Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Skkn phát huy tính tích cực và tăng khả năng hợp tác của học sinh trong học tập địa lí 12 nội dung đặc điểm chung của tự nhiên nhờ kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp với bảng tương tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƢỜNG THPT VĂN CHẤN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Địa lí)

TÊN SÁNG KIẾN:
“PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ TĂNG KHẢ NĂNG HỢP
TÁC CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ 12 – NỘI
DUNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN NHỜ KĨ THUẬT
KHĂN TRẢI BÀN KẾT HỢP VỚI BẢNG TƢƠNG TÁC”

Tác giả: HỒNG THỊ YẾN
Trình độ chun mơn: Cử nhân Địa lí
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trƣờng THCS – THPT Nghĩa Tâm

Yên Bái, ngày 20 tháng 01 năm 2022
1


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Phát huy tính tích cực và tăng khả năng hợp tác của
học sinh trong học tập Địa lí 12 – Nội dung Đặc điểm chung của tự nhiên nhờ
kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp với bảng tương tác”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo mơn Địa lí.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Học sinh khối 12, Trường THCS - THPT
Nghĩa Tâm ( Kì I năm học 2021 – 2022 là phân hiệu Nghĩa Tâm thuộc trường
THPT Văn Chấn).
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 28 tháng 09 năm 2021 đến ngày 28 tháng 11 năm 2021


5. Tác giả:
Họ và tên: HOÀNG THỊ YẾN
Năm sinh: 1985
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ cơng tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THCS - THPT Nghĩa Tâm.
Địa chỉ liên hệ: Trường THCS - THPT Nghĩa Tâm , Thơn Khe Chì, xã
Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn , tỉnh n Bái
Điện thoại: 0912488319
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết:
Qua quá trình giảng dạy Địa lí 12 nhiều năm tơi nhận thấy phần Địa lí tự
nhiên trọng tâm Đặc điểm chung của tự nhiên là một đơn vị kiến thức khó và
chiếm tỉ lệ không nhỏ trong các đơn vị kiến thức để thi tốt nghiệp trung học phổ
thơng mơn Địa lí. Đồng thời quá trình dạy - học là một hoạt động phức tạp có sự
tác động đa chiều, trong đó chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy – học cơ
bản phụ thuộc vào chủ thể nhận thức - người học. Việc tiếp nhận và hình thành
kiến thức kỹ năng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan của người học như
năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm. Tuy nhiên các yếu tố khách
2


quan cũng đóng vai trị rất quan trọng trong việc tác động để tạo tâm lý sẵn sàng
thực hiện nhiệm vụ, khả năng hợp tác và mức độ hứng thú học tập của học sinh;
quá trình hình thành các yếu tố khách quan lại chủ yếu phụ thuộc vào tác động
của người giáo viên đứng lớp.
Trước tình hình thực tế hiện nay, đa số giáo viên đều có tinh thần tự đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thơng
qua các hoạt động mở đầu tiết học, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt
động luyện tập và vận dụng ; Trong đó hoạt động hình thành kiến thức mới đóng

vai trị quan trọng nhất quyết định đến việc các em có lĩnh hội được nội dung
kiến thức bài học hay không. Kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn” là một kĩ thuật
dạy học mới và kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn kết hợp bảng tương tác” càng rất
khác biệt chưa được chia sẻ ở một kênh thông tin nào cho giáo viên tham khảo,
đây là kĩ thuật dạy học tiên tiến đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy
– học trong nhà trường trung học phổ thông, phù hợp nguyện vọng của người
học và yêu cầu của xã hội.
Các giáo viên dạy mơn Địa lí đã được trang bị tài liệu và tập huấn về kĩ
thuật dạy học “ khăn trải bản”. Các nhà trường đều quan tâm ủng hộ, tạo điều
kiện để giáo viên nghiên cứu và sử dụng kĩ thuật dạy học trong bộ môn, học sinh
hào hứng tiếp cận cách thức học tập mới. Tuy nhiên giáo viên bộ mơn cịn dè dặt
trong nghiên cứu và sử dụng kĩ thuật này vì các lí do như: Điều kiện cơ sở vật
chất chưa phù hợp để triển khai kĩ thuật, số lượng học sinh quá đông từ 40 – 50
học sinh trên lớp gây khó khăn cho khâu tổ chức, thời gian triển khai hoạt động
và hiệu quả giờ dạy, học sinh chưa quen với kĩ thuật, nhiều giáo viên chưa thông
hiểu nên nghiệp vụ triển khai kĩ thuật còn lúng túng, cách nhận xét đánh giá giờ
dạy của đồng nghiệp cịn nặng về hình thức cầu toàn…làm cho kĩ thuật này chưa
được để tâm đúng mức.
Hiện nay các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái đều
được trang bị hệ thống cơ sở vật chất thuận lợi, đặc biệt là bảng thông minh giúp
tương tác tốt hơn giữa giáo viên và học sinh, lôi cuốn các em vào hoạt động học
3


tập. Trong q trình giảng dạy tơi nhận thấy kĩ thuật “ khăn trải bàn kết hợp với
bảng tương tác” là một phương pháp mới có thể phát huy tốt chức năng của
bảng tương tác, hạn chế việc phải chuẩn bị giấy A0 khổ lớn, bút to, nam châm
để hoạt động nhóm như trước đây, học sinh có thể dùng giấy A4 hoặc giấy vở
viết bình thường vẫn hoạt động được. Phương pháp này giúp cho các em chủ
động và tích cực khai thác, khám phá kiến thức mới nhằm đạt được mục tiêu

