Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Hệ thống cấp nước và công tác quản lý hệ thống cấp nước ở Thành phố Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.21 KB, 75 trang )

Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện nay đang là một trong những quốc gia có quá trình đô
thị hoá diễn ra mạnh mẽ. Đô thị hoá được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong
quá trình hiện đại hoá và công nghiệp hoá của đất nước. Tốc độ đô thị hóa càng
nhanh đã buộc các nhà quản lý đô thị phải xem xét thực trạng cơ sở hạ tầng của đô
thị mình có đáp ứng được yêu cầu của quá trình đô thị hoá hay không?
Là một đô thị có tầm quan trọng đối với phát triển chung của đất nước,
trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng của đô thị Hải Phòng đã có nhiều
bước phát triển với nhiều kết quả quan trọng trong các lĩnh vực như hệ thống
giao thông đô thị, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống cung cấp điện chiếu
sáng …Cơ sở hạ tầng của đô thị có những tác động tích cực đến tốc độ tăng
trưởng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhưng so với nhu cầu thực tế,
đặc biệt là hệ thống cấp nước của đô thị còn chậm và thiếu đồng bộ so với tăng
quy mô chung của đô thị, làm mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu.
Hiện trạng hệ thống cấp nước của thành phố Hải phòng tuy đã được cải thiện
nhiều trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư đã được triển khai, công suất
cấp nước tăng, phạm vi phục vụ không ngừng phát triển nhưng vẫn còn tồn tại
và có nhiều vấn đề còn bất cập. Với mong muốn có thể đáp ứng được nhu cầu
của người dân thành phố, đồng thời được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú
tại cơ quan thực tập, qua thời gian tìm hiểu và thu thập tài liệu liên quan đến
lĩnh vực cấp nước trên địa bàn thành phố, em đã hoàn thành đề tài: “Bước đầu
đánh giá dự án xây dựng nhà máy nước Hòa Bình nhằm nâng cao công tác
quản lý hệ thống cấp nước ở thành phố Hải Phòng”.
Luận văn tốt nghiệp
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Đề tài nghiên cứu, xem xét công tác quản lý hệ thống cấp nước ở
thành phố Hải Phòng quanh khu vực dự án được triển khai.
+ Thời gian nghiên cứu của đề tài trong khoảng thời gian từ năm 2004
đến năm 2020.


3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề taif được nghiên cứu, xem xét để trả lời cho 2 câu hỏi:
• Thứ nhất: Hiện trạng hệ thống cấp nước và công tác quản lý hệ thống
cấp nước ở thành phố Hải Phòng hiện nay như thế nào? Nó có ưu,
nhược điểm gì?
• Thứ hai: Công tác quản lý hệ thống cấp nước ở thành phố Hải Phòng
được giải quyết như thế nào thông qua dự án xây dựng nhà máy nước
Hoà Bình?
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong đề tài là: Phương pháp tìm hiểu,
thu thập, tài liệu rồi nghiên cứu, xem xét, đánh giá và sau đó tổng kết lại.
5. Nguồn số liệu
Các số liệu được sử dụng trong các tài liệu sau:
• Hiện trạng về hệ thống cấp nước và công tác quản lý hệ thống cấp nước
của thành phố Hải Phòng.
• Báo cáo nghiên cứu của dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước Hoà
Bình.
6. Cấu trúc của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về công tác quản lý hệ thống cấp nước ở đô thị
Chương II: Hiện trạng hệ thống cấp nước và công tác quản lý hệ thống cấp
nước ở thành phố Hải Phòng
Chương III: Bước đầu đánh giá dự án xây dựng nhà máy nước Hòa Bình
nhằm nâng cao công tác quản lý hệ thống cấp nước ở thành phố Hải Phòng.
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG
CẤP NƯỚC Ở ĐÔ THỊ
I. Những vấn đề chung về quản lý
1. Khái niệm

C. Mác đã từng viết: “Tất cả mọi sự lao động xã hội trực tiếp và lao
động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều
cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện
những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn cơ thể sản xuất
khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu
vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc
trưởng”. Như vậy quản lý ra đời để tạo ra hoạt động hiệu quả cao hơn.
Ngày nay thuật ngữ về quản lý có nhiều cách hiểu. Có người cho rằng quản lý
là hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua
những nỗ lực của người khác .Có tác giả lại cho rằng quản lý là công tác phối
hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng một tổ
chức. Cũng có người cho rằng quản lý là một hoạt động thiết yếu bảo đảm
phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm.
Từ những quan điểm trên có thể hiểu: Quản lý là sự tác động của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều
kiện biến động của môi trường. Quản lý bao gồm những yếu tố:
- Phải có một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và một đối
tượng bị quản lý phải tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý tạo ra. Tác
động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần.
- Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo cho cả đối tượng và chủ thể,
mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động.
Luận văn tốt nghiệp
- Chủ thể phải thực hành việc tác động.
- Chủ thể có thể là một người, nhiều người, một thiết bị. Còn đối tượng
có thể là con người (một hoặc nhiều người) hoặc giới vô sinh (máy móc, thiết
bị, đát đai, thông tin, hầm mỏ…) hoặc giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng).
Tóm lại,quản lý mang những đặc điểm sau:
- Quản lý bao giờ cũng chia thành chủ thể và đối tượng.
- Quản lý bao giờ cũng có liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều
có mối liên hệ ngược.

- Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi. Việc thich nghi diễn ra
theo 2 hướng. Hướng thứ nhất nếu chủ thể cấp trên ra các lệnh điều khiển vô
lí thì không phải mọi cấp dưới đều bó tay mà sẽ có những phẩn tử tìn mọi
cách để thích nghi bằng cách tự biến đổi cơ cấu của mình, hoặc gây sức ép
buộc chủ thể phải thấy sai và tự sửa. Hướng thứ hai có sự thích nghi là khi số
đối tượng cấp dưới tăng lên về số lượng, phức tạp về quan hệ thì không phải
chủ thể bó tay mà họ vẫn có thể quản lý được bằng việc cải tiến phương pháp
quản lý và bộ máy của mình.
Sơ đồ: Quan hệ chủ thể quản lý - đối tượng quản lý - mục tiêu quản lý
Chủ thể quản lý
2. Các dạng quản lý.
Quản lý có nhiều dạng nhưng có thể gộp thành 3 dạng chính:
Quản lý giới vô sinh (nhà xưởng, ruộng đất, hầm mỏ, thiết bị, máy
móc…, sản phẩm).
Đối tượng quản lý
Mục tiêu quản lý
Luận văn tốt nghiệp
- Quản lý giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng).
- Quản lý xã hội con người (Đảng, Đoàn thể, Nhà nước, kinh tế…)
3. Các kiểu cơ cấu tổ chức quản lý.
Cùng với sự vận động của quản lý, các hệ thống quản lý đã phát triển
nhiều kiểu cơ cấu tổ chức quản lý khác nhau. Mỗi kiểu cơ cấu tổ chức quản lý
mang những đặc điểm và được áp dụng trong những phạm vi, điều kiện nhất
định; chứa đựng những ưu điểm nhất định. Sau đây là những kiểu cơ cấu tổ
chức quản lý cơ bản phổ biến nhất.
3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến.
Đây là kiểu cơ cấu tổ chức quản lý có một cấp trên chỉ huy và một số
cấp dưới thực hiện. Toàn bộ vấn đề quản lý được giải quyết theo một kênh
liên hệ đường thẳng.
Đặc điểm của cơ cấu này là người lãnh đạo hệ thống một mình phải

thực hiện tất cả các chức năng quản lý và chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi
kết quả của đơn vị mình. Mối liện hệ giữa các thành viên trong hệ thống được
thực hiện thông qua đường thẳng.
Ưu điểm của cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến tạo thuận lợi cho việc thực
hiện chế độ một thủ trưởng. Tuy nhiên cơ cấu tổ chức theo kiểu này lại hạn chế
việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao về từng lĩnh vực quản lý, hạn chế sự
phối hợp công việc, chức năng giữa các đơn vị hoặc cá nhân ngang quyền thuộc
các tuyến khác nhau và đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức tổng hợp, toàn
diện về các lĩnh vực chức năng quản lý. Cơ cấu này chỉ áp dụng chủ yếu đối với
các đơn vị tổ chức quy mô nhỏ, phổ biến theo nhóm, tổ, đội.
Luận văn tốt nghiệp
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến.
3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chức năng.
Là kiểu cơ cấu tổ chức theo chức năng với những nhiệm vụ quản lý
được phân chia cho các đơn vị riêng biệt thực hiện, hình thành nên các phân
hệ chuyên môn hoá và những người lãnh đạo chức năng.
Ưu điểm cơ bản của cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu chức năng là
chuyên môn hoá cao các loại lao động quản lý. Do đó thu hút được các
chuyên gia giỏi lành nghề, nhiều kinh nghiệm vào công tác lãnh đạo quản lý.
Song nó cũng có những nhược điểm là người thừa hành có quá nhiều thủ
trưởng – vi phạm chế độ quản lý một thủ trưởng – làm cho các kênh thông
tin trong hệ thống dễ có sự nhẩm lẫn, rối loạn sự phối hợp các mệnh lệnh
quản lý khó thống nhất, thậm chí các mệnh lênh trái ngược nhau.
Người lãnh đạo tổ chức
A
Người lãnh đạo
tuyến B
1
Người lãnh đạo
tuyến B

2
Thực
hiện 1
2 3
Thực
hiện 1
2
3
Luận văn tốt nghiệp
Kiểu cơ cấu này có thể áp dụng ở hệ thống quản lý quy mô mở rộng,
khối lượng công tác ngày càng nhiều. Tuy nhiên là kiểu cơ cấu tổ chức kém
phát triển nhất.
……
3.3. Kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng.
Là kiểu cơ cấu kết hợp gíữa trực tuyến và chức năng. Đây là kiểu cơ
cấu được tổ chức theo trực tuyến (đường thẳng), trong đó các nhiệm vụ
quản lý giao cho những đơn vị chức năng riêng biệt, làm tham mưu, tư vấn
cho lãnh đạo cao nhất của tổ chức.
Người lãnh đạo tổ chức
Người lãnh đạo chức năng A Người lãnh đạo chức năng B
Thực
hiện 1
2 n
Người lãnh đạo tổ chức A
Lãnh đạo
tuyến B1
Lãnh đạo
chức năng
A1
Lãnh đạo

chức năng
A2
Lãnh đạo
chức năng
An
Lãnh đạo
tuyến B1
Luận văn tốt nghiệp
Theo kiểu cơ cấu tổ chức này, những nhược điểm của các kiểu cơ cấu
tổ chức trước được khắc phục về cơ bản, vì thế nó được áp dụng rộng
rãi, phổ biến và đặc biệt ở các hệ thống quản lý quy mô lớn, phức tạp.
3.4. Kiểu cơ cấu hỗn hợp: Trực tuyến - chức năng – tham mưu.
Đây là kiểu cơ cấu tổ chức quản lý được áp dụng rất phổ biến ở các hệ
thống tổ chức kinh tế - xã hội quy mô lớn và phức tạp hiện nay. Nó là kiểu cơ
cấu tổ chức trực tuyến - chức năng, nhưng bên cạnh người lãnh đạo cao nhất
của mỗi cấp quản lý lại tổ chức một bộ phận tham mưu giúp việc (có thể là
một người, một tổ, một đơn vị). Bộ phận này bao gồm những chuyên gia,
những trợ lý, thư ký giỏi có động cơ trong sáng, giúp lãnh đạo có những quyết
định sáng suốt và giúp theo dõi thực hiện các quyết định quản lý đó.
4. Các phương pháp quản lý.
4.1. Phương pháp tổ chức - hành chính.
- Đây là phương pháp dựa vào quyền uy tổ chức của người quản lý để
bắt buộc người dưới quyền phải chấp hành mệnh lệnh quản lý. Phương pháp
này tạo ra sự bắt buộc, cưỡng chế với người thừa hành. Mọi thành viên trong
tổ chức bằng mọi cách phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vì lí do cá
nhân mà cản trở hoàn thành các nhiệm vụ của tổ chức. Do đó ưu thế của
phương pháp này là công việc chung của tổ chức được thực hiện một cách
nhanh chóng, thống nhất, triệt để.
Phương pháp tổ chức – hành chính tác động đến mỗi thành viên trong
tổ chức qua:

