Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

70 câu tổng hợp trong đề THPT môn Hoá 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.42 KB, 22 trang )

Đ
ĐÁP ÁN 70 CÂU HỎI TỔNG HỢP – 2023
Câu 1. Cho các phát biểu sau:
(a) Este có nhiệt độ sơi thấp hơn so với axit cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon.
(b) Khi thủy phân este no, đơn chức, mạch hở trong dung dịch kiềm luôn thu được muối và ancol.
(c) Chất béo nặng hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(d) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(e) Glucozơ, fructozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(g) Phân tử amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, d, e.
(c) Sai vì chất béo nhẹ hơn nước.
(g) Sai vì phân tử amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh.
Câu 2. Cho các phát biểu sau:
(a) Công thức phân tử chung của este no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2 (n ≥ 1).
(b) Phản ứng giữa ancol với axit cacboxylic được gọi là phản ứng xà phịng hóa.
(c) Dầu thực vật là một loại chất béo trong đó có chứa chủ yếu các gốc axit béo không no.
(d) Số nguyên tử cacbon trong một phân tử chất béo là một số chẵn.
(e) Glucozơ, fructozơ và saccarozơ đều tan hòa tan Cu(OH)2.
(g) Tinh bột và xenlulozơ đều là đisaccarit, đều bị thủy phân tạo thành glucozơ.
Số phát biểu sai là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải


Bao gồm: a, b, d, g.
(a) Sai vì n ≥ 2.
(b) Sai vì phản ứng giữa ancol với axit cacboxylic được gọi là phản ứng este hóa.
(d) Sai vì axit béo có số C ⇒ chất béo có số C = 3.số Caxit béo + 3 = số lẻ.
(g) Sai vì tinh bột và xenlulozơ là polisaccarit.
Câu 3. Cho các phát biểu sau:
(a) Các phân tử este etyl axetat khơng có khả năng tạo liên kết hiđro với nhau.
(b) Một số este có mùi thơm đặc trưng như: isoamyl axetat có mùi chuối chín, benzyl fomat có mùi
hoa nhài, geranyl axetat có mùi hoa hồng, …
(c) Chất béo là trieste của glixerol và axit cacboxylic.
(d) Trong phân tử triolein có chứa 3 liên kết pi có khả năng cộng H2 (Ni, to).
(e) Dung dịch fructozơ làm mất màu nước Br2 ở ngay nhiệt độ thường.
(g) Trong tự nhiên, glucozơ có nhiều trong quả chín, đặc biệt có nhiều trong nho chín.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, d, g.
(b) Sai vì benzyl axetat có mùi hoa nhài.
(c) Sai vì chất béo là trieste của glixẻol với các axit béo.
(e) Sai vì fructozơ khơng làm mất màu nước brom.
Trang 1/22


Câu 4. Cho các phát biểu sau:
(a) Khi thủy phân metyl fomat thu được sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(b) Thủy phân benzyl axetat trong dung dịch NaOH thu được sản phẩm hữu cơ gồm hai muối.
(c) Khi đun nóng chất béo lỏng với hiđro có Ni xúc tác thì thu được chất béo rắn.

(d) Nhiệt độ nóng chảy của tripanmitin thấp hơn so với triolein.
(e) Trong mơi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(g) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, c.
(b) Sai vì CH3COOCH2C6H5 + NaOH

CH3COONa + C6H5CH2OH

(d) Sai vì ở điều kiện thường tripanmitin ở thể rắn ⇒ tonóng chảy > tothường cịn triolein ở thể lỏng.
(e) Sai vì trong mơi trường bazơ, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(g) Sai vì cả glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 5. Cho các phát biểu sau:
(a) Các este thường được điều chế bằng cách đun sôi hỗn hợp ancol và axit cacboxylic có axit H 2SO4
đặc làm xúc tác.
(b) Một số este được dùng để tách, chiết chất hữu cơ, pha sơn do có khả năng hịa tan nhiều chất.
(c) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
(d) Dầu mỡ bôi trơn máy và dầu mỡ đồng thực vật có cùng thành phần ngun tố.
(e) Oxi hóa hồn tồn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
(g) Xenlulozơ và tinh bột là đồng phân của nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.

Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c.
(d) Sai vì dầu mỡ bơi trơn máy là hiđrocacbon (C, H) còn dầu mỡ động, thực vật là este (C, H, O).
(e) Sai vì khử hồn tồn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
(g) Sai vì xenlulozơ và tinh bột có cùng cơng thức chung nhưng n khác nhau nên CTPT khác nhau ⇒
không phải là đồng phân của nhau.
Câu 6. Cho các phát biểu sau:
(a) Một số este có mùi thơm, khơng độc như benzyl fomat, etyl fomat, … được dùng làm chất tạo
hương trong công nghệ thực phẩm.
(b) Khi thủy phân các este no, mạch hở trong môi trường kiềm đều thu được muối và ancol.
(c) Tripanmitin và triolein đều tồn tại trạng thái rắn ở điều kiện thường.
(d) Dầu mỡ đã qua chiên rán bị oxi hóa một phần thành anđehit có mùi khó chịu, gây độc hại cho
người ăn.
(e) Trong thực tế, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng.
(g) Sản phẩm phản ứng thủy phân sccarozơ là nguyên liệu dùng trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột
phích.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, d, e, g.
(b) Sai vì (CH3COO)2CH2 + 2NaOH → 2CH3COONa + HCHO + H2O
Trang 2/22


(c) Sai vì triolein là chất béo khơng no tồn tại trạng thái lỏng ở điều kiện thường.
Câu 7. Cho các phát biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường este là các chất lỏng hoặc rắn, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước.