giáo dục đề ra về kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần hình thành cho học
sinh sau mỗi tiết học. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng xu thế
yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thơng mới, mang lại hiệu quả rất tích
cực. Do đó tơi đã mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “ Phát huy tính
tích cực và tăng khả năng hợp tác của học sinh trong học tập Địa lí 12 – Nội
dung Đặc điểm chung của tự nhiên nhờ kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp với
bảng tương tác” và vận dụng linh hoạt vào quá trình dạy học.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của sáng kiến:
Giáo viên nắm vững kĩ thuật dạy học khăn trải bàn, hướng dẫn học sinh
làm quen và thông hiểu kĩ thuật như cách tiến hành kĩ thuật, một số vấn đề cần
chú ý khi tổ chức dạy học bằng kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp với bảng tương
tác. Xây dựng kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp với bảng tương tác để học tốt nội
dung Đặc điểm chung của tự nhiên thuộc chương trình địa lí 12. Nghiên cứu
sáng kiến làm cơ sở cho các giải pháp đổi mới trong việc thực hiện hoạt động
hình thành kiến thức mới để phát huy tính tích cực, chủ động và tăng khả năng
hợp tác, sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Đối với nội dung Đặc điểm chung của tự nhiên áp dụng sáng kiến trong
khoảng thời gian từ tháng 09 đến tháng 11 năm 2021, vận dụng sáng kiến linh
hoạt cho nhiều tiết học trong chương trình Địa lí 12.
Qua nghiên cứu bản thân tơi mong muốn tìm được cách áp dụng kĩ thuật
khăn trải bàn kết hợp với bảng tương tác vào thực tiễn dạy học, nghiên cứu hiệu

4


quả, khả năng ứng dụng kĩ thuật vào dạy học Địa lí nhằm nâng cao chất lượng
bộ mơn trong nhà trường.
Nghiên cứu vấn đề này giúp nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân đồng
thời để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.

Trình bày lại quá trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu, tôi rất mong được
Hội đồng khoa học Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái, q đồng nghiệp
trao đổi, góp ý nhằm tìm ra cách thức xây dựng và sử dụng kĩ thuật dạy học
khăn trải bàn trong dạy học Địa lí một cách có hiệu quả nhất.
2.2 Nội dung (các) giải pháp:
2.2.1. Các bƣớc thực hiện giải pháp:
2.2.1.1. Một số vấn đề cần chú ý khi sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn kết
hợp với bảng tương tác.
* Giáo viên giảng dạy phải nắm vững kĩ thuật, hướng dẫn học sinh làm
quen và thông hiểu kĩ thuật khăn trải bàn.
Kĩ thuật dạy học “ khăn trải bàn” là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập
mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm: Kích thích, thúc đẩy
sự tham gia tích cực. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học
sinh. Phát triển mơ hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
Khi sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp bảng tương tác học sinh ngoài
được tương tác với nhau, tương tác với thầy cơ cịn được tương tác với bảng
thơng minh và các dụng cụ hỗ trợ đèn chiếu vật thể để trình bày kết quả thảo
luận nhóm, Giáo viên có thể sử dụng phần mềm Active Style chọn bút màu sửa
lỗi sai hoặc chốt luôn kiến thức trên bảng khá thuận lợi.
- Cách tiến hành kĩ thuật “ khăn trải bàn”
Hoạt động học sinh theo nhóm ( thơng thường 04 học sinh trên nhóm) mỗi
nhóm ngồi vào vị trí như trong một số hình vẽ minh họa bên dưới . Tập trung
vào câu hỏi ( chủ đề). Trong trường hợp tập thể lớp đơng học sinh giáo viên có

5


thể cho học sinh mơ hình khăn trải bàn nhiều ô hơn để đảm bảo học sinh có thể
tham gia đóng hóp ý kiến cá nhân cho hoạt động chung của nhóm.
Học sinh viết vào ơ số của học sinh được phân công câu trả lời hoặc ý

kiến của học sinh ( về một câu hỏi hoặc chủ đề…). Mỗi cá nhân làm việc độc
lập trong khoảng vài phút. Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận câu
trả lời. Viết những ý chung của nhóm vào ơ giữa của tấm khăn trải bàn.
Một số hình ảnh minh họa cho kĩ thuật khăn trải bàn:
Ý kiến cá nhân 1

Ý kiến cá nhân 4

Ý kiến chung cả nhóm

Ý kiến cá nhân 2

Ý kiến cá nhân 3

Ý kiến cá

Ý kiến cá nhân 2

nhân 1

8
3
Ý kiến chung cả nhóm

7

4
6

5


6


- Một số vấn đề cần chú ý khi tổ chức kĩ thuật khăn trải bàn:
Câu hỏi thảo luận nên lựa chọn là câu hỏi mở và câu hỏi nên ngắn gọn.
Trong trường hợp số học sinh trong nhóm quá đơng, khơng đủ chỗ trên
khăn trải bàn có thể phát cho học sinh các mảnh giấy nhỏ hoặc học sinh có thể
sử dụng giấy nhớ để ghi ý kiến cá nhân, sau đó dính xung quanh khăn trải bàn.
Trong q trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính ý kiến thống nhất vào giữa
khăn trải bàn, các ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau.
Chọn bài, phần và nội dung phù hợp để xây dựng và sử dụng kĩ thuật
khăn trải bàn. Có thể sử dụng kĩ thuât khăn trải bàn cho nhiều bài học. Tuy
nhiên kĩ thuật này cũng mất khá nhiều thời gian để thực hiện và chuẩn bị, giáo
viên nên đan xen với các phương pháp dạy học khác nhau để đa dạng hóa
phương pháp đồng thời để học sinh tiếp cận, trải nghiệm làm quen nhiều cách
thức học. Trong chủ đề 02. Đặc điểm chung của tự nhiên tôi đã lựa chọn và sử
dụng kĩ thuật khăn trải bàn vào một số nội dung với câu hỏi thảo luận như sau:
Tiết
Chủ đề

PPCT

Nội dung

Tên mục
Mục 2. Các

A. Đất nước
6


nhiều đồi núi

khu vực địa
hình ( Ý a.
Khu vực đồi

Đặc

núi)

điểm

Nội dung thảo luận
Câu 1. Nêu các đặc điểm
cơ bản của các vùng núi:
Giới hạn; đặc điểm địa
hình ( độ cao, hướng các
dãy núi, hướng nghiêng
chung địa hình)
Câu 1. Phân tích ảnh

chung
của tự

B. Thiên

nhiên

nhiên chịu

ảnh hưởng sâu
8

sắc của biển.

Mục 2. Ảnh

hướng của biển Đông

hưởng của

đến các thành phần tự

biển đơng đến nhiên của Nước ta: Khí
các thành

hậu, địa hình và các hệ

phần tự nhiên. sinh thái ven bờ, tài
nguyên thiên nhiên, các
7


thiên tai.
Câu 1. Nêu tên các loại
C. Thiên
nhiên nhiệt
9

đới ẩm gió

mùa.

gió hoạt động ở Nước ta.
Mục 1. Khí

Câu 2. Nêu sự hoạt động

hậu nhiệt đới

của các khối khí hoạt

ẩm gió mùa.

