Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Quan hệ kinh tế HOA kỳ ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.01 KB, 33 trang )

Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế
********
BÀI TẬP NHÓM
Môn: Kinh tế các nước ASEAN
Thành viên nhóm:
1, Hoàng Thị Thu Huyền
2, Nguyễn Thị Thu Huyền
3, Nguyễn Thị Phương Thảo
4, Nguyễn Thị Thanh
5, Nguyễn Tường Vi
Hà Nội, tháng 3 năm 2013
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 1
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
Mục lục
Nội dung Trang
I, TỔNG QUAN VỀ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
II, SƠ LƯỢC MỐI QUAN HỆ ASEAN – HOA KỲ
1, Tổng quát
2, Chiến lược của Hoa Kỳ trong quan hệ với ASEAN
III, QUAN HỆ ASEAN – HOA KỲ
1, Quan hệ thương mại Hoa Kỳ -ASEAN
2, Quan hệ đầu tư Hoa Kỳ - ASEAN
IV, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ HOA KỲ -
ASEAN
V, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN MỐI
QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ
1/ Các giải pháp từ phía nhà nước
2/ Các giải pháp từ phía doanh nghiệp
2


7
7
8
11
11
23
30
32
32
35
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 2
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
I, TỔNG QUAN VỀ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
Thủ đô
Thành phố lớn nhất
Ngôn ngữ quốc gia
Tổng thống
Tuyên bố độc lập
Diện tích
Dân số (2010)
GDP bình quân
Múi giờ
Tên miền Internet
Mã số điện thoại
Quốc ca
Washington, D.C.
Thành phố New York
Tiếng Anh
Barack Obama
4 tháng 7 năm 1776

9,826,630 km²
308.586.000 người
47.025 USD/người
UTC-4 đến -10
.us .gov .mil .edu
1
The Star-Spangled Banner


Ranh giới và vị trí nước Mỹ
Tên đầy đủ của quốc gia này được dùng chính thức trong Tuyên ngôn Độc
lập như sau "Tuyên ngôn nhất trí đồng thuận của 13 tiểu bang Hợp chúng quốc
Hoa Kỳ" được "Các đại biểu của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ" chấp thuận ngày 4
tháng 7 năm 1776. Tên Columbia cũng có một thời là tên thông dụng để chỉ
châu Mỹ và Hoa Kỳ. Nó được lấy ra từ tên của Christopher Columbus, người
khám phá ra châu Mỹ và tên này xuất hiện trong tên District of
Columbia (Washington D.C).
1. Địa lí
Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại tây dương, phía tây là Bắc
Thái bình dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với
Mêhicô. Hoa Kỳ là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba trên thế giới. Hoa Kỳ
gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu
nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nửa khô hạn
trong Đại Bình nguyên, khí hậu hoang mạc ở Tây nam, khí hậu Địa Trung Hải ở
duyên hải California, và khô hạn ở Đại Bồn địa. các tiểu bang giáp ranh Vịnh
Mexico thường bị đe dọa bởi bão và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy ra trong
Hoa Kỳ Lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây.
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 3
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
2. Chính phủ và chính trị

