Tải bản đầy đủ (.pdf) (584 trang)

Nghiên cứu sử dụng đất bền vững và phát triển nông thôn vùng đồi núi yên châu, tỉnh sơn la, việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.47 MB, 584 trang )



Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Trâu Quì, Gia Lâm, Hà Nội




Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài:

Nghiên cứu sử dụng đất bền vững và
phát triển nông thôn vùng đồi núi
yên châu, tỉnh sơn la, việt nam

GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh




7297
15/4/2009


Hà Nội, 12-2008

Bản quyền thuộc ĐHNNHN
Đơn xin sao chép toàn bộ hoặc từng phần tài liệu này phải gửi đến Hiệu trởng
ĐHNNHN trừ trờng hợp sử dụng với mục đích nghiên cứu.



1

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN


TT Họ và tên, chức danh,
học vị
Đơn vị Ghi chú
1 GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh Đại học Nông nghiệp Chủ trì
2 PGS.TS. Phạm Thị Hương Đại học Nông nghiệp Đề tài nhánh N1
3 TS. Nguyễn Đình Vinh Đại học Nông nghiệp Đề tài nhánh N2
4 ThS. Vũ Thanh Hải Đại học Nông nghiệp Đề tài nhánh N3
5 PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh Đại học Nông nghiệp Đề tài nhánh N4
6 PGS.TS. Nguyễn Thị Lươ
ng Hồng Đại học Nông nghiệp Đề tài nhánh N5
7 PGS.TS. Lê Thị Thuý Viện Chăn nuôi Quốc gia Đề tài nhánh N6
8 TS. Nguyễn Văn Viên Đại học Nông nghiệp Thư ký, tham gia đề
tài nhánh N4









BÁO CÁO TÓM TẮT













2

BO CO TểM TT


T nm 2000 n nm 2009 Chng trỡnh Vựng cao (UPLANDS) cú tờn
Nghiờn cu s dng t bn vng v phỏt trin nụng thụn vựng i nỳi ụng
Nam , ký gia B Khoa hc v Cụng ngh (MOST), Hi ng nghiờn cu Thỏi
Lan (NRTC) v C quan nghiờn cu c (DFG) ó c thc hin qua 3 pha vi
mc ớch l úng gúp v mt khoa hc gi gỡn, bo tn ngun ti nguyờn thiờn
nhiờn v ci thin cỏc iu kin s
ng ca nhõn dõn nụng thụn vựng nỳi ca Vit
Nam v ụng Nam .
Trng i hc Nụng nghip H Ni c giao thc hin ti ngh nh th
Pha 1, nghim thu thỏng 5/2003 vi mt s kt qu bc u cú ý ngha trong vic
nh hng phỏt trin cõy xoi (n h thp v ghộp ging mi), cõy che ph t h
u, ỏp dng GIS trong s dng t, sy bng nng lng mt tri (
o Chõu Thu,
2003).
Sang Pha 3 (2006-2008) ti ngh nh th c thc hin ti huyn Yờn

Chõu, tnh Sn La vi 6 ti nhỏnh.
Kt qu ni bt bao gm:
- ó iu tra phõn tớch tng quan v kinh t k thut sn xut nụng nghip
(theo tng ni dung ca ti) ti 5 xó huyn Yờn Chõu.
- Xõy dng c 1 Bộ tài liệu kỹ thuật (ICM ngô và lúa, trồng tỏi và bí xanh,
thâm canh xoài, chn nuụi ln sinh sn, nuụi cỏ rụ phi) cho nông dân v hun luyn
cho 448 nụng dõn.
- ó nghiờn cu cỏc yu t k thut cn thit trong ci to, chm súc vn xoi, xõy
dng mụ hỡnh ci to vn xoi 0,55 ha nng sut tng 200-240%
- Nghiờn cu v a thnh cụng cõy bi Din vo Yờn Chõu; Trng mi c
1,69 ha bi din v xoi t t l sng 90%.
- Xỏc nh cỏc yu t k thut cn thit trồng xen và che phủ đất cho vn xoi
thời kì kiến thiết cơ bản v nng ngụ, gim lng xúi mũn 10-15%; Xỏc nh cõy
Mch mụn l mt cõy ngoi tỏc dng chng xúi mũn tt li s dng c lm
thuc.

3
- Xác định được các biện pháp kỹ thuật trồng tỏi và bí xanh cho hiệu quả kinh tế
cao trong vụ đông
- Xác định được các yếu tố cần thiết trong việc áp dụng ICM trên cây lúa và cây
ngô cho hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng 28%
- Xây dựng được 6 mô hình nuôi cá rô phí đơn tính cho hiệu quả kinh tế
- Đã nghiên cứu các yếu tố sinh học phát triển và kỹ thuật nuôi lợn Móng Cái, lợn
Bản giúp cho công tác bảo tồn nguôn gen quí hiếm tại
địa phương và nâng cao hiệu
quả chăn nuôi lợn cho các nông hộ
- Góp phần đào tạo được 29 kĩ sư nông nghiệp và một số khuyên nông viên địa
phương được nâng cao trình độ. Tham gia đào tạo 01 Nghiên cứu sinh.
- Đề tài đã công bố được 11 bài báo trong đó có 8 bài trên các tạp chí trong nước và
3 bài tại Hội nghị khoa học Dự án UPLANDS tại Thái Lan.

- Tổng kinh phí đề tài đã sử dụng là 975.039.050,0 ®ång
Đánh giá chung: Đề tài đã hoàn thành đầy đủ nhiệ
m vụ Hợp đồng đã ký.



















4
Môc lôc

Lời mở đầu……………………………………………………………………….… 7

Chương 1. Nghiên cứu xây dựng mô hình thâm canh vườn xoài và bưởi đạt hiệu quả
kinh tế cao và bền vững tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La…………………… 9
Tính cấp thiết……………………………………………………………… …9

Mục tiêu…………………………………………………………………………… 9
Phương pháp nghiên cứu…………….………………………………………… 10
Kết quả nghiên cứu ………… ……………………………………………… 12
Nhận xét ………………………… ……………………………… 24
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………… 26
Chương 2. Nghiên cứu xây dựng một số mô hình cây trồng xen, cây che phủ, cải tạo
đất trống đồi núi trọc tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
28
Error! Bookmark not defined.
Mục tiêu……………………………………… ……………………………… 28
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 28
Phương pháp nghiên cứu…………………………… …………………………30
Kết quả nghiên cứu ………………………………… ……………………… …34
Kết luận và đề nghị …………………………………… ………………………48
Tài liệu tham khảo…………………………………… ………………………… 49
Chương 3. Nghiên cứu xây dựng mô hình cây vụ đông………… ……………….51
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng và thâm canh cây bí xanh tại Yên Châu -
Sơn La…………………………………………………… …… 51
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng và thâm canh cây tỏi tại Yên Châu - Sơn
La……………………………………………… ………… 64
Sâu bệnh hại bí xanh (Benincasa hispida Cogn) và biện pháp phòng chố
ng ở Yên
Châu, Sơn La…………………………………………………………………… …76
Kết quả tập huấn kỹ thuật trồng tỏi và bí xanh cho người dân Viêng Lán và Chiềng
Pằn………………. ……………………………………………… …………… …84
Kết quả đào tạo và công bố………………………………………………… … …84
Kết luận …………………….………………………………………………… …85
Tài liệu tham khảo………………………………………………… …………… 86
Chương 4. Nghiên cứu áp dụng biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trên cây
lúa và cây ngô ……………………………………………………… ……………87


5
Quản lý tông hợp cây lúa……………………………………………………… 87
Đặt vấn đề………… ………………………………………………………………87
Mục tiêu…………………………………………………………………………….88
Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………… 89
Kết quả nghiên cứu ……………………………………………………… ……… 89
Quản lý tông hợp cây ngô…………………………………………………………111
Kết quả huấn luyện lớp Quản lý tông hợp cây ngô (ICM) ………………………111
Kết quả nghiên cứu phòng chống mọt ngô……………………………………… 119
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ ngô tại bản Chiềng Thi………………………… 125
Kết luận và đề nghị……………………………………………………………… 133
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………… 135
Chương 5. Nghiên cứu Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đạt hiệu quả cao
tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn
La……………………………………………… 137Error! Bookmark not
defined.
Đặt vấn đề………………………………………………………………………….137
Nội dung và Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… 138
Kết quả nghiên cứu và thảo luận ………………………………………………… 145
Kết luận ……… ………………………………………………………………… 154
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………….155
Chương 6. Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn trong nông hộ
tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La thông qua x©y dùng ®µn lợn sinh sản h¹t nh©n
giống địa phương………………………………………………………… …… 156
Đặt vấn đề …… ………………………………………………………………… 156
Mục tiêu……………………………………………………………………………157
Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………… 157
Kết quả nghiên cứu và thảo luận………………………………………………… .159
Kết lu