động theo mùa ở Nước ta
và ảnh hưởng của nó tới
sự phân mùa khí hậu.
Câu 1. Thiên nhiên phân
hóa theo độ cao ở Nước

D. Thiên
12

nhiên phân
hóa đa dạng.

Mục 3. Thiên
nhiên phân
hóa theo độ
cao.


ta biểu hiện qua các yếu
tố nào?
Câu 2. Nêu đặc điểm
thiên nhiên phân hóa ở
đai nhiệt đới gió mùa,
cận nhiệt gió mùa, ơn đới
gió mùa.

Lưu ý trên đây các câu hỏi được xây dựng có tính chất chung, giáo viên
có thể chia nhỏ các ý để các nhóm thảo luận cho phù hợp, tránh trùng lặp nội
dung thảo luận ở các nhóm.
* Một số vấn đề cần chú ý khi sử dụng bảng tương tác.
- Tìm hiểu về hệ thống bảng tƣơng tác và chức năng :
Bảng tương tác (Interactive whiteboard - IWB), là một bảng cảm ứng lớn
được kết nối với một máy chiếu kĩ thuật số và một máy tính PC. Máy chiếu hiển
thị hình ảnh từ máy tính lên bảng tương tác và chúng ta có thể điều khiển máy
tính bằng cách chạm ngón tay trực tiếp lên bảng hoặc với một cây bút đặc biệt.
Với các tính năng tương tác cao, IWB được ứng dụng rộng rãi trong dạy học.
Hệ thống dạy học tương tác Activboard gồm các thành phần cơ bản sau:
+ Bảng tương tác (Activboard), bút tương tác (Activpen)
8


+ Máy chiếu, máy tính
Phần mềm cơng cụ Activeinspire, và một số công cụ, tài nguyên khác.

Hệ thống bảng tương tác ActivBoard
Một số thiết bị khác đi kèm với bảng giúp tăng cường tính tương tác trong
dạy học:
+ ActivView: để kiểm tra bài làm của học sinh ngay tại lớp.

+ ActivVote: giúp giáo viên kiểm tra đánh giá toàn lớp, học sinh tham
gia phản hồi bằng cách nhấp vào một trong sáu nút trên thiết bị,
thường được sử dụng khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

+ Phần mềm ActivInspire:
9


ActivInspire là phần mềm công cụ được phát triển để sử dụng với IWB.
ActivInspire cung cấp các chức năng và kĩ thuật để tạo ra các flipchart (còn gọi
là bảng lật - như một bài trình chiếu của Powerpoint), đồng thời có thể tương tác
với các tài nguyên kĩ thuật số khác.
ActivInspire được tích hợp nguồn tài nguyên dồi dào và hơn 200 000 tài
nguyên khác trên trang web cộng đồng Promethean Planet với nhiểu bài giảng,
cơng cụ, hình ảnh, âm thanh… giúp giáo viên soạn bài giảng dễ dàng.
- Giáo viên phải hiểu và cho học sinh làm quen với các chức năng
chính của bảng tƣơng tác:
Giáo viên có thể cho học sinh viết hoặc vẽ trên bảng tương tác bằng bút
thông minh, đổi màu bút viết và nét bút đậm nhạt khác nhau. Đặc biệt bảng có
chức năng cảm ứng đa điểm (hai người có thể tương tác trên bảng cùng lúc) giúp
cho việc phối hợp nhóm đạt hiệu quả. Trên màn hình bảng tương tác là thanh
cơng cụ với các phím nóng mà người dùng có thể sử dụng để viết, vẽ, chú thích,
tơ màu, đánh dấu, xố, chèn hình, âm thanh, phim, hủy bỏ thao tác hoặc khôi
phục lại thao tác.
Giáo viên cũng dễ dàng chỉnh sửa một đối tượng như sao chụp, di chuyển.
Dữ liệu và văn bản được lưu trữ và trình bày có thể được thay đổi dễ dàng.
Ngồi ra, giáo viên có thể ghi âm trực tiếp phần giảng dạy hay ý kiến của học
sinh, sau đó phát lại. Bảng cịn có chức năng phóng to vùng hình ảnh được trình
chiếu, che những hình ảnh được chiếu trên bảng và mở dần từng phần, chiếu
sáng vùng cần nhấn mạnh, chức năng nhận dạng chữ viết tay, chụp ảnh màn

hình, liên kết web, truy cập Google trực tiếp từ phần mềm tích hợp của bảng
tương tác.
Thông qua máy chiếu, mặt bảng tương tác được sử dụng như một giao
diện máy tính hiện đại giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy truyền
thống bằng cách chia sẻ ý kiến về thơng tin trình chiếu, biến bảng trắng thành
bảng tương tác rộng, kích thích niềm say mê và sự hợp tác của học sinh. Những
bài giảng trên bảng được lưu vào máy tính sau đó có thể in ra, lưu lại, gửi lên
trang web chia sẻ với các đồng nghiệp ở khắp mọi nơi.
10


Tuy nhiên với thời gian không nhiều trong kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp
bảng tương tác giáo viên không nên tham vọng sử dụng quá nhiều các chức năng
của bảng tương tác đối với học sinh, các chức năng sẽ được khám phá và truyền
đạt tới học sinh thông qua quá trình hoạt động khởi động, hình thành kiến thức
mới và hoạt động luyện tập và vận dụng qua suốt q trình học tập trên lớp.
Thơng thường phổ biến nhất là sử dụng tới chức năng của các công cụ cơ bản
của Activ Inspire. Các công cụ cơ bản của Activ Inspire gồm:
Bảng điều khiển (dashboard).

+ Flipcharts: Bảng lật; Configure: Cài đặt cấu hình.
+ ExpressPoll: Tạo nhanh câu hỏi và đặt tùy chọn để trả lời.
+ Promethean Planet: Đường dẫn tới trang prometheanplanet.com
+ Training and Support: liên kết tới prometheanplanet.com
+ Open a flipchart: Mở trang bảng lật có sẵn.
+ Import from Powerpoint: Mở bài PP bằng Inspire.
+ Show the dashboard window on startup: Hiển thị bảng điều khiển cho
lần mở sau.
Thay đổi giao diện phần mềm.
+ Nhấn phím F11 hoặc vào menu xem/ bảng điều khiển.

