Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái nuôi theo quy mô trang trại tại xã kim long, tam duong vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.86 KB, 59 trang )

1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trang trại chăn nuôi của ông Đặng Đức Khang là một đơn vị chăn nuôi
gia công thuộc công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. Trang trại nằm trên
địa bàn hành chính xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, cách
thành phố Vĩnh Yên 10 km về phía Nam. Kim Long là xã trung du nằm ở phía
đông nam của huyện Tam Dương, tiếp giáp với Tam Đảo, Hồ Sơn, Hợp Châu,
Gia Khánh, Hương Sơn, Khai Quang, Định Trung, Thanh Vân, Đạo Tú,
Hướng Đạo.
1.1.1.2. Điều kiện địa hình đất đai
Kim Long là xã miền núi, có địa hình phức tạp, xen kẽ giữ núi đồi và
đồng ruộng. Đất đai ở đây được chủ yếu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
Đất sử dụng cho nông nghiệp tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc canh
tác của nhân dân. Mặt khác, cơ cấu đất đa dạng nên rất thuận lợi cho việc phát
triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau và đây cũng là nguồn cung cấp thức ăn
tinh và thô cho gia súc, gia cầm. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 1496,366
ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp 786,366 ha
- Đất phi nông nghiệp là 706,553 ha
- Đất chưa sử dụng 3,446 ha
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Về điều kiện tự nhiên và các yếu tố khi hậu xã Kim Long có thể khái
quát như sau:
- Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2,157 mm, thấp nhất là 1,060 mm,
trung bình là 1,567 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 7
trong năm.
1


1
2
- Khí hậu: Là xã nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, lạnh về mùa đông,
nóng ẩm về mùa hè. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, độ ẩm
cao nhất là 87%, thấp nhất là 67%.
- Nhiệt độ trung bình trong năm là 21
o
C đến 23
o
C, mùa nóng tập trung
vào tháng 6 đến tháng 7. Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa
đông nam nên có sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa các mùa.
- Về chế độ gió, gió mùa đông nam thổi từ tháng 3 đến tháng 10, gió
mùa đông bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 2.
1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
1.1.2.1. Tình hình dân cư
Qua số liệu thống kê cho thấy toàn xã có dện tích tự nhiên là 14,92
km
2
, gần 2250 hộ và gần 1 vạn dân sinh sống ở 18 thôn, trong số đó hầu hết là
các hộ nông nghiệp. Tỷ lệ phát triển dân số của xã 1,5% đến 1,6%/năm. Mật
độ dân số của Kim Long được thống kê là >670 người/km
2
.
Nguồn lực lao động trẻ của xã ở độ tuổi thanh niên khá nhiều. Nhân
dân xã Kim Long cần cù lao động, nhạy bén trong kinh doanh và sản xuất
nông nghiệp.
1.1.2.2. Tình hình giao thông, thuỷ lợi
Trên địa bàn xã có đường cao tốc Lào Cai - Nội Bài đi qua, đường nối
với trung tâm thị trấn Tam Dương và các xã lân cận đều là các đường liên xã.

Đường liên thôn, đường vùng bờ ở các xứ đồng, đường xóm đều được quy
hoạch và rải bê tông, thuận lợi cho việc đi lại giữa các thôn và việc cơ giới
hóa sản xuất nông nghiệp của bà con trong xã.
Về thủy lợi, xã có 2 đập chứa nước lớn đó là đập Đồng Bông và đập
Đồng Vang, ngoài ra còn có nhiều ao nhỏ nằm rải rác ở các thôn trong xã.
Trên địa bàn xã còn có các hệ thống trạm bơm và các kênh mương rất thuận
tiện cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
1.1.2.3. Văn hoá, y tế, giáo dục
- Văn hoá: Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống văn hoá, tinh thần
của nhân dân trong xã cũng có nhiều khởi sắc. Nếp sống văn hoá trong đám
cưới, việc tang, lễ hội từng bước đi vào nề nếp. Môi trường ở nông thôn được
bảo vệ, các thôn, làng được công nhận làng văn hoá “xanh, sạch, đẹp”. Các
2
2
3
thôn, các dòng họ đều có tổ chức hội khuyến học, khuyến tài. Phong trào văn
nghệ, thể thao phát triển rộng khắp trong địa bàn xã. Đến nay, trong xã đã xây
dựng được nhà văn hóa đa năng của xã, các thôn đều có nhà văn hóa thôn, để
cho bà con và các em thiếu nhi sinh hoạt.
- Giáo dục: Trong toàn xã có:
+ Hai trường mầm non.
+ Một trường tiểu học.
+ Một trường trung học cơ sở.
+ Hai trường đại học: Đại học Trưng Vương và Đại Học Dầu Khí đang
trong giai đoạn xây dựng.
+ Một trường năng khiếu thể dục thể thao tỉnh.
Đến nay, toàn xã đã được công nhận về phổ cập bậc tiểu học và trung
học cơ sở. Trình độ văn hóa của nhân dân trong xã đã được nâng cao.
- Y tế: Trong xã có một trạm y tế khang trang, được hỗ trợ và trang bị
các dụng cụ cần thiết để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nhìn chung, trạm y

