1
MỞ ĐẦU
Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn đóng vai trò
quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta hàng năm. Ngày nay nhu
cầu về thực phẩm và các sản phẩm chế biến từ thủy sản ngày càng tăng, kéo
theo đó là sự xuất hiện hàng loạt các công ty chế biến, nuôi trồng thủy sản
được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu này.
Các mặt hàng thủy sản xuất hiện ngày càng nhiều khiến cho người tiêu
dùng phân vân giữa việc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp nào, hay sản
phẩm nào có trên thị trường. Vì vậy việc xây dựng thương hiệu cũng như
chứng minh chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp, công ty là cực kì
quan trọng.
Trước hoàn cảnh đó bộ tiêu chí VietGAP đã ra đời nhằm tạo ra một
chuẩn mực chung cho các sản phẩm thủy sản nội địa. Doanh nghiệp nào có
chứng nhận VietGAP cho sản phẩm của mình sẽ có rất nhiều ưu thế trên thị
trường và tạo được long tin với người tiêu dùng.
Xuất phát từ tình hình trên, nhằm mục đích nghiên cứu khoa học gắn
với mục tiêu tìm hiểu phân tích, vận dụng các lý thuyết đã học được ở trường
vào thực hiện sản xuất. Em xin được tiến hành nghiên cứu thực hiên đề tài:
“Khảo sát về tiêu chuẩn con giống, thức ăn, điều trị, và tỷ lệ sống của
cá Rô Phi dựa theo quy phạm VietGAP tại trại cá giống Cù Vân - huyện
Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.”
2
MỤC LỤC
PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 6
1.1.4. Đánh giá chung 9
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 9
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 9
1.2.2. Phương pháp tiến hành 9
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 10
1.3. Kết luận và đề nghị 12
1.3.1. Kết luận 12
1.3.2. Đề nghị 13
PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14
2.1. Đặt vấn đề 14
2.2. Tổng quan tài liệu 16
2.2.1. Cơ sở khoa học 16
2.2.1.1. Đặc điểm sinh học của cá Rô Phi 16
2.2.1.2. Bộ tiêu chí VietGap và áp dụng cho cá Rô Phi vằn 22
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 24
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 24
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 26
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 27
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 27
2.3.3.1. Nội dung khảo sát 27
2.3.3.2. Chỉ tiêu theo dõi 27
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.4.1. Phương pháp điều tra thực tế 27
3
2.3.4.2. Phương pháp quan sát mẫu tươi 27
2.3.4.3. Phương pháp lấy mẫu thức ăn 28
2.3.4.4. Phương pháp trị bệnh cho cá 29
2.3.4.5. Phương pháp theo dõi và đánh giá 31
2.3.4.6. Phương pháp xử lí số liệu 33
2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 33
2.4.1. Kết quả điều tra con giống tại cơ sở 33
2.4.1.1. Xuất xứ và tình trạng con giống 33
2.4.1.2. Tỉ lệ sống và sức sinh trưởng 34
2.4.2. Kết quả điều tra về tình hình cho ăn 36
2.4.3. Kết quả điều tra về tình hình phòng trị bệnh 38
2.5. Kết luận, tồn tại và kiến nghị 40
2.5.1. Kết luận 40
2.5.2. Tồn tại 40
2.5.3. Kiến nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng các cây trồng chính năm 2009-2011 7
Bảng 1.2: Số luợng gia súc, gia cầm ước tính của toàn huyện 8
Bảng 1.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12
Bảng 2.1: Cách tắm và ngâm thuốc cho cá 30
Bảng 2.2: Khẩu phần ăn ước tính cho Rô Phi 32
Bảng 2.3: Cỡ giống lúc mới thả 33
Bảng 2.4: Tỉ lệ chết tại các ao qua các giai đoạn theo dõi (%) 34
Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng của đàn cá tại các ao 35
Bảng 2.6: Tình hình tiêu tốn thức ăn tại ao số 1 37
Bảng 2.7: Tình hình tiêu tốn thức ăn tại ao số 2 37
Bảng 2.8: Tình hình tiêu tốn thức ăn tại ao số 3 37
Bảng 2.9: Kết quả điều trị bệnh 39
5
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Rô Phi vằn 16
Hình 2.1: Thức ăn nổi cho động vật thủy sản 36
6
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
ASC : Aquaculture Stewardship Council
BAP : Best Aquaculture Practices
FCR : Feed consumption rate
GlobalGAP : Global Good Agricultural Practice
MSC : Marine Stewardship Council
NN : Nông nghiệp
PTNT : Phát triển nông thôn
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
1
PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc tỉnh Thái Nguyên,
cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong toạ độ từ 21°30′ đến 21°50′ vĩ
Bắc và từ 105°32′ đến 105°42′ kinh Đông.
Phía Bắc giáp huyện Định Hóa.
Phía Đông Nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên,
Phía Đông Bắc giáp huyện Phú Lương.
Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc.
Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Lịch sử:
- Đại Từ là nơi ra đời của tổ chức cơ sở Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu
tiên của tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn huyện có 162 địa điểm di tích lịch sử
văn hóa đã kiểm kê và 4 di tích được xếp hạng cấp quốc gia.
Các di tích lịch sử văn hóa quan trọng:
- Nơi kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/07): là một ngôi chùa
thuộc xã Hùng Sơn đã được nhà nước tôn tạo và được xếp hạng di tích lịch sử
văn hóa cấp quốc gia ngày 17/07/1997. Với diện tích 3000m
2
gồm: nhà lưu
niệm; bia là tảng đá vân mây trắng hình trụ, chóp nhọn, cao hơn 3m, rộng gần
3m, nặng gần 7 tấn. Nơi đây ngày 27/07/1947, 300 cán bộ, bộ đội và đại diện
các tầng lớp nhân dân địa phương họp mặt nghe công bố thư Bác Hồ, ghi
nhận sự ra đời ngày Thương binh liệt sỹ ở nước ta.
