Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu xác định thức ăn phù hợp cho cá thát lát cườm (cá nàng hai, cá còm chitala ornata gray, 1831) lưu qua đông tại viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đình bảng từ sơn bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.97 KB, 54 trang )

MỤC LỤC

Phần thứ nhất: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản về huyện Đông Anh - Hà Nội 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.2. Đánh giá chung 4
1.1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 5
1.2. Kết luận, tồn tại và đề nghị 5
1.2.1. Kêt luận 5
1.2.2. Tồn tại và đề nghị 6
Phần thứ hai: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 7
2.1. Đặt vấn đề 7
2.2. Tổng quan tài liệu 9
2.2.1. Cơ sở lý luận 9
2.2.2. Cơ sở khoa học về sinh trưởng phát triển 10
2.2.3. Những hiểu biết về bệnh cầu trùng 13
2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 20
2.3. Nội dung - chỉ tiêu theo dõi - phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Nội dung nghiên cứu 26
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 31
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 34
2.5. Kết quả và thảo luận 35
2.5.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà Broiler Ross 308 qua các tuần tuổi. 35
2.5.2. Khả năng sinh trưởng của gà Broiler Ross 308 qua các tuần tuổi 36
2.5.3. Lượng thức ăn tiêu thụ và khả năng chuyển hoá thức ăn của gà
thí nghiệm qua các tuần tuổi 41
2.5.4. Ảnh hưởng của thuốc Vetpro và Vime-anticoc đến tỷ lệ và
cường độ nhiễm cầu trùng của gà thí nghiệm. 42
2.5.5. Hiệu lực điêu trị bệnh cầu trùng của hai loại thuốc Vetpro 60%
và thuốc Vime-anticoc 46


2.5.6. Chi phí thuốc phòng - trị cầu trùng của gà Broiler Ross 308 khi
sử dụng thuốc Vetpro và Vime-anticoc 47
2.6. Kết luận - tồn tại - đề nghị 47
2.6.1. Kết luận 47
2.6.2. Tồn tại 48
2.6.3. Đề nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 5
Bảng 2.1: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 35
Bảng 2.2. Khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 37
Bảng 2.3: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các giai đoạn 39
Bảng 2.4: Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các giai đoạn 40
Bảng 2.5: Lượng thức ăn tiêu thụ và tiêu tốn thức ăn của gà thí
nghiệm qua các tuần tuổi 41
Bảng 2.6: Ảnh hưởng của Vetpro và Vime-anticoc đến tỷ lệ và cường
độ nhiễm cầu trùng của gà thí nghiệm qua kiểm tra mẫu phân 42
Bảng 2.7: Ảnh hưởng của hai thuốc Vetpro, Vime-anticoc đến tỷ lệ và
cường độ nhiễm cầu trùng ở gà thí nghiệm theo lứa tuổi 44
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu lực điều trị 46
Bảng 2.9: chi phí thuốc dùng phòng trị bệnh cầu trùng ở gà thí nghiệm 47

DANH MỤC CÁC HÌNH

Đồ thị 2.1. Khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) 38
Biểu đồ 1: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các giai đoạn 39
Biểu đồ 2: Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các giai đoạn 40



1
Phần thứ nhất
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản về huyện Đông Anh - Hà Nội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại gà CBF Đông Anh thuộc công ty cổ phần Japfa Comfeed Việt
Nam nằm trên địa bàn xã Uy Nỗ - Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội.
Cách trung tâm thị trấn Đông Anh 4km theo quốc lộ 3. Về địa giới, Đông Anh
là huyện lớn thứ hai của Hà Nội sau Sóc Sơn. Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn,
Hà Nội; Phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; Phía Đông Nam giáp
huyện Gia Lâm; Phía Nam giáp sông Hồng; Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Vị trí địa lý như vậy giúp huyện rất thuận tiện trong việc trao đổi phát
triển kinh tế mà cụ thể là việc xuất nhập của các ngành trồng trọt, chăn nuôi,
thương mại dịch vụ trở nên dễ dàng.
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, đất đai
* Điều kiện địa hình đất đai
Trại gà CBF Đông Anh nằm trên địa bàn huyện Đông Anh, mang đặc
điểm địa hình của khu vực đồng bằng nên địa hình tương đối bằng phẳng.
Trại nằm trên một khu đất cao, bằng phẳng và có diện tích rộng 6 ha, xung
quanh có nhiều ao hồ nên rất thuận lợi cho việc xây dựng chuồng trại.
* Điều kiện khí hậu, thủy văn
Trại gà CBF Đông Anh mang khí hậu đặc trưng của huyện Đông
Anh nên có cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội, đó là khí hậu
nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu ẩm ướt,
mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông, thời kỳ đầu khô
- lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa phùn, ẩm ướt. Giữa hai mùa là thời kỳ
chuyển tiếp tạo cho Đông Anh cũng như Hà Nội có bốn mùa phong phú:
xuân, hạ, thu, đông.

Nhiệt độ trung bình hàng năm của Đông Anh là 25
0
C, hai tháng nóng
nhất là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất thường xảy ra
vào tháng 7 là 37,5
0
C. Hai tháng lạnh nhất là tháng 1 và 2, nhiệt độ trung bình
của tháng 1 là 13
0
C.


2
Độ ẩm trung bình của Đông Anh là 84 %, độ ẩm này cũng rất ít thay
đổi theo các tháng trong năm, thường dao động trong khoảng 80 - 87 %.
Số ngày mưa trong năm khoảng 144 ngày với lượng mưa trung bình
hàng năm 1600 - 1800 mm. Trong mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) tập trung
tới 85 % lượng mưa toàn năm. Mưa lớn nhất vào tháng 8, với lượng mưa
trung bình 300 - 350 mm. Những tháng đầu đông ít mưa, nhưng nửa cuối mùa
đông lại có mưa phùn, ẩm ướt. Do đó rất thuận lợi cho việc trồng trọt các loại
cây nông nghiệp truyền thống như lúa, rau màu, cây ăn quả và chăn nuôi các
loại vật nuôi phổ biến như gà, vịt, lợn…
1.1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Tình hình dân cư xung quanh trại
Trại gà CBF Đông Anh đóng trên địa bàn xã Uy Nỗ, một xã nông
nghiệp của huyện Đông Anh, dân cư xung quanh Trại gà CBF Đông Anh chủ
yếu sinh sống với nghề nông nghiệp và buôn bán nhỏ. Ngoài ra, còn có một
số gia đình là công nhân, nhân viên, công chức nhà nước.
Tình hình dân trí của người dân xung quanh trung tâm nhìn chung là
khá, mặt khác người dân sống hoà đồng, tình làng nghĩa xóm được đề cao đây

cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trại.
* Bộ máy tổ chức của trại
Trại có đội ngũ cán bộ kĩ thuật giỏi, giàu kinh nghiệm thực tế, có ban
lãnh đạo năng động nhiệt tình, có năng lực cao, đặc biệt trại có đội ngũ công
nhân khá mạnh, yêu nghề, rất giàu kinh nghiệm thực tế, công tác lâu năm
trong nghề.
Nhân viên trong trại gồm 18 người, trong đó:
+ Lao động gián tiếp: gồm 5 người
Quản lí: 01 kĩ sư chăn nuôi có trình độ chuyên ngành và trình độ
ngoại ngữ.
01 Trưởng trại là kĩ sư chăn nuôi chịu trách nhiệm điều hành sản xuất
quản lí.
01 cán bộ kĩ thuật chịu trách nhiệm kĩ thuật cho trại.
01 người chịu trách nhiệm về điện nước trong trại.
Bảo vệ: 01 người.
Nhà bếp: 01 người chịu trách nhiệm nấu ăn và giặt quần áo lao động.