+ Chọn mục thiết lập cấu hình (Configure).
+ Đánh dấu tích vào “mở lần sau sử dụng cấu hình cơ bản”: Dùng cho
trường hợp trình chiếu để học sinh sử dụng được khay bút.
11


+ Đánh dấu tích vào “mở lần sau sử dụng hình dạng phịng tranh”: Dùng
cho giáo viên khi soạn bài giảng. Giao diện dễ sử dụng.
Các cơng cụ chính trên thanh cơng cụ.
Trình đơn chính

Thay đổi hồ sơ

Chú giải trên màn hình

Cơng cụ trên màn hình

Quay về bảng lật trước

Tiến tới bảng lật sau

giáo viên bộ

Bắt đầu – dừng bỏ
phiếu

Tạo nhanh câu hỏi bỏ
phiếu (cắm Activhub)

môn và học


Con trỏ chuột

Công cụ

sinh thường

Bút viết

Bút nhớ

Tẩy

Tơ đầy (đổ màu)

Đầu nối

Hình dạng

hoạt

động

Chèn từ tệp tin

Viết chữ

hình

thành


Xóa

Đưa về trang trắng

kiến

thức

Quay lại 1 thao tác

Hồn tác quay lại

mới,

hoạt

Đây là
công cụ mà

sử

dụng

nhiều

nhất

trong


các

động luyện tập và vận dụng. Trong các hoạt động dạy – học trên lớp cả chính
khóa tới bổ trợ, ơn tốt nghiệp giáo viên nên sử dụng thường xuyên và cho học
sinh tương tác nhiều với bảng sẽ hình thành các kĩ năng thuần thục trong q
trình sử dụng. Có thể chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh tổ chức để tăng tính
chủ động, tích cực cho học sinh, phối hợp cho tất cả các học sinh trong lớp có
điều kiện được tương tác với bảng nhằm nâng cao hiệu quả học tập và tạo sự
hứng thú cho học sinh.
Khởi động ActivInspire xong có thể hướng dẫn học sinh nhấn chú giải
trên màn hình để lại chỉ bảng thanh công cụ, hoặc nhấn mũi tên trên cùng bảng
thanh công cụ để cuộn thanh công cụ tránh để không gian bảng chật trội hoặc
nhả thanh công cụ trong trường hợp cần sử dụng các chức năng khác trong bảng
thanh cơng cụ đó. Chọn bút viết và chọn màu trong trường hợp cần viết, khoanh
đáp án và đối tượng địa lí trên màn hình bảng tương tác. Chọn tẩy hoặc xóa khi
12


viết hoặc khoanh sai, hoặc xóa tất cả các chi tiết đã tơ, vẽ trên màn hình và nhấn
con trỏ chuột để trở về trạng thái bảng lật.
* Dùng bảng tương tác hỗ trợ kĩ thuật khăn trải bàn trong q trình
học sinh báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm:
Thơng thường nếu học sinh thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn theo hình thức
cũ trước đây phải chuẩn bị rất nhiều thứ như giấy A0 khổ lớn, bút mực kích
thước lớn, nam châm gắn bảng…Với bảng tương tác có thể hạn chế các khuyết
điểm trên của phương pháp cũ nhờ phát huy các cơng cụ hỗ trợ q trình giảng
dạy kèm theo bảng tương tác như sử dụng đèn chiếu vật thể để bàn Promethean
– ActiView; học sinh có thể ghi kết quả thảo luận nhóm hình thức khăn trải bàn
kích thước nhỏ như giấy A4, hoặc giấy vở viết của học sinh rất tiện lợi, có thể
viết bằng bút màu hoặc bút bi đều được.

Sau khi học sinh thảo luận nhóm xong, thống nhất ý kiến đã ghi vào ô
giữa của khăn trải bàn, giáo viên yêu cầu học sinh nộp sản phẩm, giáo viên có
thể hỗ trợ các nhóm dùng đèn chiếu vật thể để bàn Promethean – ActiView kết
hợp máy tính và bảng tương tác chiếu sản phẩm của từng nhóm vừa thực hiện,
điều chỉnh độ phóng to nhỏ hình ảnh đảm bảo tất cả học sinh có thể quan sát rõ
sau đó mời tuần tự đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm
mình trên bảng tương tác. Các nhóm có thể nhận xét bổ sung, sau đó giáo viên
kết hợp sử dụng ActivInspire chọn bút, chọn màu phù hợp có thể sửa chữa các
lỗi sai của học sinh hoặc nhấn mạnh nội dung cần chuẩn kiến thức trên bảng
tương tác để học sinh dễ theo dõi và ghi chép vào vở.
2.2.1.2. Xây dựng kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp với bảng tương tác để
học tốt nội dung Đặc điểm chung của tự nhiên thuộc chương trình Địa lí 12.
Với chủ đề 02. Đặc điểm chung của tự nhiên đây là phần đơn vị kiến thức
trọng tâm và chủ yếu trong phần một về Địa lí tự nhiên, nội dung tương đối khó
tiếp thu với nhiều học sinh có học lực trung bình thấp, lại chiếm tỉ lệ khơng nhỏ
về các câu hỏi trong thi tốt nghiệp. Đặc biệt các câu hỏi từ mức độ thơng hiểu
đến vận dụng. Do đó việc tổ chức kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp bảng tương tác
13


có ý nghĩa lớn trong việc tạo hứng thú và giúp phát huy tính tích cực và tăng khả
năng hợp tác của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy – học Địa lí 12. Đặc
điểm chung của tự nhiên có bốn nội dung nổi bật bao gồm: Đất nước nhiều đồi
núi; Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển; Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió
mùa và Thiên nhiên phân hóa đa dạng, do giới hạn về thời lượng yêu cầu của
báo cáo nên mỗi nội dung tôi lựa chọn một tiết với một phần nội dung nổi bật
của bài để thể hiện cho việc tổ chức kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp với bảng
tương tác.
* Tiết 06 – Chủ đề 02: Đặc điểm chung của tự nhiên – A. Đất nước
hiều đồi núi ( tiết 2)