- 11 xã được nhà nước công nhận là xã ATK trong kháng chiến
chống Pháp.
- Núi Văn, núi Võ: nằm dưới chân núi Tam Đảo thuộc 2 xã Văn Yên -
Ký Phú, cách khu du lịch hồ Núi Cốc 15km về phía tây bắc. Một di tích gắn
với tên tuổi và quê hương vị danh tướng Lưu Nhân Chú với những đóng góp
to lớn cho cuộc kháng chiến chống giặc Minh thế kỷ 15 và triều đại nhà Lê.
Ông đã từng dự thề Lũng Nhai năm 1416 kết nghĩa anh em với Lê Lợi.
2
Những năm 1425-1426 Lưu Nhân Chú chỉ huy nhiều cuộc khởi nghĩa đánh
đuổi giặc Minh, chiến tích năm 1427 tại ải Chi Lăng chém tướng giặc Liễu
Thăng đánh tan 10 vạn quân viện binh. Ông cùng hoàng tử Từ Tế (con trai cả
vua Lê Lợi) xây thành Đông Quan và cũng chính bản thân ông đã làm sứ giả
đàm phán buộc Vương Thông rút quân về nước để nước Đại Việt được thái
bình. Năm 1485, vua Lê Thánh Tông đã truy phong ông tước “Thái phó vinh
quốc công’’. Khu di tích núi Văn, núi Võ được nhà nước xếp hạng cấp quốc
gia. Dấu tích cùng với truyền thuyết đẹp gắn với danh tướng Lưu Nhân Chú
và đội nghĩa binh của ông.
Điều kiện địa hình, đất đai
- Về đồi núi: Do vị trí địa lý của huyện, Đại Từ được bao bọc xung
quanh bởi dãy núi:
+ Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo ngăn cách giữa huyện và
tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300-600m .
+ Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.
+ Phía Đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150-300 m.
+ Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ Bắc xuống Nam.
- Sông ngòi thuỷ văn:
+ Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng
Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các
suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v cũng là nguồn nước
quan trọng cho đời sống và trong sản xuất của huyện.
+ Hồ đập: Hồ Núi Cốc lớn nhất tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa
là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các huyện Phổ
Yên, Phú Bình, Sông Công, thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc
Giang. Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, đập
Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước
tưới bình quân từ 40-50 ha mỗi đập và từ 180-500 ha mỗi hồ.
+ Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao
bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất tỉnh, trung bình lượng mưa hàng
năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp của huyện (đặc biệt là cây chè).
3
Điều kiện khí hậu, thời tiết:
Đại Từ có lượng mưa lớn (trung bình 1.700-1.800 mm/năm) độ ẩm
trung bình 70%-80%, nhiệt độ trong năm từ 22°C-27°C, cao nhất trong tháng
6 (32°C), lạnh nhất trong tháng 1 (11°C), là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều
loại cây trồng phát triển.
Về tài nguyên - khoáng sản:
- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đó rừng
tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha. Chủ yếu là
rừng phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những
năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy. Hiện nay
nhiều diện tích rừng trồng đã đến tuổi khai thác, mặt khác diện tích đất có khả
năng lâm nghiệp còn khá lớn, cần phủ xanh để nâng cao độ che phủ và cũng
là tiềm năng để phát triển cây lâm nghiệp có giá trị cao.
- Tài nguyên khoáng sản: Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bố trên
địa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhất tỉnh, 15/31 xã, thị trấn có mỏ và
điểm quặng. Được chia ra làm 4 nhóm quặng chủ yếu sau:
+ Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã
của huyện: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An
Khánh, Cát Nê. Có 3 mỏ lớn thuộc Trung ương quản lý và khai thác: Mỏ Núi
Hồng, Khánh Hoà, Bắc Làng Cẩm. Sản lượng khai thác hàng năm từ 10 đến
20 nghìn tấn/ năm.
+ Nhóm khoáng sản kim loại:
Nhóm kim loại màu: Chủ yếu là thiếc và Vônfram. Mỏ thiếc Hà
Thượng lớn nhất mới được khai thác từ năm 1988, có trữ lượng khoảng 13
nghìn tấn, mỏ Vonfram ở khu vực đá liền có trữ lượng lớn khoảng 28 nghìn
tấn. Ngoài các mỏ chính trên quặng thiếc còn nằm rải rác ở 9 xã khác trong
huyện như: Yên Lãng, Phú Xuyên, La Bằng, Hùng Sơn, tân Thái, Văn Yên,
Phục Linh, Tân Linh, Cù Vân.
+ Nhóm kim loại đen: Chủ yếu là Titan, sắt nằm rải rác ở các điểm
thuộc các xã phía Bắc của huyện như Khôi Kỳ, Phú Lạc trữ lượng không lớn
lại phân tán.
+ Nhóm khoáng sản phi kim loại: pyrit, barit, nằm rải rác ở các xã
trong huyện, trữ lượng nhỏ, phân tán.
4
+ Khoáng sản và vật liệu xây dựng: Đại Từ là vùng có mỏ đất sét lớn
nhất tỉnh ở xã Phú Lạc, ngoài ra còn có nguồn đá cát sỏi có thể khai thác
quanh năm ở dọc theo các con sông Công, bãi bồi của các dòng chảy phục vụ
vật liệu xây dựng tại chỗ của huyện.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
Hành chính:
Huyện bao gồm 29 xã và 2 thị trấn, được chia làm 482 xóm.
- Thị trấn: Đại Từ, Quân Chu.
