Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

So sánh sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá hồi vân (oncorhynchus mykiss) toàn cái, cá thuần và tam bội thể giai đoạn cá bột lên cá giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------
--------------

NGUYỄN QUANG HƯỞNG

“SO SÁNH SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ HỒI
VÂN (Oncorhynchus mykiss) TOÀN CÁI, CÁ THUẦN VÀ TAM
BỘI THỂ GIAI ðOẠN CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP

Chun ngành
Mã số

: Ni trồng thuỷ sản

: 60.62.70

Người hướng dẫn khoa học: TS: ðINH VĂN TRUNG

HÀ NỘI – 2011


LỜI CAM ðOAN
Tơi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi cũng cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.



Tác giả
Nguyễn Quang Hưởng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

i


LỜI CẢM ƠN
ðể hồn thành khố học này có sự ủng hộ và giúp đỡ của trường ðại
học Nơng nghiệp Hà nội, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản1. Tôi xin bày tỏ
lịng biết ơn đến Ban giám hiệu trường ðại học Nơng nghiệp Hà nội, Khoa sau
đại học, Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu ni trồng thuỷ sản 1, Phòng ðào tạo
và hợp tác quốc tế - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản.
ðặc biệt, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. ðinh Văn Trung,
người ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp ñỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện luận văn này.
Qua đây tơi cũng xin gửi tới tiến sỹ Trần ðình Ln đã có những đóng
góp q báu giúp tơi hồn thành tốt luận văn này.
Tơi xin cám ơn Ban lãnh đạo cùng tồn thể cán bộ cơng nhân viên của
Trung tâm nghiên cứu thủy sản nước lạnh Thác Bạc- Sapa- Lào Cai ñã giúp
ñỡ, tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể tôi thực hiện luận văn này.
Lời cám ơn chân thành xin gửi tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp,
những người đã ln giúp đỡ và động viên tơi trong học tập cũng như trong
cuộc sống.
Bắc Ninh, tháng04 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Quang Hưởng


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AGR

Tăng trưởng tuyệt ñối

CTV

Cộng tác viên

FCR

Hệ số chuyển đổi thức ăn

SGR

Tăng trưởng đặc biệt

TB

Trung bình

FAO

Tổ chức nông lương của các quốc gia thế giới


SE

Sai số chuẩn



Giai đoạn

KLTB

Khối lượng trung bình

W

Khối lượng thân

CV

Hệ số khác biệt

CDTB

Chiều dài trung bình

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

iii



MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN............................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................II
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................. III
MỤC LỤC .....................................................................................................IV
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................VI
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... VII
ðẶT VẤN ðỀ.................................................................................................. 1
1.1.Muc tiêu................................................................................................... 2
1.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................... 2
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
2.1. Một số ñăc ñiểm sinh học của cá Hồi vân................................................ 3
2.1.1. Phân loại ........................................................................................... 3
2.1.2 Phân bố .............................................................................................. 3
2.1.3. ðặc ñiểm hình thái ............................................................................ 3
2.1.4. Nhiệt ñộ ............................................................................................ 4
2.1.5. Oxy hồ tan....................................................................................... 5
2.1.6. PH..................................................................................................... 5
2.1.7. ðặc điểm dinh dưỡng ........................................................................ 5
2.1.8. ðặc điểm sinh trưởng ........................................................................ 6
2.2. Một số cơng trình nghiên cứu trên cá Hồi vân......................................... 7
2.2.1. Nghiên cứu sản xuất cá Hồi vân toàn cái........................................... 7
2.2.2. Nghiên cứu tạo cá Hồi đa bội ............................................................ 8
2.2.3. Những cơng trình nghiên cứu ở Viêt Nam......................................... 9
CHƯƠNGIII : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 10
3.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 10
3.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu.......................................................... 10
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

iv



3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 10
3.3.1.Bố trí thí nghiệm .............................................................................. 10
3.3.2. Quản lý và chăm sóc..................................................................... 11
3.4. Theo dõi và thu thập số liệu ............................................................. 12
3.5. Phương pháp xử lý số liệu................................................................ 13
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................. 14
4.1. Sự biến động của các yếu tố mơi trường................................................ 14
4.2. ðánh giá tăng trưởng và tỷ sống của 3 ñàn cá giai ñoạn ương từ bột lên
giống............................................................................................................ 17
4.2.1. Tăng trưởng và tỷ lệ sống giai ñoạn ương từ bột lên hương............. 17
4.2.2. Tăng trưởng và tỷ lệ sống giai ñoạn ương từ hương lên giống......... 22
4.2.3. Mối tương quan sự tăng trưởng giữa khối lượng và chiều dài của cá
.................................................................................................................. 26
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT ......................................................... 28
5.1. Kết luận................................................................................................. 28
5.2. ðề xuất.................................................................................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 30
Tài liệu tiếng việt ......................................................................................... 30
Tài liệu tiếng Anh ........................................................................................ 30
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 34

