Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của vệ sinh sát trùng và bảo quản trứng ấp ở vụ hè thu trong điều kiện không có phòng lạnh tại xã quyết thắng thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.88 KB, 45 trang )


1
PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ XÃ QUYẾT THẮNG
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Quyết Thắng là một xã thuộc thành phố Thái Nguyên cách trung tâm
thành phố 6 km.
Phía tây nam của xã giáp với xã Phúc Trìu.
Phía tây giáp với xã Phúc Xuân.
Phía bắc giáp xã Phúc Hà.
Phía đông giáp phường Tân Thịnh -Thành phố Thái Nguyên.
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Xã Quyết Thắng nằm trong vành đai khí hậu gió mùa, dao động nhiệt độ
trong năm tương đối cao thể hiện qua 2 mùa rõ rệt đó là 2 mùa mùa hè và mùa
đông. Mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, mưa lớn vào tháng 4 đến tháng 8.
Mùa đông chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa có khi xuống dưới 10. Mỗi khi
gió mùa về thường kèm theo mưa nhỏ. Do độ ẩm bình quân trên năm tương
đối cao (cao nhất vào tháng 3, tháng 4 ) quỹ đất tương đối rộng nên có nhiều
thuận lợi cho cây trồng phát triển. Đặc biệt là cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
Dao động nhiệt độ và độ ẩm các mùa trong năm tương đối cao, thể hiện rõ rệt
là mùa mưa và mùa khô.
+ Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình 20 - 36,
độ ẩm trung bình từ 80%-86% lượng mưa biến động từ 120,6-283,9mm/ tháng
nhưng tập trung vào những tháng 6,7,8. Nhìn chung khí hậu vào mùa mưa
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp tuy nhiên có những ngày nóng ẩm mưa
nhiều nên thất thường nên đề phòng chống dịch sảy ra đối với đàn gia súc, gia
cầm, gây thiệt hại cho sản xuất.
+ Mùa khô kéo dài từ tháng 11 tháng 4 năm sau, thời gian này khí hậu
thường lạnh và khô hanh, ẩm độ và nhiệt độ giảm, sự giao động nhiệt trong


ngày lớn, nhiệt độ dao động từ 10-24,8, biến động nhiệt ngày và đêm rất lớn
(có khi chênh lệch tới 10 ); ẩm độ thấp từ 65-70% ngoài ra mùa đông còn chịu
ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, giá rét và sương muối mỗi đợt kéo 6-10

2
ngày gây ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và sức chống đỡ bệnh tật của
vật nuôi và cây trồng.
Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn thành phố thì tiểu khí hậu của xã
Quyết Thắng có những diễn biến về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa trung bình
qua các tháng trong năm được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Một số thông số về thời tiết khí hậu trong năm
của xã Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên

Diễn giải
Tháng
Nhiệt độ (
0
C)
Lƣợng mƣa
(mm)
Ẩm độ (%)
1
18,1
68,6
79,0
2
17,7
54,3
82,0
3

19,7
58,7
84,2
4
24,8
53,3
84,0
5
26,9
204,3
82,0
6
27,9
252,2
83,0
7
28,8
282,9
85,0
8
28,0
271,8
85,0
9
29,9
102,6
81,0
10
24,9
158,0

84,0
11
21,4
60,3
83,0
12
17,7
76,7
76,0
Điều kiện khí hậu của xã có thể phát triển nông nghiệp và cơ cấu cây
trồng, vật nuôi phong phú và đa dạng. Tuy nhiên điều kiện đó cũng gây khó
khăn trong chăn nuôi, về mùa đông khí hậu thường lạnh hay thay đổi đột ngột
gây ảnh hưởng bất lợi tới sự sinh trưởng và sức chống chịu bệnh tật của gia
súc, gia cầm. Về mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều làm cho độ ẩm của một
số tháng trong năm tăng cao đó là điều kiện thuận lợi cho các sinh vật gây
bệnh phát triển ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gia súc, gia cầm. Ngoài ra việc
chế biến bảo quản nông sản, thức ăn chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn.

3
1.1.1.3. Điều kiện đất đai
Tổng diện tích toàn xã là 9,3km, trong đó diện tích trồng lúa và hoa màu là
565ha diện tích đất lâm nghiệp là 199ha đất chuyển dụng là 170ha.
Diện tích đất của xã khá lớn chủ yếu là đát đồi bãi, độ dốc lớn lại thường
xuyên bi bào mòn, rửa trôi nên độ màu mỡ kém do đó năng xuất cây trồng
cồn thấp, việc canh tác gặp nhiều khó khăn.
Cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng … nên diện tích đất
nông nghiệp và đất hoang có su hướng ngày một giảm, gây khó khăn cho việc
chăn thả gia súc. Chính vì vậy trong những năm tới cần có sự. Kết hợp chặt
chẽ giữa ngành chăn nuôi và ngành trồng trọt.Việc nuôi con gì, trồng cây gì
cần được căn cư vào điều kiện cụ thể và cân nhắc tính toán kỹ.

1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của xã Quyết Thắng
1.1.2.1. Tình hình xã hội
Tổng dân số toàn xã là 10520 người, xã có 2750 hộ, trong đó 80% dân số
sản xuất nông nghiệp còn lại là sản xuất công nghiệp, dịch vụ.
Cơ cấu kinh tế đa dạng nhiều thành phần, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ
yếu (80%), các ngành khác vẫn còn hạn chế. Trong địa bàn xã quản lý có một
số nhà máy như Z115, nhà máy chế biến xuất khẩu chè Hoàng Bình, đã tạo
việc làm cho nhiều lao động trong xã và các vùng lân cận.
Trên địa bàn xã có nhiều trường học; trường đại học Nông Lâm, trường đại
học Khoa học, trường Đại học CNTT và TT , khoa Ngoại Ngữ, trường trung
học phổ thông Vùng Cao Việt Bắc, trung tâm giáo dục quốc phòng,Trường
trung học cơ sở, Trường tiểu học. Các điều kiện đó đã giúp cho trình độ dân chí
tăng lên rõ rệt. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.
Nói chung trình độ dân chí và đời sống của người dân ngày càng được
nâng cao, hệ thống điện cung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt, đường giao
thông đã được bê tông hóa, trạm y tế đã được xây mới với nhiều thiết bị
khám, chữa bệnh tốt thường xuyên khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho
người dân, đặc biệt là người già, bà mẹ và trẻ em được quan tâm.
Việc dân cư phân bố không đồng đều gây nhiều khó khăn cho việc phát
triển kinh tế cũng như quản lý xã hội. Khu vục nhà máy, trường học, trung
tâm dân cư tập trung đông, dân cư ở nơi khác đến học, làm viêc nên quản lý
trật tự xã hội ở đây khá phức tạp. Chính vì vậy đòi hỏi của các ban ngành hoạt
động liên tục, tích cực và đồng bộ từ trên xuống, đồng thời liên kết phối hợp

4
với các địa phương trong và ngoài tỉnh, đưa nếp sống văn hóa mới đi vào cuộc
sống của người dân trong toàn xã. Thực hiện tiến tới con người văn hóa, gia
đình văn hóa, thôn văn hóa, xã văn hóa. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm
người dân đồng thời đẩy mạnh lao động sản xuất, tạo công ăn việc làm cho
nhũng lao động dư thừa, ngày càng đẩy xa các tệ nạn xã hội.

1.1.2.2. Tình hình kinh tế
Quyết Thắng là một xã thộc thành phố thái nguyên cơ cấu kinh tế đang
dạng, có nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động: Công nghiệp - Nông
nghiệp - dịch vụ tạo mối quan hệ hữu cơ để cùng nhau phát triển.
Về sản xuất nông nghiệp: Khoán tới tay người lao động vẫn là chủ yếu
(chiếm tới 80% số hộ là sản xuất nông nghiệp) ngoài ra có sự kết hợp hài hòa
giữa vật nuôi và cây trồng.
Về lâm nghiệp: Việc trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã tến hành
cách đây hơn 10 năm, nay đã phủ gần hết các đồi núi trọc chưa có kết quả thu
hoạch vì đây chủ yếu là rừng non.
Về dịch vụ: Đây là ngành đang phát triển.
Nhìn chung kinh tế xã hội của xã vẫn chưa cao, quy mô sản xuất vẫn chưa
lớn, chưa có sự quy hoạch chi tiết, đây cũng là hạn chế của xã. Đối với hộ sản
xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân lương thực là 300kg/người/năm, chăn
nuôi chủ yếu ở quy mô nhỏ. Tổng thu nhập bình quân trên
650.000đ/người/tháng.
Trong những năm gần đây mức sống của nhân dân đã được nâng lên rõ
rệt, hầu như các hộ đã có phương tiện nghe nhìn như : tivi, đài, sách, báo…
Đa số các hộ gia đình đã mua được xe máy và nhiều đồ dùng đắt tiền. Hệ
thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư phát triển đặc biệt là giao thông, thủy
lợi phục vụ cho sự phát triển mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Kinh tế của xã nhiều năm gần đây được phát triển mạnh mẽ, do đó mức
sống của nhân dân được nâng lên từng bước, có được kết quả đó là nhờ chính
sách phát triển hợp lý của xã. Xã có chủ trương tăng thu nhập bình quân/đầu
người lao động của xã vẫn tập trung vào sản xuất nông nghiệp, nên việc phát
triển nông nghiệp vẫn là chính.
Xã thực hiện tốt công tác phục vụ sản xuất như cải tạo, tu bổ hệ thống
thủy lợi cho vay vốn phát triển sản xuất. Thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi


5
hợp lý, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao
năng suất cây trồng vật nuôi, phát huy hết nguồn lực để phát triển tổng hợp.
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi cung cấp nhu cầu thực phẩm cho xã cung như các vùng
lân cận, ngành chăn nuôi sử dùng nguồn lao động dư thừa, tăng thu nhập cho
nhân dân, đồng thời sử dụng sản phẩm của ngành trồng trọt vào chăn nuôi,
làm tăng giá trị sản phẩm, biến các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt không
có giá trị thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cho người lao động.
+ Chăn nuôi trâu bò.
Tổng đàn trâu bò trong xã có trên 650 con, trong đó chủ yếu là trâu.
Tình hình chăm sóc khá tốt, tuy nhiên vào mùa đông lượng thức ăn ít, việc sản
xuất và dự trữ thức ăn còn hạn chế, trâu bò thường bị đói và rét ảnh hưởng tới
khả năng sinh trưởng. Mùa Đông- Xuân đàn trâu bò thường hay mắc bệnh,
chuồng trại và công tác vệ sinh chưa được tốt, thoáng mát về mùa hè, ấm áp
về mùa đông, chưa có hố ủ phân…. Công tác tiêm phồng đã được người dân
chú trọng hơn trong vài năm trở lại đây nên không có dịch bệnh sảy ra trên đại
bàn xã, nhờ có sự tư vấn của cán bộ thú y xã chuồng trại đã được xây dựng
tương đối khoa học, đồng thời công tác vệ sinh cũng đã được tăng cường, giúp
đàn trâu đàn bò của xã ít mắc bệnh ngay cả trong vụ đông xuân.
Chăn nuôi trâu bò theo hướng công nghiệp chưa được người dân chú
trọng. Xã có khả năng nuôi được bò hướng sữa, hướng thịt, song do nhiều yếu
tố chủ quan và khách quan nên vấn đề này chưa được chú ý phát triển. Công
tác chọn giống, lai tạo và mua các giống bò hướng sữa, hướng thịt chưa được
chú ý, tầm vóc cũng như tính năng sản xuất của trâu bò còn nhiều hạn chế.
+ Chăn nuôi lợ n
Nhìn chung các hộ nông dân đều nuôi lợn , đã có nhữ ng gia đì nh đầ u tư
chăn nuôi vớ i quy mô lớ n vớ i số đầ u lợ n từ và i chụ c tớ i vài trăm con và á p
dụng các tiến bộ khoa học k thuật vào chăn nuôi nhờ vậy mà đem lại thu nhập
khá cao cho nguời chăn nuôi.

Công tá c giố ng lợ n đã đượ c quan tâm , chất lượng con giống tốt . Nhiề u
hộ gia đình nuôi lợ n giố ng Mó ng Cá i , Yorkshire, Landrace, nhằ m chủ độ ng
các con giống và cung cấp lợn giống cho nhân dân xung quanh . Việ c phá t
triể n đà n lợ n củ a xã có thuậ n lợ i là do có trung tâ m thự c hà nh thự c nghiệ m
của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trong địa bàn của xã, đây là
nơi cung cấ p con giố ng khá tin cậ y, đả m bả o về số lượ ng và chấ t lượ ng.

6
Công tá c vệ sinh thú y cho đà n lợ n chưa tố t , hàng năm việ c tiêm phò ng
chưa triệ t để nên dị ch bệ nh vẫ n xả y ra vớ i quy mô nhỏ gây thiệ t hạ i cho ngườ i
chăn nuôi. Đầu ra của sản phẩm chưa ổn định , sản phẩm thường rẻ do yếu tố
cung và cầ u, lợ n củ a người dân chưa đạ t tiêu chuẩ n xuấ t khẩ u. Trong nhữ ng
năm tớ i, mục tiêu là phải đưa được năng suất sản phẩm , chấ t lượ ng thịt đạ t
tiêu chuẩ n xuấ t khẩ u cũ ng như đẩ y mạ nh hơn nữ a chăn nuôi lợ n theo phương
thứ c công nghiệ p.
+ Chăn nuôi gia cầ m
Chăn nuôi gia cầ m củ a x ã có một vị trí quan trọng với chủng loại phong
phú, trong đó gà vị t là đố i tượ ng chính . Đa số cá c hộ gia đình chăn nuôi theo
phương thứ c quả ng canh , do đó mà năng suấ t thấ p và gặ p nhiề u khó khăn
trong việ c quả n lý phò ng trừ dị ch bệ nh , t lệ hao hụt lớn nên hiệu quả chưa
cao. Bên cạ nh đó có mộ t số gia đình mạ nh dạ n đầ u tư vố n xây dự ng cá c trang
trại quy mô, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bằ ng việ c á p
dụng chặt chẽ quy trì nh phò ng dị ch đã đưa năng suấ t lên rấ t cao . Ngoài ra còn
cung cấ p con giố ng, trứ ng cá c loạ i cho nhân dân trong vù ng. Địa bà n xã cò n là
nơi chuyể n giao khoa họ c công nghệ củ a thầ y và trò khoa Chăn nuôi thú y
trường Đại học Nông Lâm Thá i Nguyên.
Đa số cá c hộ chăn nuôi gia cầm đã ý thứ c đượ c tầ m quan trọ ng củ a việ c
tiêm phò ng và chữ a bệ nh , nhấ t là sử dụ ng cá c loạ i vắ c xin tiêm chủ ng cho gà
như vắ c xin cúm gia cầm , Newcastle, Lasota, Gumboro, Đậu, cho ngan vịt
như vaccine Dị ch tả vịt , cúm gia cầm… Bên cạ nh đó vẫ n cò n nhữ ng gia đì nh

áp dụng phương thức chăn thả tự do lại chưa có ý thức phòng bệnh khi dịch
bệ nh xả y ra , bị thiệt hại kinh tế và chính đây là nơi phát tán mầ m bệ nh rấ t
nguy hiể m.
Ngoài ra nhiều hộ gia đình còn đào ao thả cá, gắ n việ c trồ ng rừ ng vớ i
nuôi ong lấ y mậ t, nuôi hươu lấ y nhung… để tăng thu nhậ p.
+ Công tá c thú y
Công tá c thú y và vệ sinh thú y là khâu then chố t tro ng chăn nuôi, quyế t
định sự thà nh bạ i củ a ngườ i chăn nuôi đặ c biệ t trong điề u kiệ n chăn nuôi tậ p
trung vớ i quy mô lớ n. Ngoài ra, công tác thú y cò n ả nh hưở ng lớ n tớ i sứ c khoẻ
cộ ng đồ ng. Nhậ n thứ c đượ c điề u đó nên nhữ ng năm gần đây công tá c thú y đượ c
lãnh đạo xã rất quan tâm. Hàng năm xã tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc và
tiêm phò ng dạ i cho chó , 100% chó nuôi trong xã được tiêm phòng. Tuy nhiên
cầ n là m tố t hơn nữ a công tá c kiể m dịch, nâng cao nhiệ m vụ , trách nhiệm củ a thú
y viên, đầ u tư đầ y đủ cá c trang thiế t bị chuyên dù ng giú p công tá c chẩ n trị bệnh

7
nhanh, chính xác hơn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh
thú y giúp người dân hiểu và chấp hành tố t phá p lệ nh thú y.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Diệ n tích trồ ng lú a và hoa màu lớ n đó là điề u kiệ n thuậ n lợ n cho phá t
triể n nông nghiệ p vớ i phương châm thâm canh tăng vụ , áp dụng những tiến bộ
khoa họ c kỹ t huậ t và o sả n xuấ t , mạnh dạn đưa giống lúa mới cho năng suất
cao và o sả n xuấ t . Bên cạ nh đó cò n trồ ng cá c cây lương thự c khá c như ngô ,
khoai, sắ n…
Diệ n tích trồ ng cây ăn quả củ a xã khá lớ n , tuy nhiên trồ ng cò n thiế u tậ p
trung, còn lẫn nhiều cây tạp , lại chưa thâm canh nên năng suất thấp . Sản xuất
mang tí nh tự cung tự cấ p chưa mang tính sả n xuấ t hà ng hoá . Vấ n đề trướ c mắ t,
xã phải quy hoạch lại vườn cây ăn quả và có hướng phát triển hợp lý . Với cây
lâm nghiệ p: Việ c giao đấ t giao rừ ng tớ i tay cá c hộ gia đình đã thự c sự khuyế n
khích họ nên đất trống đồi trọc đã được phủ xanh cơ bản và diện tích rừng mới

trồ ng nà y đượ c chăm só c, quản lý tốt.
1.1.4. Đánh giá chung
Qua điề u tra tình hình cơ bả n củ a xã cho phé p chú ng tôi sơ bộ đá nh giá
nhữ ng thuậ n lợ i và khó khăn củ a xã .
1.1.4.1. Thuậ n lợ i
Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều
thuậ n lợ i, tình hình chí nh trị ổ n đị nh tạ o tiề n đề cho phá t triể n kinh tế xã hộ i.
Xã có diện tích đất rộng , mậ t độ dân số không cao , thuậ n lợ i cho phá t
triể n chăn nuôi và trồ ng trọ t.
Đị a bà n xã gầ n trung tâm thà nh phố Thá i Nguyên thuậ n lợ i ch o giao lưu,
buôn bá n cũ ng như tiế p cậ n, phổ biế n nhữ ng tiế n bộ khoa họ c kỹ thuậ t.
Trên địa bà n xã có nhiề u trườ ng họ c , nhà máy nên trình độ dân trí ngày
càng được nâng cao . Đặc biệt trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nằ m
trên địa bà n xã nên việ c chuyể n giao và á p dụ ng nhữ ng tiế n bộ khoa họ c kỹ
thuậ t nông - lâm - ngư nghiệp và o sả n xuấ t có nhiề u thuậ n lợ i . Hơn nữ a, hầ u
hế t cá c nguồ n lợ i đề u ở dạ ng tiề m năng chưa đượ c khai thá c hoặ c đượ c k hai
thác nhưng rất ít.
Xã có đội ngũ cán bộ trẻ giỏi chuyên môn, nhiệ t tình năng độ ng, áp dụng
nhữ ng tiế n bộ khoa họ c kỹ thuậ t và o sả n xuấ t nâng cao năng suấ t vậ t nuôi, cây
trồ ng đưa kinh tế xã đi lên, đờ i số ng nhân dân ngà y cà ng đượ c cả i thiệ n.