3
+ Lao động trực tiếp 12 người chia làm 4 chuồng:
Chuồng D1: 3 người.
Chuồng D2: 3 người.
Chuồng D3: 3 người.
Chuồng D4: 3 người.
1.1.1.4. Cơ sở vật chất của trại
+ Hệ thống chuồng trại:
Khu sản xuất của trại được đặt trên nền đất cao, dễ thoát nước, được
cách biệt với khu hành chính và hộ gia đình. Chuồng được xây theo hướng
Đông Nam - Tây Bắc, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấp áp về mùa đông,
xung quanh khu sản xuất của trại có hàng rào bao bọc và có cổng ra vào riêng.

Khu chuồng trại dành cho chăn nuôi gà có tổng diện tích là 4368 m
2
.
Chuồng nuôi xây dựng theo kiểu 2 mái. Hệ thống giàn mát được thiết
kế ở hai bên sườn chuồng phía trên đầu chuồng, cùng với hệ thống quạt gồm
8 quạt trong đó 2 quạt sườn và 6 quạt chính giữa đảm bảo độ thông thoáng và
nhiệt độ chuồng nuôi. Kho cám và vật tư được thiết kế đầu chuồng. Chuồng
nuôi được thiết kế theo kiểu chuồng sàn với hệ thống sàn nhựa có thể tháo ra
vệ sinh dế dàng. Chuồng có hệ thống cống rãnh được bố trí hợp lý theo từng
dãy chuồng để thoát nước thải. Xung quanh trại có hàng rào bảo vệ, cổng ra
vào trại và cả nơi sản xuất có hệ thống sát trùng, bình phun thuốc sát trùng.
Hệ thống tường rào bao quanh trung tâm đảm bảo ngăn ngừa dịch bệnh từ bên
ngoài xâm nhập vào khu chăn nuôi.
Hệ thống nước sạch được lấy từ giếng khoan, bơm vào bể rồi được xử
lý, sau đó nước được đưa vào các ô chuồng, đảm bảo cung cấp nước tự động
cho đàn gà.
Hệ thống điện được cung cấp từ trạm biến áp 110 KV của trại. Ngoài ra
trại còn chủ động về máy phát điện phòng những ngày mất điện.
Công trình phụ:
Ngay cạnh khu sản xuất, trại xây dựng một phòng kĩ thuật và một nhà
kho, phòng kĩ thuật được trang bị đầy đủ các dụng cụ như: tủ lạnh, thuốc thú
y…, Ngoài ra còn có một số máy vi tính để lưu trữ và soạn thảo văn bản các
tài liệu. Đồng thời đây cũng là phòng trực tiếp của cán bộ kĩ thuật.


4
Bên cạnh đó, khu nhà ở cho công nhân và nhà bếp được xây cách xa
chuồng nuôi, đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh.
Để phục vụ cho sản xuất trại còn xây dựng một giếng khoan, một bể
chứa nước, một máy bơm để đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt.

1.1.1.5. Tình hình sản xuất của trại
Trại chủ yếu cung cấp gà thịt thương phẩm cho các tỉnh như: Bắc
Giang, Hà Nội, Thái Bình, Vĩnh Phúc và một số tỉnh lân cận, đồng thời cung
cấp gà thịt và gà xuất khẩu cho thị trường.
Trại mới được đưa và sử dụng nhưng bước đầu đã thu được những kết
quả đáng kể, sản lượng gà xuất bản ước tính khoảng 104 nghìn kg/ lứa nuôi.
Trung bình một năm trại cung cấp ra thị trưởng 624 nghìn kg gà thịt thương
phẩm, đó là một kết quả rất khả quan cho sự phát triển của trại.
1.1.2. Đánh giá chung
1.1.2.1. Thuận lợi
Trại được ban lãnh đạo công ty quan tâm đầu tư kinh phí trang bị dụng
cụ, vật tư trong chăn nuôi để phù hợp theo xu hướng chăn nuôi công nghiệp.
Quản lý trại có năng lực, nhiệt tình năng động, có đội ngũ cán bộ kĩ thuật giỏi,
công nhân nhiệt tình, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Toàn bộ các bộ
công nhân viên trong trại là một tập thể đoàn kết, có ý thức trách nhiệm cao
và lòng yêu nghề.
1.1.2.2. Khó khăn
Do trại CBF Đông Anh là trại được thuê lại từ trại chăn nuôi gà đẻ nên
chuồng trại, trang thiết bị chưa đồng bộ và không thuận lợi cho chăn nuôi gà
thịt. Mặt khác vấn đề môi trường của trại chưa thực sự đảm bảo, đặc biệt là
vấn đề nước sạch cho chăn nuôi còn nhiều bất cập.
Trong chăn nuôi gà thịt phải đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường và
cung cấp đầy đủ nước sạch, do đó trại phải trang bị hệ thống xử lý nước. Điều
này đã gây không ít khó khăn cho sự phát triển chăn nuôi của trại.
Dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, làm cho chi phí phòng bệnh và chữa
bệnh tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến giá thành và sự phát triển của gà.
Giá thức ăn liên tục tăng trong khi giá gà tăng chưa tương ứng làm cho
chi phí sản xuất/1kg tăng khối lượng của gà tăng cao.



5
Điều kiện khí hậu thời tiết diễn biến rất phức tạp nên khâu phòng trừ
dịch bênh gặp rất nhiều khó khăn, chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả chăn nuôi của trại.
1.1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Quá trình chăm sóc trên đàn gà toàn trại cho kết quả tốt với tỷ lệ nuôi
sống cao. Thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc
ĐVT
Số lượng
Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1.Nuôi dưỡng chăm sóc




Đàn gà thịt Ross 308
Con
11500
10550
91,73
2. Phòng bệnh


An toàn
Nhỏ vaccine Medivac ND - IB
Con

11500
11438
99,46
Nhỏ vaccine Medivac Gumboro A
Con
11347
11140
98,17
3. Công tác khác


Đạt
- Sát trùng chuồng trại
m
2

4368
4368
100,00
- Vệ sinh chuồng trại
m
2

360
360
100.00
1.2. Kết luận, tồn tại và đề nghị
1.2.1. Kêt luận
Qua thời gian thực tập tại cơ sở, được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo
trại anh Nguyễn Văn Hào và anh Nguyễn Văn Hoàn, sự quan tâm chỉ đạo sát

sao của cô giáo hướng dẫn, sự động viên của gia đình, anh chị đồng nghiệp và
cùng với sự nỗ lực của bản than, tôi đã thu được nhiều bài học bổ ích và thiết
thực trong thực tế sản xuất. Củng cố, nâng cao kiến thức chuyên ngành, học
hỏi được nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi.
Sau thời gian thực tập tốt nghiệp với nội dung ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào thực tế sản xuất, tôi đã thu được một số kết quả nhất định đó là:
- Biết cách chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà đúng kỹ thuật.
- Nâng cao tay nghề từ công tác tiêm phòng, cách sử dụng thuốc, điều
trị bệnh, mổ khám, vận dụng lý thuyết phù hợp với thực tiễn sản xuất.
- Có kiến thức về xã hội, về cách sống, cách quan hệ trong một tập thể,
một cơ quan, đồng thời có niềm tin vào chính mình và tình yêu nghề nghiệp.


