Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

thực trạng ngoại hối việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 38 trang )


oTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
o0o
BÀI TẬP LỚN
Đề tài:
Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam và
các biện pháp quản lý
Hà Nội, 03-2013
STT Họ tên Mã SV Đánh giá
Giáo viên hướng dẫn : TS. Đặng Ngọc Đức
Th.S Nguyễn Thanh Dương
Nhóm thực hiện : Nhóm 06
Chủ đề : 05
Lớp : Tài chính quốc tế
1 Mai Thị Hồng Nhung(NT) CQ522658 100%
2 Nguyễn Thị Nhung CQ522670 100%
3 Nguyễn Thị Hồng Nhung CQ522682 50%
4 Bùi Bích Phương CQ522802 50%
5 Mai Thu Phương CQ522833 100%
6 Phạm Vũ Quỳnh Phương CQ527309 80%
7 Trần Thu Phương CQ522881 80%
8 Đồng Văn Quang CQ514787 100%
9 Nguyễn Ngọc Quang CQ522929 90%
10 Đỗ Thị Quyên CQ522981 90%
Bảng đánh giá đóng góp công việc của nhóm
MỤC LỤC
Trang
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1. Khái niệm, phân loại, các chủ thể tham gia:


1.1. Khái niệm:
Để hiểu được thị trường ngoại hối thì trước hết chúng ta cùng tìm hiểu
khái niệm ngoại hối là gì?
• Ngoại hối (the foreign exchange) bao gồm các phương tiện thanh toán được sử
dụng trong thanh toán quốc tế.Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ có
sẵn để chi trả, thanh toán lẫn cho nhau.
• Đối với mỗi quốc gia thì ngoại hối gồm:
- Ngoại tệ: có thể là kim loại, tiền giấy, tiền trên tài khoản, tiền điện tử và các loại
phương tiện thanh toán khác được xem như tiền.
- Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ: như séc thương mại,chấp phiếu ngân hàng,
kỳ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác.
- Vàng tiêu chuẩn quốc tế: là vàng đượcsử dụng với vai trò là tiền ( là phương tiện
thanh toán) trong thanh toán quốc tế.
- Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ.
 Vậy thị trường ngoại hối là gì?
Thị trường ngoại hối( viết tắt: FOREX) Là nơi diễn ra các hoạt động mua
và bán ngoại tệ và vốn bằng ngoại tệ.
(Ví dụ như Việt Nam tiến hành nhập khẩu hàng và được Mỹ yêu cầu trả
bằng USD, nước Anh yêu cầu trả bằng bảng Anh, Nhật yêu cầu trả bằng yên
nhật . . . vì vậy nhà nhập khẩu Việt Nam phải mua các đồng ngoại tệ khác nhau
để thực hiện mua hàng từ nước ngoài.)
Do trong thực tế thì hoạt động mua bán tiền tệ chủ yếu xảy ra giữa các
ngân hàng( chiếm khoảng 85 % tổng doanh số giao dịch liên quan đến các
ngoại tệ mạnh bao gồm USD, Yên Nhật, Euro, Bảng Anh,DollarÚc ) chính vì
vậy:
 Như vậy chúng ta có thể thấy là nếu trên thế giới chỉ sử dụng một đồng tiền
chung duy nhất thì mọi hoạt động mua bán trao đổi giữa các đồng tiền khác
nhau sẽ không còn tồn tại và do đó thị trường ngoại hối sẽ không còn tồn tại và
việc nghiên cứu nó trở nên vô nghĩa, tuy nhiên, đây chỉ là một giả thiết không có
trong thực tế.

1.2. Phân loại cấu trúc thị trường ngoại hối
• Căn cứ vào sự can thiệp của Nhà nước:
- Thị trường chính thức
- Thị trường không chính thức
• Căn cứ vào khối lượng giao dịch:
- Thị trường bán buôn( Thị trường liên ngân hàng – Interbank market)
- Thị trường bán lẻ ( Retail market)
• Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
- Thị trường giao ngay
- Thị trường phái sinh
1.3. Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối
5
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
• Nhóm khách hàng mua bán lẻ ( retail client): gồm các công ty nội địa và đa quốc
gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại tệ
với 1 trong 2 mục đích là chuyển đổi ngoại tệ hoặc phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
• Các trung gian tài chính gồm: các ngân hàng Thương Mại (commercial banks),
các sàn giao dịch và thể chế trung gian tài chính khác. Các trung gian tài chính
tham gia thị trường ngoại hối nhằm mục đích kiếm lời từ việc cung cấp dịch vụ
cho khách hàng, thông qua mua bán hộ để thu khoản phí hoặc phí cung cấp dịch
vụ nói chung và do chênh lệch tỷ giá để thu lợi, mặt khác tự mình kinh doanh
mua bán ngoại tệ kiếm lãi.
• Những nhà môi giới ngoại hối ( foreign exchange brokers): nhà môi giới thực
hiện thu thập hầu hết các lệnh đặt mua và lệnh đặt bán ngoại tệ từ các ngân hàng
khác nhau từ đó cung cấp tỷ giá chào mua và tỷ giá chào bán cho khách hàng
một cách nhanh chóng, rộng khắp với giá trong tay, tuy nhiên các ngân hàng sẽ
phãi trả cho các nhà môi giới một khoản phí làm cho chênh lệch tỷ giá bị thu
hẹp lại. nhưng các nhà môi giới thì chỉ được cung cấp dịch vụ môi giới chứ
không được tự đầu tư.
• Các ngân hàng Trung ương (centeral banks): tham gia với 3 mục đích sau:

- Can thiệp lên tỷ giá bằng cách mua vào bán ra theo hướng mà NHTW cho là có
lợi cho đồng tiền và nền kinh tế nước mình, và đồng thời góp phần tạo sự ổn
định cho tỷ giá ngoại tệ.
- Mua bán chuyển đổi ngoại tệ nhằm bảo toàn và gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối
quốc gia, để có thể ứng biến với sự biến động của thị trường.
- NHTW còn là đại lí trong việc mua bán hộ ngoại tệ của chính phủ.
• Các nhà đầu cơ ngoại tệ: là các cá nhân tổ chức mua và giữ lượng lớn ngoại tệ
nhằm ghim giá, và có đẩy cho giá tăng cao khi đó mới tung ngoại tệ ra thị
trường để kiếm khoản lời khổng lồ, nhưng các nhà đầu cơ là một trong những
nguyên nhân gây ra thông tin bất đối xứng ảnh hưởng xấu tới thị trường.
2. Đặc điểm và vai trò:
2.1. Đặc điểm:
• Thị trường ngoại hối không tồn tại trong một không gian cụ thể nhất định mà
hoạt động của nó thông qua các phương tiện thông tin hiện đại.
• Có tính quốc tế hoá cao.
• Giao dịch mua bán các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.
• Giao dịch với khối lượng lớn (khối lượng tối thiểu và doanh số)
2.2. Vai trò
• Cọ sát cung và cầu về ngoại tệ, thỏa mãn nhu cầu khác về ngoai tệ, đáp ứng khả
năng thanh toán, hạn chế rủi ro trong các hoạt dộng kinh doanh ngoại tệ và bằng
ngoại tệ.
• Cơ sở hình thành và điều tiết tỷ giá
• Công cụ kiểm soát và điều tiết sự di chuyển của các luồng vốn ngắn hạn bằng
ngoại tệ: nhờ có thị trường ngoại hối mà NHTW can thiệp để tỷ giá biến động
theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
3. Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối:
3.1. Các giao dịch giao ngay( Spot transactions)
6
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
• Nghiệp vụ mua bán giao ngay:Là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc

chuyển giao được thực hiện ngay lập tức hay là chậm nhất là sau 2 ngày kể từ
khi thỏa thuận hợp đồng mua bán.
• Nghiệp vụ mua bán khống: Là giao dịch trong đó nhà đầu tư đặt lệnh bán ngoại
tệ khi không có ngoại tệ trong tài khoản.
• Nghiệp vụ Arbitrages: là giao dịch mua bán chênh lệch tỷ giá(tại cùng một thời
gian,nhưng địa điểm khác nhau)
• Nghiệp vụ kinh doanh khác
3.2. Các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối( Derivatives)
• Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng kỳ hạn( Forwards contracts):Là nghiệp vụ
mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất
định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết hợp đồng.
• Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng tương lai( Futures contracts): là nghiệp vụ
mua bán ngoại tế giữa hai bên với số lượng và loại ngoại tế xác định với giá thỏa
thuận hôm nay nhưng lại giao ngoại tệ vào một thời điểm cụ thể trong tương lai
• Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ(Swaps):Là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai
nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay và giao dịch ngoại hối có kỳ hạn để
kiếm lợi nhuận
• Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng quyền chọn( Options ):Là nghiệp vụ giữa bên
mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không
có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác
định trong một khoảng thời gian . Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền
của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp
đồng theo tỷ giá
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM
1. Thực trạng nghiệp vụ phái sinh trên thị trường
 Thực trạng:
Các ngân hàng thương mại ngày nay kinh doanh trên nhiều lĩnh vực.
Ngoài các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống như: tiết kiệm, cho vay
thế chấp, cho vay cầm cố, bảo lãnh L/C, chiết khấu giấy tờ có giá, thanh toán
bằng séc, chuyển khoản…các ngân hàng đã có nhiều sản phẩm mới như bao

thanh toán, cho thuê tài chính, cho vay đồng tài trợ hay các nghiệp vụ tài chính
phái sinh…Trong đó, các nghiệp vụ phái sinh có vai trò rất quan trọng, giúp hạn
chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra.
Nghiệp vụ tài chính phái sinh đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm
1990, chủ yếu là tại các ngân hàng có giao dịch với các ngân hàng nước
ngoài.Một số ngân hàng lớn như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng
Công thương (Viettinbank)…cũng đã triển khai các nghiệp vụ như: mua bán
ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi, hợp đồng tương lai…cho các doanh nghiệp có nhu
cầu sử dụng ngoại tệ và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong thanh toán quốc tế. Tuy
nhiên, các sản phẩm công cụ phái sinh hiện nay tại các ngân hàng còn ít, chưa
thu hút được các doanh nghiệp sử dụng. Vì thế, thu nhập từ các công cụ phái
7
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
sinh còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Đơn cử số
liệu về thu nhập và lợi nhuận từ công cụ phái sinh của 3 ngân hàng thương mại
hàng đầu hiện nay để có thể thấy được thực tế này.
Bảng 1: Thu nhập và lợi nhuận từ công cụ phái sinh tại một số NHTM

m Chỉ tiêu
BIDV Vietinbank Vietcombank
TriệuVN
Đ %
TriệuVN
Đ %
TriệuVN
Đ %
200
7
Tổng thu nhập 7.794.275 100 6.648.680 100 5.763.393 100

Trong đó:
Thu từ các công cụ
phái sinh 19.110 0,24 4.256
0,0
6 0
Tổng lợi nhuận 2.028.246 100 1.529.085 100 3.192.119 100
Trong đó:
Dịch vụ phái sinh 8.829 0,04 -6.464 0 0 0
200
8
Tổng thu nhập 7.570.430 100 8.694.253 100
10.991.21
9 100
Trong đó:
Thu từ các công cụ
phái sinh 363.288 4,79 74.764
0,8
6 52.492 0,04
Tổng lợi nhuận 2.368.018 100 2.436.388 100 3.525.877 100
Trong đó:
Dịch vụ phái sinh 237.930 10,04 -120.042 0 52.492 1,4
200
9
Tổng thu nhập 9.687.959 100 5.428.316 100 9.286.804 100
Trong đó:
Thu từ các công cụ
phái sinh 91.272 0,94 200.587
3,7
0 6.420 0,06
Tổng lợi nhuận 3.605.469 100 1.678.289 100 5.004.374 100