- Xã: An Khánh, Bản Ngoại, Bình Thuận, Cát Nê, Cù Vân, Đức Lương,
Hà Thượng, Hoàng Nông, Hùng Sơn, Khôi Kỳ, Ký Phú, La Bằng, Lục Ba,
Minh Tiến, Mỹ Yên, Na Mao, Phú Cường, Phú Lạc, Phú Thịnh, Phú Xuyên,
Phúc Lương, Phục Linh, Quân Chu, Tân Linh, Tân Thái, Tiên Hội, Vạn Thọ,
Văn Yên, Yên Lãng
Dân số và lao động:
Dân số Đại Từ hiện có khoảng 159.821 nhân khẩu (trong đó dân số
nông nghiệp chiếm 93,6%; thành thị: 6,4%). Dân số trong độ tuổi lao động
chiếm 56,7%. Lao động kinh tế chiếm 91,3% (trong đó: nông lâm nghiệp thủy
sản chiếm 94,2%, công nghiệp xây dựng chiếm 4%, dịch vụ chiếm 1,4%).
Dân tộc:
Có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, tày, Nùng, Sán chay, Dao,
Sán dìu, Hoa, Ngái v.v ; Chiếm khoảng 16,9% về diện tích, 16,15% dân số cả
tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân 275,7 người/km
2
.
Cơ sở hạ tầng
- Điện: huyện Đại Từ 100% đều sử dụng mạng lưới điện quốc gia, bao
phủ 31 xã, thị trấn với trên 90% dân số được sử dụng điện sinh hoạt.
- Giao thông: huyện có mật độ giao thông khá cao trong tỉnh, tổng
chiều dài đường bộ trên địa khoảng gần 600km. Trong đó:
- Thủy lợi: Hệ thống các công trình thuỷ lợi cơ bản đã đáp ứng nhu cầu
tưới tiêu cho trên 60% diện tích đất canh tác.
+ Đường Quốc lộ 37, chạy dài suốt huyện, dài 32km, đã được dải nhựa.
5
+Tỉnh lộ: Gồm 3 tuyến đường: Đán đi Hồ núi Cốc; Đại Từ đi Phổ
Yên; khuôn Ngàn đi Minh Tiến - Định Hoá. Còn lại là các tuyến đường đá,
cấp phối thuộc huyện và xã quản lý, chủ yếu là đường liên xã, liên thôn, xóm;
cả 31 xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, song do đặc điểm của
huyện miền núi, hệ thống giao thông còn bị ách tắc về mùa mưa lũ, do vậy
chưa đáp ứng cho sự phát triẻn và giao lưu hàng hoá trên địa bàn.
+ Tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng dài 33,5 km là một thuận lợi
lớn trong việc phục vụ sản xuất và giao lưu hàng hoá (chủ yếu là vận chuyển
than). Nhìn chung, hệ thống giao thông của huyện tương đối thuận lợi, song
về chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu (Chủ yếu là đường đá cấp phối, đất), cần
phải có kế hoạch từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống cầu, đường liên huyện,
liên xã, xóm trong những năm tới.
- Giáo dục: huyện đã phổ cập giáo tiểu học và trung học cơ sở, đa số
người dân có trình độ dân trí cao.
+ Trường học mẫu giáo tăng so với năm 2019, từ 29 trường lên 35 trường.
+ Toàn huyện có 5 trường tiểu học và 32 trường trung học cơ sở.
+ 6 trường trung học phổ thông với hơn 6623 học sinh.
- Công tác y tế:
+ Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được nâng
cao, nhất là với phụ nữ và trẻ em. Thường xuyên quan tâm, tuyên truyền dưới
nhiều hình thức, kết hợp với nhiều biện pháp nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật
trong công tác phòng trị bệnh.
+ Huyện hiện đang trong giai đoạn hoàn tất xây dựng bệnh viện Đa
khoa Đại Từ với quy mô ước tính hơn 500 giường nằm, các xã đều có trạm xá
hoặc trạm y tế để phục vụ chăm sóc cho người dân.
- Du lịch:
Điểm du lịch quan trọng nhất của Đại Từ là khu du lịch Hồ Núi Cốc
với diện tích 25 km², dung tích 175 triệu m³. Đây là khu du lịch thu hút nhiều
khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan, đồng thời cũng là nơi cung
cấp nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt cho các huyện phía nam của tỉnh
Thái Nguyên.
6
Ngoài ra còn có một số điểm di tích lịch sử khác như: Núi Văn - Núi
Võ ở Văn Yên và Ký Phú; Di tích 27/7 (xã Hùng Sơn), Khu đài tưởng niệm
Thanh niên xung phong (xã Yên Lãng); Khu di tích chiến khu Nguyễn Huệ
(xã Yên Lãng); Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên (xã La Bằng) và các khu
du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trải dài trên 11 xã. Hiện tại huyện
đã hoàn thành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái sườn
Đông dãy Tam Đảo, hoàn thành quy hoạch chi tiết khu du lịch chùa Tây Trúc
xã Quân Chu, Cửa Tử xã Hoàng Nông, quy hoạch chi tiết khu di tích lịch sử
Lưu Nhân Chú. Nhìn chung tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch ở Đại Từ đã
và đang được quan tâm phát triển, đây là tiềm năng lớn của Huyện cũng như
của tỉnh Thái Nguyên.
Đại Từ còn là nơi nối liền khu di tích lịch sử ATK (huyện Định Hoá)
với Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang).
Tiềm năng về du lịch cũng là một lợi thế để phát triển ngành dịch vụ
thương mại trên địa bàn; trên cơ sở Hồ Núi Cốc kết hợp với các điểm di tích
lịch sử cách mạng nối lièn với khu ATK Tân Trào - Tuyên quang và Định
Hoá - Thái Nguyên.
- Thông tin liên lạc: toàn huyện đã được phủ sóng truyền thanh, truyền
hình, 31/31 xã, thị trấn có điện thoại; hệ thống giao thông thuận tiện là điều
kiện thuận lợi cho bưu điện phục vụ các thông tin, báo trí đến các xã, xóm
trong kịp thời trong ngày.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt:
Cây trồng gồm các loại cây lương thực và các loại rau màu, lúa, đặc
biệt cây chè là thế mạnh của huyện. Diện tích lúa gieo cấy hàng năm từ
12.000 ha đến 12.500 ha, cây chè là cây kinh tế mũi nhọn, là cây tạo ra sản
phẩm hàng hoá vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa, chè kinh doanh có hơn
5000 ha, hàng năm cho sản lượng búp tươi đạt trên 30 ngàn tấn, diện tích tuy
có dao động không đáng kể nhưng tổng sản lượng lại tăng do áp dụng khoa
học kỹ thuật một cách hiệu quả.