(b) Đun nóng axit axetic và ancol metylic trong H2SO4 đặc thu được metyl axetat.
(c) Công thức phân tử của tristearin là C57H110O6.
(d) Có 3 chất béo khi thủy phân trong môi trường axit đều thu được axit panmitic, axit oleic, axit
stearic và glixerol.
(e) Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có cơng thức chung là Cn(H2O)m.
(g) Khi đốt cháy mọi cacbohiđrat ta đều có số mol O2 bằng số mol CO2.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c, d, e, g.
Câu 8. Cho các phát biểu sau:
(a) Khi thủy phân hoàn toàn anlyl fomat thu được cả hai sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng bạc.
(b) Công thức chung của este không no, 1C=C, đơn chức, mạch hở là CnH2n-2O2 (n ≥ 2)
(c) Dầu mỡ sau khi rán, không thể tái chế thành nhiên liệu.
(d) Ngồi dầu mỡ thì lipit, steroit cũng là những chất béo.
(e) Glucozơ, sobitol và axit gluconic đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.
(g) Saccarozơ và fructozơ đều là những đisaccarit.
Số phát biểu sai là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c, d, e, g.
(a) Sai vì HCOOCH2CH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH2=CHCH2OH
(b) Sai vì công thức chung của este không no, 1C=C, đơn chức, mạch hở là CnH2n-2O2 (n ≥ 3).
(c) Sai vì dầu mỡ sau khi rán, có thể tái chế thành nhiên liệu.

(d) Sai vì lipit bao gồm chất béo, steroit, …
(e) Sai vì sobitol là hợp chất đa chức: C6H8(OH)6
(g) Sai vì fructozơ là monosaccarit.
Câu 9. Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các este đều được điều chế bằng phản ứng este hóa.
(b) Tất cả các este đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit và kiềm.
(c) Tất cả chất béo khi đun nóng với dung dịch NaOH đều thu được glixerol.
(d) Tất cả các axit béo đều tác dụng được với NaOH tỉ lệ mol 1: 1.
(e) Tất cả cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân.
(g) Tất cả cacbohiđrat đều có vị ngọt, dễ tan trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, c, d.
(a) Sai vì este có gốc ancol dạng vinyl, este của phenol khơng có ancol tương ứng nên khơng được
điều chế bằng phản ứng este hóa.
(e) Sai vì monosaccarit khơng có phản ứng thủy phân.
(g) Sai vì tinh bột, xenlulozơ khơng có vị ngọt và khơng tan trong nước.
Câu 10. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các este, chỉ có este no, đơn chức, mạch hở khi đốt cháy thu được mol CO2 bằng mol H2O.
Trang 3/22


(b) Trong các este, chỉ có este của axit fomic mới có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Trong các chất béo, chỉ có tripanmitin và tristearin là chất rắn ở điều kiện thường.
(d) Trong các chất béo, chỉ có triolein có cơng thức phân tử là C57H104O6.
(e) Trong các cacbohiđrat, chỉ có saccarozơ có cơng thức phân tử là C12H22O11.

(g) Trong các cacbohiđrat: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ chỉ có tinh bột có khả
năng phản ứng với iot tạo hợp chất xanh tím.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, g.
(c) Sai vì các chất béo no đều là chất rắn ở điều kiện thường, tripanmitin và tristearin chỉ là ví dụ điển
hình.
(d) Sai vì có thể có đồng phân của triolein:
(e) Sai vì mantozơ cũng là đisaccarit có công thức là C12H22O11.
Câu 11. Cho các phát biểu sau:
(a) Amin no, đơn chức, mạch hở có cơng thức chung là CnH2n+3N (n ≥ 1).
(b) Anilin là amin duy nhất tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường.
(c) Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(d) Đipeptit là peptit có chứa 2 liên kết peptit.
(e) Polietilen là polime được tạo thành bằng phản ứng trùng hợp.
(g) Tơ tằm và bông đều thuộc loại polime thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, c, e, g.
(b) Sai vì chỉ có 4 amin thể khí cịn lại là thể lỏng và rắn.
(d) Sai vì đipeptit chứa 2 gốc α – amino axit (1 liên kết peptit).
Câu 12. Cho các phát biểu sau:

(a) Có 4 amin bậc một đều có cơng thức phân tử C3H9N.
(b) Có 4 amin thể khí điều kiện thường là metylamin, etylamin, đimetylamin, trimetylamin.
(c) Các amino axit có tính lưỡng tính, vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ.
(d) Gly – Ala – Val có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(e) Poli(metyl metacrylat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng monome tương ứng.
(g) Amilozơ là polime thiên nhiên có cấu trúc mạch khơng phân nhánh.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, c, g.
(a) Sai vì C3H9N có 4 đồng phân amin trong đó gồm 2 amin bậc I; 1 amin bậc II và 1 amin bậc III.
(d) Sai vì Gly – Ala – Val có khả năng hịa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu tím.
(e) Sai vì Poli(metyl metacrylat) là được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 13. Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các amin đều có tính bazơ.
(b) Khi nhỏ vài giọt anilin vào nước thì anilin không tan, phân lớp và nổi lên trên.
Trang 4/22


(c) Trong dung dịch, valin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.
(d) Anbumin là protein có chủ yếu trong lịng đỏ trứng, khi thủy phân hồn tồn chỉ thu được các α –
amino axit.
(e) Tơ visco và tơ axetat đều là polime tổng hợp có nguồn gốc từ xenlulozơ.
(g) Các tơ capron, enang đều bền trong môi trường axit và bền trong môi trường bazơ.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.