Trong đó:
Dịch vụ phái sinh -171.695 0 -289.517 0 -288.777 0
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của công cụ
phái sinh là rất nhỏ so với tổng doanh thu và lợi nhuận của các ngân hàng. Tại
BIDV, năm 2007, thu từ công cụ phái sinh là 19.110 triệu đồng, chiếm 0,24%
tổng thu nhập, năm 2008 tăng lên 363.288 triệu đồng, chiếm 4,79 % tổng thu
nhập nhưng đến năm 2009 chỉ đạt 91.272 triệu đồng chiếm 0.94 % tổng thu
nhập; và lợi nhuận năm 2007 là 8.829 triệu đồng, chiếm 0,04% tổng lợi nhuận,
năm 2008 tăng lên 237.930 triệu đồng chiếm 10,04% tổnglợi nhuận nhưng đến
năm 2009 lại giảm mạnh, lỗ 171.695 triệu đồng.
Tại Vietinbank, thu nhập từ công cụ phái sinh tăng qua các năm, năm
2007 chỉ là 4.256 triệu đồng, chiếm 0,06% tổng thu nhập, đến năm 2008 đã tăng
lên 74.764 triệu đồng, chiếm 0.86%, năm 2009 tăng mạnh lên 200.287 triệu
8
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
đồng, chiếm 3,7% tổng thu nhập. Mặc dù có thu nhập tăng qua các năm nhưng
ngân hàng lại toàn lỗ khi kinh doanh lĩnh vực này, năm 2007 lỗ 6.464 triệu
đồng, năm 2008 lỗ 120.042 triệu đồng, năm 2009 lỗ 289.517 triệu đồng.
Tại Vietcombank, năm 2008 thu nhập từ công cụ phái sinh là 52.492 triệu
đồng, chiếm 0,04% tổng thu nhập, năm 2009 tăng lên là 6.420 triệu đồng chiếm
0,06% tổng thu nhập. Trong đó, lợi nhuận năm 2008 là 52.492 triệu đồng, chiếm
1,4% tổng lợi nhuận, năm 2009 lại lỗ 288.777 triệu đồng.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách ngoại hối đóng vai
trò rất quan trọng, làm sao để vừa tranh thủ được các nguồn vốn quốc tế, thúc
đẩy hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, kiều hối, nhưng lại phải đảm bảo
được chủ quyền của đồng Việt Nam, thực hiện được mục tiêu của chính sách
tiền tệ.
Trong thời gian qua, chính sách ngoại hối đã có những thay đổi quan
trọng, một số quy định đã thông thoáng hơn, mở ra nhiều nghiệp vụ mới, đặc

biệt là các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối.
Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ
khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số
NHTM mặc dù đã triển khai nghiệp vụ option nhưng không có giao dịch. Mặc
dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá như forward,
swap, futures, option đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu với doanh số hàng
ngày lên tới hàng trăm tỷ USD. Chính vì vậy, việc ứng dụng các công cụ phái
sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó,từ khi xuất hiện đến nay, các nghiệp vụ phái sinh ở Việt Nam
phát triển rất khiêm tốn. Nhiều nghiệp vụ phái sinh đã được các ngân hàng dần
đưa vào triển khai thực hiện. Hiện nay các nghiệp vụ này đã có mặt tại nhiều
NHTM trong đó có cả những nghiệp vụ phức tạp song còn hạn chế và chủ yếu là
do các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam thực hiện.
9
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
 Nghiệp vụ kỳ hạn:
-Các nghiệp vụ kỳ hạn mà các ngân hàng thương mại hay thực hiện đó là mua
bán ngoại tệ kỳ hạn. Dù đã trải qua hơn chục năm thực hiện nhưng nghiệp vụ
mua bán ngoại tệ kỳ hạn tại các NHTM vẫn chưa phát triển mạnh, chiếm tỷ
trọng nhỏ so với giao dịch giao ngay.
- Thị trường ngoại hối Việt Nam luôn ở trong trạng thái khan hiếm
ngoại tệ, buộc các đơn vị phải tìm cách mua kỳ hạn để phòng khan
hiếm ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Vì thế mà các NHTM thực
10
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
hiện giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn cho doanh nghiệp nhiều mà mua
vào thì ít.
Tỷ trọng mua bán có sự thay đổi rất nhỏ so với các năm và nhìn chung
khoảng cách là rất rộng.
- Tính đến thời điểm hiện tại thì ở hầu hết các ngân hàng lớn đều đã

triển khai thực hiện nghiệp vụ này. Song việc thực hiện nghiệp vụ này
vẫn còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như tại ngân hàng Vietinbank,
nghiệp vụ kỳ hạn chỉ phát triển nhỏ lẻ với giá trị hợp đồng thấp.Tuy
nhiên ở ngân hàng Sacombank trong những năm gần đây thì tổng giá
trị hợp đồng kỳ hạn tăng khoảng 30%. Đây được coi là một thành công
của ngân hàng trong công tác phổ biến thông tin.