7
Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng các cây trồng chính năm 2009-2011
Năm
Cây
trồng
2009
2010
2011
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Lúa
12437
61230
12234
72138
12513
70614
Chè
5237
29450
5263
30694
5298
31229
Cây rau màu
4237
212517
4281
215215
4326
217390
Lạc
370
2168
375
2172
373
2089
(Nguồn: Niên giám thống kê 2011)
Cây chè của Đại Từ nói riêng và Thái Nguyên nói chung hiện nay
không ngừng cải thiện chất lượng. Giống chè trung du cũ cho năng xuất thấp
và chất lượng kém cạnh tranh đang dần được thay thế bằng những giống chè
mới LDP1, 777, Bát Tiên v.v là những chè đã được nghiên cứu và chọn lọc từ
viện nghiên cứu cây chè Việt Nam, Viện khoa học nông nghiệp. Các giống
chè này năng suất lớn và chất lượng tốt đang góp phần cải nâng cao chất
lượng nguyên liệu đầu vào cho các máy chè đồng thời tạo thu nhập tốt hơn
cho người dân trồng chè. Giống cây chè nói riêng và nhiều giống cây khác có
giá trị cao phục vụ cho nông nghiệp, trồng rừng, cây sinh thái cảnh
quan nhằm tạo đa dạng sinh học cho môi trường và lấy gỗ cho các ngành sản
xuất khác đang được các vườn giống trong huyện ứng dụng công nghệ sinh
học trong quá trình gieo trồng rất tốt đáp ứng không chỉ nhu cầu trong huyện
trong tỉnh mà còn bán sang nhiều tỉnh lân cận. Đặc biệt trong lĩnh vực này
hiện nay một số hộ gia đình kinh doanh cá thể cũng rất mạnh dạn đầu tư và
làm chủ công nghệ tạo ra được những vườn giống tốt có quy mô rất lớn và
chuyên nghiệp. Họ còn tham gia sản suất cây giống cho chương trình hợp tác
phát triển Đức Deutscher Entwicklungs Dients (DED) được các chuyên viên
của tổ chức này đánh giá cao. Ngành sản xuất cây chè và giống cây trồng hiện
đang có thể là điểm sáng của nông nghiệp Đại Từ đem lại nguồn thu nhập
đáng kể cho người dân trong những năm gần đây.
8
- Chăn nuôi:
Trên địa bàn huyện Đại Từ (Thái Nguyên) hiện có 28 trang trại chăn
nuôi gia súc, gia cầm và trên 400 hộ chăn nuôi có quy mô lớn. Công tác chọn
giống, lai tạo, nuôi hướng sữa, hướng thịt chưa được quan tâm, nên chăn nuôi
trâu bò còn có nhiều hạn chế. Hầu hết các hộ dân đều nuôi lợn với qui mô nhỏ
nhằm tận dụng diện tích, lao động dư thừa. Một số nuôi qui mô lớn từ vài
chục đến vài trăm con, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi mang
lại thu nhập cao.
Bảng 1.2: Số luợng gia súc, gia cầm ước tính của toàn huyện
(đơn vị tính: con)
STT
Loại vật nuôi
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
1
Trâu
18756
18530
18211
2
Bò
2893
2716
2529
3
Lợn
64271
64827
65109
4
Gia cầm
789950
816728
857201
(Nguồn: Niên giám thống kê 2011)
Do những năm trước đây do người dân vẫn chăn nuôi theo hình thức
quảng canh nên quy mô đàn nhỏ, chưa mạnh dạn vào đầu tư theo hướng công
nghiệp với qui mô đàn lớn. Một số xã còn lúng túng trong việc định hướng
phát triển chăn nuôi.
Trước tình hình đó huyện cùng với phòng Nông nghiệp đã chỉ đạo thực
hiện đề án phát triển chăn nuôi và đã đạt được kết quả khả quan, số lượng gia
cầm ngày càng tăng, thay vào đó việc áp dụng máy móc, khoa học kỹ thuật
nên số lượng trâu, bò đã không còn nhiều. Thay vào đó số lượng gia cầm và
lợn đều tăng trong 3 năm qua, sản phẩm hàng hóa từ chăn nuôi ngày một lớn
tạo ưu thế tập trung cho phát triển kinh tế nông hộ.
Công tác vệ sinh chuồng trại chưa tốt, chưa tiêm phòng triệt để nên
dịch bệnh diễn ra với qui mô nhỏ gây thiệt hại cho người nuôi. Về gia cầm do
chăn nuôi mới chuyển sang thâm canh, năng suất chưa cao nên gây khó khăn
cho việc phòng bệnh. Một số hộ đầu tư, xây dựng trang trại nuôi với qui mô
lớn mang lại hiệu quả cao, đáp ứng một phần nhu cầu thịt, trứng, con giống
cho nhân dân trong vùng.
9
1.1.4. Đánh giá chung
Thuận lợi:
- Nằm trong một tỉnh có nhiều trường đại học đứng thứ 3 trong cả
nước, đây là một điểm thuận lợi cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực
và trình độ tham gia công cuộc xây dựng phát triển kinh tế văn hóa chính trị.
Đặc biệt, trường Đại học Nông Lâm đã chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng
như đào tạo ra một phần cán bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp phục vụ vào sản
suất tại địa phương.
- Là địa phương có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên nên Đại Từ phát
triển công nghiệp tương đối mạnh.
- Huyện có vị trí địa lí tốt và là nơi tập trung khá nhiều tài nguyên
thiên nhiên.