8
1.1.4.2. Kh khăn
Công tá c kiể m tra giế t mổ cũ ng như vậ n chuyể n gia sú c chưa tố t nên khả
năng lây lan dịch bệ nh là khá lớ n.
Công tá c tiêm phò ng chưa triệ t để còn mang tính chủ quan , chưa đú ng
đị nh kỳ , vệ sinh phò ng dị ch chưa tố t.
Công tá c tuyên truyề n lợ i ích củ a việ c vệ sinh thú y chưa thự c sự
hiệ u quả , chưa gạ t bỏ đượ c thó i quen bả o thủ trong chăn nuôi ở mộ t bộ
phậ n dân cư .

Sự bấ t lợ i củ a thờ i tiế t gây khó kh ăn cho cả chăn nuôi và trồ ng trọ t , khí
hậ u khắ c nghiệ t hay thay đổ i ở mộ t số thá ng gây nhiề u bệ nh tậ t, khả năng sinh
trưở ng phá t triể n ở vậ t nuôi, cây trồ ng bị hạ n chế .
Việ c dân cư phân bố không đề u , trình độ dân trí có s ự chênh lệch lớn
giữ a các khu vự c , gây khó khăn cho việ c phá t triể n sả n xuấ t cũ ng như việ c
quản lý xã hội . Thói quen bảo thủ , lạc hậu trong nế p số ng sinh hoạ t củ a mộ t
số bộ phậ n dân cư đã ả nh hưở ng lớ n tớ i sả n xuấ t.
Ngườ i dân quen sả n xuấ t với quy mô nhỏ , đầ u ra củ a sả n phẩ m gặ p nhiều
khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế.
1.2. NỘI DUNG VÀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Nội dung
Qua điều tra nắm vững tình hình thực tế của trại trên cơ sở đó áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm rèn luyện, nâng cao trình độ
chuyên môn, ý thức tổ chức, tác phong nghề nhiệp. Trong thời gian thực tập
tôi đã tham gia công tác phục vụ sản xuất như sau:
Tham gia vệ sinh phòng dịch, trồng, chăm bón cây ăn quả, cây lâm nghiệp.
Thực hiện nuôi gà thịt, gà đẻ, ấp trứng gia cầm theo quy trình kỹ
thuật…nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết, tiếp cận và
nắm vững khoa học.
Tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu ảnh hưởng của vệ sinh sát trùng và bảo quản trứng ấp ở
vụ Hè, Thu trong điều kiện không c phòng lạnh tại xã Quyết Thắng, thành
phố Thái Nguyên”.
1.2.2. Kết quả thực hiện
Trong quá trình thực tập tại trại thực tập thí nghiệm được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cô giáo, cán bộ công nhân của trại, cộng với sự nỗ lực
cố gắng học tập của bản thân, tôi đã đạt được kết quả như sau:

9
1.2.2.1. Công tác chăn nuôi

Cùng với việc thực hiện chuyên đề thực tập tại trại gia cầm chúng tôi đã
tiến hành nuôi gà thịt, gà đẻ, theo quy trình kỹ thuật cụ thể như sau:
Ứng dụng kỹ thuật vào nuôi gà thịt:
*Công tác chuẩn bị trước khi nuôi gà:
Trước khi nhận gà vào chuồng nuôi 3 ngày chúng tôi tiến hành làm vệ sinh
lại, chuồng nuôi được cọ rửa sạch sẽ sau đó quét vôi và phun sát trùng bằng
dung dịch Formol 2%. Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng
uống, chụp sưởi, quây…đều được cọ rửa vệ sinh sạch sẽ và phun sát trùng
trước khi đưa vào chuồng nuôi.
Đệm lót được sử dụng bằng trấu, được phơi khô, sạch và phun sát trùng
trước khi nhập gà một ngày, độ dày đệm lót tùy theo điều kiện thời tiết (6 cm),
chuẩn bị đủ cả đệm lót để bổ sung khi cần thiết.
Chuồng nuôi khi nhập gà vào phải đảm bảo các thông số kỹ thuật:
chuồng phải sạch sẽ, thoáng mát, có dèm che, đèn chiếu sáng, chụp sưởi…
Công tác nuôi dưỡng chăm sóc: Tùy theo giai đoạn phát triển của gà mà
ta áp dụng quy trình chăm sóc cho phù hợp.
*Giai đoạn úm gà: 1- 21 ngày tuổi.
Khi nhập gà về nuôi chúng tôi cho gà vào quây, cho gà uống nước ngay,
nước cho gà uống phải sạch có pha B-complex 0,5g/lít, glucoza 20g/lít,
cofacoli 1g/lít. Cho gà uống nước sau khoảng 1 giờ thì cho gà ăn bằng khay
ăn. Giai đoạn này nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng đặc biệt là từ 1 - 10 ngày
tuổi; 1-3 ngày tuổi, nhiệt độ quây là 32-33
0
C. Sau đó nhiệt độ được giảm dần
theo tuổi gà.
Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi đảm bảo nhiệt độ
thích hợp cho đàn gà, nếu gà tập trung lại thành đống dưới chụp sưởi là thiếu nhiệt
cần hạ thấp chụp sưởi. Còn gà tránh xa chụp sưởi là nhiệt độ quá cao, cần câng cao
chụp sưởi lên. Còn gà tản đều dưới chụp sưởi là nhiệt độ thích hợp.
Quây gà, máng ăn, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh theo tuổi gà

(độ lớn của gà), ánh sáng phải đảm bảo cho gà ăn.
Tóm lại: ở giai đoạn úm gà yếu tố nhiệt rất quan trọng, do đó chúng tôi luôn
đảm bảo đủ nhiệt cho gà ăn, thức ăn, nước uống phải đảm bảo luôn đủ và sạch.
*Giai đoạn từ 21 đến xuất chuồng:

10
Hàng ngày phải cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho gà, cho gà ăn tự do,
thức ăn luôn mới để kích thích gà ăn được nhiều, máng uống phải được cọ rửa
và thay nước 2 lần/ngày.
Chúng tôi luôn quan sát theo dõi tình hình sức khỏe đàn gà để phát hiện
và chữa trị kịp thời những con gà ốm.
- Công tác vệ sinh thú y:
Trong chăn nuôi thì yêu cầu vệ sinh phòng dịch là yếu tố quyết định đến
hiệu quả kinh tế. Do vậy trong quá trình chăn nuôi chúng tôi áp dụng nghiêm
ngặt qui trình vệ sinh phòng dịch.
Trong quá trình nuôi dưỡng gà chúng tôi sử dụng các loại văcxin sau để
phòng bệnh cho đàn gà được thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Lịch dùng văcxin cho đàn gà
Ngày tuổi
Loại vắc-xin
Phƣơng pháp dùng
3 ngày tuổi
Lasota lần 1
Gumboro lần 1
Nhỏ mắt 1 giọt
Nhỏ mồm 4 giọt
7 ngày tuổi
Đậu lần 1
Chủng màng cánh
10 ngày tuổi

Gumboro lần 2
Nhỏ mồm 4 giọt
20 ngày tuổi
Gumboro lần 3
Lasota lần 2
Nhỏ mồm 4 giọt
Nhỏ mắt 1 giọt
Hiệu quả phòng dịch đạt t lệ an toàn 100%.
1.2.2.2. Chuẩn đoán và điều trị
Hàng ngày chúng tôi chăm sóc theo dõi đàn gà nuôi tại trại để phát hiện gà
ốm để điều trị kịp thời, việc chuẩn đoán qua quan sát triệu chúng và mổ khám
bệnh tích.
Trong thời gian thực tập chúng tôi thường gặp những bệnh sau:
* Bệnh Bạch lỵ.
Nguyên nhân do vi khuẩn gram(-) Salmonella gallinarum và Salmonella
pullorum gây nên hay còn gọi là bệnh thương hàn gà.
Triệu chứng: gà bị bệnh kém ăn ủ rũ, lông xù, phân có màu trắng, phân
loãng dần và dính bết quanh hậu môn. Ở gà lớn bệnh thường ở thể mãn tính.
Điều trị: chúng tôi dùng kháng sinh sau để điều trị: Ampicoli liều
50ml/kg P/ ngày. Cho uống liên tục từ 3 đến 5 ngày, kết hợp với B.complex.

