Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Chính sách đầu tư và khoa học công nghệ của nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.96 KB, 40 trang )

A. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN
I. Mô hình chính sách:
- Đầu tư sản xuất tại chỗ (sản xuất tại nơi tiêu thụ):
Mô hình này được Nhật Bản áp dụng chủ yếu trong giai đoạn những năm 70,
80 khi thế giới xuất hiện xu hướng bảo hộ mậu dịch ở Mỹ và EU, đầu tư tại thị
trường tiêu thụ vừa tận dụng được vốn sẵn có vừa tận dụng được thị trường tại
chỗ, tránh được các hàng rào bảo hộ.
- Đầu tư sản xuất tận dụng lợi thế về các yếu tố đầu vào (sx để tái xuất, mỗi
nước sẽ đảm trách 1 công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm)
Mô hình này được áp dụng chủ yếu từ thập kỉ 90 đến nay, khi thế giới xuất
hiện xu hướng tự do hóa mậu dịch mới và sự nổi lên của các quốc gia đang phát
triển ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN.
Hiện nay, Nhật Bản vẫn áp dụng cả 2 mô hình này trong chính sách đầu tư
quốc tế của mình.
II. Nội dung chính sách
1. Các giai đoạn trong chính sách đầu tư của Nhật:
+) Giai đoạn 1945 – 1974

:
- Mô hình chính sách: tập trung thực hiện chính sách thu hút FDI.
- Nội dung:
+ thực hiện tự do hóa đầu tư nước ngoài từ cuối những năm 1960 (bắt đầu từ
những ngành truyền thống và các ngành nhà đầu tư trong nước có khả năng cạnh
tranh)
+ Thực hiện chính sách khuyến khích các công ty nhỏ thành công ty lớn khi
hợp tác cùng nhà đầu tư nước ngoài
+ Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.
+ Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư
1
+) Giai đoạn 1975 – nay:
- Mô hình chính sách: Thu hút FDI kết hợp khuyến khích đầu tư ra nước


ngoài.
- Nội dung:
+ Ưu đãi về thuế;
+ Hỗ trợ vốn đầu tư thông qua chính sách tín dụng ưu đãi
+ Hỗ trợ bảo hiểm đầu tư
+ Tăng cường thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư kết hợp với các xúc tiến
thương mại
+ Tích cực thực hiện hoạt động hỗ trợ kỹ thuật đối với các nước đang phát
triển.
II. Thực tiễn triển khai
1. Thu hút đầu tư nước ngoài
Tỷ lệ số tiền của đầu tư trực tiếp nước ngoài so với GDP ở Nhật Bản là 3,6%,
là khá thấp so với Hàn Quốc (10,5%) và Mỹ (15,8%). Hơn nữa, một số khảo sát
cho thấy Nhật Bản đang trở nên kém cạnh tranh do chi phí cao (ví dụ, thuế doanh
nghiệp cao, quy định nghiêm ngặt và gánh nặng thủ tục hành chính). Tuy nhiên,
gần đây các biện pháp được đề xuất bởi Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp
(METI) có thể dẫn đến Nhật Bản thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Các biện
pháp bao gồm:
• Giảm thuế suất 28,5% trong năm năm cho các công ty nước ngoài và giảm 5%
mức thuế suất chung của doanh nghiệp (35,64%) trong 2011.
• Giải quyết nhanh việc cấp giấy phép cư trú cho người lao động nước ngoài tại các
công ty nước ngoài, quá trình này được hoàn thành trong khoảng 10 ngày, thay vì
một tháng.
• Giảm lệ phí đăng ký bản quyền sáng chế tại Nhật Bản
2
• Cung cấp các trợ cấp đầu tư ban đầu cho các công ty nước ngoài có tiềm năng lớn
cho lợi ích kinh tế (METI đã tuyên bố rằng sẽ chi 2.5 tỷ Yên để bổ sung ngân sách
năm 2010 cho chính sách này).
2. Đầu tư ra nước ngoài
Thập kỷ tám mươi là hoàn toàn khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu

vì chi phí nhân công cao, giá thổi phồng của bất động sản và hệ thống luật pháp
gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, tình hình đã được cải thiện, giá cả bất động sản đã tăng cao và
chi phí nhân công hợp lý hơn. Đặc biệt, cơ chế luật pháp thay đồi cho phép tiếp
nhận nguồn vốn nước ngoài mà không có sự cản trở về mặt hành chính. Một ví dụ
là các quy định mở cửa thị trường viễn thông vốn là độc quyền của các công ty
Nhật Bản, như NTT và KDD, cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tại, Nhật Bản
mong muốn hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên nhiều lĩnh vực như truyền
thông, công nghệ cao, dịch vụ y tế tiên tiến, sản phẩm cải thiện môi trường, thị
trường tài chính và còn nhiều hơn thế nữa.
Thị trường Nhật Bản là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại thời
điểm này vì:
• Quy mô của thị trường Nhật Bản - hơn 127 triệu người tiêu dùng
• Trình độ công nghệ và kinh tế rất cao, được thể hiện trong GDP Nhật Bản.
• mức độ của kiểm soát trên thị trường châu Á cao - Nhật Bản chiếm 75% sản
lượng của toàn bộ thị trường châu Á.
• Tỷ lệ tiết kiệm cao ở Nhật Bản được phản ánh qua tỷ lệ gửi tiền trong các tổ chức
tài chính cho phép người tiêu dùng có thể mua hàng hóa mà họ thích, kể cả là
hàng hóa xa xỉ.
Hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài được hỗ trợ từ Phòng tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật
Bản (JETRO) để thúc đẩy đầu tư của họ tại Nhật Bản.
3
JETRO thúc đẩy đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản thông qua một số phòng ban
hiện có của tổ chức. các dịch vụ cung cấp:
 Tổ chức nhóm du lịch

- JETRO tổ chức nhóm các nhà đầu tư nước ngoài
được đưa vào các tour du lịch ở các vùng khác nhau của Nhật Bản,
trong đó bao gồm các cuộc họp với các doanh nhân Nhật Bản.