- Về nông nghiệp là nơi có lợi thế về trồng chè, có diện tích trồng chè
lớn nhất tỉnh.
Khó khăn:
- Chăn nuôi ở Đại Từ phát triển không mạnh do đặc thù về địa lý và
xã hội, diện tích đất nông nghiệp chủ yếu dành cho trồng trọt (do có thế
mạnh về chè).
- Dân cư phân bố không đều, trình độ dân trí chênh lệch giữa các khu
vực gây nên khó khăn trong phát triển sản xuất, quản lý.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
- Tham gia công tác phòng, trị bệnh cho cá tại cơ sở thực tập.
- Công tác vệ sinh ao nuôi.
- Công tác khác: giúp đỡ cán bộ công nhân viên cải tạo các hồ chứa, bể
ương đã lâu không sử dụng.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
- Điều tra nắm vững tình hình thực tế, trên cơ sở đó có kế hoạch đưa
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm rèn luyện nâng cao trình độ
chuyên môn, ý thức tổ chức, tác phong nghề nghiệp trong thời gian thực tập.
- Tham khảo tài liệu chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.
10
- Trực tiếp thăm hỏi cán bộ, công nhân viên tại cơ sở về tình hình nuôi
và bệnh thường gặp ở cá.
- Mạnh dạn áp dụng kiến thức đã học lên công tác chăn nuôi tại đây.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ của thầy, cô giáo
hướng dẫn. Những cán bộ tại trại cá giống Cù Vân đã tạo điều kiện cho tôi có
kiến thức thực tế và đạt được những kết quả nhất định sau:
* Phòng và trị một số bệnh cho cá đang nuôi tại cơ sở:
- Bệnh Đốm Đỏ ở cá Trắm Cỏ:
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do các loài vi khuẩn Aeromonas di động, bao
gồm A.hydrophyla, A.caviae, A.sorbria. Các vi khuẩn Aeromonas di động đều
phân lập được từ cá nước ngọt nhiễm bệnh, thường gặp nhất là loài
A.hydrophila. Ngoài ra có thể gặp vi khuẩn gram âm Pseudomonas
fluorescens. Bệnh Đốm Đỏ hay còn gọi là bệnh viêm ruột ở cá Trắm Cỏ.
Bệnh thường gặp ở cá Trắm Cỏ trên 1 tuổi.
Dấu hiệu bệnh lý: Đầu tiên cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên mặt
nước, vẩy bong ra, da màu tối sẫm, cá mất nhớt, lỗ huyệt viêm đỏ lồi ra ngoài,
xuất huyết trên thân, quanh miệng hay ở các gốc vây, các đốm đỏ ăn sâu vào
cơ, cá có mùi tanh đặc trưng.
Dấu hiệu bên trong: ruột có thể chứa đầy hơi, thành ruột xuất huyết,
nhiều chỗ bị hoại tử thối nát, xoang bụng chứa nhiều dịch nhờn hôi thối (còn
gọi là bệnh viêm ruột). Gan tái nhợt, mật đen thẫm, thận nhũn.
Phòng trị bệnh: Bón vôi cho ao nuôi 2 lần/tháng vào mùa bệnh và 1
lần/tháng vào mùa khác.
+ Cá giống tắm bằng Oxytetracycline, Streptomycine nồng độ 20-50
g/m
3
nước trong 1 giờ, tuỳ vào phản ứng của cá mà có thể giảm thời gian tắm.
+ Cá thịt dùng kháng sinh trộn vào thức ăn, dùng thuốc KN-04-12 liều
dùng 4 g/kg cá/ngày, cho ăn liên tục trong 5-7 ngày. Với kháng sinh từ ngày
thứ 2 liều dùng giảm 1/2 so với ngày đầu.
11
+ Dùng rau sam rửa sạch bằng nước muối 3% cho ăn liên tục trong 6
ngày với liều dùng từ 1,5-3kg rau/100kg cá. Đối với cá giống thì cần băm nhỏ
rồi cho cá ăn.
- Bệnh Trùng Mỏ neo ở Cá Chép
Tác nhân gây bệnh: Trùng gây bệnh có tên Lernaea, có dạng giống mỏ
neo, cơ thể có chiều dài 8-16mm, giống như cái que, đầu có mấu giống mỏ
neo cắm sâu vào cơ thể cá.
Triệu chứng: Cá nhiễm bệnh kém ăn, gầy yếu, xung quanh các chỗ
trùng bám gây viêm và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là điều kiện cho vi
khuẩn xâm nhập và phát triển.
Tác hại và phân bố bệnh: Bệnh gây tác hại lớn cho cá giống và cá
hương. Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt, trên các loài cá như: cá
Lóc bông, cá Bống tượng, cá Chép, cá Mè, cá Tai tượng, … (Trần Thị Hà,
1999) [3] và (Lê Ngọc Quân, 2008) [8].
Phòng trị: Kiểm tra cá trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có Trùng Mỏ
neo ký sinh dùng thuốc tím 10-25g/m
3
tắm trong một giờ. Trị bệnh có thể
dùng lá xoan (cây Sầu Đâu) liều lượng 0,3-0,5kg/m
3
nước hoặc có thể sử
dụng Hadaclean theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất để điều trị.
* Tham gia công tác vệ sinh và tẩy ao nuôi cá:
- Thường xuyên giữ đủ nước theo đúng qui định, hàng ngày kiểm tra
bờ, cống rãnh chuẩn bị trước đăng mành, cọc để phòng lũ lụt cá đi mất.
- Mỗi tháng khuấy ao một lần, hàng tuần vớt sạch rác, thức ăn thừa; sau
khi khuấy ao kết hợp cấp thêm nước mới.
- Thường xuyên theo dõi màu nước để quyết định tăng hay giảm số
lượng thức ăn và phân bón.
- Khi trời nắng oi bức, màu nước quá béo cá dễ bị nổi đầu do thiếu oxy.
