh giá chất lượng khơng khí tại thành phố Sơn La, đề tài sử dụng
một số chỉ tiêu môi trường như CO, SO2, NO2, PM10, TSP, nhiệt độ bề mặt đất.
Ngoài ra, để đánh giá chất lượng mơi trường khơng khí trên diện rộng, nghiên
cứu sử dụng tư liệu ảnh viễn thám Landsat đa thời gian từ năm 2015 đến 2019.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Để đánh giá thực trạng chất lượng mơi trường
khơng khí, đề tài tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của nồng độ bụi, giá trị nhiệt
độ bề mặt đất và một số thơng số mơi trường khơng khí khác. Ngồi ra, để đánh
giá chất lượng khơng khí trên diện rộng tồn thành phố Sơn La, đề tài sử dụng
liệu viễn thám Landsat để xây dựng bản đồ phân cấp chất lượng không khí theo


13
TSP và giá trị nhiệt độ bề mặt, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng
khơng khí trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Phạm vi không gian: Tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân cấp chất lượng mơi
trường khơng khí (sự phân bố nồng độ bụi, giá trị nhiệt độ bề mặt đất) từ năm
2015 đến năm tháng 9/2019.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu thực trạng mơi trƣờng khơng khí tại thành phố Sơn
La, tỉnh Sơn La
Đánh giá thực trạng chất lượng khơng khí trên cơ sở số liệu quan trắc mơi
trường hàng năm trên địa bàn thành phố Sơn La từ hoạt động giao thông, công
nghiệp, xây dựng và các hoạt động khác.

2.4.2. Nghiên cứu xây dựng bản đồ chất lượng khơng khí qua các năm
nghiên cứu
- Xây dựng bản đồ chất lượng khơng khí do ảnh hưởng bụi theo dữ liệu
viễn thám (API) qua các 2017, 2018 và 2019;
- Đánh giá độ tin cậy kết quả từ tư liệu viễn thám so với giá trị quan trắc;
2.4.3. Nghiên cứu xây dựng bản đồ nhiệt độ bề mặt đất qua các năm
nghiên cứu
- Xây dựng bản đồ chất lượng môi trường khơng khí theo giá trị nhiệt độ
bề mặt đất qua các năm 2015, 2016, 2017, 2018 và 2019;
- Đánh giá độ tin cậy kết quả từ tư liệu viễn thám so với giá trị quan trắc;
2.4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng
không khí khu vực nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp theo vùng ô nhiễm;
- Đề xuất giải pháp về kinh tế, chính sách;
- Đề xuất giải pháp về kỹ thuật và công nghệ.


14

2.5. Dữ liệu sử dụng
Để đánh giá chất lượng không khí, nghiên cứu đã kế thừa số liệu quan
trắc chất lượng mơi trường khơng khí từ Trung tâm Quan trắc tài nguyên và
môi trường tỉnh Sơn La trong các năm 2015, 2016, 2017, 2018, tháng 3, 6
năm 2019 (84 mẫu) và tiến hành quan trắc tháng 7, 8, 9 năm 2019 (60 mẫu)
để tính tốn API thực tế. Ngồi ra, nghiên cứu sử dụng tư liệu ảnh Landsat 8
để ước tính chỉ số ơ nhiễm khơng khí API và thành lập bản đồ chất lượng
khơng khí tại thành phố Sơn La trong các năm 2015, 2016, 2017, 2018 và
2019 (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Dữ liệu ảnh viễn thám sử dụng trong nghiên cứu
Độ phân giải


TT

Mã ảnh

Ngày chụp

1

LC81280452015077LGN01

18/03/2015

30

128/45

2

LC81280452016128LGN01

07/05/2016

30

128/45

3

LC81280452017082LGN00


23/03/2017

30

128/45

2

LC81280452018069LGN00

10/03/2018

30

128/45

3

LC81280452019088LGN00

29/03/2019

30

128/45

(m)

Path/row


Nguồn: />2.6. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.6.1. Phương pháp kế thừa số liệu thứ cấp
Kế thừa các số liệu thuộc chương trình quan trắc mơi trường tỉnh Sơn La
các năm 2015, 2016, 2017, 2018 và năm 2019; tài liệu từ các báo cáo khoa học
liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
2.6.2. Phương pháp so sánh
So sánh kết quả quan trắc chất lượng môi trường khơng khí với Quy
chuẩn 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khơng
khí xung quanh; so sánh kết quả chất lượng mơi trường khơng khí từ tư liệu viễn
thám với kết quả quan trắc.


15
2.6.3. Phương pháp xây dựng bản đồ chất lượng không khí theo API
Để xây dựng bản đồ chất lượng khơng khí thơng qua chỉ số ơ nhiễm
khơng khí API (Air Pollution Index) tại thành phố Sơn La qua các năm,
nghiên cứu đã tính tốn các chỉ số thực vật NDVI (Normalised Difference
Vegetation Index), VI (Vegetation Index) và TVI (Transformed Vegetation
Index). Các bước xây dựng bản đồ chất lượng khơng khí được thể hiện tại Sơ
đồ 2.1.
Bƣớc 1: Phƣơng pháp tiền xử lý ảnh Landsat
- Phương pháp tiền xử lý ảnh được áp dụng để loại trừ sai số vị trí điểm
ảnh do góc nghiêng ảnh chụp và địa hình gây ra. Việc chuyển đổi cấp độ sáng
thành giá trị bức xạ và phản xạ rất cần thiết nhằm loại bỏ sự khác biệt giữa giá
trị ghi trong ảnh và giá trị phản xạ phổ bề mặt (Nguyễn Hải Hòa và cộng sự,
2017b). Ngồi ra, nó cũng giúp giảm sự khác biệt giá trị phản xạ phổ của các
đối tượng ở các Sensors khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải
Hịa và cộng sự (2016), q trình tiền xử lý ảnh được thực hiện qua 2 bước:
+ Chuyển các giá trị số (Digital number) trên ảnh về giá trị của bức xạ

vật lý tại sensor:
L = MLQcal + AL
Trong đó: L : Giá trị bức xạ phổ tại sensor; Qcal: Giá trị số trên ảnh
(DN);

ML:

Giá

trị

Radiance_Mult_Band_x;

AL:

Giá

trị

Radiance_Add_Band_x
+ Chuyển các giá trị bức xạ vật lý tại sensor về giá trị của phản xạ ở
tầng trên khí quyển của vật thể:
ρ= L/sin(θsz)
Trong đó: ρλ: Phản xạ ở tầng trên của khí quyển(Planetary TOA
Reflectancre) (thứ ngun,khơng có đơn vị);θsz: Góc thiên đỉnh (góc cao) của
mặt trời (độ).


×