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

v


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3: Kết quả theo dõi các yếu tố mơi trường trong thời gian thí nghiệm.... 14
Bảng 4: Kết quả tăng trưởng khối lượng giai ñoạn ương từ bột lên hương ...... 17
Bảng 5: Tăng trưởng tuyệt ñối khối lượng qua các lần thu mẫu giai ñoạn ương
từ bột lên hương (Số liệu ñược biểu thị TB ± SE) ............................... 19
Bảng 6: Kết quả tăng trưởng chiều dài ở giai ñoạn ương từ bột lên hương...... 20
Bảng 7: Tăng trưởng chiều dài tuyệt ñối qua các lần thu mẫu giai ñoạn ương cá
bột lên hương...................................................................................... 21
Bảng 8: Kết quả tăng trưởng khối lượng giai ñoạn ương từ hương lên giống . 22
Bảng 9: Tăng trưởng khối lượng tuyệt ñối qua từng lần thu giai ñoạn ương từ
hương lên giống (Số liệu ñược biểu thị TB ± SE) .............................. 24

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792)............................ 4
Hình 2: Sơ đồ thí nghiệm ................................................................................ 11
Hình 3: Sự biến ñộng nhiệt ñộ nước và nhiệt ñộ khơng khí giai đoạn ương từ
bột lên giống ....................................................................................... 15
Hình 4: Hàm lượng oxy hịa tan trong thí nghiệm ương cá bột lên giống ........ 15
Hình 5: Giá trị pH trong thời gian tiến hành thí nghiệm .................................. 16
Hình 6: Tỷ lệ sống của 3 ñàn cá giai ñoạn ương bột lên hương ...................... 19
Hình 7: Tăng trưởng tuyệt đối khối lượng qua các lần thu mẫu giai ñoạn ương
từ bột lên hương.................................................................................. 20
Hình 8: Tăng trưởng tuyệt đối chiều dài qua các lần thu mẫu giai ñoan ương từ
bột lên hương...................................................................................... 21
Hình 9: Tỷ lệ sống của cá giai ñoạn ương từ hương lên giống......................... 23
Hình 10: Tăng trưởng tuyệt ñối qua từng lần thu mẫu giai ñoạn ương lên giống

........................................................................................................... 24
Hình 11: Tăng trưởng chiều dài theo ngày qua các lần thu mẫu giai ñoạn ương
từ cá hương lên giống. ........................................................................ 26
Hình 12: Tương quan giưa tăng trưởng chiều dài và khối lượng của 3 ñàn cá
trong 2 giai đoạn ương. ....................................................................... 27

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

vii


ðẶT VẤN ðỀ
Cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) ñược phát hiện tại Bắc Mỹ cách đây
hơn 100 năm. ðây là lồi cá được ni phổ biến ở các nước thuộc khu vực khí
hậu lạnh như Anh, NaUy, Thụy ðiển…, và hiện nay chúng đã được di nhập và
ni phát triển ở nhiều nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sản
lượng cá Hồi vân trên thế giới ñạt trên 600 ngàn tấn và không ngừng tăng
nhanh trong những năm gần ñây (FAO, 2008)
Cá Hồi vân ñược ñưa vào Việt Nam trong chương trình hợp tác giữa viện
nghiên cứu ni trồng thủy sản 1 và chính phủ Phần Lan năm 2005(Nguyễn
Cơng Dân và CTV, 2006). Hiện nay, cá Hồi được nuôi ở các thủy vực nước
ngọt của tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Lâm ðồng, Gia Lai, Kon
Tum, bước đầu bổ sung đối tượng ni phù hợp cho hệ sinh thái nước lạnh,
cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước thay thế một phần lượng cá Hồi
nhập khẩu. Năm 2008, viên nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã bước đầu
thành cơng trong sinh sản nhân tạo lồi cá này và hiện đang triển khai chương
trình sản xuất giống cá Hồi vân toàn cái.
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chuyển đổi giới tính các lồi thủy
sản đã được áp dụng trên nhiều đối tượng thủy sản. Một trong những mục đích
quan trọng của việc nghiên cứu này là tạo ra những quần ñàn cá đơn tính có tốc

