MỤC LỤC
4
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Mai Sơn nằm trong toạ độ, từ 20
0
52'30” đến 21
0
20'50” vĩ độ bắc; từ
103
0
41'30” đến 104
0
16' kinh độ đông.
-Phía Bắc giáp Thuận Châu, thị xã Sơn La và Mường La.
-Phía Đông giáp Bắc Yên, Yên Châu.
- Phía Tây giáp huyện Sông Mã.
-Phía Nam giáp tỉnh Hủa Phăn của Lào với đường biên giới dài 8 km.
1.1.1.2. Tình hình chung
Tà Hộc là một xã vùng II của của huyện Mai Sơn, chủ yếu là đồi núi,
có 15km sông Đà chảy qua, cách trung tâm huyện 30km. Tổng diện tích tự
nhiên là 8.237,5ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 2.779ha.
- Đất rừng và đất lâm nghiệp: 5.799,96ha.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 3,3ha.
- Đất thổ cư: 22ha.
Xã có 11 bản trong đó có 4 bản dân tộc Thái, 3 bản dân tộc Mông, 2
bản dân tộc Khơ Mú, 2 bản dân tộc Mường. Dân số gồm 715 hộ, 3.712 nhân
khẩu trong đó có 1.330 lao động.
Thành phần dân tộc: Xã có 5 dân tộc sinh sống trong đó dân tộc Thái có
389 hộ chiếm 54,4%, dân tộc Mông có 142 hộ chiếm 19,86%, dân tộc Khơ
Mú có 56 hộ chiếm 7,83%, dân tộc Mường có 123 hộ chiếm 17,2%, dân tộc
Kinh có 5 hộ chiếm 0,69%.
Qua rà soát theo tiêu chí mới hộ nghèo năm 2011 hộ nghèo toàn xã là
242 hộ /715 hộ chiếm 33,8%.
4
5
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn
a. Khí hậu
Bảng 1.1. Khí hậu của huyện Mai Sơn
Khí hậu
(tháng)
Nhiệt độ không khí
(
0
C)
Lượng mưa
(mm)
Ẩm độ không khí
(%)
1 11,0 8,3 80
2 16,3 5,3 77
3 15,9 94,1 78
4 21,4 49,3 74
5 24,3 129,8 75
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn sơn la)
b. Thủy văn
Nguồn nước: Tà Hộc - huyện Mai Sơn có một nhánh sông Đà chảy
qua, nhưng chỉ qua vành đai xã. Xã có vài con suối nhỏ nhưng ở rất xa làm
cho công tác thủy lợi gặp khó khăn, đặc biệt là các bản ở trên đồi cao của
xã thường thiếu nước vào mùa khô. Vì vậy dễ phát sinh bệnh tật và lây lan
mầm bệnh.
1.1.1.4. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp
Cây sắn gieo trồng được: 129ha, chỉ tiêu đầu năm là:100 ha, vượt chỉ
tiêu kế hoạch giao đầu năm là: 29ha.
Cây ngô gieo trồng được: 1.184ha, chỉ tiêu đầu năm là: 98 % kế hoạch.
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong toàn xã là: 5.799,96 ha đã
giao cho các tổ chức trong bản, quản lý bảo vệ tốt. Công tác khoanh nuôi bảo
vệ rừng theo vốn sự nghiệp kiểm lâm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
năm 2011 là: 1.944,16 ha.
1.1.1.5. Tình hình sản xuất chăn nuôi Tà Hộc
Trong 6 tháng đầu năm 2012 phát triển đàn trâu: 620 con, đạt: 109 %
kế hoạch, vượt chỉ tiêu giao đầu năm 0.9%. Đàn bò: 1.095 con, đạt: 93% kế
hoạch. Đàn ngựa: 37 con, đạt: 50 kế hoạch. Dê: 1.192 con, đạt: 116% kế
hoạch, vượt chỉ tiêu giao đầu năm 16%, đàn lợn 1.094 con, đạt: 43% kế
hoạch. Gia cầm: 14.750 con, đạt 112% kế hoạch, vượt chỉ tiêu giao đầu
năm 12%.
5
6
1.1.1.6. Mô tả phương thức chăn nuôi trâu bò tại Tà Hộc
Qua điều tra 2 bản của xã Tà Hộc về chăn nuôi bò có đặc điểm địa hình
và cách thức nuôi dưỡng có sự khác biệt. Những đặc điểm khác biệt này có
thể là do tập quán chăn nuôi của 2 nhóm dân tộc Thái và Mông, do điều kiện
địa hình, đất đai, …
Các hộ gia đình tại Bản Hộc chủ yếu là dân tộc Thái, các hộ sống tập
trung chủ yếu thành các khu vực địa lý nhỏ (5 - 10 hộ). Hầu hết các hộ đều có
chăn nuôi bò từ 2 - 10 con tùy vào hộ gia đình. Chỉ một số rất ít gia đình
không có bò. Mục đích chăn nuôi chủ yếu là lấy sức cày kéo, vì sản xuất nông
nghiệp ở đây rất cần sức kéo của trâu bò. Còn các con khác với mục đích sinh
sản và sản xuất thịt. Các hộ ở đây có truyền thống chăn nuôi bò tốt, hộ cũng
đã có ý thức chăm sóc và bảo vệ đàn bò của mình. Hầu hết các gia đình ít
nhiều đã có khu vực trồng cỏ để bổ sung cho bò, tuy nhiên việc trồng có vẫn
còn mới và chưa phổ biến. Hiện nay, do nhận thức được giá trị của việc trồng
cỏ chăn bò nên có rất nhiều hộ đã có ý định tăng thêm diện tích trồng cỏ.
Cách thức nuôi dưỡng chủ yếu là chăn thả trong ngày tại khu vực đồi,
rừng của gia đình, hoặc khu vực công cộng từ 7-8h sáng đến 5-6h chiều, buổi
tối bò được lùa về nhà để quản lý và có thể bổ sung thêm thức ăn (Bò cày
kéo, bê theo mẹ có thể được bổ sung 1-2kg ngô bột/ngày, hoặc bổ sung cỏ nếu
có. Mùa đông thì được bổ sung thức ăn thô dự trữ như rơm, vỏ bắp ngô, thân
và lá cây chuối, …). Bò đực được chăn dắt hàng ngày để tránh bị ngã núi do
đánh nhau và đi sang đồi nhà khác phá nương có thể bị đánh. Bò cái và bê thì
đa số được thả vào rừng khoanh nuôi (rừng phòng hộ sông Đà). Bò ở đây
được tiêm phòng và quản lý thú y khá tốt. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn
hay xảy ra (nhất là bệnh tụ huyết trùng và lở mồm long móng) do ý thức
người chăn nuôi chưa cao, chuồng trại tạm bợ, các bệnh ký sinh trùng, bệnh
đường tiêu hóa chưa được người dân quan tâm. Mặc dù trong xã có thú y viên
nhưng đa số các hộ đều tự mua thuốc về chữa bệnh cho bò dựa vào triệu
chứng của bệnh, như đau chân, đau bụng hay tiêu chảy, … Chuồng trại ở đây
chưa được quan tâm nhiều, đa số là có chuồng riêng tuy nhiên rất sơ sài (nền
đất, mái pro xi măng, không có vách). Người dân cho biết, mùa đông ở đây
không lạnh như các nơi khác nên ít phải lo việc tránh rét cho bò, vì vậy nên
6
7
không cần vách che. Nhưng thực tế lại cho thấy trâu bò bị chết do rét lại rất
nhiều, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, điển hình là đầu năm 2011 toàn
xã có 52 con trâu và bò bị chết rét.