ận và đề nghị ………………………………… ……………………… 165
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………167
Phụ lục 1. Báo cáo tài chính đề tài…………………………………………………168
Phụ lục 2. Danh sách các công trình đã công bố liên quan đến đề tài……… … 169
Phụ lục 3. Danh sách các chuyên đề………………………………… ………… 170
Phụ lục 4. Nhận xét các hoạt động tại địa phương…………………………………171

6



Bảng chú giải các chữ viết
tắt, ký hiệu, đơn vị đo, từ
ngắn hoặc thuật ngữ






























BVTV Bảo vệ thực vật
CT Công thức
ĐC Đối chứng
ĐHNNHN
Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội
FFS Lớp nông dân
FP Ruộng nông dân
ICM Quản lý cây trồng tổ
ng hợp
IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
MOST Bộ Khoa học Công nghệ
PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia
RCB Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
UPLANDS Chương trình Vùng cao

7




LỜI MỞ ĐẦU

Từ năm 2000 đến nay Chương trình Vùng cao (UPLANDS) có tên “Nghiên cứu sử
dụng đất bền vững và phát triển nông thôn vùng đồi núi Đông Nam Á“, ký giữa Bộ
Khoa học và Công nghệ (MOST), Hội đồng nghiên cứu Thái Lan (NRTC) và Cơ quan
nghiên cứu Đức (DFG) đã được thực hiện qua 3 pha với mục đích là đóng góp về mặt
khoa học để giữ gìn, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và cải thiệ
n các điều kiện sống
của nhân dân nông thôn vùng núi của Việt Nam và Đông Nam á. Các nội dung nghiên cứu
ở Việt Nam trong 2 pha trước (2000-2006) liên quan chủ yếu tới các nghiên cứu cơ bản
của các chuyên ngành kinh tế xã hội, rất ít các nghiên cứu phát triển. Pha 3 (2006-2009),
ngoài các Dự án nhánh về kinh tế xã hội, có thêm 4 dự án nhánh về Phát triển kỹ thuật (cây
xoài, xói mòn đất, hệ thống cây trồng và rửa trôi thuốc BVTV).
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, ở Việt Nam có tớ
i 1/4 diện tích đất tự nhiên là đất
trống đồi núi trọc. Hiện nay, tốc độ tăng đất thoái hoá, đặc biệt ở vùng miền núi phía Bắc,
ngày càng mạnh tới mức báo động. Trong 10 năm qua, đã có một số cơ quan trong và
ngoài nước tiến hành một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề trên và đạt được một số kết
quả nhất định. Gần đây nhất, các Viện nghiên cứu như Vi
ện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam, Viện Chăn nuôi quốc gia, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trường ĐHNN
đã phối hợp với nhiều cơ quan trong và ngoài nước thực hiện thành công một số đề tài dự
án. Ví dụ dự án “Nghiên cứu các hệ thống canh tác bền vững trên đất dốc tại Chợ Đồn, Bắc
Kạn” phối hợp với CIRAD (Pháp), CIDA (Thụy Điển), Dự án Nông lâm kết hợp ở Na Rì,
Ba Bể (Bắc Kạn), Đồng Hỷ (Thái Nguyên)…
Kết quả cho thấy việc áp dụng các biện pháp canh tác bất hợp lý là một trong những
nguyên nhân chính đẩy nhanh tốc độ thoái hoá đất, đặc biệt trên đất dốc. Các đề tài trên đã

xác định được một số loài cây trồng như cây chè, cây ăn quả, cây thức ăn gia súc nhất là cỏ
đối với bò sữa và bò thịt, cây lâm nghiệp và mô hình canh tác phù hợp trên đất dốc, mô
hình kinh tế hộ, các mô hình tín dụ
ng nông thôn vừa cải tạo được đất hoang hoá, vừa tăng
hiệu quả kinh tế. Việc mở rộng áp dụng các kỹ thuật tiến bộ đã thu được từ các chương
trình/ dự án trước là một trong những giải pháp hữu hiệu để tăng năng suất nông lâm
nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân và thu hẹp khoảng cách thành thị – nông thôn,

8
đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường.
Chương trình hợp tác nghiên cứu ba bên giữa Cộng hoà liên bang Đức-Việt Nam và
Thái Lan giai đoạn 1 từ tháng 7/2000 đến tháng 6/ 2003 gọi tắt là chương trình Vùng cao
(The UPLANDS PROGRAM) đã hoàn thành mục tiêu giai đoạn 1. Nhiều kết quả nghiên
cứu như thông qua phương pháp nghiên cứu có sự tham gia đã xác định nguồn tài nguyên
thiên nhiên, đồng cỏ, các kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi lợn tại nông hộ, …đã thu được
và chia sẻ
giữa chuyên gia 3 nước. Trong chương trình này, ở Việt Nam, 7 đề tài nhánh đã
thu được nhiều kết quả chủ yếu về mặt nghiên cứu cơ bản như xác định phương pháp tiếp
cận có sự tham gia, xác định sự hiện diện của các loài thực vật trên đất trống đồi trọc, xác
định hiệu quả chăn nuôi lợn và gà nông hộ, đánh giá hệ thống trang trại, đánh giá tiềm

ng sản xuất nông sản hàng hoá, sở hữu đất đai và quản lý các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và vấn đề tài chính nông thôn. Sang giai đoạn 2 có 9 dự án nhánh, chủ yếu tiếp tục
các dự án nhánh của giai đoạn 1, thêm dự án nhánh về nuôi cá nông hộ (cá trắm cỏ) và
nghiên cứu về thể chế.
Phía Nhà nước đã cấp kinh phí Đề tài vối ứng pha 1. Đề tài này được nghiệm thu
tháng 5/2003 đạt kết quả xuất sắc, một số kế
t quả bước đầu có ý nghĩa trong việc định
hướng phát triển cây xoài (đốn hạ thấp và ghép giống mới), cây che phủ đất họ đậu, áp
dụng GIS trong sử dụng đất, sấy bằng năng lượng mặt trời (Đào Châu Thu, 2003).

Từ các kết quả nghiên cứu của dự án, của đề tài vốn đối ứng và đặc biệt là đề xuất của Sở
Khoa học và công nghệ Sơn La, c
ủa Trạm Khuyến nông huyện Yên Châu, nơi triển khai
chính dự án, đặc biệt là trong bối cảnh xây dựng Thủy điện Sơn La, nơi sẽ có khoảng 90
000 người dân phải tái định cư lên vùng đất mới có 6 chủ đề nghiên cứu thực nghiệm có
giá trị định hướng về mặt khoa học và ứng dụng trực tiếp mang lại lợi ích cho người dân
địa phương, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho th
ực hiện đề tài Nghị định thư với tên gọi
“Nghiên cứu sử dụng đất bền vững và phát triển nông thôn vùng đồi núi Yên Châu
tỉnh Sơn La, Việt Nam“.
Mục tiêu đề tài là: Xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp nhằm sử
dụng đất bền vững và phát triển nông thôn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và đời
sống nông dân các dân tộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Đề tài có 6
đề tài
nhánh.
Báo cáo này trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ đề tài và để dễ theo dõi đánh giá,
báo cáo được trình bày theo từng đề tài nhánh, mỗi đề tài nhánh là 1 chương. Phần cuối là so
sánh kết quả thực hiện với nhiệm vụ được giao, kết luận đề nghị và phần phụ lục.