độ tăng trưởng tốt hơn như: cá rơ phi tồn đực, tơm càng xanh tồn tồn đực, cá
mè vinh tồn cái. Hiện nay cơng nghệ sản xuất cá Hồi vân tồn cái đang được
nghiên cứu tại trên Trung Tâm cá nước lạnh SaPa – Lào Cai
Công nghệ tạo cá ña bội thể ñã ñược áp dụng thành cơng trên một số lồi
cá Hồi (O. mykiss, O. gorbuscha, O. kisutch, O. tshawytscha) với mục đích
nhằm nâng cao tốc ñộ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế. Một số kết qủa nghiên
cứu tạo cá Hồi vân tam bội cho thấy giai đoạn cá Hồi vân giống có tốc độ tăng
trưởng cao hơn, kích thước thương phẩm lớn hơn so với cá lưỡng bội (Wagner,
2001). Tuy nhiên tỷ lệ sống của cá Hồi vân tam bội ña phần kém hơn so với cá
lưỡng bội (Ojolick và CTV, 1999).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

1


ðể có những cơ sở khoa học giúp việc đánh giá khả năng thích nghi và
sinh trưởng của các dịng cá Hồi vân khác nhau đối với điều kiện mơi trường
sinh thái của nước ta, ñề tài nghiên cứu: “So sánh sinh trưởng và tỷ lệ sống
của cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) toàn cái, cá thuần và tam bội thể giai
ñoạn cá bột lên cá giống” ñược xem như là những nghiên cứu ni thử
nghiệm ban đầu giúp việc đánh giá khả năng sinh trưởng của cá Hồi vân toàn
cái và cá tam bội thể với cá Hồi vân dòng thuần trong điều kiện ni ở Sa Pa.
1.1.Mục tiêu
Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi cá Việt Nam thơng
qua việc đánh giá lựa chọn ba dịng cá Hồi vân hiện ñang ñược thử nghiệm
trong ñiều kiện khí hậu ở Sa pa
1.2. Nội dung nghiên cứu
- ðánh giá tốc ñộ sinh trưởng và tỷ lệ sống của 3 ñàn cá Hồi ở giai ñoạn cá
bột lên cá giống
- Theo dõi sự biến ñộng của một số yếu tố mơi trường trong q trình

ương

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

2


CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số ñăc ñiểm sinh học của cá Hồi vân
2.1.1. Phân loại
Bộ: Salmoniformes
Họ: Salmonidae
Giống: Oncorhynchus
Loài: Oncorhynchusmykiss Walbaum, 1972
2.1.2 Phân bố
Cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình
Dương khu vực Bắc Mỹ. Lồi cá này đã được di nhập và nuôi ở nhiều nước
châu Âu từ những năm 1890 (Stevenson, 1987; Boujard và CTV, 2002). Cá Hồi
bao gồm nhiều loài có đặc điểm sinh sống, phân bố và chu kỳ sinh trưởng và
phát triển khác nhau. Nói chung cá Hồi vân bao gồm 2 nhóm chính, nhóm sinh
sống ở biển và nhóm sinh sống trong các thuỷ vực nước ngọt. Cá Hồi vân là
lồi được thuần hóa, sinh sản nhân tạo và nuôi thành công sớm nhất trong các
thuỷ vực nước ngọt và ñược thị trường ưa chuộng (Sedwick, 1990). Cá Hồi vân
ñược ñiều tra, giới thiệu vào các thuỷ vực ni từ những năm 1874. Tuy nhiên,
đến những năm 1950 sau khi thành công trong sinh sản nhân tạo và sản xuất
ñược thức ăn cho từng giai ñoạn sinh trưởng của cá thì lồi cá này mới bắt đầu
được phát triển ni mạnh mẽ (Sedwick, 1990)
Do cá có giá trị dinh dưỡng cao, dễ ni và được thị trường ưa chuộng nên
đã trở thành ni ưu tiên tại nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, cá Hồi vân
được ni phổ biến tại 64 nước trên thế giới FAO (2002).

2.1.3. ðặc điểm hình thái
Cá Hồi vân có hình dáng thon dài, trên thân cá có các chấm đen hình cánh
sao ở lưng, và ñầu. Giai ñoạn cá thành thục xuất hiện các vân màu hồng dọc 2
bên thân. ðặc biệt, màu hồng này ñặc trưng ñối với cá ñực trong mùa sinh sản
(Stevenson, 1987; Russell và CTV, 1991). Một số đặc điểm hình thái bên ngồi
như màu sắc, độ lấp lánh… cịn phụ thuộc vào chất lượng mơi trường nước (độ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

3


ñục, cường ñộ chiếu sáng, thành phần một số nguyên liệu sử dụng trong thức
ăn), tuổi, giới tính và mức ñộ thành thục. ( Delaney, 1994).