6
Qua thời gian thực tập tôi thấy việc đưa sinh viền xuống các cơ sở sản
xuất, các trại, các trung tâm … đó là việc hết sức bổ ích và cần thiết. Vì điều
đó giúp sinh viên học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế về chuyên ngành,
giúp sinh viên thấy tự tin và yêu ngành nghề hơn trên con đường lập nghiệp
của mình.
1.2.2. Tồn tại và đề nghị
Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được bên cạnh đó vẫn còn một số
vấn đề tồn tại về điều kiện cơ sở vật chất cần được cải thiện nâng cấp như:
Nguồn điện chưa ổn định.
Một số trang thiết bị máng ăn treo, hệ thống máng uống nước tự động,
hệ thống lưới, bạt che bên ngoài chuồng, kho chứa dụng cụ, kho cám qua thời
gian sử dụng đã có biểu hiện cũ hỏng.
Thiết kế chuồng nuôi kiểu cũ đôi khi gây khó khăn cho quá trình nuôi.
Gần trại có một số lò gạch thủ công khi hướng gió thay đổi có thể thổi
gió vè phía trại, gây ảnh hưởng không tốt tới đàn gà.
Qua đây tôi rất mong trại có các biện pháp sửa chữa thay thế nhằm làm

tốt hơn nữa công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và cuối cùng đem lại hiệu quả
kinh tế cao.
Nhà trường và khoa Chăn nuôi Thú y tiếp tục đưa sinh viên về thực tập
tại trại để có điều kiện tếp xúc trực tiếp, làm quen với thực tiễn sản xuất, có
them kinh nghiệm và củng cố vững chắc chuyên môn của mình.



7
Phần thứ hai
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên chuyên đề:
"Theo dõi khả năng sinh trưởng của gà broiler Ross 308 nuôi trong
chuồng kín và nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc Vetpro, Vime-Anticoc đến
hiệu quả phòng - trị bệnh cầu trùng giai đoạn từ 1 - 42 ngày tuổi nuôi tại
trại gà CBF Đông Anh thuộc công ty cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam"
2.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta.
Trước đây chăn nuôi gia cầm thường theo phương thức chăn nuôi quảng canh
tận dụng, những năm gần đây nhờ áp dụng những thành tựu mới của khoa
học, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đã và đang đạt được những thành tựu
đáng kể góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và cải thiện đời
sống nhân dân. Xu hướng phát triển của ngành đang diễn ra mạnh mẽ theo
con đường chăn nuôi thâm canh cao. Trong đó chăn nuôi gà được quan tâm
phát triển nhất. Xã hội đang phát triển rất nhanh, đời sống nhân dân được cải
thiện mọi mặt đòi hỏi các sản phẩm cung cấp phải đảm bảo chất lượng cao và
đủ số lượng. Từ yêu cầu trên đặt ra, ngành chăn nuôi gà phải có biện pháp
vừa mở rộng quy mô chăn nuôi, đồng thời đặc biệt chú trọng đến chất lượng
sản phẩm.
Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều giống gà thịt được nuôi, trong đó

giống gà Broiler Ross 308 có nguồn gốc từ Scotland - Vương quốc Anh, là
kết quả của tổ hợp lai 4 dòng: dòng ông nội ST1, dòng bà nội ST4, dòng ông
ngoại ST7, dòng bà ngoại ST8. Ross 308 là một trong những giống gà chuyên
thịt cao sản nhất trên thế giới được nhập vào nước ta từ những năm 90 để nuôi
thí nghiệm tại các cơ sở giống đầu ngành như trung tâm giống gia cầm Thụy
Phương, xí nghiệp giống Tam Đảo để theo dõi sau đó nhân rộng ra cả nước.
Khi đưa ra nuôi đại trà hay quy mô công nghiệp thì rất được ưa chuộng do
khả năng thích nghi chống chịu với khí hậu Việt Nam tốt hơn nhiều giống cao
sản khác, sinh trưởng nhanh trong khi tiêu tốn thức ăn ít, chất lượng thịt tốt.


8
Các thành tựu đang được áp dụng nhằm nâng cao năng suất, rút ngắn
thời gian nuôi, hạ giá thành sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu xã hội.
Song song với sự phát triển của chăn nuôi gà càng nhanh, với quy mô
lớn thì dịch bệnh luôn là yếu tố song hành với diễn biến ngày một phức tạp .
Trong đó bệnh cầu trùng gà là bệnh thường xuyên xảy ra, bệnh có thể lây lan
và rộng ra toàn đàn đặc biệt là điều kiện nuôi nhốt với mật độ dày theo quy
mô công nghiệp và khí hậu miền bắc nước ta rất thuận lợi cho bệnh phát triển.
Bệnh cầu trùng gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi gà, đứng thứ 2 sau bệnh do vi
trùng. Gà bị bệnh cầu trùng còi cọc chậm lớn, tỷ lệ chết cao ở gà con, giảm
sản lượng trứng 30 - 40 % ở gà đẻ gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Từ thực tế gây tác hại trên của bệnh cầu trùng, các cơ sở sản xuất thuốc
thú y đã đưa ra nhiều loại thuốc đặc trị cầu trùng với các tên gọi khác nhau
như: Regecoccin, Anticoc, ESB
3
, Avicoc, Sunfaquinoxalin, CocistopErb
3

được bán rộng rãi trên thị trường, người chăn nuôi không biết dùng loại thuốc

nào là đạt hiệu quả cao nhất. Vì thế mà bệnh cầu trùng và thuốc phòng trị luôn
là mối quan tâm hàng đầu của người chăn nuôi. Để góp phần hạn chế tác hại
của bệnh cầu trùng, và có cơ sở khuyến cáo tới người chăn nuôi lựa chọn
được thuốc điều trị bệnh cầu trùng có hiệu quả. Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu chuyên đề: "Theo dõi khả năng sinh trưởng của gà broiler Ross 308
nuôi trong chuồng kín và nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc Vetpro, Vime-
Anticoc đến hiệu quả phòng - trị bệnh cầu trùng giai đoạn từ 1 - 42 ngày
tuổi nuôi tại trại gà CBF Đông Anh thuộc công ty cổ phần Japfa Comfeed
Việt Nam".
Với mục đích:
- Theo dõi khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm nuôi trong
chuồng kín.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc Vetpro, Vime-Anticoc đến hiệu quả
phòng trị bệnh cầu trùng ở gà Broiler Ross 308.
- Từ kết quả thu được làm cơ sở khuyến cáo người chăn nuôi lựa chọn
được thuốc phòng trị bệnh cầu trùng đạt hiệu quả cao.