11
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
- Bên cạnh kỳ hạn tiền tệ thì mua bán vàng kỳ hạn cũng có những bước
tiến quan trọng. Các ngân hàng đi đầu trong nghiệp vụ này là
Eximbank và Sacombank.
- Trong thời gian đó, ở trên thị trường Việt Nam còn xuất hiện nghiệp
vụ kỳ hạn mới đó chính là lãi suất kỳ hạn. Hợp đồng kỳ hạn lãi suất
cũng được ngân hàng Techcombank đưa vào thực hiện và đã thu được
những thành tựu nhất định
 Nghiệp vụ tương lai:
- Nghiệp vụ tương lai không được các NHTM Việt Nam sử dụng nhiều
như các công cụ phái sinh khác điều đó khiến cho giao dịch tương lai
tài chính không phát triển. Nghiệp vụ tương lai hiện được triển khai ở
Việt Nam hiện nay chủ yếu là các giao dịch tương lai hàng hóa mà các
ngân hàng thương mại làm trung gian.
- Techcombank là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ này với mục
đích hỗ trợ khách hàng trong việc quản trị rủi ro và hạn chế tối đa mức
thua lỗ, đảm bảo lợi nhuận cũng như tiếp cận với phương thức kinh
doanh quốc tế. Các hợp đồng tương lai hàng hóa được Techcombank
cung cấp từ năm 2004 và đến năm 2005 đã bước đầu đạt được kết quả
với các thị trường quốc tế.
Ta cũng thấy được các hợp đồng mua tương lai cà phê cho các đối tác
trong nước chiếm tỷ trọng lớn đến 70% tổng hợp đồng mua trong năm

2005.
- Trong những năm tiếp theo thì giá trị các hợp đồng mua giảm đáng kể,
hợp đồng tương lai vẫn chưa được chào đón sử dụng như một công cụ
hữu ích do các sản phẩm phái sinh ở Việt Nam được sử dụng như công
cụ phòng vệ, mục đích đầu cơ không được quan tâm nhiều. Vì vậy
khách hàng thường sử dụng hợp đồng kỳ hạn để thay thế. Nhưng theo
12
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
thời gian thì cho đến nay, các hợp đồng tương lai hàng hóa đã bắt đầu
được sử dụng nhiều hơn và có những thành công đáng kể.
 Theo số liệu phân tích thì ta thấy Hợp đồng mua bán tương lai hàng
hóa của Techcombank đã dần trở thành sản phẩm truyền thống. Cùng
Techcombank thì các ngân hàng BIDV, VCB cũng thực hiện thành
nghiệp vụ này.
 Nghiệp vụ quyền chọn:
- Mặc dù các ngân hàng cung cấp dịch vụ này từ năm 2004 xong loại
hình này vẫn chưa phát triển mạnh. Doanh số giao dịch rất nhỏ:
- Nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ:Eximbank là ngân hàng đầu tiên đi tiên
phong trong nghiệp vụ này. Mặc dù không hạn chế đối tượng tham gia
nhưng thực sự nghiệp vụ này vẫn chưa phát triển
- Nghiệp vụ quyền chọn tiền đồng: Mặc dù được triển khai từ năm 2005
nhưng doanh số bán thực tế của các ngân hàng lại rất hạn chế. Theo
kết quả thăm dò thì ngân hàng như ACB, Techcombank, BIDV, VIB
dù là những ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này từ rất sớm nhưng thực
sự họ mới thực hiện được một vài hợp đồng với doanh số không đáng
kể
- Nghiệp vụ quyền chọn vàng: ACB là ngân hàng đầu tiên ra mắt loại
hình dịch vụ này.
- Nghiệp vụ quyền chọn lãi suất: BIDV là ngân hàng đầu tiên được cấp
phép hoạt động này.

13
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
 Nghiệp vụ hoán đổi:
- Những giao dịch đầu tiên trên thì trường giữa VND và USD kỳ hạn 3
năm do HSBC thực hiện tiếp đến là các ngân hàng thương mại khác
như Eximbank hay Sacombank

 Xu hướng tăng mạnh của giá trị giao dịch hoán đổi tiền tệ trên thị
trường.
- Nghiệp vụ hoán đổi của BIDV thì khá phát triển với các hợp đồng hoán
đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ và là NHTM đầu tiên thực hiện các giao
dịch hoán đổi tiền tệ chéo cho khách hàng doanh nghiệp trong nước:
14
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
Qua bản báo cáo ta có thể thấy sự tăng lên cả trong hoạt động phái sinh và
nghiệp vụ giao ngay.
Tổng kết 1 số hoạt động của ngân hàng:
Exinbank: đã ký kết một số lượng lớn các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi tiền tệ.
là một ngân hàng xuất nhập khẩu thì các công cụ phái sinh đóng vai trò chính
trong chính sách phòng ngừa rủi ro hối đoái.
Sacombank
Cũng như Eximbank, Sacombank đã đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ phái
sinh trong hoạt động kinh doanh và phòng ngừa rủi ro, đặc biệt giai đoạn 2008
tới nay
Bảng 16: Tổng giá trị các hợp đồng phái sinh tiền tệ tại Sacombank 2007 –
QI/2010
Đơn vị:
triệu đồng
Thời gian
Giao dịch

kỳ hạn
tiền tệ
Giao dịch
hoán đổi
tiền tệ
Quyền
chọn tiền
tệ
Tổng
2007 - 785.076 - 785.076
2008 561.096 2.451.322 5.192 3.017.610
2009 737.900 9.929.204 - 10.667.10
4
QI/2010 987.114 7.820.853 - 8.807.967
Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank
Các hợp đồng kỳ hạn cũng có tổng giá trị tăng vọt vào năm 2008 (tăng 284%) so
với năm 2007, tuy nhiên, khác với Eximbank, tốc độ tăng trưởng mạnh này vẫn
giữ nguyên vào năm 2009 tại Sacombank. Những công cụ phái sinh được
Sacombank sử dụng hiệu quả trong việc bảo đảm trạng thái tiền tệ tránh khỏi rủi
ro hối đoái
15
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
 Những tồn tại
Sau hơn mười năm đưa vào áp dụng các CCPS trên thị trường hàng hóa
và thị trường tiền tệ, chúng ta cũng đã đạt được những thành quả đáng khích lệ,
tuy nhiên so với thời điểm ban đầu thì TTPS Việt Nam vẫn chưa đạt được bước
tiến nào nổi bật, trong khi các CCPS được áp dụng rất phổ biến và phát huy tác
dụng ở các nền kinh tế phát triển. Sự hạn chế về mức độ phát triển của thị
trường các CCPS ở nước ta thể hiện ở nhiều khía cạnh.
Thứ nhất, đối tượng tham gia thị trường các CCPS là rất ít. Hoạt động