tế đã làm tốt công tác dự phòng - chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực hiện có hiệu
quả chương trình kế hoạch hoá gia đình và các chương trình y tế nông nghiệp.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Xã Kim Long có diện tích đất canh tác nông nghiệp là 786,366 ha.
Người dân địa phương ngày càng quan tâm tới việc áp dụng khoa học vào
ngành trồng trọt để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Cây lúa là cây
lượng thực chính của bà con trong xã. Diện tích trồng lúa của bà con giảm
theo hàng năm do diện tích đất trồng được quy hoạch vào làm đường hoặc bà
con chuyển mục đích sử dụng khác. Nhưng năng suất của các giống lúa ngày
càng tăng cao, do được đầu tư giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, áp dụng
các biện pháp ký thuật mới. Ngoài cây lúa bà con trong xã còn phát triển về
trồng xoài, vải để bán ra thị trường, tăng thêm thu nhập. Một số cây trồng
khác cũng được nhân dân trong xã phát triển: ngô, đậu tương, rau mầu đáp
ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, cũng như nhu cầu của thị trường.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành Chăn nuôi - Thú y
3
3
4
Song song với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng
phát triển không ngừng. Chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt,
đồng thời cung cấp thực phẩm và nguồn thu nhập kinh tế không nhỏ cho các
hộ nông dân. Sản phẩm hàng hóa đưa ra thị trường tương đối lớn. Trong
những năm gần đây, người dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
từ các hộ sản xuất manh mún, quy mô nhỏ, đã mạnh dạn đầu tư vốn, kỹ thuật,
con giống mới, có năng suất cao, trang thiết bị hiện đại vào chăn nuôi.
+ Chăn nuôi lợn: Những năm gần đây, đàn lợn xã Kim Long có xu
hướng tăng, chăn nuôi ở đây chủ yếu là lợn thịt và sản xuất lợn con. Do đặc
thù của xã cũng như nhận thức của người dân nên địa bàn xã có nhiều trang
trại chăn nuôi tập trung. Trang trại của ông Đặng Đức Khang là một trong số

đó. Ngoài ra người dân cũng chăn nuôi lợn theo hình thức tận dụng các phụ
phẩm nông nghiệp, những thực phẩm dư thừa trong sinh hoạt gia đình.
+ Chăn nuôi gia cầm: Trong những năm gần đây, mặc dù giá cả thị
trường luôn biến động, dịch bệnh thường xuyên xảy ra nhưng chăn nuôi gia
cầm vẫn phát triển mạnh, đa dạng về chủng loại. Trên địa bàn xã có một số
trang trại nuôi gà đẻ trứng giống, một số trang trại nuôi gà đẻ thương phẩm và
rất nhiều trang trại nuôi gà thịt. Ngoài ra hầu hết các gia đình trong xã đều có
nuôi một số lượng gia cầm nhất định để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
+ Công tác thú y: Công tác thú y đóng vai trò quan trọng trong chăn
nuôi, nó quyết định sự thành công hay thất bại của người chăn nuôi. Ngoài ra,
nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế của người dân. Vì vậy, công tác thú y luôn được ban lãnh đạo các cấp,
ngành, địa phương cùng người chăn nuôi hết sức quan tâm, chú trọng như:
Tuyên truyền lợi ích vệ sinh phòng dịch bệnh cho người và vật nuôi.
Tập trung chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.
Thường xuyên đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thú y cơ sở.
Theo dõi tình hình, diễn biến dịch bệnh để kịp thời có phương án chỉ đạo.
Chính vì vậy, trong nhiều năm gần đây ngành chăn nuôi của xã có
hướng phát triển, đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi.
1.1.3.3. Quá trình thành lập và phát triển của trang trại ông Đặng Đức Khang
4
4
5
* Quá trình thành lập
Trang trại sản xuất lợn giống siêu nạc của ông Đặng Đức Khang nằm
trên địa phận xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Trại được
thành lập năm 2008 là trại lợn gia công của công ty chăn nuôi CP Việt Nam
(Công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam). Hoạt động theo phương thức
chủ trại xây dựng cơ sở vật chất, thuê công nhân, công ty đưa tới giống lợn,
cám, thuốc, kỹ thuật viên. Hiện nay, trang trại do ông Đặng Đức Khang làm

chủ trại, kỹ thuật viên của công ty chăn nuôi CP Việt Nam giám sát mọi hoạt
động của toàn trại.
Tổng diện tích của trang trại là 4 ha, trong đó 1,8 ha dùng để chăn nuôi,
0,7 ha là ao cá, còn lại là diện tích xây dựng công trình xung quanh trang trại:
Nhà điều hành, phòng làm việc, phòng ở cho công nhân, nhà bếp.
* Cơ sở vật chất của trang trại
- Nhà điều hành, nhà ở cho công nhân, bếp, các công trình phụ phục vụ
cho trang trại và công nhân chiếm khoảng 0,5ha
- Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống
chuồng trại cho 1200 nái cơ bản bao gồm: 3 chuồng đẻ (mỗi chuồng có từ 124
- 128 ô), 2 chuồng nái chửa (mỗi chuồng có 560 ô), một chuồng cách ly. Cùng
một số công trình phụ phục vụ cho chăn nuôi như: kho thức ăn, phòng sát
trùng, phòng pha tinh, kho thuốc
Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ
thống giàn mát, cuối chuồng có 6 quạt thông gió đối với các chuồng đẻ, và 8
quạt thông gió đối với chuồng nái chửa, và 3 quạt đối với chuồng cách ly. Hai
bên tường có dãy cửa sổ lắp kính. Mỗi cửa sổ có diện tích 1,5m
2
, cách nền
1,2m, mỗi cửa sổ cách nhau 40cm. Trên trần được lắp hệ thống chống nóng
bằng nhựa.
Phòng pha tinh của trại được trang bị các dụng cụ hiện đại như: Máy
đếm mật độ tinh trùng, kính hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng cụ đóng
liều tinh, nồi hấp cách thủy dụng cụ và một số thiết bị khác.
Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều
được đổ bê tông và có các hố sát trùng.
5
5
6
Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước

uống cho lợn được cấp từ một bể lớn, xây dựng ở đầu chuồng nái chửa 1 và 2.
Nước tắm và nước xả gầm, phục vụ cho công tác khác, được bố trí từ bể lọc
và được bơm qua hệ thống ống dẫn tới đầu các chuồng.
* Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu của trại được tổ chức như sau:
01 chủ trại.
01 quản lý trại.
02 quản lý kỹ thuật.
24 công nhân.
Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau
như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng nái chửa, nhà bếp. Mỗi một khâu trong quy trình
chăn nuôi, đều được khoán đến từng công nhân, nhằm nâng cao trách nhiệm,
năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm thúc đẩy sự phát triển của trang trại.
* Tình hình sản xuất của trang trại
+ Ngành chăn nuôi
Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất con giống lai thương phẩm,
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sau đó, các lợn giống được chuyển
đến các trại lợn thịt của công ty chăn nuôi CP Việt Nam, hoặc bán cho
khách hàng.
Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,5 lứa/năm.
Số con sơ sinh là 11,93 con/đàn, số con cai sữa: 9,97 con/đàn. Trại hoạt động
vào mức khá theo đánh giá của công ty chăn nuôi CP Việt Nam. Hoạt động
chăn nuôi của trại là chỉ chăn nuôi lợn nái, cơ cấu đầu lợn của trại được biểu
thị qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Cơ cấu đàn lợn của trang trại Đặng Đức Khang
(2009 - 2012) (con)
Loại lợn
Số lượng lợn của các năm (con)
2009 2010 2011
6 tháng đầu

năm 2012
Nái sinh sản 1202 1192 1208 1177
6
6
7
Nái hậu bị 87 123 114 126
Đực làm việc 22 21 22 20
Đực hậu bị 0 1 0 2
Tổng số 1311 1337 1344 1325
Qua bảng 1.1. cho thấy: Trang trại chỉ sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu
của trại chỉ có lợn nái, lợn đực giống và lợn con theo mẹ. Tính đến thời điểm
tháng 6 năm 2012 cho thấy: Số lợn đực giống của trại là 22, lợn nái sinh sản
1177, lợn nái hậu bị 126 con.
Tại trại lợn nái nuôi con đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày,
lợn con cai sữa là xuất chuồng chuyển sang các trại chăn nuôi lợn thịt của
công ty.
Trong trại có 22 con lợn đực giống, các lợn đực giống này được nuôi
nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái và khai thác tính để thụ tinh
nhân tạo. Tinh lợn được khai thác từ 2 giống lợn của công ty chăn nuôi CP
Việt Nam là Duroc và Pidu. Lợn nái được phối 3 lần và được luân chuyển
giống cũng như con đực.
Thức ăn cho lợn nái là hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao, được
công ty chăn nuôi CP Việt Nam cấp cho từng đối tượng lợn của trại.
Công tác thú y:
Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn giống luôn
thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên công ty
chăn nuôi CP Việt Nam.
+ Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về
mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh
chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong

trại được quét dọn, phun thuốc sát trùng, hành lang đi lại được quét dọn và rắc
vôi theo quy định.
Khi công nhân, kỹ sư, khách tham quan vào khu chăn nuôi lợn đều phải
sát trùng tại nhà sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ
lao động trước khi vào khu chuồng nuôi.
7
7
8
+ Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa
các chuồng, không được tự tiện sang khu vực khác, các phương tiện vào trại
được sát trùng một cách nghiêm ngặt. Với phương châm phòng bệnh là chính
nên tất cả lợn ở đây đều được cho uống thuốc, tiêm phòng vaccine.
Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trại thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ
lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn con. Lợn được tiêm vaccine ở trạng thái khỏe
mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và
các bệnh mạn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.
Tỷ lệ tiêm phòng vaccine cho đàn lợn luôn đạt 100%.
+ Công tác trị bệnh: Kỹ thuật viên của trang trại, luôn theo dõi, kiểm tra
đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn được kỹ
thuật viên phát hiện sớm, cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu nên điều trị
đạt hiệu quả từ 80-90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại
về số lượng đàn gia súc.
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân xã tạo điều kiện cho sự phát
triển của trại.
Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện đường
giao thông.
Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn

quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.
Cán bộ kỹ thuật và công nhân nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao
trong sản xuất.
1.1.4.2. Khó khăn
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên chi phí dành cho phòng và chữa
bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh sản của lợn.
Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi đã cũ, có phần bị hư hỏng.
Đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn.
1.2. Nội dung và phương pháp thực hiện công tác phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
8
8
9
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi
Tìm hiểu về quy trình chăn nuôi các loại lợn: Lợn nái, lợn con theo mẹ,
lợn đực.
Nắm vững đặc điểm của các giống lợn có ở trại.
Tham gia công tác vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn.
Tham gia đỡ đẻ cho lợn nái, cắt tai, cắt đuôi cho lợn con, làm ổ úm cho
lợn con.
Tham gia công tác phát hiện lợn động dục và phụ giúp phối giống cho
lợn nái động dục.
Tham gia lập sổ sách theo dõi từng cá thể, ghi chép các chỉ tiêu sinh lý
sinh sản và tiến hành ghép đôi giao phối phù hợp.
Tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học trên đàn lợn thí nghiệm của trại.
1.2.1.2. Công tác thú y
Tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn theo quy trình tiêm phòng của trại.
Phun thuốc sát trùng chuồng trại, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi theo quy
trình vệ sinh thú y.
Chẩn đoán và điều trị một số bệnh mà đàn lợn mắc phải trong quá trình

thực tập.
Tham gia vào các công tác khác.
1.2.2. Biện pháp thực hiện
Để thu được kết quả tốt nhất trong thời gian thực tập và thực hiện tốt
những nội dung trên tôi đã đưa ra một số biện pháp để thực hiện như sau:
Tuân thủ nội quy của khoa, của trường, của trại và yêu cầu của giáo
viên hướng dẫn.
Tích cực học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật trong
trại và những người chăn nuôi để nâng cao tay nghề và củng cố kiến thức
chuyên môn.
Vận dụng những kiến thức lý thuyết ở trường vào công việc chăm sóc,
nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn.
9
9
10
Thực hiện, bám sát cơ sở sản xuất và đi sâu kiểm tra, tìm hiểu nguyện
vọng của quần chúng nhân dân về lĩnh vực chăn nuôi.
Nhiệt tình, khiêm tốn, không ngại khó và ngại khổ.
Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của thầy giáo hướng dẫn để có những
bước đi đúng đắn.
Trực tiếp tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thí nghiệm.
Tham khảo sổ sách theo dõi của trại và trao đổi các vấn đề chuyên môn
với cán bộ kỹ thuật trại và chủ trang trại.
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập tại trang trại được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo
và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong trang trại cùng với sự cố gắng của bản
thân tôi đã thu được các kết quả sau:
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan
trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh

trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi
cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi
đã thực hiện tốt các công việc như:
* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Trong quá trình thực tập tại trang trại, tôi đã tham gia chăm sóc nái
chửa, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ chăm sóc cho một đàn lợn con theo mẹ đến cai
sữa. Tôi trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi đàn lợn thí nghiệm. Quy trình
chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa
như sau:
+ Đối với nái chửa:
Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng nái chửa 1, chuồng nái chửa
2. Hàng ngày vào kiểm tra lợn, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè
lên phân, lấy cám cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt
gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn
10
10
11
loại cám 566, 567SF với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ
như sau:
Đối với nái chửa từ tuần 1 đến tuần chửa 12 ăn cám 566, khẩu phần 1,5
- 2 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14 ăn cám 566, khẩu phần
2,5 - 3 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi ăn cám 567SF, khẩu phần 3,5- 4
kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
+ Đối với nái đẻ:
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7- 10
ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn
chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức
ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với khẩu phần ăn 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa

sáng, chiều.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 2 ngày, giảm cám để phân trong
trực tràng không quá lớn, tạo điều kiện cho lợn nái đẻ dễ, tránh được lợn con
bị chết ngạt do ở trong tử cung quá lâu. Mỗi ngày giảm 1 kg cám đến ngày đẻ
dự kiến còn khẩu phần ăn là 0,5 kg/con/ngày.
Khi lợn nái đẻ được 2 ngày, khẩu phầm ăn tăng dần từ 0,5 - 5
kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều. Đối với nái nuôi con quá gầy Có
thể cho ăn tăng khẩu phần lên 6 kg/con/ngày. Điều chỉnh lượng thức ăn cho
phù hợp nhu cầu của chúng.
+ Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:
Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành bấm nanh hoặc mài nanh,
cắt rốn.
- Lợn con 2 - 3 ngày tuổi bấm số tai, cắt đuôi và tiêm sắt cho lợn, cho
uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.
Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng.
Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.
11
11
12
Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng cám hỗn hợp hoàn
chỉnh 550SF.
Lợn con được 16 - 18 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả.
Lợn con được 21 - 26 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn.
* Phát hiện lợn nái động dục
Qua thực tế thực tập tại trang trại, dưới sự chỉ bảo của các cán bộ kỹ
thuật tôi thấy lợn nái động dục có những biểu hiện sau:
- Lợn phá chuồng, ăn ít rồi bỏ ăn.
- Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng lợn đực thì vểnh tai, khi có tác
động trực tiếp thì đứng ì.
- Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, ta quan sát được

vào khoảng 10 - 11 giờ trưa.
- Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có
dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.
* Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái
- Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, quan sát triệu chứng động dục
trước đó và đã xác định khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất.
- Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ.
- Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100 ml) và
số lượng tinh trùng tiến hành trong một liều dẫn (1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng
tiến thẳng).
- Bước 4: Vệ sinh lợn nái
- Bước 5: Dẫn tinh
- Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Số lần
lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần. Sau khi dẫn tinh được
21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai, phát hiện những
lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục
nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục ấy.
12
12
13
1.2.3.2. Công tác thú y
* Công tác vệ sinh
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, chuồng được tiêu độc bằng
thuốc sát trùng Ommicide vào đầu giờ chiều hàng ngày, pha với tỷ lệ 1:3200.
Ở các chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái
chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được
tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1
ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt
bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch
vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ. Để

khô 1 ngày tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa
2 xuống. Lịch sát trùng được trình bầy qua bảng 1.2.
13
13
14
Bảng 1.2. Lịch sát trùng trại lợn nái
Thứ
Trong chuồng
Ngoài
Chuồng
Ngoài khu
vực chăn
nuôi
Chuồng
nái chửa
Chuồng đẻ
Chuồng
cách ly
CN
Phun sát
trùng
Phun sát trùng
Thứ 2
Quét hoặc
rắc vôi
đường đi
Phun sát trùng
+ rắc vôi
Phun sát
trùng

Phun sát
trùng toàn
bộ khu vực
Phun sát
trùng toàn
bộ khu vực
Thứ 3
Phun sát
trùng
Phun sát trùng
+ quét vôi
đường đi
Quét hoặc
rắc vôi
đường đi
Thứ 4
Xả vôi xút
gầm
Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi
Thứ 5 Phun ghẻ
Phun sát trùng
+ xả vôi xút
gầm
Phun ghẻ
Thứ 6
Phun sát
trùng
Phun sát trùng
+ rắc vôi
Phun sát

trùng
Phun sát
trùng
Phun sát
trùng
Thứ 7
Vệ sinh
tổng
chuồng
Vệ sinh tổng
chuồng
Vệ sinh tổng
chuồng
Vệ sinh tổng
khu
* Công tác phòng bệnh
Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực
hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra
trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi
khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Sau đây là quy trình phòng bệnh bằng thuốc, bằng vắc xin cho các
loại lợn.
14
14
15
Đối với lợn con theo mẹ và lợn nái hậu bị, lợn nái sinh sản thể hiện ở
bảng 1.3:
Bảng 1.3. Lịch phòng bệnh của trại lợn nái
Loại lợn Ngày tuổi
Phòng

