Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thương mại điện tửe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.6 KB, 14 trang )

Chủ đề:
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
SO SÁNH VIỆT NAM VỚI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
1. Tổng quan về Chính phủ điện tử Việt Nam:
1.1. Khái quát Chính phủ điện tử:
1.1.1. Khái niệm:
Trong quá trình phát triển về Chính phủ điện tử thì có nhiều quan niệm khác
nhau về chính phủ điện tử. Chẳng hạn như:
• Theo sách trắng – CP điện tử ở Singapore:
• CPĐT là CP vận hành, hoạt động trên Internet và thông qua các công nghệ viễn
thông tin học
• Đưa các dịch vụ chính phủ lên Internet hay việc thực thi các thủ tục hành chính
trên Internet
• Thay đổi cơ bản trong cách nhìn về các chính sách quy định, quy trình hoạt
động của chính quyền
+ Tác động của công nghệ và những mô hình kinh doanh mới trong vc cải thiện
hiệu năng các hoạt động nội bộ của chính quyền
+ Thay đổi bản chất và chất lượng các hoạt động giao tiếp giữa CP và ng dân,
CP và doanh nghiệp”
• Michiel Backus:
• CPĐT là 1 dạng của TMĐT trong quản lý của CP.
• Bao gồm:
+ Các quá trình và cấu trúc cần thiết => chuyển giao dịch vụ điện tử đến công
chúng
+ Hợp tác với các bên đối tác (công dân, doanh nghiệp và tổ chức)
=> tiến hành giao dịch điện tử trong 1 thực thể có tổ chức
Nhưng nhìn chung thì mọi quan niệm đều xoay quanh nội dung chính là:
Chính phủ điện tử (E-Government) được hiểu một cách rộng rãi là việc sử dụng
các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để làm cho các dịch vụ của Chính
phủ trở nên dễ tiếp cận, có hiệu quả, dễ phản hồi và kiểm soát được.
1.1.2. Các mô hình của Chính phủ điện tử:


a. Mô hình 2 thành phần
• Mỹ và Canada đi đầu về CPĐT (thập kỉ 90 tk 20). Chính phủ phục vụ người
dân 24/24; 7/7 bất kể ng dân đang ở đâu. Đó là vấn để G2C (Government to
Citizent) và G2B (Government to Business)
• G2C: giải quyết thông qua mạng các quan hệ của người dân với các cơ quan CP
Người dân đóng thuế thu nhập, làm đăng ký kết hôn, làm khai sinh … qua
mạng (hệ thống thông tin tự động hóa dựa căn bản trên CSDL quốc gia về dân
số)
• G2B: giải quyết thông qua mạng các quan hệ của doanh nghiệp với các cơ quan
CP
Các doanh nghiệp đóng thuế, tham gia đấu thầu các dự án của CP, xin các loại
giấy phép (giấy phép xuất nhập khẩu…) qua mạng.
b. Mô hình 3 thành phần
• G2C, G2B, G2G
• Hàn Quốc, Đài Loan bắt đầu xây dựng CPĐT (cuối thập kỷ 90 tk 20).
• 3 vấn đề chính của CPĐT:
• G2G: sử dụng ICT (CNTT và truyền thông), chủ yếu là Internet để tổ chức
các mối quan hệ giữa các cơ quan chính phủ
• G2C: các cơ quan hành chính với công dân
• G2B: chính phủ với doanh nghiệp
c. Mô hình 4 thành phần
• G2C, G2B, G2G, G2E
• G2E (Government to Employee) đưa CNTT (máy tính điện tử và mạng máy
tính) vào các hoạt động chính của từng cơ quan ở mức, độ khá cao so với hiện
tại
• G2E bao gồm:
• Máy tỉnh trở thành công cụ làm việc như giấy bút cho công chức
• Mỗi công chức với máy tính của mình tạo nên dần các CSDL nghiệp vụ tich
tụ các loại thông tin thuộc trách nhiệm
• Các công chức trong 1 cơ quan được kết nối máy tính với nhau để nhờ công