phòng ngừa rủi ro thông qua các CCPS chỉ có thể được tiến hành một cách sôi
động khi có nhiều chủ thể tham gia trên thị trường với sự đa dạng về nhu cầu.
Các ngân hàng sẽ là những trung gian dàn xếp để đáp ứng các nhu cầu đa dạng
đó theo nguyên tắc thương mại và thị trường. Trên thực tế, những giao dịch kỳ
hạn hay quyền chọn về ngoại hối (USD - VND) được hực hiện trên thị trường
lâu nay thường chỉ là những giao dịch “lách luật” để thực hiện mua bán USD
theo tỷ giá vượt trần quy định của NHNN mà thực chất chưa phải là những giao
dịch phái sinh hoặc nếu có thì cũng chỉ là giao dịch một vế giữa ngân hàng -
người bán và ngân hàng - người mua mà không có vế ngược lại, và khi đó ngân
hàng sẽ chấp nhận rủi ro trạng thái ngoại hối mở (open position) mà không thực
hiện giao dịch ngược vế với chủ thể khác để cân bằng trạng thái. Những giao
dịch như vậy thường là các khách hàng bị thiệt thòi, bởi giá của giao dịch
thường rất cao nên khối lượng giao dịch thực là rất hạn chế.
Thứ hai, quy mô các hợp đồng phái sinh vẫn còn nhỏ. Hiện nay, tuy chưa
có một số liệu thống kê chính xác về quy mô của các giao dịch sử dụng các công
cụ quản lý rủi ro tài chính. Tuy nhiên, ta vẫn có thể hình dung được sự nhỏ bé
của nó dựa trên thực tế là các giao dịch giao ngay vẫn đang đóng vai trò chủ đạo
trong tổng số giao dịch của các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với ngân
hàng. Do mức độ giao dịch và khối lượng giao dịch còn nhỏ nên nhiều khi các
ngân hàng phải từ chối giao kết các hợp đồng phái sinh với khách hàng của
mình do không đủ lượng để giao dịch từng lần với các khách hàng đối tác ở
nước ngoài (thường tối thiểu là 100.000 EUR/giao dịch).
Thứ ba, các sản phẩm phái sinh vẫn chưa xuất hiện đầy đủ tại Việt Nam.
Trên thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa, sản phẩm giao dịch hoán đổi vẫn
chưa xuất hiện, còn trên thị trường giao dịch phái sinh tiền tệ, các sản phẩm giao
dịch tương lai cũng chưa được các ngân hàng áp dụng (hiện nay VCB đã cho ra
mắt sản phẩm này nhưng chưa có hợp đồng ký kết). Thêm vào đó, việc triển
khai các giao dịch phái sinh cũng tiến triển chậm chạp: từ năm 2004, ngân hàng
Techcombank đã mở đầu trong việc làm trung gian trong giao dịch và phê của
các công ty Việt Nam với sàn giao dịch London, đến năm 2008, qua hơn 3 năm,

việc xúc tiến liên kết với các sàn giao dịch lớn khác của thế giới như sở giao
dịch hàng hóa Chicago, Sở giao dịch hàng hóa Newyork vẫn chưa được thực
hiện mà mới chỉ nằm trên giấy tờ, có thể thấy tốc độ triển khai là rất chậm.
Chứng khoán phái sinh phát triển khá khiêm tốn ở một số ngân hàng với
doanh số chưa đáng kể so với doanh số nghiệp vụ truyền thống. Ngay cả với
16
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
HSBC, mặc dù hoạt động ở Việt Nam đã 6 năm với hơn 1.000 khách hàng,
nhưng sau 2 năm triển khai dịch vụ, mới chỉ có vài doanh nghiệp sử dụng các
dịch vụ này.
 Nguyên nhân :
• Một là, thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng.
Đây là vấn đề cốt lõi, vì trước đây tỷ giá USD/VND thường xuyên ổn định
tại mức trần so với giá NHNN công bố, khách hàng không quan tâm tới vấn đề
bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, sang năm 2007 và đầu năm 2008, thị trường
chứng kiến sự biến động và đảo chiều mạnh mẽ của VND so với đồng ĐôlaMỹ,
tỷ giá USD/VND giảm xuống giao dịch tại mức sàn. Nguyên nhân là do lượng
lớn ngoại tệ từ các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, kiều hối đổ
vào các NHTM làm xuất hiện dư thừa ngoại tệ do mất cân đối cung cầu. Nhiều
doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề rủi ro tỷ giá, đặc
biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành thuỷ sản, dệt may, cà phê và
các ngành sản xuất, xuất khẩu khác. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam
vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là chưa quan tâm tới phòng chống
rủi ro đối với các hoạt động ngoại tệ của mình.
Hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam đều phải vay ngoại tệ hàng trăm
triệu USD hoặc EUR để đầu tư vào các dự án lớn, các doanh nghiệp này sau khi
vay ngoại tệ thường bán số ngoại tệ này chuyển sang VND để tiến hành hoạt
động đầu tư dự án, đến kỳ trả nợ họ phải mua lại số ngoại tệ đó bằng VND.
Trong thời gian tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, rõ ràng sẽ có sự biến
động về cả lãi suất cho vay và cả tỷ giá hối đoái. Nếu sử dụng công cụ phái sinh