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn ở
mục 2. Các khu vực địa hình - Ý a. Khu vực đồi núi.
Bƣớc 1. Giáo viên giao nhiệm vụ: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm ( có
thể tương ứng với 4 tổ), khi đã định hình các nhóm thảo luận giáo viên có thể
phát cho mỗi nhóm 01 tờ giấy A4 có định hình kĩ thuật khăn trải bàn, kèm theo
các mảnh giấy nhỏ - có thể là giấy nhớ kích thước tương ứng với các ô trên khăn
trải bàn để tiện cho học sinh dính kết quả lên tờ A4 thuận tiện hơn, phần trung
tâm dành để ghi ý kiến thống nhất của cả tổ sau khi đã thảo luận.
Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí ( Nhóm trưởng có nhiệm vụ đơn đốc
các thành viên trong nhóm, tổng hợp ý kiến các thành viên và cử đại diện nhóm
báo cáo kết quả thảo luận; Thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào ô giữa khăn trải bàn
hoặc ghi vào giấy rồi dính vào ơ giữa khăn trải bàn).
Nội dung thảo luận nhóm:
Nhóm 1. Nêu các đặc điểm cơ bản của các vùng núi Đơng Bắc.
Nhóm 2. Nêu các đặc điểm cơ bản của các vùng núi Tây Bắc.
Nhóm 3. Nêu các đặc điểm cơ bản của các vùng núi Trường Sơn Bắc.
Nhóm 4. Nêu các đặc điểm cơ bản của các vùng núi Trường Sơn Nam.
14


Bƣớc 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Các cá nhân trong nhóm làm việc
độc lập trong vịng 3 – 4 phút, ghi câu trả lời theo cách nghĩ cá nhân ra giấy nhớ
hoặc ghi vào ô tương ứng phân cơng trong khăn trải bàn. Sau đó nhóm thống
nhất ý kiến để thư kí ghi phần ý kiến thống nhát của cả nhóm vào ơ giữa khăn
trải bàn.
Bƣớc 3. Báo cáo, thảo luận: Học sinh nộp sản phẩm, giáo viên dùng đèn
chiếu vật thể để bàn Promethean – ActiView kết hợp máy tính và bảng tương tác
chiếu sản phẩm của từng nhóm trên bảng tương tác, rồi yêu cầu đại diện nhóm
trình bày.
Bƣớc 4. Giáo viên chuẩn kiến thức: Giáo viên kết hợp sử dụng

ActivInspire chọn bút, sửa lỗi cho học sinh và gạch chân nội dung trọng tâm học
sinh cần ghi chép trên bảng tương tác.
Kiến thức cần đạt của các nhóm:
* Vùng núi Đơng Bắc
- Giới hạn : Vùng núi phía tả ngạn sơng Hồng
- Đặc điểm địa hình
+ Độ cao: Chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Hướng dãy: Gồm cánh cung lớn như Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đơng
Triều mở rộng về phía bắc và đơng, chụm lại ở Tam Đảo, xen giữa là thung
lũng sông.
+ Hướng nghiêng : Cao ở tây bắc thấp dần xuống đông nam.
* Vùng núi Tây Bắc :
- Giới hạn : Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Đặc điểm địa hình
+ Độ cao: Địa hình cao nhất nước ta. dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipang
3143m).
+ Hướng dãy: Các dãy núi hướng tây bắc – đơng nam. Địa hình gồm 3 dải:
phía Đơng là dãy Hồng Liên Sơn; phía Tây là núi cao biên giới Việt – Lào; ở
15


giữa là các cao nguyên, sơn nguyên ( Sơn La, Mộc Châu).
+ Nghiêng địa hình: Tây bắc – Đơng nam
* Vùng núi Trường Sơn Bắc
- Giới hạn : Từ phía nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.
- Đặc điểm địa hình:
+ Hướng dãy: Các dãy núi song song, so le, hướng tây bắc – đơng nam, ngồi
ra cịn có hướng Tây – Đơng.
+ Độ cao: Địa hình thấp, hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, ở giữa có vùng núi đá
vơi (Quảng bình, Quảng trị)

+ Nghiêng địa hình: Tây bắc – Đông nam
* Vùng núi Trường Sơn Nam
- Giới hạn: Nam Bạch Mã đến các khối núi cực Nam trung bộ.
- Đặc điểm địa hình:
+ Độ cao: Các khối núi cực Nam Trung Bộ mở rộng, nâng cao ở phía đơng
nhiều đỉnh trên 2000m, sườn đơng dốc đứng, sườn tây thoải xuống giáp các
bề mặt cao nguyên xếp tầng 500 – 800 – 1000 m, tạo thế bất đối xứng.
+ Hướng núi: Vịng cung
+ Nghiêng địa hình: Đơng - Tây
* Tiết 08 – Chủ đề 02: Đặc điểm chung của tự nhiên – B.Thiên nhiên
chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn ở
mục 2. Ảnh hưởng của biển Đông đến các thành phần tự nhiên Nước ta.
Bƣớc 1. Giáo viên giao nhiệm vụ: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm ( có
thể tương ứng với 4 tổ), khi đã định hình các nhóm thảo luận giáo viên có thể
phát cho mỗi nhóm 01 tờ giấy A4 có định hình kĩ thuật khăn trải bàn, kèm theo
các mảnh giấy nhỏ - có thể là giấy nhớ kích thước tương ứng với các ô trên khăn
trải bàn để tiện cho học sinh dính kết quả lên tờ A4 thuận tiện hơn, phần trung
tâm dành để ghi ý kiến thống nhất của cả tổ sau khi đã thảo luận.
16


Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí ( Nhóm trưởng có nhiệm vụ đơn đốc
các thành viên trong nhóm, tổng hợp ý kiến các thành viên và cử đại diện nhóm
báo cáo kết quả thảo luận; Thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào ô giữa khăn trải bàn
hoặc ghi vào giấy rồi dính vào ơ giữa khăn trải bàn).
Nội dung thảo luận nhóm:
Nhóm 1. Phân tích ảnh hướng của biển Đơng đến khí hậu.
Nhóm 2. Phân tích ảnh hướng của biển Đơng đến địa hình và các hệ sinh
thái ven bờ.

