Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài thu hoạch, môn cnxh khoa học, giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân việt nam hiện nay”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.68 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Trong suốt tiến trình lịch sử của cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn
khẳng định: giai cấp công nhân ln là động lực chính, là lực lượng lãnh đạo
của cách mạng Việt Nam. Mặc dù là đội tiền phong của giai cấp công nhân
Việt Nam những kể từ khi ra đời Đảng lại luôn chú trọng tới việc xây dựng và
phát triển giai cấp công nhân và sự phát triển của giai cấp cơng nhân trong
suốt tiến trình cách mạng đã qua càng khơng thể thiếu vai trị lãnh đạo của
Đảng. Lịch sử xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam
trong các giai đoạn cách mạng đã qua, đặc biệt trong tiến trình đổi mới hiện
nay đã chứng minh điều đó.
Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, vừa mới lớn lên đã tiếp thu chủ
nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp cơng nhân quốc tế, nhanh chóng
trở thành lực lượng chính trị tự giác thống nhất, được Chủ tịch Hồ Chí Minh
giáo dục, đã sớm giác ngộ, mục tiêu, lý tưởng chân lý của thời đại: độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân Việt Nam ln ln có tinh
thần và bản chất cách mạng triệt để. Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ
nhất kết thúc trở đi, do ảnh hưởng sâu sắc của cách mạng Tháng Mười Nga
năm 1917 và sự truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân
Việt Nam đã có bước chuyển biến sâu sắc về chất. Giai cấp cơng nhân đã
từng bước giác ngộ về mình, về địa vị, vai trị của mình trong xã hội, trong
cách mạng Việt Nam và ngày càng tiến tới sự tự giác. Sự ra đời của Công hội
đỏ Bắc Kỳ (28/7/1929) và Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) là mốc lịch sử
đánh dấu bước phát triển mới về chất của giai cấp công nhân Việt Nam: từ sự
tự phát lên sự tự giác.
Từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam - đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu, lãnh tụ chính trị của
giai cấp công nhân - đã không ngừng vươn lên và phát triển mọi mặt, từng
bước giác ngộ và thực hiện hoá sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Và cũng
từ đây giai cấp cơng nhân Việt Nam - thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam -



1

bước lên vũ đài chính trị nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cao trào
cách mạng năm 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh và cao trào
cách mạng dân chủ 1936-1939 chứng tỏ sự trưởng thành nhanh chóng vượt
bậc của giai cấp cơng nhân Việt Nam về mặt chính trị, về ý thức giai cấp, về
tinh thần đồn kết, tính kỷ luật trong đấu tranh cách mạng. Với thắng lợi của
cách mạng Tháng Tám năm 1945, không những mở ra một kỷ nguyên mới
cho lịch sử dân tộc, cho cách mạng thế giới mà còn là dấu mốc đưa giai cấp
công nhân và nhân dân lao động từ địa vị của người dân mất nước, người lao
động làm thuê lên địa vị người làm chủ của đất nước. Sự thành công của cuộc
cách mạng Tháng Tám 1945 cũng chứng tỏ vai trị lãnh đạo khơng thế thay
thế của giai cấp công nhân Việt Nam thông qua đội tiền phong của mình là
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cuộc cách mạng mới ở Việt Nam. Lịch sử
cách mạng Việt Nam hiện đại đã trao cho giai cấp cơng nhân Việt Nam vai trị
sứ mệnh lịch sử ấy và giai cấp cơng nhân Việt Nam đã hồn thành xuất sắc sứ
mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn cách mạng này. Đúng như Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định: "Chỉ có giai cấp cơng nhân là dũng cảm nhất cách
mạng nhất, luôn luôn đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách
mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công
nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy nhất của
nhân dân Việt Nam.
Tuy nhiên, trong bối cảnh mới hiện nay gắn liền với q trình đổi mới
thực hiện q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập ngày càng sâu
rộng vào nền kinh tế quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam đang có sự biến
đổi to lớn cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ. Nghị quyết Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương lần thứ Sáu (Khóa X) khẳng định: đội ngũ cơng
nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển "bao gồm
những người lao động chân tay và trí óc, làm cơng và hưởng lương trong các
loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh

doanh và dịch vụ có tính chất cơng nghiệp"3; thuộc các doanh nghiệp nhà


2

nước, hợp tác xã, hay thuộc tư nhân, hợp tác đầu tư với nước ngồi. Họ hình
thành giai cấp thống nhất đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, thông
qua Đảng Cộng sản Việt Nam được vũ trang bằng Chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh đang lãnh đạo công cuộc đổi mới và phát triển đất
nước.
Xuất phát từ những luận điểm trên đây, học viên nhận thấy việc tìm
hiểu về “Giai cấp cơng nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Việt Nam hiện nay” là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và có ý
nghĩa lý luận về giai cấp công nhân trong thực tiễn hiện nay.