C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, c.
(b) Sai vì anilin lắng xuống đáy.
(d) Sai vì anbumin có chủ yếu ở lịng trắng trứng.
(e) Sai vì tơ visco và tơ axetat đều là polime nhân tạo.
(g) Sai vì tơ capron và enang đều kém bến trong môi trường axit và bazơ do bị thủy phân.
Câu 14. Cho các phát biểu sau:
(a) Các amin ở trạng thái khí đều tan tốt trong nước tạo thành dung dịch làm xanh q tím.
(b) Nhỏ vài giọt nước brom vào anilin thấy xuất hiện kết tủa trắng.
(c) Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
(d) Các peptit mà phân tử chỉ chứa từ 11 đến 50 gốc α-aminoaxit được gọi là polipeptit.
(e) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét.
(g) Tơ nilon – 6,6; tơ nilon – 6; tơ enang đều điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c, d, e, g.
Câu 15. Cho các phát biểu sau:
(a) Etylamin là amin bậc hai.
(b) Khi để trong khơng khí, anilin bị chuyển từ không màu thành màu đen do bị oxi hóa.
(c) Dung dịch axit glutamic làm q tím chuyển màu hồng.
(d) Liên kết peptit là liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị α - amino axit.
(e) Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
(g) Tơ nilon – 6, tơ nion – 7, tơ nitron đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Số phát biểu đúng là

A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, c, d.
(a) Sai vì etylamin: C2H5NH2 là amin bậc một.
(e) Sai vì trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
(g) Sai vì tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 16. Cho các phát biểu sau:
(a) Có 3 amin bậc hai đều có cơng thức C4H11N.
(b) Nicotin là một amin rất độc có trong cây thuốc lá.
(c) Phân tử axit glutamic có hai nguyên tử oxi.
(d) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng
(e) Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
(g) Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Trang 5/22


Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, g.
(c) Sai vì axit glutamic: H2N – C3H5 (COOH)2 có 4 nguyên tử oxi.
(d) Sai vì đipeptit khơng có phản ứng này.
(e) Sai vì Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp.
Câu 17. Cho các phát biểu sau:

(a) Amin thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
(b) Lực bazơ của anilin yếu hơn lực bazơ của metylamin.
(c) Alanin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa.
(d) Hiện tượng thịt cua nổi lên khi nấu canh cua là hiện tượng đông tụ protein.
(e) Các loại tơ được cấu tạo từ các phân tử có liên kết amit thì kém bền trong mơi trường axit hoặc
bazơ.
(g) Khi đun nóng cao su thiên nhiên tới 250 – 300 oC thu được isopren.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, d, e, g.
(a) Sai vì amin là hợp chất hữu cơ thuần chức (đơn chức hoặc đa chức).
(c) Sai vì alanin khơng tác dụng với dung dịch brom.
Câu 18. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong mật ong chứa cả glucozơ và fructozơ.
(b) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo, thuốc súng khơng khói và chế tạo phim ảnh.
(c) Để giảm vị chua của quả sấu xanh khi làm món sấu ngâm đường người ta có thể dùng nước vơi
trong.
(d) Alanin có tên thay thế là axit 2 – aminopropanoic.
(e) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c, d, e.

Câu 19. Cho các phát biểu sau:
(a) Để khử mùi tanh của cá người ta có thể dùng nước vơi trong.
(b) Lực bazơ của amin luôn lớn hơn amoniac.
(c) Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.
(d) Phân tử Gly-Ala-Val có 6 nguyên tử oxi.
(e) Poli(vinyl clorua) được dùng làm vật liệu dẫn điện, ống dẫn nước, vải che mưa, …
(g) Cao su buna−N thuộc loại cao su thiên nhiên.
Số phát biểu sai là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c, d, e, g.
(a) Sai vì mùi tanh của cá là do amin có tính bazơ nên phải dùng axit như giấm ăn, nước chanh, …
(b) Sai vì lực bazơ của anilin kém hơn amoniac.
(c) Sai vì thành phần chính của bột ngọt là muối mononatri glutamat.
(d) Sai vì phân tử Gly – Ala – Val có 4 nguyên tử oxi.
(e) Sai vì PVC được dùng làm vật liệu cách điện.
Trang 6/22


(g) Sai vì cao su buna – N thuộc loại cao su tổng hợp.

Câu 20. Cho các phát biểu sau:
(a) Amin là hợp chất hữu cơ tạp chức được tạo thành khi thay thế nguyên tử H trong NH 3 bằng gốc
hiđrocacbon.
(b) Dùng q tím có thể phân biệt được ba dung dịch: axit axetic, metylamin, anilin.
(c) Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β-amino axit.
(d) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

(e) Teflon, thủy tinh hữu cơ, polipropilen và tơ capron được điều chế từ phản ứng trùng hợp các
monome tương ứng.
(g) Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng khơng gian.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, e, g.
(a) Sai vì amin là hợp chất thuần chức (đơn chức hoặc đa chức).
(c) Sai vì các amino axit thiên nhiên hầu hết là các α-amino axit.
(d) Sai vì tóc, móng, sừng cũng là protein nhưng không tan trong nước.
Câu 21. Cho các phát biểu sau:
(a) Khi tham gia phản ứng cộng hiđro, glucozơ bị oxi hóa thành sobitol.
(b) Amilopectin trong tinh bột có cấu trúc mạch phân nhánh.
(c) Nọc độc của các loại côn trùng như kiến có chứa axit oxalic.
(d) Glyxin vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với bazơ.
(e) Tất cả các protein đều không tan trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, d.
(a) Sai vì khi tham gia phản ứng cộng hiđro, glucozơ bị khử thành sobitol.
(c) Sai vì nọc độc của các loại cơn trùng như kiến có chứa axit fomic.
(e) Sai vì tóc, móng, sừng cũng là các protein nhưng khơng tan trong nước.
Câu 22. Cho các phát biểu sau:

(a) Khi tham gia phản ứng với nước brom, glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic.
(b) Thủy phân tinh bột hay saccarozơ đều thu được glucozơ.
(c) Dung dịch foocmon dùng để ngâm ướp xác, tẩy uế, có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
(d) Glyxin, alanin, valin đều là các α – amino axit.
(e) Tất cả các protein đều có phản ứng màu biure.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c, d, e.
(c) Dung dịch foocmon có chứa HCHO nên có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 23. Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều là chất rắn, không màu, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và saccarozơ đều có cơng thức chung là (C6H10O5)n.
Trang 7/22


(c) Thành phần chính của cồn 70° thường dùng trong y tế để sát trùng là etanol.
(d) Tripeptit Gly – Ala – Lys có cơng thức phân tử là C11H22O4N4.
(e) Tất cả các protein khi thủy phân hoàn toàn đều chỉ thu được các α – amno axit.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, c, d.
(b) Sai vì saccarozơ có cơng thức C12H22O11.

(e) Sai vì protein phức tạp khi thủy phân hồn tồn ngồi các α – amno axit còn thu được các thành phần
phi protein.
Câu 24. Cho các phát biểu sau:
(a) Ở dạng mạch hở, phân tử glucozơ chứa 5 nhóm OH cạnh nhau và 1 nhóm CHO.
(b) Fructozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(c) Glixerol là ancol đa chức có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
(d) Dung dịch lysin đổi màu phenolphtalein thành xanh.
(e) Dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được Gly – Ala và Gly – Ala – Val.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, c, e.
(b) Sai vì saccarozơ khơng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Sai vì dung dịch lysin đổi màu phenolphtalein thành hồng.
Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Khi tham gia phản ứng tráng bạc, glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là chất rắn, vơ định hình, khơng tan trong nước.
(c) Thành phần chính của giấm ăn là axit axetic.
(d) Axit glutamic được dùng làm thuốc hỗ trợ thần kinh.
(e) Khi hòa tan lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sơi, lịng trắng trứng sẽ động tụ lại.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: d, e.

(a) Sai vì khi tham gia phản ứng tráng bạc, glucozơ bị oxi hóa thành muối amoni gluconat.
(b) Sai vì xenlulozơ là chất rắn dạng sợi.
(c) Sai vì giấm ăn là dung dịch CH3COOH 2 – 5% ⇒ thành phần chính là H2O.
Câu 26. Cho các phát biểu sau:
(a) Ở dạng mạch hở, fructozơ chứa 5 nhóm OH đều cạnh nhau và 1 nhóm CO.
(b) Trong tinh bột, amilopectin thường chiếm tỉ lệ cao hơn.
(c) Có thể dùng vôi tôi bôi lên vết đốt do côn trùng như kiến, ong, …để giảm sưng tấy.
(d) Các amino axit thiên nhiên là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể
sống.
(e) Thủy phân hoàn toàn fibroin của tơ tằm, thu được các α – amino axit.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, c, d, e.
(a) Sai vì fructozơ: CH2OH – CH(OH)3 – CO – CH2OH (chỉ có 4 nhóm OH cạnh nhau).
Trang 8/22


Câu 27. Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ có nhiều trong dễ, hoa, lá, quả đặc biệt là quả nho chín nên được gọi là đường nho.
(b) Tinh bột là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước.
(c) Dung dịch phenol khơng làm đổi màu quỳ tím.
(d) Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm bột ngọt hay mì chính.
(e) Từ glyxin và alanin có thể tạo tối đa 4 đipeptit.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.

C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, c, d, e.
(b) Sai vì tinh bột là chất rắn vơ định hình.
Câu 28. Cho các phát biểu sau:
(a) Mùi tanh của cá chủ yếu do các amin gây nên đặc biệt là trimetylamin.
(b) Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
(c) Alanin là hợp chất có tính lưỡng tính.
(d) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
(e) Đa số các polime khơng tan trong các dung môi thông thường.
(g) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi và độ bền cao hơn cao su thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c, e, g.
(d) Sai vì H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH khơng phải 2 gốc α – amino axit nên không phải
đipeptit.
Câu 29. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2, glucozơ bị oxi hóa thành phức đồng glucozơ.
(b) Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau
qua nguyên tử oxi.
(c) Người ta có thể sản xuất etanol bằng phương pháp lên men các nông sản gạo, ngô, khoai, sắn, …
(d) Các amino axit có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.
(e) Peptit là hợp chất chứa từ 2 – 10 gốc α – amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit.
Số phát biểu đúng là
A. 1.

B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, c, d.
(a) Sai vì phản ứng của glucozơ và Cu(OH)2 khơng phải phản ứng oxi hóa – khử.
(e) Sai vì peptit là hợp chất chứa từ 2 – 50 gốc α – amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit.
Câu 30. Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm.
(b) Khi nhỏ vài giọt I2 lên mặt cắt củ khoai lang thì thấy xuất hiện màu xanh tím.
(c) Phương pháp lên men giấm là phương pháp truyền thống sản xuất axit axetic.
(d) Hợp chất H2NCH2COOC2H5 là este của glyxin.
(e) Hầu hết các amino axit trong thiên nhiên đều là các α – amino axit.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c, d, e.
Trang 9/22


Câu 31. Cho các phát biểu sau:
(a) Tính chất vật lí chung của kim loại gồm tính cứng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim.
(b) Kim loại dẻo nhất là Al, dẫn điện tốt nhất là Ag.
(c) Na, K đều là các kim loại kiềm.
(d) Thạch cao sống có công thức là CaSO4.H2O
(e) Ở điều kiện thường, nhôm dễ bị oxi hóa bởi oxi khơng khí.
Số phát biểu đúng là