9
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở lý luận
2.2.1.1. Đại cương về cơ thể gia cầm
Gia cầm có nguồn gốc từ loài chim hoang dại. Gia cầm có nhiều đặc
điểm giống với bò sát đồng thời khác với gia súc và thú hoang là có bộ xương
nhẹ, thân phủ lông vũ, chi trước phát triển thành cánh để bay và là loài đẻ
trứng sau ấp nở thành gia cầm non. Quá trình trao đổi chất của gia cầm lớn
thân nhiệt cao (40 - 42
0
C) nhờ đó mà gia cầm sinh trưởng nhanh.
Gia cầm có cấu tạo đầy đủ các cơ quan bộ phận như: hệ tiêu hoá, hô

hấp, bài tiết, tuần hoàn, sinh dục. Những cấu tạo giải phẫu sinh lý của gia cầm
lại có nhiều đặc điểm khác với gia súc. Đặc biệt là hệ hô hấp và hệ tiêu hoá.
- Hệ hô hấp của gia cầm gồm: xoang mũi, khí quản, phế quản phổi và 9
túi khí chính nhờ đó mà cơ thể gia cầm nhẹ có thể bay được, bơi được, hơn
nữa dịch hoàn của gia cầm nằm trong mà quá trình sinh sản vẫn bình thường
Còn hệ tiêu hoá cũng có nhiều điểm khác về cấu tạo chức năng:
Hệ tiêu hoá gồm: khoang miệng, hầu, thực quản trên, diều thực quản
dưới, dạ dầy tuyến, dạ dày cơ, ruột non, manh tràng, trực tràng, lỗ huyệt,
tuyến tuỵ và gan.
Khoang miệng của gia cầm không có môi và răng, hàm ở dạng mỏ chỉ
có vai trò chỉ có vai trò lấy, thu nhận thức ăn, không có tác dụng nghiền nhỏ.
Thức ăn vào miệng được thấm nước bọt, sau được nuốt xuống thực quản,
thực quản phình to tạo thành diều. trong diều thức ăn được thấm ướt, làm
mềm và một phần hydrratcacbon được phân huỷ dưới tác dụng của men
amilaza (quá trình đường hoá) tạo ra quá trình vi sinh vật diều. Thức ăn từ
diều qua dạ dầy tuyến tương đối nhanh. Dịch vị của dạ dầy tuyến có HCl và
men pepxin tham gia phân giải protein thành pepton. Sau đó thức ăn được
nghiền nhỏ và thấm đều dịch vị. Ở dạ dầy cơ dưới tác dụng của HCl và men
pepxin protein tiếp tục được phân huỷ, hydrat cacbon cũng được phân giải
nhờ tác dụng của vi sinh vật trong thức ăn. Thức ăn từ dạ dầy cơ được
chuyển xuống ruột non dưới tác dụng của dịch ruột, dịch tuỵ và dịch mật các
chất dinh dưỡng cơ bản trong thức ăn được chuyển hoá tạo thành những chất
dễ hấp thu.


10
Ở ruột non quá trình tiêu hoá diễn ra là chủ yếu, gluxit được phân giải
thành đường đơn, lipit thành glyxerin và axit béo, protein thành các peptid và
các axit amin để cơ thể hấp thu và lợi dụng được.
Ở manh tràng quá trình phân giải các chất trên còn tiếp tục diễn ra nhờ

men ở đường ruột tồn tại và do vi sinh vật tiết ra nhưng rất ít. Quá trình tiêu
hoá chất xơ của gia cầm cũng nhờ tác dụng của hệ vi sinh vật lên men nhưng
hoạt động kém.
Thức ăn qua đường tiêu hoá gà rất nhanh (gà con 2 - 4 h; gà lớn 4 - 5 h).
Do đặc điểm này mà khi gà nuốt phải noãn nang cầu trùng thì noãn
nang sẽ cùng thức ăn chuyển theo đường tiêu hoá xuống ruột non, manh
tràng, trực tràng, nên quá trình xâm nhập, gây bệnh của cầu trùng xảy ra
nhanh, vòng đời của cầu trùng ngắn (5-7 ngày).
2.2.2. Cơ sở khoa học về sinh trưởng phát triển
2.2.2.1. Sinh trưởng và cơ sở di truyền của sinh trưởng
* Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do quá trình đồng
hoá và dị hoá.
Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước các chiều, về khối lượng thể
tích của các cơ quan bộ phận và của toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền từ
đời trước.
Quá trình sinh trưởng của con vật được tính từ khi trứng được thụ tinh
cho đến khi con vật trưởng thành, quá trình cốt hoá xảy ra hoàn toàn.
* Cơ sở di truyền của sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tích luỹ dần các chất hữu cơ, chủ yếu là protein.
Sự tích luỹ các chất kiến tạo cơ thể do các gen quy định.
Sự sinh trưởng ở các giống, các dòng, các loài khác nhau thì khác nhau
nhưng đều tuân theo quy luật sinh trưởng của gia súc, gia cầm.
Cùng với quá trình sinh trưởng, các tổ chức cơ quan cơ thể luôn hoàn
thiện phát triển chức năng sinh lý của mình dẫn đến quá trình phát dục. Sinh
trưởng và phát dục là hai quá trình diễn ra trên cơ thể động vật, sinh trưởng
phát dục có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau làm cho cơ thể con vật
ngày càng phát triển.



11
Sinh trưởng của gia súc, gia cầm tuân theo quy luật nhất định đó là quy
luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn. Viện sĩ Medidorpho (1967) là người
đầu tiên phát hiện ra sinh trưởng theo giai đoạn của gia súc, gia cầm đã cho
rằng: gia súc non phát triển mạnh nhất sau khi mới sinh, sau đó sự phát triển
tăng trọng giảm dần theo từng tháng tuổi.
Ở gà quá trình sinh trưởng diễn ra qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn gà con: trong giai đoạn này bao gồm cả thời kỳ phôi thai
(trong trứng). Sinh trưởng của thời kỳ phôi thai chủ yếu là sự tăng về số
lượng và khối lượng các tế bào hình thành các cơ quan bộ phận và thể dịch
trong mô bào nhất là thời kỳ đầu tiên của phôi. Sau khi gà nở số lượng các tế
bào của cơ thể vẫn tiếp tục tăng nhanh, các cơ quan bộ phận lớn lên nhanh
chóng, sự sinh trưởng diễn ra mạnh mẽ.
- Giai đoạn gà trưởng thành: ở giai đoạn này các cơ quan bộ phận của
cơ thể đã phát dục hoàn thiện chức năng sinh lý của từng cơ quan tổ chức.
Quá trình sinh trưởng chậm lại, sự sinh trưởng không mạnh mẽ. Theo Crulova
(1973) thì quá trình sinh trưởng của gà con trong 2 tháng đầu được chia thành
3 giai đoạn:
+ Giai đoạn sơ sinh đến 10 ngày tuổi: gà con chưa hoàn thiện cơ
quan điều chỉnh thân nhiệt, tốc độ sinh trưởng nhanh, gà con phản xạ yếu
ớt đòi hỏi nhiệt độ môi trường cao (28-35
0
C) cần chăm sóc chu đáo trong
mười ngày đầu.
+ Giai đoạn 11 - 30 ngày tuổi: gà có tốc độ sinh trưởng nhanh, hệ số
chuyển hoá thức ăn cao, phản ứng nhanh với điều kiện ngoại cảnh.
+ Giai đoạn 31-60 ngày tuổi: tốc độ sinh trưởng vẫn nhanh, bắt đầu có
sự tích luỹ mỡ
2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
Sinh trưởng là một quá trình diễn ra từ khi hợp tử được hình thành cho