cụ mạng thực thi một phần các giao tiếp với đồng nghiệp, với cấp trên và
đặc biệt là thực hiện việc chia sẻ thông tin trong các CSDL nghiệp vụ.
• Làm cho các CSDL kết nổi với nhau, loại bỏ mâu thuẫn và trùng lặp
• Tạo các CSDL, các nguồn thông tin nghiệp vụ chung của toàn cơ quan
• Thực thể mới của công nghệ quản lý với CNTT
Hiện nay, để tạo điều kiện cho mọi hoạt động và chính sách của Chính phủ
điện tử hoạt động được hiệu quả và nhanh chóng thì Chính phủ điện tử Việt Nam
đang thực hiện mô hình 4 thành phần gồm có: G2G, G2E,G2B và G2C. Trong đó,
G2G và G2E là yếu tố tiền đề để các dịch vụ G2B và G2C hoạt động có hiệu quả
cao và nhanh chóng. Như vậy, mô hình G2G và G2E đóng vai trò là bộ phận bên
trong của Chính phủ điện tử, còn G2C và G2B đóng vai trò là bộ phận bên ngoài
của Chính phủ điện tử, sử dụng các thông tin, dịch vụ do bộ phận bên trong của
Chính phủ điện tử cung cấp.
1.2. Các nhận thức về Chính phủ điện tử:
• Giúp tiếp cận tốt hơn với các thông tin của Chính phủ.
Trong quá trính phát triển của công nghệ và truyền thông như hiện nay thì
việc người dâ tiếp xúc với các chính sách và chủ trương của Đảng và Nhà nước
không chỉ còn phụ thuộc vào các cuộc phát động, tuyên truyền cho người dân như
trước nữa. Mà ngày nay, các chủ trương và chinh sách của Đảng và Nhà nước được
đưa lên các trang website của Chính phủ để người dân có thể tiếp cận một cách dễ
dàng hơn và giảm chi phí hơn cho mỗi chương trình phát động từ Chính phủ.
• Cung cấp các kênh khác nhau và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các dịch
vụ cung cấp tới các doanh nghiệp, công dân và các tổ chức phi Chính phủ.
Như thời đại phát triển một cách mạnh mẽ như ngày nay, mọi thông tin
chúng ta có thể tìm kiếm trên mạng như qua công cụ tìm kiếm như: google, yahoo
search,… Kết quả tìm được đó là vô số những thông tin được cung cấp từ những
chủ thể khác nhau trên thế giới và những thông tin này không có được sự kiểm
chứng về độ chính xác. Trong khi đó, qua chính phủ điện tử thì Nhà nước cung cấp
những tin có độ chính xác tương đối cao. Mỗi một doanh nghiệp khi đầu tư đều rất
quan tâm tới thông tin mà họ có được để họ có thể đầu tư vào những kênh đầu tư