9



Chương 1. Nghiên cứu xây dựng mô hình thâm canh vườn xoài và bưởi đạt hiệu quả
kinh tế cao và bền vững tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La

1. TÍNH CẤP THIẾT
Với lợi thế về tài nguyên khí hậu, đất đai và hai giống xoài đặc sản địa phương là xoài
Tròn và xoài Hôi chín sớm, hơn 400 ha xoài được trồng tập trung như hiện nay ở 8 xã trong
huyện nếu được đầu tư chăm sóc tốt thì huyện Yên Châu có thể

cung cấp một số lượng xoài
đáng kể cho thị trường miền bắc hiện đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn xoài cung cấp từ
miền nam, nhờ đó có thể mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho những người trồng xoài địa
phương. Tuy nhiên, tập quán nhân giống bằng hạt và canh tác quảng canh, vườn xoài già, cây
cao to, tán lớn, sâu bệnh hại nặng nề, các vườn xoài mới trồng ít được chăm sóc, cây sinh
tr
ưởng kém là những trở ngại và khó khăn chính trong sản xuất xoài hiện nay ở địa phương.
Để cây xoài trở thành cây đặc sản của địa phương, là nguồn thu nhập quan trọng
của nông hộ và góp phần xây dựng Yên Châu trở thành vùng sản xuất xoài hàng hóa tập
trung, tạo ra sản phẩm xoài có mã quả đẹp, năng suất cao ở miền bắc trên cơ sở khai thác
có hiệu quả lợi thế về tài nguyên khí hậu, đất đai và ngu
ồn lao động dồi dào của địa
phương cần từng bước nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật thâm canh xoài đơn
giản, đầu tư thấp, dễ áp dụng nhưng có hiệu quả kinh tế cho người trồng xoài địa phương.
Mặt khác, các mô hình trồng thử nghiệm cây bưởi Diễn tại Yên Châu nếu thành
công sẽ góp phần đa dạng thêm sản phẩm hàng hóa nông sản, góp phần tăng thu nhập cho
ng
ười dân địa phương. Đó chính là lý do để chúng tôi thực hiện đề tài này.
2. MỤC TIÊU
- Xác định các biện pháp kỹ thuật cải tạo vườn xoài theo hướng tạo tán thấp, dễ
thâm canh để tăng năng suất, phẩm chất và cải thiện mã quả xoài Yên Châu.
- Trồng mới các vườn xoài đặc sản địa phương và bưởi Diễn để thâm canh và
chuyển giao kỹ thuật, góp phần thay đổi tập quán sản xu
ất quảng canh sang sản
xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho nông hộ từ sản xuất vườn.
- Bước đầu tuyển chọn các cây xoài địa phương ưu tú để làm vật liệu nhân giống
phổ biến ra sản xuất.

10
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Lựa chọn đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn là cây xoài và bưởi Diễn. Cây xoài là cây ăn quả
truyền thống của địa phương, hiện nay đang trở thành vùng sản xuất hàng hóa. Cây bưởi
Diễn là cây có giá trị kinh tế cao, có khả năng thích ứng rộng, dễ trồng, dễ bảo quản nên
được lựa chọn đưa vào nghiên cứu nhằ
m đa dạng hóa nông sản và tăng thêm nguồn thu
nhập cho nông dân địa phương.
3.2. Các nội dung nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật đã tiến hành
Trong thời gian 3 năm thực hiện dự án đã tiến hành nghiên cứu 4 nội dung như sau:
- Nghiên cứu tuyển chọn cây xoài Hôi và Tròn đầu dòng
- Xác định các biện pháp thâm canh tăng năng suất vườn xoài
- Nghiên cứu xác định các tác nhân và biện pháp cải thiện mẫu mã quả xoài.
- Nghiên cứ
u biện pháp thâm canh bưởi Diễn.
Ngoài 4 nội dung nghiên cứu đề tài còn tiến hành chuyển giao kỹ thuật thông qua các hoạt
động như:
- Xây dựng mô hình trồng mới xoài và bưởi (1,5 ha) và mô hình cải tạo vườn xoài
theo hướng thâm canh (0,5 ha),
- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật thâm canh xoài và bưởi Diễn cho nông dân vùng dự
án (xã Tú Nang và xã Chiềng Pằn).
3.2.1. Nghiên cứu tuyển chọn cây xoài Tròn và xoài Hôi
Nghiên cứu được tiến hành tại các vườn xoài ở xã Tú Nang, huyện Yên Châu trong
thời gian từ 2006-2008. Để tuy
ển chọn các cây xoài có triển vọng chúng tôi áp dụng
phương pháp điều tra nông hộ theo phiếu điều tra thiết kế sẵn kết hợp theo dõi trực tiếp các
chỉ tiêu về đặc điểm hình thái, sinh trưởng, ra hoa, đậu quả, năng suất cá thể trong 3 năm
liên tục từ năm 2006-2008. Phiếu điều tra xem ở phần phụ lục kèm theo. Các cây xoài
được đánh dấu theo giống và số thứ tự như T1: cây xoài Tròn 1; H1: cây xoài Hôi 2 vv
Các ký hiệu này cũng được sử dụng trong các bảng số liệu.
3.2.2. Nghiên cứu xác định các biện pháp nâng cao mẫu mã quả xoài

a. Thí nghiệm 1 năm 2006: Đánh giá ảnh hưởng của việc đốn tỉa và thâm canh đến sinh trưởng
lộc thu trên xoài Tròn và xoài Hôi với các công thức thí nghiệm trên mỗi giống như sau:
CT1: cây xoài không đốn tỉa, chăm sóc như người dân địa phương vẫn làm
CT2: Đốn tỉa + bón phân + phòng trừ sâu, bệnh
CT3: Đốn tỉa + bón phân + phòng trừ sâu, bệ
nh + phun Pomior 0,4%.
Đốn tỉa được tiến hành lần 1 vào tháng 7 năm 2006

11
b. Thí nghiệm 2 năm 2007. Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh và bao quả đến năng
suất và mã quả xoài Tròn và xoài Hôi.
CT1. Đối chứng 1 xoài Tròn: trên cây CT1 ở TN1 (canh tác như người dân địa phương)
CT2: xoài Tròn: trên cây CT3 ở TN1+ thâm canh + bao quả
CT3: Đối chứng 2 xoài Hôi: trên cây CT1 ở TN1 (canh tác như người dân địa phương)
CT4: xoài Hôi: trên cây CT3 ở TN1+ thâm canh + bao quả
Thí nghiệm 3 năm 2008. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật thâm canh và bao
quả đến năng suất, mã quả xoài.
a. Thí nghiệm 3a: trên xoài Tròn
CT1 (đối chứng): trên cây không c
ắt tỉa, canh tác như người dân thường làm
CT2: cắt tỉa cành hạ độ cao tán vào tháng 7 năm 2006 và tháng 7 năm 2007, bón phân
N,P,K và phòng trừ sâu bệnh theo quy trình hướng dẫn, phun Pomior 0,4% 2 tuần 1 lần từ
sau khi tàn hoa 1tuần đến khi quả ngừng lớn.
CT3: Các biện pháp như CT2 + bao quả khi đường kính quả đạt 1,5 cm.
b. Thí nghiệm 3b: Trên cây xoài Hôi bố trí thí nghiệm như thí nghiệm 3a.
3.2.3. Nghiên cứu các biện pháp cải thiện mã quả xoài
Thí nghiệm 1. Đánh giá ảnh hưởng của việc bao quả đế
n tỉ lệ đậu quả và mã quả xoài
Tròn, xoài Hôi. Thí nghiệm được tiến hành ở xã Chiềng Pằn vụ xuân hè năm 2006 với các
công thức thí nghiệm như sau:

CT1: Xoài Tròn không bao quả (ĐC1)
CT2: Xoài Hôi không bao quả (ĐC2)
CT3: Xoài Tròn bao quả (bao tất cả quả ở một nửa tán phía dưới)
CT4: Xoài Hôi bao quả (bao tất cả quả ở một nửa tán phía dưới).
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc rấm quả bằng ethrel
đến mã quả và chất
lượng quả xoài Tròn.
CT1: Đối chứng không rấm quả, quả thu hoạch từ cây CT1 thí nghiệm 2- xoài Tròn
CT2: Đối chứng không rấm quả, quả thu hoạch từ công thức 2 thí nghiệm 2 - xoài Hôi
CT3: quả thu hoạch từ cây ở CT3 thí nghiệm 2, nhúng vào dung dịch Ethrel 0,4 % trong 20
phút, để ráo nước, xếp vào hộp các tông để quả chín.
CT4: quả thu hoạch từ cây ở CT4 thí nghiệm 2, nhúng vào dung dịch Ethrel 0,4 % trong 20
phút, để ráo nước, xếp vào hộp các tông để quả chín.