Nhóm 3. Phân tích ảnh hướng của biển Đơng đến tài ngun thiên nhiên.
Nhóm 4. Phân tích ảnh hướng của biển Đông đến các thiên tai Nước ta.
Bƣớc 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Các cá nhân trong nhóm làm việc
độc lập trong vịng 3 – 4 phút, ghi câu trả lời theo cách nghĩ cá nhân ra giấy nhớ
hoặc ghi vào ô tương ứng phân công trong khăn trải bàn. Sau đó nhóm thống
nhất ý kiến để thư kí ghi phần ý kiến thống nhát của cả nhóm vào ơ giữa khăn
trải bàn.
Bƣớc 3. Báo cáo, thảo luận: Học sinh nộp sản phẩm, giáo viên dùng đèn
chiếu vật thể để bàn Promethean – ActiView kết hợp máy tính và bảng tương tác
chiếu sản phẩm của từng nhóm trên bảng tương tác, rồi yêu cầu đại diện nhóm
trình bày.
Bƣớc 4. Giáo viên chuẩn kiến thức: Giáo viên kết hợp sử dụng
ActivInspire chọn bút, sửa lỗi cho học sinh và gạch chân nội dung trọng tâm học
sinh cần ghi chép trên bảng tương tác.
Kiến thức cần đạt của các nhóm:
a. Khí hậu:
- Biển Đơng điều hịa khí hậu: Mùa đông bớt lạnh, khô; mùa hè mát, ẩm.
- Nhờ biển Đơng khí hậu nước ta có tính chất hải dương, điều hoà hơn, lượng
mưa và độ ẩm lớn.
17


b. Địa hình và các hệ sinh thái ven biển.
* Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: Vịnh Cửa sơng, các bờ biển mài
mịn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các vũng
vịnh nước sâu, đảo…
* Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Quan trọng nhất, diện tích lớn 450.000 ha,
đứng thứ 2 trên thế giới, phân bố nhiều nhất ở Nam bộ.
- Hệ sinh thái rừng trên các đảo.

- Hệ sinh thái nước lợ: Rừng tràm.
c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển phong phú.
* Khoáng sản: Phong phú
- Quan trọng nhất là dầu khí: Trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí
đồng hành.
- Bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan, cát trắng…
- Muối.
* Sinh vật biển: Phong phú
- Thủy hải sản: Trên 2000 lồi cá, hơn 100 lồi tơm, 2500 lồi nhuyễn thể,
600 loài rong biển, 1647 loài giáp xác…
- Tổ yến: Duyên hải Nam trung bộ.
- San hô: Quần đa ở Hoàng Sa - Trường Sa.
d. Thiên tai: Nhiều thiên tai
- Bão: Trung bình 9 -10 cơn bão trên năm, trong đó 3 - 4 cơn bão đổ bộ trực
tiếp vào biển Nước ta.
- Sạt lở bờ biển diễn ra ở nhiều đoạn bờ biển .
- Cát bay, cát chảy đặc biệt ở ven viển Miền Trung.
* Tiết 09 – Chủ đề 02: Đặc điểm chung của tự nhiên – C.Thiên nhiên
nhiệt đới ẩm gió mùa ( tiết 1)

18


Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn ở
mục 1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Bƣớc 1. Giáo viên giao nhiệm vụ: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm ( có
thể tương ứng với 4 tổ), khi đã định hình các nhóm thảo luận giáo viên có thể
phát cho mỗi nhóm 01 tờ giấy A4 có định hình kĩ thuật khăn trải bàn, kèm theo
các mảnh giấy nhỏ - có thể là giấy nhớ kích thước tương ứng với các ơ trên khăn
trải bàn để tiện cho học sinh dính kết quả lên tờ A4 thuận tiện hơn, phần trung

tâm dành để ghi ý kiến thống nhất của cả tổ sau khi đã thảo luận.
Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí ( Nhóm trưởng có nhiệm vụ đơn đốc
các thành viên trong nhóm, tổng hợp ý kiến các thành viên và cử đại diện nhóm
báo cáo kết quả thảo luận; Thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào ơ giữa khăn trải bàn
hoặc ghi vào giấy rồi dính vào ơ giữa khăn trải bàn).
Nội dung thảo luận nhóm:
Nhóm 1. Nêu tên các loại gió hoạt động ở Nước ta.
Nhóm 2. Nêu đặc điểm của gió mùa mùa đơng.
Nhóm 3. Nêu đặc điểm của gió mùa mùa hạ.
Nhóm 4. Nêu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa tới sự phân
mùa khí hậu Nước ta.
Bƣớc 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Các cá nhân trong nhóm làm việc
độc lập trong vòng 3 – 4 phút, ghi câu trả lời theo cách nghĩ cá nhân ra giấy nhớ
hoặc ghi vào ô tương ứng phân công trong khăn trải bàn. Sau đó nhóm thống
nhất ý kiến để thư kí ghi phần ý kiến thống nhát của cả nhóm vào ơ giữa khăn
trải bàn.
Bƣớc 3. Báo cáo, thảo luận: Học sinh nộp sản phẩm, giáo viên dùng đèn
chiếu vật thể để bàn Promethean – ActiView kết hợp máy tính và bảng tương tác
chiếu sản phẩm của từng nhóm trên bảng tương tác, rồi u cầu đại diện nhóm
trình bày.
19


Bƣớc 4. Giáo viên chuẩn kiến thức: Giáo viên kết hợp sử dụng
ActivInspire chọn bút, sửa lỗi cho học sinh và gạch chân nội dung trọng tâm học
sinh cần ghi chép trên bảng tương tác.
Kiến thức cần đạt của các nhóm:
* Các loại gió hoạt động ở Nƣớc ta:
- Gió tín phong ( Mậu dịch) hướng đơng bắc, hoạt động quanh năm ở Nước ta,
hoạt động mạnh vào các thời điểm chuyển mùa hoặc khi gió mùa kết thúc.