11
*Bệnh Hô hấp mãn tính ở gà (CRD).
Nguyên nhân: Do Mycoplasma galliceptium và Mycoplasma gallinarum
là chủ yếu. Bệnh xảy ra khi thời tiết nóng, nhiệt độ cao, ẩm độ cao, hay khi
trời lạnh, mưa phùn làm sức đề kháng của gà bị suy giảm thì gà dễ mắc bệnh.
Triệu chứng: gà bị bệnh chảy nước mắt, nước mũi, thở khò khè, ủ rũ,
những con bệnh nặng phải há mồm ra để thở, gà hay cạo mỏ xuống đất.
Điều trị: + Dùng Tylosin 98% tiêm bắp, liều lượng 1ml/kgP, ngày tiêm
hai lần liên tục trong 3-4 ngày.

* Bệnh Cầu trùng.
Dùng Ringercoccin W.S.
Tất cả các bệnh trên khi điều trị kết hợp với các loại thuốc nhằm tăng sức
đề kháng cho gà như B.complex 1gr/3l nước, Vitamin C 3%, VitaminK…
1.2.2.3. Các công tác khác
Tham gia ấp trứng gia cầm.
Nuôi dưỡng chăm sóc đàn gà đẻ.
Điều trị một số bệnh ở gà.
Kết quả công tác phục vụ sản xuất được tóm tắt ở bảng sau.
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT
Diễn giải nội dung
Số lƣợng
(con)
Kết quả
Số lƣợng đạt
(con)
Tỷ lệ
(%)
1
Nuôi dưỡng chăm sóc
Đàn gà bố mẹ sinh sản
450

443
98,4
Nuôi gà thịt
1700
1625
95,58

2
Tiêm chủng Vac-xin




Nhỏ Gumboro
2700
2700
An toàn

Nhỏ Lasota
2700
2700
An toàn

Chủng Đậu gà
2700
2700
An toàn
3
Điêù trị bệnh




Bệnh Bạch lỵ
72
69
95,83


Bệnh CRD
45
42
93,3
4
Các công tác khác




- Ấp trứng gà
22768
quả
18526
81,37

- Úm gà con
2700
2657
98,4

12
1.3. KẾT LUẬN - TỒN TẠI
Qua 6 tháng thực tập tại cơ sở, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy
cô hướng dẫn và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
tôi bước đầu tiếp xúc với thực tiễn sản xuất. Qua đó tôi đã vận dụng được
những kiến thức đã học ở trường để củng cố kiến thức và rèn luyện chuyên
môn của mình. Mặt khác, qua thời gian thực tập đã giúp tôi yêu ngành, yêu
nghề, yêu con vật, say mê công việc, đồng thời tích lũy được một số kinh

nghệm từ thực tiễn sản xuất để phục vụ ngề nghệp trong tương lai.
Tuy nhiên, trong thời gian thực tập với kết quả thu được tôi thấy mình
vẫn còn nhiều hạn chế phải khắc phục và luôn cố gắng rèn luyện để vươn lên.





13
PHẦN 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
"Nghiên cứu ảnh hưởng của vệ sinh sát trùng và bảo quản trứng ấp ở
vụ Hè - Thu trong điều kiện không c phòng lạnh tại xã Quyết Thắng-
thành phố Thái Nguyên”.
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau hơn 20 năm thực hiện đường nối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước, nền nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ,
đạt được nhiều thành tựu đang ghi nhận. Từ một nước có nền nông nghiệp lạc
hậu, tự cung, tự cấp, quy mô nhỏ lẻ, chúng ta đã vươn lên để trở thanh một
nước có nền nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và
có t suất hàng hóa ngày càng lớn, có vị thế đáng kể trong khu vực và thế
giới. Nước ta đã trở thành một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu gạo,
cà phê, điều, tiêu, thủy hải sản,… trên thị trường quốc tế.
Đối với nông nghiệp nông thôn trong những năm tới vẫn phải coi trọng
công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một trọng điểm quan
trọng, có ý ngha quyết định tới sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa-
hiện đại hóa đất nước. Theo đó nền nông nghiệp đã và đang ngày một đi lên,
sản lượng lương thực ngày một tăng, số lượng vật nuôi cũng được gia tăng
theo từng năm. Bằng việc đưa các mô hình về triển khai tại các đại phương

khu vực nông thôn trong cả nước đạt được nhiều kết quả đáng kể. Các mô
hình như: các cây giống, giống vật nuôi đã được đưa về tận thôn, xã,… tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất. Hiện nay, đời sống nhân
dân ngày được nâng cao, do vậy đòi hỏi ngành chăn nuôi nói chung và ngành
chăn nuôi gia cầm nói riêng phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa để đáp ứng nhu
cầu trong nước cũng như xuất khẩu.
Để thúc đẩy ngành chăn nuôi gia cầm phát triển chúng ta phải có những
bước phát triển mới về công tác giống, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng
bệnh Trong đó cần chú ý tới công tác sản xuất con giống, nhu cầu về con
giống là rất lớn. đặc thù của gia cầm là đẻ trứng và ấp trứng, nếu chỉ ấp tự
nhiên và thủ công thì không thể đáp ứng nhu cầu và chất lượng con giống,
chính vì vậy trứng giống cần được ấp bằng máy công nghiệp mới cho ra được
số lượng lớn con giống có chất lượng tốt cùng một thời điểm.

14
Khi ấp trứng bằng máy công nghiệp ngoài việc quan tâm tới chế độ ấp nở
như: nhiệt độ, ẩm độ thì vệ sinh sát trùng rất quan trọng do trứng được lấy
từ các nguồn bố mẹ khác nhau, thường mang mầm bệnh từ các trang thiết bị
phục vụ chăn nuôi như: đệm lót, dụng cụ chăn nuôi Nếu không sát trùng kỹ
thì mầm bệnh sẽ xâm nhập vào trong vỏ trứng và gây hiện tượng trứng thối nổ
trong máy ấp ảnh hưởng tới kết quả ấp nở và chất lượng gia cầm giống.
Vì vậy khi tiến hành ấp trứng chúng ta cần phải thực hiện tốt quy trình
vệ sinh sát trùng trứng ấp, máy ấp, nở. Xuất phát từ vấn đề đó, tôi tiến hành
thực hiện đề tài:
" Nghiên cứu Ảnh hưởng của vệ sinh sát trùng và bảo quản trứng ấp
ở vụ Hè - Thu trong điều kiện không c phòng lạnh tại xã Quyết Thắng -
thành phố Thái Nguyên”
Mục đích của đề tài:
- Thử nghiệm tìm ra loại thuốc sát trùng có hiệu lực tốt trong việc sát
trùng trứng ấp gia cầm có hiệu quả kinh tế cao.

- Hạn chế những ảnh hưởng không tốt của bảo quản tới kết quả ấp nở
- Hoàn thiện qui trình ấp trứng gà bằng máy ấp nhân tạo.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ấp trứng nhân tạo là việc tạo ra môi trường về nhiệt độ, ẩm độ, thông
thoáng … cho tế bào trứng phát triển tốt. Vì trong tế bào trứng đã có đầy đủ
các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của phôi trong thời gian ấp.
2.2.1.1. Cấu tạo bộ máy sinh dục của gia cầm mái và quá trình hình thành trứng
* Buồng trứng.
Cơ quan sinh dục của gia cầm cái gồm hai buồng trứng và hai ống dẫn
trứng, trong quá trình phát triển của gia cầm, buồng trứng bên phải và ống dẫn
trứng bên phải bị thoái hoá. Khi gia cầm cái bắt đầu thành thục về sinh lý thì
buồng trứng còn lại phát triển. Nhưng đôi khi ở vịt cả hai đều phát triển.
Ở gia cầm cái khi chưa thành thục về tính, buồng trứng trông giống như
một cái dải. Ở gia cầm cái trưởng thành nó có hình dáng giống hình chữ nhật,
đầu sau chúc xuống phía dưới. Mặt dưới của buồng trứng được phủ bởi một
nếp nhăn nằm ngang, buồng trứng được gắn chặt với thuỳ trước của thận trái,
phía trên buồng trứng gắn với phổi phải, phía sau được che lấp bởi dạ dày cơ.
Trong thời kỳ gà đang đẻ buồng trứng phát triển rõ rệt, khối lượng kích thước