Tòa Quốc Hội Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Chính phủ luôn bị
chỉnh lý bởi một hệ thống kiểm tra và cân bằng do Hiến pháp Hoa Kỳ định
nghĩa. Hiến pháp Hoa Kỳ là tài liệu pháp lý tối cao của quốc gia và đóng vai trò
như một bản khế ước xã hội đối với nhân dân Hoa Kỳ. Trong hệ thống liên bang
của Hoa Kỳ, công dân Hoa Kỳ có ba cấp bậc chính quyền, đó là liên bang, tiểu
bang, và địa phương.
3. Kinh tế
Phố Wall là nơi có Sở Giao
dịch
Chứng khoán New York (NYSE)
Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa. Theo Quỹ Tiền tệ
Quốc tế, tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ hơn 13 ngàn tỉ đô la chiếm 20 phần
trăm tổng sản phẩm thế giới. Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là
nước xuất cảng đứng hạng nhì. Canada, Trung Hoa, Mexico, Nhật Bản, và Đức
là các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ. Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc
điện, trong khi xe hơi chiếm vị trí hàng đầu về nhập cảng. Hoạt động kinh tế của
chính phủ chiếm 12,4% tổng sản phẩm nội địa. Nền kinh tế là hậu công nghiệp,
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 4
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
với khía cạnh dịch vụ đóng góp khoảng trên 75% tổng sản phẩm nội địa. Ngành
thương nghiệp dẫn đầu, tính theo tổng doanh thu là buôn bán sĩ và lẽ; theo lợi
tức khấu trừ là tài chánh và bảo hiểm.
Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường công nghiệp với các sản phẩm hóa học dẫn
đầu ngành sản xuất. Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu lớn hạng ba trên thế giới và
nước tiêu thụ dầu đứng hạng nhất. Đây là nước sản xuất năng lượng điện và hạt
nhân số một của thế giới cũng như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, nhôm, sulfur,
phosphat, và muối. Nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP nhưng chiếm 60% sản xuất
nông nghiệp của thế giới. Hoa Kỳ xếp hạng ba trong danh sách chỉ số thuận lợi
làm ăn của Ngân hàng Thế giới. So với châu Âu, tài sản của Hoa Kỳ và thuế lợi

tức thu được từ các tập đoàn thông thường cao hơn trong khi thuế tiêu thụ và
nhân lực thấp hơn. Sở Giao dịch Chứng khoán New York lớn nhất thế giới theo
giá trị đô la.
4. Khoa học và kỹ thuật
Phi hành gia Buzz Aldrin của
Mỹ
trên mặt trăng năm 1969
Hoa Kỳ đã và đang dẫn đầu trong việc sáng tạo kỹ thuật và nghiên cứu khoa
học từ cuối thế kỷ 19. Phần lớn quỹ nghiên cứu và phát triển với khoảng 64
phần trăm đến từ phía tư nhân. Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới trong các tài liệu
nghiên cứu khoa học và yếu tố tác động.
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 5
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN

Một nhà thờ trong Vành đai Thánh kinh
phần lớn có người theo đạo Tin lành
5. Dân số và Tôn giáo
Dân số 21% ở độ tuổi 0 -14, 66,4% ở độ tuổi 15 - 64 và 12,6% ở độ tuổi trên 65.
Tốc độ tăng dân số năm trung bình 0,89%.
Tuổi thọ: Trung bình 77,4 năm.
Tỷ lệ biết chữ: 97% (tính từ 15 tuổi trở lên)
Sắc tộc: Người da trắng 77,1%, người da đen 12,9%, người Châu á 4,2%, còn
lại là thổ dân và các dân tộc khác. Khoảng 30% dân số Hoa Kỳ là người nhập
cư. Hiện nay, hàng năm Hoa Kỳ có khoảng 1 triệu người nhập cư.
Khoảng 76,7% người Mỹ trưởng thành tự nhận mình là người theo Kitô
giáo. Các giáo phái Tin Lành chiếm 52% trong khi Công giáo La Mã từng là
giáo phái riêng biệt lớn nhất chiếm 24,5%. Các tôn giáo không phải Kitô giáo là
Do Thái giáo (1,4%), Hồi giáo (0,5%), Phật giáo (0,5%), Ấn Độ giáo (0,4%), và
Nhất thể Phổ độ (Unitarian Universalism; 0,3%). 16,1% dân số tự nhận mình là
người theo thuyết bất khả tri, chủ nghĩa vô thần, hoặc đơn giản không có tôn