Nếu thấy cá nổi đầu khắp ao, nghe tiếng động mạnh cũng không lặn xuống
vẫn cứ bơi lờ đờ trên mặt nước, màu sắc trên lưng cá mè, Trắm Cỏ ngả sang
hơi vàng, môi dưới của cá dài ra, đó là hiện tượng nổi đầu nghiêm trọng, phải
bơm thêm nước mới vào ao và tạm ngừng bón phân cho đến khi cá trở lại
bình thường (Nguyễn Thị Hà, 2007) [2].
12
- Sau 1 tháng tiến hành tẩy ao 1 lần nhằm đảm bảo vệ sinh ao cho lượt
thả cá tiếp theo:
+ Tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sửa bờ, đăng cống, vét bùn nếu
lượng bùn quá nhiều.
+ Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải
đều từ 7 đến 10 kg vôi bột cho 100m
2
đáy ao.
+ Sau tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20-30 kg
phân chuồng và 50 kg lá xanh cho 100m
2
(loại lá cây thân mềm để làm phân
xanh). Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao, vùi vào bùn hoặc bó thành
các bó nhỏ từ 5-7 kg dìm ở góc ao.
+ Lấy nước vào ao ngập từ 0,3-0,4 mét, ngâm 5-7 ngày, vớt hết bã xác
phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1m. Cần phải lọc nước vào ao
bằng đăng hoặc lưới đề phòng vật lạ hoặc cá tạp.
* Tham gia cải tạo ao, bể ương:
Cọ rửa bể, vét bùn đất và vệ sinh khu nhà xưởng chứa bể, khôi phục
các bể ương lâu ngày không sử dụng.
Bảng 1.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT
Nội dung công việc
Đơn vị
tính
Số
lượng
Kết quả
đạt
Tỉ lệ đạt
(%)
1
Phòng trị bệnh cá chép
con
9
9
100
Phòng trị bệnh cá Trắm
con
8
6
75
2
Khôi phục bể ương lâu
ngày không sử dụng
m
2
60
60
100
3
Cải tạo ao
m
2
20000
20000
100
1.3. Kết luận và đề nghị
1.3.1. Kết luận
Trong thời gian thực tập 6 tháng, với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ
công nhân viên Trại cá giống và dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, tôi đã
được tiếp xúc với thực tiễn, được vận dụng những kiến thức đã học để áp
dụng vào công việc, đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức từ thực tế, rút ra kinh
nghiệm, nâng cao tay nghề, từ đó tôi thêm yêu ngành, yêu nghề.
13
Do lần đầu nghiên cứu khoa học, điều kiện của cơ sở và thời gian có
hạn nên tôi còn bỡ ngỡ, chưa mạnh dạn trong công việc. Vì vậy tôi nhận thấy
bản thân phải cố gắng học tập, rèn luyện nhiều hơn nữa.
1.3.2. Đề nghị
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng trị bệnh và đưa tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất.
- Cơ sở cần chú trọng hơn đến công tác quản lí ao nuôi.
- Việc đi lại giữa các ao trong cơ sở khá nhỏ, gây khó khăn trong việc
vận chuyển thức ăn và động vật thủy sản, cần nâng cấp đường đi lại.
- Có các điều chỉnh về nhân lực, tránh tình trạng người ít việc nhiều.
- Công tác bảo quản thức ăn trong cơ sở chưa thật sự hoàn hảo, cần
điều chỉnh cho hợp lí.
14
PHẦN 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tên đề tài:
“Khảo sát về tiêu chuẩn con giống, thức ăn, điều trị, và tỷ lệ sống
của cá Rô Phi dựa theo quy phạm VietGAP tại trại cá giống Cù Vân -
huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.”
2.1. Đặt vấn đề
Với việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như
các công nghệ mới trên thế giới, ngành chăn nuôi nói chung và ngành nuôi
trồng thủy sản nói riêng của nước ta đã có những bước phát triển lớn như:
Tổng sản lượng thủy sản trên cả nước tăng, cơ cấu đa dạng, năng suất chất
lượng cao Tuy nhiên, với nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản ngày càng
cao kéo theo các tiêu chuẩn trong nuôi trồng thủy sản ngày càng khắt khe hơn
do các qui định của quốc tế, thị hiếu của người tiêu dùng đòi hỏi rất gắt gao.
Chính vì vậy, các qui định tiêu chuẩn trong ngành chăn nuôi nói chung
và nuôi trồng thủy sản nói riêng hiện nay là một “tấm giấy thông hành” của
các cơ sở sản xuất để khẳng định mình trên thị trường. Cơ sở nào có chứng
nhận hoạt động tốt sẽ gây được thiện cảm với người tiêu dùng, đối tác và
khẳng định được mình trên thương trường.
Có lẽ thuật ngữ VietGAP không còn xa lạ đối với đa số những người
hoạt động trong ngành nuôi trồng thủy sản. VietGAP (Vietnamese Good
Aquaculture Practices - Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam) là
một qui phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo
các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên
nguồn gốc sản phẩm.
Qui phạm VietGAP được áp dụng đối với các tổ chức cá nhân trong
vào ngoài nước tham gia sản xuất kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận thực
hành nuôi trồng thủy sản tốt trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
15
Qui phạm này áp dụng để thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, kiểm soát
một cách hệ thống các nguy cơ nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật
thủy sản, thực hiện các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho người
lao động.
Sự ra đời của VietGAP là bước cần thiết nhằm đưa nghề nuôi trồng
thủy sản nước ta vào khuôn khổ, đồng thời từng bước thay thế những tiêu
chuẩn quốc tế mà nhiều doanh nghiệp, nhóm hộ nuôi trồng thuỷ sản trong cả
nước đang áp dụng như SQF, GlobalGAP, MSC, ASC nhằm tiến tới thống
nhất theo một tiêu chuẩn chung.