- Các khối khí hoạt động theo mùa: Gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đơng.
- Gió địa phương: Gió phơn tây nam ( gió tây khơ nóng)
* Sự hoạt động của gió mùa mùa đơng:
- Thời gian hoạt động: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Hướng gió: Đơng bắc.
- Nguồn gốc phát sinh: Khối khí lạnh phương bắc - Áp cao Xibia
- Phạm vị hoạt động: Miền Bắc.
- Tính chất:
+ Đầu đông: Tháng 11, 12, 1 lạnh khô do di chuyển qua lục địa.
+ Cuối đông: Tháng 2, 3, 4 lạnh ẩm do di chuyển qua biển.
* Sự hoạt động của gió mùa mùa hạ:
- Thời gian hoạt động: Từ tháng 5 đến tháng 10.
- Hướng gió: Tây nam, riêng vịnh Bắc bộ hướng Đông nam.
- Nguồn gốc, phạm vi hoạt động và tính chất:
+ Đầu hạ từ tháng 5 đến tháng 7: Từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương – vịnh Bengan
thổi theo hướng tây Nam. Gây mưa cho Nam bộ và Tây Nguyên, phơn cho
ven biển Bắc Trung Bộ và nam Tây Bắc.
20


+ Giữa và cuối hạ từ tháng 6 đến tháng 10: Từ áp cao cận chí tuyến Nam thổi
theo hướng tây nam, riêng Vịnh Bắc Bộ theo hướng Đông nam kết hợp dải hội
tụ nhiệt đới gây mưa cho cả nước.
* Tác động của gió mùa tới phân mùa khí hậu Nƣớc ta:
- Gió mùa mùa động: Tạo ra một mùa đông lạnh ở miền Bắc với khoảng 3
tháng nhiệt độ dưới 180c .
- Gió mùa mùa hạ làm miền Nam có khí hậu phân hóa 2 mùa mưa và khơ rõ
rệt. Sự hoạt động của các khối khí theo mùa làm cho Tây Nguyên và đồng
bằng ven biển Trung bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
* Tiết 12 – Chủ đề 02: Đặc điểm chung của tự nhiên – Thiên nhiên

phân hóa đa dạng ( tiết 2)
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn ở
mục 3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao.
Bƣớc 1. Giáo viên giao nhiệm vụ: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm ( có
thể tương ứng với 4 tổ), khi đã định hình các nhóm thảo luận giáo viên có thể
phát cho mỗi nhóm 01 tờ giấy A4 có định hình kĩ thuật khăn trải bàn, kèm theo
các mảnh giấy nhỏ - có thể là giấy nhớ kích thước tương ứng với các ơ trên khăn
trải bàn để tiện cho học sinh dính kết quả lên tờ A4 thuận tiện hơn, phần trung
tâm dành để ghi ý kiến thống nhất của cả tổ sau khi đã thảo luận.
Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí ( Nhóm trưởng có nhiệm vụ đơn đốc
các thành viên trong nhóm, tổng hợp ý kiến các thành viên và cử đại diện nhóm
báo cáo kết quả thảo luận; Thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào ơ giữa khăn trải bàn
hoặc ghi vào giấy rồi dính vào ơ giữa khăn trải bàn).
Nhóm 1. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao ở Nướ ta thể hiện qua các yếu
tố tự nhiên nào?
Nhóm 2. Nêu đặc điểm thiên nhiên tại đai nhiệt đới gió mùa.
Nhóm 3. Nêu đặc điểm thiên nhiên tại đai cận nhiệt đới gió mùa.
21


Nhóm 4. Nêu đặc điểm thiên nhiên tại đai ơn đới gió mùa.
Bƣớc 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Các cá nhân trong nhóm làm việc
độc lập trong vịng 3 – 4 phút, ghi câu trả lời theo cách nghĩ cá nhân ra giấy nhớ
hoặc ghi vào ô tương ứng phân cơng trong khăn trải bàn. Sau đó nhóm thống
nhất ý kiến để thư kí ghi phần ý kiến thống nhát của cả nhóm vào ơ giữa khăn
trải bàn.
Bƣớc 3. Báo cáo, thảo luận: Học sinh nộp sản phẩm, giáo viên dùng đèn
chiếu vật thể để bàn Promethean – ActiView kết hợp máy tính và bảng tương
tác chiếu sản phẩm của từng nhóm trên bảng tương tác, rồi yêu cầu đại diện
nhóm trình bày.

Bƣớc 4. Giáo viên chuẩn kiến thức: Giáo viên kết hợp sử dụng
ActivInspire chọn bút, sửa lỗi cho học sinh và gạch chân nội dung trọng tâm học
sinh cần ghi chép trên bảng tương tác.
Kiến thức cần đạt của các nhóm:
* Thiên nhiên phân hóa theo độ cao ở Nƣớc ta đƣợc biểu hiện rõ qua các
thành phần tự nhiên: Khí hậu, đất đai, sinh vật.
a. Đai nhiệt đới gió mùa chân núi.
- Có độ cao TB dưới 600 - 700m ( miền Bắc) và 900 - 1000m ( miền Nam).
- Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng
trên 25oC). Độ ẩm thay đổi tùy nơi từ khô, hơi khơ, hơi ẩm đến ẩm.
- Đất: Có 2 nhóm đất chính
+ Nhóm đất feralit chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên: Đất feralit đỏ vàng ;
đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá badan và đá vơi.
+ Nhóm đất đồng bằng : Đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát.
- Sinh vật:
+ HST rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
+ Các HST rừng nhiệt đới gió mùa : rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và
22


rừng tha nhiệt đới khô.
+ Các HST phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt…
b. Đai cận nhiệt đới gió mùa:
- Có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m
- Khí hậu:
+ Độ cao 600 - 700 đến 1600 - 1700 m : Khí hậu mát mẻ, mưa nhiều.
+ Trên 1600 - 1700 m : Khí hậu lạnh do sự phân hoá theo độ cao.
- Đất:
+ Độ cao 600 - 700 đến 1600 - 1700 m : Đất feralít có mùn với đặc tính chua,
tầng đất mỏng.

