Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
MỤC LỤC
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 1
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
LỜI MỞ ĐẦU
Con người muốn sống, tồn tại và phát triển thì trước hết phải phát triển kinh
tế, xã hội. Phát triển kinh tế xã hội là nhu cầu của mỗi quốc gia nhưng cần phải có
sự phát triển bền vững, phát triển luôn cân bằng giữa ba yếu tố: kinh tế - môi trường
- xã hội. Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế của đất nước đang tăng trưởng mạnh,
đời sống nhân dân được nâng cao trong đó vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường
nhận được sự quan tâm của Nhà nước cũng như các tổ chức, thu hút nhiều dự án
đầu tư và chương trình phát triển nhằm giải quyết một cách tốt nhất vấn đề nước
sạch và vệ sinh môi trường nói chung và vấn đề cung cấp đầy đủ nước cho nhân dân
cả về chất và lượng nói riêng. Đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn
là trách nhiệm của toàn xã hội.
Nước là một phần của cuộc sống con người, là nhu cầu không thể thiếu được
trong đời sống sinh hoạt và sản xuất. Ngoài các mục đích dùng cho ăn uống, vệ
sinh, các hoạt động vui chơi, giải trí, các hoạt động công cộng thì nước cấp còn
dùng cho các quá trình làm lạnh, sản xuất thực phẩm trong công nghiệp Tuỳ theo
mức độ phát triển của công nghiệp, tuỳ vào đặc điểm từng ngành công nghiệp, mức
sinh hoạt cao hay thấp của mỗi người mà nhu cầu về nước và chất lượng nước khác
nhau.
Thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình là một địa danh thuộc vùng Duyên
hải miền Trung, nơi có khí hậu khắc nghiệt với các đợt hạn hán kéo dài, các đợt gió
bão thường xuyên. Vì vậy, nước sạch là một vấn đề càng trở nên bức thiết đối với
nhu cầu sống và hoạt động của người dân nơi đây. Do đó, việc nghiên cứu tìm giải
pháp cấp nước cho khu vực trong giai đoạn tới là rất cấp thiết.
Là sinh viên ngành công nghệ môi trường, với những kiến thức đã học được
trong 5 năm học, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS. TS Đặng Xuân Hiển em đã
thực hiện đề tài: “Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng
Hới mở rộng”. Với đề tài này em mong muốn sẽ củng cố được nhiều kiến thức cho
bản thân, học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn, và hy vọng là đề tài của mình sẽ có
tính thiết thực, một phần nào góp phần xây dựng quê hương.
Các nội dung chính của đề tài bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu chung về tình hình cấp nước trên thế giới và Việt Nam,
đồng thời giới thiệu về một số đặc điểm của thành phố Đồng Hới
Chương 2: Cơ sở thiết kế hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới
Chương 3: Nguồn nước và công nghệ xử lí nước mặt
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 2
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
Chương 4: Tính toán, thiết kế hệ thống dây chuyền xử lý nhà máy nước giai
đoạn 2010 – 2020.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do khối lượng kiến thức khá lớn nên khó
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo góp ý để đồ án của em
được hoàn thiện hơn.
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 3
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ CẤP NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Hiện trạng sử dụng nước trên toàn cầu
Nước vừa là nguồn tài nguyên thiết yếu, vừa là nguồn tài nguyên đặc biệt, sự
phân bố của nó không hề tương ứng với nhu cầu sử dụng của con người. Nước bao
phủ 71% diện tích của quả đất, trong đó có 97% là nước mặn, 3% là nước ngọt.
Nước không chỉ giữ cho khí hậu tương đối ổn định, pha loãng các yếu tố gây ô
nhiễm môi trường mà còn là thành phần cấu tạo chính trong cơ thể sinh vật, chiếm
từ 50% - 97% trọng lượng cơ thể, chẳng hạn ở người nước chiếm 70% cơ thể còn
sứa biển thì nước chứa đến 97% trọng lượng cơ thể.
Nước ngọt sử dụng được cho cấp nước khoảng 1/3 trong tổng lượng nước
ngọt có thể sử dụng được trên hành tinh khoảng 0,3%. Lượng nước ngọt còn lại
không sử dụng được là do lượng nước này nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng
băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa, bị ô nhiễm…
Ngay từ xa xưa, loài người đã nhận thấy rõ vai trò quan trọng của nước đối với
sự sống trên Trái Đất, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ
hoặc một quốc gia. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người thì các nền văn
minh lớn của nhân loại đều xuất hiện và phát triển trên lưu vực các con sông lớn
như: nền văn minh Lưỡng hà ở Tây Á nằm ở lưu vực hai con sông lớn là Tigre và
Euphrate (thuộc Irak hiện nay); nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil; nền văn
minh sông Hằng ở Ấn Độ; nền văn minh Hoàng hà ở Trung Quốc; nền văn minh
sông Hồng ở Việt Nam… đã chứng minh sự gắn bó chặt chẽ giữa nước với nhân
loại.
Để tồn tại và phát triển, con người phải tác động vào tự nhiên để sản xuất ra
của cải vật chất phục vụ cho đời sống, tuy nhiên vì dân cư còn thưa thớt, phương
thức sản xuất còn kém phát triển và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên sự tác động của
con người vào tự nhiên đặc biệt là môi trường nước vẫn nằm trong giới hạn chịu
đựng. Do nước có khả năng tự làm sạch thông qua các quá trình biến đổi lý hoá sinh
học tự nhiên như: hấp phụ, lắng, lọc, tạo keo, phân tán, biến đổi có xúc tác sinh học,
oxy hoá khử, phân ly hay các quá trình trao đổi chất… để có thể phục hồi lại chất
lượng ban đầu của nó nên con người có thể sử dụng nước trực tiếp mà không cần
phải qua khâu xử lý.Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô tận và cứ như
thế qua một thời gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan trọng.
Trong vài thập niên trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự bùng
nổ dân số, công nghiệp hoá, đô thị hoá làm cho nhu cầu sử dụng nước cho sinh
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 4
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
hoạt, cho sản xuất công nghiệp tăng lên một cách mạnh mẽ, đồng thời với nó là
lượng chất thải đưa vào nước quá nhiều, vượt quá khả năng giới hạn tự làm sạch đã
làm cho nguồn nước tự nhiên bị ô nhiễm và hao kiệt dần.
Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp,
nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước tính, bình quân
trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử dụng cho
công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10% cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu nước
sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia.
Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn
nước. Dân số tăng nhanh đòi hỏi lượng lương thực, thực phẩm, các loại hình dịch
vụ đáp ứng nhu cầu sinh sống của con người cũng phải tăng lên. Càng ngày càng
nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên, càng nhiều thuốc trừ sâu, phân bón, hoá chất
được sử dụng cho nông nghiệp. Trong khi đó ý thức bảo vệ môi trường của con
người lại quá thấp, các chất thải công nghiệp chưa được xử lý đã thải trực tiếp ra
các sông, suối, ao hồ…đất nông nghiệp được sử dụng mà không kịp phục hồi…
Mức sử dụng nước ở một số đô thị trên thế giới được thể hiện ở bảng 1.1 [1]
Bảng 1.1: Mức sử dụng nước ở một số đô thị trên thế giới.