Đối với Bản Pá Nó A là điển hình cho các thôn bản vùng cao, các hộ
gia đình ở đây thuộc nhóm dân tộc Mông nên các thức nuôi dưỡng và quản
lý đàn bò có khác so với Bản Hộc. Các hộ dân ở đây chủ yếu là hộ trước đây
di chuyển chỗ ở từ trên núi xuống gần đường đi lại. Hiện tại các hộ gia đình
này canh tác vẫn trên nương ngô cách nhà 4-5km tại các đỉnh đồi, núi cao.
Bò được nuôi hầu hết trên đồi, tại lán chăn nuôi, không có chuồng trại mà
chỉ có các lán che mưa gió tạm bợ, thậm chí là buộc ngoài trời, khi có mưa
hoặc rét quá thì mới cho vào gầm nhà tránh mưa rét. Ban ngày bò được chăn
thả tại các khu vực đồi, rừng gần nương ngô dưới sự giám sát của các hộ.
Buổi tối bò tự về hoặc được đưa về khu vực lán của gia đình quản lý. Theo
điều tra thì việc trồng cỏ chăn bò tại bản gần như là không có, vì mọi người
chỉ trồng rau ở vườn chứ không có trồng cỏ. Nếu trồng ở trên nương thì sẽ bị
bò phá hết, vì sau khi thu hoạch ngô vào tháng 10 và tháng 11 thì bò sẽ được
thả trên nương, vài ngày mới đi tìm và kiểm tra tình hình bò. Vào mùa đông
bò được thả tự do kiếm ăn cho đến tháng 3. Tháng 4 thì bò đực cày thường
được bổ sung vỏ bắp ngô, cây chuối, cám ngô hoặc cắt cỏ rừng cho ăn. Công
tác thú y ở đây hầu như chưa được thực hiện vì địa bàn vùng cao đi lại rất
khó khăn và ý thức của người dân chưa quan tâm nhiều. Tuy nhiên, dịch
bệnh ít gặp vì mật độ nuôi ít, người Mông cũng quan tâm và có nhiều kỹ
thuật quản lý và chăm sóc tốt.
Do xa trung tâm và địa hình khó khăn nên việc đi lại rất bất tiện. Hiện
nay, trong 2 bản đều chưa có cửa hàng bán thuốc thú y. Khi bò bị bệnh đa số
mọi người đều tự mua thuốc về tiêm hoặc nhờ người khác tiêm. Rất nhiều hộ
còn dự trữ thuốc thú y trong nhà, khi bò bị bệnh thì mang ra tiêm.
1.1.1.7. Kết quả điều tra nông hộ chăn nuôi trâu bò
- Kết quả điều tra tại địa bàn hai thôn là Bản Hộc và Bản Pá Nó A của
xã Tà Hộc huyện Mai Sơn cho thấy, tổng số hộ điều tra là 47 hộ gia đình với
37/47 là chủ hộ và 39/47 người được phỏng vấn là nam giới. Kinh tế hộ cũng
chủ yếu là trung bình và nghèo (44,68%; 38,3%).
7
8
- Về cơ cấu lao động kết quả điều tra cho thấy phần lớn lao động trong
khu vực có độ tuổi 18-60 (47,96%) và chủ yếu là nông dân với công việc
chính là làm nương (52,49%). Về trình độ lao động trong khu vực rất thấp với
59,73% người học đến cấp 1 (biết đọc biết viết, nhưng rất chậm), số người có
trình độ cấp 2 trở lên thì rất ít, phần còn lại là mù chữ hoặc chưa được đi học.
- Cơ cấu đất đai của các hộ trong khu vực điều tra cho thấy các hộ có
diện tích đất rừng và đất đồi là chủ yếu (31,34% và 40,73%). Tổng diện tích
trung bình của hộ điều tra tương đối cao 45.306m
2
/hộ, tuy nhiên diện tích đất
vườn và nhà ở không cao (1,12% và 0,36%). Còn lại một phần đất khác là
những đất mới khai phá chủ yếu phục vụ làm nương rẫy do tỷ lệ đất ruộng rất
thấp 1,87%.
- Về trồng trọt, chúng tôi thấy phần lớn diện tích trong khu vực được sử
dụng để trồng ngô và trồng sắn 79,79% và 16,85%, diện tích được sử dụng để
trồng lúa rất ít. Do đó bình quân lương thực theo hộ gia đình trong năm rất
cao 13.591 kg/hộ/năm, nhưng 73,19% trong số đó là ngô hạt. Chính vì thế
nguồn phế phụ phẩm trồng trọt chủ yếu là thân ngô và vỏ bắp ngô sẽ là nguồn
thức ăn bổ sung dồi dào cho chăn nuôi trâu, bò.
- Về cây cỏ trồng làm thức ăn cho chăn nuôi bò chủ yếu là cỏ voi, với
65,95% hộ trồng, diện tích trung bình không cao 346,77m
2
/hộ và trồng ở các
khu vực gần nơi ở. Có 70,21% (33 hộ) có nhu cầu tiếp tục trồng cỏ voi để
phục vụ chăn nuôi, trồng với diện tích lớn hơn và địa bàn xa hơn. Tuy nhiên,
các hộ gia đình hiện nay đang gặp nhiều khó khăn về giống cỏ và kỹ thuật
thâm canh chăm sóc cỏ phục vụ chăn nuôi.
- Thực trạng số lượng gia súc, gia cầm của các hộ trong khu vực điều
tra cho thấy trong số 47 hộ thì có 51,06% hộ nuôi trâu với trung bình 2,29
con/hộ và 97,87% hộ nuôi bò với trung bình mỗi hộ có 3,28 bò trưởng thành
và 1,81 con bê/hộ. Số gia súc khác (dê, lợn và gà) được một số hộ gia đình
nuôi (63,83%-70,2%) với số lượng không nhiều. Số đầu lợn và đầu dê trung
bình của hộ là 4,9 và 4,7 con/hộ và gia cầm 18,7 con/hộ.
- Qua kết quả điều tra ta thấy số lượng trâu có xu hướng giảm xuống
qua các năm 57 con (năm 2008) xuống còn 47 con (năm 2010), nguyên nhân
một phần vì chết do rét, nguyên nhân khác là hiệu quả kinh tế từ nuôi trâu rất
8
9
thấp. Đàn bò có xu hướng tăng đàn chậm và duy trì ổn định số lượng 231 con
năm 2010. Điều này cho thấy diện tích chăn thả ngày càng bị thu hẹp, người
dân không thể tăng thêm đầu gia súc mà có xu hướng duy trì số lượng nuôi
nhằm mục đích bán và lấy sức kéo hàng năm. Tỷ lệ bò bị chết do các nguyên
nhân rét, bệnh tật hoặc ngã rơi có xu hướng giảm dần theo các năm.