15
buồng trứng thay đổi theo tuổi và tuỳ thuộc vào hoạt tính, chức năng của các
tuyến sinh dục. Khối lượng buồng trứng gà con 1 ngày tuổi là 0,03 g; 3 tháng
tuổi là 0,31 g; 5 tháng tuổi là 6,65g. Sau khi đẻ quả trứng đầu tiên là 38g. Kích
thước của buồng trứng có chiều dài từ 12 - 34 mm, rộng từ 8 - 22mm. Số
lượng tế bào trứng không tăng thêm mà có khoảng 900 - 3500 (ở gà), 1500 -
2500 (ở vịt). Trong buồng trứng, màu sắc và kích thước của chúng cũng khác
nhau. Trong thời gian phát triển, lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bởi
một tầng tế bào, không có liên hệ gì với biểu bì phát sinh. Tầng tế bào này sẽ
phát triển thành nhiều tầng tế bào, tiến sát tới bề mặt buồng trứng. Sự cấu tạo

thêm màng này gọi là Follicun trở nên dính và làm thay đổi hình dạng của
buồng trứng. Sau thời kỳ đó, buồng trứng lại trở lại hình dạng ban đầu, các
Follicun vỡ ra sẽ rơi vào loa kèn của ống dẫn trứng. Tế bào trúng là tế bào
lưỡng cực, chia làm hai cực: Động vật và thực vật.
Cực động vật bao giờ cũng nhỏ hơn cực thực vật, cực động vật chứa đa
phôi luôn nằm ở mặt trên vì thế mà nó không bị sát vào vỏ trứng.
Từ khi trứng được hình thành đến khi trứng chín là 7 - 10 ngày, số lượng
trứng đẻ ra không những phụ thuộc vào số lượng tế bào trứng mà còn phụ
thuộc vào khả năng đồng hóa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn của gia
cầm nó cần thiết trong quá trình hình thành quả trứng.
* Ống dẫn trứng.
Ống dẫn trứng của gia cầm không chỉ đơn thuần là con đường cho trứng
đi qua mà chính là nơi hoàn thành, tạo ra quả trứng. Ống dẫn trứng là một ống
dài có nhiều khúc cuộn bên trong có tầng cơ, bên thành ống có một lớp màng
nhày lót bên trong thành, bề mặt màng nhày có các tiêm mao rung động. Bên
ngoài ống đẫn trứng là lớp cơ trơn. Ở gia cầm cái ống dẫn trứng nằm phần lớn
ở bên trái xoang bụng, phần đầu ống dẫn trứng phát triển thành cái phễu, phần
dưới của ống dẫn trứng đổ vào lỗ huyệt.
Kích thước của ống dẫn trứng không cố định, trong thời kỳ đẻ trứng ống
dẫn trứng thay đổi rõ rệt, dài ra rất nhiều. Phần tạo lòng trắng của ống dẫn
trứng thay đổi rõ rệt to ra theo chiều ngang từ 1,5 - 13 mm và sức chứa của nó
tăng lên 50 lần, ở gia cầm cái ống dẫn trứng dài khoảng 11 - 18 cm, đường
kính từ 0,4 - 0,7 cm. Thời gian gia cầm đẻ cao điểm chiều dài của ống dẫn
trứng có thể tới 40 - 85 cm, đường kính tăng thêm vài cm, lúc này khối lượng
của ống dẫn trứng cũng tăng theo thời gian đẻ. Ống dẫn trứng nặng 75 g, ở
thời kỳ nghỉ đẻ giảm xuống còn 45 g.

16
Ống dẫn trứng chia làm 5 phấn: Loa kèn, phần tiết lòng trắng, phần eo, tử
cung và âm đạo.

- Loa kèn: Nằm dưới buồng trứng, được giữ nguyên vị trí nhờ màng treo
ruột. Chiều dài khoảng 7cm, loa kèn có nhiệm vụ hứng trứng, trứng được thụ
tinh ở đây 15 phút. Tinh trùng sống ở loa kèn từ 1 - 30 ngày, nhờ có nhu động
của phễu mà tế bào trứng đi xuống bộ phận tiết lòng trắng.
- Phần tiết lòng trắng: Kế tiếp với loa kèn, chiếm khoảng 2/3 chiều dài
của ống dẫn trứng. Nhiệm vụ chủ yếu là tạo ra lòng trắng, đặc biệt phần này
có tuyến lòng trắng rất phát triển, phía dưới của nó được phủ bởi lớp nhăn có
chiều cao tới 25cm, đến thời kỳ thải trứng nếp nhăn này tăng lên chứa nhiều
chất tiết. Khi tế bào trứng đi qua sẽ được bao bọc bởi lớp lòng trắng, lượng
lòng trắng tiết ra ở đây chiếm từ 40 - 50% khối lượng toàn bộ lòng trắng của
trứng. Lúc này dây chằng của lòng đỏ cũng đã được hình thành nhờ có nhu
động mạnh của ống dẫn trứng mà tế bào trứng được chuyển xuống phần eo.
- Phần eo: Có chiều dài khoảng 8cm rất mỏng ở 4cm đầu tiên, đoạn này
không có tuyến, các nếp nhăn của nó nhỏ và thấp hơn ở phần trên. Phần còn
lại của tuyến tiết ra chất dịch để bảo vệ màng dưới vỏ và tiếp tục được tạo ra
lòng trắng loãng, tế bào trứng thường dừng ở đây khoảng 75 phút khi ra khỏi
phần eo, hình dạng quả trứng được hình thành.
- Tử cung: Là phần cuối của phần eo mở to ra, chức năng của nó là tạo
vỏ, ở đây lòng trắng loãng tiếp tục được tạo ra. Thời gian tế bào trứng dùng lại
ở đây từ 16 - 20 giờ để hình thành vỏ trứng. Trên bề mặt của tử cung có vô số
các tuyến nhỏ tiết ra chất canxi của vỏ trứng, màu sắc của vỏ trứng cũng được
hình thành ở đây.
- Âm đạo: Là phần cuối cùng của ống dẫn trứng, nó gồm bộ phận cơ va
nhiều tuyến tiết ra chất mỡ nhày bao bọc bề ngoài của vỏ trứng, có tác dụng
ngăn chặn tạp khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào bên trong vào trứng. Ngoài ra
chất nhày này còn giúp gia cầm dễ đẻ. Thời gian trứng dừng ở âm đạo từ 10 -
15 phút, âm đạo có lỗ thông với phần dưới của huyệt bên trái của ống dẫn
niệu. Trong lúc con vật đẻ, âm đạo thường lồi ra ngoài lỗ huyệt để giữ cho
trứng đỡ bẩn.
* Quá trình thụ tinh và phát triển của phôi trong thời gian tạo trứng

- Quá trình thụ tinh
Khi tế bào trứng rời khỏi buồng trứng, sau khi trứng rụng tối đa 15 phút
thì sự thụ tinh được thực hiện.

17
Sự thụ tinh ở gia cầm thuộc loại đa tinh, khi qua màng 1 và màng 2 của
trứng có khoảng 5 - 24 tinh trùng. Khả năng sống của tinh trùng trong ống dẫn
trứng có thể tới 30 ngày nhưng thời gian đảm bảo thụ tinh tốt nhất là 7 ngày.
- Sự phân chia của phôi trong thời gian tạo trứng.
Sau khi thụ tinh được 20 phút thì sự phân chia tế bào được thực hiện, khi
di chuyển đến tử cung đã có 8 tế bào được hình thành gọi là phôi bì trong quá
trình tạo trứng (khoảng 24 giờ) quá trình phân chia tế bào xảy ra liên tục,
nhiều tế bào được hình thành. Khi trứng được đẻ ra ngoài thì phôi bì đã có
một nghìn tế bào.
Từ phôi bì phát triển về phía lòng trắng gọi là ngoại bì và phát triển về
phía lòng đỏ gọi là nội bì đó là các tế bào dẹt. Từ đây giữa hai lớp nội bì và
ngoại bì hình thành tế bào hình trụ gọi là trung bì. Từ ngoại bì hình thành nên
tu sống, hệ thần kinh, da, lông, mỏ. Nội bì hình thành lớp phía trong hệ tiêu
hoá, phổi, phế quản, lỗ huyệt. Trung bì hình thành cơ, xương, máu và các cơ
quan còn lại.
2.2.1.2. Thành phần và cấu tạo trứng gia cầm
Trứng gia cầm là một tế bào sinh dục phức tạp và được biệt hoá rất cao,
bao gồm lòng đỏ, lòng trắng, vỏ cứng và các màng, mỗi phần của quả trứng có
chức năng riêng, t lệ tương đối và tuyệt đối giữa các phần tuỳ thuộc vào loài
gia cầm. Trước khi đưa vào ấp phải được kiểm tra chất lượng. Nếu trong quá
trình ấp, áp dụng tốt quy trình cơ bản thì việc kiểm soát này sẽ cho kết quả cao
nhất về những chỉ tiêu ấp nở của trứng.
* Vỏ trứng.
Vỏ trứng được tạo ra trong tử cung của gia cầm từ chất dịch nhày
cacbonat canxi và protein. Vỏ trứng không những có tác dụng bảo vệ mà còn

có tác dụng cung cấp canxi, photpho cho phôi phát triển. Bề mặt của vỏ trứng
được bao phủ bởi một lớp màng mỏng (màng nhày), lớp màng này có chứa
các hạt mỡ nhỏ li ti, nếu mất đi thì vỏ trứng sẽ nhẵn bóng, đây là cơ sở để
phân biệt trứng cũ và trứng mới. Thành phần hoá học của vỏ trứng bao gồm:
4,09 % protein; 0,14% chất béo; 1,2 % nước; 93,545% cacbonat canxi; 0,55 %
oxit magie; 0,25 % photppho; 0,12 % bioxit silic; 0,03 % natri; 0,08 % kali và
các vệt sắt, nhôm.
Chất lượng của vỏ trứng được thể hiện ở độ xốp, độ chịu lực và độ dày
của vỏ trứng. Nó có ý ngha quan trọng trong việc vận chuyển, trao đổi chất
trong quá trình phát triển của phôi. Nguyễn Mộng Hùng (1993) [6] cho biết,
xuyên qua vỏ trứng có tới 7000 vi lỗ đường kính 40 - 50µ, các lỗ khí trên bề
mặt buồng trứng có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi khí, nước giữa
phôi và môi trường bên ngoài. Roux (1978) [16] trên cơ sở đo đạc đã chứng