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: c - đúng
(a) Sai vì tính chất vật lí chung của kim loại gồm tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim.
(b) Sai vì kim loại dẻo nhất là Au.
(d) Sai vì thạch cao sống có cơng thức là CaSO4.2H2O.
(e) Sai vì ở điều kiện thường nhơm bền trong khơng khí do có màng oxit bảo vệ.
Câu 32. Cho các phát biểu sau:
(a) Tính chất vật lí chung của kim loại do các electron tự do gây ra.
(b) Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li, kim loại cứng nhất là Cr.
(c) Các kim loại kiềm được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua của chúng.
(d) Be là kim loại kiềm thổ không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(e) Ở điều kiện thường, nhơm bền trong khơng khí do có lớp màng hiđroxit bảo vệ.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c, d.
(e) Sai vì ở điều kiện thường, nhơm bền với nước và khơng khí do có lớp màng oxit bảo vệ.
Câu 33. Cho các phát biểu sau:
(a) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
(b) Nhúng thanh Zn vào dung dịch HCl có xảy ra ăn mịn điện hóa
(c) Khi cho Na, Na2O vào nước thu được dung dịch làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
(d) Quặng đolomit có cơng thức là BaCO3.MgCO3.
(e) Quặng boxit có cơng thức là Al2O3.3H2O.

Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, c.
(b) Sai vì nhúng thanh Zn vào dung dịch HCl chỉ có ăn mịn hóa học.
(d) Sai vì quặng đolomit có cơng thức là CaCO3.MgCO3.
(e) Sai vì quặng boxit có cơng thức là Al2O3.2H2O.
Câu 34. Cho các phát biểu sau:
(a) Fe, Al, Cu đều tan hết trong dung dịch H2SO4 lỗng, dư.
(b) Ăn mịn điện hóa có phát sinh dòng điện.
(c) Để bảo quản kim loại kiềm người ta ngâm chìm trong dầu hỏa.
(d) Khi dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH) 2 ta thu được kết tủa sau đó kết tủa tan dần đến
hết.
(e) Khi cho nhôm vào dung dịch NaOH thấy xuất hiện bọt khí.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Trang 10/22


Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, c, d, e là đúng
(a) Sai vì Cu khơng tan trong H2SO4 lỗng.
(d) Đúng vì ban đầu phản ứng tạo BaCO3, khi CO2 dư thì BaCO3 bị hòa tan thành Ba(HCO3)2.
Câu 35. Cho các phát biểu sau:

(a) Mg có tính khử mạnh hơn Al.
(b) Khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ), tại catot xảy ra sự oxi hóa Cu2+.
(c) Bột canh iot dùng trong nấu ăn có thành phần chính là iot.
(d) Thạch cao nung (CaSO4.H2O) được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương.
(e) Đá rubi có thành phần chính là Al2O3.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, d, e.
(b) Sai vì khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ), tại catot xảy ra sự khử Cu2+.
(c) Sai vì thành phần chính của bột canh iot là muối ăn NaCl.
Câu 36. Cho các phát biểu sau:
(a) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3 thu được dung dịch chứa 2 muối.
(b) Cho CO qua CuO, nung nóng thấy chất rắn từ màu đen chuyển sang màu đỏ.
(c) Kali nitrat là thành phần chính của thuốc nổ đen.
(d) Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ba2+ và Mg2+.
(e) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, c, e.
(a) Sai vì 3Mgdư + 2FeCl3 → 3MgCl2 + 2Fe (chỉ thu được 1 muối).
(d) Sai vì nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.
Câu 37. Cho các phát biểu sau:

(a) Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag+.
(b) Cu, Ag có thể được điều chế bằng phương pháp thủy luyện.
(c) Trong công nghiệp thực phẩm, NaHCO3 được sử dụng để chế thuốc đau dạ dày.
(d) Nước cứng tạm thời có thành phần gồm Ca2+, Mg2+, HCO3-.
(e) Bột nhơm cháy trong khơng khí với ngọn lửa sáng chói, tỏa nhiều nhiệt.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, d, e.
(a) Sai vì Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe3+.
(c) Sai vì trong cơng nghiệp thực phẩm, NaHCO3 được sử dụng làm bột nở.
Câu 38. Cho các phát biểu sau:
(a) Thả miếng Na vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện bọt khí và xuất hiện kết tủa xanh lam.
(b) Để bảo vệ vỏ tàu biển (phần chìm dưới nước) người ta có thể ghép các lá đồng ở phía ngồi.
(c) NaHCO3 là muối axit có tính lưỡng tính.
(d) Để làm mềm nước cứng tạm thời có thể dùng lượng dư dung dịch Ca(OH)2.
(e) Kim loại nhôm thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội.
Số phát biểu đúng là
Trang 11/22


A. 5.

B. 2.

C. 3.
Hướng dẫn giải


D. 4.

Bao gồm: a, c, e.
(b) Sai vì để bảo vệ vỏ tàu biển (phần chìm dưới nước) người ta có thể ghép các lá kẽm ở phía ngồi.
(d) Sai vì để làm mềm nước cứng tạm thời có thể dùng lượng vừa đủ dung dịch Ca(OH)2.
Câu 39. Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại Fe dẫn điện tốt hơn kim loại Ag.
(b) Để miếng sắt ngồi khơng khí ẩm có xảy ra hiện tượng ăn mịn điện hóa.
(c) Kim loại xesi được dùng làm tế bào quang điện.
(d) Quần áo giặt bằng nước cứng thì xà phịng khơng ra bọt, làm quần áo chóng hỏng do những kết tủa
khó tan bám vào quần áo.
(e) Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải và
làm trong nước, …
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: c, d, e.
(a) Sai vì Ag dẫn điện tốt hơn Fe.
(b) Sai vì miếng sắt khơng có cặp điện cực nên khơng xảy ra ăn mịn điện hóa.
Câu 40. Cho các phát biểu sau:
(a) Cho Cu tác dụng với dung dịch FeCl3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3 chất tan.
(b) Khi điện phân nóng chảy NaCl, tại catot Na+ khơng bị oxi hóa.
(c) Hợp kim Na – K được dùng chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
(d) Để làm mềm nước cứng người ta có thể dùng các vật liệu trao đổi ion như cationit, zeolit, …
(e) Nhôm nhẹ, dẫn điện tốt nên có thể được dùng làm dây dẫn điện thay cho đồng.
Số phát biểu đúng là