bệnh
Vaccine/
Thuốc/chế
phẩm
Đường
đưa thuốc
Liều
lượng
(ml/con)
Lợn con
2 - 3 ngày
Thiếu sắt Fe + B12 Tiêm 2
Tiêu chảy Nova-Ampicol Uống 2
3 - 6 ngày Cầu trùng Nova - Coc 5% Uống 2
16- 18 ngày Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2
Lợn hậu bị
25, 29 tuần tuổi Khô thai Parvo Tiêm bắp 2
26 tuần tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2
27, 30 tuần tuổi Giả dại Begonia Tiêm bắp 2
28 tuần tuổi LMLM Aftopor Tiêm bắp 2
Lợn nái
sinh sản
10 tuần chửa Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2
12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2
Định kỳ hàng năm vào tháng 4, 8, 12 tiêm phòng bệnh tổng đàn
vaccine giả dại Begonia tiêm bắp 2 ml/con.
Đối với lợn đực:
- Lợn đực hậu bị mới nhập về: 3 tuần tiêm phòng vaccine dịch tả
Coglapest, 4 tuần tiêm phòng vaccine lở mồng long móng Aftopor, vaccine
giả dại Begonia.

- Lợn đực đang khai thác tiêm phòng vào tháng 5, tháng 11 vaccine
dịch tả Coglapest. Tháng 4, 8, 12 tiêm phòng vaccine lở mồng long móng
Aftopor, vaccine giả dại Begonia.
* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Để điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh
kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ
lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy,
15
15
16
hàng ngày tôi và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả
các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập, tôi
đã gặp và điề trị một số bệnh sau:
* Bệnh viêm tử cung
- Nguyên nhân: Là một quá trình bệnh lí phức tạp có thể do rất nhiều
nguyên nhân: Công tác phối giống không đúng, do lợn mẹ đẻ khó, bị sát nhau
phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ trợ sản làm tổn thương, xây xát niêm
mạc cổ tử cung và âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm
nhập vào gây viêm. Do sàn chuồng không được vệ sinh sạch, lợn nái không
được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi đẻ. Mặt khác, do kế phát từ một số bệnh
truyền nhiễm như: Bệnh xảy thai truyền nhiễm và phó thương hàn (Văn lệ
Hằng và cs, 2008)[9].
- Triệu chứng: Khi bị bệnh, lợn biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu:
Thân nhiệt tăng cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, vật đau đớn, có khi cong
lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Âm hộ sưng đỏ. Từ cơ quan sinh dục thải ra
ngoài dịch viêm màu trắng đục hoặc phớt hồng, có mùi tanh, thối khắm.
- Điều trị: Để hạn chế quá trình viêm lan rộng, kích thích tử cung co
bóp thải hết dịch viêm ra ngoài và đề phòng hiện tượng nhiễm trùng cho cơ
thể, chúng tôi tiến hành điều trị như sau:
Tiêm một liều Oxytoxin: 3 - 5 ml/con

Tiêm Analgin: 1ml/10kgTT/1lần/ngày.
Tiêm Vetrimoxin: 1ml/10kgTT/1lần/2ngày.
Điều trị liên tục trong 3 - 6 ngày.
* Bệnh viêm vú
- Nguyên nhân: Do các loài vi khuẩn: Liên, tụ cầu trùng, E.coli xâm
nhập vào tuyến vú, qua da do xây xát núm vú do răng nanh lợn con mới sinh,
do lợn mẹ nhiều sữa, ứ đọng tạo nên môi trường cho vi khuẩn phát triển, hoặc
do quá nhiều sữa làm căng nhức, gây viêm.
Do vệ sinh chuồng trại kém, phân, nước tiểu không thoát hết, nhiệt độ
chuồng trại quá lạnh, quá nóng.
Do việc dùng thuốc sát trùng tẩy uế chưa hợp lý trong khu trang trại
cũng như trong chuồng lợn nái trước và sau khi đẻ.
16
16
17
Do kế phát từ các bệnh viêm âm đạo, tử cung.
- Triệu chứng: Lợn nái bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao, không cho con bú.
Tất cả các bầu vú hay một vài bầu vú bị viêm, đỏ, đau, nóng, sưng, có con bị
viêm nặng bầu vú tím bầm lại, sờ nắn bầu vú thấy cứng.
- Điều trị: Cục bộ: Vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nóng kết hợp xoa bóp
nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần.
Tiêm quanh vùng bầu vú bị viêm bằng Nor100 1ml/10kgTT
Toàn thân:
Tiêm Analgin: 1ml/10kgTT/1lần/ngày.
Tiêm Vetrimoxin: 1ml/10kgTT/1lần/2ngày.
Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
* Bệnh tiêu chảy ở lợn con
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn đường tiêu hoá gây ra, do lợn con sau khi
sinh bị nhiễm lạnh, do lợn mẹ bị viêm vú, viêm tử cung, do lợn mẹ ăn không
đúng khẩu phần, do lợn con không được tiêm sắt….

- Triệu chứng: Trong chuồng lợn con có hiện tượng nôn ra sữa, sàn
chuồng có phân lỏng màu vàng hoặc màu trắng. Lợn ỉa chảy liên tục, trên
người có dính phân, phân lỏng, mùi thối khắm, lợn bỏ ăn hoặc ăn kém, mệt
mỏi, có con bụng chướng to.
- Điều trị:
Tiêm Ampisure: 1ml/10kgTT/1lần/ngày
Tiêm Nor100: 1ml/10kgTT/1lần/ngày
Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
* Bệnh viêm bao khớp
- Nguyên nhân: Streptococcus suis là vi khuẩn gram +, Streptococcus
suis gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây
ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, cuống
rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm nanh, các vết thương trên da, đầu gối khi
chà sát trên nền chuồng, qua vết thiến.
- Triệu chứng: Lợn con đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân
sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5
tuần tuổi. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân.
17
17
18
Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ
khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau.
- Điều trị: Tiêm Vetrimoxin: 1ml/10kgTT/1lần/2ngày.
Điều trị liên tục trong 3 - 6 ngày.
* Bệnh phân trắng lợn con
- Nguyên nhân: Bệnh phân trắng ở lợn con là một hội chứng hoặc một
trạng thái lâm sàng rất đa dạng.Do trực khuẩn E.coli thuộc họ
Enterobacteriaceae, nhiều loại Samonella (S.choleraesuis, S.typhysuis…) và
đóng vai trò phụ là: Proteus, Step-tococcus. Trong điều kiện bình thường vi
khuẩn E.coli khu trú tự nhiên trong đường tiêu hoá của lợn, chủ yếu ở cuối