18
minh kích thước của lỗ khí từ 8 - 24µ là đạt tiêu chuẩn và mật độ lỗ khí không
đều, dày ở đầu tù và thưa dần về phía đầu nhọn.
Độ dày của vỏ trứng có ý ngha quan trọng trong quá trình ấp. Nhiều nhà
nghiên cứu cho biết độ dày của vỏ trứng chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền.
Marco (1982) [24] cho biết hệ số di truyền về độ dày vỏ trứng là 0,30 - 0,60, điều
đó khẳng định giống gà khác nhau thì độ dày ở trứng khác nhau. Theo Lê Hồng
Mận và cộng sự (1983) [14] độ dày vỏ trứng 0,37 - 0,43 mm. Theo các vị trí
khác nhau thì độ dày cũng không đồng nhất, dày ở phía đầu nhọn và mỏng ở phía
đầu tù. Độ dày vỏ trứng và số lỗ khí có quan hệ chặt chẽ với nhau, vỏ trứng
mỏng có số lỗ khí nhiều hơn vỏ trứng dày và ngược lại.
Độ chịu lực của vỏ trứng cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá chất
lượng vỏ trứng. Theo Lê Xuân Đồng và cộng sự (1998) [3] thì độ bền vỏ
trứng là sự chống đỡ các chấn động cơ học đối với trứng và độ bền của vỏ
trứng ổn định vào thời điểm gà đẻ rộ.
Vỏ trứng thẩm thấu không khí khác nhau ở các vị trí, đầu to thẩm thấu

không khí nhiều hơn đầu nhỏ. Các loại khí khác nhau thẩm thấu qua vỏ trứng
cũng khác nhau, khí hydro thẩm thấu mạnh nhất và oxy thẩm thấu chậm nhất.
Theo Bagley và cộng sự (1990) [21] độ thẩm thấu của vỏ trứng có vai trò
quan trọng cung cấp các chất khoáng đặc biệt là canxi và photpho trong quá
trình phát triển của phôi giai đoạn cuối.
Lớp tiếp giáp với vở trứng là màng vỏ gồm có hai lớp dính sát nhau, ở
phía đầu tù thì hai lớp này tách ra tạo thành buồng khí. Màng vỏ có cấu tạo từ
các sợi keratin đan xen vào nhau rất bền vững, lớp này có các lỗ thở cho
không khí đi qua giúp cho quá trình trao đổi khí trong quá trình phát triển của
phôi thai.
Buồng khí là phần tách ra của 2 lớp màng vỏ ở phía đầu tù của quả
trứng. Buồng khí tách biệt với các phần khác của trứng bởi một màng mỏng
có tính thấm. Do đó không khí trong buồng khí có tầm quan trọng đối với hô
hấp của phôi, phần oxy đáng kể đầu tiên đến túi niệu nang từ buồng khí. Vị trí
của buồng khí có vai trò quan trọng trong hai thời điểm phát triển của phôi,
giai đoạn sau nếu buồng khí bị lệch về một bên hoặc lệch về phía đầu nhọn thì
oxy của buồng khí không cung cấp được cho phôi trong khi hô hấp phải
chuyển từ hô hấp niệu sang hô hấp phổi do đó có thể dẫn đến chết phôi.
* Lòng trắng trứng.
Lòng trắng trứng chứa 85 - 89% là nước, còn lại các chất dinh dưỡng
như đường, vitamin B
2
, cung cấp cho nhu cầu phát triển của phôi. Lòng trắng

19
trứng chia ra làm 4 lớp trong cùng sát lồng đỏ là lòng trắng đặc, bên trong lớp
này có sợi dây giữ hai đầu lòng đỏ gọi là dây chằng, giữ cho lòng đỏ khỏi bị
tác động của bên ngoài và giữ cho lòng đỏ không bị dính vào vỏ, lòng trắng
đặc chiếm 2,7%, lớp lòng trắng loãng chiếm 16,8%, lớp lòng trắng đặc giữa
chiếm 50 - 57%, lớp này có chứa nhiều sợi nhày muxin là lớp đệm của lòng

đỏ và là nơi đầu sợi dây chằng bám vào, lớp trắng loãng ngoài chiếm 23%
khối lượng lòng trắng.
Trứng có chất lượng tốt khi đổ ra mặt phẳng nhẵn có hình dạng đặc biệt,
lớp lòng trắng đặc gọn và còn giữ nguyên hình dạng, có màu xanh lơ hoặc
vàng cam và có chỉ số lòng trắng tương đối cao. Trứng chất lượng kém khi đỏ
ra thấy lòng trắng loãng, không màu hoặc màu đục, lớp lòng trắng không còn
giữ được hình dạng trứng, chỉ số sinh học của lòng trắng rất thấp.
Chất lượng của lòng trắng được đánh giá bằng chỉ số Haugh là mối quan
hệ giữa chiều cao lòng trắng đặc và khối lượng trứng. Nguyễn Ân (1978) [1] đã
cung cấp bảng tính đơn vị Haugh dựa trên sự thau đổi của chiều cao lòng trắng
đặc và khối lượng trứng. Chiều cao lòng trắng đặc càng lớn thì chất lượng trứng
càng cao. Ngô Giản Luyện (1994) [12] cho biết kết quả nghiên cứu của
Xasgecva (1977) trứng ấp có chất lượng tốt thì đơn vị Haugh từ 75 - 90.
* Lòng Đỏ
Lòng đỏ được bao bọc bởi lớp màng mỏng có tính đàn hồi lớn, nhờ đó
mà lòng đỏ không bị dính vào lòng trắng mà luôn giữ được hình tròn. Lòng đỏ
có các lớp đậm nhạt khác nhau là nguồn dinh dưỡng dồi dào cung cấp cho
phôi, ngoài ra tế bào trứng còn là một mầm sống, mầm này gắn chặt vào lòng
đỏ tạo thành đa phôi.
Chất lượng lòng đỏ được xác định bằng chỉ số giữa chiều cao lòng đỏ và
đường kính của nó. Kết quả nghiên cứu của Card và Nesheim (1972) [22] cho
thấy chỉ số lòng đỏ của trứng gà nằm trong khoảng 0,4 - 0,42. Trứng có chỉ số
lòng đỏ cao sẽ cho t lệ ấp nở tốt.
2.2.1.3. Sự phát triển của phôi gà trong quá trình ấp
Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phôi là 37-38
0
C, ẩm độ 55-
80%. Đa phôi phát triển ra mọi hướng hình thành lớp phôi ngoài, từ mép
rìa của lớp phôi ngoài tách ra lớp phôi trong. Sau những giờ ấp đầu tiên có
sự tích tụ tế bào ở dạng trục là vật đầu tiên từ đó về cả hai phía. Giữa lá

phôi trong và lá phôi ngoài hình thành lá phôi giữa. Quá trình phát triển
tiếp theo là từ ba lá phôi sẽ hình thành tất cả các mô bào của tất cả các cơ
quan của cơ thể gia cầm.

20
- Ngày ấp đầu tiên: 3 lá phôi được hình thành. Đầu tiên là 2 lá phôi trong
và lá phôi ngoài. Giữa lá phôi trong và lá phôi ngoài tạo thành lá phôi giữa.
Sau đó lá phôi ngoài hình thành lên da, lông vũ, mào, mỏ, mô thần kinh; lá
phôi trong hình thành lên ruột, các tuyến tiêu hóa, cơ quan tiêu hóa và các
tuyến nội tiết; còn lá phôi giữa hình thành lên cơ quan sinh sản và tiêu hóa.
- Ngày ấp thứ 2: phôi phát triển tạo thành hệ thống mạch máu bên ngoài
bào thai. Bắt đầu xuất hiện màng tim mạch máu bao quanh lòng đỏ (noãn
hoàng). Lúc này chất dinh dưỡng của lòng đỏ cung cấp cho phôi.
- Ngày ấp thứ 3: bắt đầu hình thành đầu, cổ và ngực của phôi. Nếp đuôi
và nếp cánh lớn liên hợp với thân sau của phôi. Từ đó màng ối và màng nhung
phân chia thành 2 màng túi, màng ngoài là màng nhung, màng sau là màng ối.
Hai màng này dính liền với nhau, qua ngày thứ 3 thì hình thành gan và phổi.
- Ngày ấp thứ 4: phôi có dạng như bào thai động vật bậc cao, độ dài của
phôi là 8 mm. Qua đèn soi có thể nhìn thấy hệ thống mao quản và ta cũng có
thể đánh giá sự phát triển của phôi dựa vào số lượng mạch máu, màng ối có
chứa một ít nước và bao phủ lấy phôi, lúc này lòng đỏ đã có sự hòa tan và
không còn nguyên vẹn dạng hình tròn nữa.
- Ngày ấp thứ 5: phần não bộ phát triển mạnh, từ mấu não hình thành nên
5 bộ phận của não, diều và cơ quan sinh dục cũng bắt đầu được hình thành,
trong gan đã có quá trình tạo máu, màng ối chứa nhiều nước ối đồng thời bao
bọc kín lấy phôi, thành màng ối co bóp nhịp nhàng.
- Ngày ấp thứ 6: kích thước của phôi đạt 16 mm. Mạch máu phủ quanh
phôi trông như mạng nhện.
- Ngày ấp thứ 7: cơ đã có khả năng co bóp, bào thai đã có sự chuyển động,
màng niệu phát triển, trên màng niệu hình thành hệ thông mạch máu có chức

năng hô hấp. Trong thời gian này phôi đã hình thành lông vũ, mỏ, phần đầu cứng
của mỏ. Bụng phát triển to ra vì các cơ quan phát triển, cánh gập ở khưu, thân
của phôi cong.
- Ngày ấp thứ 8 và 9: phôi có tuyến sinh dục phát triển, các chi được
hoàn thiện, mỏ đã hóa sừng. Túi lòng đỏ phủ kín màng ối và phôi, màng niệu
bao lấy túi lòng đỏ phôi trở lên nặng và chìm xuống dưới, phôi bắt đầu nhìn
thấy giống hình gà con, mỏ mở có thể nhìn thấy.
- Ngày ấp thứ 10: phôi trao đổi chất mạnh mẽ, sinh nhiệt, lông vũ có thể
nhìn thấy bằng mắt thường. Từ ngày ấp thứ 10 phôi đã thay đổi căn bản về hô
hấp và nguồn dinh dưỡng. Mỏ há ra để cho các chất dinh dưỡng từ màng ối đi
vào ống tiêu hóa. Cuối ngày ấp thứ 10 hệ thống màng niệu bao bọc hết phía đầu
nhọn của quả trứng.