- Về cơ cấu đàn bò qua kết quả điều tra ta thấy trong số 227 con bò điều
tra có tỷ lệ bò cái là 53,74%. Bò trưởng thành (>12 tháng tuổi trở lên) chiếm
phần lớn 90,31%. Về độ tuổi trung bình của các bò nuôi tại khu vực điều tra
trên 4 năm tuổi (50,16 tháng). Mục đích duy trì đàn bò chủ yếu là phục vụ
sinh sản (53,3%) và khai thác sức kéo (46,26%), một phần nhỏ nuôi với mục
đích để bán, nguồn gốc bò chủ yếu do bò cái gia đình nuôi sinh sản (76,21%)
một phần nhỏ do mua về nuôi.
- Tình hình sử dụng thức ăn cho bò của các hộ chăn nuôi ta thấy các hộ
sử dụng nhiều nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò, trong đó hầu hết các hộ sử
dụng thức ăn phế phụ phẩm trồng trọt (lá ngô, lõi ngô, bẹ ngô…) chiếm
95,74% phần còn lại trồng cỏ để làm thức ăn chủ động chiếm 65,96%. Ngoài
ra các hộ còn kết hợp cả nguồn thức ăn là cỏ tự nhiên và bổ sung thêm thức
ăn tinh mà chủ yếu là ngô và sắn.
- Tình hình phân bố thức ăn xanh cho thấy thức ăn thiếu chủ yếu tập
trung và các tháng cuối mùa khô và đầu mùa mưa từ tháng 1- 4, ứng với đó
thể trạng của bò cũng rất kém. Ngược lại trong khoảng thời gian từ tháng 6
-12 nguồn thức ăn xanh tương đối phong phú. Trong khoảng thời gian này
thời tiết thuận lợi, do đó cả cây thức ăn và cây nông nghiệp cũng phát triển
mạnh tạo nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi bò.
- Kết quả điều tra về công tác thú y trong chăn nuôi bò: Tỷ lệ bò được
tiêm vaccine phòng bệnh chiếm 64,17% (so với tổng số bò nuôi). Các hộ chăn
nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thú y chưa đồng đều, với 78,72% hộ
có bò được tiêm phòng vaccine, 48,94% hộ gọi thú y viên chữa bệnh nhưng
lại không có hộ nào thụ tinh nhân tạo cho bò. Trong số 47 hộ chỉ có 6,38% số
hộ được tập huấn kỹ thuật, phần còn lại đều mong muốn được tập huấn kỹ
thuật chăn nuôi.
9
10
1.1.2. Đánh giá chung
1.1.2.1. Thuận lợi
Tà Hộc là một xã miền núi của tỉnh Sơn La, trong quá trình xây dựng
và phát triển có nhiều lợi thế về tự nhiên cũng như xã hội.
Nhờ có chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhất là chính
sách xóa đói giảm nghèo cho vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn. Có sự quan
tâm lãnh đạo của huyện ủy, HĐND-UBND và các phòng ban, đoàn thể của
huyện, Đảng bộ và nhân đân đoàn kết, cần cù trong lao động sản xuất. Có
đường quốc lộ 110 đi qua trung tâm xã, có cảng Tà Hộc và 15km lòng hồ
sông Đà tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại và giao lưu hàng hóa của nhân dân.
Đất đai rất phù hợp với cây ngô nên ngô là thế mạnh của vùng. Hiện
nay nhân dân trồng thêm cây sắn cũng đem lại thu nhập khá, năng suất cao
cho bà con.
Chăn nuôi cũng được xác định là một lợi thế của vùng nên đã thường
xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển chăn nuôi
đàn gia súc, gia cầm, nuôi cá; tập trung chỉ đạo có hiệu quả công tác phòng
chống dịch bệnh, chống rét, khôi phục và phát triển nhanh đàn gia súc, gia
cầm. Đảm bảo sinh trưởng phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả.
1.1.2.2. Khó khăn
Tà Hộc là một xã vùng 2 còn nhiều khó khăn, vùng lòng hồ sông Đà
của huyện Mai Sơn. Địa hình là đồi núi cao, suối sâu, độ dốc lớn, đường xá
liên bản đi lại khó khăn cách trở, nhất là về mùa mưa lũ. Trình độ dân trí còn
thấp, không đồng đều; nền kinh tế xã hội chậm phát triển. Đời sống văn hóa
tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Hơn nữa, xã thường
xuyên phải chịu ảnh hưởng của các cơn bão và các đợt lũ quét gây thiệt hại
nặng nề cho người và của. Diễn biến thời tiết khí hậu bất lợi tạo điều kiện cho
dịch bệnh sinh sôi nảy nở. Giống vật nuôi bản địa có năng suất chưa cao.
Phương thức chăn nuôi về cơ bản vẫn nhỏ lẻ, phân tán trong các nông
hộ, hình thức chăn nuôi truyền thống còn phổ biến; hiệu quả chăn nuôi còn
thấp, năng suất thấp.
Chưa chủ động sản xuất thức ăn công nghiệp tại chỗ; thiếu vốn cho sản
xuất, thiếu cơ sở sản xuất giống vật nuôi quy mô lớn cung cấp con giống cho
10
11
nhu cầu sản xuất của tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về giống vật nuôi mới
được tập trung vào đại gia súc, chăn nuôi lợn và một số con khác vẫn còn
lúng túng trong quản lý.
Việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn
nuôi còn chậm và manh mún.
Hoạt động thú y chưa thực sự hiệu quả vì nhận thức của người dân
chưa cao cũng như điều kiện về giao thông, đi lại khó khăn. Công tác tuyên
truyền triển khai chưa sâu rộng đến tận người chăn nuôi.
1.1.2.3. Phương hướng sản xuất
Trong thời gian gần đây, phương hướng sản xuất của toàn xã là cố gắng
khai thác tối đa mọi nguồn lực để có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn.
Tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm vì đây cũng đã được xác
định là thế mạnh của vùng. Khai thác lợi thế của sông Đà, tận dụng các khe
suối có nước quanh năm để phát triển chăn nuôi.
Công tác thú y phải được chú trọng hơn, nhất là công tác tiêm phòng
đúng định kỳ, tăng cường công tác theo dõi và kiểm soát dịch bệnh và ngăn
chặn kịp thời các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng trên đàn bò.
Tuyên truyền, vận động nhân dân trồng cỏ thâm canh, chế biến, dự trữ
thức ăn nhằm giải quyết thức ăn trong mùa khô. Các hộ nuôi bò dành diện
tích đất thích hợp để trồng thâm canh các loại cỏ như cỏ voi cung cấp thêm
thức ăn cho trâu, bò.