giáo.
II, SƠ LƯỢC MỐI QUAN HỆ ASEAN – HOA KỲ
1, Tổng quát:
Quan hệ đối thoại ASEAN-Mỹ chính thức bắt đầu từ 1977. Từ năm 2009,
hai bên đã lập thêm cơ chế họp Ủy ban Hợp tác chung (cấp Tổng Vụ trưởng).
Hàng năm Ngoại trưởng Mỹ tham dự các cuộc họp PMC/ARF. Các Nhà Lãnh
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 6
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
đạo ASEAN và Mỹ đã họp Cấp cao đầu tiên tại Xinh-ga-po vào ngày
15/11/2009.
Quan hệ đối thoại ASEAN-Mỹ hiện đang tiến triển tích cực. Ngày
17/11/2005, Lãnh đạo Cấp cao các nước ASEAN và Mỹ đã thông qua Tuyên bố
Tầm nhìn chung về Quan hệ đối tác tăng cường với nội dung khá toàn diện và
tích cực, nhằm tạo khuôn khổ cho quan hệ đối tác lâu dài giữa ASEAN và Mỹ;
đồng thời cũng thông qua Kế hoạch Hành động với nhiều biện pháp cụ thể để
triển khai Tuyên bố. Hai bên cũng ký kết nhiều thoả thuận hợp tác quan trọng
như Tuyên bố chung về hợp tác chống khủng bố quốc tế, Thoả thuận khung về
Thương mại và Đầu tư (TIFA)
Mỹ cũng chủ động đề xuất Sáng kiến vì sự Năng động ASEAN (EAI) về
kinh tế - thương mại và Kế hoạch Hợp tác ASEAN (ACP) về hợp tác phát triển.
Hai bên cũng đang xây dựng Chương trình Hỗ trợ và Đào tạo Kỹ thuật ASEAN-
Mỹ giai đoạn 2 (TATF) trị giá 20 triệu USD để hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng
đồng vào năm 2015; triển khai các hoạt động hợp tác trong Chương trình Viễn
cảnh Phát triển ASEAN (ADVANCE) trị giá 150 triệu USD nhằm hỗ trợ các
chương trình khu vực và song phương của ASEAN cũng như hỗ trợ nỗ lực liên
kết kinh tế và xây dựng cộng đồng của ASEAN. Hai bên đang tiếp tục đàm phán
hoàn tất Hiệp định Hợp tác Khoa học và Công nghệ ASEAN-Mỹ.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác, Mỹ đã điều chỉnh 8 lĩnh vực ưu
tiên hợp tác phù hợp với tiến trình xây dựng Cộng đồng của ASEAN; các lĩnh
vực ưu tiên gồm: chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia; xây dựng năng lực;

kinh tế và tài chính; khoa học kỹ thật, quản lý thiên tai, môi trường và giáo dục.
Chính quyền mới của Tổng thống Obama có một số động thái, quan tâm
hơn đến ASEAN và khu vực Đông Á; Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã thăm
4 nước châu Á, trong đó có In-đô-nê-xi-a và Ban thư ký ASEAN; tham gia Hiệp
ước TAC và họp Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ-4 nước Mê công (CLTV) lần đầu
tiên nhân dịp họp PMC/ARF-16 tháng 7/2009 tại Thái Lan. Mỹ cũng cam kết
lập Phái đoàn Thường trực của Mỹ tại ASEAN cũng như xem xét khả năng họp
Cấp cao kỷ niệm ASEAN-Mỹ và duy trì tập quán gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ
và Lãnh đạo 7 nước Đông Nam Á là thành viên APEC bên lề Cấp cao APEC
hàng năm.
2, Chiến lược của Hoa Kỳ trong quan hệ với ASEAN:
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 7
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
Chính sách châu Á của Mỹ luôn đặt trọng tâm vào Đông Bắc Á và Bắc
Triều Tiên. Nhưng theo Ernest Bower, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu
Chiến lược Quốc tế (CSIS), đã đến lúc Mỹ phải bắt đầu chú ý hơn tới châu Á,
đặc biệt là ASEAN. Là một trong các nhóm nước thương mại lớn nhất ở châu
Á, ASEAN có thể trở thành cơ sở tốt cho quan hệ ngoại giao của Mỹ với khu
vực này.
Từ sau chiến tranh Việt Nam, sự chú ý của Mỹ tới Đông Nam Á luôn ngắt
quãng và bị chi phối bởi các cuộc khủng hoảng.
Mặc dù Mỹ có tiềm năng sức mạnh lớn trong khu vực, nhưng chính sách
của Mỹ đã không kết nối được các điểm và xây dựng nó thành một chiến lược
hợp lý và ăn khớp. Phần còn thiếu cho chiến lược châu Á khôn ngoan chính là
một chiến lược lâu dài, nghiêm túc và cân bằng đối với Đông Nam Á.
Chính quyền Obama đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ tới việc khỏa lấp
khoảng trống này. Tổng thống Obama tự coi mình là “Tổng thống Thái Bình
Dương đầu tiên của Mỹ” và mở màn cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN
trong đó có cả 10 nhà lãnh đạo của ASEAN.
Các nước ASEAN hiện là nơi tiếp nhận đầu tư của Mỹ nhiều hơn hẳn so với