Nước Địa danh Năm Mức tiêu dùng l/người.ngày
Phần Lan Hensiki 1963 Trung bình 360
Pháp
Khu vực nông thôn
Thành phố
1963 Trung bình
126
245
NaUy Oslo 1963
Tổng tiêu dùng trung bình
Riêng sản xuất công nghiệp
580
230
Áo Viên 1969
Tổng tiêu dùng trung bình
Lớn nhất
313
416
Thuỵ Điển
Stockholm
Basel
1961
1968
Tiêu dùng lớn nhất
Trung bình
Trong sinh hoạt
Công nghiệp
Cho các nhu cầu khác
Trung bình
422
337
198
102
37
720
Thuỵ Sĩ Zurich 1961 Trung bình 420
Mỹ
Los Angeles
Chicago
1960
1961
Trung bình
Trung bình
630
875
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 5
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
Sự phát triển ngày càng tăng của nền công nghiệp trên toàn thế giới đòi hỏi
nhu cầu về nước càng tăng, đặc biệt là đối với một số ngành như công nghiệp chế
biến lương thực thực phẩm, luyện kim, giấy, hoá chất, dầu mỏ…Chỉ năm ngành này
đã tiêu khoảng 90% lượng nước sử dụng cho công nghiệp.
Nước rất cần thiết cho nông nghiệp, cho sự sống và phát triển của các loại cây
lương thực như lúa gạo, lúa mì, lúa mạch, ngô, khoai, sắn… Phần lớn nhu cầu về
nước được thỏa mãn nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ
sung bởi nước sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô.
Người ta ước tính mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu
được trong quá trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 m
3
nước, 1 tấn gạo cần đến 4.000 m
3
nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000 m
3
nước.
Sở dĩ cần số lượng lớn nước như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá trình thoát
hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của lớp nước mặt trên đồng ruộng, sự ngấm của
nước xuống các lớp đất bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông
nghiệp.
1.1.2. Tình hình cấp nước sạch ở Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình cấp nước đô thị, những tồn tại và thách thức
Hiện nay tỉ lệ dân số được cấp nước sạch tại các đô thị trong nước còn rất
thấp, từ 60 – 70% đối với đô thị loại một, từ 40 – 50% đối với đô thị loại hai và loại
ba. Còn đối với các thị trấn, đô thị loại bốn và năm thì hầu hết chưa được cấp nước
sạch, hiện người dân vẫn phải sử dụng nước từ các giếng khoan nông, bơm tay, một
số nơi còn dùng nước ở giếng lộ thiên.
Trong những năm qua, hệ thống cấp nước đô thị Việt Nam đã được Đảng,
Chính phủ quan tâm đầu tư cải tạo và xây dựng. Nhờ vậy tình hình cấp nước đã
được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên cho đến nay thì tình hình cấp nước đô thị vẫn còn
nhiều bất cập:
- Tỷ lệ cấp nước còn thấp, trung bình đạt 45% dân số đô thị được cấp nước;
- Công suất thiết kế một số nơi chưa phù hợp với thực tế, nhiều nơi thiếu nước
nhưng cũng có những đô thị thừa nước, chưa sử dụng hết công suất;
- Tỷ lệ thất thoát nước còn cao, nhiều đô thị có tỷ lệ thất thoát cao nước cao
như Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Tĩnh, Vinh…;
- Chất lượng nước: tại nhiều nhà máy nước đầu ra chưa đạt tiêu chuẩn qui
định, chất lượng nước bị ô nhiễm nặng nề;
- Cơ chế chính sách ngành nước còn nhiều bất cập, đặc biệt là cơ chế tài chính,
giá nước chưa phù hợp;
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 6
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
- Mô hình tổ chức, quản lý vận hành, đào tạo, nâng cao năng lực nguồn nước
cũng còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. [2]
1.1.2.2. Tình hình cấp nước sạch ở nông thôn
Hơn 70% dân số nước ta đang sống ở nông thôn. Vì sống cách xa vùng trung
tâm nên cuộc sống người dân nông thôn còn nhiều thiếu thốn và vấn đề nước sạch
chưa được quan tâm đúng mức. Người dân nông thôn từ bao đời nay đã tự giải
quyết nhu cầu dùng nước sạch của mình bằng những giải pháp mà nó phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên của từng vùng.
Vì điều kiện kinh tế và tầm nhận thức của người dân nông thôn về nước sạch
là chưa đầy đủ nên hiện tượng sử dụng nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo và có
khả năng gây hại cho sức khoẻ đang diễn ra ở nhiều nơi. Đây là tình trạng đáng lo
ngại của việc sử dụng nước của người dân nông thôn Việt Nam hiện nay. Cần phải
có biện pháp trợ giúp người dân nông thôn trong việc nhận thức đầy đủ về tầm quan
trọng của nước sạch, thông tin về nguồn nước họ đang sử dụng và những giải pháp
cung cấp nước sạch đến với họ.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe cộng đồng, từ
nhiều năm nay Đảng và nhà nước ta đã hết sức quan tâm đến vấn đề cung cấp nước
sạch cho nhân dân trong đó có cả vùng nông thôn và thành thị. Chính vì vậy, từ
những năm 60 Chính phủ Việt Nam đã có chương trình tuyên truyền, xây dựng
giếng nước nông thôn và nhà vệ sinh để cải thiện vấn đề nước sạch và vệ sinh môi
trường.
Tỷ lệ dân vùng nông thôn được cấp nước sạch và nước an toàn với tiêu chuẩn
50 lít/người/ngày là từ 40 – 60%, phụ thuộc vào từng vùng. Nhiều vùng nông thôn,
đặc biệt là khu vực miền núi và Đồng bằng sông Cửu Long còn gặp nhiều khó khăn
về tiếp cận nguồn nước sạch. [3]
1.1.3. Ảnh hưởng của chất lượng nước đến sức khỏe cộng đồng và nền kinh
tế xã hội
1.1.3.1. Ảnh hưởng của chất lượng nước đến sức khỏe cộng đồng
Ô nhiễm nguồn nước tác động trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Nhìn
chung, sử dụng nguồn nước không đảm bảo về chất lượng sẽ gây bệnh cho người,
gồm hai loại:
Các bệnh liên quan đến chỉ tiêu hoá học: Những bệnh này được gây ra bởi
nguyên nhân là sự vượt quá nồng độ cho phép của các yếu tố hoá học có trong
nguồn nước. Sự vượt quá nồng độ cho phép của một thông số nào đó cũng có thể
gây ra các triệu chứng, bệnh tật cho con người. Ví dụ:
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 7
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
- Hàm lượng Flo trong nước uống quá cao so với mức cho phép sẽ gây tác hại
làm hỏng men răng và chảy máu chân răng. Bệnh này thường gặp ở các nước thuộc
vùng Đông Phi như Kenya, Ethiopya, Somali, Tanzania…;
- Hàm lượng nitrit trong nước quá cao sẽ gây hại bằng cách oxy hóa
Hemoglobin (thành phần sắc tố đỏ của máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy) thành
Methemoglobin là chất không có khả năng vận chuyển oxy trong máu, gây ngạt thở.
- Hàm lượng các chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các hợp
chất hữu cơ bề vững (POP)… trong nước uống sẽ tích tụ lại trong cơ thể và gây ung
thư, ảnh hưởng đến di truyền…
Các bệnh liên quan đến chỉ tiêu vi sinh vật: Nước là môi trường thuận lợi
cho vi sinh vật xâm nhập và gây bệnh cho con người. Việc thiếu nước sinh hoạt và
sử dụng nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường ruột
và ngoài da như dịch tả, thương hàn, giun sán, bại liệt, siêu vi trùng, đau mắt hột,
ghẻ lở…Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, làm thiếu máu, thiếu sắt, gây kém phát
triển, tử vong, nhất là ở trẻ em.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có trên 3,4 triệu người chết vì
những bệnh có liên quan đến nước bị ô nhiễm, biến nước trở thành là một trong
những nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Riêng đối
với trẻ em, hàng ngày có khoảng 4.500 trường hợp tử vong vì nguồn nước ô nhiễm
và thiếu điều kiện vệ sinh cơ bản. [4]
1.1.3.2. Ảnh hưởng của chất lượng nước đến nền kinh tế - xã hội
Nước sạch là một trong những điều kiện cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế phát
triển và đảm bảo ổn định xã hội. Để thấy rõ vai trò quan trọng của việc cung cấp
nước sạch đối với nền kinh tế xã hội, ta xem xét một số khía cạnh sau:
- Trong hoạt động của dân chúng: Nước sạch cần thiết cho sự sống của tất cả
các sinh vật, trong đó có con người. Con người muốn sống, tồn tại và phát triển thì
không thể không cần đến nước. Như chúng ta đã biết, thiếu nước sạch, người dân
dùng nước ô nhiễm sẽ gây nên các bệnh cấp tính hay mãn tính rất nguy hiểm đến
tính mạng. Khi tình trạng này xảy ra thì sẽ làm tăng chi phí an sinh vào các dịch vụ
khám chữa bệnh, phòng chống bệnh tật cho dân chúng dẫn đến sự thiệt hại lớn về
kinh tế, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội.