đến khi cơ thể lớn lên, thành thục về thể vóc. Do đó quá trình sinh trưởng chịu
sự tác động của rất nhiều yếu tố.
+ Đặc điểm di truyền của giống
Mỗi giống, loài đều có tốc độ sinh trưởng khác nhau, sự sinh trưởng
đó là do gen được di truyền từ bố, mẹ. Nhưng hầu hết các gen này là các


12
gen quy định tính trạng số lượng. Do vậy chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các
yếu tố ngoại cảnh như chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, đặc biệt là
thức ăn dinh dưỡng.
Sự tương tác giữa yếu tố di truyền và ngoại cảnh có nghĩa là ở động vật
với cùng một kiểu gen nhưng ở môi trường này thì biểu hiện tốt nhưng ở môi
trường khác thì biểu hiện kém, thậm chí còn không biểu hiện được. Cho nên
cần thiết phải tạo ra môi trường thích hợp để cho kiểu gen đó được biểu hiện
tốt nhất, đầy đủ đặc tính di truyền của giống.
+ Ảnh hưởng của tính biệt đến tốc độ sinh trưởng
Ở gia cầm nói riêng và động vật nói chung giữa hai tính biệt đều có sự
sai khác nhau về quá trình trao đổi chất, sinh lý, sự sinh trưởng và khối lượng
cơ thể. Ở gà trống sinh trưởng nhanh và có khối lượng lớn hơn gà mái cùng
giống trong cùng thời gian nuôi.
Theo North (1990) khi mới nở gà trống nặng hơn gà mái là 1 %, tuổi
càng cao sự sai khác càng lớn, ở 8 tuần tuổi sự sai khác về khối lượng cơ thể
là 27 %.
Hoàng Toàn Thắng (1996) [14] khuyến cáo: đối với gia cầm để đạt
hiệu quả cao trong chăn nuôi cần nuôi tách trống mái.
+ Ảnh hưởng của dinh dưỡng tới tốc độ sinh trưởng:
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh trưởng, hơn
nữa nó còn ảnh hưởng tới sự di truyền về sinh trưởng.
Theo tác giả Lê Hồng mận và cs (1995) [6] cho biết: nhu cầu protein

thích hợp cho năng suất cao đã được xác định. Các tác giả nhấn mạnh mức
năng lượng và tỷ lệ protein trong khẩu phần rất quan trọng, để khả năng sinh
trưởng đạt tối đa cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với sự cần bằng hợp lý
các thành phần trong thức ăn: protein, khoáng, axit amin với năng lượng. ở gà
thịt năng lượng dùng để duy trì và tăng khối lượng những cá thể nào có tốc độ
sinh trưởng nhanh thường tiêu tốn thức ăn ít hơn.
Trong chăn nuôi chi phí thức ăn chiếm 70 % giá thành sản phẩm nên
trong chăn nuôi, đặc biệt là nuôi gia cầm thịt bất cứ nhân tố nào nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng thức ăn đều đưa lại hiệu quả kinh tế cao.


13
Vì thế để có năng suất cao trong chăn nuôi gia cầm đặc biệt là phát huy
khả năng sinh trưởng tối đa thì vấn đề lập ra một khẩu phần dinh dưỡng hợp
lý với nhu cầu của gia cầm trong từng giai đoạn là tất yếu và cần thiết.
Ngoài ra sự sinh trưởng phát triển của gia cầm còn chịu ảnh hưởng của
rất nhiều yếu tố khác như: ảnh hưởng của chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, ảnh
hưởng của khí hậu, mùa vụ, ảnh hưởng của ưu thế lai.
2.2.2.3. Các chỉ số đánh giá sinh trưởng của gia cầm
Để đánh giá về sinh trưởng của gia cầm có 3 chỉ số sau:
- Sinh trưởng tích luỹ: là khối lượng cơ thể ở thời điểm khảo sát (ở gia
cầm thường là tuần tuổi); đơn vị tính là gam/con.
- Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các
chiều cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (đơn vị tính là
gam/con/ngày).
- Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ % của khối lượng, kích thước các chiều
cơ thể tăng lên trong thời gian khảo sát so với trung bình thời gian khảo sát.
Đơn vị tính là %.
2.2.3. Những hiểu biết về bệnh cầu trùng
2.2.3.1. Đặc tính chung của bệnh cầu trùng ở gia súc, gia cầm

Bệnh cầu trùng là một bệnh đơn bào ký sinh ở đường tiêu hoá của động
vật. Động vật nuôi như: trâu, bò, lợn, chó, vịt, bồ câu đều bị cầu trùng ký
sinh. Bệnh có thể gây chết nhiều loài động vật, tỷ lệ chết cao đặc biệt là động
vật non. Ở gà và thỏ bệnh gây thiệt hại rất lớn (tỷ lệ chết ở gà con, thỏ con có
thể lên tới 80 - 100 %).
Bệnh cầu trùng có 2 giống gây ảnh hưởng lớn trong chăn nuôi đó là
Eimeria và Isospora.
Khi cầu trùng theo phân ra ngoài là một kén hay còn gọi là noãn nang
(Oocyst) là những bào tử trùng hình bầu dục, hình trứng hay hình cầu. Có 3
lớp vỏ: lớp ngoài cùng rất mỏng, bên trong có chứa nguyên sinh chất lổn nhổn
thành hạt, giữa nguyên sinh chất có một nhân tương đối to.
Có một số loài cầu trùng ở đầu có chỗ lõm vào gọi là lỗ noãn nang, có
một số loài không có lỗ noãn nang hoặc không rõ. Khi gặp điều kiện nhiệt độ,
độ ẩm thích hợp thì nhân và nguyên sinh chất bắt đầu phân chia.


