Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thực trạng FDI ở Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.39 KB, 22 trang )

Mở đầu:
Đầu tư ra nước ngoài là phương thức bỏ vốn của chủ đầu tư vào kinh doanh dài
hạn ở nước ngoài nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và đạt được mục tiêu kinh tế-xã
hội nhất định. Tầm quan trọng của FDI không chỉ ở chỗ thu hút được nhiều nguồn vốn
mà còn là kết hợp một cách hết sức hiệu quả giữa vốn, các mối quan hệ có liên quan
như an ninh quốc gia nhằm đảm bảo cho môi trường đầu tư lành mạnh, ổn định, tạo ra
nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu quản lý tri thức và công nghệ hiện đại. Đây thật sự
là một đòn bẩy sắc bén cho phát triển kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế gắn
liền với bảo đảm an ninh quốc gia trong quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu.
Đối với Việt Nam, việc thu hút được các nguồn vốn FDI trong những năm qua
có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước, nhất là trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI nhằm bổ sung một nguồn vốn
quan trọng cho đầu tư phát triển, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế Việt
Nam.
I. ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM TỪ 1988 ĐẾN NAY:
1. Tình hình chung:
Trong 3 năm 1988-1990, khi mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam, kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới
1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước. Trong thời kỳ
1991-1995, vốn ĐTNN đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 18,3 tỷ
USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước. Thời kỳ 1991-1996
được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng
ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký
(gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu
tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư-kinh doanh
thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ,
thị trường mới, vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các
thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội
của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm
1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với
năm trước.


Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn
13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng
81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy
mô vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong
những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về
tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông).
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu
phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với
năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ
bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002.
Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm
trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong
20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm
1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.
Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ
USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của
Chính phủ , vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong
5 năm 2001-2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước
(tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ.
Từ năm 2006, khi nắm được thông tin Việt Nam sẽ gia nhập WTO, nhiều nhà đầu tư đã
“đón đầu” sự kiện nên đã tích cực đầu tư vào Việt Nam. Chính vì thế, ngay trong năm
2006, FDI đã tăng mạnh và đặc biệt năm 2007, sau một năm gia nhập WTO, dòng vốn
ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án
quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản
phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du
lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.).
Tính đến năm 2008, cả nước có hơn 10.900 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư
với tổng vốn đăng ký khoảng 163 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết
thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có trên 8.600 dự án còn hiệu lực với
tổng vốn đăng ký hơn 80 tỷ USD.

Lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày một nhiều với những con số ấn tượng.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 8 tháng đầu năm 2009, cả nước đã thu
hút 47,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (gồm cả vốn cấp mới và vốn đăng
ký tăng thêm), tăng 5 lần so với cùng kỳ năm 2007 và vượt 3 lần so với kế hoạch của cả
năm 2008. Kết quả này đã vượt qua tất cả những kỷ lục và cả những dự đoán được xem
là lạc quan nhất về nguồn vốn FDI vào nước ta trong năm nay. Cụ thể, trong số 772 dự
án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, vốn đăng ký tập trung chủ yếu vào lĩnh vực
dịch vụ với 23,6 tỷ USD, chiếm 50,9% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực công nghiệp và xây
dựng là 22,5 tỷ USD, chiếm 48,6% và 0,5% số vốn còn lại thuộc về lĩnh vực nông - lâm
- ngư nghiệp.
Tổng nguồn vốn FDI đăng kí vào 4 tháng đầu năm 2009 khoảng 2.493 tỉ đôla
với 5 nhà đầu tư lớn nhất là: Hàn Quốc, Hongkong, BritishVirgin Island, Singapore và
Đài Loan.
Tính đến tháng 08/2009, Về đối tác đầu tư, Đài Loan tiếp tục đứng đầu danh
sách 38 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 112 dự án cùng với số vốn
8,6 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đăng ký. Tiếp sau Đài Loan là Nhật Bản với 78 dự
án cùng 7,2 tỷ USD; Malaysia với 29 dự án cùng 6,2 tỷ USD… Điều thú vị là, nếu
trước đây xuất hiện nhiều hình thức đầu tư khác nhau, thì từ đầu năm đến nay các dự án
đầu tư nước ngoài chủ yếu được thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài (585
dự án, vốn đăng ký 29,7 tỷ USD), chiếm 64,2% về vốn đăng ký. Bên cạnh đó, dự án có
vốn đăng ký có giá trị lớn ngày càng tăng, tiêu biểu như: Dự án gang thép Hưng
Nghiệp Formosa do Tập đoàn Formosa (Đài Loan) đầu tư có số vốn gần 7,9 tỷ USD tại
Vũng Áng (Hà Tĩnh) và liên doanh giữa Công ty Lọc dầu Nghi Sơn với các tập đoàn
của Nhật Bản và Kuwait với số vốn 6,2 tỷ USD tại Thanh Hoá.
Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có
hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm
2001 trở lại đây. Thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng
doanh nghiệp ĐTNN còn ít. Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ
USD (vượt 18% so dự kiến là 6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước. Trong đó, lượng
vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến

2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng 35%. Tính
đến hết năm 2007 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn
18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới. Đến tháng 08/2009, có hơn
149 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm là 4,828 tỷ USD, tăng 3,8%
so cùng kỳ.
Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế
trọng điểm nơi tập trung nhiều dự án có vốn ĐTNN: Vùng trọng điểm phía Nam chiếm
55,5% trong giai đoạn 1991-1995 ; đạt 68,1% trong thời kỳ 1996-2000 và 71,5% trong
giai đoạn 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 71% và 65%.
Vùng trọng điểm phía Bắc có tỷ lệ tương ứng là 36,7%; 20,4% ; 21,1% ; 24% và 20%.
Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công
nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991-1995 ; 65,7% trong giai
đoạn 1996-2000, khoảng 77,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007
tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm.
.Bên cạnh đó, tình hình phát triển các KCN, KCX, KCNC, KKT (gọi chung là
KCN) cũng rất khả quan. Cả nước hiện có 154 KCN được thành lập với tổng diện tích
đất tự nhiên gần 33.000 ha, phân bổ trên 55 địa phương, 10 Khu kinh tế (KKT) được
thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên xấp xỉ 550.000 ha và 2 KCNC (Hoà Lạc và tp
Hồ Chí Minh). Trong hơn 16 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX và hơn 3 năm
thành lập KKT cho thấy khu vực này có đóng góp ngày càng quan trọng trong việc thu
hút vốn ĐTNN, đến cuối năm 2007 đã thu hút gần 2.700 dự án ĐTNN còn hiệu lực với
tổng vốn đăng ký khoảng 31 tỷ USD, chiếm 34% về số dự án và 37% tổng vốn đăng ký
của cả nước. Các dự án đầu tư công nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh tại các KCN-
KCX. Các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài trong KCN, KCX đa dạng về hình
thức đầu tư. (số liệu năm 2007)
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 1988 - 2007


Số dự
án

Vốn đăng
ký (Triệu đô la
Mỹ)
(*)
Tổng số
vốn
thực hiện
(Triệu đô la Mỹ)
Tổng số
1098
1
163607.2 57045.5
1988
37 341.7
1989
67 525.5
1990
107 735.0
1991
152 1291.5 328.8
1992
196 2208.5 574.9
1993
274 3037.4 1017.5
1994
372 4188.4 2040.6
1995
415 6937.2 2556.0
1996
372 10164.1 2714.0

×