21
- Ngày ấp thứ 11, 12, 13 và 14: kích thước của màng ối tăng lên do quá
trình chuyển dịch của lòng trắng. Lòng trắng được hòa tan trong dịch màng ối
của bào thai, bào thai sử dụng nguồn dinh dưỡng này thông qua hệ thống tiêu
hóa. Do các tuyến tiêu hóa bắt đầu hoạt động mạnh, phôi lớn chiếm gần hết
khoang trứng. Phôi đã cử động, đầu phôi quay về phí đầu to của quả trứng
(đầu buồng khí ), ở giai đoạn này lông tơ dã phủ kín toàn thân. Ngón chân và
mỏ đã được hình thành rõ.
- Ngày ấp thứ 15, 16: kích thước của màng niệu tăng lên tương ứng với
kích thước của phôi. Phôi sử dụng mạnh dịch, nước ối, hô hấp của phôi được
thực hiện nhờ hệ thống mạch máu của màng niệu, ở hệ thống tiêu hóa thì phần
cuối của ruột non được hình thành, lòng trắng hầu như tiêu biến hết, lòng đỏ là
nguồn cung cấp dinh dưỡng chính, móng và mỏ đã cứng.
- Ngày ấp thứ 17, 18, 19: lúc này lòng đỏ đã lộn dần vào trong xoang
bụng của bào thai, bào thai choán gần hết trứng, phôi nằm dọc theo trứng, đầu
hướng về buồng khí. Đầu của bào thai dấu dưới cánh phải, chân ép vào bụng.
Màng ối ép sát vào thân do dịch màng ối đã hết. Chất lỏng của màng niệu

cũng giảm đến mức tối đa do sự bốc hơi của nước và một phần chuyển vào
mạch máu.
- Ngày ấp thứ 20: Trứng được chuyển sang máy nở, phôi đã thay đổi hô
hấp từ hô hấp qua hệ thống mạch máu màng niệu chuyển sang hô hấp bằng
phổi. Đầu ngày thứ 20 túi lòng đỏ đã lộn vào xoang bụng hoàn toàn, thận bắt
đầu hoạt động. Phôi thai mổ vỏ trong (chọc thủng lớp màng ngăn cách với
buồng khí), máu được phôi thai hấp thụ lại, gà con mổ vỏ trứng (mổ vỏ gạo
hay mổ vỏ ngoài).
- Ngày ấp thứ 21: gà con bắt đầu chui ra khỏi vỏ trứng, gà nở rộ vào
đầu ngày thứ 21, lỗ rốn bắt đầu thu hẹp tạo thành sẹo và kết thúc thời gian
ấp trứng.
2.2.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở
* Ảnh hưởng của bảo quản trứng tới sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở.
Sau khi trứng đẻ ra, nhiệt độ của trứng giảm dần tới nhiệt độ của chuồng
nuôi. Sự phát triển của phôi tạm ngừng ở nhiệt độ thấp hơn 27
0
C. Khi nhiệt độ
lớn hơn 27
0
C thì phôi lại tiếp tụ phát triển. Quá trình phát triển của phôi ở giai
đoạn này diễn ra không bình thường, không theo quy luật, nó có thể ảnh
hưởng tới sự phát triển của phôi trong khi ấp, vì vậy trứng được đưa vào ấp
càng sớm càng tốt. Nhưng trong thực tế chúng ta phải bảo quản trứng một thời
gian mới cho vào ấp vì phải thu gom cho đủ số lượng. Trong thời gian bảo

22
quản ngăn chặn tối đa sự phát triển của phôi và bốc hơi nước từ trứng bằng
cách điều khiển nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
Nếu thời gian bảo quản kéo dài thì sự phát triển của phôi bị rối loạn, thời
gian nở kéo dài, nở rải rác, t lệ nở kém.

Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần thanh Vân (1998) [4] thời gian bảo quản
dài sẽ có thời gian ấp nở dài. Quá 2 ngày trung bình thời gian ấp nở kéo dài
1h/ngày bảo quản. Thời gian bảo quản dài sẽ làm giảm t lệ ấp nở, quá 7 ngày
bảo quản t lệ ấp nở giảm 0,5 - 1%.
Võ Bá Thọ (1990) [18] cho thấy trứng gà công nghiệp bảo quản 7 ngày
là phù hợp sau 7 - 10 ngày t lệ nở giảm 1%. Abdou và cộng sự (1990) [20]
đã chỉ rõ sau thời gian bảo quản 5 - 6 ngày thì cứ thêm một ngày bảo quản t
lệ nở giảm 1 - 3%.
Nhiệt độ là yếu tố tác động chính và nó có mối quan hệ với thời gian bảo
quản. Theo Jack và Kaltofen (1974) [7] cho thấy trứng bảo quản ở nhiệt độ
20
0
C hoặc 32
0
C trong vòng 3 ngày cho kết quả ấp nở tốt hơn trứng được bảo
quản ở 15
0
C trong cùng thời gian. Thời gian và nhiệt độ cao thì thời gian bảo
quản ngắn và ngược lại.
Ẩm độ không khí trong môi trường bảo quản có ý ngha trong việc hạn
chế ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian bảo quản đế chất lượng trứng trước
khi ấp. Độ ẩm không khí nơi bảo quản càng cao thì trứng càng ít mất nước,
tuy nhiên độ ẩm không khí quá cao 90 - 100% thì sẽ không có lợi bởi vì trong
môi trường này nấm mốc và vi sinh vật sẽ phát triển và xâm nhập vào trong
trứng. Độ ẩm thích hợp nhất từ 70 - 80%.
* Ảnh hưởng của chế độ ấp tới sự phát triển của phôi và tỷ lệ nở.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự phát triển của phôi.
Nhiệt độ của môi trường có ý ngha quan trọng tới sự phát triển của phôi,
vì sự phát triển của phôi gia cầm diễn ra ngoài cơ thể mẹ. Nhiệt độ là yếu tố
quan trọng đảm bảo sự thành công của quá trình ấp, nó ảnh hưởng sâu sắc tới

sự phát triển của phôi. Nhiệt độ tốt nhất là nhiệt độ phôi có thể chịu đựng, sinh
trưởng phát triển bình thường.
Theo Wilson (1990) [27] nhiệt độ thích hợp để phôi phát triển trong máy
ấp là từ 37 - 38
0
C. Ở nhiệt độ này phôi phát triển và sử dụng tốt các chất dinh
dưỡng của trứng, nhu cầu về nhiệt độ thay đổi tuỳ thuộc vào giai đoạn phát
triển của phôi ở giai đoạn đầu, khi nhiệt độ tăng (trong mức giới hạn) thì phôi
phát triển nhanh, phôi lớn nhanh và nặng, màng niệu nang, mạch máu và cơ
khép kín phía đầu nhọn đúng thời gian. Ngược lại nếu thời gian này nhiệt độ