14
Cầu trùng thuộc giống Eimeria thì nhân và nguyên sinh chất sẽ hình
thành 4 bào tử, mỗi bào tử lại phân thành 2 bào tử con. Bào tử con có hình lê,
chính bào tử con này sẽ xâm nhập vào niêm mạc ruột, tổ chức gan và gây ra
những tổn thương bệnh lý.
Cầu trùng thuộc giống Isospora thì nhân và nguyên sinh chất phân chia
thành 2 bào tử, mỗi bào tử phân thành 4 bào tử con và cũng xâm nhập vào
niêm mạc ruột.
Cùng là gia cầm nhưng mỗi loài có một số loài cầu trùng ký sinh riêng.
Cầu trùng gà không ký sinh trên vịt, ngan, ngỗng Trên cùng cơ thể nhưng
mỗi loài cầu trùng ký sinh trên một vị trí nhất định: cầu trùng ký sinh ở manh
tràng thì không ký sinh ở ruột non và ngược lại.
Ở gà mọi lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng nhưng ở mỗi lứa tuổi mức độ
nhiễm khác nhau. Gà con bị bệnh nặng và chết nhiều hơn gà lớn, gà trưởng

thành chủ yếu là vật mang trùng.
2.2.3.2. Vòng đời của cầu trùng (chu kỳ sinh học)
Cầu trùng sinh sản theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn sinh sản vô tính: cầu trùng ký sinh ở tế bào biểu mô đường
tiêu hoá của súc vật, lớn dần lên và sinh sản theo phương thức trực phân.
- Giai đoạn sinh sản hữu tính: sau giai đoạn sinh sản trực phân sẽ hình
thành các tế bào cái (đại phối tử), các tế bào đực (tiểu phối tử). Hai tế bào đó
kết hợp với nhau tạo thành hợp tử. Giai đoạn này cũng thực hiện trong tế bào
biểu mô.
Hai giai đoạn trên đều tiến hành trong cơ thể ký chủ nên gọi là giai
đoạn nội sinh.
- Giai đoạn sinh sản bào tử: sau khi hợp tử hình thành thì biến thành
noãn nang (Oocyst). Nguyên sinh chất và nhân lại phân chia thành bào tử và
hình thành nên bào tử con. Giai đoạn này diễn ra ở môi trường bên ngoài nên
gọi là sinh sản ngoại sinh. Khi ký chủ nuốt phải noãn nang đã phân chia thành
8 bào tử con vào đường tiêu hoá, noãn nang sẽ giải phóng các bào tử con ra,
các bào tử con lại tiếp tục xâm nhập vào biểu mô ruột, lớn dần lên và tiếp tục
sinh sản vô tính, hữu tính. Vòng đời lại tiếp tục như trên.


15
Tóm tắt vòng đời của cầu trùng theo sơ đồ sau









2.2.3.3. Bệnh cầu trùng gà
Bệnh cầu trùng gà là bệnh phổ biến khắp thế giới. Theo Johannes
kaufman (1996) thì bệnh cầu trùng gà được coi là vấn đề lớn thứ hai sau bệnh
do vi trùng gây nên. Cầu trùng gà có vòng đời rất ngắn (5 - 7 ngày) và không
cần có ký chủ trung gian. Bệnh cầu trùng gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi gà
nhất là chăn nuôi với mật độ cao, tỷ lệ chết 50 - 70% số gà nhiễm bệnh. Bệnh
thường gây hậu quả nghiêm trọng ở gà có lứa tuổi từ 5 ngày tuổi đến 90 ngày
tuổi. Gà con sau khi bị bệnh rất khó hồi phục, chậm lớn. Ở gà trưởng thành
chủ yếu là vật mang trùng và giảm đẻ ở gà đẻ.
Theo Lê Văn Năm (1999) [7] cầu trùng làm tăng số gà còi cọc, giảm
tốc độ tăng trọng, gây chết từ 30 - 100% ở gà con (nếu không chữa trị kịp
thời) giảm 20 - 40 % sản lượng trứng ở gà đẻ.
* Tác nhân gây bệnh cầu trùng gà:
Bệnh cầu trùng gà do các nguyên sinh động vật khác nhau thuộc bộ
Coccidia gây ra, ký sinh chủ yếu ở tế bào biểu mô ruột. Cầu trùng ký sinh ở
gà thuộc hai giống Eimeria thuộc họ Eimeridae, còn giống Isospora ít gặp
hơn. Cho đến nay đã phát hiện được 9 loài cầu trùng thuộc giống Eimeria ký
sinh trên gà và gây thiệt hại lớn cho gà đó là:
E. tenella
E. brunetti
E. maxima
E. mitis
E. necatrix
E. acervulina
E. hagani
E. praecox
E. miveti
Noãn nang
(Oocyst)
Noãn nang gây nhiễm

(Oocyst gây nhiễm)
Bào tử
(Trophotozoit)
Schizontes
Schizogonie
Schizogoit
Merozoit
Tế bào cái
(đại phối tử)
Tế bào đực
(tiểu phối tử)
Hợp tử


16
Theo tác giả Phan Lục và cs (1999) [5] cho biết: gà ở Việt Nam nhiễm
6 loại cầu trùng:
E. tenella
E. maxima
E. necatrix
E. mitis
E. brunetti
E. acervulina
- E.tenella: là loài cầu trùng phổ biến nhất, noãn nang có hình bầu
dục tròn màu xanh nhạt, kích thước khoảng 22,6 x 19,0 (m). Thời gian
hình thành bào tử con từ 24 - 48h, có sức gây bệnh rất mạnh. Ở môi trường
noãn nang E.tenella khá bền vững. Cầu trùng ký sinh và gây tổn thương ở
manh tràng.
- E.maxima: cũng là loài cầu trùng có độc lực cao nhưng sức gây bệnh
yếu hơn E.tenella, nang trứng có hình bầu dục, màu vàng nhạt, kích thước

noãn nang khoảng 29,3 x 23,6 (m). Quá trình sinh sản bào tử con mất
khoảng 30 - 48h. E.maxima ký sinh hầu hết ở ruột non nhưng chủ yếu ở phần
trước và phần giữa.
- E.necatrix: là loài có sức gây bệnh mạnh, noãn nang có hình bầu dục
không màu, kích thước noãn nang từ 16,7 - 14,2 (m). Gà con từ 2 - 5 tuần
tuổi cảm nhiễm mạnh nhất với loài này. Loài này ký sinh chủ yếu ở phần giữa
của ruột non nhưng cũng có nhiễm ở manh tràng.
- E.mitis: loài này có sức gây bệnh và độc lực yếu, noãn nang hình cầu
không màu, ở điều kiện thuận lợi thời gian hình thành bào tử con là 48h. Loài
này ký sinh ở phần trên của ruột non.
- E.brunetti: noãn nang có kích thước 24,6 x 18,8 (m), hình trứng,
không màu và có sức gây bệnh không mạnh. Loài này ký sinh ở phần cuối của
ruột non, ruột già, trực tràng và lỗ huyệt cũng có thể thấy E.brunetti ký sinh
- E.acrvulina: có sức gây bệnh yếu, noãn nang hình trứng, không màu
kích thước 19,5 x 14,3 (m) ký sinh chủ yếu ở tá tràng.
- E.hagani: noãn nang hơi tròn, không màu sức gây bệnh không mạnh,
ký sinh ở phần trên và tá tràng của ruột non, loài này chưa thấy có ở gà nuôi
tại Việt Nam.
- E.praecox: là loài cầu trùng cũng chưa thấy ở Việt Nam, sức gây bệnh
yếu. Noãn nang có hình cầu, không màu, kích thước noãn nang 21,2 x 17 (m).
- E.miveti: cũng như E.hagani và E.praecox chưa phát hiện thấy trên gà
nuôi ở nước ta, noãn nang có hình cầu, không màu, sức gây bệnh không mạnh.