- Thiết lập cơ cấu tổ chức với vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
trách nhiệm cho mỗi khâu, mỗi cấp nhờ đó mà quyền lực được thông suốt và
hiêu lực từ trên xuống dưới.
- Điều chỉnh các hoạt động của tổ chức phải nhịp nhàng, đồng bộ, nhất
quán và đúng hướng thông qua các điều luật, nội quy, quy chế.
Luận văn tốt nghiệp
- Đánh giá các kết quả quản lý nghiêm túc, chính xác, công bằng tạo cơ
sở cho việc thưởng phạt nghiêm minh đối với các thành viên trong tổ chức.
Tóm lại, phương pháp này là hoàn toàn cần thiết, không có phương
pháp hành chính thì không thể quản lý có hiệu quả. Nhưng cũng cần lưu ý
rằng không nên tuyệt đối hoá phương pháp hành chính vè nó sẽ dẫn đến quản
lý hành chính mệnh lệnh quan liêu, duy ý chí và nôn nóng vội vàng sẽ gây ra
hậu quả xấu.
4.2. Phương pháp kinh tế.
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp vào đối tượng
quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng bị quản lý tự lựa chọn
phương án hoạt động hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.
Thực chất của phương pháp kinh tế là đặt mỗi người, mỗi phân hệ vào
những điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi ích của mình
với lợi ích của hệ thống. Điều đó cho phép con người lựa chọn con đường có
hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Đặc điểm của phương pháp kinh tế là tác động lện đối tượng quản lý
không phải bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là nêu mục tiêu
nhiệm vụ phải đạt được, đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế,
những phương tiện vật chất có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ. Đồng
thời khi sử dụng phương pháp này, chủ thể quản lý phải biết tạo ra những tình
huống, những điều kiện để lợi ích cá nhân và phân hệ phù hợp với lợi ích
chung của cả tổ chức. Để làm việc đó, cần chú ý một số vấn đề quan trọng:
Một là, việc áp dụng phương pháp kinh tế luôn luôn gắn liền với việc
sử dụng các đòn bẩy kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tín dụng, lãi suất, tiền

lương, tiền thưởng… Nói chung, việc sử dụng các phương pháp kinh tế có
liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng các quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Để nâng
cao hiệu quả sử dụng các phương pháp kinh tế phải hoàn thiện hệ thống các
Luận văn tốt nghiệp
đòn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng các quan hệ hàng hoá - tiền tệ,
quan hệ thị trường.
Hai là, để áp dụng phương pháp kinh tế phải thực hiện sự phân cấp
đúng đắn giữa các cấp quản lý.
Ba là, sử dụng phương pháp này đòi hỏi cán bộ quản lý phải có đủ trình
độ và năng lực về nhiều mặt. Bởi vì sử dụng các phương pháp kinh tế đòi hỏi
cán bộ quản lý phải hiểu biết và thông thạo các vấn đề kinh tế, đồng thời phải
có phẩm chất lãnh đạo vững vàng.
4.3. Phương pháp giáo dục.
Phương pháp giáo dục là cách tác động vào nhận thức và tình cảm của
con người nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc
thực hiện nhiệm vụ.
Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa lớn trong quản lý vì đối tượng
của quản lý là con người - một thực thể năng động, là tổng hoà của nhiều mối
quan hệ. Tác động vào con người không chỉ có hành chính, kinh tế, mà còn có
tác động tinh thần, tâm lý – xã hội…
Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý.
Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục, tức là làm cho con người
phân biệt được phải – trái, đúng – sai, lợi - hại, đẹp - xấu, thiện – ác. Từ đó
nâng cao tính tự giác làm việc và sự gắn bó với tổ chức.
Các phương pháp giáo dục thường xuyên sử dụng kết hợp với các
phương pháp khác một cách uyển chuyển, linh hoạt, vừa nhẹ nhàng vừa sâu
sát đến từng người lao động, đây là một trong những bí quyết thành công của
nhiều nhà lãnh đạo.
Tóm lại, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng của nó và
không có phương pháp nào là hoàn hảo nên trong quá trình vận dụng phải có