ruột non và suốt ruột già. Vi khuẩn này sẵn sàng tấn công vào cơ thể lợn khi
cơ thể lợn gặp những điều kiện bất lợi (Phạm Sĩ Lăng và cs, 2008)[13].
Do hệ thống phòng vệ của lợn con chưa hoàn chỉnh trong những ngày
đầu tiên như: Lượng axit trong dạ dày lợn con rất ít nên không đủ ngăn cản sự
tấn công, xâm nhập và tăng sinh của vi khuẩn vào ruột và gây bệnh.
Do việc nuôi dưỡng chăm sóc lợn mẹ chưa hợp lý, chuồng trại ẩm ướt,
rét mướt, vệ sinh kém, sữa mẹ kém
- Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu
chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi
tanh. Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không
vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bê
bết. Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh.
- Điều trị:
Bệnh phân trắng lợn con có nhiều loại thuốc điều trị nhưng tại trang trại
có điều trị bằng thuốc sau:
Nova-Ampicol: 2 g/lít nước cho uống.
Điều trị liên tục trong 3 - 4 ngày.
1.2.3.3. Công tác khác
Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu
chuyên đề khoa học, tôi còn tham gia một số công việc khác như: đỡ lợn đẻ
18
18
19
cho lợn nái, tiêm Dextran - Fe cho lợn con, thiến lợn đực con, - Cho lợn con
uống thuốc phòng bệnh cầu trùng và thuốc phòng bệnh tiêu chảy.
Kết quả công tác phục vụ sản xuất trong thời gian thực tập được thể
hiện qua bảng 1.4:
Bảng 1.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT Nội dung công việc
Số lượng

(con)
Kết quả (an toàn/ khỏi)
Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
1. Tiêm phòng vắc xin cho lợn con An toàn
1.1. Dịch tả 1850 1850 100
1.2 Cầu trùng ( uống) 1200 1200 100
2. Tiêm phòng vắc xin cho lợn nái An toàn
2.1. Dịch tả 80 80 100
2.2 Lở mồm long móng 100 100 100
2.3 Giả dại 70 70 100
2.4 Khô thai 30 30 100
3. Điều trị bệnh Khỏi
3.1. Bệnh viêm tử cung 15 13 92
3.2 Bệnh viêm vú 2 2 100
3.3 Bệnh phân trắng lợn con 1500 1500 100
3.4 Bệnh tiêu chảy lợn con 100 90 90
4. Công tác khác An toàn
4.1. Đỡ lợn đẻ 1800 1800 100
4.2. Xuất lợn con 2000 2000 100
4.3 Tiêm Dextran - Fe 580 580 100
4.4 Thiến lợn đực 500 500 100
1.3. Kết luận và đề nghị
1.3.1. Kết luận
Qua thực tế làm việc đã giúp tôi trưởng thành hơn về mọi mặt, giúp tôi
mạnh dạn và tự tin vào khả năng làm việc của mình, để hoàn thành tốt công
19
19

20
việc được giao, củng cố và nâng cao kiến thức đã học ở nhà trường, tích luỹ
được nhiều kiến thức thực tế, rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc. Vì
vậy, tôi cảm thấy yêu nghề hơn, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của thầy cô,
đồng nghiệp đi trước và bạn bè hơn nữa.
Trong quá trình thực tập, tôi thấy từ lý thuyết đến thực hành còn một
khoảng cách rất xa, nếu chỉ học lý thuyết thì chưa đủ, mà cần phải làm được
để giúp ngành chăn nuôi ngày càng phát triển. Vì vậy, tôi thấy việc đi thực tập
tại các cơ sở sản xuất là rất cần thiết đối với bản thân nói riêng, cũng như tất
cả mọi sinh viên nói chung trước khi tốt nghiệp ra trường.
1.3.2. Đề nghị
Trong thời gian thực tập tại trang trại chăn nuôi lợn Đặng Đức Khang
xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, tôi thấy có một số tồn tại
cần khắc phục, vì vậy tôi có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Cán bộ kỹ thuật cần hướng dẫn chu đáo cho công nhân cách phát hiện
lợn ốm kịp thời.
- Tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Thay thế một số trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi bị cũ, hỏng để tránh
thất thoát về lợn.
- Mở rộng quy mô chuồng trại để chăn nuôi đạt hiệu quả hơn nữa.
- Công tác tiêm phòng và vệ sinh phòng bệnh cần thực hiện tốt hơn nữa.
20
20
21
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
“Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái nuôi theo quy mô trang trại
tại xã Kim Long huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”
2.1. Đặt vấn đề