- Nước sạch đối với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng cao, hải đảo hay hẻo lánh
cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Điều đó không chỉ đảm bảo cho sức khỏe người dân
mà còn có ý nghĩa là làm cho những người dân gắn bó và xây dựng quê hương, bản
làng. Giải thoát được sự nhọc nhằn do phải đi tìm nước sinh hoạt là một yếu tố
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 8
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
tránh hiện tượng di dân bất hợp pháp của những người dân những vùng này đến
những thành thị.
- Trong lĩnh vực ngành công nghiệp: Bất cứ một ngành công nghiệp nào cũng
cần đến nước sạch. Mỗi loại hình công nghiệp, mỗi loại sản phẩm có yêu cầu chất
lượng và số lượng khác nhau. Nước sạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một
số ngành công nghiệp như công nghiệp thực phẩm bởi nó liên quan trực tiếp đến
chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng. Khi
sản phẩm làm ra không đảm bảo chất lượng và vệ sinh thì sẽ gây hại cho sức khoẻ
cộng đồng và tác động lớn đến sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
- Trong lĩnh vực ngành nông nghiệp: Phần lớn nước dùng cho các hoạt động
trong nông nghiệp. Thiếu nước cung cấp cho nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đến hiệu
suất và chất lượng của nông sản. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của
nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Trong lĩnh vực dịch vụ: Hầu hết các ngành dịch vụ cần nhu cầu nước sạch
cho lĩnh vực hoạt động của mình như các ngành du lịch, các công viên, khu vui
chơi, khách sạn, nhà nghỉ…
1.1.4. Các loại nguồn nước dùng để cấp nước
Để cấp nước sạch có thể khai thác các nguồn nước thiên nhiên (thường gọi là
nước thô) từ nước mặt, nước ngầm, nước biển.
1.1.4.1. Nước mặt
Bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sông suối. Nước mặt
bao gồm cả dòng chảy trên mặt đất, các dòng chảy này thường xuyên tiếp xúc với
không khí, chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như: thời tiết, điều kiện môi
trường xung quanh, địa hình nơi mà dòng nước chảy qua và cả tác động của con
người khi khai thác, sử dụng nguồn nước như các hoạt động trong công nghiệp,
nông nghiệp, khai thác khoáng sản, đánh bắt thủy hải sản… Vì vậy nước mặt có các
đặc trưng sau:
- Chứa khí hòa tan, đặc biệt là oxy;
- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao đầm,
hồ do xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước có nồng độ
thấp và chủ yếu ở dạng keo;
- Có hàm lượng chất hữu cơ cao;
- Có sự hiện diện của nhiều loại tảo;
- Chứa nhiều vi sinh vật.
1.1.4.2. Nước ngầm
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 9
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
Được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ
thuộc vào thành phần khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do đó khi
nước chảy qua các địa tầng chứa cát và granit thường có tính axit và chứa ít chất
khoáng. Khi nước ngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng
và độ kiềm hydrocacbonat khá cao. Ngoài ra đặc trưng chung của nước ngầm là:
- Độ đục thấp;
- Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định;
- Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO
2
, H
2
S,…;
- Chứa nhiều khoáng chất hòa tan, chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, flo;
- Không có sự hiện diện của vi sinh vật.
1.1.4.3. Nước biển
Nước biển thường có độ mặn rất cao, hàm lượng muối trong nước biển thường
thay đổi theo vị trí địa lí như: cửa sông, gần hay xa bờ, ngoài ra trong nước biển
thường chứa nhiều chất rắn lơ lửng.
Ngoài ra còn sử dụng các loại nguồn nước khác như: nước lợ, nước khoáng,
nước mưa để cấp nước cho sinh hoạt.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 10
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
Thành phố Đồng Hới, tỉnh lỵ Quảng Bình nằm trên quốc lộ 1A, có vị trí địa lý
17
o
21
’
vĩ độ bắc và 106
o
10
’
kinh độ đông. Thành phố có vị trí trung độ của tỉnh
Quảng Bình, cách vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 50km, cách khu du lịch
suối Bang 50km, cách cụm cảng biển Hòn La 60km và cửa khẩu quốc tế Cha Lo
180km, Đồng Hới nằm ngay trên bờ biển, có sông Nhật Lệ chảy giữa lòng thị xã, bờ
biển với chiều dài 12km về phía đông thành phố và hệ thống sông, suối, hồ, rừng
nguyên sinh ở phía tây thành phố rất thích hợp cho phát triển du lịch, nghỉ ngơi, giải
trí. Đồng Hới là một thành phố có cảnh quan tự nhiên đa dạng, môi trường sinh thái
rất tốt.
Phạm vi hành chính:
- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch;
- Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh;
- Phía Đông giáp biển Đông;
- Phía Tây giáp huyện Bố Trạch và huyện Quảng Ninh.
1.2.1.2. Địa hình
Địa hình thành phố Đồng Hới hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85%
tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái
cơ bản: vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.
Phần phía Đông sông Nhật Lệ là vùng cát Bảo Ninh, phía Tây chia làm 5 khu vực
chính:
- Khu vực 1 và 4: Gồm khu trung tâm thành phố và khu Phú Hải, Đức Ninh,
Đức Ninh Đông phân bố hai bên quốc lộ 1A và đường Lê Lợi;
- Khu vực 2: Khu Bắc Lý và Nam Lý, nằm ở phía Tây thành phố, có đường sắt
quốc gia chạy qua;
- Khu vực 3: Khu Đồng Sơn, Thuận Đức, Nghĩa Ninh, Bắc Nghĩa nằm về 2
phía Đông và Tây đường 15A;
- Khu vực 5: Khu Lộc Ninh, Hải Thành.
1.2.1.3. Khí hậu
Thành phố Đồng Hới – Quảng Bình nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
vùng chuyển tiếp khí hậu miền Bắc và miền Nam. Khí hậu được chia làm hai mùa
rõ rệt: nóng và lạnh. Mùa hè nắng nóng, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam tràn
từ Lào sang, mùa thu mưa nhiều gây lũ lụt và mùa đông lạnh giá.
Các số liệu thống kê tại các trạm khí tượng từ năm 1960 đến nay cho thấy:
Nhiệt độ không khí trung bình qua nhiều năm là 24-27
o
C, cao nhất vào mùa hè: 28-
37
o
C (có khi lên đến 41
o
C); mùa đông: 18-22
o
C (thấp nhất là 8-12
o
C) Tổng số ngày
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 11
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
nắng: 226 ngày/năm, số giờ nắng trung bình là 175 giờ/tháng. Độ ẩm trung bình:
83-85%, cao nhất là 87%, thấp nhất vào mùa hè, có ngày xuống 50%.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình 2.261 mm/năm; các tháng có lượng mưa
lớn là tháng 9, 10, 11 (lượng mưa trung bình các tháng này là 360-644 mm/tháng);
các tháng ít mưa là tháng 1, 2, 3, 4 (lượng mưa trung bình từ 49-54 mm/tháng).