Hình 1: Cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792)
2.1.4. Nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Hồi vân dao ñộng trong
khoảng từ 10C cho ñến trên 250C (Cain và CTV, 1993; Cho và CTV, 2000).
Tuy nhiên, cá Hồi vân chỉ có thể sống trong thời gian ngắn khi nhiệt độ tăng
cao >240C (Stevenson, 1987). Nhiệt ñộ phù hợp cho cá Hồi vân sinh sản dao
ñộng từ 8 ñến 140C, khi nhiệt ñộ xuống dưới 4,50C sẽ ảnh hưởng tới quá trình
phát triển và tỷ lệ nở của trứng cá Hồi vân (Hokanson và CTV,1974; Leitritz và
Lewis, 1976).
Các cơng trình nghiên cứu ñều cho thấy cá Hồi Vân sinh trưởng tốt trong
dải nhiệt ñộ từ 15 ñến 18oC (Cho và CTV, 1991 ; Pike và CTV, 1990 ; Cain và
CTV, 1993 ; Stevenson, 1987, Colt và CTV, 2001).
Nhiệt ñộ ảnh hưởng rất lớn ñến tốc ñộ sinh trưởng cũng như các q trình
phát triển sinh dục của cá. Nhiệt độ q thấp hoặc quá cao sẽ làm cá ngừng các
hoạt ñộng bắt mồi và phát triển. Nhiệt ñộ cũng ảnh hưởng rất lớn đến q trình
sử dụng thức ăn của cá. Ở nhiệt ñộ dưới 30C, tần suất bắt mồi của cá giảm.

Nhiệt ñộ nước trên 200C cũng làm giảm quá trình tiêu hóa thức ăn của cá Hồi
Vân (Steffens, 1989).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

4


2.1.5. Oxy hồ tan
Nói chung, Cá Hồi vân có nhu cầu cao về oxy hịa tan trong nước.
Segdwick (1988) đã xác định hàm lượng oxy hịa tan thích hợp cho cá Hồi vân
sinh trưởng và phát triển từ 5 - 10 mg/l và thích hợp nhất là ≥ 7mg/l. Tuy nhiên,
khi hàm lượng oxy hoà tan giảm xuống 5mg/l cá sẽ giảm ăn và nếu kéo dài sẽ
gây chết cá (Cho và Cowey, 2000). Khi lượng oxy hoà tan giảm xuống dưới
3mg/l cá chết hàng loạt (Stevenson, 1987). Oxy hoà tan có mối quan hệ mật
thiết với nhiệt độ nước, nhiệt độ nước càng thấp khả năng hồ tan oxy trong
nước càng cao (Segdwick,1988; Steffens, 1989). Do vậy, khi nuôi ở các suối
nước có nhiệt độ thấp thường có hàm lượng oxy hồ tan đủ để đảm bảo cho q
trình phát triển của cá.
2.1.6. PH
pH thích hợp cho cá Hồi vân dao ñộng từ 6,7 - 8,5 (Klontz,1991; Cho và
Cowey, 2000). pH thích hợp cho cá Hồi vân sinh trưởng là 7-7,5
(Segdwick,1988). Khi chỉ số pH tăng cao, sẽ làm hàm lượng amoniac trong
nước tăng cao hơn và có thể sẽ gây ñộc cho cá (Segdwick,1988). Khi pH trên 9
và pH dưới 5 sẽ ảnh hưởng lớn ñến sự phát triển của phôi, tỷ lệ nở của trứng và
sự sinh trưởng của cá bột (Brett, 2001).
2.1.7. ðặc ñiểm dinh dưỡng
Cá Hồi vân là lồi cá ăn động vật và có thể gây ảnh hưởng đến các lồi thủy
sản khác trong thủy vực. Giai ñoạn cá con chúng ăn sinh vật phù du, khi trưởng
thành chuyển sang ăn các lồi cơn trùng, giáp xác và cá con (Cho và Colin