Hỗ trợ cho các nhà đầu tư cá nhân sắp xếp các cuộc họp với một số công ty
nước ngoài có tiềm năng đang đầu tư vào các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. Hỗ
trợ bao gồm các cuộc họp với Nhật Bản của CPA và các luật sư, những chuyên gia
về đầu tư quốc tế và thuế.
 Hội chợ thương mại

- JETRO tổ chức hội chợ kinh doanh tại Hoa Kỳ và
Tây Âu để thúc đẩy đầu tư tại Nhật Bản.
 Các ấn phẩm bằng tiếng Anh

- JETRO công bố hướng dẫn kinh doanh
cho các nhà đầu tư tiềm năng.
Ngoài ra, JETRO cho phép sử dụng miễn phí văn phòng tư nhân đã sắp xếp.
Việc sử dụng tối đa của các văn phòng miễn phí là 2 tháng (với các cơ quan công
cộng tối đa là 6 tháng).
 Ưu đãi đầu tư ở Nhật Bản
Xúc tiến đầu tư ở Nhật Bản: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được khấu hao
30%, hoặc khấu trừ 7% thuế , lên đến 20% tổng thuế doanh nghiệp khi mua máy
móc thiết bị.
 Doanh thu vốn đầu tư của Nhật Bản
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư vào máy móc nếu tiết kiệm năng lượng được
khấu hao 30%, hoặc khấu trừ 7% thuế, lên đến 20% tổng thuế phải đóng của
doanh nghiệp. Nhật Bản khuyến khích đào tạo nhân viên. Khi chi phí đào tạo nhân
viên tăng so với mức trung bình trước đó, công ty được một khoản khấu trừ thuế,
25% các chi phí bổ sung, hoặc 10% thuế doanh nghiệp.
4
 FAZ Nhật Bản- (Khu vực liên kết với nước ngoài)
Chính phủ Nhật Bản đã thiết lập lên 22 vùng, chủ yếu ở khu vực xung quanh
cảng, sân bay, các khu vực được gọi là FAZ (khu liên kết nước ngoài) với mục
đích thúc đẩy các doanh nghiệp nhập khẩu để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào

Nhật Bản. Các công ty Nhật Bản và nước ngoài trong các lĩnh vực này có đủ điều
kiện cho các lợi ích về thuế và tài chính, trong khi các công ty nước ngoài có đủ
điều kiện, ngoài ra, cho các dịch vụ tư vấn và các cơ sở cho thuê.
Các công ty có đủ điều kiện được hưởng lợi ích bao gồm:
• Cho vay với lãi suất giảm.
• Miễn thuế địa phương, thuế bất động sản.
• Tăng mức trích khấu hao.
• Bảo lãnh từ nguồn kinh phí của Chính phủ.
III. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản trong thời gian qua
1. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản
Trên thực tế trước những năm 1990 Nhật Bản là quốc gia có dòng vốn đầu tư
nước ngoài rất lớn và ổn định trong giai đoạn trước 1985. Tuy nhiên sau hiệp định
Plaza năm 1985 đồng Yên đã lên giá mạnh làm cho các doanh nghiệp Nhật Bản
mất dần lợi thế cạnh tranh quốc tế và vì vậy buộc phải chuyển cơ sở sản xuất đầu
tư ra nước ngoài. Điều này đã đưa lại xu hướng tăng vọt FDI của Nhật Bản trên
phạm vi toàn cầu và đạt kỷ lục vào năm 1989 với tổng kim ngạch 68 tỷ USD (gần
9400 tỷ Yên ). Sau thời gian này mặc dù đồng yên vẫn tăng giá song FDI ra nước
ngoài lại có xu hướng giảm sút. Năm 1991 giảm 31,9%so với năm trước, năm
1992 giảm 21,1% và năm 1993 giảm 6,3%. Sở dĩ như vậy là do sự đỗ vở của nền
kinh tế bong bóng đã ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư cổ phiếu và cho vay,
trong khi đó xu hướng chuyển dịch cơ sở sản xuất ra nước ngoài vẫn tăng nhưng
không bù nổi mức giảm kim ngạch của đầu tư trực tiếp khác. Sự cải thiện tình
hình kinh tế năm 1995, 1996 cũng tác động nhất định đến dòng vốn đầu tư ra nước
ngoài. Tuy nhiên từ nửa cuối năm 1997 giá trị và số vụ đầu tư ra nước ngoài giảm.
5
Năm 1998 mức giảm FDI là 21,2% so với năm trước nguyên nhân là do cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á đã ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp của Nhật
Bản vào khu vực này và sự trì trệ tiếp theo của kinh tế Nhật Bản. Năm 1999 sau
khi phục hồi mức FDI đạt 7439 tỷ yên tăng 42,6% so với năm trước thì sang năm
2000 và 2001 đầu tư tiếp tục giảm.