Trung Quốc hay Ấn Độ. Khu vực này cũng là thị trường cho hàng hóa và dịch
vụ Mỹ lớn hơn cả hai nước láng giềng của họ. Mỹ cũng có các mối quan hệ xã
hội và văn hóa quan trọng với khu vực này, từ giáo dục, nghệ thuật đến các mối
quan hệ giữa người dân với người dân.
ASEAN bao gồm 10 nước với hơn 600 triệu dân và tổng GDP khoảng 1,3
nghìn tỷ USD. Các nước ASEAN cùng nhau cam kết tham gia các chương trình
nghị sự toàn cầu.
Cho dù Tổng thống Obama đã nói đến tầm quan trọng của thương mại ở
châu Á trong bản Thông điệp Liên bang năm 2010 và trong chuyến thăm châu
Á hồi tháng 9/2009, thực tế là Mỹ vẫn chưa có một chiến lược thương mại rõ
ràng. Việc chú ý tới vấn đề quan trọng này trong bối cảnh một chiến lược lớn
hơn của Mỹ đối với khu vực sẽ là kịp thời và là chất xúc tác cho những sự tiến
triển.
Mỹ phải chấm dứt sự thiếu nhất quán về chính sách ở Đông Nam Á như đã
diễn ra kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Các lợi ích của Mỹ ở ASEAN
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 8
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
là quan trọng. Một chiến lược cân bằng tốt và được xác định rõ ràng đối với
ASEAN là cơ sở cho một chính sách thực tế và lâu dài với châu Á.
Nếu không có một cách tiếp cận như vậy, an ninh quốc gia Mỹ và sự phồn
thịnh trong tương lai của nước Mỹ sẽ chịu rủi ro nghiêm trọng, và rốt cuộc là sẽ
ảnh hưởng tới vị thế cường quốc Thái Bình Dương của Mỹ.
III, QUAN HỆ ASEAN – HOA KỲ:
1. Chính sách thương mại Mỹ -ASEAN:
a) Giai đoạn truớc 2010
Tháng 12/1990 hai bên ký thỏa thuận về hợp tác kinh tế, mở ra giai đoạn
mới trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại ASEAN-Hoa Kỳ. Trong quan hệ
kinh tế - thương mại, Hoa Kỳ luôn là thị trường quan trọng hàng đầu của
ASEAN và là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông
Nam Á. Ngược lại, ASEAN cũng được coi là một trong mười thị trường mới nổi