Tiếp tục làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng khoanh nuôi.
Phát huy thế mạnh vốn có của vùng, đó là cây ngô, đồng thời tăng
cường phát huy tiềm năng của việc trồng cây sắn, vì đây là loại cây mới được
trồng và được đánh giá là cho năng suất cao.
Khuyến khích phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế để nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với củng cố an ninh, giữ
vững chính trị trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế xã
hội phát triển đúng hướng.
11
12
1.2. Nội dung phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập, chúng tôi có triển khai một số công tác về
chăn nuôi và thú y mà khi trên ghế nhà trường, tôi đã được học và thực hành
qua những đợt thực tế. Cùng với đó, chúng tôi có tham gia dự án "Khắc phục
các trở ngại về kỹ thuật và thị trường để chăn nuôi bò thịt có lãi tại vùng Tây
Bắc Việt Nam". Cụ thể của những công tác đó như sau:
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi
Phỏng vấn, điều tra các thông tin về hệ thống chăn nuôi từ các hộ
chăn nuôi.
Hướng dẫn bà con áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến phù hợp với
điều kiện kinh tế của địa phương và của mỗi hộ gia đình, nhằm đạt hiệu quả
kinh tế cao.
Vận động nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh, định kỳ tiêm phòng
dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Khuyến khích bà con tăng thêm diện tích trồng cỏ để chăn nuôi trâu bò
có hiệu quả.
Tuyên truyền những tiến bộ khoa học và công nghệ mới cho nông dân
và áp dụng vào địa phương.
1.2.1.2. Công tác thú y
Tham gia tiêm phòng dịch bệnh cho vật nuôi.
Chẩn đoán, điều trị bệnh cho vật nuôi.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Tự giác tuân thủ nội quy, quy định của khoa, nhà trường, xã Tà Hộc
trong thời gian thực tập.
Tuân thủ yêu cầu kỹ thuật để thực hiện tốt chuyên đề một cách
nghiêm túc.
Bám sát địa bàn thực tập, không ngại khó khăn gian khổ, trung thực với
công việc.
Mạnh dạn bắt tay vào công việc thực tế, không ngừng học hỏi kinh
nghiệm của nhân dân và các cán bộ thú y cơ sở, qua đó bổ sung kiến thức cho
cá nhân.
12
13
Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến chăn nuôi và thú y để bổ sung kiến
thức phục vụ cho thực tế.
Nắm vững chủ trương, kế hoạch, lịch tiêm phòng hàng năm của vùng
và kết hợp với UBND xã cùng phòng Nông nghiệp và Trạm thú y cơ sở để
tham gia kế hoạch tiêm phòng.
Tìm hiểu tình hình dịch bệnh, qua đó rút ra kinh nghiệm để hướng
dẫn bà con cách phòng chống các bệnh hay xảy ra. Cùng cán bộ thú y tham
gia chữa bệnh cho vật nuôi, vừa tuyên truyền những thành tựu của khoa
học kỹ thuật, vừa học hỏi kinh nghiệm từ chính những người dân để nâng
cao hiểu biết.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
Trong thời gian thực tập, tôi thấy rằng công tác chăn nuôi ở đây chưa
được chú trọng. Chăn nuôi trâu bò chủ yếu theo hình thức bán chăn thả. Hằng
ngày, trâu bò được thả vào rừng cho ăn, tối lại tự xuống đường và được lùa
về. Vì vậy, việc theo dõi trâu bò động dục ít được quan tâm, việc chăm nuôi
trâu bò chửa còn hạn chế. Cũng từ đó khiến cho tỷ lệ đẻ của trâu bò hàng năm
còn thấp và trọng lượng sơ sinh của trâu bò thấp, chất lượng trâu bò giống
không cao. Chuồng trại sơ sài, không đảm bảo cho việc chống rét cho đàn gia
súc. Đa số các hộ chỉ có chuồng đơn giản với nền đất, mái lợp pro xi măng và
không có vách che chống rét. Các hộ còn lại là buộc trâu, bò ngoài trời hoặc
buộc ở gầm sàn nhà.
Mặc dù diện tích đất đai khá nhiều nhưng mọi người chưa biết tận
dụng trồng thêm cỏ để chăn nuôi nên về mùa khô thì trâu, bò thường bị
thiếu thức ăn.
Chăn nuôi lợn cũng còn nhiều hạn chế. Đàn lợn ở đây chủ yếu là lợn
bản, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và chăn nuôi theo hình thức thả rông. Một số hộ
có chuồng riêng nhưng không đảm bảo yêu cầu cho chăn nuôi.
Gia cầm cũng chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ các giống gà địa phương, hằng
năm không được tiêm phòng nên mỗi khi xảy ra dịch bệnh lại chết hàng loạt.
Thấy được những hạn chế này trong chăn nuôi nên chúng tôi đã tuyên
truyền, vận động bà con chú ý hơn đến công tác chăn nuôi, chăm sóc cho vật
13
14
nuôi, đặc biệt là đại gia súc. Vận động bà con làm chuồng trại tránh mưa,
tránh rét cho trâu, bò. Bổ sung thêm thức ăn hàng ngày cho vật nuôi để nâng
cao chất lượng chăn nuôi. Mùa khô ở đây thường thiếu thức ăn nên chúng tôi
hướng dẫn bà con nên tận dụng các phụ phẩm trồng trọt để dự trữ, ủ thức ăn
để bổ sung dinh dưỡng và dự trữ thức ăn. Đồng thời bổ sung các loại thức ăn
như bột cá, các loại khoáng và vitamin để tăng sức đề kháng trong chăn nuôi.
Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn bà con cách vệ sinh chuồng trại để phòng
bệnh cho vật nuôi.
Nhận thấy đất đai ở đây khá nhiều, một số hộ chăn nuôi đã có trồng cỏ
voi để cung cấp thêm cho chăn nuôi trâu bò, cung cấp một lượng thức ăn
không nhỏ cho chúng, đặc biệt là vào mùa khô thiếu thức ăn nên chúng tôi đã
vận động bà con tăng thêm diện tích trồng cỏ, những hộ nào chưa trồng thì
nên trồng cỏ. Qua lời tư vấn của chúng tôi và nhận thấy lợi ích thực tế của
những hộ đã trồng cỏ, rất nhiều hộ đã quyết định trồng thêm cỏ voi để chăn
nuôi trâu bò.
1.2.3.2. Công tác thú y
Với phương châm “phòng bệnh là chính”, để phòng chống dịch bệnh
cho đà gia súc, chúng tôi đã cùng với thú y cơ sở kết hợp với chính quyền địa
phương tổ chức tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc vụ Đông năm 2011. Các
loại vaccine được sử dụng là vaccine lở mồm long móng và tụ huyết trùng
cho trâu bò, lợn.