A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c, d, e.
(a) Đúng. 3 chất tan gồm CuCl2, FeCl2, FeCl3 dư.
(b) Đúng vì khi điện phân nóng chảy, tại catot Na+ bị khử.
(c) Đúng.
(d) Đúng. Ngồi phương pháp kết tủa thì có thể làm mềm nước cứng bằng phương pháp trao đổi ion.
(e) Đúng. Nhôm thường được sử dụng để truyền tải điện đường dây cao thế điện áp 500kV.
Câu 41. Cho các phát biểu sau:
(a) Sắt là kim loại có tính nhiễm từ.
(b) Khi cho muối sắt (III) clorua tác dụng với dung dịch NaOH thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
(c) Sắt (III) oxit thuộc loại oxit lưỡng tính.
(d) Sắt thụ động, không phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(e) Dung dịch muối FeCl3 có màu xanh lam.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, d.
(c) Sai vì sắt (III) oxit thuộc loại oxit bazơ.
(e) Sai vì dung dịch muối FeCl3 có màu vàng.
Trang 12/22


Câu 42. Cho các phát biểu sau:

(a) Trong bảng tuần hồn, sắt thuộc ơ số 26, chu kì 4 và nhóm VIIIA.
(b) Sắt bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.
(c) Quặng hematit nâu có cơng thức là Fe2O3.
(d) Trong các phản ứng hóa học, sắt chỉ có tính khử.
(e) Fe2O3 là oxit lưỡng tính.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, d.
(a) Sai vì trong bảng tuần hồn, sắt thuộc ơ số 26, chu kì 4 và nhóm VIIIB.
(c) Sai vì quặng hematit nâu có cơng thức là Fe2O3.nH2O.
(e) Sai vì Fe2O3 là oxit bazơ.
Câu 43. Cho các phát biểu sau:
(a) Khi cho Fe tác dụng với bột S đun nóng thu được Fe2S3.
(b) Những thiên thạch từ khoảng không của Vũ Trụ rơi vào trái đất có chứa sắt tự do.
(c) Sắt (III) oxit là chất rắn màu nâu đỏ, không tan trong nước.
(d) Kim loại sắt tan trong dung dịch NaOH, giải phóng khí H2.
(e) Fe(OH)3 là bazơ, khơng tan trong nước, có màu nâu đỏ.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, c, e.
(a) Sai vì Fe + S


FeS

(d) Sai vì sắt khơng tan trong dung dịch NaOH.
Câu 44. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong tự nhiên, sắt tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất.
(b) Cho Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng thu được muối Fe(NO3)3.
(c) Dung dịch muối sắt (II) khi điều chế được cần dùng ngay vì trong khơng khí sẽ chuyển dần thành
muối sắt (III).
(d) Sắt là kim loại có tính nhiễm từ, bị nam châm hút.
(e) Fe(OH)2 là chất rắn, màu trắng hơi xanh, để trong khơng khí chuyển dần sang nâu đỏ.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, c, d, e.
(b) Sai vì Fe tác dụng với HNO3 tạo muối Fe(NO3)3 nhưng Fe dư thì phản ứng tạo thành Fe(NO3)2.
Câu 45. Cho các phát biểu sau:
(a) Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch chứa 3 cation.
(b) Khi cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH, ban đầu thu được kết tủa màu trắng hơi xanh, sau
đó chuyển dần sang nâu đỏ.
(c) Quặng manhetit là quặng giàu sắt nhất.
(d) Kim loại sắt để trong không khí ẩm bị ăn mịn điện hóa.
(e) Sắt (III) oxit là chất rắn màu nâu đỏ, không tan trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Trang 13/22


Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c, e.
(a) Đúng vì dung dịch thu được chứa Fe2+, Fe3+, H+ và Cl-.
(b) Đúng vì ban đầu phản ứng tạo Fe(OH)2 sau đó bị oxi hóa bởi oxi khơng khí thành Fe(OH)3 nâu đỏ.
(d) Sai vì khơng có cặp điện cực, khơng xảy ra ăn mịn điện hóa.
Câu 46. Cho các phát biểu sau:
(a) Sắt là kim loại có trữ lượng lớn thứ hai trong vỏ trái đất, chỉ sau nhôm.
(b) Cho Cu tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được dung dịch chứa 2 chất tan.
(c) Đa số các muối sắt (II) khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước như FeSO4.7H2O, FeCl2.4H2O, …
(d) Trong dung dịch, kim loại sắt có thể khử ion Fe3+ thành Fe2+.
(e) FeO là oxit bazơ khi tác dụng với dung dịch HCl có thể tạo thành 2 loại muối.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, c, d.
(b) Sai vì Cu + 2FeCl3 dư → CuCl2 + 2FeCl2 (sau phản ứng thu được ba muối CuCl2, FeCl2, FeCl3 dư).
(e) Sai vì FeO khí tác dụng với HCl chỉ tạo thành 1 muối FeCl2.
Câu 47. Cho các phát biểu sau:
(a) Sắt có trong hemoglobin của máu, làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống.
(b) Khi hịa tan Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng khơng thấy khí thốt ra.
(c) Nhiệt phân hồn tồn Fe(OH)2 trong khơng khí ở nhiệt độ cao thu được chất rắn là FeO.
(d) Có thể dùng bình chứa bằng sắt để chuyên chở axit HNO3 đặc nguội.
(e) Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành 2 loại muối.
Số phát biểu đúng là