lớn nhất của Hoa Kì.
Khác với một số đối tác khác, Hoa Kỳ tiếp cận hợp tác kinh tế với ASEAN
theo góc độ song phương. Hoa Kỳ muốn hình thành khu vực thương mại tự do
với ASEAN nhưng thông qua quá trình từ dưới lên (kí các thỏa thuận song
phương riêng rẽ với từng nước thành viên sau đó mới kí với cả hiệp hội). Mỹ đã
ký riêng FTA vào 2003 và đang trong giai đoạn đàm phán FTA với Thái
Lan,Malaysia và Indonesia. Mỹ cũng đã ký Hiệp định Khung về Thương mại và
Đầu tư với Philippines (1989), Indonesia (1996), Brunei (2002), Thái Lan
(2002), Malaysia (2004), Campuchia (2006), và Việt Nam (6/2007)
Tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình
Dương (APEC) tổ chức tại Los Cabos (Mêhicô) tháng 10/2002, Tổng thống Hoa
Kì đã đưa ra "Sáng kiến vì một ASEAN năng động" (EAI). Sáng kiến này được
khởi đầu bằng việc Hoa Kì kí Hiệp định thương mại tự do song phương với một
số nước ASEAN như Singapore, Thái Lan, Philippine.
Bên cạnh những thỏa thuận song phương đã đạt được với từng nước thành
viên, tháng 8/2006, tại Kuala Lumpur, Hoa Kì và ASEAN đã kí Hiệp định
khung về đầu tư và thương mại (TIFA). Với việc ký kết TIFA, sẽ có ngày càng
nhiều các nhà đầu tư Mỹ đến với ASEAN. Trong khuôn khổ TIFA, hai bên sẽ
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 9
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
thiết lập một hình thức đối thoại cấp bộ trưởng nhằm mở rộng các quan hệ
thương mại và đầu tư. “Khu vực ASEAN là một ưu tiên rất cao không chỉ đối
với các mối quan hệ thương mại và kinh tế, mà nó còn nằm trong mối quan tâm
tổng thể về địa chính trị và trong các cam kết của Mỹ nữa” - Đại diện thương
mại Mỹ, Susan Schwab, đã phát biểu. Washington cũng đã tiến hành ký kết một
loạt các hiệp ước TIFA với các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực. Tuân theo
Hiệp định TIFA, Mỹ và ASEAN sẽ thành lập một đối thoại chính thức ở cấp bộ
trưởng nhằm mở rộng mối quan hệ thương mại và đầu tư. Hai bên còn nhất trí
bắt đầu một kế hoạch hành động về ba dự án then chốt để chuẩn bị cho việc bắt
đầu các cuộc đàm phán về mậu dịch tự do. Chúng bao gồm sự hình thành một

hệ thống chung ASEAN đối với các hàng hoá được ghi vào danh mục, thiết lập
một hiệp định về các tiêu chuẩn vệ sinh nhằm đẩy mạnh thương mại nông
nghiệp và một dự án làm hài hoà các tiêu chuẩn về đăng ký và phê chuẩn trong
lĩnh vực dược phẩm.
Hiệp định này là nền tảng cho các quan hệ thương mại và đầu tư giữa Hoa
Kì và ASEAN đi vào chiều sâu và có phạm vi rộng hơn nữa đồng thời, nó cũng
là bước ngoặt lớn để tiến tới Hiệp định thương mại tự do (FTA) toàn phần giữa
Hoa Kì và ASEAN. Việc hình thành FTA chắc chắn không chỉ thúc đẩy quan hệ
kinh tế ASEAN - Hoa Kì mà còn đưa ASEAN trở thành trung tâm của khu vực
thương mại tự do toàn Đông Á. Đồng thời FTA giữa Singapore và Mỹ đã hoàn
tất và có hiệu lực vào 10/2003.
b) Những năm gần đây Mỹ tăng cường quan hệ với ASEAN
Chính quyền của Tổng thống Obama đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến
việc mở rộng quan hệ thương mại ASEAN-Hoa Kỳ. Ông Obama đã tự coi mình
là 'Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ' và mở màn cho Hội nghị
Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN trong đó có cả 10 nhà lãnh đạo của ASEAN năm
2010.
Tại Hội nghị cấp cao lần hai giữa ASEAN và Mỹ diễn ra ngày 24-9-2010
tại NewYork, bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, tập trung vào đề tài kinh tế
cùng các đề tài khu vực và toàn cầu, như cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, chống
khủng bố và biến đổi khí hậu, hai bên đã ghi nhận các nền kinh tế ASEAN gộp
lại với nhau là thị trường xuất khẩu đứng thứ 4 của Mỹ, trao đổi thương mại hai
chiều năm 2009 đạt 146 tỷ USD.
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 10
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
Mỗi nước ASEAN ở phía tây Thái Bình Dương hiện đều có nhiều liên kết
với thị trường Mỹ. Với ASEAN, khu vực có những tuyến đường biển quan
trọng nhất, Mỹ thêm một lần nữa chia sẻ lợi ích về tự do hàng hải, lợi ích kinh
tế và an ninh quan trọng nhất khi cùng các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định
không cản trở thương mại và tự do hàng hải theo những quy định liên quan