sự kết hợp hài hoà để phát huy được ưu điểm và hạn chế những nhược điểm
Luận văn tốt nghiệp
của chúng. Tuy nhiên, việc nhận thức và vận dụng các phương pháp quản lý
có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào trình độ năng lực cụ thể của người
quản lý. Do đó, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải không ngừng học tập, rèn
luyện nâng cao trình độ và phẩm chất, trau dồi và nâng cao tài nghệ quản lý
của mình.
II. Khái quát chung về quản lý đô thị
1. Khái niệm quản lý đô thị.
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi
nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm
chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng
trong tỉnh, trong huyện.
Trong đô thị luôn tồn tại các nhu cầu: ăn, ở, đi lại, làm việc, học tập,
chữa bệnh, vui chơi giải trí… Các nhu cầu ngày càng đòi hỏi cao hơn, và các
nhu cầu mới thường xuyên phát sinh. Để đáp ứng các nhu cầu đó việc tổ chức
xã hội đô thị một cách khoa học và việc quản lý các hoạt động trở thành một
yêu cầu khách quan.
Quản lý đô thị đã trở lên một chủ đề rất quan trọng đối với các Chính
phủ và các tổ chức phát triển quốc tế trên thế giới. Quản lý theo nghĩa rộng, là
làm cho các công việc được hoàn thành thông qua các nhân sự. Quản lý liên
quan đến việc ra quyết định hoặc lựa chọn cách thức kế hoạch tổ chức, bảo vệ
và sử dụng các nguồn lực có được để sản xuất hàng hoá và dịch vụ phục vụ
cho việc tiêu thụ, thương mại, hưởng thụ hoặc để xây dựng vốn và tài sản cho
phát triển trong tương lai.
Từ những quan điểm trên có thể đưa ra định nghĩa như sau:Quản lý đô
thị là quá trình tác động bằng các cơ chế, chính sách của các chủ thể quản lý
đô thị (các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban ngành chức năng)
vào các hoạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy trì hoạt động đó.

Luận văn tốt nghiệp
Trên góc độ Nhà nước, quản lý Nhà nước đối với đô thị là sự can thiệp
bằng quyền lực của mình (bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vào các quá
trình phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô thị theo định hướng
nhất định.
Nhà nước, đại diện là các chính quyền đô thị thông qua các tổ chức
dưới quyền như các sở, ban ngành chức năng có vai trò quản lý tất cả các lĩnh
vực kinh tế, xã hội ở đô thị, truyền bá những tư tưởng hiện đại và lối sống văn
minh đô thị cho cộng đồng dân cư để giúp họ hướng tới một mục đích chung
của xã hội.
Mục tiêu chung của quản lý đô thị là nâng cao hiệu quả và tính hợp lý
trong quá trình sử dụng các nguồn lực của đô thị (con người, kỹ thuật, vật liệu,
thông tin, dịch vụ cơ sở hạ tầng và hệ thống kinh tế của sản xuất). Cụ thể là:
- Nâng cao chất lượng và sự hoạt động một cách tổng thể của đô thị.
- Đảm bảo sự phát triển và tái tạo bền vững của các khu vực đô thị.
- Cung cấp các dịch vụ đô thị và cơ sở hạ tầng cơ bản để đáp ứng các
nhu cầu chức năng của đô thị và các cư dân sống và làm việc trong đô thị đó,
nhằm cải thiện chất lượng sống và sức khoẻ của cư dân đô thị.
Quản lý đô thị trong nền kinh tế kế hoạch tập trung và kinh tế thị
trường:
Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, Nhà nước có trách nhiệm phát
triển và cung cấp các dịch vụ và cơ sở hạ tầng đô thị.
Trong nền kinh tế thị trường vai trò của khối tư nhân rất lớn trong việc
cung cấp các dịch vụ đô thị.
Trong những năm qua, các cấp khác nhau của chính quyền Nhà nước
đã có trách nhiệm cung cấp cơ sở hạ tầng căn bản và dịch vụ đô thị để phục
vụ các đô thị và các hình thức định cư của con người. Trong nền kinh tế kế
hoạch tập trung, Nhà nước có trách nhiệm chính trong việc phát triển và cung
Luận văn tốt nghiệp
cấp phần lớn cơ sở hạ tầng công cộng và các dịch vụ đô thị. Các chính quyền

cấp vùng (tỉnh) và cấp thành phố (địa phương hoặc thành phố) được Nhà
nước trung ương và các Bộ giao nhiệm vụ cụ thể. Trong một số trường hợp,
cộng đồng hoặc các tổ chức địa phương thành lập tổ chức quản lý địa phương
thống nhất, nhưng họ có rất ít quyền hạn. Các cấp chính quyền thấp hơn có ít
quyền hạn cũng như quyền tự quyết trong việc ra quyết định. Kế hoạch phát
triển tổng thể cho đinh cư đo thị được duyệt ở cấp Thủ tướng Chính phủ.
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều dịch vụ đô thị, cơ sở hạ tầng và nhà
ở do khối tư nhân cung cấp hoặc quản lý. Nhà nước vẫn giữ một quyền lực
quan trọng đối với các hoạt động của khối tư nhân liên quan đến phát triển đô
thị, cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ đô thị khác. Vai trò của khối nhà
nước là phát triển quy hoạch đô thị, đưa ra các chính sách, luật lệ và quy định
để đảm bảo sự công bằng, an toàn và các vấn đề về môi trường liên quan với
việc cung cấp và quản lý các dịch vụ được tôn trọng. Có rất nhiều mô hình
quản lý đô thị được sử dụng trong nền kinh tế thị trường liên quan đến vai trò
khác nhau của Nhà nước và khối tư nhân.
2. Quản lý đô thị trong nền kinh tế thị trường.
Các hướng tiếp cận đối với quản lý đô thị ở các nước đang phát triển
đổi sang nền kinh tế định hướng thị trường tập trung vào việc nâng cao tính
hiệu quả của dịch vụ đô thị. Sự đổi mới này được thúc đẩy bởi sự điều chỉnh
cấu trúc quốc gia và các chương trình để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả
của các tổ chức Nhà nước và các doanh nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, những
đổi mới này đã gặp rất nhiều khó khăn. Sự thay đổi, thói quen quản lý trì trệ,
tham nhũng và kỹ năng quản lý nghèo nàn trong việc vận hành nền kinh tế thị
trường đã dẫn đến sự đổ vỡ của nhiều doanh nghiệp quốc doanh. Đây là tình
trạng đã xảy ra ở Việt Nam và hầu hết các nền kinh tế chuyển đổi.
Luận văn tốt nghiệp
Sau thời kỳ đổi mới kinh tế, các câu hỏi được đặt ra là liệu có cần thiết
là Nhà nước cung cấp tuyệt đối các dịch vụ đô thị hay không. Nếu Nhà nước
không thể cung cấp dịch vụ đô thị một cách có hiệu quả, họ cần tìm những
cách khác nhau để cung cấp dịch vụ. Điều này dẫn đến một sự thay đổi căn