Xét theo hình thức đầu tư ta thấy dạng đầu tư cổ phiếu tuy số vụ giảm nhưng
quy mô đầu tư tăng lên góp phần nâng cao dạng đầu tư này trong tổng mức đầu tư
ra nước ngoài. Hình thức cho vay khá ổn địnhvề giá trị kim ngạch. Tuy vậy dạng
thiết lập và mở chi nhánh lại có xu hướng giảm sút sau khủng hoảng tài chính do
các doanh nghiệp chủ yếu tập trung nâng cao hiệu quả các cơ sở sản xuất hiện có.
Bảng FDI của Nhật Bản
2. Các thị trường đầu tư của Nhật Bản
6
a. Thị trường châu Mỹ vẫn là thị trường truyền thống chủ yếu về đầu tư của
Nhật Bản
Có thể thấy nguồn vốn FDI của Nhật Bản chủ yếu tập trung ở Bắc Mỹ, Châu
Âu và châu Á. Bắc Mỹ (đặc biệt là Mỹ) là thi trường thu hút FDI lớn nhất của
Nhật Bản.
Theo số liệu thống kê tỷ phần FDI vào khu vực này chiếm trung bình 35% cho
đến giữa thập kỷ 80. Sau năm 1985 FDI của Nhật Bản vào khu vực này có sự gia
tăng mạnh và đạt đỉnh điểm vào năm 1989 với tỷ lệ khoảng 50% tổng vốn FDI của
Nhật Bản ra nước ngoài. Thời kỳ nửa đầu những năm 90 FDI của Nhật Bản vào
Bắc Mỹ chiếm trung bình 40-45 % sau đó có sự giảm sút mạnh trong năm 97-98,
riêng năm 98 giảm 46,6% so với năm trước. Sau khi phục hồi vào năm 1999, mức
FDI của Nhật Bản liên tục giảm sút trong các năm 2000 và 2001do sự giảm sút
kinh tế trong khu vực và nhất là kinh tế Mỹ làm giảm nhu cầu đầu tư của các công
ty Nhật Bản .Trong khu vực Bắc Mỹ, FDI của Nhật Bản phần lớn chảy vào Mỹ.
Chẳng hạn năm 97, FDI vào Bắc Mỹ chiếm 39,6% tổng FDI của Nhật Bản ra nước
ngoài riêng Mỹ chiếm tới 38,5% .Trong các năm 98 và 99 con số này tương ứng là
:Bắc Mỹ 26,6%, Mỹ 25,3%; Bắc Mỹ 37,1%% và Mỹ 33,4%. Như vậy Mỹ vẫn là
thị trường chủ yếu trong đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản trong thập kỷ 90 vừa
qua, tuy vậy mức đầu tư vào khu vực này trong thời gian qua không ổn định và
nếu xét về xu hướng có sự giảm sút tỷ trọng trong tổng FDI của Nhật Bản ra nước
ngoài.
b. Duy trì đầu tư ổn định với thị trường EU

Đầu tư của Nhật Bản vào EU trong thập kỷ qua chia thành hai giai đoạn. Giai
đoạn đầu những năm 90 mức FDI vào EU giảm rõ rệt ngược hẳn với xu thế gia
tăng trong những năm 80.Giai đoạn thứ hai ,nữa sau những năm 90 lại có xu
hướng gia tăng.Riêng năm 97 tăng 65,6% so với năm trước ,năm 98 tăng 30,5%
mức tăng này đã đưa tỷ phần FDI của Nhật Bản vào EU cao hơn hẳn Bắc Mỹ(B ắc
7
Mỹ là 26,9%,còn EU làd 34,4%). Năm 1999 FDI vào EU tiếp tục tăng mạnh tới
60,5% so với năm trước đưa tỷ lệ FDI Nhật Bản vào đây lên tới 38,7% tiếp tục cao
hơn tỷ phần FDI của Nhật Bản vào Bắc Mỹ (37,1%).Sự gia tăng dòng FDI của
Nhật Bản vào khu vực này gắn liền với môi trường kinh doanh của EU khá ổn
định trong thời gian qua.Với sự thay đổi này trong chính sách đầu tư của Nhật Bản
cho thấy vai trò của EU với tư cách là thị trường đầu tư của các công ty Nhật Bản
ngày càng gia tăng.
c. Châu Á nhất là ASEAN có tầm quan trọng trong đầu tư của Nhật Bản
Thị trường châu Á là một thị trường dành sự chú ý của các công ty Nhật Bản,
có thể thấy vào những năm 70, 80 các công ty Nhật Bản phần lớn tập trung ở Bắc
Mỹ và Châu Âu nhằm sản xuất phục vụ nhu cầu tại chỗ. Nhưng từ cuối những
năm 80 trở lại đây các công ty Nhật Bản đã điều chỉnh trong chính sách thị trường,
hướng tới tập trung vào khu vực Châu Á nhất là ASEAN và Trung Quốc. Cuối
thập kỷ 70 và đầu 80 FDI Nhật Bản vào Châu Á chủ yếu là thị trường ASEAN và
NICs 1986-1989 FDI vàohai khu vực này tăng mạnh. Sau năm 92 đầu tư vào nước
giảm do sự thay đổi lợi thế so sánh trong các ngành công nghiệp chế tạo cần nhiều
lao động trong khu vực này.
Tuy nhiên đầu tư vào Malaysia, Thái Lan, InđônêxiaTăng rất mạnh cho đến
tận năm 90 và chững lại năm 92. Sau đợt giảm vào năm 93 đầu tư Nhật Bản vào
ASEAN tăng lên là 4 tỷ USD vào năm 95, năm 97 FDI vào ASEAN tăng 87,1% so
với năm 96. Trong khu vực Châu Á FDI vào thị trường Trung Quốc có sự gia tăng
vào nữa đầu những năm 90 và đạt 4473 triệu USD vào năm 95. Sự gia tăng này
gắn liền với chi phí thấp và mối quan hệ Nhật –Trung ngày một cải thiện.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực ,đầu tư trực tiếp vào Châu Á giảm

mạnh năm 98 mức FDI vào Châu Á chỉ ngang bằng với FDI vào khu vực Mỹ
Latinh. Năm 99 dòng FDI tiếp tục rời khỏi thị trường Châu Á. Năm 2000 tổng
8
FDI vào Châu Á chỉ đạt 655,5 tỷ Yên chiếm 12,2% tổng số FDI của Nhật Bản ra
nước ngoài.
FDI của Nhật Bản vào khu vực Mỹ Latinh châu đại dương và vùng châu phi
Trung đông chiếm tỷ trọng không cao. Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ khu vực, dòng FDI của Nhật Bản đã có xu hướng chuyển dịch tới khu vực
này. Vì vậy tổng mức đầu tư vào khu vực mỹ Latinh và vùng Caribê đạt ngang
bằng với số vốn vào châu á trong các năm 98-99.
FDI của Nhật Bản phân theo vùng.
Tóm lại trong cơ cấu thị trường đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài trong thập
kỷ 90 đã có sự thay đổi, một mặt vẫn chú trọng đến thị trường truyền thống Mỹ và
EU, đã thấy có sự dich chuyển vốn sang tập trung vào châu á nhất là Đông Á.
Trong tương lai gần đây vẫn là một hướng ưu tiên. Đầu tư vào châu Á hiện nay
trước hết nhằm mở rộng thị trường, tận dụng chi phí thấp và tạo nên khách hàng
mới.
3. Tình hình đầu tư những năm gần đây
Đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản tăng tỷ lệ thuận so với dự trữ ngoại tệ của
nước này. Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản đã tăng mạnh từ tài
khóa 2004 và đến tài khóa 2008 đã tăng đến mức kỷ lục 11.930 tỷ Yên, vượt qua
con số 130 tỷ USD. Sau khi xảy ra “cú sốc Lehman” giữa tài khóa 2008, đầu tư ra
nước ngoài của Nhật Bản giảm mạnh.
Trong 2 năm tài khóa 2009-2010, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản
đã giảm xuống dưới mức 10.000 tỷ Yên, nhưng xu hướng đồng Yên tiếp tục tăng
giá đã giúp đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản tăng. Ở thời điểm đó, dự trữ ngoại
tệ của Nhật Bản cũng vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD.
Năm 2011, đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng của Nhật tăng gấp đôi lên 116 tỷ
USD sau hàng loạt những vụ mua lại và sáp nhập lớn, các cơ sở sản xuất lớn, cũng
như đại tu các thiết bị có sẵn. Mức đầu tư này gần đạt mức kỷ lục lập năm 2007.