Cùng với công tác phòng bệnh, công tác chẩn đoán và chữa bệnh cho
vật nuôi cũng được tiến hành thường xuyên vì đây chính là công việc rất quan
trọng và cần thiết của người làm công tác thú y. Được sự bảo ban, hướng dẫn
tận tình của cán bộ thú y xã và sự tin tưởng của nhân dân trong xã, tôi đã có
cơ hội làm việc và nâng cao tay nghề cũng như kiến thức thực tế. Trong thời
gian thực tập, chúng tôi đã tiến hành tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho
một số gia súc sau:
* Bệnh ở trâu, bò
- Bệnh tụ huyết trùng: Trong thời gian thực tập, chúng tôi gặp một số
trường hợp trâu, bò bị ốm. Qua kiểm tra lâm sàng và hỏi thăm qua chủ nhà,
thấy được trâu, bò có biểu hiện bỏ ăn, ngừng nhai lại, chướng hơi dạ cỏ, dãi
14
15
chảy ra nhiều, thân nhiệt cao; có trường hợp gia súc mắt đỏ ngầu, hầu sưng to.
Nước tiểu có màu đỏ hơi vàng, mùi khai đặc biệt. Từ những triệu chứng trên,
chúng tôi chẩn đoán trâu, bò bị tụ huyết trùng và điều trị theo phác đồ sau:
Streptomycine 10.000UI/kg TT
Bcomplex 10ml/con
Tiêm bắp liên tục trong 3 ngày
Kết hợp vệ sinh chuồng trại, giữ ấm cho gia súc và chăm sóc cẩn thận,
sau 3 ngày trâu, bò ăn được và hồi phục dần.
Bệnh ghẻ ở trâu, bò
Bệnh ghẻ là bệnh khá phổ biến ở trâu, bò, bệnh gây ngứa khiến con vật
luôn cọ xát da vào tường và các gốc cây, tạo ra các vết xây xát trên da, làm
rụng lông. Trên da nổi mụn đỏ từng đám, mọng nước, tập trung ở những chỗ
da mềm như rìa tai, nách, bẹn, quanh vú. Bệnh nặng, các đám da mẩn đỏ có ở
hầu hết trên mặt da. Chỗ da ghẻ bị sần sùi và rụng trụi lông. Trong quá trình
đi lấy mẫu phân để thực hiện đề tài chúng tôi đã phát hiện một số trâu bò bị
bệnh và dùng biện pháp tổng hợp để điều trị bệnh
+ Tắm chải sạch sẽ, cọ sạch các vảy ghẻ, để ráo nước, bôi mỡ ghẻ vào
chỗ da ghẻ, cách một ngày bôi một lần.
+ Tiêm Vimectin: 1ml/ 15kg thể trọng để diệt cái ghẻ
+ Tiêm Penstrep - suspension 1ml/20kg hoặc Marbovitryl 1ml/10kg thể
trọng để phòng nhiễm trùng da
+ Dọn vệ sinh chuồng trại để phòng bệnh tái phát.
- Bệnh giun đũa bê nghé: mùa đông là mùa sinh sản của trâu bò, có rất
nhiều bê nghé được sinh ra nhưng do đặc tính chăn thả và thiếu sự quan tâm
của người chăn nuôi nên trâu bò ít khi được tẩy giun sán định kỳ. Vì vậy, có
nhiều bê nghé bị nhiễm giun, đặc biệt là bệnh giun đũa. Thấy người dân thắc
mắc vì bê nghé gầy, chậm lớn và bị ỉa chảy, tuy đã uống thuốc tiêu chảy mà
không khỏi. Chúng tôi đã đến quan sát và thấy các triệu chứng: bê nghé gầy,
lông xù, lưng cong, thân nhiệt cao, đi lại chậm chạp, đặc biệt là phân có màu
trắng, thối khắm.
15
16
Sau khi đã xác định con vật bị giun đũa, chúng tôi đã cho uống thuốc
Mebendazol 10% liều 150mg/kg TT để tẩy giun. Nhắc nhở chủ hộ tăng cường
chăm sóc trâu bò mẹ để tăng lượng sữa cho con bú.
- Ngộ độc sắn: tháng 12 - 1 là thời gian thu hoạch sắn của bà con nên
có rất nhiều sắn tươi cho trâu bò ăn. Nhưng vì không nắm rõ được tác hại khi
cho gia súc ăn sắn tươi nên bà con chủ quan khiến cho nhiều trường hợp gia
súc ngộ độc khi ăn sắn. Triệu chứng của gia súc khi bị ngộ độc sắn là: toàn
thân run rẩy, đi loạng choạng, có cảm giác bồn chồn không yên, không nhai
lại, nước dãi chảy ra, chướng hơi, phân nhão có lẫn ít máu. Đặc biệt khi nghe
chủ nhà nói cho ăn sắn tươi với lượng khá nhiều, chúng tôi kết luận trâu bị
ngộ độc sắn và sử dụng phác đồ điều trị như sau;
Atropin 0,1% 4ml/con
Xanh metylen 1% 1ml/10kg TT
Cafein - Natribenzoate 20% 10ml/con
Vitamin C 5% 30ml/con
Các loại trên tiêm dưới da, sau khoảng 4 giờ thấy con vật tỉnh táo,
nhanh nhẹn hơn. Tuy nhiên, con vật vẫn còn yếu nên chúng tôi nhắc nhở bà
con cần phải chú ý chăm sóc tốt hơn để gia súc nhanh hồi phục.
- Bệnh sán lá gan và sán lá dạ cỏ: trong quá trình thực tập, chúng tôi
phát hiện trứng sán lá dạ cỏ và sán lá gan trong phân của một số trâu bò. Xác
định được bệnh, chúng tôi đã dùng thuốc Benzimidazole cho trâu bò bị sán lá
dạ cỏ với liều 12mg/kg TT, cho uống. Còn với bệnh sán lá gan, chúng tôi
dùng các loại thuốc Han - Dertil- B, Fasciolid 25%, Fasinex với liều lượng
như đã quy định trong đề tài.
* Bệnh ở lợn
Bệnh giun đũa lợn: Đây là bệnh điển hình của lợn địa phương này, vì
lợn hầu hết được thả rông cho ăn linh tinh, uống nước bẩn rất mất vệ sinh.
Mọi người cho biết là lợn rất chậm lớn mặc dù cho ăn nhiều. Theo quan sát,
chúng tôi thấy lợn gầy còm, da khô, lông dựng lên. Theo kinh nghiệm của thú
y địa phương và kiến thức đã học, chúng tôi kết luận: lợn bị nhiễm giun.
chúng tôi dùng thuốc Levamisol dung dịch 7,5% liều 1ml/10kg TT tiêm bắp
cho lợn. Kết quả ngày hôm sau kiểm tra phân lợn thấy có giun đũa.