12
Mỗi công thức rấm 30 quả chia thành 3 lần nhắc lại, mỗi lần 10 quả. Quả được thu hoạch
khi quả đã già nhưng chưa chuyển màu vàng.
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của việc thâm canh, bao quả và rấm quả đến chất lượng, mã
quả xoài.
Thí nghiệm được tiến hành năm 2007 tại bản Cốc Lắc, xã Tú Nang trên cả 2 giống xoài
Tròn và Hôi.
CT1 (đối chứng): quả thu hoạch từ vườn cây quảng canh, không bao qu
ả, để quả chín tự
nhiên.
CT2: quả thu hoạch từ cây thâm canh, không bao quả, rấm quả bằng Ethrel
CT3: quả thu hoạch từ cây thâm canh, bao quả bằng giấy báo, rấm quả bằng Ethrel
CT4: quả thu hoạch từ cây thâm canh, bao quả bằng giấy xi măng, rấm quả bằng Ethrel.
Các thí nghiệm được tiến hành trên các vườn xoài 10 -12 tuổi.
Số liệu được xử lý theo Collins C.A & Seeney F.M (1999) và phần mềm IRRISTAT 5.0.


4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. K
ết quả tuyển chọn cây xoài Hôi và xoài Tròn
4.1.1. Một số đặc điểm sinh trưởng và hình thái, giới tính hoa và quả
- Những cây xoài được tuyển chọn đều là những cây sinh trưởng tốt, cho quả đều đặn
hàng năm ở độ tuổi từ 12-25 tuổi, phần lớn ở độ tuổi 15.
- Về giới tính hoa: Một điều đáng quan tâm là tỉ lệ hoa lưỡng tính ở tất cả các cây tuyể
n
chọn đều rất cao, biến động trong khoảng 44,5 % ở T4 và 54,3% ở H3.
- Chỉ tiêu về khối lượng và kích thước quả: Nhược điểm lớn nhất của 2 giống xoài đặc sản
Yên châu là quả hơi nhỏ, đặc biệt là xoài Tròn, vì vậy một trong những tiêu chí để tuyển
chọn cây đầu dòng là có kích thước quả lớn. Ở xoài Tròn khối lượng quả lớn nhất ở T1 và
T4 (đạt 161,1g và 165,7 g). Trên xoài Hôi các cá thể
nghiên cứu có khối lượng khá lớn, biến
động từ 290- 295g. Trong điều kiện trồng quảng canh kích thước quả như vậy là khá cao so
với kích thước trung bình của hai giống xoài Hôi và xoài Tròn. Tuy nhiên, nếu được thâm
canh đúng mức khối lượng quả có thể cải thiện hơn nữa.
4.1.2. Năng suất và chất lượng các cây xoài tuyển chọn
Năng suất và chất lượng là các chỉ tiêu quan trọng cho bất cứ cây trồng nào và ở
cây xoài cũng vậy. Do điều kiện thời tiết bất lợi ở khu vực xã Tú nang trong 3 năm liên
tiếp (2006, 2007 và 2008) năng suất các cây xoài tuyển chọn thu được ở mức thấp.


13
a. Năng suất
Số liệu về năng suất 3 năm liên tiếp được trình bày ở bảng 1. Số liệu trong bảng 1
cho thấy một xu thế chung là năng suất các cây xoài tuyển chọn ở cả hai giống biến động
rất lớn theo từng năm. Trong 3 năm theo dõi liên tiếp từ 2006-2008 năng suất xoài năm
2008 đạt cao nhất (60-80 kg/cây ở xoài Tròn và 60-300 kg/cây ở xoài Hôi), nhưng theo ý
kiến của người dân địa phương ở

cả 3 năm thí nghiệm cây xoài đều không đạt năng suất
cao bằng một số năm khác khi điều kiện thời tiết thuận lợi. Lý do chủ yếu là do điều kiện
thời tiết bất lợi của từng năm. Từ những kết quả thu được có thể thấy rằng do địa hình
phức tạp sản xuất xoài Yên Châu chịu tác động bất lợi của các hiệ
n tượng thời tiết bất
thường như mưa đá, lốc xoáy và giá lạnh, mặc dù từ trước đến nay nơi đây được coi là một
vùng khí hậu tương đối ấm áp, thích hợp cho cây xoài ở miền bắc.
b. Chất lượng quả
Về các chỉ tiêu chất lượng như hàm lượng đường tổng số và Vitamin C ở xoài Tròn
cao hơn xoài Hôi (tương ứng: 11,25-14,5 % so với 9,66-13,3 % đường và 10,71-19,28 so
với 7,86-10,71 mg/100g quả tươi), trong
đó cây T4 có hàm lượng đường và Vitamin C khá
cao (tương ứng 12,8 % và 19,28mg/100g). Xoài Hôi có hàm lượng axit thấp hơn xoài Tròn
nên phẩm vị xoài Tròn ngọt đậm hơn xoài Hôi.
Bảng 1. Chỉ tiêu về năng suất và phẩm chất quả các cây xoài tuyển chọn
Năng suất thực thu (kg/cây) Chất lượng quả

hiệu
cây
2006 2007 2008
Trung
bình
Đường
tổng số
(%)
Vit. C
(mg/100
g)
Axit
tổng số

(%)
Phẩm vị
T1 45 25,2 80 50,1 13,00 14,29 0,128 Ngọt đậm
T2 45 22,4 60 42,5 14,50 12,86 0,126 Ngọt đậm
T3 50 20,5 80 50,2 11,25 10,71 0,256 Ngọt đậm
T4 50 30,5 80 53,5 12,80 19,28 0,127 Ngọt đậm
H1 100 25,3 60 61,8 13,34 0,71 0,094 Ngọt
H2 90 26,3 65 60,4 11,23 7,86 0,067 Ngọt
H3 100 26,3 300 142,1 9,66 10,0 0,091 Ngọt

4.2. Kết quả về thâm canh cải tạo vườn xoài
4.2.1. Ảnh hưởng của đốn tỉa sau thu hoạch và thâm canh đến sinh trưởng lộc thu trên
xoài Tròn và xoài Hôi
Mục đích của việc đốn tỉa sau thu hoạch đối với các vườn xoài quảng canh ở Yên
Châu là hạ dần độ cao của cây và tạo tán thông thoáng để có thể thâm canh dễ dàng, hạn
chế sâu, bệnh hại và thúc đẩy sự sinh trưởng của lộc, tạo tiền đề
cho việc tăng năng suất và
cải thiện mã quả xoài. Đốn tỉa đã có tác dụng tốt đến việc hạ thấp độ cao tán để thâm canh

14
thuận lợi (phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, phân bón qua lá, bao quả và thu hoạch), giảm
thiểu sâu bệnh hại, rút ngắn khoảng cách từ các đợt lộc đến rễ hút, nhờ đó cải thiện các đợt
lộc thu ở năm 2006, 2007 ở các vườn xoài cải tạo và thâm canh. Kết quả ở bảng 2 đã minh
chứng cho điều đó, cụ thể :
- Ở xoài Tròn tỉ lệ cành có hai đợt lộc ở các công thức c
ắt tỉa (CT2 và CT3) tăng đáng kể
so với năm 2006, trong khi đó ở các công thức đối chứng ở các 2 giống chỉ có 1 đợt lộc.
Chất lượng lộc được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như đường kính lộc, chiều dài lộc và
số lá trên lộc ở CT2 và CT3 ở cả 2 giống xoài đều cao hơn hẳn đối chứng.
Bảng 2. Đặc điểm ra lộc và chất lượng cành thu ở các công thức thí nghiệ

m năm 2007
Thí nghiệm Công thức
Tỉ lệ cành có
2 đợt lộc (%)
Đường kính
lộc (cm)
Chiều dài lộc
(cm)
Số lá/lộc
(cm)
CT 1(ĐC) 0 0,46a 12,7a 10,4a
CT 2 50,6 0,49b 15,2b 11,27b
CT 3 62,0 0,50b 17,3c 11,80c
LSD
0,05
0,024 1,93 0,53