9
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản tài khóa 2011(kết thúc ngày
31/3/2012) lần đầu tiên trong 3 năm qua đã vượt mức 10.000 tỷ Yên (khoảng 125
tỷUSD).
Ngoài đầu tư vào thị trường châu Á, đầu tư vào thị trường châu Âu cũng tăng.
Sau trận động đất, sóng thần ở vùng đông bắc Nhật Bản, cán cân thương mại của
nước này có xu hướng thâm hụt, các khoản thu từ đầu tư ra nước ngoài đã hỗ trợ
cho thu chi thông thường của Nhật Bản.
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào châu Á và châu Âu trong năm tài khóa vừa
kết thúc khá nổi bật. Tính theo khu vực, tổng vốn đầu tư trực tiếp vào châu Á là
3.120,9 tỷ Yên, tăng tới 64% so với tài khóa trước. Trong đó, đầu tư trực tiếp của
Nhật Bản vào các nước ASEAN tăng gần gấp đôi, lên 1.549,1 tỷ Yên.
Thành tựu đạt được:
• JETRO là một tổ chức chính phủ với hơn 70 văn phòng ở nước ngoài tại hơn
50 quốc gia trên toàn thế giới.
• JETRO đã thành công trong việc thu hút hơn 900 công ty nước ngoài đến
Nhật Bản trong khoảng thời gian tám năm. (2003-2010).
Dưới đây là bảng kết quả hoạt động của JETRO trong việc thu hút các công ty
nước ngoài đến đầu tư tại Nhật:
10
( Nguồn: jetro.go.jp/en/reports/statistics)
Nhật Bản hỗ trợ ODA cho các nước đang phát triển
Chính phủ Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế (JICA) cấp các
khoản tín dụng khẩn cấp bằng đồng yên để hỗ trợ người nghèo ở các nước đang
phát triển đối phó với những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
JICA phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và chính phủ các nước
đang phát triển bị tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu thực hiện kế hoạch
cung cấp vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) khẩn cấp.
Các chương trình được ưu tiên cấp vốn vay gồm phòng chống suy dinh dưỡng
ở trẻ em, đào tạo giáo viên, cải thiện hệ thống y tế. Ngoài ra, việc thúc đẩy cải

cách tài chính cũng được chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chương
trình trên.
11
Nước đầu tiên được hưởng lợi từ nguồn vốn này là Mông Cổ. JICA và Mông
Cổ ngày 30/6/2009 đã ký thỏa thuận về việc JICA cung cấp khoản tín dụng gần 3
tỷ yên.
4. Tình hình đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam
Quan hệ Nhật Bản–Việt Nam hay Việt-Nhật quan hệ bắt đầu từ cuối thế kỷ 16
khi các nhà buôn Nhật đến Việt Nam buôn bán. Việt Nam chính thức lập quan hệ
ngoại giao với Nhật Bản vào ngày 21 tháng 9

năm 1973

. Năm 1992

, Nhật Bản
quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam

. Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản phát
triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và
đi vào chiều sâu.
Đến tháng 11/2003 có 354 dự án với số vốn đăng ký 4,47 tỷ $. Trong số 62
nước vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật đứng thứ 3
sau Singapore và Đài Loan về số vốn đăng ký nhưng đứng đầu về kim ngạch đầu
tư đã đi vào thực hiện (3,7 tỷ $). 11 tháng đầu năm 2003, Nhật đứng thứ 5 trong số
các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn 78 triệu USD, giảm
35% so với cùng kỳ năm 2002. Hai nước đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo
hộ đầu tư tháng 11/2003. Tháng 12/03 hai bên đã thoả thuận Sáng kiến chung
nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam. Đến cuối tháng 11/2011, các
doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào 1.623 dự án FDI ở Việt Nam, trong đó có

1.007 dự án tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo, với tổng số
vốn đăng ký lên tới gần 22,4 tỷ USD, đứng thứ tư trong số các quốc gia và vùng
lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng số vốn đăng ký đầu tư vào các ngành công
nghiệp chế biến và chế tạo lên tới hơn 19,3, chiếm 86%.
Hiện nay Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với
tổng vốn đăng ký đến nay đạt gần 30 tỷ USD, chiếm khoảng 13,5% tổng vốn FDI
vào Việt Nam.
12
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài/Gafin
Riêng năm 2012, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam số vốn
cấp mới và tăng thêm đạt hơn 5 tỷ USD - chiếm gần 40% tổng vốn FDI vào Việt
Nam 2012, tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê/Gafin
*Số liệu từ 2003 - 2006 và 2009, 2010 từ Jetro
13
Vốn đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam trải trên nhiều lĩnh vực
như tài chính ngân hàng, xây dựng cơ sở hạ tầng và đặc biệt là công nghiệp chế
biến chế tạo - lĩnh vực đang được Việt Nam khuyến khích.
Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính đến trung tuần tháng 11/2012, trong số
khoảng 1.700 dự án của doanh nghiệp Nhật Bản có khoảng 990 dự án thuộc lĩnh
vực công nghiệp chế biến chế tạo, với tổng vốn đầu tư khoảng 23,3 tỷ USD, chiếm
81% tổng vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam.
Hàng loạt các tập đoàn, công ty lớn của Nhật Bản đã xây dựng nhà máy ở Việt
Nam như Toyota, Honda, Panasonic, Canon, tập đoàn sản xuất cao su và lốp xe lớn
nhất thế giới Bridgestone, tập đoàn sản xuất vật liệu xây dựng lớn nhất của Nhật
Bản Lixil
Tính đến nay, Nhật Bản cũng là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam.
Trong năm tài khóa 2013, Nhật Bản tiếp tục cam kết tài trợ ODA cho Việt Nam
khoảng 2,6 tỷ USD.
14