16
17
Sau đây là bảng kết quả công tác phục vụ sản xuất của tôi trong quá
trình thực tập:
Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung
Số lượng
(con)
Kết quả
Khỏi
An toàn
Tỷ lệ
(%)
1. Phòng bệnh An toàn
Lở mồm long móng trâu bò 420 420 100
Tụ huyết trùng trâu bò 395 395 100
Tụ huyết trùng lợn 40 40 100
2. Điều trị Khỏi
Tụ huyết trùng trâu bò 3 2 75
Ghẻ trâu bò 14 13 92,86
Giun đũa bê nghé 12 12 100
Ngộ độc sắn 3 2 75
Sán lá dạ cỏ 11 11 100
Giun đũa lợn 7 6 85,7
Bảng trên là kết quả đã đạt được của tôi trong quá trình phục vụ sản
xuất tại địa phương. Qua bảng này, tôi có một số nhận xét sau:
Tình hình chăn nuôi ở đây vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên bệnh
dịch xảy ra nhiều. Đa số bà con nhận thức được giá trị kinh tế của đàn trâu bò
nên đã có ý thức trong việc tiêm phòng nhưng vẫn chưa triệt để.
Đàn lợn địa phương còn thả rông nhiều nên rất khó để tiêm phòng, vì
vậy kết quả tiêm phòng trên đàn lợn rất thấp. Do điều kiện đi lại rất khó khăn
nên tôi chỉ được tham gia tiêm phòng ở 5/11 bản, còn những bản xa và đi lại
khó khăn quá thì chúng tôi không được tham gia tiêm phòng.
Tuy kết quả chưa cao do kinh nghiệm của bản thân chưa có nhiều và
tay nghề chưa cao nhưng đó cũng là những thành tích ban đầu trong công tác
của tôi. Có được những kết quả như vậy là nhờ có sự chỉ bảo tận tình của thầy
giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa, sự giúp đỡ của cán bộ thú y xã,
trạm thú y huyện Mai Sơn và sự tin tưởng của bà con trong xã đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đợt thực tập này.
17
18
1.3. Kết luận và kiến nghị
1.3.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập, tôi thấy tình hình chăn nuôi và thú y của địa
phương vẫn còn nhiều hạn chế mặc dù theo tôi được biết là trong những năm
gần đây, tập quán chăn nuôi đã được cải thiện nhiều so với trước. Đa số bà
con vẫn còn chăn nuôi kiểu tự nhiên, chưa thực sự chú trọng nhiều đến lợi ích
kinh tế từ việc chăn nuôi. Trâu bò được chăn nuôi theo phương thức bán chăn
thả, lợn cũng được thả rông, dê cũng thả cho tự kiếm ăn. Tuy nhiên, bà con
cũng đã biết dự trữ thức ăn cho mùa đông, trồng cỏ bổ sung cho trâu bò dù số
lượng vẫn còn hạn chế.
Tình hình dịch bệnh cũng diễn biến phức tạp do người dân không chủ
động trong việc phòng chống bệnh. Mặc dù có chương trình hỗ trợ tiêm
phòng định kỳ hằng năm cho gia súc nhưng ý thức và nhận thức của người
dân chưa cao, thêm nữa là do địa hình phức tạp, đi lại rất khó khăn nên việc
tiêm phòng chưa được triệt để.
Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Hưng Quang và
các thầy cô trong khoa, sự giúp đỡ của UBND xã Tà Hộc, trạm thú y huyện
Mai Sơn, phòng Nông Nghiệp huyện Mai Sơn, cán bộ thú y xã và sự tin
tưởng của nhân dân trong xã, tôi đã có cơ hội được áp dụng những kiến thức
đã được học vào thực tế sản xuất. Cùng với sự nhiệt tình, hăng hái học hỏi
kinh nghiệm và niềm vui khi mang kiến thức phục vụ sản xuất, tôi đã tìm hiểu
tình hình dịch bệnh tại địa phương, tham gia tiêm phòng, điều trị bệnh cho vật
nuôi, hướng dẫn bà con thực hiện vệ sinh để phòng bệnh, khuyến khích bà
con trồng thêm cỏ để chăn nuôi trâu bò hiệu quả, vận động bà con chú trọng
hơn nữa vào chăn nuôi, xóa bỏ phương thức chăn nuôi lạc hậu để đạt hiệu quả
tốt hơn trong chăn nuôi, … Cũng nhờ thời gian thực tập này, tôi đã tích lũy
cho bản thân rất nhiều kinh nghiệm quý báu, mở rộng được tầm nhìn, nâng
cao tay nghề và thấy yêu nghề hơn.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, tay nghề còn non kém, giải
quyết công việc chưa được tốt, nhưng có học thì mới biết, có làm thì mới có
kinh nghiệm. Dù có học bao nhiêu cũng vẫn chưa đủ, vì vậy tôi sẽ vẫn không
ngừng học hỏi. Và tôi tin rằng đợt thực tập này đã giúp tôi có thêm nhiều hiểu
biết và thật nhiều kinh nghiệm quý.
18
19
1.3.2. Kiến nghị
Qua tìm hiểu và nhận thấy những hạn chế trong sản xuất chăn nuôi tại
địa phương, tôi có một số đề nghị sau:
Công tác vệ sinh, tiêm phòng cho đàn gia súc chưa được triệt để vì
vậy dịch bệnh vẫn xảy ra gây thiệt hại về kinh tế, vì vậy xã cần thường
xuyên tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho bà
con nông dân, nâng cao nhận thức của bà con về lợi ích của việc tiêm
phòng bệnh cho vật nuôi.
Mạng lưới thú y xã hoạt động chưa có hiệu quả nên cần được bồi
dưỡng, đào tạo nhiều hơn nữa.
Tuyên truyền, vận động cho bà con thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh,
thay đổi phương thức chăn nuôi để đạt hiệu quả cao, để chăn nuôi thực sự là
thế mạnh của vùng.
Khuyến khích bà con trồng thêm cỏ để việc chăn nuôi trâu được bò tốt
hơn vì ai cũng đã nhận thức được giá trị kinh tế của trâu, bò nên hiện nay trâu,
bò đang được gia tăng về số lượng, trong khi đó thức ăn cho chúng lại không
đủ và đặc biệt là tình trạng thiếu thức ăn mùa khô.
Vận động bà con đầu tư chuồng trại tốt hơn cho trâu, bò, vừa để thuận
lợi trong việc vệ sinh chuồng trại, vừa để tránh mưa rét cho chúng, giúp giảm
thiệt hại về bệnh tật cũng như chết rét.
19
20
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặt vấn đề
Trong giai đoạn hiện nay nền nông nghiệp Thế Giới cũng như Việt nam
đã có những biến chuyển và phát triển vượt bậc đặc biệt là trong lĩnh vực
chăn nuôi. Đã có rất nhiều nguồn giống vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt
được ra đời đáp ứng nhu cầu của con người. Thế nhưng làm sao để phát triển
chăn nuôi bền vững lại là một câu hỏi lớn cho không chỉ các nhà khoa hoc,
các nhà nghiên cứu mà nó còn là sự mong mỏi của người chăn nuôi trên toàn
thế giới. Vậy hiện nay liệu đã có giải pháp nào để giải quyết vấn đề sản xuất
bền vững trong chăn nuôi?