Việc thực hiện tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi trồng thủy sản cũng gặp
không ít khó khăn. Trước tiên là yêu cầu của thị trường đối với tiêu chuẩn này
rất ít, trong khi đó các tiêu chuẩn chứng nhận tự nguyện có uy tín khác như
BAP, GlobalGAP, ASC lại đang cạnh tranh gay gắt nên người nuôi thủy sản
chưa mạnh dạn áp dụng tiêu chuẩn này. Bên cạnh đó, không phải cơ sở sản
xuất chính quy nào cũng đáp ứng được tiêu chuẩn này, thậm chí các mặt hàng
thủy sản trong nước không phải mặt hàng nào cũng có tiêu chuẩn VietGAP.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và được sự hướng dẫn của Tiến Sỹ
Phạm Thị Hiền Lương cùng Thạc Sỹ Đoàn Quốc Khánh, em đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Khảo sát về tiêu chuẩn con giống, thức ăn, điều trị và tỷ
lệ sống của cá Rô Phi dựa theo quy phạm VietGAP tại trại cá giống Cù Vân
- huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.”
- Mục đích của việc nghiên cứu: Rèn luyện tay nghề, nâng cao khả
năng ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn sản xuất.
- Mục tiêu chuyên đề nghiên cứu cần đạt được: nắm được phương pháp
đánh giá các tiêu chuẩn về con giống, thức ăn, điều trị và tỉ lệ sống của cá Rô
Phi theo hướng VietGAP.
16
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Đặc điểm sinh học của cá Rô Phi
* Vị trí, phân loại:
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Phân lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis niloticus Linnaeus, 1758
Hình 2.1: Rô Phi vằn
* Hình thái, cấu tạo, phân bố
Thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp 2 bên. Đầu ngắn. Miệng rộng hướng
ngang, rạch kéo dài đến đường thẳng đứng sau lỗ mũi một ít. Hai hàm dài
bằng nhau, môi trên dầy. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Mắt tròn ở nửa trước và
phía trên của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng, gáy lõm ở ngang lỗ mũi. Khởi
điểm vây lưng ngang với khởi điểm vây ngực, trước khởi điểm vây bụng. Vây
ngực nhọn, dài, mềm. Vây bụng to cứng, chưa tới lỗ huyệt.
Toàn thân phủ vẩy, ở phần lưng có màu sáng vạng nhạt hoặc xám nhạt,
phần bụng có màu trắng ngà hoặc màu xanh nhạt. Trên thân có từ 6-8 vạch
sắc tố chạy từ lưng xuống bụng. Các vạch sắc tố ở các vây đuôi, vây lưng rõ
17
ràng hơn. Cá Rô Phi dòng GIFT được Philippines lai tạo và chọn lọc từ 8
dòng cá khác nhau, trong đó có 4 dòng cá châu Phi (Egypt, Ghana, Kenya, và
Senegal) và 4 dòng cá Rô Phi thuần từ các nước Israel, Singapore, Taiwan và
Thailand.
Năm 1993 cá Rô Phi vằn dòng GIFT được nhập vào Viện nghiên cứu
nuôi trồng thuỷ sản 1 từ Philippine. Là kết quả của dự án “Nâng cao phẩm
giống di truyền cá Rô Phi nuôi” thông qua lai tạo và chọn lọc từ các dòng cá
khác nhau.
Đàn cá hiện nay có số lượng 3000 con, đưa vào lưu giữ năm 2004 từ dự
án NORAD, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1. Cá được đánh dấu bằng
cách cắt vây bụng.
* Đặc điểm dinh dưỡng và điều kiện môi trường sống
Cá Rô Phi sinh trưởng và phát triển trong nước ngọt, nước lợ và có thể
phát triển ở nước biển có độ mặn 32%. Phát triển tối ưu ở độ mặn dưới 5o/oo.
Cá sống ở tầng nước dưới và đáy, có thể chịu đựng được ở vùng nước có hàm
lượng ôxy hoà tan thấp 1mg/l, ngưỡng gây chết cho cá khoảng 0,3-1mg/l.
Giới hạn pH 5-11 và có khả năng chịu được khí NH
3
tới 2,4 mg/l.
Cá có nguồn gốc nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp để phát triển là 25
0
C-
35
0
C, song chịu đựng kém với nhiệt độ thấp. Nhiệt độ gây chết cho cá là
11-12
0
C.
Cá ăn tạp, thức ăn gồm các tảo dạng sợi, các loài động thực vật phù du,
mùn bã hữu cơ, ấu trùng các loại côn trùng, động vật sống ở nước, cỏ, bèo,
rau và cả phân hữu cơ. Ngoài ra chúng có khả năng ăn thức ăn bổ sung như
cám gạo, bột ngô, bánh khô đậu, các phế phụ phẩm khác và thức ăn viên.
Ở giai đoạn cá hương chúng ăn sinh vật phù du, chủ yếu là động vật
phù du, một ít thực vật phù du. Giai đoạn cá giống đến cá trưởng thành chúng
chủ yếu ăn mùn bã hữu cơ và thực vật phù du. Đặc biệt chúng có khả năng
hấp phụ 70 - 80% tảo lục, tảo lam mà một số loài cá khác khó có khả năng
tiêu hoá.
* Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản
Cá Rô Phi phát triển nhanh từ tháng đầu cho tới tháng thứ 5, 6 và lớn
nhanh, tuy nhiên tốc độ lớn phụ thuộc nhiệt độ, thức ăn, mật độ nuôi và loài
18
cá. Cá sau 1 tháng tuổi đạt 2-3g/con. Sau 2 tháng tuổi đạt 15-20g/con. Nuôi
thương phẩm sau 5-6 tháng nuôi cá có thể đạt 400-500g/con.