Cowey, 1991; Hardy và CTV, 2000). Khi nghiên cứu về thức ăn cho cá Hồi
vân, Hardy và CTV, (2000) ñã xác ñịnh nhu cầu dinh dưỡng của cá Hồi vân
giai ñoạn trưởng thành : protein là 45%, mỡ 16-17% và khoáng chất 12%.
ðối với cá Hồi vân giai ñoạn cá hương, nhu cầu protein từ 45-50%
(Hinshaw, 1999). Nhu cầu protein giai ñoạn cá giống từ 42-48% (Barrow và
Hardy, 2001 ; Webster và Lim, 2002). Steffens(1989) cho biết sau 6-8 tuần
nuôi cá Hồi vân nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn giảm từ 50% xuống
40%. ðối với thức ăn giàu cacbonhydrat thì cần có hàm lượng protein thơ là
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

5


40%, trong khi đó với thức ăn mà chất béo là nguồn cung cấp năng lượng chủ
yếu thì hàm lượng protein chỉ cần 30-35% sẽ cho sinh trưởng của cá ở mức tối
đa (Steffens1989). Trong thức ăn có hàm lượng protein từ 30 - 45%, có thể
được thay thế 5% protein bằng 5% chất béo mà không làm tăng hệ số thức ăn
(Gropp và CTV, 1982).
Hiện nay, việc sản xuất cá Hồi vân giống hầu hết sử dụng thức ăn tổng hợp
dạng viên kích thước 0,5mm để ương cá Hồi vân (Hardy và CTV, 2000). Khi
nuôi thử nghiệm trên cá Hồi Vân quy cỡ 4,5g và trên 25g/con, Hecht và
McEwan (2008) ñã xác ñịnh ñược nhu cầu về protein của cá Hồi Vân là 40% và
Lipit dao ñộng trong khoảng 20-30% trong ñiều kiện nhiệt ñộ nước dao ñộng
từ 180C ñến 220C.
Thức ăn có chứa 15-20% lipit sẽ làm tăng cho tốc ñộ sinh trưởng ñối với
giai ñoạn cá hương và giống (Hinshaw, 1999). Hiện nay, thức ăn sử dụng nuôi
cá Hồi Vân (cá giống và cá thương phẩm) thường có hàm lượng lipit từ 16 24% (Hardy, 2002).
Trong sản xuất thức ăn cho cá Hồi vân, việc bổ sung các axit béo không no
(HUFA) là rất cần thiết, nhu cầu ñối với axit béo thường từ 0,5 ñến 1% (Bureau
và Cho, 2004). Axit béo khơng no được sử dụng hỗn hợp nhiều họ ω3, ω6 sẽ

cho kết quả tốt. Theo Steffens (1989), tỷ lệ ω3:ω6 trong thức ăn của cá Hồi vân
là 0,5 - 3:1. Ngoài ra, trong khẩu phần có hỗn hợp 2 axit 20:5ω3 và 22:6ω3
được dùng theo tỷ lệ 1:1 thì tốc độ sinh trưởng của cá tốt hơn khi sử dụng một
loại axit béo.
2.1.8. ðặc ñiểm sinh trưởng
Cá Hồi vân có tốc ñộ sinh trưởng nhanh, trong điều kiện mơi trường tự
nhiên dồi dào thức ăn, cá Hồi Vân có thể đạt 100g trở lên trong năm ñầu, 250300g sau 2 năm và sau 3 năm đạt 40-45cm (Huet, 1986). Trong điều kiện mơi
trường ni, cá Hồi Vân có thể đạt khối lượng bình qn 200 g/con (tính từ
trứng có điểm mắt) trong 10-12 tháng (Bromage và CTV, 1990).
Trong ñiều kiện sống tự nhiên tại hồ Kooteney-British Columbia, cá Hồi
Vân đạt kích thước 17-23kg trong thời gian 5-6 năm. Tuy nhiên, trong các suối
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

6


cá chỉ ñạt khối lượng 100g sau 1 năm tuổi và 300-450g sau 3 năm tuổi (Hardy
và CTV, 2000).
2.2. Một số cơng trình nghiên cứu trên cá Hồi vân
Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học trong việc ñiều khiển giới tính các lồi
thuỷ sản đã được áp dụng từ rất sớm. Padao (1937) là nhà khoa học ñầu tiên sử
dụng hormone sinh dục để chuyển đổi giới tính cá. Việc sử dụng steroid, đặc
biệt là androgen khơng những cho phép điều kiển giới tính mong muốn mà cịn
giúp cho việc nâng cao năng suất cho nghề nuôi thủy sản (Donaldson và CTV,
1979; Rao, 1983).
2.2.1. Nghiên cứu sản xuất cá Hồi vân toàn cái
Billard và CTV (1977); Benfey (1996); Sheehan và CTV(1999) khi tạo cá
Hồi vân tồn cái đã nâng cao lợi nhuận cho nghề nuôi cá Hồi thông qua việc
nâng cao năng xuất thu trứng. Ngoài ra, cá cái có thời gian thành thục muộn
hơn nên kích thước cá thương phẩm lớn hơn. Do vậy nuôi cá Hồi vân tồn cái