23
mà thấp hơn mức quy định sẽ làm cho phôi phát triển chậm lại, nhẹ, các màng
không thể khép kín đúng thời gian quy định, do đó gia cầm nở chậm chất
lượng kém, nửa sau của quá trình ấp thì sự phát triển của phôi hay ảnh hưởng
của nhiệt độ phụ thuộc vào sự phát triển của phôi trong nửa thời gian đầu.
Theo Đào Đức Long, Trần Long (1995) [9] nhiệt độ ảnh hưởng sâu sắc
tới t lệ ấp nở. Ở nhiệt độ 38 - 40
0
C phôi gia cầm phát triển nhanh, gia cầm nở
sớm, một số biến dị quái thai, dị tật, xung huyết. Nếu nhiệt độ lớn hơn 40
0
C
sẽ gây chết phôi hàng loạt, còn nhiệt độ nhỏ hơn 37
0
C kéo dài sẽ làm cho
phôi phát triển chậm lại, lòng trắng chưa chuyển hoá hết, nở rải rác kéo dài.
Như vậy chế độ nhiệt ở các giai đoạn khác nhau sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát
triển của phôi cũng khác nhau, nếu nhiệt độ cao trong giai đoạn ấp sẽ làm cho
gia cầm non nở ra quá sớm, nhỏ, rốn có cục, mắt nhắm, cong chân, đặc biệt

gây chết phôi cao khi nhiệt độ quá giới hạn (>38
0
C). Nếu nhiệt độ thấp trong
giai đoạn ấp sẽ dẫn tới gia cầm nở muộn và kéo dài, yếu và hở rốn.
- Ảnh hưởng của ẩm độ đối với sự phát triển của phôi.
Ẩm độ: là một trong các yếu tố quan trọng của quá trình ấp và phát
triển của phôi. Độ ẩm không khí có ý ngha cơ bản về nhiều mặt cho sự
phát triển của phôi, ảnh hưởng đến sự bay hơi nước của trứng, cung cấp
nhiệt và đổi nhiệt.
Ẩm độ diều hoà sự bay hơi nước từ trứng. Phần lớn trong thời gian ấp độ
bay hơi nước từ trứng phụ thuộc trực tiếp vào ẩm độ tương đối của máy ấp,
ẩm độ trong máy cao thì sự bay hơi nước từ trứng giản và ngược lại, khi màng
niệu nang khép kín phía trong quả trứng thì sự bốc hơi nước từ trứng giảm dần
sự phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất của phôi, phôi càng hấp thụ được
nhiều dinh dưỡng thì sự bốc hơi nước từ trứng càng nhiều.
Sự bốc hơi nước từ trứng còn làm mất nhiệt, trong những ngày đầu lượng
nhiệt mất đi do quá trình bay hơi nước lớn hơn lượng nhiệt cung cấp cho
trứng, nửa sau của quá trình ấp chỉ có một phần nhỏ nhiệt tạo nên trong trứng
bị mất đi trong lúc bay hơi nước. Nhiệt độ của trứng lúc này cao hơn so với
môi trường trong máy ấp và trứng truyền nhiệt ra ngoài làm nóng không khí.
Trong môi trường ẩm độ không khí quá cao tạo điều kiện cho vi sinh vật
và nấm mốc phát triển. Trong 5 - 6 ngày đầu ẩm độ cao không ảnh hưởng lớn
tới sự phát triển của phôi, nhưng sau 6 ngày sẽ hạn chế sự sinh trưởng của túi
niệu nang và khép chậm ở phái đầu nhọn. Trong nửa sau của quá trình ấp ẩm
độ quá thừa làm chậm sự sinh trưởng phát triển của phôi, phôi sẽ hấp thụ lòng

24
trắng không hết và tồn đọng lại ở phía đầu nhỏ. Ẩm độ cao trong suốt thời
gian ấp sẽ kéo dài thời gian ấp nở, nở không đồng loạt… Ngược lại ẩm độ quá
thấp ngay ở những ngày ấp đầu gây mất nhiều nước, buồng khí tăng thể tích

nhanh, gà nở sớm, khô, khối lượng thấp, t lệ nở kém.
- Ảnh hưởng của thông thoáng đến sự phát triển của phôi.
Phôi cũng như các động vật khác cần oxy để duy trì sự sống. Mới đầu
phôi sử dụng oxy do các men tác dụng với lòng đỏ tạo ra đi vào các tế bào
nhờ hiện tượng khuyếch tán, sang đến ngày thứ 2 nguồn oxy này không đáp
ứng được nhu cầu, hình thành hệ thống mạch máu lòng đỏ để lấy oxy từ
những vùng bề mặt khác của lòng đỏ đưa qua các mạch máu về cho phôi sử
dụng. Tới ngày thứ 5 thì màng niệu nang và hệ thống mạch máu của nó phát
triển tới buồng khí và vỏ trứng, sau đó phát triển nhanh chóng bao bọc toàn bộ
phía trong trứng. Từ ngày thứ 6 trở đi oxy trong không khí của máy ấp là
nguồn cung cấp oxy chủ yếu cho phôi. Trước khi gà nở chế độ hô hấp của
phôi lại thay đổi, màng niệu nang khô đi nhanh chóng, hệ thống mạch máu
của nó cắt đứt hoàn toàn với phôi, lúc này phôi sử dụng oxy từ buồng khí, gà
con nhô mỏ lên buồng khí và hô hấp bằng không khí được thẩm thấu vầo qua
vỏ và cuối cùng mỏ đục thủng vỏ trứng và thở trực tiếp không khí trong máy.
Trung bình mỗi quả trứng ấp cần cung cấp 5 lít khí oxy và thải ra 3 lít
CO
2
, như vậy từ ngày ấp thứ nhất đến ngày ấp thứ 21 yêu cầu về oxy tăng
100 lần.
Phôi rất mẫn cảm với nồng độ CO
2
vượt quá mức cho phép, ảnh hưởng
có hại cho sự phát triển của phôi khi thừa CO
2
còn hơn cả khi bị thiếu một ít
oxy. Thường trong máy ấp hàm lượng CO
2
và Oxy được điều khiển bởi thông khí,
kho nồng độ CO

2
cao trứng ấp mổ vỏ sớm và ngược lại. Nếu nồng độ CO
2

trong máy vượt quá cao hoặc nồng độ CO
2
xuống quá thấp đều có thể gây chết
phôi hàng loạt. Dấu hiệu nhận biết thông thoáng kém khi thấy phôi nằm sai vị
trí và mổ vỏ về phía đầu nhọn của trứng.
- Ảnh hưởng của đảo trứng đới với sự phát triển của phôi.
Trong quá trình ấp phôi hay thay đổi vị trí theo một trình tự nhất định,
nếu trình tự này bị đảo lộn và trong thời gian nào đó phôi nằm sai vị trí thì lúc
nở vị trí của phôi cũng không bình thường. Vì vậy trứng phải được đảo
thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày từ khi bắt đầu ấp đến ngày thứ 18. Để tránh
cho phôi bị dính vào một bên vỏ trứng đồng thời làm cho nhiệt tiếp xúc đều
tới tất cả các phần của trứng.

25
Trong những ngày ấp đầu nếu không đảo trứng phôi sẽ bị lòng đỏ ép sát
vào vỏ trứng vì trứng bay hơi nước nên phôi bị dính sát vào màng vỏ, sự phát
triển của phôi bị ngừng và phôi sẽ chết. Ở giai đoạn giữa nếu không đảo trứng
thì màng niệu sẽ dính vào túi lòng đỏ làm cho túi lòng đỏ không lộn vào trong
xoang bụng hoặc làm rách túi lòng đỏ ở cuối giai đoạn ấp.
Đối với trứng vịt, ngan theo tác giả Nguyễn Đức Lưu, Lương Tất Nhợ,
Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Hữu Vũ (1999) [13] ngoài việc đảo trứng trong máy 1
lần/giờ thì ta phải tiến hành chuyển trứng ra ngoài mày đảo bằng tay từng quả,
khi trứng vào ấp được xếp nghiêng khi đảo tay thì lật từng quả lại kết hợp phun
nước làm mát, thời gian làm mát từ 5 - 15 phút (tăng dần theo ngày ấp):
Từ ngày ấp thứ 11 - 15 đảo trứng bằng tay 1lần/ngày, từ ngày ấp thứ 16 - 24 đảo
trứng bằng tay 2lần/ngày, sau khi đảo xong dùng nước ấm 38

0
C phun sương.
Như vậy yếu tố đảo trứng cũng rất quan trọng đối với trứng trong thời
gian ấp, nó không những làm cho trứng tiếp xúc với nhiệt độ mà còn làm giảm
t lệ sát tắc, nâng cao chất lượng con giống.
* Ảnh hưởng của vệ sinh sát trùng đến tỷ lệ ấp nở.
Sau khi gia cầm mái đẻ trứng, trứng tiếp xúc với rất nhiều nguồn vi
khuẩn từ phân, đệm lót do vậy mà bề mặt của trứng có rất nhiều vi khuẩn. Nếu
trứng không được sát trùng khi đem vào ấp, các điều kiện trong máy ấp như:
nước, nhiệt độ, dinh dưỡng… rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, chúng xâm
nhập vào bên trong trứng và phát triển rất nhanh làm tăng t lệ chết phôi. Một
số chủng vi khuẩn như: Pseudomonas sản sinh ra khí ga SO
2
, khi nó tích tụ
với mức độ lớn sẽ nổ tung ở máy ấp làm lây nhiễm mầm bệnh sang quả khác
hơn nữa SO
2
sinh ra sẽ gây hại cho sự phát triển của phôi của những quả trứng
còn lại trong máy ấp. Điều này không chỉ làm giảm t lệ ấp nở mà còn ảnh
hưởng tới chất lượng gia cầm nở ra.
Nguyễn Quý Khiêm (2002) [8], nghiên cứu về việc ảnh hưởng của việc
khử trùng trứng ấp trước khi ấp đều kết quả ấp nở trên trứng gà Tam Hoàng
cho thấy t lệ trứng chết phôi và chết tắc thấp hơn hẳn so với trứng không
được khử trùng.
Như vậy việc khử trùng trứng sau khi đẻ và trước khi đưa vào ấp là rất
cần thiết, không những hạn chế được t lệ trứng thối mà còn làm giảm t lệ
trứng chết phôi, nâng cao t lệ nở và t lệ gia cầm loại 1.
* Yếu tố loài giống liên quan đến thời gian ấp nở
Sự phát triển của phôi thai ở mỗi loại gia cầm có liên quan chặt chẽ tới
yếu tố giống loài do đặc điểm sinh học và sinh lý sinh sản khác nhau. Sự khác

×