Xoài Tròn
CV% 13,0 17,5 12,1
CT 1(ĐC) 5,6 0,44a 12,05a 8,54a
CT 2 100 0,48b 14,39b 9,93b
CT 3 100 0,50b 15,73b 10,66c
LSD
0,05
0,025 2,24 0,62


Xoài Hôi
CV% 2,60 9,9 3,8


4.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp đốn tỉa, thâm canh và bao quả đến năng suất và mã
quả xoài Tròn và xoài Hôi Yên Châu
Hình 1 cho thấy sau khi tàn hoa 2 tuần xoài rụng quả rất mạnh, sau đó quả vào
chắc, sinh trưởng mạnh và ít rụng hơn, đến tuần thứ 6 thì ổn định. Sự rụng quả ở tuần đầu
sau tàn hoa chủ yếu do thiếu nước, quả không được thụ phấn thụ tinh, còn sự rụng quả ở

tuần thứ 2 và thứ 3 là do khô hạn và nắng nóng (gió Lào) gây ra. Sang tháng 4 bắt đầu có
mưa quả sinh trưởng mạnh và ít rụng hơn. Các biện pháp thâm canh như bón phân, phòng
trừ sâu bệnh, phun phân bón lá đã góp phần hạn chế rụng quả, giúp cho cây giữ quả tốt
hơn. Biện pháp bao quả (CT3) kết hợp với thâm canh cho kết quả tốt nhất trong việc cải
thiện khả năng đậu quả trên cả 2 giống xoài.

15

Ngoài tác dụng cải thiện khả năng giữ quả trên cây biện pháp bao quả còn có tác
dụng rất tốt cho việc cải thiện mã quả nhờ giảm thiểu sự va chạm cơ giới khi có gió mạnh
và đặc biệt hữu hiệu trong việc hạn chế sâu, bệnh gây hại như bệnh thán thư
(Collectotricum gloeosporioides) và ruồi đục quả (Dacus dorsalis) và điều này cũng phù
hợp với các kết quả
nghiên cứu của chúng tôi trước đây trên xoài Tròn. Từ số liệu ở bảng
3&4 có thể đưa ra nhận xét như sau:
Bảng 3. Ảnh hưởng của việc đốn tỉa, thâm canh, bao quả đến sự đậu quả, năng suất xoài ở
các công thức thí nghiệm, 2007
STT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
CT1 CT2 CT3 CT4
1 Tỉ lệ cây/cành thu ra hoa vụ
đông – xuân 2007

% 100/100 100/100 100/100 100/100
2 Số quả trên chùm (sau tàn hoa
45 ngày)
Quả/chùm 1,65 5,50 1,87 4,52
3 Tỉ lệ đậu quả (45 ngày sau tàn
hoa)
% 9,3 25,1 10,8 23,1
4 Khối lượng quả Gram 142,3a 174,0 b 242,1a 282,2b
5 Năng suất lý thuyết Kg/cây 38,4a 120,6b 55,8a 158,9b
6 Năng suất thực thu
*
Kg/cây 12,1a 25,4 b 15,1a 36,5b
7 Tỷ lệ quả bị bệnh % 100 22,3 100 35,4
8 Tỷ lệ quả bị ruồi đục quả châm % 85,5 0 75,5 0
9 Mã quả khi thu hoạch Điểm tối
đa = 10
4,9 8,5 4,5 8,8

16
Ghi chú: Những chữ số giống nhau theo hàng ngang cho biết không khác nhau ở mức ý
nghĩa 5 % trong phạm vi từng giống.
- Về kích thước quả, cây xoài được bón phân, phun Pomior đúng lúc đã cho kích
thước quả lớn hơn cây đối chứng về chiều dài chiều rộng và bề dày quả dẫn đến
khối lượng trung bình quả cao hơn.
- Về mức độ nhiễm sâu, bệnh hại, ở các công thức thâm canh và bao quả mức độ
quả
bị bệnh hại thấp hơn rất đáng kể so với đối chứng (22,3 và 35,4% so với 100 %) và
bảo vệ quả không bị ruồi đục quả gây hại.
- Về màu sắc quả, ở CT1 và CT2 quả có màu xanh thẫm, CT3 quả được bao nên có
xanh nhạt và bóng khi thu hoạch. Điểm mã quả đạt cao nhất ở các công thức bao

quả, trong khi đó các công thức không bao mã quả kém hơn, đặc biệt là đối chứ
ng.
Mã quả đẹp, quả to là yếu tố quyết định giá bán xoài.
- Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở công thức thâm canh cao hơn đáng kể
so với đối chứng, cao nhất ở các công thức kết hợp thâm canh với bao quả.
Bảng 4. Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh đến mã quả, khối lượng, phẩm chất xoài Tròn
và xoài Hôi, năm 2008
Xoài Tròn Xoài Hôi
Công thức
CT1 CT2 CT3 CT1 CT2 CT3
Chiều dài quả (cm) 7,57 8,04 8,18 11,05 11,48 11,35
Rộng quả (cm) 6,23 6,53 6,55 7,09 7,29 7,18
Dày quả (cm) 5,73 5,93 5,97 6,15 6,32 6,39
Màu sắc quả
Xanh
đậm
Xanh
đậm
Xanh
nhạt
Xanh
đậm
Xanh
đậm
Xanh
nhạt
Điểm mã quả khi thu hoạch 4,9 7,25 8,45 4,5 6,5 8,1
Khối lượng quả (g) 165,6 188,7 192,3 253,5 278 282,2
Năng suất lý thuyết (kg/cây) 44 84,5 104 44,7 80,5 110,1
Năng suất thực thu (kg/cây) 24,0 63,5 84,5 27,5 61,4 89,5


4.2.3. Hiệu quả kinh tế của các mô hình thâm canh xoài
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế được tiến hành trên 10 vườn xoài mô hình áp dụng
các biện pháp kỹ thuật thâm canh thuộc nhóm sở thích “thâm canh xoài” ở bản Cốc lắc thu
được như sau:
- Với các vườn xoài không thâm canh lãi thuần thu được rất thấp: 840 nghìn đồng với
giống xoài Tròn và 962,5 nghìn đồng ở xoài Hôi.
- Vườn xoài thâm canh kết hợp bao quả cho hiệu quả kinh tế cao nhất nhờ mã quả
đẹp,
giá bán cao hơn đáng kể so với đối chứng nên mặc dù chi phí sản xuất cao hơn nhưng
lãi thuần đạt 5.594 nghìn đồng ở xoài Tròn và 5.956 ngìn đồng ở xoài Hôi.

17
Cần lưu ý rằng vụ thu hoạch xoài năm 2008 được coi là mất mùa ở Yên Châu do
mùa đông lạnh kéo dài. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp trên các
vườn xoài đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho các hộ trồng xoài, góp phần tăng thu
nhập và đa dạng hóa nguồn thu nhập, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất độc canh cây ngô tại
địa phương.
4.3. Kết quả nghiên cứu về các biện pháp cải thi
ện mã quả xoài
4.3.1. Ảnh hưởng của việc bao quả đến tình hình sâu, bệnh hại, năng suất và mã quả
xoài Tròn, xoài Hôi
Số liệu ở bảng 5 cho thấy:
- Về mức độ nhiễm bệnh: Trong thời gian bao quả bệnh gây hại chủ yếu là thán
thư và bệnh muội đen. Các công thức bao quả tỷ lệ nhiễm bệnh giảm hơn hẳn
công thức đối chứng không bao. Cụ thể là
ở CT1 và CT2 tỷ lệ nhiễm bệnh là
100%, trong khi đó ở CT3 và CT4 tương ứng là 66,7% và 83,3%.
- Tỷ lệ gây hại của ruồi đục quả: Tỷ lệ quả bị ruồi đục quả trên công thức không
bao quả rất cao (CT1-xoài Tròn không bao: 40%, CT2- xoài Hôi không bao:

36,7%), trong khi đó ở hai công thức bao quả (CT3 và CT4) không bị ảnh
hưởng của ruồi đục quả (tỷ lệ nhiễm bằng 0%).
- Về tỷ lệ quả sẹ
o: có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức đối chứng và bao
quả. Ở các công thức không bao quả là 53,3 % ở xoài Tròn và 46,7% ở xoài
Hôi, trong khi đó ở công thức bao quả tỷ lệ này thấp hơn (xoài Tròn - 20% và
xoài Hôi - 23,3%). Nguyên nhân của hiện tượng quả bị sẹo là do xoài có bộ lá
rất dày, số cành nhiều và thời kỳ cây xoài mang quả lại là mùa mưa. Nhiều trận
mưa kèm theo gió lớn đầu mùa làm cho quả xoài cọ xát vào lá, cành, và để lại
vết sẹo trên qu
ả. Những quả xoài bị sẹo là cửa ngõ cho sâu, bệnh xâm nhập và
phát triển, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh đốm đen. Việc bao quả cũng đã hạn chế
tác hại do gió gây ra.
- Về điểm mã quả khi thu hoạch: Theo các tiêu chí chấm điểm thì số điểm ở 2
công thức bao quả cao hơn rất nhiều so với 2 công thức đối chứng. Ở CT1 số
điểm là 4,6 trong khi đ
ó CT3 đạt 7,2, tương tự như thế đối với xoài Hôi: CT2 là
4,3 và CT4- đạt 6,7 điểm.
- Về năng suất, vụ xoài năm 2006 cho năng suất thấp hoặc có nơi bị mất mùa
hoàn toàn do bị đợt mưa đá lớn xẩy ra vào ngày 7/4. Tuy nhiên, năng suất ở các
công thức bao quả vẫn cao hơn đáng kể trên cả hai giống xoài Tròn và xoài Hôi.

18
Bảng 5. Ảnh hưởng của việc bao quả đến mã quả và tình hình sâu, bệnh hại và năng suất
trên giống xoài Tròn và xoài Hôi
Công thức

Chỉ tiêu
CT
1

(ĐC
1
) CT
2
(ĐC
2
) CT
3
CT
4
Chiều dài quả
6,32
±
0,45 10,17
±
0,64 6,53
±
0,35 10,35
±
0,50
Chiều rộng quả (cm) 5,35
±
0,29 6,75
±
0,45 5,49
±
0,28 6,99
±
0,32
Bề dày quả (cm) 4,86

±
0,28 5,91
±
0,37 4,49
±
0,28 6,11
±
0,29
Khối lượng quả (g) 88,7
±
13,6 208,3
±
36,8 43,81
±
14,0 230,8
±
30,8
Tỷ lệ quả sẹo (%) 53,3 46,7 20,0 23,3
Tỷ lệ quả bị bệnh (%) 100 100 16,7 83,3
Tỷ lệ quả bị ruồi đục (%) 40,0 36,7 0 0
Màu sắc quả Xanh thẫm Xanh thẫm Xanh nhạt Xanh nhạt
Mã quả (điểm tối đa=10) 4,6 4,3 7,2 6,7
Năng suất (kg/cây) 11,4±1,3 21,2±2,4 11,5±1,8 26,9±3,2

4.3.2. Ảnh hưởng của biện pháp rấm quả bằng Ethrel đến mã quả và chất lượng quả
xoài Tròn và xoài Hôi
a. Ảnh hưởng của rấm quả đến mã quả và tỷ lệ hao hụt khối lượng quả
Số liệu ở bảng 6 cho thấy ở các công thức rấm quả bằng Ethrel trên các công thức bao
quả ở cả hai giống xoài các chỉ tiêu theo dõi đều tổt hơn so với đối chứng, cụ
thể như sau:

- tỉ lệ hao hụt ít hơn (10,1-12,3 ở CT1 và CT2 so với 12-19,1% ở CT3 và CT4)
- thời gian chín nhanh hơn 1 ngày
- tỉ lệ quả thối sau rấm chín thấp hơn đáng kể(10-13,3 sơ với 43,3 – 46,7%)
- Mã quả cải thiện rất nhiều (6,3-6,4 so với 4,1 điểm).
Bảng 6. Ảnh hưởng của việc rấm quả đến mã quả, tỷ lệ hao hụt khối lượ
ng của giống xoài
Tròn và xoài Hôi
Công thức
Chỉ tiêu
CT
1
(ĐC
1
) CT
2
(ĐC
2
) CT
3
CT
4

Khối lượng quả trước khi rấm (g) 88,7 208,3 93,8 230,8
Khối lượng sau rấm (g) 71,7 183,4 82,3 207, 6
Khối lượng hao hụt (g) 17,0 25,0 11,5 23,4
Tỷ lệ hao hụt (%) 19,1 12,0 12,3 10,1
Thời gian rấm (ngày) 5 5 4 4
Tỷ lệ quả thối sau rấm (%) 46,7 43,3 10,0 13,3
Mã quả sau rấm (điểm tối đa = 10) 4,1 4,1 6,4 6,3
Độ Brix 12,3

±
1,0 13,3
±
1,3 12,9
±
1,2 13,9
±
1,0


19
b. Về độ Brix, ở các công thức thí nghiệm không có sự sai khác đáng kể. Như vậy, rấm quả
bằng Ethrel 0,4% thời gian quả chín nhanh hơn, tỷ lệ hao hụt khối lượng thấp hơn so với
để quả chín tự nhiên. Ngoài ra, trong thời gian rấm quả chúng tôi quan sát thấy quả được
bao khi rấm bằng Ethrel có tốc độ chuyển mã nhanh, độ đồng đều cao, màu sắc vỏ quả đẹp,
và không có hiện tượng nhăn phồ
ng vỏ quả.
Như vậy, việc chăm sóc, bao quả và rấm quả đã có ảnh hưởng tích cực đến nhiều
chỉ tiêu về đặc điểm hình thái, khối lượng, màu sắc quả, tình hình nhiễm sâu, bệnh và mã
quả trên hai giống xoài Tròn và xoài Hôi. Điều đó cho thấy sự cần thiết của việc áp dụng
đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh, đặc biệt trong bối cảnh sản xuấ
t hàng hóa và
nhu cầu người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn đối với các sản phẩm nông nghiệp. Đó
chính là lý do chúng tôi tiếp tục triển khai thí nghiệm dưới đây năm 2007.
5.3.3. Ảnh hưởng của các biện pháp thâm canh, bao quả và rấm quả đến mã quả xoài
a. Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh, bao quả và rấm quả đến tỉ lệ hao hụt khối lượng và
hư hỏng do sâu, bệnh hại.
Bảng 7a. Ảnh hưởng của bi
ện pháp thâm canh, bao quả và rấm quả đến mã quả và tỉ lệ hao
hụt khối lượng quả ở xoài Tròn trồng ở Tú Nang, 2007

Công thức thí nghiệm CT1 CT2 CT3 CT4
Khối lượng trước khi rấm (g) 143,7 168,8 174,6 165,6
Khối lượng sau rấm (g) 115,4 149,0 158,3 148,3
Khối lượng hao hụt (g) 28,3 19,8 16,3 17,3
Tỉ lệ hao hụt (%) 19,7 11,7 9,2 10,4
Thời gian rấm (ngày) 5* 3 3 3
Tỉ lệ quả thối sau rấm (%) 48,5 33,3 12,4 12,3
Mã quả sau rấm (điểm) 4,1 6,0 8,0 8,1
Độ Brix 16,0 17,0 17,0 17,2
Ghi chú:* không rấm, để quả chín tự nhiên
Số liệu ở bảng 7a và 7b trên hai giống xoài nghiên cứu cho thấy tác động của các
biện pháp thâm canh và bao quả, rấm quả khá rõ rệt. Cụ thể là:
- Về khối lượng quả: Ở các công thức thâm canh CT2, CT3, CT4 ở cả hai giống khối
lượng quả được cải thiện rất đáng kể so với đối chứng (CT1 quảng canh): tăng
114,8-121,5 % ở xoài Tròn và 126,8-129,2 % ở xoài Hôi, trong đó ở
các công thức
bao quả khối lượng tăng cao hơn so với thâm canh không bao quả.
- Về tỉ lệ hao hụt khối lượng quả: Sự hao hụt quả trong quá trình rấm quả chín là một
chỉ tiêu quan trọng đối với xoài vì xoài thu hoạch khi còn xanh. Sự hao hụt xẩy ra
do hô hấp và mất nước, vì vậy ở các công thức rấm quả bằng Ethrel tỉ lệ hao hụt