đang được áp dụng rộng rãi.
Johnstone và CTV(1978) đã sử dụng Estradiol (Hóc mơn sinh dục cái) để
chuyển đổi giới tính tạo quần đàn cá Hồi vân tồn cái đạt tỷ lệ cái 89%. Cách
thức áp dụng hóc mơn sinh dục cái Estradiol Valerate (E2 V) ñược trộn với
thức ăn và cho cá Hồi ăn khi cá bắt ñầu sử dụng thức ăn bên ngồi và kết quả
chuyển đổi giới tính cái đạt 97% (Guzzel và CTV,2008 ; Gullu và CTV, 2005).
Khi sử dụng hormone 17 β-estradol với liều lượng 20 mg/kg thức ăn, tỷ lệ cá
cái trong quần ñàn ñạt 99% Guzzel và CTV,2008 ; Gullu và CTV, 2005). Goetz
và CTV (1979) sử dụng liệu lượng hóc mơn 17 β-estradol thấp hơn (10 mg/kg
thức ăn), kết quả chuyển giới tính cái chỉ đạt 54,2%.
Một số nghiên cứu tập trung vào việc ñánh giá hiệu quả của thời gian sử
dụng hóc mơn với phương thức cho ăn hoặc ngâm 2 loại hormone sinh dục cái
Estradiol Valerate và 17 β-estradol. Trong hình thức trộn thức ăn với liều lượng
20 mg 17 β-estradol cho 1kg thức ăn, cho ăn 8 tuần và ngâm với liều lượng 400
µg 17 β-estradol trong 1 lít nước trong thời gian 2h với tần suất 2 lần/tuần kéo
dài 4 tuần liên tục, kết quả của 2 hình thức sử dụng trên đều đạt tỷ lệ cá cái
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

7


100% (Gullu và CTV, 2005). Một số tác giả cho rằng cá đơn tính cái thơng qua
sử dụng hormone có tốc độ sinh trưởng giảm so với cá bình thường ở giai ñoạn
cá hương và cá giống. Guzel và CTV (2008) cho rằng khơng có sự khác biệt về
tăng trưởng và tỷ lệ sống giữa cá toàn cái và cá hỗn hợp giới tính.
Tạo quần đàn cá giả đực có bộ NST giới tính (XX) sau đó cho sinh sản với
cá cái (XX) bình thường để tạo ra thế hệ con tồn cái: ðối với phương pháp này
thì ta cần phải tạo ra ñược quần ñàn cá giả ñực mang bộ NST giới tính (XX).
Cơng nghệ tạo quần đàn cá giả ñực ñược áp dụng rỗng rãi và cho kết quả tốt tại
Mỹ (Solar và Donaldson, 1985). Châu Á có các nước phát triển ñang sử dụng

rộng rãi như Hàn Quốc (Goerge,1991), hay ở Iran (Johari và CTV,2007).
Nghiên cứu so sánh thế hệ con tồn cái được sản xuất từ cá giả ñực cho kết quả
tốt. Nghiên cứu của Johari và CTV (2007) lại cho thấy đàn cá tồn cái có tốc độ
tăng trưởng cao hơn so với cá hỗn hợp giới tính. Các nghiên cứu khác cũng cho
kết quả tương tự (Schmelzing và Gall,2006; Bye và Lincoln,1986).
2.2.2. Nghiên cứu tạo cá Hồi ña bội
Một trong những khâu quan trọng ban ñầu tạo cá Hồi ña bội thể là khi ta
đã có cá cái giả đực, sau khi cho thụ tinh với cá cái bình thường rồi mới tiến
hành sốc nhiệt tạo tam bội (Solar và CTV,1984; Chourout, 1984;
Wagner,2001). Phương pháp tạo đa bội thể trên một số lồi cá Hồi (O. mykiss,
O. gorbuscha, O. kisutch, O. tshawytscha) là sử dụng sốc nhiệt ở nhiệt ñộ 26320C ñối với trứng thụ tinh trong thời gian 50 phút (mỗi lần sốc nhiệt kéo dài từ
5-10 phút) tác giả Solar và CTV (1984) ñã thu ñược 58 – 100% cá Hồi tam bội.
Chourrout (1984) ñã sử dụng phương pháp tạo áp xuất (7000psi trong vịng 4
phút ở thời điểm sau thụ tinh là 40 phút và 5 giờ 50 phút tương ứng) trên cá Hồi
(O. mykiss) thu ñược 100% cá Hồi vân tam và tứ bội. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ sống của cá gây ña bội thường thấp hơn so với cá cá lưỡng bội
(Ojolick và CTV, 1999). Tốc độ tăng trưởng khơng có sự khác biệt so với cá
lưỡng bội, Tuy nhiên một số nghiên cứu tạo cá Hồi vân tam bội cho thấy cá con
có tốc độ tăng trưởng cao hơn, kích thước thương phẩm lớn hơn so với cá
lưỡng bội và ñang ñược áp dụng rộng rãi trên nước Mỹ (Wagner, 2001).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