1.2.1.4. Địa chất
Địa tầng thành phố kết cấu bằng đá phiến, cát kết, sạn kết, thuận lợi cho việc
xây dựng các công trình.
1.2.1.5. Thủy văn
Nguồn nước dưới đất khu vực Đồng Hới chỉ trong tầng Holoxen và tầng
Neogen ở Lộc Ninh. Hiện nay, nhiều hộ gia đình vẫn sử dụng nước giếng khoan để
sinh hoạt.
Nguồn nước mặt ở khu vực thành phố Đồng Hới tương đối phong phú. Chế độ
thủy văn được đặc trưng bởi dòng chảy sông Nhật Lệ và 3 sông nhỏ khác: Mỹ
Cương, Lệ Kỳ, Cầu Rào. Thành phố còn có các hồ chứa nước như Bàu Tró, hồ Phú
Vinh, hồ Đồng Sơn, hồ Trạm, hồ Lộc Ninh, hồ Thành.
1.2.2. Dân số và tình hình phát triển kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Dân số
Thành phố Đồng Hới là trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị của tỉnh Quảng
Bình. Đồng Hới có 10 phường và 6 xã với tổng số dân tính đến năm 2007 là
107.187 người, mật độ dân số trung bình là 688 người/km
2
.
Theo niên giám thống kê thành phố Đồng Hới năm 2008 thì dân số và cơ cấu
dân số thành phố Đồng Hới như sau:
Bảng 1.2: Dân số và cơ cấu dân số thành phố Đồng Hới [5]
Dân số trung bình Diện tích
(km
2
)
Mật độ
(người/km
2
)
Tổng số Nữ
TỔNG SỐ
I. Nội thành
Đồng Sơn
Đồng Phú
Phú Hải
Hải Thành
Nam Lý
Bắc Lý
Hải Đình
Đồng Mỹ
Bắc Nghĩa
Đức Ninh Đông
107.187
70.452
9.028
8.438
3.532
5.055
11.679
13.855
3.930
2.765
7.265
4.905
54.146
35.601
4.514
4.219
1.780
2.578
5.839
7.066
2.044
1.394
3.705
2.502
155,71
55,47
19,66
3,81
3,07
2,45
3,90
10,19
1,37
0,58
7,67
2,77
688
1.270
459
2.215
1.150
2.063
2.995
1.360
2.869
4.767
947
1.771
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 12
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
II.Ngoại thành
Nghĩa Ninh
Đức Ninh
Bảo Ninh
Lộc Ninh
Quang Phú
Thuận Đức
36.735
4.620
7.697
8.821
8.629
3.175
3.793
18.545
2.310
3.856
4.499
4.340
1.632
1.908
100,24
16,33
5,57
16,34
13,41
3,23
45,36
366
6283
1.382
540
643
983
84
1.2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Cùng với xu thế phát triển của tỉnh Quảng Bình, thành phố Đồng Hới đã có
nhiều biến chuyển tích cực trong những năm gần đây khi những tiềm năng của
Quảng Bình đang được khơi dậy. Giữa năm 2004, Đồng Hới được công nhận là đô
thị loại III kéo theo quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, hiện trạng cơ sở
hạ tầng được nâng cấp đáng kể, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cùng
với các hoạt động dịch vụ, thương mại phát triển mạnh mẽ.
1. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN)
Với sự đầu tư ngày càng nhiều của Trung Ương, tỉnh và sự tham gia của các
thành phần kinh tế, ngành CN - TTCN phát triển đa dạng, phong phú, từ những sản
phẩm có trình độ công nghiệp hiện đại đến những sản phẩm thủ công. Giá trị sản
xuất CN - TTCN năm 2003 là 326 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
giai đoạn 1999 ÷ 2003 của ngành CN - TTCN là 20,2%. Số lượng các doanh nghiệp
tăng nhanh. Các doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục được quan tâm đầu tư, nhờ đó mà
phát triển ổn định, giữ vai trò chủ đạo. Một số ngành nghề sản xuất có sự tăng
trưởng cao như công nghiệp chế biến thực phẩm tăng 19,9%, công nghiệp sản xuất
sản phẩm bằng kim loại tăng 23,08% Tập trung ở những ngành sản xuất khai thác
nguyên liệu tại địa phương: ngói lợp, gạch nung, sản phẩm chế biến từ hải sản…
Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan đã thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ của ngành sản xuất các sản phẩm như tôn lạnh, cửa hoa, nhôm kính,
khai thác cát sạn góp phần tăng tỷ trọng trong sản xuất CN - TTCN và giải quyết
việc làm cho người lao động.
Hiện tại, Đồng Hới đang hình thành 2 khu công nghiệp tập trung, thu hút các
nhà máy, xí nghiệp, công trình đến sản xuất kinh doanh:
- Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới với diện tích 150 ha, gồm các ngành
chế biến hải sản, lắp ráp điện tử, xe máy, hoá chất, may mặc, giày da
- Khu công nghiệp Tây Đồng Hới với diện tích 100 ha, gồm các nghề chế biến
lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí
Nhìn chung, trong cơ chế mới, sản xuất CN - TTCN thành phố phát triển
mạnh và đúng hướng, khai thác tích cực tiềm năng của địa phương, sản xuất ra
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 13
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
nhiều hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Đây là kết quả bước đầu
trong thực hiện chương trình phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn. Đặc biệt là
việc huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, sự năng động của các đơn vị sản
xuất. Nhiều cơ sở đã đầu tư cải tiến kỹ thuật, từng bước nâng cao sức cạnh tranh
của sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh lân cận, tăng cường xuất khẩu,
nhất là các sản phẩm chế biến hải sản, một trong những thế mạnh của Quảng Bình.
2. Thương mại, dịch vụ và du lịch
Như đã nói, Đồng Hới là trung tâm kinh tế của tỉnh, là đầu mối giao lưu với
các huyện, các tỉnh bạn, nằm trên các trục giao thông quan trọng, có nhiều thắng
cảnh, di tích lịch sử tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch (Quang Phú,
Nhật Lệ, Bảo Ninh). Những năm qua, thành phố đã phát huy tích cực lợi thế của địa
phương, mạng lưới thương mại, dịch vụ được mở rộng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá
thực hiện: 560 tỷ đồng, tăng 10,89% so với năm 2002. Đây là năm ngành thương
mại, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, hoạt động diễn ra khá sôi động, hàng hoá
dịch vụ đa dạng, phong phú, giá cả ổn định, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu
dùng và sản xuất của nhân dân. Để đạt được những thành quả đó, trên hết là nhờ
việc huy động tham gia kinh doanh của các thành phần kinh tế, đầu tư mở rộng
mạng lưới kinh doanh, tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh dịch vụ. Đến
nay, thành phố có 3.350 cơ sở kinh doanh dịch vụ, thu hút trên 4.000 lao động, tăng
240 cơ sở so với năm 2002. Thành phố đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng
chợ Đồng Hới giai đoạn II và sửa chữa nâng cấp một số chợ trên địa bàn. Hơn nữa,
tiếp tục chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh ở các chợ, thông qua
thực hiện đề án thành lập Ban Quản lý chợ thành phố Đồng Hới.