Trong khoảng hai thập kỷ vừa qua, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta có
những thay đổi quan trọng cả về năng suất, chất lượng, qui mô cũng như hình
thức chăn nuôi. Tổng đàn lợn tăng từ 21,8 triệu con năm 2001 lên 27,3 triệu
con năm 2010. Đặc biệt là sản lượng thịt tăng nhanh hơn số lượng đầu con, từ
1,51 triệu tấn năm 2001 tăng lên 3,02 triệu tấn năm 2010. Tỷ lệ thịt nạc từ 40-
42% năm 2001 lên trên 46% năm 2006. Mặc dù chăn nuôi lợn ở nước ta tăng
trưởng nhanh về tổng đàn, chất lượng đàn cũng như quy mô sản xuất Tuy
nhiên so với yêu cầu và khả năng thì kết quả này cũng rất khiêm tốn và phần
lớn lượng sản xuất được tiêu thụ ở nội địa từ 98 - 99%. Từ năm 2001 - 2006
bình quân mỗi năm nước ta xuất khẩu được từ 18 - 20 ngàn tấn/năm, chiếm
khoảng 1 - 3% tổng sản lượng thịt lợn sản xuất trong đó sản phẩm chủ yếu là
thịt lợn sữa và thịt lợn choai. Tuy nhiên do khối lượng đáp ứng không ổn định
cơ cấu giống lợn nước ta chủ yếu vẫn là lợn địa phương, lợn năng suất thấp tỉ
lệ mỡ cao cho nên sản phẩm của chúng ta không có sức cạnh tranh trên thị
trường thế giới. Các cơ sở cung cấp giống lợn ngoại, lợn tốt chưa đảm bảo đủ
yêu cầu. Với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ như hiện nay thì càng khó để chúng ta
phát triển mạnh ngành chăn nuôi lợn lớn mạnh đáp ứng đủ yêu cầu thực phẩm
trong nước và xuất khẩu. Có rất nhiều giải pháp để giải quyêt vấn đề trên, một
trong những biện pháp đó là nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái để
cho ra những đàn lợn con tốt nhất với số lượng nhiều nhất, để cung cấp đủ số
lượng thịt lợn cho thị trường. Từ nhu cầu cấp thiết trên chúng tôi thực hiện đề
21
21
22
tài: “Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái nuôi theo quy mô trang trại
tại xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”
* Mục đích của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái ngoại lai giữa giống Landrace
và Yorkshire được nuôi tại Vĩnh Phúc
- Đánh giá được tình hình bệnh trên đàn lợn và cách điều trị.

- Xây dựng được những khuyến cáo, góp phần nâng cao năng xuất sinh
sản cho lợn nái ngoại.
- Bản thân bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Kết quả thu được là cơ sơ khoa học để đưa ra các giải pháp kỹ thuật
nhằm nâng cao khả năng sản xuất của đàn lợn nuôi tại xã Kim Long, huyện
Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của một số giống lợn
* Giống lợn Landrace
- Nguồn gốc: Giống Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch, giống lợn
này được hình thành từ sự lai tạo giữa giống lợn Youtland có nguồn gốc từ
Đức với giống lợn Yorkshire có nguồn gốc từ nước Anh. Từ năm 1970, nước
ta đã nhập Landrace từ CuBa, từ năm 1985 trở lại đây chúng ta đã nhập từ
nhiều nước khác nhau như Bỉ, Thái Lan, Nhật Bản.
- Đặc điểm: Lợn Landrace có lông, da màu trắng, đầu to, mõm dài, tai
to rủ xuống mặt, bốn chân nhỏ, khít móng, đi bằng móng. Lợn đực trưởng
thành nặng khoảng 300 - 320 kg, đạt khối lượng 100kg, lợn cái trưởng thành
nặng 200 - 250 kg, có 12 - 14 vú, đạt khối lượng 100 kg lúc 5 - 6 tháng tuổi
tiêu tốn 2,9 - 3,5 kg thức ăn cho một kg tăng khối lượng. Năng suất sinh sản
cao, số con sơ sinh/ổ đạt 10 - 11 con, trọng lượng đạt 1,2 - 2,4 kg/con
(Nguyễn Đức Hiền, 1999)[12].
22
22
23
Landrace có khả năng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở nước ta,
tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao, sức sinh sản thấp hơn
10% - 15% so với các giống lợn Landrace gốc bản sứ.
* Giống lợn Yorkshire

- Nguồn gốc: Là giống lợn địa phương. Lúc đầu giống này được nuôi
tại vùng Yorkshire thuộc Đông Bắc nước Anh. Lợn có lông màu trắng cứng,
da có vết sám đen, chân cao, đi lại nhanh nhẹn, khả năng sinh sản trung bình.
Để cải tạo giống địa phương trong quá trình lai tạo đã tạo ra những con lai
Tiểu Bạch, Trung Bạch, Đại Bạch. Năm 1946 đã có một giống lợnYorkshire
lý tưởng, năm 1951 hội đồng khoa học Hoàng gia Anh đã công nhận đây là
giống lợn mới. Ngày nay giống lợn này đã được chăn nuôi ở nhiều nơi trên
thế giới. 1964 Việt Nam nhập Đại Bạch từ Liên Xô có kiểu hình hướng nạc
mỡ, năm 1978 nước ta nhập giống Yorkshire từ Cu Ba hướng nạc từ năm
1994 trở lại đây Việt Nam nhập Yorkshire từ nhiều nước như Bỉ, Thái Lan,
Trung Quốc.
- Đặc điểm: Giống Yorkshire có hai loại hình:
Loại hình hướng nạc - mỡ. Có tầm vóc cao to, mình trung bình, ngực
sâu (điển hình là Đại Bạch của Liên Xô).
Loại hình sản xuất nạc có tầm vóc rất to, ngực mông cao (điển hình là
con Yorkshire nhập từ CuBa).
Nhìn chung giống lợn Yorkshire có màu lông trắng tuyền, đầu cổ hơi
nhỏ và dài, mỗm thẳng và dài, mặt rộng, tai to trung bình và hướng về phía
trước, mình dài, lưng hơi cong, bụng gọn, bốn chân dài vững chắc, có 14 vú.
Lợn Yorshire sinh trưởng phát dục nhanh. Khối lượng khi trưởng thành của
con cái đạt từ 200 - 250 kg. Năng suất sinh sản cao: số con sơ sinh/ổ đạt 10 -
11 con/lứa, khối lượng sơ sinh đạt 1,1 - 1,2 kg/con, khối lượng 21 ngày tuổi/ổ
là 55 - 60 kg ( Trần Văn Phùng và cs, 2004)[16].
2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái
* Khái quát về đặc điểm sinh sản của lợn
Sinh sản là một thuộc tính sinh vật nói chung của sinh vật và của lợn
nói riêng nhằm duy trì nòi giống và đảm bảo cho sự tiến hóa của con vật. Quá
23
23
24