8


2.2.3. Những cơng trình nghiên cứu ở Viêt Nam
Áp dụng cơng nghệ chuyển đổi giới tính đã được Viện nghiên cứu nuôi
trồng thuỷ sản 1 thực hiện trong nhiều năm qua. Cơng nghệ sản xuất cá rơ phi
đơn tính đực bằng 17 MT đã được Viện ứng dụng thành cơng từ năm 1997, sau
đó cơng nghệ đã được chuyển giao cho khoảng trên 20 ñịa phương trong cả

nước (Nguyễn Dương Dũng, 2007). Hiện nay cơng nghệ này vẫn đang được áp
rộng rãi và cho tỷ lệ cá ñực trong quần ñàn ñạt trên 95% và ổn ñịnh. Ngoài ra
sử dụng hormone sinh dục cái ñể tạo cá giả cái ở rơ phi để từ đây làm có sở cho
nghiên cứu cá rơ phi siêu đực phục vụ sản xuất cũng ñã ñược Viện áp dụng
(Phạm Anh Tuấn, 1997).
Với mục ñích phát triển nghề ni cá Hồi vân, chủ động trong sản xuất
giống. Cuối năm 2007 ñầu 2008 Viện nghiên cứu ni trồng thủy sản 1 đã thực
hiện đề tài : “Nghiên cứu quy trình ni vỗ thành thục và kích thích sinh sản
nhân tạo cá Hồi vân” (Trần ðình ln, 2008). Bước đầu đề tài đã thành cơng
trong việc sinh sản nhân tạo cá Hồi vân trong ñiều kiện của nước ta làm tiền ñề
cho những nghiên cứu tiếp theo trên ñối tượng cá Hồi vân.
Hiện nay, Viện nghiên cứu ni trồng thủy sản đang áp dụng cơng nghệ
sản xuất giống cá Hồi vân tồn cái trong điều kiện của Sapa (Trần ðình Ln,
2010). Sự thành cơng của đề tài này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc
ni cá Hồi ở Việt Nam trong thời gian tới.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

9


CHƯƠNGIII : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
- Thức ăn sử dụng cho cá Hồi vân giai đoạn từ bột lên hương có hàm
lượng Protein là 52% và hàm lượng lipit là 20%, thức ăn sử dụng cho cá
Hồi vân giống có hàm lượng protein là 46% và lipit là 26%. Thức ăn
ñược nhập khẩu từ Phần Lan, kích thước viên thức ăn 0,5mm cho giai
ñoạn cá bột và cá hương và 1,0mm cho giai ñoạn cá giống.
- Trứng cá Hồi vân tam bội và tồn cái được nhập về từ Phần Lan tháng
3/2010. Cá Hồi vân thuần được sản xuất tại trung tâm. Thí nghiệm ñược

triển khai khi cá Hồi vân ñạt khối lượng trung bình1,9g/con.
3.2. ðịa điểm và thời gian nghiên cứu
ðề tài ñược thực hiện tại Trung Tâm Nghiên cứu cá nước lạnh xã San Xả
Hồ huyện SaPa tỉnh Lào Cai, từ tháng 6 ñến tháng 10 năm 2010.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1.Bố trí thí nghiệm
Giai đoạn ương từ bột lên hương (Giai ñoạn 1): sử dụng 9 giai 1m3 ñược
mắc vào trong bể có dung tích 40m3 (5m x 4m x 2m). Cá sử dụng trong thí
nghiệm giai đoạn 1 có khối lượng trung bình 1,9± g/con (33 ngày) và được thả
với mật ñộ như nhau (300 con/ giai). Cá ñược chăm sóc và quản lý giống nhau
giữa các nghiệm thức. Thí nghiêm được bố trí ngẫu nhiên với 3 lần lặp. Thời
gian ni thí nghiệm giai đoạn 1 là 45 ngày.
Giai ñoạn ương cá hương lên giống (Giai ñoạn 2): ðược tiến hành ngay
sau khi kết thúc ương nuôi giai ñoạn 1. Ba ñàn cá ñược chọn lọc và bổ sung
theo kích cỡ đồng đều (12,78 ±0,03g/con). Mật độ cá thả của giai trong giai
ñoạn này là 80con/giai ñược mắc vào trong bể có dung tích 40m3 (5m x 4m x
2m). Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 3 lần lặp. Thời gian ni thí
nghiệm cho giai đoạn này là 42 ngày.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