có lợi nhuận. Như vậy những kênh mà Chính phủ điện tử cung cấp đều giúp cho
mỗi người dân có được thông tin cần thiết với độ chính xác cao.
• Mở ra các cơ hội trao đổi thông tin hai chiều giữa các cơ quan chức năng của
Chính phủ và cộng đồng.
Do sự phát triển vượt bậc một cách mạnh mẽ nên việc tiếp xúc với các thông
tin từ Chính phủ đối với người dân cũng như sự tiếp cận của người dân đến Chính
phủ cũng được nâng cao. Thì trong quan hệ giữa Chính phủ và người dân sẽ có
mối quan hệ hai chiều chặt chẽ. Không chỉ Chính phủ đưa ra một chủ trương hay
chính sách nào đó để tuyên truyền cho công dân mà còn đón nhận những thông tin
phản hồi từ công dân tới Chính phủ. Và quá trình này được thu ngắn gọn về thời
gian và giảm được một chi phí đáng kể của việc phải trả qua một số thủ tục hành
chính qua các khâu khi người dân muốn phản ánh nguyện vọng của mình đến
Chính phủ.
• Giúp cho các hoạt động của Chính phủ minh bạch hơn, giảm bớt sự kém
hiệu quả và hành chính quan lieu.
Mọi hoạt động đầu tư của cá nhân, chủ thể kinh tế đều rất quan trọng đối với nền
kinh tế Việt Nam. Ngoài ra chúng ta còn có thể thu hút nguồn vốn từ bên ngoài như
ODA, FDI, Để thu hút được nguồn đầu tư này thì điều quan trọng nhất đó là phải
có sự minh bạch trong mọi thông tin, giảm sự kém hiệu quả và hành chính quan
lieu. Khi đã đạt được điều này thì các nhà đầu tư rất an tâm khi đưa ra quyết định
đầu tư vào Việt Nam.
• Cung cấp các cơ hội phát triển cho các đối tượng sử dụng dịch vụ của Chính
phủ, đặc biệt là vùng nông thôn và kém phát triển. Cũng như các nhà cung
cấp hàng hóa, dịch vụ khác, Chính phủ điện tử cũng có phần ưu tiên riêng
cho các cá nhân, tổ chức sử dụng các dịch vụ do Chính phủ điện tử cung
cấp. Đặc biệt là, Các dịch vụ của Chính phủ điện tử có những ưu đãi đặc biệt
đối với những vùng nông thôn và kém hiệu quả. Có chủ trương như vậy của
Chính phủ điện tử Việt Nam là do Việt Nam ta được xây dựng phát triển một
nền văn hóa, chính trị và kinh tế phát triển. Nhưng vẫn mang tư tưởng một
nước theo hệ thống xã hội chủ nghĩa, để giảm khoảng cách hố ngăn cách

giàu nghèo nên đã tạo điều kiện cho các khu vực nông thôn và kém hiệu quả
phát triển.
1.3. Phân loại Chính phủ điện tử:
Chính phủ điện tử được chia làm 2 loại: Nội bộ và bên ngoài
• Chính phủ điện tử nội bộ là cầu nối giữa Chính phủ với Chính phủ (G-to-G)
và Chính phủ với Công chức (G-to-E) còn Chính phủ điện tử bên ngoài chủ
yếu tập trung vào mối quan hệ giữa Chính phủ với Doanh nghiệp (G-to-B)
và Chính phủ với Công dân (G-to-C)
1.4. Vai trò của Chính phủ điện tử:
Chính phủ điện tử có 3 vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế -
chính trị - xã hội của một quốc gia.Những vai trò của Chính phủ điện tử là:
• Cung cấp thông tin – sử dụng ICT để tăng khả năng tiếp cận thông tin của
chính phủ
• Tương tác hai chiều– tăng khả năng tham gia của công dân đối với chính
phủ điện tử
• Giao dịch – thực hiện các dịch vụ chính phủ trực tuyến
1.4.1. Vai trò cung cấp thông tin – sử dụng ICT để tăng khả năng tiếp cận
thông tin của chính phủ.
Trong xã hội như ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật đãkéo theo quá trình phát triển về nhận thức của mọi người dân, đó là sử
dụng ICT để tăng khả năng tiếp cận với thông tin. Bên cạnh đó, ngày nay, thông tin
có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ riêng đối với sự phát triển của một cá nhân
hay một doanh nghiệp mà còn có một vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển
của một tổ chức, một quốc gia hoặc một cộng đồng xã hội. Với vai trò quan trọng
như vậy, việc tiếp cận và tìm kiếm thông tin cũng có vai trò quan trọng không nhỏ
trong đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Như vậy, thông qua Chính phủ điện
tử mà Chinh phủ có thể đưa những thông tin chính xác có độ tin cậy cao lên các
trang website của Chính phủ để giúp người muốn tìm kiếm thông tin có thể an tâm
khi sử dụng những thông tin tìm được đó.Việc này không chỉ giúp cho Chính phủ
giảm thời gian và chi phí trong quá trình phổ biến một chính sách hoặc chủ trương