3

NỘI DUNG
1. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Hiện nay, “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to
lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm
cơng hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công
nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất cơng nghiệp”1.
Họ là sản phẩm của q trình cơng nghiệp hóa thời kỳ đổi mới với các
tiêu chí: cơng nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa, coi “nơng nghiệp - nơng
thơn là mặt trận hàng đầu”, cơng nghiệp hóa trong cơ chế thị trường, cơng
nghiệp hóa hướng tới kinh tế tri thức, gắn hội nhập và bảo vệ tài nguyên môi
trường. Với những yêu cầu kinh tế - xã hội ấy, công nhân - sản phẩm xã hội
của q trình cơng nghiệp hóa nước ta hiện nay, thể hiện ra như một lực

lượng lao động tiên tiến nhất và phát triển khá nhanh. Nhận thức chiến lược
của Đảng là “Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết
bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước”2.
Cơng nhân nước ta hiện nay đang lao động trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những quan tâm về việc làm, thu
nhập, mức sống thì giai cấp cơng nhân Việt Nam còn là giai cấp đi đầu trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh. Đây là vinh dự và cũng là trọng trách của công nhân nước ta. Theo
đó, xây dựng giai cấp cơng nhân Việt Nam cần phải chú ý về chính sách trên
các hai phương diện: lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, vị thế người lao động
và vị thế người làm chủ đất nước…

Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị trung ương 6 khóa X, (NQ20/NQTW), Nxb CTQG, H.
2008.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị trung ương 6 khóa X, (NQ20/NQTW), Nxb CTQG, H.
2008.
1


4

Đa dạng về trình độ cơng nghệ, về thành phần kinh tế và về lợi ích.
Nếu như trước thời kỳ Đổi mới, đa số công nhân lao động trong thành phần
kinh tế nhà nước với hai loại hình là sở hữu tồn dân (các nhà máy nơng
trường quốc doanh) và sở hữu tập thể (các hợp tác xã tiểu thủ cơng nghiệp);
thì hiện nay họ có mặt trong mọi thành phần kinh tế. Cơng nhân cũng khác
nhau về trình độ tiếp cận cơng nghệ, lợi ích hay phần được hưởng từ quá trình
sản xuất kinh doanh và qua tái phân phối thành quả của đổi mới… Những sự

khác biệt này khiến cho cơ cấu công nhân khá đa dạng và cần những chính
sách ngày càng cụ thể, phù hợp hơn với đối tượng.
Với vai trò là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện
đại hố hướng tới kinh tế tri thức và gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái, giai
cấp công nhân nước ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, nâng cao trình độ
học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, trau dồi bản lĩnh chính trị vững
vàng và nghị lực lớn, mới có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử trong thời kỳ
mới, đóng góp xứng đáng vào thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân
dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp...”3.
2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Nghị quyết Hội nghị trung ương 6 khóa X đã khái quát: “Giai cấp cơng
nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông
qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương
thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

3

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr.70.


5

minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp cơng nhân với giai cấp
nơng dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”4.
Trong điều kiện hiện nay, các nội dung thực hiện sứ mệnh lịch sử trên
được cụ thể hóa như sau:

Về nội dung kinh tế, Đại hội XII khẳng định: “Cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mơ hình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức,
lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động
lực chủ yếu; huy động và phân bổ có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Xây
dựng cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động hợp lý, phát huy lợi thế so sánh, có
năng suất lao động và năng lực cạnh tranh cao, tham gia sâu rộng vào mạng
sản xuất và chuỗi giá trị tồn cầu; có văn minh cơng nghiệp chiếm ưu thế
trong sản xuất và đời sống xã hội; phát triển nhanh và bền vững phù hợp với
điều kiện của từng giai đoạn”5.
Ba lĩnh vực mà quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần
tập trung là: Tập trung xây dựng nền công nghiệp và thương hiệu công nghiệp
quốc gia; Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông
thôn mới; xây dựng nền nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố lớn…
Đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ theo hướng hiện đại, đạt tốc độ tăng
trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả
nền kinh tế6.
Về nội dung chính trị - xã hội, để tiếp tục hoàn thành sứ mệnh là giai
cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản, là giai
cấp tiên phong trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và là lực lượng nòng cốt
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị trung ương 6 khóa X, (NQ20/NQTW), Nxb CTQG, H.
2008.
5
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr.90
6
Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, 2016, H. tr.91- 93.
4