Với nhiều tiềm năng được thiên nhiên ban tặng, hoạt động du lịch ngày càng
phát triển mạnh mẽ. Tổng sản lượng vận chuyển năm 2003 đạt 901.000 tấn, tăng 6,8
% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải đạt 47.011 triệu đồng, tăng 13,4%. Hiện nay,
thành phố đã có khu du lịch Mỹ Cảnh - Bảo Ninh (300 tỷ đồng), công viên cầu Rào
(150 tỷ đồng) và một số khách sạn cao tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
(Các thông tin trong mục 1.2 lấy từ tài liệu [6])
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 14
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
2.1. QUY HOẠCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐỒNG
HỚI
2.1.1. Mục tiêu phát triển
Mục tiêu xây dựng phát triển thị xã để xứng đáng với vai trò thành phố tỉnh lỵ,
trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - khoa học kĩ thuật của tỉnh, là nơi sản xuất
CN - TTCN, thương mại, dịch vụ tập trung, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của toàn tỉnh và trong khu vực theo hướng công nghiệp hóa - hiện
đại hóa. Đảm bảo ổn định chính trị, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế và xây
dựng cơ sở hạ tầng với tốc độ nhanh, phấn đấu đưa mức sống của nhân dân thành
phố đạt trung bình trở lên so với các đô thị trong vùng .
2.1.2. Dự báo phát triển
2.1.2.1. Dự báo dân số
Bảng 2.1: Hiện trạng và dự báo dân số
TT Danh mục
Năm
Đơn vị
2006 2007 2010 2020
1 Tổng 103.988 107.187 120.000 196.600 Người
2 Nội thị 68.165 70.452 80.880 117.000 Người
3 Ngoại thị 35.822 36.735 39.120 79.600 Người
2.1.2.2. Phát triển công nghiệp
Trên cơ sở đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
tây bắc Đồng Hới đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt. Tại đây tập trung phát
triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông lâm nghiệp và vật liệu xây dựng.
Phục hồi và phát triển một số mặt hàng tiểu thủ công mỹ nghệ truyền thống để
phục vụ phát triển công nghiệp cơ khí nhỏ, công nghiệp theo tinh thần đề án phát
triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn của thành phố, phát triển theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phục vụ du lịch và nông nghiệp trong tỉnh
và khu vực.
Cải tạo, xây dựng và nâng cấp thêm các nhà máy: Nhà máy gạch ngói Thành
Đạt, nhà máy gạch Bloc, xí nghiệp chế biến Kaolin Đồng Hới, nhà máy sứ vệ sinh,
xí nghiệp sản xuất đá ốp lát Cranit,nhà máy nhựa xây dựng, phân xưởng phủ nhựa
thanh nhôm, xí nghiệp sửa chữa và đóng tàu thuyền, xí nghiệp may xuất khẩu, dự
án lắp ráp xe IKD…
2.1.2.3. Phát triển dịch vụ
Củng cố các đơn vị thương nghiệp quốc doanh bán buôn.
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 15
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
Tiếp tục phát triển mạnh thương mại khu vực trung tâm, kết hợp cho trung tâm
thành phố, chợ Nam Lý hình thành trung tâm thương mại dịch vụ chính của thành
phố, đồng thời đầu tư phát triển mạnh các chợ ở phường, xã.
Phát triển các khách sạn, nhà hàng và dịch vụ gồm: Khu du lịch Mỹ Cảnh –
Bảo Ninh, siêu thị Đồng Hới, cải tạo bãi tắm Nhật Lệ, nâng cấp và xây dựng mới
khách sạn đủ tiêu chuẩn cho khách quốc tế và trong nước… Khuyến khích phát
triển và quản lý chặt chẽ hệ thống khách sạn tư nhân, lập các tuyến du lịch.
2.1.2.4. Dự báo nhu cầu đất xây dựng đô thị Đồng Hới
Bảng 2.2: Hiện trạng và dự báo nhu cầu sử dụng đất
TT Hạng mục
Hiện trạng
năm 2005
Năm 2010 Năm 2020
1 Dân số nội thị
(Người)
63.047 80.880 117.000
2 Đất xây dựng nội thị
Diện tích (ha) 952,5 1.135 1.510
m
2
/ng 117,8 119,5 122,44
2.1.3. Định hướng phát triển
2.1.3.1. Cơ sở phát triển
Định hướng phát triển đô thị Đồng Hới được xác định trên cơ sở sau:
- Quan hệ vùng và hình thành động lực phát triển đô thị. Mối quan hệ trực tiếp
với khu trọng điểm kinh tế bắc Miền Trung, cảng biển và cửa khẩu quốc tế Cha Lo
– Nà Phàu tạo động lực cho đô thị phát triển mạnh mẽ về kinh tế, công nghiệp,
thương mại và dịch vụ;
- Tính chất phát triển đô thị: Được phát triển theo hai chức năng quan trọng là
trung tâm tổng hợp vùng tỉnh và trung tâm hỗ trợ chuyên ngành dịch vụ của khu
vực kinh tế trọng điểm khu vực;
- Dự báo phát triển dân số.
2.1.3.2. Định hướng phát triển không gian Đồng Hới
♦ Hướng phát triển của thành phố về các hướng:
- Hướng Tây: Mở rộng thành phố về phía Tây bằng cách sáp nhập khu vực
phía Nam Nông Trường Việt Trung;
- Hướng Đông: Giới hạn biển Đông;
- Hướng Bắc: Giới hạn lấy thêm một phần xã Nhân Trạch, Lý Trạch thuộc
huyện Bố Trạch;
- Hướng Nam: Giới hạn phường Phú Hải.
♦ Phát triển hệ thống các khu chức năng đô thị:
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 16
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
- Khu công nghiệp:
+ Cụm I: Khu công nghiệp tập trung phía tây bắc thành phố, quy mô cụm công
nghiệp này khoảng 100 ha. Khu vực này đã được qui hoạch chi tiết và đã có quyết
định phê duyệt, đang được tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng và một số xí nghiệp
công nghiệp như sau: công nghiệp chế biến nông hải sản, công nghiệp lắp ráp xe
máy, hóa chất, công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng… Trong khu
công nghiệp này nhất thiết phải có hệ thống công trình, thiết bị xử lý nước thải bẩn
trước khi thoát;
+ Cụm II: Phía tây bắc thành phố, thuộc xã Thuận Đức dành chủ yếu cho công
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và một số xí nghiệp chế biến gỗ, nhựa thông, các
xí nghiệp cơ khí vừa và nhỏ. Qui mô khoảng 105ha;
+ Cụm III: Phía bắc thành phố thuộc xã Lộc Ninh và một phần của các xã
Nhân Trạch, Lý Trạch là khu cụm kho phục vụ sân bay Đồng Hới, nơi tập trung các
xí nghiệp khai thác cao lanh, gạch men, may giày da xuất khẩu, lắp ráp hàng điện
tử…
- Kho tàng:
+ Cụm I: Dọc ga đường sắt, dành cho các kho trung chuyển đường sắt, kho
ngoại thương, xi măng, xăng dầu, các loại vật liệu xây dựng…;
+ Cụm II: Khu vực phía tây bắc thành phố là các kho phục vụ sân bay, kho
nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hóa phục vụ cho các nhà máy công nghiệp;
+ Cụm III: Khu vực phía nam thành phố (thuộc phường Phú Hải) là các kho
hàng lạnh phục vụ cảng cá Nhật Lệ.
- Các khu trung tâm công cộng:
+ Tổ chức phát triển và xây dựng hoàn thiện trung tâm hành chính các cấp:
Cấp hành chính tỉnh và thành phố bố trí tập trung tại trung tâm thành phố thuộc các
phường Hải Đình, Đồng Phú, Đồng Mỹ, cấp phường được bố trí phân bố theo địa
bàn hành chính các phường;
+ Tổ chức hệ thống trung tâm thương mại và dịch vụ công cộng bao gồm 2
trung tâm lớn toàn đô thị dọc đường Mẹ Suốt – Hương Giang – Ga và chợ Nam Lý,
hình thành siêu thị trung tâm trên đường Lý Thường Kiệt và trung tâm giới thiệu
sản phẩm CN – TTCN trên đường Hai Bà Trưng.