Về lợi nhuận kinh doanh, có 60,2% số doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam trả lời
là có lãi.
Nhật Bản hỗ trợ phát triển hạ tầng tại Việt Nam
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tích cực hỗ trợ Việt Nam cải thiện
cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, cải cách thể chế thông qua hỗ trợ kinh phí
và hợp tác kỹ thuật.
Tại miền Trung, Đà Nẵng là địa phương được hưởng lợi từ nhiều dự án mà chương
trình hợp tác này mang lại, thậm chí nhiều dự án có ý nghĩa đột phá về cơ sở hạ
tầng, góp phần làm nên diện mạo một thành phố được đánh giá là năng động, hiện
đại phát triển bậc nhất khu vực miền Trung và cả nước.
Kể từ khi hầm đường bộ Hải Vân đưa vào sử dụng vào năm 2006, không chỉ thời
gian qua đèo từ cả giờ đồng hồ xuống không đầy 20 phút mà tính mạng và của cải
của người dân được bảo đảm. Để có đường hầm hiện đại bậc nhất Đông Nam Á,
không thể không nhắc đến Chính phủ Nhật Bản trong việc hỗ trợ vốn vay từ nguồn
ODA với tổng giá trị lên đến gần 187 triệu USD.
Các công ty Nhật Bản đã đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng 3 khu công
nghiệp lớn: Công ty Nomura đầu tư xây dựng khu công nghiệp rộng 153ha tại Hải
Phòng với số vốn đầu tư 163 triệu USD. Công ty Nissho Iwai đầu tư 41 triệu USD
xây dựng khu công nghiệp rộng 100ha tại Đồng Nai. Công ty Sumitomo đầu tư 53
triệu USD xây dựng khu công nghiệp Thăng Long rộng 128ha.
Hiện Nhật Bản đang dẫn đầu các quốc gia viện trợ ODA cho Chính phủ Việt
Nam.
15
Nhiều năm qua các bộ, ngành, địa phương đã sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn này
cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể như Cảng Tiên Sa, từ một cảng tổng
hợp, hàng rời sau khi được đầu tư bằng nguồn vốn ODA lên đến 10,6 tỷ yên đã trở
thành cảng chuyên dụng, công suất tăng gấp 3,4 lần trước đó, là điểm đến quan
trọng trong tuyến hàng hải quốc tế.
Với khoảng 1800 dự án, tổng số vốn 29 tỷ USD, Nhật Bản là nhà đầu tư nước
ngoài lớn nhất Việt Nam hiện nay. Năm 2013 là năm kỷ niệm tròn 40 năm hai nước

Việt Nam - Nhật Bản đặt quan hệ ngoại giao. Việc nhìn nhận, đánh giá hiệu quả
các chương trình hợp tác có ý nghĩa đặc biệt, làm sâu sắc thêm mối quan hệ giũa
Chính phủ và dân tộc hai nước trong bối cảnh nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược.
IV. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam về việc thu hút FDI từ Nhật Bản
1. Hoàn thiện pháp luật và chính sách.
Chính phủ Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật
liên quan đến thu hút FDI nói riêng như luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật thuế,
luật xuất nhập khẩu trên cơ sở bổ sung, hoàn thiện thể chế pháp luật theo hướng rõ
ràng, đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế ở các nước tiếp nhận đầu tư là hết
sức cần thiết.
Chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư cần tiếp tục thực hiện rõ ràng, dễ
hiểu giám sát với thực tế. Ngoài ra, việc thực thi các điều kiện ưu đãi cần đơn
giản, dễ dàng nhất quán. Đối với các nhà đầu tư Nhật Bản, chính sách ưu đãi đầu
tư cần phải kết hợp khai thác thế mạnh của nhà đầu tư Nhật Bản, với năng lực đáp
ứng các yếu tố đầu vào của địa phương thì sẽ nâng caoo hơn khả năng thu hút đầu
tư. Ngoài ra, các văn bản pháp lý về đầu tư cần được dịch chuẩn bằng tiếng Nhật
để họ có thể hiểu trực tiếp, đồng thời rút ngắn quá trình ra quyết định đầu tư.
16
Nâng cao hơn nữa năng lực của đội ngũ cán bộ làm luật đảm bảo sự thống
nhất trong các văn bản hành chính.
Cần xây dựng lòng tin đối với doanh nghiệp về tính ổn định của chính
sách.Đối với nhà đầu tư Nhật Bản sự ổn định chính sách và môi trường đầu tư là
điều họ rất mong đợi, để trên cơ sở hoạch định chiến lược phát triển bền vững.
Cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan nghiên cứu cũng như doanh nghiệp để
tham vấn những nghiên cứu và ý kiến của họ trên cơ sở đưa ra những chính sách
phù hợp từng thời kỳ, từng quốc gia đối tác đầu tư. Theo ý kiến chuyên gia Nhật
Bản, Việt Nam cần nhanh chóng đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp có
lợi thế so sánh.
2. Nâng cao năng lực điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Nâng cao năng lực quản lý và điều tiết thị trường của Chính phủ. Trên cơ sở