Trong lĩnh vực phát triển của ngành chăn nuôi ở Việt Nam thì một
trong những lĩnh vực đã và luôn nhận được nhiều sự quan tâm của những
người nghiên cứu, phát triển chăn nuôi đặc biệt là những người kinh doanh
sản xuất trong ngành chăn nuôi đó là chăn nuôi đại gia súc. Chúng ta đã biết
gia súc nhai lại khác với các loại gia súc và vật nuôi khác, chúng sử dụng thức
ăn xanh trong khẩu phần chiếm 60- 100%. Vậy nên việc cung cấp thức ăn
xanh theo nhu cầu vật nuôi là điều hết sức cần thiết nếu thực muốn phát triển
ngành chăn nuôi gia súc theo hướng bền vững.
Hiện nay ngành chăn nuôi của Việt Nam đã và đang nhận được rất
nhiều sự quan tâm từ Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong nước cũng như các
tổ chức quốc tế giúp đỡ, hỗ trợ để phát triển ngành chăn nuôi nói chung và
chăn nuôi gia súc nhai lại nói riêng. Đã có rất nhiều loại cây thức ăn xanh
được nhập khẩu vào Việt Nam để trồng, nghiên cứu và theo dõi năng suất.
Một trong những chương trình dự án của Úc đã và đang hỗ trợ cho
người dân tại khu vực Tây Bắc của Việt Nam phát triển chăn nuôi là vùng dự
án của tổ chức ACIAR tại Sơn La. Hiện nay một trong những nội dung
chương trình của dự án là nghiên cứu các loại cây thức ăn xanh tự nhiên để hỗ
trợ và bổ sung dinh dưỡng cho trâu và bò, để giúp cho hiệu quả mang lại từ
thức ăn xanh cho trâu bò là cao nhất.
Vậy liệu những cây trồng này có cung cấp đủ dinh dưỡng cho trâu bò
sinh trưởng và phát triển? Hiệu quả từ các loại thức ăn cho trâu bò này như
20
21
thế nào? Và một câu hỏi cũng rất quan trọng là đây có phải là một giải phảp
phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại ổn định và bền vững với người dân tại
khu vực vùng dự án? Nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, tái sinh và năng
suất của một số cây thức ăn xanh cho trâu, bò trong vùng dự án ACIAR cũng
như xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo
sát khả năng sinh trưởng, tái sinh và năng suất của một số loại cây thức ăn
cho trâu bò trong vụ đông xuân tại vùng dự án ACIAR xã Tà Hộc huyện
Mai Sơn tỉnh Sơn La”.
2.1.1. Mục đích nghiên cứu
- Nắm chắc kỹ thuật trồng và chăm sóc các giống cỏ làm thức ăn xanh
cho trâu bò sao cho đạt hiệu quả, năng suất và chất lượng cao nhất trong cung
cấp thức ăn xanh cho vật nuôi.
- Khảo sát tình hình sinh trưởng, tái sinh và năng suất của một số
giống cỏ tại vùng dự án ACIAR tỉnh Sơn La như: cỏ voi, các loại cây cỏ tự
nhiên như: cỏ gà, cỏ chít, cỏ may,
- Nhận xét, phân tích hiệu quả về khả năng sinh trưởng, tái sinh và đặc
biệt năng suất mang lại của cỏ được trồng thí nghiệm trong vùng dự án
ACIAR tại tỉnh Sơn La.
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tình hình sinh trưởng, tái sinh và năng suất của một số giống
cỏ tại vùng dự án ACIAR tỉnh Sơn La như: cỏ voi, các loại cây cỏ tự nhiên
như: cỏ gà, cỏ chít, cỏ may,
- Từ kết quả thu được sau nghiên cứu có thể nhân rộng và phát triển tại
các vùng, địa phương khác trong cả nước có điều kiện tương đương về kinh
tế- xã hội- môi trường.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Ý nghĩa của một số cây thức ăn đối với gia súc nhai lại
Ngạn ngữ Phương Tây có câu: “ Không có cỏ thì không có bò, không
có bò thì không có phân, không có phân thì mất mùa”
Nước ta cũng có câu: “Con lợn ăn cám ăn bèo
Trâu ăn cỏ, người nghèo ăn khoai”
21
22
Thực tiễn sản xuất chỉ rõ rằng cỏ là thức ăn tốt nhất cho gia súc nhai
lại. Chúng không những cung cấp cho cơ thể gia súc nhai lại những chất dinh
dưỡng cần thiết mà còn đảm bảo cho bộ máy tiêu hoá (dạ cỏ) hoạt động bình
thường (Phùng Quốc Quảng, 2002) [16].
Chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung và chăn nuôi trâu bò nói riêng
chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ở một số vùng
trung du miền núi thì con trâu vẫn được coi là đầu cơ nghiệp. Không chỉ là
nguồn cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón mà nó còn được coi là con vật
linh thiêng trong tâm linh của người Việt.
Do cấu tạo đặc biệt của chiếc dạ dày kép mà thức ăn chủ yếu của
loài này lại là cây cỏ dại thức ăn thực vật dễ kiếm mà không quá tốn kém.
Vậy nên việc biết được ý nghĩa của cỏ đối với gia súc nhai lại là điều hết
sức cần thiết.
Các nghiên cứu đã cho thấy cỏ được coi là thức ăn lý tưởng nhất đối
với trâu bò vì cỏ có đầy đủ chất dinh dưỡng như: bột đường, đạm khoáng,
vitamin,… mà các loại gia súc nhai lại có khả năng sử dụng và tiêu hoá tốt.
Ngoài ra chúng còn có những tỉ lệ thích hợp với tỷ lệ tiêu hoá của trâu bò. Ví
dụ: Nếu tỷ lệ đường, đạm thích hợp nhất trong khẩu phần ăn của bò sữa là 1:1
thì tỷ lệ đó trong cỏ non thay đổi từ 1:1 đến 1,4: 1, còn về chất béo thì trong
cỏ cũng có một tỷ lệ hợp lý 4- 8%. Cho nên, nếu trâu bò được ăn đủ cỏ thì nó
sẽ hoàn toàn được thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng.
Đối với Ca, P và vitamin A đều là những chất rất cần thiết cho đời sống
gia súc, nhưng nếu ta cho trâu bò ăn đủ cỏ tốt thì chúng sẽ không bao giờ bị
thiếu những chất này.
Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng của 1 kg cỏ hoà thảo tươi:
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của 1 kg cỏ hoà thảo tươi
Tên cỏ VCK Pr thô Lipit Xơ DXKĐ Khoáng Ca P NLTD
Mộc Châu 14,00 1,50 1,10 5,1
0
5,10 1,2 0,1 0,0
4
300
Cỏ Voi 18 1,98 0,68 6,1
7
7,39 1,78 0,1
2
0,0
8
374
Cỏ Ghi nê 23,3 2,47 0,51 7,3 10,62 2,40 0,1 0,0 490
22
23
3 3
Cỏ Brizantha
(thuần)
20,8 2,52 0,68 7,0
8
1,96
(Nguồn: Viện chăn nuôi quốc gia, 2001) [22].