nào đó mà còn giúp cho người dân có thể có được những thông tin chính xác, quan
trọng mà còn có thể giảm thời gian và chí phí trong các khâu hành chính rườm rà,
không cần thiết. Như vậy, vai trò của Chính phủ điện tử trong việc cung cấp thông
tin – sử dụng ICT để tăng khả năng tiếp cận thông tin của Chính phủ đó chính là:
• Chính phủ điện tử Việt Nam sử dụng ICT (công nghệ thông tin và truyền
thông) để tăng khả năng tiếp cận thông tin của chính phủ
• Khởi đầu quá trình của chính phủ điện tử thông qua việc đưa các thông tin
của chính phủ lên mạng
• Làm cho các công dân và các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được các
thông tin của chính phủ mà không cần phải tới các cơ quan nhà nước.
Có thể thấy rằng thông qua ICT, các thông tin mà chính phủ muốn cung cấp,
hướng tới công dân và doanh nghiệp được cung cấp một cách nhanh chóng và
chuẩn xác hơn, tránh được những hiểu nhầm và sự sai lệch trong các thông tin.
Thêm vào đó, chính phủ điện tử làm cho các công dân và doanh nghiệp dế dàng
tiếp cận được với các thông tin của chính phủ mà không cần phải tới các cơ quan
nhà nước và nhiều thủ tục hành chính rườm rà khác như trước đây. Từ đó nhà nước
đã làm tăng khả năng tiếp cận của thông tin chính phủ đến công chúng nhiều hơn.
1.4.2. Vai trò tương tác hai chiều:
• Thông qua chính phủ điện tử, công dân có thể dễ dàng tiếp cận với những
thông tin của chính phủ hơn trước đây. Thay vì phải đến các cơ quan nhà
nước như trước đây, chỉ cần ở nhà bạn cũng có thể dễ dàng nắm bắt được
những thông tin, chính sách mới, nghị quyết của chính phủ thông qua
chính phủ điện tử. Nhờ vậy,mô hình chung công dân sẽ tự tích cực tham
gia chính phủ điện tử hơn.
• Đồi hỏi thông tin hai chiều: Để một hệ thống có phát triển và bền vững cần
phải có sự tương tác của cả hai phía và chính phủ điện tử cũng cần điều
này. Một mặt thông qua chính phủ điện tử, các thông tin chính sách trở nên
dễ hiểu, dễ nắm bắt hơn với công dân. Mặt khác, công dân có quyền thể
hiện những ý kiến, phản hồi của mình một cách công khai thông qua các
diễn đàn trực tuyến. Nhờ đó, chính phủ có thẻ nắm bắt được ý kiến dân

chúng và tìm cách khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu thế
trong những chính sách tiếp theo. Quan trọng hơn sự tương tác hai chiều
này đã làm đòn bẩy cho thông tin đại chúng để công khai các tư vấn trực
tuyến, qua đó giúp giải đáp trực tiếp những thắc mắc, những ý kiến của
công dân làm cho tiến trình và hiệu quả thực hiện đạt được tốc độ nhanh,
chính xác hơn, giảm bớt được những thủ tục hành chính rườm rà như trước
đây.
1.4.3. Vai trò giao dịch – thực hiện các dịch vụ chính phủ trực tuyến
• Chính phủ điện tử đã thiết lập các trang web và giao dịch điện tử khác
nhau: như cổng thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam:
www.chinhphu.vn/portal/page?
_pageid=517,1 & _dad=portal & _schema=PORTAL , dịch vụ về cấp phép
họp báo, hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài của Ủy ban nhân dân
thành phố HCM tại địa chỉ www.ict-hcm.gov.vn, dịch vụ cấp giấp phép xác
nhận khai báo hóa chất trực tuyến của Bộ Công thương tại địa chỉ
www.cuchoachat.gov.vn …
• Từ đó cho phép người sử dụng thực hiện các giao dịch trực tuyến ở bất
cứ đâu, lúc nào
• Các dịch vụ phổ biến có thể được cung cấp trực tuyến hoặc thông qua
điểm giao dịch điện tử: như Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện
tử(eCoSys) đang tiếp tục được triển khai và nâng
cấp động www.nhapkhau.gov.vn