kết quả thực nghiệp, để tiếp tục thu hút và giữ chân các nhà đầu tư Nhật Bản, đặc
biệt là các công ty đa quốc gia, cần nâng cao năng lực và thiết lập thể chế phối
hợp của các cơ quan quản lý chuyên ngành nhằm tạo dựng một môi trường kinh
doanh ổn định trên các thị trường chính yếu như thị trường bất động sản, thị
trường vàng, thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, và các thị trường trên
nhiều lĩnh vực
3. Xúc tiến và quản ký nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thiết chế hóa bộ máy xúc tiến và quản lý dòng vốn đầu tư từ trung ương đến
địa phương.
17
Thiết lập cơ chế đối thoại giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các nhà đầu
tư nước ngoài. Cần có quy định thống nhất về cách thức tổ chức đoàn thanh tra,
kiểm tra đánh giá hiệu quả đầu tư để tránh gây tốn kém cho nhà đầu tư.
Xây dựng chiến lực thu hút đầu tư trong điểm;thu hút đầu tư gắn liền với quy
hoạch phát triển quốc gia, vùng và địa phương; gắn với quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực: tập trung nghiên cứu xúc tiến đầu tư đối với TNC, các đối tác lớn
quan trọng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia thành viên EU. Để
làm được điều này, cần tổ chức “mạng lưới” nghiên cứu chiến lược và kế hoạch
đầu tư mở rộng thị trường của các nước MNE. Từ đó đề ra những quyết sách đúng
đắn trong công tác kêu gọi và vận động dòng vốn đầu tư.
Chính phủ cần có biện pháp để khắc phục sự bất bình đẳng trong cơ chế đầu tư
của Nhật Bản theo vùng, miền.
4. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của cac cấp lãnh đạo chính quyền và doanh
nghiệp về vai trò quan trọng của ngành CNHT trong sự nghiệp CNH, HĐH.
Thứ hai, tạo ra một khuông khổ pháp lý phù hợp, khuyến khích ĐTNN vào
ngành CNHT
Thứ ba, nâng cao năng lực hấp thu công nghệ và phát triển thị trường của các
ngành CNHT. Nhà nước cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp hình thành mạng
lưới liên kết để chuyên môn hóa sản xuất.

B. CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ CỦA NHẬT BẢN
I. Mô hình chính sách:
18
Các hoạt động đổi mới KH&CN ở Nhật đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Hoa
Kỳ về mức độ phát triển KH&CN.
Ngày 2 tháng 7 năm 1996 Nhật Bản đã thông qua kế hoạch tổng thể về
KH&CN trong những năm 1996 - 2010. Những hướng được ưu tiên chính trong
đó là:
• Thực hiện công tác nghiên cứu và cải tiến trong khuôn khổ hệ thống KH&CN;
• Phát triển và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng của KH&CN;
• Khuyến khích các hình thức CPTC khác nhau;
• Tăng số lượng các công trình nghiên cứu trong các trường đại học tư nhân, các
khu vực doanh nghiệp;
• Khuyến khích hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN;
• Thúc đẩy sự phát triển KH&CN trong các vùng khác nhau của đất nước;
• Tạo điều kiện nhằm quan tâm tới KH&CN.
Hiện nay, chính sách đổi mới của Nhật Bản được hình thành và thực hiện phù
hợp với kế hoạch tài chính Nhà nước cho KH&CN vào giai đoạn năm 2001 -
2015, trong đó bao gồm:
• Tăng cường CPTC quốc gia cho đổi mới KH&CN;
• Phấn đấu 30 người nhận giải thưởng Nobel trong vòng 50 năm;
• Tăng khả năng hỗ trợ cho các nhà khoa học trẻ;
• Hỗ trợ KH&CN về chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin, bảo vệ môi trường,
công nghệ nano;
• Nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghệ công nghiệp thông qua sự hợp tác
của các tập đoàn, các chính phủ và Viện Hàn lâm;
• Cải tổ hệ thống giáo dục trong lĩnh vực KH&CN.
II. Nội dung của chính sách
1. Mục tiêu của chính sách:
19

Khái niệm sáng tạo tri thức cho nhân loại: Hiện thực hoá sự đóng góp của
quốc gia cho thế giới với sự sáng tạo và sử dụng tri thức khoa học.
 Mục tiêu 1

: Tăng mạnh về lượng trong tri thức, khám phá và sáng tạo -tức là tích
luỹ và tạo ra các tri thức đa dạng nhằm đảm bảo một tương lai tươi sáng. Cụ thể
là:
• Khám phá và làm sáng tỏ các nguyên lý và hiện tượng mới
• Sáng tạo tri thức để làm cơ sở cho sự đổi mới kỹ thuật không ngừng
 Mục tiêu 2

: Các đột phá trong lĩnh vực KH&CN tiên tiến - những nỗ lực
để đưa những ước mơ của con người trở thành sự thật.
• Hỗ trợ KH&CN bằng cách thực hiện những dự án tiên tiến nhất thế giới.
Khái niệm tối đa hoá tiềm năng quốc gia: Nhằm tạo nên một quốc gia có năng
lực cạnh tranh, đạt được sự tăng trưởng bền vững.
 Mục tiêu 3

: Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường - nhằm đạt được sự tăng
trưởng kinh tế bền vững dựa trên cơ sở bảo vệ môi trường.
• Khắc phục các vấn đề năng lượng và nóng lên toàn cầu
• Thực hiện một xã hội hoà hợp môi trường và định hướng tái chế.
 Mục tiêu 4:

Một đất nước Nhật Bản đổi mới – duy trì một nền kinh tế vững mạnh
với các ngành công nghiệp đổi mới không ngừng
• Thực hiện một xã hội kết nối Internet ở khắp mọi nơi, thu hút sự quan tâm toàn
cầu
• Trở thành một quốc gia chế tạo công nghiệp hàng đầu thế giới
• Củng cố khả năng cạnh tranh công nghiệp để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh

KH&CN toàn cầu.
Khái niệm chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ an ninh quốc gia - trở thành một
quốc gia đảm bảo an toàn và chất lượng cuộc sống.
 Mục tiêu 5

: Chăm sóc sức khoẻ suốt đời cho tất cả mọi người dân – đưa Nhật Bản
trở thành một nước với mọi người dân từ trẻ đến già đều khoẻ mạnh.
20
• Ngăn chặn các bệnh tật ảnh hưởng đến công chúng
• Thực hiện một xã hội trong đó mọi người dân đều khoẻ mạnh.
 Mục tiêu 6:

Một đất nước an toàn nhất thế giới – đưa Nhật Bản trở thành một
quốc gia an toàn nhất thế giới
• An ninh quốc gia, an toàn xã hội
• Đảm bảo an toàn trong cuộc sống
2. Biện pháp thực hiện
Năm 1995, Chính phủ Nhật Bản đã công bố Luật Cơ bản về KH&CN. Đây
được coi là một văn kiện pháp lý để Nhà nước theo đuổi mục tiêu đưa đất. Định
hướng phát triển KH&CN Nhật Bản. Biên soạn: Trung tâm Xử lý và Phân tích.
Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia nước trở thành một "Quốc gia dựa
vào sáng tạo KH&CN", theo đó Nhà nước phải có trách nhiệm đầu tư nhiều và dài
hạn hơn nữa cho KH&CN.
Bộ Luật này nêu rõ: Nhà nước "có trách nhiệm xây dựng và thực hiện hệ
thống chính sách thúc đẩy KH&CN". Luật nhấn mạnh sự liên kết giữa phòng thí
nghiệm quốc gia, trường đại học và khu vực kinh tế tư nhân; sự cân bằng giữa
nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai, trách nhiệm đào tạo các
nhà nghiên cứu. Quyền tự chủ của nhà nghiên cứu hay những hoạt động nghiên
cứu đặc thù trong các trường đại học cũng được bộ Luật bảo vệ.
Luật Cơ bản quy định rằng Hội đồng KH&CN (do Thủ tướng làm Chủ tịch) sẽ

xây dựng Kế hoạch Cơ bản về KH&CN. Kế hoạch cơ bản đưa ra các chính sách
chung thúc đẩy NC&PT cơ bản và NC&PT ứng dụng, bao gồm cả phát triển công
nghệ; chính sách cải thiện điều kiện, môi trường nghiên cứu. Từ năm 1996 đến
nay Nhật Bản đã có 3 Kế hoạch Cơ bản về KH&CN: Kế hoạchthứ Nhất (1996-
2000), Kế hoạch thứ Hai (2001-2005), Kế hoạch thứ Ba (2006-2010). Kế hoạch cơ
bản thứ Tư (2011-2015) đang được Hội đồng KH&CN xây dựng.
21
Kế hoạch Cơ bản về KH&CN lần thứ Nhất (1996-2000) kêu gọi Chính phủ
đầu tư 17 nghìn tỷ Yên vào NC&PT và khoản tiền đầu tư trên thực tế đã vượt quá
con số này mặc dù tình hình kinh tế khó khăn. Thực hiện các hệ thống NC&PT
mới, chủ yếu phục vụ các nhà nghiên cứu ở trường đại học, là mục tiêu chính của
Kế hoạch. Kết quả của Kế hoạch không như mong đợi: môi trường nghiên cứu và
triển khai không được cải thiện rõ rệt; mối liên hệ giữa“khoa học” và “hoạt động
nghiên cứu” không gắn chặt thêm. Nói cách khác, sự “tác động xã hội” ở đây đã
thiếu hiệu quả.
Kế hoạch Cơ bản về KH&CN lần thứ Hai (2001-2005), bắt đầu từ tháng
4/2001 đến tháng 3/2006, xác định 3 nguyên tắc cơ bản và 4 lĩnh vực ưu tiên. Các
nguyên tắc cơ bản là sáng tạo tri thức mới; tạo nền kinh tế mạnh mẽ dựa trên tri
thức; và tạo một xã hội thịnh vượng nhờ tri thức. Các nguyên tắc này chỉ ra viễn
cảnh đất nước Nhật Bản trong tương lai như là một quốc gia có đóng góp lớn cho
nhân loại thông qua sáng tạo và sử dụng tri thức khoa học, duy trì tính cạnh tranh
quốc tế và năng lực phát triển bền vững, đồng thời giúp người dân có được cuộc
sống hoà bình, an toàn và chất lượng cao. Kế hoạch Cơ bản lần thứ Hai nhấn
mạnh tầm quan trọng của ưu tiêu chiến lược trong KH&CN, kêu gọi Chính phủ
tăng cường đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và 4 lĩnh vực ưu tiên: khoa học sự sống;
NCTT-TT; khoa học môi trường; công nghệ nano và khoa học vật liệu. Ngoài 4
lĩnh vực ưu tiên này, còn có 4 lĩnh vực khác cũng được chú trọng là: năng lượng;
công nghệ chế tạo; hạ tầng; không gian và biển. Cải cách hệ thống KH&CN cũng
là một chính sách then chốt trong Kế hoạch này, tăng các quỹ đầu tư nghiên cứu
từ 300 tỷ Yên lên 600 tỷ Yên đồng thời tăng cường sự hợp tác giữa ngành công