- Tổ chức hệ thống cây xanh đô thị bao gồm 3 trung tâm cây xanh công viên
lớn gồm: Công viên trung tâm Cầu Rào; công viên dọc bờ sông Nhật Lệ, chạy suốt
từ Cầu Dài đến của biển; khu du lịch Bàu Tró. Ngoài ra còn bao gồm các công viên
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 17
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
nhỏ phân bố trong các khu đô thị đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và thể
dục thể thao toàn đô thị.
- Tổ chức phát triển các khu dân cư: Cải tạo hệ thống nhà ở tại các xã Nghĩa
Ninh, phường Đồng Sơn và một phần của phường Bắc Lý, phường Nam Lý theo
kiến trúc nhà vườn nhằm vừa phát triển nhà ở, vừa cải tạo môi trường sinh thái đô
thị.
♦ Phát triển hệ thống hạ tầng đô thị:
- Tổ chức cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có đảm bảo tiêu
chuẩn đô thị loại III và tiến tới đô thị loại II. Trong đó chú trọng cải tạo hệ thống
thoát nước đô thị tiến tới xây dựng hệ thống riêng giữa thoát nước mưa và thoát
nước bẩn sinh hoạt.
- Tổ chức xây dựng mở rộng mạng lưới giao thông đô thị đảm bảo mật độ và
chất lượng bền vững đường đô thị.
- Tổ chức mạng lưới điện phủ kín địa bàn khu đô thị đảm bảo đủ cung cấp
năng lượng cho sản xuất, sinh hoạt của dân cư đô thị và chiếu sáng trên mạng lưới
đường phố.
- Tổ chức nâng cấp mở rộng công suất và mạng lưới đường ống cấp nước đảm
bảo cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt phát triển lâu dài của thành phố.
♦ Cây xanh và vườn hoa:
Để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và thể dục thể thao của đô thị theo chỉ
tiêu cây xanh của đô thị loại III, trong giai đoạn trước mắt cần tập trung xây dựng
phát triển cây xanh công viên đô thị và cây xanh sinh thái nâng qui mô diện tích cây
xanh đô thị lên 156 ha năm 2010, bao gồm các hạng mục sau:
- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các khu cây xanh công viên vườn hoa đã xây
dựng.
- Xây dựng mới các công viên vườn hoa sau: Công viên nút giao thông Trần
Hưng Đạo – Hữu Nghị, nút giao thông Lý Thường Kiệt – Lê Thành Đồng và các
công viên nhỏ trong các khu dân cư đô thị.
- Bước đầu xây dựng các khu công viên sinh thái: Công viên trung tâm Cầu
Rào, Làng văn hóa các dân tộc ở công viên Cầu Rào, hệ thống đài tưởng niệm công
viên khu vực nam Đồng Phú – Bắc Đức Ninh trên tuyến phân luồng 2 Chợ Ga – Lệ
Kì, hệ thống công viên tượng đài trên nút 3B – Đường Hồ Chí Minh…
Ngoài ra trong các khu ở hình thành các khu vườn cây xanh, đáp ứng yêu cầu
vui chơi sinh hoạt ho các cụm nhóm nhà ở. Trên các tuyến đường phố kết hợp với
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 18
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
việc xây dựng hoàn thiện các công trình ngầm tổ chức trong cây xanh đảm bảo yêu
cầu xanh, sạch, đẹp, đường phố đô thị.
♦ Các khu dân cư:
Trên cơ sở quĩ đất hiện trạng và quĩ đất mở rộng tạo bởi mở một số tuyến
đường mới và dự án qui hoạch và đầu tư xây dựng các khu nhà ở của thành phố cần
triển khai một số khu ở chủ yếu sau đây:
- Đối với những khu vực đất mới nằm trên tuyến Hữu Nghị - Chợ Ga, phía tây
tuyến Chợ Ga – Bình Phúc, Trần Quang Khải – Nam Lý – Trung Trương xây dựng
nhà chung cư, cấp đất dân cư, quản lý xây dựng theo lối kiến trúc biệt thự.
- Đối với những khu vực đã có dân cư ở nên duy trì hình thái nhà vườn, làng
đô thị hóa với mật độ xây dựng thấp 30% và tầng cao trung tâm 1,5 tầng.
(Các thông tin trong mục 2.1 lấy từ các tài liệu [7], [8])
2.2. HIỆN TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ
THỐNG CẤP NƯỚC
2.2.1. Hiện trạng cấp nước thành phố Đồng Hới
Thành phố Đồng Hới hiện có 2 nhà máy nước:
- Nhà máy nước Hải Thành có 9.000 m
3
/ngày đêm lấy nước từ hồ Bàu Tró cấp
nước cho phường Hải Đình, Đồng Mỹ, Hải Thành, Bắc Lý, Nam Lý và thị trấn
Quán Hàu với hệ thống ống dẫn nước D200-D300 có tổng chiều dài 14.785m. Hệ
thống ống phân phối D150-D100 gồm 26 tuyến, tổng chiều dài 20.073m.
- Nhà máy nước Phú Vinh có công suất 19.000 m
3
/ngày đêm lấy nước từ hồ
Phú Vinh và hệ thống đường ống dẫn 80 km phục vụ cho nhu cầu dùng nước của
Đồng Hới đến năm 2010 đạt tiêu chẩn 100 lít/người/ngày đêm. Tuyến ống gang
D150 mm cấp cho khu vực phường Phú Hải và Quán Hàu qua trạm bơm tăng áp đặt
tại ngã ba chợ Bắc Lý và phía nam cầu Dài cũng đã được lắp đặt.
Mạng lưới cấp nước thành phố Đồng Hới là mạng lưới tổng hợp kết hợp mạng
lưới cụt và mạng lưới vòng:
- Mạng lưới cụt là mạng lưới đường ống chỉ cung cấp nước cho bất kì một
điểm dân cư nào trên mạng lưới theo một hướng nhất định. Do địa hình các khu đô
thị Đồng Hới một số nơi mà áp dụng mạng lưới vòng chưa phù hợp vì cần kinh phí
lớn, chỉ có thể áp dụng khi dân cư đông đúc hơn, và áp dụng cho một số khu vực
nông thôn, dân số thấp chủ yếu là tuyến ống phân phối đưa nước vào các khu nhà ở.
Mạng lưới này dễ dàng phát hiện ra điểm có sự cố khi có hiện tượng mất nước hoặc
rò rỉ trên mạng lưới.
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 19
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
- Mạng lưới vòng là mạng lưới có thể cung cấp cho một điểm dân cư nào theo
hai hay nhiều hướng. Được áp dụng rộng rãi nhất trong cả nước cũng như ở Đồng
Hới vì những ưu điểm vượt trội của nó là cấp nước an toàn. Áp dụng cho các tuyến
ống chính và ống nối của thành phố, các khu du lịch, giải trí.
∗ Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nuớc:
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong xây dựng hệ thống cấp nước nhưng do
nhiều điều kiện khách quan như địa hình phức tạp, chi phí hạn chế, nên đến nay hệ
thống phân phối nước chất lượng còn không đảm bảo gây bẩn nước khi sử dụng; tỉ
lệ hao hụt trên các đường ống khá cao khoảng 30% (theo bảng thống kê hiện trạng
cấp nước tại nhà máy và kiểm soát tại hộ tiêu thụ năm 2007 và 2008); nước cứu hỏa
của thành phố chưa được chú trọng do qui hoạch đô thị đang còn nhiều vướng mắt.