; dịch vụ Khai thuế điện tử , Hải quan
điện tử, Đấu thầu trực tuyến …
• Từ đó công dân và doanh nghiệp không cần thiết đi lại nhiều lần tới các
cơ quan nhà nước, giảm bớt chi phí và thời gian cho hiệu quả công việc
cao hơn.
Với những vai trò quan trọng như trên, Nhà nước Việt Nam cần chú trọng xây
dựng và nâng cấp hệ thống chính phủ điện tử hơn nữa để có thể đáp ứng và nâng

cao hiệu quả kinh tế xã hội trong cả nước.
1.5. Các tiện ích của Chính phủ điện tử:
Trong quá trình hình thành và phát triển của Chính phủ điện tử, thì Chính phủ điện
tử không chỉ có hữu ích riêng đối với nội bộ của Chính phủ mà nó còn có ích lợi
chung đối với các doanh nghiệp và mọi công dân. Tiện ích của Chính phủ điện tử
đối với cơ quan nhà nước và công chức đó là:
• Tăng cường chất lượng và tính hiệu quả của dịch vụ
• Cung cấp các dịch vụ tốt hơn và làm cho việc sử dụng các nguồn lực tốt hơn
• Dựa vào ICT để xử lý hàng loạt các công việc và cải thiện hành chính công
• Là cơ sở để giảm bớt công văn giấy tờ, giản tiện khối lượng công việc và
giảm thiểu các thao tác giản đơn
Còn đối với các doanh nghiệp và mọi người dân thì Chính phủ điện tử có tiện ích
là:
• Tiếp cận thuận tiện các thông tin của nhà nước trực tuyến mọi nơi mọi lúc
• Giảm thiểu chi phí đi lại và chờ đợi các công chức nhà nước
• Thấy được tính minh bạch của các dịch vụ công
• Cải thiện đáng kể thời gian được cấp các giấy phép và các điều kịên kinh
doanh
Trong thời kỳ khi chưa có sự hình thành của Chính phủ điện tử, mọi hoạt động của
các doanh nghiệp và mọi người dân tiếp cận với dịch vụ, thông tin của Chính phủ
cung cấp thì thường phải qua nhiều ban ngành, nhiều giấy tờ phức tạp và các thủ
tục hành chính rờm rà. Không chỉ có riêng doanh nghiệp và người dân mà đến
ngay cả trong các cơ quan nhà nước cũng như các công chức, thì các thủ tục rờm
rà, chi phí không đáng có cũng cản trở hoạt động của họ. Chính vì thế mà đã làm
mất thời gian, chi phí cho mọi hoạt động trong đời sống xã hội, nhiều khi còn xuất
hiện các tệ nạn quan liêu. Nhưng khi có sự xuất hiện của Chính phủ điện tử thì các
thủ tục rờm rà đã đươc hạn chế hơn, các chi phí không mong muốn cũng giảm đi,
thúc đẩy quá trình tiếp xúc với các thông tin, dịch vụ do Chính phủ cung cấp sẽ
nhanh hơn, thân thiện hơn và mọi người có thể góp ý kiến của mình cho các chính
sách, chủ trương mà Chính phủ đề ra. Khi đó sự quản lý của Nhà nước sẽ hiệu quả

hơn và đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân.
2. So sánh Chính phủ Việt Nam với các quốc gia khác.
1. Chính phủ điện tử ở một số quốc gia.
Trong quá trình hình thành và phát triển của Chính phủ điện tử thì mỗi nước sẽ có
một tầm nhìn khác nhau riêng. Mỗi nước có một xu hướng phát triển riêng mang
mục đích và bản sắc riêng của nước mình. Chẳng hạn:
• ở Ca-na-đa, Chính phủ trực tuyến - hầu như được kết nối với công dân, có
khả năng truy cập thông tin và sử dụng các dịch vụ trực tuyến mọi nơi, mọi
lúc.
• Ở Đức, Chính phủ điện tử đảm bảo mọi công dân và doanh nghiệp sử dụng
các dịch vụ công của chính phủ liên bang một cách đơn giản, nhanh và rẻ
hơn.
• Ở Hồng Kông, nhằm chuyển hoá chính phủ truyền thống thành chính phủ
điện tử hướng về dân
• Ở Malaysia, Chính phủ, doanh nghiệp và công dân cùng phấn đấu vì nhà
nước và vì mọi người. Với việc sử dụng công nghệ thông tin & truyền thông
đa chức năng, các cơ quan nhà nước sẽ cung cấp các thông tin và dịch vụ
công có hiệu quả hơn
• Ở Vương quốc Anh, Một chính phủ hiện đại và hiệu quả, gắn với sự phát
triển cao của thương mại điện tử và đáp ứng mọi nhu cầu của các công dân
và doanh nghiệp
2. Các nghiên cứu về chính phủ điện tử tại:
2.1 . Ấn Độ:
• Sơ lược về hệ thống chính sách.
Ấn Độ bao gồm 28 bang, được điều hành bởi chính phủ liên bang có thủ
đô tại New Delhi
Về chính thể: Ấn Độ có hệ thống nhà nước liên bang với một chính phủ
lập hiến.
• Tầm nhìn chính phủ điện tử
o ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình làm việc của chính