nghiệp – Định hướng phát triển KH&CN Nhật Bản. Biên soạn: Trung tâm Xử lý
và Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia nghiên cứu hàn lâm-
22
Chính phủ. Mục tiêu tổng đầu tư đối với Chính phủ là 24 nghìn tỷ Yên, đạt mức
1% của GDP, nhưng thực tế đạt 21,1 nghìn tỷ Yên.
Ngoài ra, kế hoạch 5 năm lần thứ hai đặt mục tiêu là Nhật Bản đoạt 30 giải
thưởng Nobel về khoa học trong vòng 50 năm.Trong Kế hoạch cơ bản về KH&CN
lần thứ ba (2006-2010), chính phủ dự kiến chi 25 nghìn tỷ yên cho KH&CN của
đất nước nhằm xây dựng một "quốc gia vững mạnh về KH&CN". Trong nhiều
năm, khẩu hiệu chính đối với chính sách KH&CN của Nhật Bản là: "Đuổi kịp và
vượt". Mục tiêu đặt ra là chiếm lĩnh một vị trí nổi bật trong nhóm các quốc gia
tiên tiến về công nghệ.Trong giai đoạn kế hoạch lần này, Nhật Bản đã ở vào vị trí
đóng vai trò như một nhà đổi mới, chứ không còn là người làm theo nữa, trong
một loạt các lĩnh vực khác nhau. Điều đó sẽ đòi hỏi sự thúc đẩy đầu tư trong các
lĩnh vực là thế mạnh của Nhật Bản và làm giảm số lượng các lĩnh vực còn yếu
kém. Vấn đề khó khăn đặt ra là làm thế nào để xác định được các lĩnh vực ưu tiên
một cách đúng đắn.Với hy vọng rằng nguồn kinh phí được đầu tư một cách sáng
suốt, sử dụng tốt nhất nguồn năng lực khoa học và cải thiện được chất lượng
nghiên cứu và pháttriển.
Định hướng phát triển KH&CN Nhật Bản giai đoạn 2006-2010 Trong giai
đoạn này, 4 lĩnh vực ưu tiên hàng đầu vẫn là: Khoa học sự sống; NCTT-TT; khoa
học môi trường; công nghệ nano và khoa học vật liệu. Mỗi lĩnh vực trên bao gồm
nhiều chủ đề nghiên cứu.
(1)Khoa học sự sống
Các chủ đề nghiên cứu chính gồm: Nghiên cứu lâm sàng nhằm cải thiện môi
trường nghiên cứu lâm sàng và chăm sóc y tế tốt nhất cho người dân vào năm
2015; Điều trị ung thư theo cách mới, hình thành các hệ thống phát triển nghiên
cứu cơ bản về ung thư hướng tới điều trị lâm sàng vào năm 2010; các loại bệnh tật
23
mới xuất hiện hoặc tái xuất hiện như cúm gà, mục tiêu là thiết lập các phương

pháp chẩn đoán và phòng ngừa vào năm 2010; Sản xuất và cung cấp thực phẩm an
toàn, mục tiêu là tới năm 2010 phát triển công nghệ sản xuất chi phí thấp có sử
dụng các robot và công nghệ thông tin.
(2)NCTT-TT
Các chủ đề nghiên cứu gồm: Thế hệ siêu máy tính kế tiếp, mục tiêu là bắt đầu
vận hành loại máy tính nhanh nhất thế giới vào năm 2010; các máy bán dẫn tiêu
thụ ít năng lượng và siêu nhỏ hoá, mục tiêu là tạo được các thiết bị hoạt động
nhanh và tiêu thụ ít năng lượng với các máy bán dẫn cỡ 45nm vào năm 2010; Các
thiết bị lưu trữ truy xuất nhanh, mục tiêu là tạo ra các thiết bị thế hệ mới tính năng
cao trong thực hiện các lệnh và hiển thị nhanh vào năm Định hướng phát triển
KH&CN Nhật Bản. Biên soạn: Trung tâm Xử lý và Phân tích Thông tin, Cục
Thông tin KH&CN Quốc gia 2010; Công nghệ an ninh, tạo ra các công nghệ có
thể phát hiện và vô hiệu hoá sự tấn công của tin tặc vào năm 2010.
(3) Khoa học môi trường
Các chủ đề nghiên cứu là: Quan sát CO2 bằng vệ tinh, kiểm soát hang tuần
hoặc hàng ngày sự thay đổi CO2 trên toàn cầu vào năm 2010; Dự báo thay đổi khí
hậu bằng cách sử dụng các siêu máy tính, mục tiêu là phát triển một mô hình khí
hậu vùng với độ phân giải ngang 4 km vào năm 2010; Sử dụng sinh khối, mục tiêu
là đạt được 70% sản lượng ethanol từ sinh khối gỗ vào năm 2010; Nắm bắt được
những nguy cơ về các chất hoá học, thiết lập chiến lược về kim loại chống độc vào
năm 2010.
24
4)Công nghệ nano và khoa học vật liệu
Các chủ đề nghiên cứu là: các vật liệu giúp làm giảm chi phí sản xuất năng
lượng sạch, mục tiêu là phát triển các phương tiện vận tải chạy bằng pin năng
lượng với phạm vi hoạt động 400 km vào năm 2010; các vật liệu giúp giải quyết
được vấn đề về cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, mục tiêu là phát triển các
công nghệ thay thế vào năm 2015; Chẩn đoán siêu sớm và chăm sóc hiệu quả,
mục tiêu là phát triển công nghệ chẩn đoán ung thư vào năm 2011;Tia laze
electron, tia X, mục tiêu là thực hiện đo đạc và phân tích bằng laze với bước sóng

ngắn nhất thế giới vào năm 2011.
Ngoài 4 lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trên, còn có 4 lĩnh vực khác cũng được đặt
ở mức ưu tiên thứ hai là: năng lượng; công nghệ chế tạo; cơ sở hạ tầng xã hội;
ranh giới không gian và biển (frontier). Lĩnh vực ưu tiên chiến lược trong
KH&CN của Nhật Bản Thúc đẩy nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu cơ bản mang lại
sự uyên thâm và đổi mới đa dạng sẽ được thúc đẩy một cách kiên định với một
khoản đầu tư chắc chắn. Nghiên cứu cơ bản gồm hai dạng: thứ nhất là dạng nghiên
cứu được tiến hành dựa trên các ý tưởng tự do của các nhà nghiên cứu trong lĩnh
vực KH&CN, bao gồm cả lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; thứ hai là dạng
nghiên cứu nhằm vào các ứng dụng tương lai dựa trên cơ sở các chính sách.
Chúng sẽ được thúc đẩy tuân theo tầm quan trọng tương ứng của chúng.Nghiên
cứu cơ bản dạng thứ nhất sẽ thúc đẩy một loạt các hoạt động nghiên cứu từ những
giai đoạn rất sớm để theo đuổi kiến thức phổ biến nhìn từ góc độ dài hạn, nhằm
vào việc tích luỹ các thành tựu trí tuệ để không ngừng tạo ra tri thức mới.Trong
khi đó nghiên cứu cơ bản dạng thứ hai được coi là một bộ phận NC&PT nghiên
cứu về các đề tài định hướng chính sách, nhằm mục tiêu tạo ra Định hướng phát
triển KH&CN Nhật Bản. Biên soạn: Trung tâm Xử lý và Phân tích Thông tin, Cục
Thông tin KH&CN Quốc gia tri thức, nguồn lực đổi mới không ngừng có thể cải
25

×