17
* Vòng đời của cầu trùng gà: gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn ở ngoài tự nhiên: noãn nang được thải theo phân ra ngoài gặp
điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm noãn nang phát triển thành noãn nang có
khả năng gây nhiễm (cầu trùng Eimeria phát triển thành 4 bào tử con).
- Giai đoạn ký sinh trong cơ thể gà: gà nuốt phải noãn nang gây nhiễm

vào tới ruột, noãn nang vỡ ra giải phóng ra 4 bào tử gọi là trophotozoit bám
vào tế bào biểu mô ruột phát triển thành schironotes. Schironotes tiếp tục phát
triển phân chia thành Schizogonie và vỡ ra nhiều Schizogoit, Schizogoit phát
triển thành merozoit rồi thành tế bào đực và tế bào cái. Chúng kết hợp với
nhau tạo thành hợp tử rồi hợp tử lại sinh ra noãn nang (Oocyst), thời gian
hoàn thành vòng đời mất khoảng 5 - 7 ngày.
Sự nhiễm bệnh của cầu trùng:
Đường nhiễm bệnh là do gà nuốt phải noãn nang có sức gây nhiễm.
Noãn nang cầu trùng lẫn vào thức ăn, nước uống, đất, chuồng trại, dụng cụ
chăn nuôi. Các loài chim, gà, gia súc đều có thể là nguồn gieo rắc căn bệnh.
Người ta đã nghiên cứu khi thấy ruồi hút phải noãn nang vào tới ruột rồi thì
nó có thể duy trì sức gây nhiễm trong 24h.
Noãn nang cầu trùng có sức sống rất cao, ở trong đất có thể duy trì sức
sống 4 - 9 tháng. Có thể sống 15 - 18 tháng ở sân chơi râm mát. Môi trường
ẩm ướt, nhiệt độ ôn hoà là điều kiện rất thuận lợi cho cầu trùng phát triển.
Nhiệt độ 22 - 30
0
C chỉ mất 18 - 36h thì cầu trùng sản sinh ra các bào tử con.
Sức đề kháng của noãn nang đối với nhiệt độ cao và khô hạn rất yếu, khi ẩm
độ là 20 - 30 % nhiệt độ 18 - 40
0
C thì E.tenella sau 1 - 5 ngày sẽ chết.
Khi nuôi dưỡng quản lý không tốt sẽ tạo điều kiện cho cầu trùng phát
triển và gây bệnh mạnh. Thức ăn thiếu sinh tố cũng là điều kiện cho bệnh phát
triển rầm rộ. Do đó trong chăn nuôi gà để hạn chế tác hại của bệnh cầu trùng
chúng ta phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt, thức ăn nước uống phải sạch, chuồng
trại khô ráo thoáng mát đặc biệt chú ý vào mùa mưa, ẩm thấp, ấm áp vì cầu
trùng phát triển môi trường ngoài rất mạnh.
* Quá trình sinh bệnh:
Khi gà nuốt phải noãn nang cầu trùng có sức gây nhiễm noãn nang tiếp

tục phát triển tạo thành các bào tử con (sinh sản vô tính) ở trên các tế bào biểu


18
mô ruột làm tổn thương tới niêm mạc ruột, niêm mạc ruột bị phá hoại gây ra
viêm ruột, từ đó dẫn tới quá trình hấp thu bị rối loạn, các tế bào niêm mạc
ruột bị viêm xuất huyết, máu và dịch viêm tràn vào xoang ruột gây tụ huyết.
Song song với quá trình sinh sản phát triển gây ra những tác động cơ
giới cầu trùng sản ra độc tố làm cho gà bị trúng độc gây cho gà những rối loạn
thần kinh, cánh rũ xuống, lờ đờ kém hoạt động.
Việc tế bào ruột bị phá vỡ mở đường thuận lợi cho các bệnh kế phát
khác dẫn đến cầu trùng ghép với nhiều bệnh khác gây tử vong cao. Với sự tác
động đồng loạt của các yếu tố trên làm cho gà gầy yếu, thiếu máu, kiết lị, ỉa
chảy máu, gây tỷ lệ chết cao, có thể tới 100 % ở gà con.
* Sự miễn dịch của gà đối với bệnh cầu trùng:
Sau khi gà bị bệnh cầu trùng đã khỏi sẽ có miễn dịch với bạch cầu
trùng mà chúng đã nhiễm phải. Vấn đề miễn dịch cầu trùng được rất nhiều
nhà khoa học nghiên cứu, nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được sáng tỏ.
Các công trình nghiên cứu vẫn tiếp tục để đưa ra một kết quả nghiên cứu có
sức thuyết phục hơn về sự miễn dịch trong bệnh cầu trùng.
* Triệu chứng của bệnh cầu trùng:
Cầu trùng có thể gây bệnh cho gà ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở
gà 10 - 90 ngày tuổi đặc biệt là ở gà 18 - 40 ngày tuổi thường bị rất nặng và ở
thể cấp tính. Còn gà lớn thường là vật mang trùng và gây giảm 20 - 40 % sản
lượng trứng. Gà mắc bệnh cầu trùng thì triệu chứng thể hiện ở 3 thể sau:
- Thể cấp tính: thường xảy ra ở gà con với các triệu chứng điển hình là
gà ủ rũ, lười vận động, tụ lại thành đám, hay nằm, đầu ngoẹo sang một bên,
cánh sã xuống, lông xù, mắt nhắm bỏ ăn nhưng lại uống nhiều nước. Gà ỉa
chảy lúc đầu màu vàng trắng, vàng xanh sau đó phân có màu nâu lẫn máu
(phân sáp), nhiều con ỉa ra máu tươi. Cuối giai đoạn con vật bị tê liệt, kiệt sức

và chết. Nếu không can thiệp kịp thời tỷ lệ chết sẽ rất cao ( 50 %).
- Thể mãn tính: cầu trùng ở thể này thường gặp ở gà > 50 ngày tuổi.
Các triệu chứng thể hiện như trên nhưng ở mức độ nhẹ hơn, thời gian mắc
bệnh kéo dài nhưng tỷ lệ chết thấp hơn.
- Thể không có triệu chứng lâm sàng: ở thể này gà bị bệnh không có
biểu hiện triệu chứng vì gà ăn uống đi lại bình thường, thỉnh thoảng thì ỉa
chảy, gà không chết, nhưng nếu theo dõi ở gà đẻ tỷ lệ trứng giảm rõ rệt.