bản trong vấn đề quan tâm chủ yếu của quản lý đô thị từ Nhà nước với vai trò
người tạo ra và cung cấp chính các dịch vụ đô thị, sang khối tư nhân có vai trò
cung cấp các dịch vụ đô thị.
Sơ đồ: Sự chuyển đổi từ Nhà nước sang tư nhân trong việc cung cấp
cơ sở hạ tầng
Vai trò của Nhà nước trong quản lý đô thị
Vai trò của chính quyền thành phố trong việc quản lý và cung cấp các
dịch vụ và phát triển đô thị không còn được coi là duy nhất. Câu hỏi cần được
đặt ra là ai là người sẽ tham gia cung cấp và tạo ra các dịch vụ đô thị.
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của chính quyền Nhà nước ở mọi
cấp đều đã thay đổi. Nhà nước không còn là nguồn duy nhất sản xuất và cung
cấp các dịch vụ đô thị. Nhà nước đảm nhận những vai trò mới trong lĩnh vực
làm việc với khối tư nhân như hình vẽ dưới đây. Những vai trò được minh
hoạ theo sơ đồ sau:
Sơ đồ: Vai trò mới của nhà nước
Nhà phát
triển
Người hỗ
trợ
Người
điều phối
Người khuyến
khích
Nhà nước tìm cách cách cải
thiện tính hiệu quả của việc
tạo ra các dịch vụ đô thị
Nhà nước tìm các cách
khác nhau để cung cấp dịch
vụ đô thị
Luận văn tốt nghiệp

Nhà phát triển trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ, nhà ở và
các dịch vụ đô thị khác trong trường hợp thị trường có biến động. Trong nền
kinh tế kế hoạch tập trung, Nhà nước luôn giữ vai trò hàng đầu trong việc
phát triển các dịch vụ đô thị. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của nhà
nước đã giảm đi rất nhiều nhường lại cho khối tư nhân được xây dựng và
trong nhiều trường hợp, quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước trong một
số trường hợp sẽ thoả thuận để làm việc với tư cách là đối tác với khối tư nhân.
Người hỗ trợ khuyến khích và hỗ trợ khối tư nhân đầu tư và phát triển
các dự án thông qua việc tư vấn, và đưa ra ý kiến chuyên môn khi cần thiết,
cung cấp bảo hiểm, và kết nối các công ty với nhau để đầu tư vào các dự án vì
lợi ích chung và của nền kinh tế.
Người điều phối giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến quản lý
dự án khi làm việc với nhiều tổ chức Nhà nước khác nhau (liên Bộ, liên
ngành), tham khảo ý kiến quần chúng và thoả thuận với chủ sở hữu đất khi
bắt buộc trưng dụng đất và nhà.
Người khuyến khích trong trường hợp Nhà nước có thể mua cổ phần
không có lãi cố định hoặc cung cấp một số khoản trợ cấp và tiền khích lệ để
khuyến khích sự phát triển đối với một số loại hình phát triển cụ thể (ví dụ
như nhà ở mật độ trung bình) và Nhà nước muốn phát triển ở một địa điểm cụ
thể (ví dụ như thành phố mới hoặc ngoại ô)
3. Đặc trưng của quản lý đô thị.
Quản lý đô thị là khoa học về quản lý
Những cơ sở khoa học của quản lý đô thị được xây dựng trên cơ sở
khoa học quản lý.
Nội dung của quản lý đô thị bao gồm các vấn đề về kinh tế xã hội ở đô
thị.
Luận văn tốt nghiệp
Công tác quản lý đô thị là khâu quyết định cho việc thực hiện những
định hướng phát triển đô thị. Nội dung chủ yếu của công tác quản lý đô thị là
vận dụng các chính sách nhằm thiết lập kỷ cương, nề nếp trong việc quản lý

đất đai, quy hoạch, kiến trúc, kết cấu hạ tầng, môi trường, tài chính, giảm
nghèo ở đô thị… Đồng thời đề suất các kiến nghị với các cấp trong việc
nghiên cứu xây dựng các chính sách cho quản lý đô thị.
Quản lý đô thị không tách rời quản lý nền kinh tế quốc dân.
Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế; đô thị và nông thôn có mối quan
hệ chặt chẽ. Các chính sách phát triển đô thị là một bộ phận của chính sách
phát triển kinh tế quốc dân.
Quản lý đô thị là hoạt động tổng hợp, là khoa học và nghệ thuật.
Quản lý đô thị vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực.
Quản lý đô thị là một nghề.
Để quản lý đô thị có hiệu quả, cán bộ quản lý đô thị cần được đào tạo
bài bản và hiểu biết về đô thị nói chung và đô thị mình đang tham gia quản lý.
Muốn vậy cán bộ quản lý cần có thâm niên và kinh nghiệm trong công việc,
phải coi đó là nghề nghiệp của mình.
4. Các chức năng của quản lý đô thị.
Chức năng quản lý đô thị theo quá trình quản lý.
- Chức năng kế hoạch.
- Chức năng tổ chức.
- Chức năng chỉ đạo phối hợp.
- Chức năng kiểm soát.
Chức năng quản lý đô thị theo các lĩnh vực quản lý.
Về nguyên tắc, quản lý Nhà nước phải bao trùm tất cả các lĩnh vực hoạt
động xã hội, và như vậy tại đô thị có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động xã hội
Luận văn tốt nghiệp
sẽ có bấy nhiêu lĩnh vực quản lý Nhà nước. Điều này phản ánh rõ trong cơ
cấu bộ máy quản lý Nhà nước tại đô thị. Tuy nhiên nói tới quản lý đô thị
người ta thường nghiên cứu sâu về quản lý các lĩnh vực hoạt động đô thị
được quan tâm như:
- Quản lý kinh tế đô thị.