A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, d, e.
(c) Sai vì 4Fe(OH)2 + O2

2Fe2O3 + 4H2O

Câu 48. Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại sắt trong tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội nhưng tan trong dung dịch HNO3 lỗng.
(b) Quặng pirit có cơng thức là FeCO3.
(c) Ở nhiệt độ cao, Fe2O3 bị CO hoặc H2 khử thành Fe.
(d) Khi nung nóng, sắt tác dụng với clo tạo thành muối sắt (III).
(e) Dung dịch Fe2(SO4)3 có thể làm mất màu dung dịch thuốc tím KMnO4 trong H2SO4.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, c, d.
(b) Sai vì quặng pirit có cơng thức là FeS2.
(e) Sai vì Fe2(SO4)3 khơng có tính khử, khơng tác dụng với KMnO4.
Câu 49. Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại sắt khi tác dụng với khí clo dư hoặc dung dịch HCl dư đều thu được cùng một loại muối.
(b) Sắt (III) oxit trong tự nhiên tồn tại dưới dạng quặng hematit dùng để luyện gang.
(c) Tính chất đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hóa.
(d) Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4 thấy khối lượng thanh sắt giảm.

(e) Cho dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch NaOH thu được chất kết tủa màu nâu đỏ.
Trang 14/22


Số phát biểu đúng là
A. 5.

B. 2.

C. 3.
Hướng dẫn giải

D. 4.

Bao gồm: b, c, e.
(a) Sai vì 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
(d) Sai vì khi phản ứng Fe tan ra ít hơn so với Cu bám vào nên khối lượng thanh sắt tăng.
Câu 50. Cho các phát biểu sau:
(a) Khi nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO 4, sau một thời gian nhấc ra thấy khối lượng thanh Fe
giảm.
(b) Nhỏ vài giọt HCl vào dung dịch Fe(NO3)2 thấy có bọt khí thốt ra.
(c) Trong tất cả các phản ứng, kim loại sắt đều thể hiện tính khử.
(d) Trong hợp chất FeS, sắt có số oxi hóa là +2.
(e) Hỗn hợp Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, c, d, e.
(a) Sai vì khi nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 thì khối lượng thanh Fe tăng.
(b) Đúng. Pư thốt khí NO.
(c) Đúng. Không chỉ sắt mà tất cả các kim loại đều chỉ có
Câu 51. Thực hiện 5 thí nghiệm sau:
(a) Đun sơi nước cứng tồn phần.
(b) Cho BaCO3 vào dung dịch H2SO4.
(c) Cho K vào dung dịch FeCl3.
(d) Cho Cu vào dung dịch Fe(NO3)3.
(e) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả kết tủa và chất khí là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c.
(a)
(b) BaCO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + CO2↑ + H2O
(c) K + H2O → KOH + ½ H2↑
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl
(d) Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
(e) FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 2AgCl↓ + Ag↓
Câu 52. Thực hiện 5 thí nghiệm sau:
(a) Cho Ba vào dung dịch H2SO4.
(b) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHCO3, đun nóng.
(c) Cho dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
(d) Cho 3a mol Na vào dung dịch chứa a mol AlCl3.
(e) Cho Mg vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả kết tủa và chất khí là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c, d.
Trang 15/22


(a) Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
(b) Ba2+ + 2HCO3-

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O

BaCO3↓ + CO2↑ + H2O

(c) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O
(d) Na + H2O → NaOH + ½ H2↑
3NaOH +AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NaCl
3a →
3a
3a
a
(e) Mg + 4HNO3 đặc

Mg(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

Câu 53. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung NH4NO3 rắn.

(b) Đun nóng NaNO3 tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc).
(c) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(d) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng).
(e) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng.
Số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c, e.
(a) NH4NO3

D. 4.

N2O↑ + 2H2O

(b) 2NaNO3 tt + H2SO4 đặc

Na2SO4 + 2HNO3↑

(c) 2KHSO4 + 2NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + CO2↑ + 2H2O
(d) PbS không tan trong HCl.
(e) Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O

Câu 54. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân NaCl nóng chảy.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ).
(c) Cho mẩu K vào dung dịch AlCl3.
(d) Cho Mg vào dung dịch HCl.
(e) Cho Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaHSO4 dư.

Số thí nghiệm thu được chất khí là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c, d, e.
(a) 2NaCl
2Na + Cl2↑
(b) CuSO4 + H2O
Cu + ½ O2↑ + H2SO4
(c) K + H2O → KOH + ½ H2↑
AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3↓ + 3KCl
(d) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
(e) Fe + 4H+ + NO3- → Fe3+ + NO↑ + 2H2O
Câu 55. Tiến hành các thí nghiệm sau
(a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
(b) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.
(d) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
(e) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHCO3, đun nóng.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
Trang 16/22


A. 2

B.3

C. 5

Hướng dẫn giải

D. 4

Bao gồm: a, b, d, e.
(a) AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
(b) 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S↓ + 2HCl
(c) AgNO3 + H3PO4 → Không phản ứng.
(d) FeCl3 + 3AgNO3 → 3AgCl↓ + Fe(NO3)3
(e) Ba2+ + 2HCO3-

BaCO3↓ + CO2↑ + H2O

Câu 56. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun sơi nước cứng tạm thời.
(b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(d) Cho NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, d, e.