19
* Bệnh tích:
Gà bị bệnh xác chết gầy, niêm mạc và mào nhợt nhạt phân dính xung
quanh hậu môn. Thường trong phân khi xem thấy có lẫn máu. Bệnh tích chủ
yếu thấy ở ruột. Mức độ và vị trí biến đổi ở ruột có liên quan đến từng loài
cầu trùng nhiễm.
- E.tenella: gây bệnh tích chủ yếu ở manh tràng. Gà bị bệnh chết khi
mổ khám thấy manh tràng sưng to chứa đầy máu màu nâu, niêm mạc dày lên,
viêm xuất huyết và hoại tử.
- E.necatrix: gây bệnh tích ở giữa ruột non chất chứa dịch ruột màu
nhạt hoặc màu xám, ruột sưng to có chứa những cục máu đông.
- E.acervulina: gây ra bệnh tích ở đoạn đầu ruột non, những ổ xám
màu trắng.
- E.maxima: gây bệnh ở phần đầu ruột non.
- E.brunetti: gây viêm xuất huyết trực tràng, lỗ huyệt, manh tràng.
- Còn E.hagani: biểu hiện bệnh tích ở tá tràng, phần trước ruột non, trên
thành ruột có những điểm xuất huyết, niêm mạc bị viêm cata gây tổn thương.
* Các loại thuốc phòng và trị bệnh cầu trùng:
Thuốc chống cầu trùng có rất nhiều loại. Cụ thể là một số loại sau:
- Avicoc của hãng Virbac
Công thức: Sulfadimerazine (Sodic): 20,4g

Diaveridine: 2,6g
Tá dược vừa đủ: 100g
Tác dụng chống lại tất cả các loại cầu trùng ký trùng với liều:
Liều phòng: 1g pha trong 1 lít nước cho uống liên tục trong 3 ngày liền
ở tuần thứ 2, 3 và 4.
Liều trị: 1 g pha trong 1 lít nước cho uống liên tục trong 3 ngày liền.
- Anticoccid: trong 20gr thuốc có:
Diaveridi: 5,45gr.
Sulphaquinoxalin: 5,46gr.
Trimethoprim: 2,0gr.
Thuốc có tác dụng đặc trị cầu trùng gà, thỏ, bê, nghé và phòng các
bệnh rối loạn ỉa chảy.


20
Cách dùng: trộn vào thức ăn hoặc pha nước cho uống.
Liều phòng: 1,5gr pha với 1 lít nước, liều trị gấp đôi.
- Baycox: 2,5% dung dịch uống của hãng Bayer, tác dụng chống lại các
loại cầu trùng.
Liều phòng 1ml Baycox 2,5% pha với 1 lít nước uống trong 48h vào
các ngày tuổi 9 - 10, 16 - 17, 23 - 24.
Trong 100g thuốc Baycox chứa 2,5g Toltrazuril.
- Regecocin:
Là thuốc trị cầu trùng có tên thương phẩm là coyden. Ngoài tác dụng
chống cầu trùng, thuốc còn có tác dụng kích thích sinh trưởng giúp gia cầm
tận dụng tốt thức ăn.
Thuốc có thể trộn với thức ăn hoặc hoà vào nước cho uống:
Liều dùng: 1g pha với 8 lít nước.
Liều chữa: 1g pha với 4 lít nước
Nhưng hiện nay gà nuôi đã dùng Rigecoccin phòng trị với thời gian dài

cầu trùng đã có khả năng kháng thuốc nên trong chăn nuôi người ta đã dùng
tăng liều:
Liều phòng: 1g/4 lít nước
Liều chữa: 1g/2 lít nước.
Ngoài ra còn rất nhiều các loại thuốc khác như: Esb
3
, Cocci-stop,
Sulfutyl, Avicocc, Deccox
Nhìn chung các loại thuốc chống cầu trùng đều có chứa thành phần của
Sunfamid, nó có chứa nhóm chức Sulfonanmid R-SO
2
-NH
2
.
Chúng đều có tác dụng ức chế và kìm hãm sự phát triển của cầu trùng.
Để hạn chế bệnh cầu trùng chúng ta phải dùng thuốc với liều phòng liên tục
cho gà từ 5 ngày  60 ngày, sau đó nếu nuôi gà đẻ thì tháng nào cũng phải
dùng định kỳ. Khi gà bị bệnh tăng gấp 2, đến 3 lần liều phòng.
2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về bệnh cầu trùng gia súc gia cầm trong nước có nhiều tác
giả tiến hành nghiên cứu.


21
Theo Từ Quang Hiển (1995) [2] cho biết bệnh cầu trùng trong chăn
nuôi gia cầm rất đa dạng, nó gắn liền với điều kiện vệ sinh chuồng trại, chăm
sóc nuôi dưỡng kém, chăn nuôi gà trên lồng cầu trùng ít gây tác hại, phát triển
kém hơn nuôi gà nền đệm nót.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4] và các tác giả đều kết luận rằng:

bệnh cầu trùng gây tác hại lớn cho chăn nuôi gà nhất là gà công nghiệp với
mật độ cao. Bệnh gây tác hại lớn cho gà con từ 1-4 tuần tuổi. Gà sau khi bị
bệnh khó hồi phục sức khoẻ còi cọc, chậm lớn.
Khi nuôi dưỡng quản lý không tốt sẽ tạo điều kiện cho cầu trùng phát
triển và gây bệnh nặng, thức ăn thiếu sinh tố cũng là điều kiện thuận lợi cho
cầu trùng phát triển rầm rộ. Nuôi gà trong môi trường ẩm thấp, sân chơi quá
nhỏ, thức ăn kém, vệ sinh kém là điều kiện thuận lợi cho cầu trùng phát triển
và lây lan mạnh.
Dùng thuốc trị cầu trùng: Cocci-stop-Esb
3
pha 1gr với 1lít nước cho
uống, dùng từ 3-5 ngày. Sau vài ngày nếu còn triệu chứng lâm sàng thì cho
uống tiếp. Cũng nghiên cứu về cách dùng thuốc phòng bệnh cầu trùng, Lê
Văn Năm (1999) [7] đưa ra nguyên tắc sau: "nguyên tắc phòng bệnh cầu trùng
bằng thuốc phải dùng từ 5 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi đối với gà thịt. Sau đó
cứ một tháng phải tiếp tục dùng thuốc 3 - 4 ngày kể cả thời gian gà đẻ”. Việc
dùng thuốc phải đúng theo chỉ dẫn mới đạt kết quả như:
- Đối với Regecoccin dùng 1,25gr đến 2,5gr/10kg thức ăn liên tục từ 5 -
60 ngày tuổi.
- Anticoc liều phòng 1g pha với 1 lít nước dùng vào các ngày 5-8; 15-
18; 21-24; 28-30; 38-40; 51-52; 60-62 ngày tuổi.
Khi bệnh nổ ra tăng liều lên gấp đôi để điều trị, sau khi bệnh khỏi phải
tiếp tục duy trì liều phòng đúng như chỉ dẫn của từng loại thuốc.
Theo tác giả bệnh cầu trùng xảy ra còn mở đường cho vi trùng xâm
nhập dẫn đến gà bị bội nhiễm cầu trùng với các bệnh khác như:
- Cầu trùng ghép E.coli.
- Cầu trùng ghép Bạch lị và Phó thương hàn.
- Cầu trùng với CRD, với Tụ huyết trùng, với Newcastle, Gumboro

×