+ Trên 1600 - 1700 m có đất mùn.
- Sinh vật
+ Độ cao 600 - 700 đến 1600 - 1700 m: Cây lá rộng và lá kim. Các lồi động
vật gấu, sóc, cầy, cáo...
+ Trên 1600 - 1700 m : Thực vật thấp nhỏ, chỉ có rêu, địa y, động vật có các
lồi chim di cư.
c. Đai ơn đới gió mùa trên núi:
- Có độ cao từ 2600 m trở lên (chỉ có ở miền Bắc – dãy Hồng Liên Sơn)
- Khí hậu: Khí hậu có nét giống khí hậu ơn đới, quanh năm nhiệt độ dưới
15oC, mùa đông xuống duới 5oC.
- Đất: Đất chủ yếu là đất mùn thơ.
- Sinh vật: Có các lồi thực vật ơn đới như đỗ qun, lãnh sam, thiết sam.
2.2.2. Các điều kiện cần thiết để triển khai sáng kiến
Học sinh đã được làm quen với kĩ thuật khăn trải bàn trong q trình học
tập mơn Địa lí 12 trên lớp. Học sinh chuẩn bị các phương tiện cần thiết đơn giản
như bút viết ( bút màu nếu có), giấy nhớ, giấy A4, vở viết, sách giáo khoa,
Atlats.
Giáo viên có sự am hiểu về việc tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn
và các kiến thức, kĩ năng cơ bản trong sử dụng bảng thông minh.
23


Để triển khai sáng kiến nhà trường, lớp học phải được trang bị phịng học
thơng minh, bảng tương tác thơng minh, máy chiếu vật thể, hệ thống âm thanh
và mạng wifi nội bộ trong lớp. Bảng thơng minh có thể sử dụng tương tác tốt,
kết hợp phần mềm Active Style hỗ trợ viết, vẽ trên bảng. Giáo viên chuẩn bị
máy tính có khả năng kết nối tốt với đèn chiếu vật thể Promethean – ActiView
và bảng tương tác. Có học sinh giảng dạy thuộc khối lớp 12 – Trung học phổ
thơng.
2.3. Tính mới của giải pháp

Kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn kết hợp bảng tương tác” là một kĩ thuật
dạy học mới, tiên tiến đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy – học
trong nhà trường trung học phổ thông, phù hợp nguyện vọng của người học và
yêu cầu của xã hội.
Thông thường nếu học sinh thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn theo hình thức
cũ trước đây học sinh phải chuẩn bị rất nhiều thứ như giấy A0 khổ lớn, bút mực
kích thước lớn, nam châm gắn bảng khá phức tạp về các thao tác, nếu tổ chức kĩ
thuật này một cách lâu dài sẽ rất tốn kém khi mua các đồ dùng để thực hiện kĩ
thuật. Với bảng tương tác có thể hạn chế các khuyết điểm trên của phương pháp
cũ nhờ phát huy các cơng cụ hỗ trợ q trình giảng dạy kèm theo bảng tương tác
như sử dụng đèn chiếu vật thể để bàn Promethean – ActiView kết hợp máy tính
và bảng tương tác; học sinh có thể ghi kết quả thảo luận nhóm hình thức khăn
trải bàn kích thước nhỏ như giấy A4, hoặc giấy vở viết của học sinh rất tiện lợi,
có thể viết bằng bút màu hoặc bút bi đều được, nếu giấy nhỏ mà các thành viên
đơng khó phân cơng việc ghi chép của các thành viên thì giáo viên có thể để học
sinh ghi ý kiến cá nhân lên giấy nhớ kích thước phù hợp rồi đính vào phần ơ
mình được phân cơng trên khăn trải bàn, các ý kiến trùng nhau có thể dính
chồng lên nhau. Quan trọng nhất ý kiến chung của cả nhóm đã thống nhất phải
được ghi hoặc đính vào trung tâm khăn trải bàn.
Sau khi học sinh thảo luận nhóm xong giáo viên hỗ trợ các nhóm dùng
đèn chiếu vật thể để bàn Promethean – ActiView kết hợp máy tính và bảng
24


tương tác chiếu sản phẩm của từng nhóm vừa thực hiện và mời tuần tự đại diện
các nhóm lên quan sát và trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm
có thể nhận xét bổ sung, sau đó giáo viên kết hợp sử dụng ActivInspire chọn bút,
chọn màu phù hợp có thể sửa chữa các lỗi sai của học sinh hoặc nhấn mạnh nội
dung cần chuẩn kiến thức trên bảng tương tác để học sinh dễ theo dõi và ghi
chép vào vở.

Kĩ thuật dạy học khăn trải bàn kết hợp bảng tương tác là một phương pháp
dạy học rất mới chưa từng xuất hiện trong danh mục tìm kiếm trên Internet hoặc
được các thầy cô giáo nào chia sẻ. Trong phương pháp này học sinh ngoài được
tương tác với các thầy cơ, tương tác bảng thơng minh cịn làm tăng sự tương tác
kết hợp thảo luận giữa học sinh với học sinh một cách tối đa, làm tăng năng lực
giao tiếp, hợp tác, năng lực thuyết trình trước đám đơng…Phương pháp này cịn
khơi dậy tinh thần ham học hỏi và ứng dụng công nghệ vào thực tế quá trình học
tập trên lớp của các em, đây là nền tảng rất quan trọng để sử dụng bảng tương
tác hiệu quả hơn trong tất cả các hoạt động như học tập trên lớp vào chính khóa,
vào bổ trợ và ơn tốt nghiệp trung học phổ thông.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp áp dụng cho các hoạt động hình thành kiến thức mới nhờ kĩ
thuật dạy học khăn trải bàn kết hợp bảng tương tác – chủ đề Đặc điểm chung của
tự nhiên, chương trình Địa lí 12. Có thể vận dụng linh hoạt để tổ chức kĩ thuật
khăn trải bàn kết hợp bảng tương tác với các bài học khác, các khối lớp khác
nhau, các môn khác trong chương trình trung học phổ thơng và phù hợp với từng
đối tượng học sinh ở các lớp khác nhau. Giải pháp có thể dùng để tham khảo cho
giáo viên Địa lí nói riêng và giáo viên bộ mơn khác nói chung góp phần đổi mới
hoạt động hình thành kiến thức mới trong quá trình giảng dạy. Việc kết hợp sử
dụng bảng tương tác với kĩ thuật dạy học khăn trải bàn vào trong hoạt động hình
thành kiến thức mới thực sự làm tăng hiệu quả giảng dạy môn Địa lí ở các
trường THPT nói riêng và các cơ sở đào tạo nói chung. Hiện nay hầu hết các
trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái và cả nước đã được trang
25


×