20
giảm chỉ còn khoảng một nửa so với đối chứng để xoài chín tự nhiên như người
dân địa phương vẫn làm. Sự giảm thiểu này là nhờ rút ngắn thời gian chín (2 ngày)
so với không rấm. Hơn nữa ở các công thức rấm quả sau rấm 3 ngày quả chín và
lên màu đẹp nhưng vẫn cứng nên có khả năng chịu được vận chuyển tốt hơn so với
không rấm. So sánh sự hao hụt ở 2 gi
ống thì ở xoài Tròn tỉ lệ này cao gấp đôi ở
xoài Hôi.
Bảng 7b. Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh, bao quả và rấm quả đến mã quả và tỉ lệ hao

hụt khối lượng quả ở xoài Hôi trồng ở Tú Nang, 2007
Công thức thí nghiệm CT1 CT2 CT3 CT4
Khối lượng trước khi rấm (g) 220,8 282,2 285,3 280,1
Khối lượng sau rấm (g) 193,8 267,2 273,2 267,2
Khối lượng hao hụt (g) 22,5 15,0 12,1 13,0
Tỉ lệ hao hụt (%) 10,2 5,3 4,2 4,6
Thời gian rấm (ngày) 5* 3 3 3
Tỉ lệ quả thối sau rấm (%) 44,3 30,5 10,5 10,5
Mã quả sau rấm (điểm) 4,1 6,1 8 8,4
Độ Brix 18,2 18,9 18,3 18,3
Ghi chú:* không rấm, để quả chín tự nhiên
- Về tỉ lệ quả hư hỏng sau khi chín: Sự hư hại xẩy ra trong quá trình chín ở quả chủ yếu do
sâu, bệnh hại gây ra cụ thể là ruồi đục quả và bệnh thán thư. Các số liệu ở bảng 6a và 6b
cho thấy sự khác biệt rõ rệt về tỉ lệ quả hư hại giữa các công thức thí nghiệm, trong đó tỉ
lệ h
ư hại giảm dần từ các công thức đối chứng không thâm canh, không bao quả (CT1:
43-48 %) đến các công thức thâm canh, không bao quả (CT2), thấp nhất ở các công thức
vừa thâm canh vừa bao quả (CT3, CT4: 10,5-12%).
4.4. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh bưởi Diễn ở thời kỳ kiến thiết cơ bản
4.4.1. Sinh trưởng, ra hoa, đậu quả của bưởi Diễn ở thời kỳ kiến thiết cơ bản
Số liệu ở b
ảng 8 cho thấy ở năm thứ nhất sau trồng cây tăng trưởng mạnh về chiều
cao (đạt 154,1 cm), sang năm thứ hai cây bắt đầu phân cành mạnh và xòe tán rộng (đạt
115,7-110,6 cm đường kính tán). Ở năm thứ 3 cây vẫn sinh trưởng mạnh nhưng tốc độ sinh
trưởng giảm dần, cây tiếp tục ra lộc mạnh để tăng kích thước tán và tích lũy dinh dưỡng
cho cây, nhờ đó đường kính thân chính tăng mạnh (60,1 cm ở cây 3 tuổ
i, gấp hơn 2 lần so
với cây 1 tuổi).



21
Bảng 8. Đặc điểm sinh trưởng của bưởi Diễn ở các độ tuổi sau trồng
Tuổi cây
Chiều cao cây
(cm)
Chiều cao thân
chính (cm)
Đường kính
thân chính
(mm)
Đường kính tán
(đông tây – nam
bắc) (cm)
Cây 1 tuổi 154,1 15,7 22,6 72,7 - 77,7
Cây 2 tuổi 175,3 17,1 35,6 115,7 - 110,6
Cây 3 tuổi 197,7 18,5 60,1 131,1 - 114,5

Bảng 10. Một số chỉ tiêu về đặc điểm ra hoa đậu quả ở bưởi Diễn ở các độ tuổi
Chỉ tiêu theo dõi
Cây 2 tuổi
(2008)
Cây 3 tuổi
(2007)
Cây 4 tuổi
(2008)
Tỉ lệ cây ra hoa (%) 20 100 100
Thời gian xuất hiện hoa 15/2- 25/2 10/2- 20/2 15/2- 28/2
Thời gian hoa nở rộ 10/3- 17/3 28/2- 15/3 10/3- 25/3
Tổng số hoa /cây (-) (-) 817,3
Tỉ lệ hoa dị hình (%) (-) (-) 4,4

Tỉ lệ đậu quả hữu hiệu (%) (-) (-) 2,4
Số quả /cây (tính đến 10/8/2008) 4,0 8,5 17,2
Ghi chú: (-) không có số liệu
Bưởi Diễn trồng ở Yên Châu không chỉ sinh trưởng mạnh mà còn nhanh chóng
bước vào thời kỳ ra đậu quả. Số liệu ở bảng 9 cho thấy ở năm thứ 2 sau trồng 20 % cây đã
bắt đầu ra hoa và đậu quả. Ở tuổi 3 sau trồng (khi trồng cây đang ở tuổi 2, tức là sau khi
trồng 1 năm ở Yên Châu) cả 4 cây đều ra hoa. Đốí với bưởi nhiệt độ 20-28
0
C là điều kiện
thuận lợi cho cây thụ phấn, thụ tinh và đậu quả. Đối chiếu với điều kiện nhiệt độ ở Yên
châu vào tháng 2 nhiệt độ trung bình là 17-18
0
C, riêng vụ xuân 2008 nhiệt độ rơi xuống
13,6
0
C, đến tháng 3 nhiệt độ đạt 22,2
0
C với số giờ nắng tăng lên đáng kể (theo số liệu của
trạm khí tượng Yên Châu). So với số liệu về thời gian vật hậu của hoa có thể thấy rằng
bưởi Diễn nở hoa rộ chủ yếu vào tháng 3, nhờ đó cây vẫn ra hoa, đậu quả tốt. Năm 2008
bưởi Diễn tuổi 4 ra rất sai (817,3 hoa/cây) với tỉ lệ hoa dị hình rất thấp (4,4 %), nhờ đó tỉ
lệ
đậu quả đạt 2,4 % và số quả cho thu hoạch lên tới 17,2 quả/cây ở tuổi 4 (bảng 10).
Những kết quả bước đầu về sinh trưởng, ra hoa, đậu quả của bưởi Diễn ở các mô hình
thâm canh cho thấy khả năng thích nghi tốt của bưởi Diễn với điều kiện Yên Châu.

22
4.4.2. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của bưởi
Diễn ở tuổi 2 và 3 sau trồng
a. Ảnh hưởng của phân bón lá Pomior và Komix

Kết quả thu được từ thí nghiệm về ảnh hưởng của hai loại phân bón lá Pomior và
Komix cho thấy với khoảng cách giữa các lần phun 10 ngày đã cải thiện chất lượng lộc ở
đợt xuân và lộc hè về chiều dài và đường kính lộc, trong khi
đó các chỉ tiêu về kích thước
lá, số lá trên lộc và số lộc trên một đỉnh sinh trưởng hầu như không có sự sai khác đáng kể.
Ở đợt lộc thu Pomior thể hiện tác dụng một cách rõ rệt lên các chỉ tiêu này, đặc biệt là số lá
trên lộc, trong khi đó phun Komix đã không cải thiện được nhiều.
b. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của vườn bưởi Diễn ở tuổi 2 và tuổi 3
sau trồng
Trên bưởi Diễn tuổi 3 ở CT2 và CT4 (bón 0,3 kg NKS/cây) ở cả hai đợt lộc các chỉ
tiêu về chiều dài lộc, đường kính lộc, số lá/lộc, kích thước lá đều có sự sai khác có ý nghĩa
so với các công thức bón 0,2 kg NKS/cây (bảng 9). Cụ thể, ở CT4 chiều dài lộc lớn nhất
(25,1 cm - lộc xuân và 24,8 cm - lộc hè). Tuy nhiên, không có sự sai khác giữa các công
thức thí nghiệm về chỉ tiêu số lộc/đỉnh sinh trưởng. Như vậy, tăng lượng phân bón từ
0,2
kg NKS lên 0,3 kg NKS có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng các đợt lộc của bưởi Diễn tuổi
3, tăng lượng NKS kết hợp với tăng lượng supe lân từ 0,2 lên 0,4 kg cho kết quả tốt nhất.
Nhìn chung ảnh hưởng của chế độ bón phân đối với bưởi Diễn tuổi 2 và tuổi 3 có cùng xu
thế như nhau, nhưng có một sự khác biệt rõ rệt là kích thước lộc và số lộc/đỉnh sinh
trưởng, số
lá/lộc ở cây tuổi 3 lớn hơn cây tuổi 2.
Bảng 9. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng lộc bưởi Diễn tuổi 2, năm 2008
Đợt lộc
Công
thức
Chiều dài
lộc (cm)
Đường
kính lộc
(mm)