Đến cuối năm 2008 nhiều phường, xã ở thành phố Đồng Hới chưa có qui
hoạch chi tiết đô thị nên đơn vị chưa thể lắp đặt đường ống dẫn nước về tận các gia
đình, vì thế gần 40% số hộ dân trên địa bàn không nước sạch sinh hoạt.
2.2.2. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống cấp nước
Thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình thuộc vùng duyên hải miền Trung là
vùng có khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra hạn hán thiên tai… làm cho
thành phố hay thiếu nước trong mùa khô. Cùng với hiện trạng cấp nước của thành
phố Đồng Hới như đã nêu trên thì không thể không có một hệ thống cấp nước hoàn
thiện đảm bảo cấp nước cho mọi hoạt động sống của người dân thành phố.
Với việc đáp ứng đầy đủ nguồn nước là điều kiện rất quan trọng cho việc phát
triển mọi mặt của nền kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của thành phố
Đồng Hới nói riêng.
2.3. XÁC ĐỊNH NHU CẦU DÙNG NƯỚC
2.3.1. Một số tiêu chí dùng nước
Công suất của một nhà máy cấp nước sinh hoạt và chữa cháy ở đô thị và các
điểm dân cư tùy theo điều kiện địa phương phải được tính toán để đảm bảo cấp
nước theo thời gian qui hoạch ngắn hạn là 10 năm và dài hạn là 20 năm và phải thỏa
mãn các yêu cầu sau:
- Nhu cầu dùng nước cho ăn uống sinh hoạt của khu vực xây dựng nhà ở và
các công trình công cộng;
- Tưới và rửa đường phố, quảng trường, cây xanh, cấp nước cho các vòi phun;
- Tưới cây trong vườn ươm;
- Cấp nước ăn uống, sinh hoạt trong các cơ sở sản xuất công nông nghiệp;
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 20
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
- Cấp nước sản xuất cho những cơ sở dùng nước đòi hỏi chất lượng nước như
sinh hoạt, hoặc nếu xây dựng hệ thống cấp nước riêng thì không hợp lý về kinh tế;
- Cấp nước chữa cháy;
- Cấp nước cho yêu cầu riêng của trạm xử lý nước;
- Cấp nước cho các yêu cầu khác, trong đó có việc súc rửa mạng lưới đường
ống cấp, thoát nước và lượng nước thất thoát trong quá trình phân phối và dùng
nước.
2.3.2. Dự báo nhu cầu dùng nước đến năm 2020
Lưu lượng ngày tính toán cho hệ thống cấp nước tập trung được xác định
theo công thức:
1 1 1 2 2 2
ày.
1000 1000
i i i
ng tb
q N f
q N f q N f
Q D D
× ×
× × + × × +
= + = +
∑
[9-3.3]
Trong đó:
+ q
i
: Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt lấy theo [9 – Bảng 3.1];
+ N
i
: Số dân tính toán ứng với tiêu chuẩn cấp nước q
i
;
+ f
i
: Tỉ lệ dân được cấp nước tính theo [9- Bảng 3.1];
+ D: Lượng nước tưới cây, rửa đường, dịch vụ đô thị, khu công nghiệp, thất
thoát, nước cho bản thân nhà máy xử lý nước được tính theo [9- bảng 3.1] và lượng
nước dự phòng. Lượng nước dự phòng cho phát triển công nghiệp, dân cư và các
lượng nước khác chưa tính được cho phép lấy thêm 5 – 10% tổng lưu lượng nước
cho ăn uống, sinh hoạt của điểm dân cư, khi có lý do xác đáng được phép lấy thêm
nhưng không quá 15%.
2.3.2.1. Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt
Thành phố Đồng Hới trong giai đoạn này sẽ là đô thị loại II và phấn đấu đảm
bảo tiêu chuẩn cấp nước đủ cho người dân theo qui hoạch:
1000
i i i
SH
q N f
Q
× ×
=
(m
3
/ngày) [9]
Trong đó:
+ q
i
: Tiêu chuẩn cấp nước cho một người dân, (l/người.ngày), q
i
= 150;
+ N
i
: Dân số tính toán, (người), N
i
= 196.600 người;
+ f
i
: Tỉ lệ dân được cấp nước, (%), f
i
= 99% ;
150 196.600 99%
29.195
1000
SH
Q
× ×
⇒ = =
(m
3
/ngày)
2.3.2.2. Nước phục vụ cho công cộng (tưới cây, rửa đường, cứu hỏa…),
Q
PVCC
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 21
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
10%
PVCC SH
Q Q= ×
, (m
3
/ngày) [9- bảng 3.1]
10% 29195 2.919,5= × =
(m
3
/ngày)
2.3.2.3. Nước cho công nghiệp dịch vụ trong đô thị, Q
CNDV
10%
CNDV SH
Q Q= ×
, (m
3
/ngày) [9- bảng 3.1]
10% 29.195 2.919,5= × =
(m
3
/ngày)
2.3.2.4. Nhu cầu dùng nước cho khu công nghiệp, Q
KCN
Tiêu chuẩn dùng nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp phải xác định trên cơ
sở những tài liệu thiết kế đã có, hoặc so sánh với các điều kiện sản xuất tương tự.
Khi không có số liệu cụ thể, có thể lấy trung bình:
- Đối với công nghiệp sản xuất rượu, bia, sữa, đồ hộp, chế biến thực phẩm,
giấy, dệt: 45 m
3
/ha/ngày.
- Đối với các ngành công nghiệp khác: 22 m
3
/ha/ngày. [9- 2.4]
Đồng Hới qui hoạch và phát triển khu công nghiệp là:
+ Cụm 1: Khu công nghiệp Tây Bắc thành phố tập trung ở phía tây bắc thành
phố;
+ Cụm 2: Khu công nghiệp phía tây xã Thuận Đức;
+ Cụm 3: Khu công nghiệp phía bắc thành phố thuộc xã Lộc Ninh.
Theo như qui hoạch, thì nhu cầu dùng nước của các cụm tương ứng là:
+ Cụm 1:
Tiêu chuẩn cấp: 45 m
3
/ha/ngày
Diện tích: 100 ha
Vậy nhu cầu dùng nước cho cụm I:
45 100 4.500
I
CN
Q = × =
(m
3
/ngày)
+ Cụm II:
Tiêu chuẩn cấp nước: 22 m
3
/ha/ngày.
Diện tích: 105ha
Vậy nhu cầu dùng nước cho cụm II là:
22 105 2.310
II
CN
Q = × =
(m
3
/ngày)
+ Cụm III:
Tiêu chuẩn cấp nước: 22 m
3
/ha/ngày
Diện tích: 100ha.