như hoán đổi lãi suất hoặc công cụ kỳ hạn hay quyền chọn về ngoại tệ thì các
doanh nghiệp sẽ bảo hiểm được rủi ro lãi suất trong trường hợp nếu lãi suất vay
là thả nổi và khi lãi suất thị trường đã tăng lên như hiện nay hoặc bảo hiểm được
rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ có xu hướng giảm xuống vào thời điểm doanh nghiệp
bán ngoại tệ.
• Hai là, thiếu cơ sở pháp lý.
Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép các
NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, quyền
chọn vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh
còn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của
NHNN là Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2003. Mặc dù hiện
nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy
nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, còn quyền chọn
giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ phía NHNN. Trên thực tế,
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục
vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại
tệ ra ngoại tệ.Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao
dịch quyền chọn rất thấp.
• Ba là, thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh.
17
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và
phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các
NHTM phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập
nhật liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội
ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp, Thực tế có nhiều NHTM
được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa
triển khai được. Đối với các doanh nghiệp thì việc hiểu biết các công cụ phái
sinh để phòng chống rủi ro còn nhiều hạn chế.
 Điều kiện để phát triển các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam

Từ thực tế trên, để ứng dụng và phát triển công cụ phái sinh tại Việt Nam
cần phải có các điều kiện sau:
• Thứ nhất, về khách quan.
- Tỷ giá thị trường phải biến động tới mức đủ để các doanh nghiệp phải quan tâm
chú ý tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Các NHTM cũng rất muốn triển khai các
sản phẩm dịch vụ mới nhưng không thể "cố ép" khách hàng sử dụng khi thực sự
họ không có nhu cầu.
- NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường ngoại
hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. NHNN cần tiếp tục nới rộng biên
độ dao động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều chỉnh linh hoạt biên
độ này cho phù hợp với thị trường hơn. Đây là cơ sở để NHTM cũng như doanh
nghiệp quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. Bên cạnh đó,
NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch phái
sinh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường của
Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các
NHTM. Cho phép các NHTM chủ động thực hiện quyền chọn ngoại hối giữa
ngoại tệ và VND khi có nhu cầu phái sinh. Tránh để các NHTM thực hiện
nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ theo sự hiểu biết của ngân hàng, dẫn đến tình
trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra.
- NHNN cần tăng cường hơn nữa vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành
nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ chức tín
dụng là thành viên thị trường. Ngân hàng Nhà nước tham gia thị trường với tư
cách là người mua, người bán cuối cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết vì mục
tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.
• Hai là, về phía các NHTM
- Cần tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục
đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giá vừa giúp cho khách
hàng hiểu biết về các công cụ phái sinh ngoại hối. Phát triển các công cụ phái
sinh và thị trường phái sinh là giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa

chọn loại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Khi sử dụng
các công cụ phái sinh doanh nghiệp có được sự lựa chọn về tỷ giá mong muốn.
- Mặt khác, cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp
kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung
18
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
và phái sinh ngoại hối nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về
lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng.
- Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại
hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản
trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn
biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất.
Thông qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho khách hàng của mình
hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối.
• Ba là, về phương tiện, thiết bị.
- Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones
News hay Metastock, cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính
phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng
nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức,
về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và
công cụ quyền chọn ngoại hối, công cụ tương lai ngoại hối nói riêng./.
2. Diễn biến tỷ giá và thị trường vàng ở Việt Nam
2.1. Giai đoạn trước năm 2008
Thành lập từ năm 1991, trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều thăng
trầm, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có một bước phát triển đáng kể về quy
mô cũng như loại nghiệp vụ giao dịch. Tuy vậy các chuyên gia tài chính vẫn hết
sức thận trọng khi nhìn nhận hướng phát triển của thị trường này
 Năm 1991, Trung tâm Giao dịch ngoại tệ được thành lập và hoạt động với mục
tiêu:
- Thiết lập thị trường ngoại hối chính thức cho giao dịch giữa ngân hàng và các

đơn vị kinh tế.
- Đánh giá và đo lường cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
- Quyết định tỉ giá chính thức hợp lý giữa USD và VND.
- Chuẩn bị những điều kiện ban đầu cho việc hình thành thị trường tài chính trong
tương lai.
 Năm 1994, Trung tâm Giao dịch ngoại tệ chấm dứt hoạt động thay vào đó là thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhằm xây dựng một thị trường có tổ chức cho
giao dịch ngoại tệ giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) và tạo cơ sở hình
thành thị trường ngoại hối hoàn chỉnh trong tương lai.
 Trước năm 1998, trên thị trường các giao dịch chủ yếu là giao dịch giao ngay.
Kể từ năm 1998, giao dịch ngoại tệ kỳ hạn và hoán đổi mới chính thức được đưa
vào giao dịch.
 Giai đoạn 1999 -2007: Chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết
Chế độ tỷ giá thả nổi được áp dụng trước đó không được xác định theo tín
hiệu thị trường (cung và cầu) nên không có ý nghĩa kinh tế. Việc xác định tỷ giá
như trên không còn phù hợp với quan hệ cung cầu thị trường và thông lệ quốc
tế. Bởi vậy, bắt đầu từ ngày 26/02/1999, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bắt đầu
áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết: tỷ giá được xác định trên cơ sở
bình quân mua bán thực tế trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Đây được
19
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
đánh giá là một bước đổi mới rất quan trọng trong thực tiễn quản lý chính sách
tỷ giá hối đoái nói chung, chính sách tiền tệ nói riêng.
Trong những năm này, khối lượng dự trữ ngoại hối nhà nước của Việt
Nam có sự tăng trưởng mạnh. Từ năm 1999 đến nay, khối lượng dự trữ ngoại
hối của Việt Nam đã tăng đáng kể, dự trữ ngoại hối năm 2005 tăng gấp 3 lần so
với năm 1999. Nếu như trong những năm trước 2004 dự trữ ngoại hối đáp ứng
được khoảng trên dưới 8 tuần nhập khẩu thì đến năm 2004 đã đạt 9 tuần nhập
khẩu và sang năm 2005, mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam đáp ứng được 10
tuần nhập khẩu (đồ thị 1).