6

trong liên minh giai cấp, đại đoàn kết toàn dân tộc, cần thực hiện tốt các
nhiệm vụ sau:
Cùng với nhiệm vụ giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thì
nhiệm vụ “Giữ vững bản chất giai cấp cơng nhân của Đảng, vai trò tiên
phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên”7 và “Tăng cường xây dựng, chỉnh
đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”8.
“Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân
cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn,
chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động
của công nhân; bảo đảm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện làm
việc, nhà ở, các cơng trình phúc lợi phục vụ cho cơng nhân; sửa đổi, bổ sung
các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp,... để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của công nhân”9.
3. Phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Một là, chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết
chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng vừa tạo ra điều kiện phát triển mới, vừa tạo nhiều áp lực cạnh tranh
và tác động trực tiếp đến việc làm và đời sống của công nhân. Theo đó, cần
phải xử lý đúng đắn các mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội; chăm lo xây dựng giai cấp cơng nhân; đảm bảo
hài hồ các lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động, của doanh
nghiệp và tồn xã hội; khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần,
7
8
9


Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr. 199.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XII, Nxb Nxb CTQG, H. 2016, tr.217
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr.160


7

quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách của người lao
động ...
Hai là, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam nâng cao cả về số
lượng, chất lượng, trình độ văn hóa, tay nghề, bản lĩnh chính trị vững vàng,
được trí tuệ hóa và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho cơng nhân, khơng ngừng
“trí thức hố” giai cấp cơng nhân là nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt quan tâm xây
dựng thế hệ cơng nhân trẻ có học vấn, chun môn và kỹ năng nghề nghiệp cao,
ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững
vàng…
Ba là, xây dựng giai cấp cơng nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của mỗi người công
nhân. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trị quyết định,
cơng đồn có vai trị quan trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp
công nhân. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân; tăng cường khối liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức để làm hạt
nhân cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc… chính là những biện pháp để tạo ra cơ
sở chính trị - xã hội cho q trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân Việt Nam.
Bốn là, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, kế thừa những giá
trị nhân loại làm cho hệ giá trị, lối sống và tác phong của giai cấp công nhân

trở thành hệ giá trị chủ đạo của xã hội Việt Nam… là những nhiệm vụ cơ bản
trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của xã hội mới.
Năm là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn liền với xây
dựng Đảng cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng
và tổ chức. Giữ vững, tăng cường tính chất giai cấp công nhân của Đảng, đổi
mới nội dung, phương thức lãnh đạo, nâng cao tính chiến đấu của Đảng;


8

không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng, phẩm chất cộng sản… để Đảng
đảm bảo quyền lãnh đạo và uy tín chính trị trong q trình lãnh đạo thực hiện
sứ mệnh lịch sử.
4. Một số xu hướng, triển vọng phát triển của giai cấp công nhân
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
4.1. Trong thời gian qua và nhất là sắp tới, giai cấp công nhân sẽ có sự
thay đổi lớn khơng những về số lượng mà cả về chất lượng, thay đổi về khu
vực và ngành nghề, về quyền sở hữu tài sản.
Mặc dù khu vực kinh tế nhà nước giảm đi rõ rệt nhưng khu vực kinh tế
tư nhân và cổ phần, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hoặc 100% vốn nước
ngoài lại tăng mạnh, cho nên nhìn trên tổng thể thì yêu cầu về lao động đã và
vẫn sẽ tăng rất nhanh. Để đáp ứng nhu cầu tăng số lượng công nhân của tất cả
các khu vực kinh tế quốc dân trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố thì
một bộ phận lao động không nhỏ từ nông thôn sẽ gia nhập hàng ngũ công
nhân.
4.2. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế và sự phát triển của lực lượng sản
xuất xã hội đã làm cho cơ cấu của giai cấp công nhân cũng thay đổi. Cụ thể
là, sự thay đổi ở khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước
đã kéo theo sự thay đổi quan trọng rất đáng chú ý, khơng chỉ là sự thay đổi
tính chất các loại hình sở hữu, mà cịn dẫn đến sự thay đổi cả tỷ lệ trong số

lượng cơng nhân, trình độ công nhân và thành phần giai cấp công nhân, hay
có thể nói là dẫn đến sự phân tầng trong nội bộ giai cấp công nhân. Sự phân
tầng này biểu hiện trên tất cả các mặt từ trình độ học vấn, trình độ nghề 
nghiệp, mức thu nhập đến quyền sở hữu tài sản.
Mặc dù mặt bằng chung về trình độ học vấn và trình độ nghề nghiệp
chun mơn của cơng nhân trong những năm qua có tăng lên nhưng đồng thời
sự đòi hỏi của các ngành nghề, các khu vực và các lĩnh vực kinh tế đối với đội
ngũ này lại rất khác nhau. Đặc biệt, khi chúng ta càng đẩy mạnh công nghiệp