trình sinh sản là một quá trình sinh lý phức tạp chịu sự điều khiển của thần
kinh và thể dịch.
Ở các giai đoạn sống khác nhau của cơ thể, mối quan hệ điều tiết giữa
thần kinh và thể dịch luôn luôn xuất hiện. Mối quan hệ này tuân theo môt quy
luật, hệ thống kế tiếp và thống nhất trong một cơ thể với cơ chế hoạt động
nhiều chiều của thần kinh và thể dịch. Một trong những khâu nào đó của mối
quan hệ nhiều chiều này bị rối loạn thì cơ thể gia súc thay đổi theo chiều có
lợi hoặc có hại đến khả năng sinh sản. Những thay đổi đó như: Chậm động
dục ở lợn cái hậu bị hoặc ở lợn nái sinh sản hay gia súc động dục nhưng
không rụng trứng.
* Tuổi thành thục về tính
Khi gia súc đã thành thục về tính là chúng bắt đầu có phản xạ sinh dục
và có khả năng sinh sản, lúc này cơ thể có những biến đổi sinh lý. Ở con cái
bộ máy sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Dưới tác dụng của thần
kinh, nội tiết tố, con vật xuất hiện các hiện tượng của hưng phấn sinh dục, khi
đó có các noãn bao chín và tế bào trứng rụng. Ở con đực các tuyến sinh dục
phát triển và có phản xạ giao phối.
Sự thành thục về tính của gia súc được đặc trưng hàng loạt những thay
đổi bên ngoài và bên trong của cơ thể, đặc biệt là sự biến đổi bên trong của cơ
quan sinh dục. Cùng với sự biến đổi cơ bên trong cơ quan sinh dục là sự biến
đổi bên ngoài có tính chất quy luật, nó đặc trưng cho từng loài gia súc, tùy
từng giống, từng loài gia súc mà thời gian thành thục khác nhau. Tuổi thành
thục tính của lợn nội như: Ỉ, Móng Cái là 3 - 4 tháng tuổi, lợn ngoại Landrace,
Yorkshire là 7 - 8 tháng tuổi.
Thông thường tuổi thành thục về tính sớm hơn tuổi thành thục về thể
vóc của gia súc nghĩa là khi gia súc đã đến thời kì thành thục về tính nhưng sự
sinh trưởng và phát triển của cơ thể vẫn còn tiếp tục. Do đó nếu gia súc mới
thành thục về tính mà cho giao phối và thụ thai ngay thì cơ thể mẹ chưa đảm
bảo cho thai phát triển nên con đẻ ra sẽ còi cọc, chậm lớn, đồng thời bộ phận
cấu tạo của khung xương chậu còn hẹp sẽ dẫn đến đẻ khó. Vì thế để đảm bảo

cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể mẹ và phẩm chất của
24
24
25
đàn con, nên cho gia súc phối khi đã thành thục cả về tính và thể vóc, tuổi
phối giống lần đầu tốt nhất cho lợn cái là bỏ qua từ 1 - 2 chu kì động dục đầu.
* Các yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thành thục tính
- Yếu tố giống: Gia súc có trọng lượng nhỏ thì thành thục về tính sớm
hơn gia súc có trọng lượng lớn. Động vật nuôi thành thục về tính sớm hơn thú
rừng. Lợn cái giống Landrace và Yorkshire thành thục về tính khi đạt 7 - 8
tháng tuổi, lợn cái giống nội: Ỉ, Móng cái thành thục về tính khi đạt từ 4 - 5
tháng tuổi.
- Nuôi dưỡng, quản lý: Trong điều kiên nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý
tốt, chế độ sử dụng đúng thì tính thành thục xuất hiện sớm hơn. Còn chăm sóc
kém, chế độ quản lý, sử dụng không thích hợp dẫn đến gia súc sinh trưởng
phát triển chậm dễ mắc bệnh tật.
- Ảnh hưởng của mùa vụ và thời gian chiếu sáng: Thời tiết và khí hậu
khác nhau đều ảnh hưởng tới sự thành thục về tính. Gia súc vùng nhiệt đới
thành thục về tính sớm hơn gia súc vùng ôn đới, gia súc sinh sản vào mùa
xuân thành thục về tính sớm hơn gia súc sinh sản vào mùa khác, nhiệt độ quá
cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng tới sự thành thục về tính, lợn cái hậu bị nuôi
theo nhóm thành thục về tính sớm hơn cái hậu bị nuôi nhốt riêng, con đực
cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thành thục về tính, hiệu ứng đực giống được
thực hiện thông qua feromon trong nước bọt của con đực truyền trực tiếp qua
đường miệng.
* Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục là một quá trình sinh lý phức tạp. Khi gia súc thành
thục về tính, cơ quan sinh dục của con cái có biến đổi, trong buồng trứng có
quá trình noãn bao thành thục, trứng chín và rụng. Dưới sự điều tiết của thùy
trước tuyến yên trứng chín và rụng kèm theo những biến đổi bên ngoài của cơ

quan sinh dục. Hiện tượng này lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ nên được gọi
là chu kỳ tính. Chu kỳ tính và thời gian kéo dài của chu kỳ tính khác nhau
giữa các loài. Ở lợn 17 - 27 ngày, trung bình là 21 ngày. Chu kỳ động dục của
lợn chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn trước chịu đực (kéo dài 1 - 2 ngày)
25
25

×