- Quản lý xây dựng đô thị
- Quản lý đất đai và nhà ở đô thị.
- Quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Quản lý kết cấu hạ tầng xã hội đô thị.
- Quản lý dân số, lao động và việc làm đô thị.
- Quản lý môi trường đô thị.
Kết hợp quản lý đô thị theo quá trình và theo lĩnh vực.
Cấp độ thành phố: Thành phố cần có tầm nhìn vĩ mô hơn về công tác
quản lý phải theo lĩnh vực. Trong mỗi lĩnh vực cần thiết phải quản lý theo quá
trình. Ví dụ trong mỗi lĩnh vực kinh tế cần xây dựng kế hoạch dài hạn, trung
hạn…và theo đó là công tác tổ chức thực hiện, phối hợp, kiểm tra kiểm soát.
Cấp độ quốc gia: Quản lý theo quá trình như xây dựng chiến lược (kế
hoạch) phát triển đô thị cả nước trong đó gồm hoạch định từng lĩnh vực.
II. Khái quát chung về hệ thống cấp nước.
Hệ thống cấp nước là công trình phục vụ sinh hoạt của nhân dân thành
phố và các hoạt động sản xuất như: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và
dịch vụ, … Đặc điểm của hệ thống cấp nước là một hệ thống nhà máy, hệ
thống đường ống dẫn và quản lý sử dụng… Việc cải tạo và nâng cao hệ thống
cấp nước là một nhiệm vụ bức thiết đối với các thành phố, đô thị. Đối với các
đô thị thì hệ thống nước máy phục vụ sinh hoạt đời sống nhân dân còn quan
trọng hơn cả nhu cầu ăn - về lương thực và các loại thực phẩm. Giải quyết
Luận văn tốt nghiệp
vấn đề nước sạch cho dân cư đô thị là một vấn đề rất khó khăn vì phải giải
quyết một loạt vấn đề liên quan trực tiếp đến nguồn nước.
Do khó khăn về kinh tế và chiến tranh tàn phá, nên hệ thống cấp nước ở
các đô thị nước ta bị hư hỏng nặng, còn rất thếu về số lượng và kém về chất
lượng. Sự yếu kém đó thể hiện nặng nề nhất ở khâu quản lý sử dụng và hệ
thống ống dẫn nên thất thoát rất lớn. Tỷ lệ thất thoát nước ở Hà Nội, Hải
Phòng khoảng 40 – 45%. Sự thất thoát đó trước hết là do hệ thống ống dẫn
không đồng bộ, cắp vá, nhiều bộ phận quá cũ bị rò rỉ cục bộ không phát hiện

được. Sau đó là công tác quản lý chưa tốt và ý thức của công dân chưa được
nâng cao.
Hiện tượng đục đường ống nước bừa bãi, các vòi nước công cộng không
được trông nom bảo quản, không có người chịu trách nhiệm, để nước lãng phí,
trong khi đó các nơi khác thì không có nước dung là tương đối phổ biến.
Bảng: Các chỉ số về cấp nước ở các đô thị
Thành phố
Các chỉ tiêu về nước
Lượng
nước
sạch
(m
3
/
ngày
đêm)
Tỷ lệ
người
được
dùng
nước
máy
(%)
Tỷ lệ
người
được
dùng
nước
giếng
(%)

Nước
sạch
bình
quân
1người/
ngày
đêm (lít)
1995
Nước
sạch
bình
quân
1người/
ngày
đêm (lít)
2000
Nước
sạch
bình
quân
1người/
ngày
đêm (lít)
2005
Hà nội
(nội thành)
Thành phố
Hồ Chí Minh
Hải Phòng
Việt Trì

Bắc Ninh
330.000
720.000
120.000
-
-
80
65
64
14
-
20
35
36
86
100
95
124
68
85
-
120
-
100
-
-
150
153
120
120

-
Luận văn tốt nghiệp
Nguồn: Phòng quản lý đô thị
Lượng nước cung cấp cho một người dân đô thị ở nước ta hiện nay còn
quá thấp. Để đảm bảo cung cấp nước sạch cho dân cư đô thị, cần phải mở rộng
việc khai thác các nguồn nước, nhất là nước mạch: đưa công nghệ tiên tiến vào
sản xuất nước sạch nhằm đạt tiêu chuẩn quốc tế về nước uống, từng bước thay
thế hệ thống ống dẫn cũ: trang bị đồng hồ đo nước đến từng hộ dân cư.
Việc trang bị đồng hồ đo nước cho các hộ dân cư sử dụng nước máy là
giải pháp tích cực nhất nhằm hạn chế thất thoát nước. Thực tế thành phố Hồ Chí
Minh đã áp dụng, năm 1994 lắp 82.588 đồng hồ đo nước, đã giảm thất thoát
nước từ 42% xuống còn 37%. Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng số gia đình dân
cư dung nước được lắp đồng hồ đo nước còn ít, nên tỷ lệ thất thoát còn cao.
Giải quyết vấn đề nước và vệ sinh trong điều kiện thực tế hiện nay, hệ
thống cấp nước và vệ sinh đô thị phải đáp ứng nhu cầu nhưng phải giản đơn,
kiên cố và kinh tế nhất. Phải thu hút cộng đồng tham gia thiết kế, xây dựng và
duy trì bảo quản hệ thống. Chính quyền cơ sở phải tham gia vào quá trình
quản lý hoạt động và duy trì bảo dưỡng thúc đẩy hiệu quả sử dụng và tính lâu
bền của hệ thống. Nước phải được coi như là một hang hoá kinh tế mà người
sử dụng phải trả tiền sử dụng và trả tiền xử lý. Xúc tiến bảo tồn tài nguyên
nước đô thị, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và sử dụng tiết kiệm.
1.Khái niệm và phân loại hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước là một tập hợp các công trình: thu nước, xử lý nước,
điều hoà dự trữ nước, vận chuyển và phân phối nước đến các nơi tiêu dung.
Các yêu cầu cơ bản đối với một hệ thống cấp nước là: bảo đảm đưa đấy
đủ và lien tục lượng nước cần thiết đến các nơi tiêu dung; bảo đảm chất lượng
nước đáp ứng các yêu cầu sử dụng, giá thành xây dựng và quản lý rẻ, thi công
và quản lý dễ dàng thuận tiện, có khả năng tự động hoá và cơ giới hoá việc
Luận văn tốt nghiệp
khai thác, xử lý và vận chuyển nước…