được nhất trí của luật pháp quốc tế, cũng như giải quyết hòa bình các tranh
chấp.
Các nhà phân tích cho rằng, sự phát triển của kinh tế ASEAN vẫn phải nhờ
vào sức Mỹ. Hiện nay, Mỹ và châu Âu vẫn là thị trường chủ yếu xuất khẩu sản
phẩm đòi hỏi nhiều lao động của các nước thành viên ASEAN. ASEAN hy
vọng giành được cân bằng trong quan hệ kinh tế-thương mại với Mỹ và ba nước
Trung-Nhật-Hàn, duy trì cục diện có lợi cùng tương tác và nâng cấp giữa các
bên.
Trong cuộc thảo luận với các Bộ trưởng kinh tế Asean tại trung tâm du lịch
Siem Reap, Campuchia, ông Ron Kirk, đại diện thương mại Mỹ cho rằng cơ
hội hợp tác hai bên cùng có lợi giữa Mỹ và Asean đang mở rộng: “Cơ hội tăng
trưởng thương mại và đầu tư giữa hai khu vực đang bùng nổ mạnh mẽ”.
Ông Kirk cho biết hiện tại Asean đang là đối tác thương mại lớn thứ 4 của
Mỹ. Theo các số liệu được cung cấp bởi Asean, thương mại Mỹ - Asean tăng
trưởng mạnh
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng lưu ý quan hệ thương mại giữa ASEAN và Mỹ
tiếp tục phát triển mạnh, Mỹ hiện đứng thứ tư trong các đối tác thương mại lớn
nhất của ASEAN và ASEAN là đối tác trao đổi thương mại đứng hàng thứ năm
của Mỹ; đồng thời, Mỹ đứng hàng thứ ba trong số các nhà đầu tư nước ngoài
lớn nhất vào ASEAN.
Các Bộ trưởng đã nhấn mạnh các cam kết của các nhà lãnh đạo ASEAN và
Mỹ gia tăng hơn nữa các nỗ lực nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại
và đầu tư; đồng thời lưu ý rằng ASEAN và Mỹ được coi là những động lực của
các hoạt động và sự phát triển kinh tế toàn cầu.
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng cũng đã thảo luận về việc thực hiện Hiệp định
khung về thương mại và đầu tư ASEAN-Mỹ (TIFA), trong đó nhấn mạnh việc
gia tăng các cơ hội để tăng cường mối quan hệ thương mại, đầu tư.
Các Bộ trưởng lưu ý các hoạt động trong khuôn khổ TIFA trong năm 2012
như xây dựng đối thoại kỹ thuật số, coi đây là một phần của diễn đàn cấp cao
kinh tế ASEAN-Mỹ trong năm 2012, tiếp tục đối thoại tài chính thương mại,