phủ nhằm đạt tới một chính phủ S.M.A.R.T
o Đơn giản (Simple), có đạo lý (Moral), tin cậy (Accountable), dễ
thích ứng (Responsive), minh bạch (Transparent)
• Các hành động mà chính phủ đề ra như kế hoạch hành động Công nghệ
thông tin quốc gia (1998), bao gồm các chính sách:
 Đạo luật về công nghệ thông tin năm 2000
 Luật về hội tụ công nghệ năm 2001
 Chương trình năm 2000 về chính phủ điện tử
 Luật về tự do thông tin năm 2002
Ví dụ: trong Chương trình năm 2000 về chính phủ điện tử, Ấn Độ
thực hiện trang bị hệ thống máy tính và liên kết mạng nội bộ cho các bộ và
giữa các ngành với nhau. Đào tạo kỹ năng sử dụng cho nhân viên. Phần
mềm trả lương, kế toán và an ninh nội bộ được đưa vào áp dụng hàng ngày
• Cùng các dự án chính phủ điện tử ở cấp lien bang
 Thí điểm xây dựng cổng giao tiếp điện tử quốc gia
 Chương trình bưu điện điện tử năm 2002 [ePost 2002 (pilot)]
 Cổng thông tin thương mại TRADENIC – Trade Portal
 Chọn và nhân rộng ra cả nước những điển hình về quản lý CPĐT (E-
Governance)
 Chương trình E-Centre of Excellence (2000)
2.2 . Hàn Quốc:
Hàn Quốc hiện có 48 triệu dân trong đó hơn 10 triệu dân thuộc nhiều thành
phần dân cư ngay cả những bà nội trợ cũng có thể sử dụng thạo máy vi tính. Có
được kết quả khả quan này là do Chính phủ đã mở các phòng đào tạo miễn phí
về ứng dụng CNTT tại các trường học, các trung tâm công cộng. Việc đào tạo
do các công ty thực hiện và Chính phủ trả học phí thẳng cho các công ty. Hơn
10 triệu người này đã tạo ra một lượng cầu tiềm năng, dẫn đến việc phát triển
nhiều ngành nghề kinh doanh tạo ra một thị trường lớn ví dụ như nhiều công ty
đầu tư phát triển ADSL, game online, những nội dung học tập qua e-learning
Những dịch vụ này cũng là yếu tố quan trọng để giảm khoảng cách giàu nghèo.