Hệ thống cấp nước có thể phân ra các loại sau:
- Theo đối tượng phục vụ:
+ Hệ thống cấp nước đô thị
+ Hệ thống cấp nước công nghiệp
+Hệ thống cấp nước nông nghiệp
+ Hệ thống cấp nước đường sắt
- Theo chức năng phục vụ:
+ Hệ thống cấp nước sinh hoạt
+ Hệ thống cấp nước sản xuất
+ Hệ thống cấp nước chữa cháy
+ Hệ thống cấp nước kết hợp
- Theo phương pháp sử dụng:
+ Hệ thống cấp nước chảy thẳng: nước dung xong thải đi ngay
+Hệ thống cấp nước tuần hoàn: nước chảy tuần hoàn trong một chu
trình kín. Hệ thống này tiết kiệm nước vì chỉ cần bổ sung một nước hao
hụt trong quá trình tuần hoàn, thường dung công nghiệp
+ Hệ thống cấp nước dung lại: nước có thể dung một vài lần rồi mới
thải đi, thường áp dụng trong công nghiệp
- Theo phương pháp vận chuyển nước:
+ Hệ thống cấp nước có áp: nước chảy trong ống chịu áp lực do bơm
hoặc bể nước trên cao tạo ra.
+ Hệ thống cấp nước tự chảy: nước tự chảy theo ống hoặc mương hở
do chênh lệch địa hình.
- Theo phương pháp chữa cháy:
+ Hệ thống chữa cháy áp lực thấp: áp lực nước ở mạng lưới đường ống
cấp nước thấp nên phải dung bơm đặt trên xe chữa cháy nhằm tạo ra áp
Luận văn tốt nghiệp
lực cần thiết để dập tắt đám cháy. Bơm có thể hút trực tiếp từ đường
ống thành phố hay từ thùng chứa nước trên xe chữa cháy.
+ Hệ thống chữa cháy áp lực cao: áp lực nước trên mạng lưới đường

ống đảm bảo đưa nước tới mọi nơi chữa cháy, do đó đội phòng cháy
chữa cháy chỉ việc lắp ống vải gai vào họng chữa cháy trên mạng lưới
đường ống để lấy nước chữa cháy.
- Theo phạm vi phục vụ:
+ Hệ thống cấp nước trong nhà
+ Hệ thống cấp nước tiểu khu
+ Hệ thống cấp nước thành phố
2. Các loại nguồn nước dùng để cấp nước
Để cung cấp nước sạch, có thể khai thác các nguồn nước thiên
nhiên( thường gọi là nguồn nước thô). Bao gồm các loại sau:
- Nước mặt: bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, song
suối. Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp
xúc với không khí nên các đặc trưng của nước mặt là:
• Chứa khí hoà tan đặc biệt là oxy.
• Chứa nhiều chất rắn lơ lửng.
• Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
• Có sự hiện diện của nhiều loại tảo.
• Chứa nhiều vi sinh vật
- Nước ngầm: đựoc khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng
nước phụ thuộc vào thành phần khoáng hoá và cấu trúc địa tầng mà
nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua các địa tầng chứa cát và granit
thường có tính axit và chứa ít chất khoáng. Khi nước ngầm chảy qua
địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm
hyđrocacbonat khá cao. Ngoài ra đặc trưng chung của nước ngầm là:
Luận văn tốt nghiệp
• Độ đục thấp.
• Nhiệt độ và thành phần hoá học tương đối ổn định.
• Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO
2
, H

2
S…
• Chứa nhiều khoáng chất hoà tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, flo
• Không có hiện diện của vi sinh vật
- Nước biển: thường có độ mặn cao. Hàm lượng muối trong nước biển
thường có nhiều chất lơ lửng, càng gần bờ nồng độ càng tăng.
- Nước lợ: ở cửa song và các vùng ven bờ biển, nơi gặp nhau của các dòng
nước ngọt chảy từ song ra, các dòng thấm từ đất liền chảy ra hoà trộn với nước
biển. Do ảnh hưởng của của thuỷ triều và do sự hoà trộn giữa nước ngọt và nước
biển làm cho độ muối và hàm lượng huyền phù trong nước ở khu vực này luôn
thay đổi và có trị số cao hơn tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt.
- Nước khoáng: khai thác từ tầng sâiu dưới đất hay từ các suối do phun
trào từ long đất ra, nước có chứa một vài nguyen tố ở nồng độ cao hơn nồng
độ cho phép đối với nước uống và đặc biệt có tác dụng chữa bệnh. Nước
khoáng sau khi qua khâu xử lý thông thường như làm trong, loại bỏ hoặc nạp
lại khí CO
2
nguyên chất được đóng vào chai để cấp cho người tiêu dung.
- Nước chua phèn: nước bị nhiễm phèn là do tiếp xúc với đất phèn, loại
đất này giàu nguyen tố lưu huỳnh và một vài nguyen tố kim loại khác như
nhôm, sắt. Đất phèn được hình thành do kiến tạo địa chất.
- Nước mưa: có thể xem như nước cất tự nhiên nhưng không hoàn toàn
tinh khiết bởi vì nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khí, bụi và thậm chí cả vi
khuẩn có trong không khí. Khi rơi xuống, nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do
tiếp xúc với các vật thể khác nhau. Hơi nước gặp không khí chứa nhiều khí
oxyt nitơ hay oxyt lưu huỳnh sẽ tạo nên các trận mưa axit. Hệ thống thu
gom nước mưa dung cho mục đích sinh hoạt gồm hệ thống mái, máng thu
Luận văn tốt nghiệp
gom và bể chứa. Nước mưa có thể dự trữ trong các bể chứa có mái che để
dung quanh năm.