tiêu chuẩn hóa sự hợp tác… Ngoài ra, các Bộ trưởng đã trao đổi ý kiến về sự
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 11
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
phát triển không ổn định của kinh tế toàn cầu gần đây ảnh hưởng đến khu vực
ASEAN cũng như các sáng kiến để duy trì và phát triển kinh tế và thương mại.
Ngày 19/11/2012, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Tổng thống Mỹ
Barack Obama và lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) đã bắt đầu thảo luận về sáng kiến mở rộng quan hệ thương
mại và đầu tư song phương. Mục đích chính trong sáng kiến nói trên - có tên gọi
Cam kết Mở rộng quan hệ kinh tế Mỹ - ASEAN, là nhằm tạo điều kiện để các
nước châu Á tiến tới tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
- Hiệp định thương mại mà Mỹ đang đàm phán với 10 quốc gia ASEAN và khu
vực Tây Bán cầu. Các nước tham gia sáng kiến sẽ đàm phán về giản đơn hóa
các thủ tục thuế quan, cùng bảo vệ giới đầu tư và những nguyên tắc ứng xử
trong thương mại.
c, T ình hình thương mại giữa ASEAN-Mỹ
Năm 2004, Mỹ là đối tác mậu dịch lớn thứ 3, sau Nhật Bản và EU.Còn xuất
khẩu hàng hóa, Mỹ giữ vị trí thứ 4, sau Nhật Bản, Trung Quốc, EU. Trong năm
này, xuất khẩu của Mỹ chiếm 9,3% tổng xuất khẩu của ASEAN và 8% tổng
nhập khẩu của khối này
Bảng 1: 20 loại hàng hóa xuất khẩu từ ASEAN vào Mỹ năm 2004
Mã số
Loại hàng hóa % so
với tổng
số hàng
hóa
% so với
hàng hóa
xuất khẩu
của ASEAN

(1)
(2) (3) (4)
776
Bán dẫn, vi mạch điện tử các loại 16,6 8,6
752
Máy dữ liệu tự động 13,7 17,9
759
Linh kiện và máy văn phòng 7,1 13,0
764
Thiết bị viễn thong 5,7 12,9
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 12
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
842
Quần áo phụ nữ 3,8 50,3
844
Vải sợi thêu ren 3,8 34,2
772
Rơ le đổi chiều dòng điện và vi mạch điện tử 2,6 51,5
841
Quần áo nam giới 2,2 9,4
821
Đồ gỗ 2,1 27,5
231
Cao su tự nhiên 2,0 17,1
843
Quần, áo len dành cho nam giới 1,9 13,0
037
Cá các loại 1,8 43,5
761
Tivi 1,7 29,9

036
Rong tảo biển 1,6 17,8
773
Thiết bị phân phối điện 1,3 15,7
851
Tất các loại 1,3 20,1
763
Thiết bị nghe nhìn 1,3 13,5
333
Dầu thô 1,2 18,5
792
Máy bay và phụ kiện 1,2 21,1
20 loại hàng hóa chủ yếu 73,0
Toàn bộ hàng hóa 100,0
Nguồn: ASEAN Trade Statistics Database; năm 2006
Bảng 2: 20 loại hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của ASEAN từ Mỹ năm 2004
Mã số Loại hàng hóa
% so
với
tổng số
hàng
hóa
% so với
hàng hóa
nhập khẩu
của ASEAN
(1)
(2) (3) (4)
776
Thiết bị bán dẫn, van dẫn khí… 27,2 12,0

792
Máy bay và phụ kiện 6,9 39,9
759
Thiết bị văn phòng và máy dữ liệu tự động 4,6 7,7
874
Thiết bị đo lường, phân tích, kiểm soát 4,0 23,2
744
Thiết bị cơ khí 3,0 29,5
723
Thiết bị máy phi quân sự 2,8 15,5
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 13
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
714
Động cơ và thiết bị máy 2,5 36,5
772
Rơ le đổi chiều dòng điện và vi mạch điện tử 2,1 6,9
778
Thiết bị điện 1,8 7,6
752
Máy dữ liệu tự động 1,4 5,9
898
Thiết bị âm nhạc và nghe nhìn 1,4 27,0
222
Các loại hạt có dầu và dầu thực vật 1,3 38,5
589
Các sản phẩm hóa chất 1,2 13,6
764
Trang thiết bị viễn thong 1,2 2,5
334
Dầu lửa và các sản phẩm hóa dầu 1,2 1,7