Người nghèo ở Hàn Quốc dù sống ở bất kỳ đâu đều có thể tham gia các khoá
học qua e-learning. Người dân cũng có thể thực hiện giao dịch với Chính phủ
hoặc với cộng đồng thông qua Internet. Internet tại Hàn Quốc được phổ biến
tính tích hợp. Khi tiếp cận được với Internet là người dùng đã có thể tiếp cận
các dịch vụ của Chính phủ.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ. Hiện
nay, bất cứ nơi nào tại Hàn Quốc đều có thể kết nối Internet tốc độ cao. Đặc
điểm bố trí dân cư Hàn Quốc sinh sống tại các chung cư tương đối đông cũng là
một thuận lợi cho đầu tư phát triển mạng không dây tốc độ cao.
Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạch đưa chính phủ điện tử vào các Bộ,
hướng đến mục tiêu người dân chỉ cần đăng ký tại một cửa là nộp được tất cả
các yêu cầu của mình. Hiện nay, Hàn Quốc đang trong giai đoạn xây dựng kết
nối giữa các Bộ với nhau.
• Tầm nhìn Chính phủ:
Thúc đẩy một chính phủ dựa trên tri thức, có khả năng cung cấp các
dịch vụ chất lượng cao và thành công dựa vào công cuộc đổi mới công nghệ
thông tin.
• Hàn Quốc thực hiện các kế hoạch thong tin quốc gia như:
 Kế hoạch xây dựng mạng thông tin cơ bản quốc gia (1987-1996)
 Chương trình xúc tiến tin học hoá - Informatization Promotion (1996-
1998)
 Chương trình đường trục quốc gia Hàn quốc Cyberway Korea (1999-
2002)
 Tầm nhìn chính phủ điện tử Hà quốc e-Korea Vision 2006 (triển khai
từ năm 2002)
Đồng thời cũng tăng cường các dự án chính phủ điện tử:
 Cải cách việc cung cấp các dịch vụ công của chính phủ
o Trung tâm cung cấp dịch vụ công trên mạng cho công dân
o Dịch vụ bảo hiểm xã hội tổng hợp Integrated Social
Insurance Service

o Dịch vụ hoàn thuế qua mạng
o Hệ thống đấu thầu trực tuyến diện rộng của chính phủ
Government wide E–Procurement System (G-to-B))
 Tăng cường các hệ thống & chính sách quản lý hành chính
o Hệ thống thông tin tài chính quốc gia
o Hệ thống quản lý thông tin tổng hợp
o Hệ thống thông tin giáo dục quốc gia
o Hệ thống hỗ trợ cán bộ công chức
o Hệ thống trao đổi văn bản của chính phủ qua mạng
Government E-Document Exchange
2.3 . Singapore:
Singapore hiện là quốc gia phát triển và rất thành công trong lĩnh vực CNTT,
đặc biệt là trong việc ứng dụng CNTT và triển khai chính phủ điện tử. Quốc gia
này đã bắt đầu xây dựng chính phủ điện tử từ những năm 80 của thế kỷ trước,
trải qua rất nhiều giai đoạn, đến nay đã có những thành công vượt bậc.
Singapore hiện xếp thứ 23/182 quốc gia về chỉ số sẵn sàng của chính phủ điện
tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc.
Ông Alex Ng – Giám đốc Cục doanh nghiệp quốc tế Singapore cho biết: trong
vòng 25 năm qua, Singapore đã triển khai tới 6 chương chình chiến lược phát
triển CNTT. Riêng về chính phủ điện tử, nước này đã thực hiện tới 3 kế hoạch
tổng thể; trong đó kế hoạch hiện nay là đưa Singapore trở thành “Dân tộc trí
thức, thành phố toàn cầu, vận hành bằng xã hội thông tin”. Bên cạnh đó, ông
Alex Ng còn chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích trong việc triển khai chính phủ
điện tử. Ông cho rằng cần tuyên truyền để người dân, các cơ quan, doanh
nghiệp biết và tham gia sử dụng những tiện ích từ chính phủ điện tử.
Tầm nhìn của Singapore: Trở thành một nước dẫn đầu về CPĐT
Danh mục các kế hoạch phát triển công nghệ thông tin quốc gia
 Kế hoạch tin học hoá quốc gia (1980-1985)
 Kế hoạch công nghệ thông tin quốc gia (1986-1991)
 Chương trình đảo quốc thông minh (1992-2000)