Tuy cỏ có nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng nó lại không làm thức
ăn lí tưởng quan trọng nhất đối với nhiều loài gia súc khác mà nó chỉ quan
trọng nhất đối với trâu bò và một số gia súc nhai lại khác. Đó là do dạ dày có
cấu tạo 4 túi đặc trưng của gia súc nhai lại. Trong đó dạ cỏ chiếm tới hơn 80%
thể tích dạ dày và được coi như là một thùng men lớn. Môi trường dạ cỏ quy
tụ đủ các yếu tố cho sự phát triển của VSV lên men, phân giải, tác động làm
cho những thức ăn thô xơ ít dinh dưỡng kia trở thành phần tử giàu chất dinh
dưỡng, năng lượng cung cấp cho cơ thể động vật nhai lại. Khu hệ VSV này
bao gồm:
Vi khuẩn: 10
9
VK/ 1g chất chứa dạ cỏ.
Protozoa:10
6
protozoa/ 1g chất chứa dạ cỏ.
Ngoài ra còn có một số chủng nấm (Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn,
2005) [7].
Vai trò tiêu hoá chất xơ quan trọng nhất là thuộc về vi khuẩn vì chúng
có số lượng lớn. Không những tạo năng lượng từ việc phân giải chất xơ mà
chúng còn có khả năng tổng hợp một số vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B,
K rất cần thiết cho gia súc nhai lại. Ngoài ra trong quá trình sinh tồn của mình
chúng tích luỹ chất dinh dưỡng ở cơ thể khi chết đi nhu động dạ dày đưa
xuống những phần sau của đường tiêu hoá cung cấp phần protein không nhỏ
cho gia súc nhai lại. Nhờ vậy mà gia súc nhai lại có ưu thế hơn hẳn các loài
gia súc khác trong tiêu hoá thức ăn thô xanh (cỏ, rơm, thân cây ngô…)
(Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, 2005) [7].
2.2.1.2 Đặc điểm chung của cỏ hoà thảo
+ Nhu cầu về dinh dưỡng
23
24
Để có được năng suất cao, cỏ hoà thảo đòi hỏi đất tốt, giàu mùn và đạm
(N), lân (P), Kali (K). Nhu cầu về N, P, K phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng
của cỏ:
Giai đoạn I: Từ nảy mầm đến phân nhánh đòi hỏi cần nhiều N, P, K
Giai đoạn II: Phân nhánh cần nhiều N, P
Giai đoạn III: Ra hoa, hình thành hạt cần nhiều P, K
+ Nhu cầu về không khí
Các loại cỏ thân rễ, thân đứng và thân bụi chia nhánh đưới mặt đất đòi
hỏi đất tơi xốp, thoáng khí.
Các loại cỏ thân bụi chia nhánh trên mặt đất và thân bò có thể chịu
được đất kém thoáng khí và ẩm thấp.
+ Tính chịu đựng sương giá và kháng xuân:
Loại cỏ chịu sương giá tốt thì trong giai đoạn cuối thu, đầu đông chúng
vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường, còn loại chịu sương giá yếu thì
ngừng sinh trưởng hoặc chết vào mùa đông.
Tính kháng xuân hay còn gọi là khả năng chịu đựng của cỏ qua mùa
đông. Nó thể hiện khả năng chịu đựng của cỏ trước sự chênh lệch giữa nhiệt
độ không khí và nhiệt độ của đất. sự chênh lệch này làm cho quá trình vận
chuyển chất dinh dưỡng trong thân cây cỏ và quá trình đồng hoá và dị hoá của
cỏ mất điều hoà nên cỏ có tính kháng xuân kém sẽ bị chết. Tuy nhiên, tính
kháng xuân của cỏ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cỏ địa phương kháng
xuân tốt hơn cỏ nhập nội, cỏ thân rễ sinh trưởng và phát triển chậm hơn,
kháng xuân tốt, cỏ có hàm lượng vật chất khô cao thì tính kháng xuân mạnh
và ngược lại.
* Đặc tính sinh trưởng
Theo David W. Pratt (1993) [28] thì tính hiệu quả của cỏ làm biến đổi
năng lượng mặt trời thành lá xanh để động vật có khả năng thu nhận chúng.
Tuy nhiên, sử dụng năng lượng từ lá lại phụ thuộc vào những chu kì phát triển
của cây. Các giống cỏ nói chung và cỏ hoà thảo nói riêng, sinh trưởng và tái
sinh trải qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có đặc điểm riêng và đường mô tả
sinh trưởng của nó có cấu tạo theo đường cong hình sin như sau:
24
25
Giai đoạn I (sinh trưởng chậm): cỏ mới gieo trồng hoặc sau khi cắt.
Giai đoạn II (sinh trưởng nhanh): sau khi gieo trồng hoặc sau khi cắt cỏ
hoặc sau khi chăn thả từ 10- 15 ngày.
Giai đoạn III (sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng hẳn): Sau khi
gieo trồng hoặc sau khi chăn thả, sau cắt cỏ khoảng 40- 70 ngày.
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống theo từng giai đoạn để
chúng ta định ra thời gian chăm sóc và thu cắt hợp lí.
Cuối giai đoạn I đầu giai đoạn II: Cần chăm sóc, xới xáo, diệt cỏ dại và
bón thúc phân cho cỏ.
Cuối giai đoạn II đầu giai đoạn III: cần nhanh chóng thu cắt hoặc chăn
thả. Nếu không thu hoạch ngay cỏ sẽ già, ảnh hường đến khả năng tái sinh lần
sau và giảm số lứa cắt cỏ hoặc số lần chăn thả/ năm.
Thời gian thu cắt một số giống cỏ như sau:
Cỏ thân bò vào khoảng 45- 50 ngày sau khi trồng hoặc 35- 45 ngày sau
khi thu cắt. Cỏ thân bụi vào khoảng 60 ngày sau khi trồng hoặc 45- 50 ngày
sau khi cắt hoặc chăn thả lứa trước. ở cỏ thân đứng thì sau khi trồng hoặc sau
khi cắt vào khoảng trên 60 ngày.
* Sức sống của cỏ hoà thảo
Căn cứ vào độ dài ngắn về thời gian sống của cỏ hoà thảo mà người ta
chia ra thành loại sống ngắn ngày hay lâu năm. Cụ thể người ta chia làm 4
loại sau:
Loại sống 1 năm: Chúng chỉ sống trong vòng 1 năm hoặc ngắn hơn rồi
tàn lụi và chết, thường gọi là cỏ hàng năm như cỏ ngô (Zeamays), cỏ xuđăng
(Sorghum sudanenes)…
Loại cỏ có sức sống ngắn (2- 3 năm) như cỏ dầy (hemarthria
compressa), cỏ mật (Melinis minutiflora)…
Loại cỏ có sức sống 4- 6 năm gọi là cỏ có sức sống vừa như: Pangola,
cỏ Ghinê, Paspalum, Brizantha…
- Loại cỏ có sức sống 6- 10 năm gọi là cỏ có sức sống lâu như cỏ tước
mạch không râu.
25