D. 4.

(a)
(b) Ba2+ + SO42- → BaSO4↓

(c) 2CO2 dư + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
(d) 2NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O
(e) NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3↓ + NaCl
Câu 57. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(b) Cho Ba vào dung dịch FeSO4.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Đun nóng nước cứng tạm thời.
(e) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hồn tồn, số thí nghiệm thu được kết tủa gồm hai chất là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, c, d, e.
(a) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓
(b) Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
Ba(OH)2 + FeSO4 → BaSO4↓ + Fe(OH)2↓
(c) Ba(OH)2 + Ca(HCO3)2 → BaCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O
(d)
(e) FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 2AgCl↓ + Ag↓
Câu 58. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(d) Hịa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).
Trang 17/22



(e) Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH.
Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, d, e.
(a) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
(b) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + FeCl3 + 4H2O
(c) 2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc

D. 3.

3Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 10H2O

(d) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
(e) 2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O
Câu 59. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 dư, tạo sản phẩm khử duy nhất là NO.
(b) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp NaOH, Ca(OH)2.
(c) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư.
(d) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1:1) vào H2O dư.
(e) Cho Al vào dung dịch HNO3 lỗng (khơng có khí thốt ra).
Sau khi các phản ứng xảy ra hồn tồn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Hướng dẫn giải

Bao gồm: b, c, d, e.
(a) 3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO↑ + 14H2O
(b) CO2 dư + NaOH → NaHCO3
2CO2 dư + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
(c) Fe + 2FeCl3 dư → 3FeCl2 (FeCl2 và FeCl3 dư).
(d) Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
1
1
⇒ Cu dư, FeCl3 hết.
(e) 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O
Câu 60. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH dư.
(c) Cho NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl3.
(e) Cho hỗn hợp BaO và Al2O3 vào nước dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, c, d, e.
(a) Cu dư + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
(b) CO2 + NaOH dư → NaHCO3
(c) NaOHdư + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + Na2CO3 + H2O (dd chỉ chứa 1 muối Na2CO3 và NaOH dư)
(d) Fedư + 2FeCl3 → 3FeCl2
(e) BaO + H2O → Ba(OH)2
Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O
Câu 61. Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):

(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt(III) clorua.
(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng(II) sunfat.
(c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt(III) clorua.
Trang 18/22


(d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.
(e) Cho sắt (III) oxit vào dung dịch natri hiđroxit lỗng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3.
B. 1.
C. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c, d.
(a) Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
(b) H2S + CuSO4 → CuS↓ + H2SO4
(c) 3AgNO3 + FeCl3 → 3AgCl↓ + Fe(NO3)3
(d) Hg + S → HgS
(e) Fe2O3 khơng tan trong NaOH.
Câu 62. Trong các thí nghiệm sau:
(a) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.
(b) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
(c) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(d) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
(e) Cho khí NH3 tác dụng với khí O2, đun nóng.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
Hướng dẫn giải

Bao gồm: b, c, d, e.
(a) SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
(b) 2NH3 + 3CuO

D. 2.

D. 5.

N2↑ + 3Cu + 3H2O

(c) Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑
(d) NH4Cl + NaNO2
(e) 4NH3 + 3O2

NaCl + N2↑ + 2H2O
2N2 + 6H2O

Câu 63. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(b) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.
(c) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(d) Nhiệt phân AgNO3.
(e) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, d, e.
(a) Mg + Fe2(SO4)3 dư → MgSO4 + 2FeSO4

(b) H2 + CuO

Cu + H2O

(c) Na + H2O → NaOH + ½ H2↑
(d) AgNO3
(e) CuSO4 + H2O

D. 5.

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

Ag + NO2↑ + ½ O2↑
Cu + ½ O2↑ + H2SO4

Câu 64. Thực hiện các thí nghiệm sau:
Trang 19/22


(a) Cho hỗn hợp gồm Ba và Al (tỉ lệ mol tương ứng 1: 1) vào nước dư.
(b) Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol tương ứng 1: 1) vào dung dịch HCl dư.
(c) Cho hỗn hợp gồm Na và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 1: 1)
(d) Cho Cu và NaNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1: 2) vào dung dịch HCl dư, sản phẩm khử NO duy nhất.
(e) Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 2: 1) vào dung dịch H2SO4 lỗng dư.
Khi phản ứng trong các thí nghiệm trên kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được chất rắn?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải

Bao gồm: c, e.
(a)
(b)
(c)

(Al tan hết).
(Cu tan vừa hết).
(Al2O3 còn dư chưa tan hết).

(d) 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O
1
2 ⇒ Cu tan hết
(e)

(Cu còn dư chưa tan hết).

Câu 65. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(b) Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(c) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
(d) Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(e) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Ba(AlO2)2.
Sau khi các phản ứng xảy ra hồn tồn, số thí nghiệm tạo kết tủa rồi kết tủa tan hết là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, c, e.
(a) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
(b) NaAlO2 + CO2 dư + H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3
(c) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
(d) 3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4↓ + 2Al(OH)3↓
2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
(e) Ba(AlO2)2 + 2HCl + 2H2O → BaCl2 + 2Al(OH)3↓ Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Câu 66. Cho các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa Ba(OH)2.
(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa phèn chua.
(c) Sục khí NH3 dư vào dung dịch chứa AlCl3.
(d) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch chứa NaAlO2.
(e) Cho từ từ đến dư dung dịch Al(NO3)3 vào dung dịch KOH và khuấy đều.
Sau khi các phản ứng xảy ra hồn tồn, số thí nghiệm tạo kết tủa rồi kết tủa tan hết là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, d.
(a) CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O
BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2
(b)
(c) AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
(d) NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3↓ + NaCl
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Trang 20/22




×