Vậy nhu cầu dùng nước cho cụm III là:
22 100 2.200
III
CN
Q = × =
(m
3
/ngày)
Vậy tổng nhu cầu dùng nước cho khu công nghiệp là:
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 22
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
4.500 2.310 2.200 9.010
I II III
CN CN CN CN
Q Q Q Q= + + = + + =
(m
3
/ngày)
2.3.2.5. Lượng nước thất thoát, Q
TT
10% ( )
TT SH PVCC CNDV CN
Q Q Q Q Q= × + + +
(m
3
/ngày) [9 - Bảng 3.1]
10% (29.195 2.919,5 2.919,5 9.010) 4.405= × + + + =
(m
3
/ngày)
2.3.2.6. Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước, Q
YCR
7% ( )
YCR SH PVCC CNDV CN TT
Q Q Q Q Q Q= × + + + +
, (m
3
/ngày) [9 - Bảng 3.1]
7% (29.195 2.919,5 2.919.5 9.010 4.405) 3.391= × + + + + =
(m
3
/ngày)
2.3.3. Qui mô công suất trạm
- Nhu cầu dùng nước tổng cộng là:
SH PVCC CNDV CN TT YCR
Q Q Q Q Q Q Q= + + + + +
29.195 2.919,5 2.919,5 9.010 4.405 3.391 51.840= + + + + + =
(m
3
/ngày)
- Theo tiêu chuẩn xây dựng TCXD 33:2006 thì lưu lượng nước tính toán trong
ngày dùng nước nhiều nhất và ít nhất ngày (m
3
/ngày) được tính theo công thức:
Q
ngày, max
=K
ngày, max
x Q
ngày, tb
Q
ngày, min
=K
ngày, min
x Q
ngày, tb
[9-3.3]
Trong đó:
K
ngày, max
, K
ngày, min
: Hệ số dùng nước không điều hòa ngày kể đến cách tổ chức
đời sống xã hội, chế độ làm việc, của các cơ sở sản xuất, mức độ tiện nghi, sự thay
đổi nhu cầu dùng nước theo mùa:
K
ngày, max
= 1,2 ÷ 1,4
K
ngày, min
= 0,7 ÷ 0,9
Chọn K
ngày, max
= 1,3; K
ngày, min
= 0,8
Vậy: Q
ngày, max
= 1,3 x 51.840 = 67.392 (m
3
/ngày)
Q
ngày, min
= 0,8 x 51.840 = 41.472 (m
3
/ngày)
- Lưu lượng giờ tính toán q (m
3
/giờ) phải xác định theo công thức:
q
giờ, max
= K
giờ, max
x Q
ngày, max
/24
q
giờ, min
= K
giờ, min
x Q
ngày, min
/24
Hệ số dùng nước không điều hòa k
giờ
xác định theo công thức:
K
giờ, max
= α
max
x b
max
K
giờ, min
= α
min
x b
min
Trong đó:
α: Hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình, chế độ làm việc của cơ sở
sản xuất và điều kiện địa phương khác như sau:
α
max
= 1,2 ÷ 1,5; chọn α
max
= 1,2
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 23
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
α
min
= 0,4 ÷ 0,6; chọn α
min
= 0,4
B: Hệ số kể đến số dân trong khu dân cư lấy theo [9- Bảng 3.2]. Với số dân
N
i
= 196.600 người thì b
max
= 1,1; b
min
= 0,7
Vậy:
K
giờ, max
= 1,2 x 1,1 = 1,32
K
giờ, min
= 0,4 x 0,7 = 0,28
q
giờ, max
67.392
1,32 3.706,56
24
= × =
(m
3
/giờ)
q
giờ, min
41.472
0,28 483,84
24
= × =
(m
3
/giờ)
Vậy công suất của nhà máy cần thiết kế là: Q = 67.400 (m
3
/ngày)
Thiết kế nhà máy với công suất: 67.500 (m
3
/ngày)
2.4. LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC CẤP CHO THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
2.4.1. Tiêu chí lựa chọn
Chất lượng nguồn nước có một ý nghĩa rất quan trọng cho quá trình xử lý
nước, vì vậy trong những điều kiện cho phép, cần chọn nguồn nước có chất lượng
tốt nhất để có được hiệu quả cao trong quá trình xử lý.
Chất lượng nguồn nước quyết định dây chuyền xử lý. Vì vậy khi quyết định
lựa chọn dây chuyền xử lý ta phải căn cứ vào chất lượng nguồn nước, tức là căn cứ
vào: thành phần, độ bẩn, bản chất, số lượng nước nguồn và độ tin cậy của nước
nguồn…
Dựa vào hướng dẫn các về các tiêu chuẩn chung, các thông số cần chú ý khi
lựa chọn nguồn nước bao gồm:
- Nồng độ cặn lơ lửng, đây là một thông số rất quan trọng để quyết định dây
chuyền công nghệ sản xuất. Một phần dựa vào thông số này ta quyết định có nên sử
dụng quá trình keo tụ tạo bông không.
- Hàm lượng cacbon hữu cơ hòa tan DOC (Dissolved Organic Carbon), thể
tích các hạt cặn trong nước tỉ lệ thuận với nồng độ các chất muối có trong nước, với
nồng độ axit humic.
- Các chất hữu cơ gây ra nhiều loại chất lơ lửng trong nước, gây màu cho
nước.
- Theo tiêu chuẩn xây dựng TCXD 33 – 2006: Chọn nguồn nước phải căn cứ
vào tài liệu kiểm nghiệm dựa trên các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước mặt, nước ngầm
phục vụ hệ thống cấp nước sinh hoạt TCXD 233 – 1999; tài liệu khảo sát khí tượng
thủy văn, địa chất thủy văn; khả năng bảo vệ nguồn nước và các tài liệu khác.
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 24
Thiết kế công nghệ hệ thống cấp nước cho thành phố Đồng Hới mở rộng – Võ Thị Thu Hường – Lớp
CNMT K50QN
2.4.2. Các nguồn nước thô khảo sát ở thành phố Đồng Hới
- Nguồn nước ngầm: Đoàn địa chất 708 đã khảo sát giai đoạn I:
+ Vùng sông Nhật Lệ: nước bị nhiễm mặn nặng;
+ Vùng phía Tây thành phố từ tuyến đường sắt về phía tây có nước ngầm nhỏ
và phân bố không đều.
- Nguồn nước mặt:
+ Nguồn nước mặt khu vực thành phố Đồng Hới tương đối phong phú. Chế độ
thủy văn được đặc trưng bởi dòng chảy sông Nhật Lệ và 3 sông nhỏ khác: Mỹ
Cương, Lệ Kì, Cầu Rào. Các sông này mục đích dùng để tưới tiêu nước cho nông
nghiệp, lưu lượng nước không đủ và không ổn định.
+ Hệ thống hồ: Các hồ chứa nước như hồ Bàu Tró, hồ Phú Vinh, hồ Đồng
Sơn, hồ Trạm, hồ Lộc Ninh, hồ Thành. Trong đó có 2 hồ có chất lượng nước tốt và
lưu lượng đủ để cấp cho sinh hoạt đó là: hồ Bàu Tró và hồ Phú Vinh.
2.4.3. Kết luận
Nhận thấy nguồn nước từ hồ Phú Vinh đảm bảo các tiêu chí lựa chọn, đảm
bảo cả về số lượng và chất lượng nguồn nước cần thiết để cấp nước cho thành phố
Đồng Hới. Do đó, chọn nguồn nước từ hồ Phú Vinh làm nguồn nước cấp. Các
thông số về chất lượng nước hồ Phú Vinh như sau:
Bảng 2.3: Các thông số về chất lượng nước hồ Phú Vinh
TT Thông số Đơn vị Kết quả
Gới hạn cho phép theo
QĐ 09/2005/QĐ BYT
1 Mầu Pt-Co 50 15
2
Mùi
Khôn
g
Không có mùi là
3
Vị
Khôn
g
Không có mùi lạ
4 pH 7,7 6-8,5
5 Độ đục NTU <2 5
6 Tổng chất rắn mg/l 230 3
7 Độ mặn mgCl
-
/l 7,1 300
8 Độ cứng mgCaCO
3
/l 50 350
9 Chất hữu cơ mgO
2
/l 3,04 2
10 Nitrat (NO
3
-
) mg/l <0,01 50
11 Nitrit (NO
2
-
) mg/l <0,01 3
12 Amoniac (NH
4
+
) mg/l <0,01 3
13 Sulphat (SO
4
2-
) mg/l <1 250
14 Sắt tổng số mg/l <0,01 0,5
15 Coliform tổng
số
Vi khuẩn/100ml 23 50
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4)
8693551
Trang 25