10


Hình 2: Sơ đồ thí nghiệm
3.3.2. Quản lý và chăm sóc
ðối với giai đoạn ương từ cá cá bột lên hương: khẩu phần ăn là 10% khối
lượng cá/ngày và ngày cho ăn 5 lần vào thời ñiểm 6h, 9h, 12h, 15h và 18h.
Thức ăn sử dụng cho cá Hồi giai đoạn này có đường kính từ 0,3mm đến
0,5mm. 10% số lượng cá trong từng giai ñược kiểm tra 15 ngày/ lần khối

lượng. Sau 45 ngày, tổng số cá ñược cân ño chiều dài và khối lượng ñể ñánh
giá sinh trưởng và tỷ lệ sống cho từng giai ñoạn.
Giai ñoạn ương nuôi từ cá hương lên giống: khẩu phần ăn 6% khối lượng
cá/ ngày, tần suất cho ăn ngày 4 lần vào thời ñiểm 6h, 10h,14h và18h. Thức ăn
sử dụng cho cá Hồi giai đoạn này có đường kính 1,0mm đến 2,5mm. Số lượng
cá trong từng giai ñược kiểm tra 15 ngày/ lần, mỗi giai 30 con. Sau 42 ngày
tổng số cá trong từng giai ñược tiến hành cân ño và xác định tỷ lệ sống.
Bể bố trí giai thí nghiệm ñược cấp nước liên tục. Giai cá thí nghiệm ñược
bố trí sục khí để đảm bảo đủ nhu cầu ơ xy hòa tan trong nước. Hàng ngày si
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

11


phơng đáy giai để loại bỏ phân thải và thức ăn thừa. ðịnh kỳ tắm muối 3% để
phịng bệnh kí sing trùng cho cá.
3.4.

Theo dõi và thu thập số liệu
Một số thiết bị theo dõi các chỉ tiêu về pH (máy ño pH Matini instruments

pH55). Nhiệt ñộ ño bằng nhiệt kế thủy ngân có độ chính xác 0,10C. Ơxy hịa
tan ñược ño bằng máy (HQ 30d). Khối lượng cá ñược kiểm tra định kỳ 15
ngày/lần bằng cân điện tử có độ chính xác 0,01g. Trong q trình thí nghiệm,
sử dụng hệ thống sục khí cho tất cả các bể thí nghiệm giúp việc duy trì hàm
lượng ơxy hịa tan trong nước.
Nhiệt độ nước, nhiệt độ khơng khí, hàm lượng ơxy hịa tan, với tần suất 2
lần/ngày (7h, 14h). PH đo 1lần/tuần. Kiểm tra khối lượng và chiều dài cá ñịnh
kỳ 15 ngày/lần, số mẫu thu trong mỗi giai là 30 con.
+ Tốc ñộ tăng trưởng tuyệt ñối theo ngày (Absolute Growth Rate)

AGRW = ( W2-W1 )/t (g/ngày)
AGRL = (L2-L1)/t

(cm/ngày)

+ Tốc ñộ tăng trưởng khối lượng tương ñối
W (%) = (W2-W1)*100/W1
+ Tốc ñộ tăng trưởng chiều dài tương ñối
L (%) = (L2-L1)*100/L1
Trong đó

t:

Khoảng cách thời gian giữa 2 lần đo (15 ngày)

W1,2: Khối lượng cá cân lần trước và lần sau
L1,2 : Chiều dài của cá ño lần trước vá lần sau
+ Tốc ñộ tăng trưởng ñặc trưng SGR (Special growth rate)
SGR =

(Ln(W2) – Ln(W1)) x100
Thời gian ni

(%/ngày)

Trong đó: W1 và W2 là khối lượng cá trước và sau thí nghiệm
+ Mức ñộ ñồng ñều cá thể: CV (%) = SD*100/X
Trong ñó:

CV là Chỉ số ñánh giá mức ñộ ñồng ñều

SD: ðộ lệch chuẩn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………

12



×