Trong điều kiện nhiệt độ nước trên 20
o
C, cá Rô Phi thành thục lần đầu
sau 4 - 5 tháng tuổi và khối lượng cá tương đương 100-150g. Cá Rô Phi vằn
có thể đẻ nhiều lần trong năm, cá cái đẻ trứng và ấp trứng trong miệng. Thời
gian ấp trứng được tính từ khi cá được thụ tinh đến khi cá bột tiêu hết noãn
hoàng và có thể bơi lội tự do. Thời gian này kéo dài khoảng 10 ngày tuỳ theo
nhiệt độ môi trường). Ở nhiệt độ 20
0
C thời gian ấp của cá Rô Phi kéo dài
khoảng 10-15 ngày, ở nhiệt độ 28
0
C là 4-6 ngày và khi nhiệt độ tăng lên đến
34
0
C thì thời gian ấp trứng chỉ còn từ 3-5 ngày.
Cá bố mẹ còn tiếp tục bảo vệ và chăm sóc con cái đến khi cá con có thể
tự kiếm ăn được, thường thời gian chăm sóc kéo dài khoảng 1-4 ngày. Trong
thời kỳ ấp trứng cá cái thường ngừng kiếm ăn. Chúng kiếm ăn mạnh nhất khi
thời kỳ ấp trứng đã kết thúc hoàn toàn và chuyển sang giai đoạn tái phát dục
lần tiếp theo. Giai đoạn kiếm ăn tích cực kéo dài khoảng 2-4 tuần đến khi cá
đã sẵn sàng tham gia sinh sản lần kế tiếp. Chu kỳ sinh sản của cá Rô Phi kéo
dài khoảng 30-45 ngày từ khi phát dục lần đầu đến khi phát dục lần kế tiếp.
Tuy nhiên khoảng cách giữa hai lần sinh sản còn phụ thuộc vào điều
kiện dinh dưỡng, hàm lượng oxy hoà tan và nhiệt độ Trong điều kiện khí
hậu ở miền Nam nước ta thì cá có thể đẻ 10-12 lần/năm, nuôi ở miền Bắc chỉ
đẻ 5-7 lần/năm. Tuỳ theo kích cỡ và tuổi cá bố mẹ, thông thường mỗi lần cá
đẻ 1.000 - 2.000 trứng đối với cá có trọng lượng 200-250 g/con.
* Các bệnh thường gặp ở Rô Phi và cách phòng, trị bệnh: (Bùi Quang
Tề,1999; 2008) [16], [9].
Theo Ngô Sĩ Vân (2007) [17] và Chu Viết Luân (2003) [6], trong quá
trình nuôi và chăm sóc Rô Phi, quản lý sức khỏe cá và môi trường nuôi cho
thấy Rô Phi là loài ít bị sốc (stress) với biến đổi của môi trường và có khả
năng kháng được một số bệnh, nhưng trong quá trình nuôi cũng phát sinh 1 số
loại bệnh ảnh hưởng đến năng suất. Việt Nam là một nước trong khu vực
Đông Nam Á, có khí hậu ấm áp làm điều kiện cho bệnh tật phát triển. Trong
quá trình ương nuôi cá giống đến cá thương phẩm cá Rô Phi thường gặp một
số bệnh như sau: (Nguyễn Ngọc Phước, 2008) [7].
19
- Bệnh do vi khuẩn
+ Bệnh xuất huyết:
Tác nhân gây bênh: cầu khuẩn Streptococcusiniae, gram dương.
Dấu hiệu bệnh lý: Ðầu tiên cá yếu bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn, lỗ
huyệt, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết;
máu loãng; thận, gan, lá lách dịch hóa (mềm nhũn). Cá bệnh nặng bơi quay
tròn không định hướng, mắt đục và lồi ra, bụng trương to Bệnh xuất huyết do
cầu khuẩn gặp ở nhiều loài cá nước ngọt, cá Rô Phi khi nuôi năng suất cao
trong hệ thống khép kín, dễ phát bệnh. Bệnh xuất huyết do cầu khuẩn có thể
lây cho người khi chế biến cá không vệ sinh an toàn.
Phòng trị bệnh: Cải thiện môi trường nuôi ổn định, bón vôi (CaO hoặc
CaCO
3
hoặc CaMg(CO
3
)
2
) tùy theo pH của môi trường, liều lượng 1-
2kg/100m
3
, mỗi tháng bón từ 2-4 lần. Dùng Erythromycine: trộn vào thức ăn
từ 3-7 ngày, dùng 2-5 g/100kg cá/ngày. Có thể phun xuống ao nồng độ 1-2
ppm sau đó qua ngày thứ 2 trộn vào thức ăn 4 g/100kg cá, từ ngày thứ 3-5
giảm bớt 1/2. Thuốc KN-04-12 cho ăn 4g/1kg cá/ngày và cho ăn 3-6 ngày liên
tục. Vitamin C phòng bệnh xuất huyết, liều dùng thường xuyên cho cá 20-
30mg/ 1kg cá /1 ngày, cho ăn liên tục 7-10 ngày.
+ Bệnh viêm ruột
Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn: Aeromonas hydrophila, gram âm
Dấu hiệu bệnh lý: tương tự như bệnh xuất huyết do cầu khuẩn
Steptococcusiniae. Bệnh tích điển hình ruột trương to, chứa đầy hơi nên gọi là
bệnh viêm ruột.
Phân bố và lan truyền bệnh: Bệnh viêm ruột thường gặp ở cá Rô Phi
nuôi thương phẩm và cá bố mẹ nuôi sinh sản khi môi trường nuôi bị ô nhiễm
đặc biệt là thức ăn không đảm bảo chất lượng, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp (Bùi
Quang Tề, 1999) [14].
Phòng trị bệnh: Cải thiện môi trường nuôi tốt, không để cá nuôi bị sốc
do các yếu tố môi trường như bệnh xuất huyết. Dùng một số kháng sinh cho
cá ăn để phòng trị bệnh như Erythromycine hoặc Oxytetramycine, liều dùng
10-12 g/ 100 kg cá/ngày đầu, từ ngày thứ 2-7 liều bằng 1/2 ngày đầu; thuốc
KN-04-12.