Số
lá/lộc
Số lộc
/đỉnh sinh
trưởng
Dài phiến

(cm)
Rộng
phiến lá
(cm)
CT1 11,6b 4,4b 10,7ab 2,4b 10,7b 5,9b
CT2 18,2a 4,8ab 12,0a 2,9ab 11,8a 6,7a
CT3 11,6b 4,4b 9,6b 2,7ab 10,8b 5,8b
Lộc
xuân
CT4 19,1a 5,0a 12,5a 3,1a 11,7a 6,4a
CT1 11,8b

4,5b

10,5a

2,8b

11,1b

6,0b

CT2 17,4a


4,8ab

11,2a

2,7ab

11,8a

6,5a

CT3 12,1b

4,5b

10,0b

2,7ab

10,9b

5,9b

Lộc hè
CT4 19,2a

5,5a

11,8a


3,1a

11,5a

6,5a

Ghi chú: Số liệu về từng đợt lộc được xử lý thống kê riêng biệt ở P
0,05.


23
Bảng 10. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng lộc xuân, lộc hè bưởi Diễn tuổi
3, 2008
Đợt lộc
Công
thức
Chiều dài
lộc (cm)
Đường
kính lộc
(mm)
Số
lá/lộc
Số lộc
/đỉnh sinh
trưởng
Dài phiến

(cm)
Rộng

phiến lá
(cm)
CT1 19,6b

4,9b

13,0b

2,9a

11,2b

6,1a

CT2 24,8a

5,3a

15,8a

3,7a

11,4ab

6,2a

CT3 21,2b

5,1b


14,1b

3,0a

11,3ab

5,9b

Lộc
xuân
CT4 25,1a

5,3a

15,6a

3,9a

11,8a

6,2a

CT1 17,4d

5,0b

11,5c

3,0a


11,4b

6,2a

CT2 23,1b

5,4a

14,1b

3,4a

11,5ab

6,3a

CT3 20,9c

5,4a

13,2b

3,2a

11,4b

6,0ab

Lộc hè
CT4 24,8a


5,5a

15,5a

3,4a

11,8a

6,3a

Ghi chú: Số liệu về từng đợt lộc được xử lý thống kê riêng biệt ở P
0,05.
Kết quả ở bảng 10 cho thấy:
- Chiều dài lộc và số lộc trên đỉnh sinh trưởng, kích thước lá ở cả lộc xuân và lộc hè
tăng trưởng mạnh nhất ở CT4 (bón 0,5 kg super lân + 0,3 kg NKS + Pomior). Sự
tăng trưởng các chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng đối với quang hợp và tích lũy
dinh dưỡng trong cây và là yếu tố tạo nên sự tăng trưởng về kích thước tán cây,
giúp cho cây mau khép tán và nhanh chóng bước vào thời kỳ cho năng suất cao.
- Trong hai lo
ại phân bón lá hiệu quả của Pomior tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với
Komix đối với sinh trưởng các đợt lộc bưởi Diễn thời kỳ kiến thiết cơ bản (bảng 9).
Như vậy, ở mức bón phân CT4 kết hợp với phun phân bón lá Pomior sinh trưởng
lộc xuân và lộc hè bưởi Diễn đạt kết quả tốt nhất.
4.5. Kết quả về xây dựng mô hình và chuyển giao kỹ thuật
4.5.1. K
ết quả xây dựng mô hình trồng mới bưởi Diễn và xoài tại xã Chiềng Pằn
Để xây dựng các mô hình trồng mới vườn bưởi và xoài và chuyển giao lỹ thuật
chúng tôi đã thành lập “Nhóm sở thích trồng Xoài và bưởi” ở bản Chiềng Thi, xã Chiềng
Pằn. Nhóm có 15 hộ tự nguyện tham gia (xem bảng 11). Kết quả là:

- Xoài Tròn và xoài Hôi với số lượng: 470 cây với diện tích quy đổi tập trung 0,94 ha.
- Bưởi Diễn: 375 cây hay 0,75ha.
Tổng diện tích tr
ồng mới bưởi và xoài trong năm 2006 và 2007 là: 0,75 + 0,94 = 1,69 ha.
Dự án đã hỗ trợ cây giống, phân bón lót, thuốc BVTV và tập huấn kỹ thuật trồng
mới (có tài liệu tập huấn kèm theo) cho các hộ tham gia xây dựng mô hình. Thời gian sau
khi trồng định kỳ cán bộ dự án đi kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các hộ chăm sóc vườn
cây theo quy trình kỹ thuật đã hướng dẫn. Kết quả là tỉ lệ cây sống của các vườ
n bưởi

24
trồng năm 2006 đạt khoảng 80 %, các vườn cây nhìn chung sinh trưởng tốt. Tuy nhiên có
một số hộ đã không thường xuyên chăm sóc vườn cây theo quy trình thâm canh như được
tập huấn và hướng dẫn nên vườn cây bị sâu, bệnh hại và sinh trưởng kém hơn mong đợi.
4.5.2. Mô hình cải tạo vườn xoài
Đốn tỉa tạo hình và thâm canh các vườn xoài quảng canh đang ở thời kỳ cho quả
Đối với nhóm “ Thâm canh xoài “ ở bản Cốc Lắc, xã Tú Nang có 10 hộ tham gia với tổ
ng
số cây tham gia mô hình là 275 cây tương đương với 0,55 ha. Kết quả về cải tạo vườn xoài
được trình bày ở trên (mục 3.2).
4.5.3. Tổ chức tập huấn cho nông dân
Đã tổ chức 6 lớp tập huấn cho nông dân theo các đợt như sau:
- Lần 1: tháng 4/2006: tập huấn cho các hộ trồng bưởi.
- Lần 2: tháng 7/2006: Tập huấn cho 25 hộ nông dân bản Cốc Lắc, xã Tú Nang về kỹ
thuật cắt tỉa sau thu hoạch và chăm sóc vườ
n xoài cải tạo.
- Lần 3: tháng 1/2007: tập huấn cho 26 hộ nông dân bản Cốc Lắc về kỹ thuật thâm canh
tổng hợp vườn xoài.
- Lần 4: tháng 4/2007: Trước khi tiến hành trồng mới vườn bưởi và xoài đã tiến hành
tập huấn kỹ thuật trồng mới và chăm sóc bưởi, xoài cho 25 hộ nông dân xã Chiềng

Pằn.
- Lần 5: 17/6/2007: tổ chức tập huấn cho nhóm sở thích và một số nông dân bản C
ốc lắc
về cắt tỉa, bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho xoài.
- Lần 6: 18/7/2007: Tập huấn trồng mới và cắt tỉa, tạo hình, phòng trừ sâu bệnh trên
bưởi Diễn ở bản Chiềng thi, Xã Chiềng pằn cho các hộ tham gia mô hình.
Tóm lại, hiện nay phần lớn các mô hình trồng mới bưởi, xoài và các vườn mô hình cải
tạo vườn xoài đều đang sinh trưởng tốt, năng suất các vườn xoài cải tạo được cải thi
ện, một
số vườn bưởi năm thứ hai sau trồng đã ra quả. Các nhóm sở thích đã nắm bắt được các
biện pháp kỹ thuật chuyển giao và đang áp dụng các biện pháp này một cách chủ động.
5. NHẬN XÉT
5.1. Từ những kết quả bước đầu về tuyển chọn cây xoài Tròn và xoài Hôi từ năm 2006-
2008 chúng tôi đã sơ bộ xác định được 4 cây xoài Tròn và 3 cây xoài Hôi có triển
vọng ở khu vực xã Tú Nang, huyệ
n Yên Châu từ các vườn xoài quảng canh trồng
từ hạt ở độ tuổi 12-25 tuổi. Trong số 7 cây xoài tuyển chọn cây H3 có năng suất
trung bình 3 năm cao nhất (đạt 142 kg/cây) và có các đặc tính đặc trưng cho giống
trong điều kiện thời tiết tương đối bất lợi cho cây xoài ra hoa, đậu quả.

×