9

hoá theo hướng hiện đại, khi càng hội nhập sâu với thế giới để đi vào nền
kinh tế tri thức thì càng địi hỏi một số lượng lớn hơn số người lao động có
học vấn, có trình độ nghề nghiệp chun mơn cao cao hơn nữa. Vì vậy, sự
phân tầng, nếu xét về trình độ học vấn và trình độ chun mơn, là điều khó
tránh khỏi, là tất yếu. Sẽ hình thành các tầng lớp công nhân tri thức, tầng lớp
giám đốc, kỹ thuật, đốc cơng, quản lý, v.v.. Tính tất yếu này dẫn đến một tất
yếu khác là sẽ có sự phân tầng về mặt lương thưởng, về mặt hưởng thụ hay về
thu nhập nói chung. Hiện nay, chúng ta đang được chứng kiến sự chênh lệch
khá lớn, có khi đến hàng chục lần, về thu nhập của công nhân không chỉ thuộc
các ngành kinh tế khác nhau, mà của cả các tầng lớp công nhân khác nhau
trong cùng một ngành kinh tế nhưng thuộc các khu vực khác nhau (khu vực
nhà nước, khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hoặc 100% vốn
đầu tư nước ngồi). Mặc dù có những sự chênh lệch và khác biệt như vậy
nhưng xu hướng trí tuệ hố, tri thức hố giai cấp công nhân sẽ là xu hướng
tất yếu khi đất nước đẩy mạnh tiến trình cơng nghiệp hố theo hướng hiện đại
cho đến khi về cơ bản trở thành nước cơng nghiệp.
4.3. Sự phân tầng trong cơng nhân cịn do quyền sở hữu và mức độ sở
hữu tài sản khác nhau hoặc khơng có quyền đó trong thực tế, do có hay khơng

có tài sản hoặc nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế hoặc các lĩnh vực
hoạt động khác nhau (sản xuất, kinh doanh, chứng khoán, tiết kiệm ngân
hàng, v.v.) quyết định. 
4.4. Sự mâu thuẫn về lợi ích, khoảng cách giàu nghèo trong nội bộ
giai cấp công nhân, sự không đồng nhất về nhiều mặt.
Sự gia nhập hàng ngũ công nhân của số đông lao động từ nông thơn sẽ
làm cho giai cấp cơng nhân khơng cịn thuần nhất về thành phần xuất thân,
khơng cịn đồng đều về trình độ giác ngộ chính trị, khơng cịn giữ được sự
thống nhất cao về tư tưởng, về ý thức tổ chức kỷ luật, về tác phong công
nghiệp như khi chủ yếu còn là kinh tế nhà nước, khi nhà máy, xí nghiệp cịn


10

thuộc sở hữu tồn dân trước đây. Tầng lớp cơng nhân mới xuất thân từ nông
dân này cũng như tầng lớp công nhân chủ yếu làm lao động chân tay đơn giản
sẽ là tầng lớp chịu nhiều thiệt thòi nhất, là những người yếu thế nhất và dễ bị
tổn thương nhất. Bên cạnh tầng lớp yếu thế đó lại cũng sẽ hình thành những
tầng lớp có ưu thế, có thu nhập cao, thậm chí rất cao.
Một khi đã diễn ra sự phân tầng, đã hình thành các tầng lớp khác nhau
trong nội bộ giai cấp cơng nhân thì khơng tránh khỏi sẽ có những lợi ích khác
nhau và dó đó ý thức cũng sẽ khác nhau. Chính sự khác nhau về lợi ích này sẽ
đẻ ra khơng ít nguy cơ về tư tưởng, về nhận thức và cả về ý thức tổ chức, do
đó sẽ làm giảm sức mạnh đồn kết của giai cấp công nhân. Chắc chắn đây sẽ
là một trong những hệ quả gây nhiều rắc rối nhất cho phong trào cơng nhân và
cơng đồn, cho sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân và cơng
đồn. Chính vì vậy mà cần sớm có những khảo sát, điều tra, nghiên cứu
nghiêm túc và thật sự khoa học về hiện trạng và triển vọng sự phân tầng trong
giai cấp cơng nhân nước ta để từ đó có các giải pháp cho hoạt động của cơng
đồn cũng như sự lãnh đạo kịp thời và có hiệu quả hơn của Đảng.



11

KẾT LUẬN
Trên đây là một số nội dung sứ mệnh lịch sử, xu hướng lớn trong sự
phát triển của giai cấp công nhân nước ta thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá
theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Trong số các xu hướng ấy, có xu
hướng lành mạnh, tốt hơn và chiếm ưu thế nhưng cũng có xu hướng sẽ làm
giảm sự thống nhất, giảm sự đoàn kết, do đó làm giảm sức mạnh của giai cấp
cần được đặc biệt quan tâm. Nhận thức rõ tất cả những xu hướng này để có
những đối sách thích hợp nhằm làm cho giai cấp cơng nhân dù trong hồn
cảnh nào cũng giữ được vai trị tiên phong của mình.        



×