 Chương trình Infocomm thê kỷ 21 (2000-2003)
 Kê hoạch nối liền Singapore ( từ 2003)
 Thiết lập Uỷ ban về các chuẩn công nghệ thông tin (ITSC)
 Luật giao dịch điện tử 1998
Các chương trình then chốt mà Singapore áp dụng:
 Knowledge Based Workforce
 Electronic Services Delivery
 Technology Experimentation
 Operational Efficiency Improvement
 Adaptive and Robust Infocomm Infrastructure
 Infocomm Education
 Public Service Infrastructure (PSI) – xây dựng hạ tầng phảt triển diện rộng
của chính phủ, triển khai và vận hành các dịch vụ trực tuyến
 Các chương trình và dịch công dân
 Khai thuế trực tuyến (high volume of returns by citizens)
 Cổng E-Citizen – Cổng thông tin và dịch vụ của Chính phủ với 16
kênh
 Các Dịch vụ phục vụ kinh doanh
 TradeNet – Mạng thông tin thương mại
 Online Government Procurement Portal – Cổng thông tin của
chính phủ về đấu thầu
2.4. Việt Nam:
Theo báo cáo Chính phủ điện tử 2010 của Liên Hợp Quốc, xếp hạng của Việt Nam
tăng lên một bậc (90/192) và đứng thứ 6 trong tổng số 10 nước Đông Nam Á sau
các nước Singapore (0.7476 – hạng 11), Malaysia (0.6101 – hạng 32), Brunei
(0.4796 – hạng 68), Thái Lan (0.4653 – hạng 76), Philippines (0.4637 – hạng 78)
và trên Indonesia (0.4026 – hạng 109).
Năm 2010 chứng kiến sự biến chuyển vượt bậc về công nghệ di động, băng rộng
và mạng không dây. Việc đáp ứng nhu cầu cá nhân về truy cập thông tin, dịch vụ
và mạng xã hội dần được coi là tất yếu. CPĐT đã và đang được sử dụng như một

công cụ hữu hiệu, trợ giúp lãnh đạo chính phủ các nước đáp ứng tốt hơn trong cơn
bão khủng hoảng. Các dịch vụ cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, các công
cụ hỗ trợ hoạt động hợp tác, khuyến khích sự tham gia của người dân vào các hoạt
động bình ổn của chính phủ đã giúp các quốc gia nằm trong ảnh hưởng của cơn
bão khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới dần lấy lại được sự ổn định xã hội.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước tại Việt
Nam chủ yếu ở quy mô nhỏ, cục bộ, chưa phát huy hết hiệu quả của ứng dụng
CNTT. Các hệ thống thông tin chuyên ngành, quy mô quốc gia tạo nền tảng cho
phát triển Chính phủ điện tử chưa được triển khai, ứng dụng CNTT phục vụ người
dân và doanh nghiệp còn hạn chế, các trang thông tin điện tử chủ yếu mới chỉ cung
cấp thông tin, còn ít trường hợp người dân có thể nộp hồ sơ xin cấp phép, đăng ký
qua mạng
Báo cáo của CPĐT năm 2010 cho thấy sự quan tâm và ưu tiên hàng đầu cho sự
phát triển về chính phủ điện tử của các quốc gia. Đây cũng là cơ hội cho Việt Nam
có động lực để phát triển sâu hơn, rộng hơn mạng lưới chính phủ điện tử.
Cơ hội triển khai CPĐT tại Việt Nam và những vấn đề cần xem xét của chính phủ
điện tử.
 Cần một kế hoạch tổng thể và lộ trình cho CPĐT
 Xác định các chương trình chiến lược trọng tâm cho CPĐT
 Hệ thống pháp luật hỗ trợ các giao dịch trực tuyến và chữ ký điện tử
 Các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử giữa các cơ quan nhà nước
 Thành lập Uỷ ban chuẩn công nghệ quốc gia
 Các quy định hướng dẫn và nguồn lực trang bị cho các cơ quan nhà
nước trong hoạch định và phát triển ICT
 Cơ quan chỉ huy/điều hành về quản lý triển khai CPĐT
 Cơ sở hạ tầng quốc gia để triển khai các dịch vụ trực tuyến
 Quyền truy cập thông tin và Internet cho nông dân và các khu vực
kém phát triển
 Nhu cầu tăng cường hạ tầng/ mạng lưới infocomm cho nhà nước
 Lực lượng lao động tri thức được đào tạo, có đủ kỹ năng đáp ứng

được yêu cầu của sự thay đổi
 Đào tạo về Infocomm tại các trường học
 Áp dụng công nghệ thử nghiệm đối với các cơ quan nhà nước

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×