III. Công tác quản lý hệ thống cấp nước
1. Sự cần thiết phải quản lý hệ thống cấp nước
So với quá trình phát triển của đô thị ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì cơ
sở hạ tầng còn chưa theo kịp, phát triển còn chậm và không đồng bộ, đặc biệt
là tình trạng cấp nước cho người dân không được đáp ứng đủ nhu cầu. Nhiều
đô thị tình trạng của các tuyến ống dẫn nước do được sử dụng quá lâu đã
xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng này gây ra thiệt hại về mặt kinh tế. Do đó
việc giải quyết vấn đề này tại các đô thị đang được rất quan tâm và những
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là:
- Sự thiếu sót trong thiết kế xây dựng hệ thống cấp nước trong quy
hoạch phát triển đô thị như: hệ thống cấp nước chung cho toàn thành
phố hoặc hệ thống cấp nước cục bộ cho từng khu phố không tương
xứng với nhau. Các nhà máy cung cấp nước cho người dân không đủ
tiêu chuẩn cả về khối lượng lẫn chất lượng. Đô thị hoá làm tăng quá
trình bê tong hoá, làm giảm diện tích cho việc lắp đặt các hệ thống
đường ống cấp nước là rất khó khăn. Không những thế nhiều khi xây
dựng nhà cửa và các công trình lên trên hệ thống cấp nước làm sụt lở,
nứt gãy, thu hẹp tiết diện khu vực cấp nước của đường ống.
- Phát triển các khu đô thị mới có thể làm cản trở việc cung cấp nước tiêu
dung tới từng hộ dân trong khu vực đô thị cũ.
- Do hệ thống cấp nước có thể không đúng như đối với thiết kế ban đầu,
những đường ống cấp nước có thể không đạt tiêu chuẩn chất lượng, sau một
thời gian các đường ống bị vỡ gây ra tình trạng thất thoát nước, gây lãng phí.
- Các đô thị thiếu sự bảo dưỡng đối với các hệ thống câp nước…
Như vậy, trong các đô thị cần thiết phải quản lý hệ thống cấp nước,
Luận văn tốt nghiệp
phải có một cơ quan chuyên môn trong đô thị đảm nhận công tác quản lý này
vì có sự quản lý thì mới phát hiện ra nhanh chóng được các sự cố, hư hỏng và
có các biện pháp khắc phục kịp thời.
2. Mục tiêu của quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực cấp nước.

Quản lý lĩnh vực cấp nước là nhằm thực hiện chức năng quản lý của
Nhà nước, các cấp trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống cấp nước ở
nước ta. Mục tiêu của quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực cấp nước :
- Đặc điểm của hệ thống cấp nước chủ yếu là các công trình nằm dưới
mặt đất nên việc cải tạo mở rộng hệ thống cấp nước gặp rất nhiều khó
khăn và tốn kém, ảnh hưởng xấu đến các công trình khác và nhiều khi
không thể tiến hành được. Do vậy quản lý cấp nước phải được lập
quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước trong thời gian dài
từ 20 đến 25 năm trên cơ sở quy hoạch phát triển đô thị đã được
duyệt.
- Quản lý việc khai thác sử dụng, bảo dưỡng duy tu các công trình
trong hệ thống cấp nước.
- Thanh tra, kiểm tra phát hiện những vi phạm và giải quyết các khiếu
nại của người dân.
- Xử lý các vi phạm như lấn chiếm, gây hư hại đến các công trình trong
hệ thống cấp nước.
- Tổ chức điều hoà, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các bộ phận
nhằm đạt được các mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã đề ra.
3. Nhiệm vụ của tổ chức quản lý hệ thống cấp nước
Quản lý Nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi để quản lý hệ thống cấp
nước. Tuy nhiên hệ thống cấp nước vận hành hiệu quả đến mức nào còn phụ
thuộc vào công tác quản lý hệ thống cấp nước ở cơ quan, tổ chức được giao
Luận văn tốt nghiệp
nhiệm vụ trực tiếp quản lý. Công tác quản lý hệ thống cấp nước hiệu quả khi
tổ chức hay cơ quan thực hiện được những nhiệm vụ sau:
- Nghiệm thu và kiểm tra xem tất cả những quy định có lien quan tới
việc xây dựng mạng lưới của hệ thống cấp nước hay không?
• Kiểm tra đô dốc đặt các đường ống và độ thẳng trong quá trình thi
công xây dựng.
• Kiểm tra vật tư kỹ thuật và các thiết bị có lien quan đến việc lắp đặt

đường ống.
• Kiểm tra mối nối các đường ống, đã khít mịt chưa?
- Kiểm tra, xem xét việc thực hiện những nguyen tắc sử dụng ở tất cả
các công trình của hệ thống cấp nước.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật các công trình trên mạng lưới theo thời
gian để kịp thời phát hiện những chỗ hư hỏng, cần sửa chữa đúng lúc.
- Tiến hành kiểm tra các đường ống chính của mạng lưới theo định kỳ.
- Tiến hành sửa chữa các công trình trên mạng lưới.
- Quản lý các hồ sơ kỹ thuật và các báo cáo để sớm phát hiện ra những
chỗ sai sót.
- Thực hiện các nguyên tắc về bảo hộ lao động và an toàn kỹ thuật.
Tóm lại, những nnhiệm vụ trên có thể do một tổ chức hoặc một cơ
quan nào đó chuyên về hệ thống cấp nước đảm nhiệm.

×