20
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
Đồ thị 1:Khối lượng DTNH Việt Nam 1999 – 2005
Nguồn: Vietnam 2005 Article IV Consultation- IMF
• Bối cảnh kinh tế
Sau tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt nguồn từ Thái
Lan, lan ra hầu hết các nước trong khu vực, bắt đầu từ năm 1999, nền kinh tế có
dấu hiệu hồi phục, lấy đà tăng trưởng trở lại. Tốc độ tăng trưởng GDP liên tục
tăng, và khá ổn định ở mức cao mặc dù giai đoạn này diễn biến thiên tai và dịch
bệnh khá phức tạp (mưa bão, lũ lụt, dịch SARS, cúm gia cầm ). Thu chi ngân
sách đảm bảo cân đối, mức bội chi nằm trong tầm kiểm soát được so với GDP.
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng liên tục ở mức 1 con số có thể chấp nhận được,
và nhìn chung là nhỏ hơn tốc độ tăng GDP. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng
làm cho nguồn cung ngoại tệ (USD) tăng đáng kể, lượng kiều hối dồn về nhiều,
vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đều tăng trưởng đáng kể.
• Nội dung chính sách và diễn biến tỷ giá
Nhìn tổng thể giai đoạn này, tỷ giá có xu hướng khá rõ rệt: tỷ giá
USD/VND liên tục tăng trong cả giai đoạn kéo dài tới gần thập kỷ. Tuy nhiên,
dưới sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng được kiểm soát ở mức
chậm, biên độ dao động thấp.
Năm 2004, Nhà nước bắt đầu tiến hình bỏ trần tỷ giá kỳ hạn và thay đổi
kỳ hạn, cho phép các tổ chức tín dụng được xác định tỷ giá một cách linh hoạt
hơn trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam, đồng thời
mở rộng kỳ hạn, mở rộng đối tượng được giao dịch, kiểm soát chứng từ thoáng
hơn
 Hạn chế tình trạng nắm giữ ngoại tệ, làm cung cầu cân bằng, mua bán thông
suốt.
Các năm trong giai đoạn này, tỷ giá đã được xác định linh hoạt thông qua
biến động cung cầu trên thị trường và có sự can thiệp của Nhà nước để sự biến
động không qua lớn: Năm 2005 là 0. 86%, năm 2006 là 1. 38%.

Đáng chú ý năm 2007, trước sức ép lên giá đồng nội tệ do cung ngoại tệ
lớn hơn cầu ngoại tệ, NHNN đã mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà
nước, dự phòng đối phó với nguy cơ dòng vốn đảo chiều, giảm áp lực tăng giá,
NHNN đã nới lỏng biên độ tỷ giá từ ±0. 25% lên ±0.5% và ±0. 75%
21
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
Hình 2: Diễn biến tỷ giá 2004
Đơn vị: VND/USD
Hình 3: Diễn biến tỷ giá 2005
Đơn vị: VND/USD
Hình 4: Diễn biến tỷ giá năm 2006
22
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách – ĐH Kinh tế thuộc ĐH
Quốc gia Hà Nội)
 Chính sách Đánh giá tác động của tỷ giá đến thị trường ngoại hối:
 Tỷ giá nêu trên đã khuyến khích mạnh xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Vị thế đối ngoại của VND tiếp tục được duy
trì khi đặt tương quan trong mối quan hệ với đồng tiền chủ chốt trên thế giới như
EUR, JPY, GBP.
 Doanh số mua bán ngoại tệ của các NHTM trong năm cũng tăng mạnh theo mức
độ tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu cũng như mức tăng trưởng của nền kinh
tế.
 Theo cách nghĩ của lý thuyết kinh tế truyền thống, đồng nội tệ VND yếu (tỷ giá
tăng) sẽ kích thích xuất khẩu. Tuy nhiên thực tế có những trường hợp không
hoàn toàn đúng. VND mất giá, xuất khẩu đã tăng trưởng rất ngoạn mục. Tuy
nhiên, nhập khẩu còn tăng nhanh hơn nhiều (năm 2007 xuất khẩu tăng 22, 5%
nhưng nhập khẩu tăng 44%).
 Trong thời gian này, đồng USD đã mất giá đáng kể so với các đồng tiền khác
như EUR, JPY hay GBP và cũng mất giá so với các đồng tiền khác trong khu

vực (Philippines, Trung Quốc, Thái Lan). Ngược lại, đồng VN bị neo vào USD,
thậm chí còn mất giá so với USD.
 Theo các chuyên gia, chế độ tỷ giá hối đoái này đã khuếch đại tác động giá cả,
và gây ra lạm phát ở Việt Nam tăng nhanh hơn so với các quốc gia kể trên.
Đồng USD mất giá, VND được neo vào USD cũng mất giá theo (thậm chí VND
còn mât giá cả so với USD) kéo theo lạm phát tăng. Việc nới lỏng biên độ tỷ giá
cũng mới chỉ có tác động nhất thời.
2.2. Giai đoạn từ 2008 đến nay:
2.2.1. Năm 2008 – năm bất ổn của tỷ giá.
 Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ
Năm 2008 là năm đặc biệt của cơ chế điều hành tỷ giá cũng như những
biến động trên thực tế. So với cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND mua vào – bán
ra của các ngân hàng thương mại đã tăng khoảng 9%, một mức tăng đột biến so
với thay đổi quen thuộc quanh 1% những năm trước.Năm 2008 cũng là năm
biên độ tỷ giá liên tiếp 3 lần nới rộng, 2 lần được tăng mạnh trực tiếp ở tỷ giá
bình quân liên ngân hàng, những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử.
23
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ năm 2008
Có thể chia làm 4 giai đoạn như sau:
Giai
đoạn
Diễn biến tỷ giá
USD/VND
Nguyên nhân
Giai đoạn
đầu (3
tháng đầu
năm từ
01/01/20

08 –
25/03/20
08): Tỷ
giá liên
tục giảm,
dưới mức
sàn
Trên thị trường liên
ngân hàng liên tục
sụt giảm (từ mức
16.112 đồng xuống
15.960 đồng. mức
thấp nhất là 15.560
đồng/USD).
Trên thị trường tự
do, USD dao động từ
mức 15.700 – 16.000
đồng/USD.
+Do thời điểm này đang ở giai đoạn gần
Tết Dương lịch, do đó lượng kiều hối
chuyển về nước khá lớn.
+Do các nhà đầu tư dự đoán VND sẽ tăng
giá so với USD, cộng thêm chênh lệch lãi
suất lớn nên các nhà đầu tư đẩy mạnh việc
bán USD chuyển qua VND. Tập trung vào
các đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài đầu
tư vào Trái phiếu Chính phủ Việt Nam
(1,4tỷ USD), các doanh nghiệp xuất khẩu
vay USD để phục vụ sản xuất kinh
doanh…Các NHTM lúc này cũng đẩy

mạnh bán USD.
+Bên cạnh đó, Chính phủ và NHNN đang
đẩy mạnh việc kiềm chế lạm phát, sử dụng
biện pháp tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cơ
bản từ 8,25%/năm (tháng 12/2007) lên
8,75%/năm (tháng 2/2008). NHNN không
thực hiện mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế
việc bơm tiền ra lưu thông, tăng biên độ tỷ
giá USD/VND từ 0,75%/năm lên 1%/năm
trong ngày 10/03/2008.
Giai đoạn
2 (từ
26/03 –
16/07):
Tăng với
tốc độ
chóng
mặt tạo
cơn sốt
USD trên
cả thị
trường
liên ngân
hàng lẫn
thị trường
tự do
Tỷgiá tăng dần đều
và đột ngột tăng
mạnh từ giữa tháng
6, đỉnh điểm lên đến

19.400 đồng/USD
vào ngày 18/06, cách
hơn 2.600 đồng so
với mức trần. Tâm lý
hoang mang cộng
với động thái đầu cơ
của giới buôn ngoại
tệ trên thị trường tự
do đẩy USD cùng
với giá vàng tăng
mạnh lên gần 19
triệu đồng/lượng.
+Do tâm lý bất ổn của doanh nghiệp và
người dân khi thấy USD tăng nhanh dẫn
đến trạng thái găm ngoại tệ của giới đầu
cơ. Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ
của cả DN xuất và nhập khẩu đến hạn cao;
+Tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn
giữa giá vàng trong nước và quốc tế.Nhà
ĐTNN bắt đầu rút vốn khỏi Việt nam bằng
việc bán TPCP khi lo ngại về tình hình
kinh tế và do tình hình thanh khoản thấp
trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua
USD chuyển vốn về nước lên cao (bán
ròng 0,86tỷ USD).
+Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho
phép cho vay ngoại tệ đối với doanh
nghiệp xuất khẩu (theo quyết định số
09/2008/QĐ, NHNN không cho phép vay
để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay

24
Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam
Tỷ giá lên đỉnh ngày
18/06, sau đó giảm
dần. Ngày 27/06,
NHNN tăng biên độ
USD/VND từ 1% lên
2%.
thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu) giảm
hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay
ngoại tế bán lại trên thị trường.
Giai đoạn
3 (từ
17/07 –
15/10):
Giảm
mạnh và
dần đi
vào bình
ổn
Tỷ giá giảm mạnh từ
19.400đồng/USD
xuống 16.400
đồng/USD và giao
dịch bình ổn quanh
mức 16.600 đồng
trong giai đoạn từ
tháng 8 – tháng 11
Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN,
cơn sốt USD đã được chặn đứng, tỷ giá

giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống
16.400 đồng/USD và giao dịch bình ổn
quanh mức 16.600 đồng trong giai đoạn từ
tháng 8 – tháng 11.Nhận thấy tình trạng sốt
USD đã ở mức báo động, lần đầu tiên
trong lịch sử, NHNN đã công khai công bố
dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi
các thông tin trên thị trường cho rằng USD
đang trở nên khan hiếm.
Đồng thời lúc này, NHNN đã ban hành
một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị
trường ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại
lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ
trên thị trường tự do không đăng ký với
các NHTM), cấm mua bán USD thông qua
ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập
khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng;
bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua
các NHTM lớn.
Giai đoạn
4 (từ
16/10 đến
cuối
năm): tỷ
giá USD
tăng trở
lại
Tỷ giá USDVND
tăng đột ngột trở lại
từ mức 16.600 lên

mức cao nhất là
16.998 sau đó giảm
nhẹ.Giao dịch nằm
trong biên độ
tỷgiá.Tuy nhiên cung
hạn chế, cầu ngoại tệ
vẫn lớn.
Sau khi NHNN tăng
biên độ tỷ giá từ 2%
lên 3% trong ngày
7/11/2008, tăng tới
mức 17.440
đồng/USD
Trong khoảng thời gian từ tháng 10 - tháng
11, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh việc
bán ra chứng khoán trong đó bán trái phiếu
(700 triệu USD), cổ phiếu (100 triệu
USD). Nhu cầu mua ngoại tệ của khối nhà
đầu tư nước ngoài tăng cao khi muốn đảm
bảo thanh khoản của tổ chức tại chính
quốc. Nhu cầu mua USD của các ngân
hàng nước ngoài cũng tăng mạnh (khoảng
40 triệu USD/ngày).
Cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi
khi NHNN không cho phép nhập vàng thì
hiện tượng nhập lậu vàng gia tăng, làm
tăng cầu USD để nhập khẩu (do USD là
đồng tiền thanh toán chính).NHNN bán
hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu
cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu.

25

×