743
Máy nén khí các loại, quạt 1,2 14,5
263
Sợi bông 1,1 28,4
597
Thiết bị khai khoáng 1,0 37,7
575
Chất dẻo các loại 0,9 10,8
041
Lúa mì và các loại hạt không xay 0,8 17,5
20 loại hàng hóa chủ yếu 67,5
Toàn bộ hàng hóa 100,0
Nguồn: ASEAN Trade Statistics Database; năm 2006
Thâm hụt thương mại của Mỹ với ASEAN là 25 tỉ Đôla, so với 100 tỉ đôla
với khu vực Đông Bắc Á. Nguyên nhân của hiện tượng này được lý giải từ 3 lý
do chính sau đây:
• Thứ nhất, hàng hóa của ASEAN xuất khẩu sang thị trường Mỹ gia tăng mà thực
chất là do các công ti con của các công ti đa quốc gia đến từ Nhật Bản, Hàn
Quốc, Hồng Kông tiến hành; tức là hàng hóa do các công ti này sản xuất này tại
nước thứ 3 sau đó xuất vào thị trường Mỹ (thường là từ các nước Malaysia,
Singapo, Thái Lan, Indonexia).
• Thứ hai, những rào cản mậu dịch và phi mậu dịch mà các nước ASEAN thực thi
cũng góp phần hạn chế hàng công nghiệp và hàng nông sản của Mỹ xuất khẩu
vào thị trường này.
• Thứ 3 là do sự gia tăng của mậu dịch nội khối; sự gia tăng này tự nó đáp ứng
dần dần nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hóa tương tự từ bên ngoài và điều này
đã gây tác động tiêu cực đến thị trường hàng hóa xuất khẩu của Mỹ. Cuộc
khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997-1998 cũng tác động xấu tới xuất khẩu của Mỹ
vào thị trường các nước ASEAN. Và đây cũng được coi là nguyên nhân làm cho
thâm hụt mậu dịch của Mỹ với ASEAN tăng cao, làm giảm tỉ trọng xuất, nhập

khẩu giữa Mỹ và các nước ASEAN. Điều lưu ý là những bất lợi thế về địa kinh
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 14
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
tế giữa Mỹ và ASEAN cũng như sức cạnh tranh của hàng hóa Mỹ và hàng hóa
có xuất xứ từ Nhật Bản và Trung Quốc được coi là nguyên nhân chính của tình
hình này. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng mậu dịch nội khối là điều không thể bỏ
qua. Trong những năm tới, một khi AFTA được xúc tiến mạnh thì cơ hội mở
rộng thị trường ASEAN cho hàng hóa từ bên ngoài nhập vào thị trường này
chắc chắn sẽ bị hạn chế. Và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu
hàng hóa từ Mỹ vào thị trường ASEAN.
Số liệu thống kê của Ban Thư ký ASEAN cho thấy tổng trị giá thương mại
hàng hoá hai chiều của tất cả các nước thành viên ASEAN trong năm 2009 với
Nhật Bản chiếm tỷ trọng 11,6%; tỷ trọng với thị trường các nước thành viên
Liên minh châu Âu - EU (25) là 11,2%; tỷ trọng với Trung Quốc: 10,5% và Hoa
Kỳ là 9,6% tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả khu vực.
Tổng kim ngạch thương mại ASEAN-Mỹ đã phục hồi mạnh trong năm
2010, với mức tăng 24,4%, từ 149,6 tỷ USD năm 2009 lên 186,1 tỷ USD, trong
đó nhập khẩu của ASEAN từ Mỹ tăng 27% lên 85,6 tỷ USD, và xuất khẩu của
ASEAN sang Mỹ tăng 22,3% lên 100,5 tỷ USD.
Các Bộ trưởng đã lưu ý quan hệ thương mại giữa ASEAN và Mỹ vẫn tiếp
tục mạnh mẽ, tăng 9,2% trong năm 2011 so với năm 2010 lên tới 194 tỷ USD.
Mỹ hiện đứng thứ tư trong các đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN và
ASEAN là đối tác trao đổi thương mại đứng hàng thứ năm của Mỹ
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 15
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
Đầu năm 2012, Hãng Hàng không Lion In-đô-nê-xi-a đã mua 230 chiếc
máy bay Bô-inh, đây được coi là hợp đồng lớn nhất trong lịch sử Hãng Bô-inh.
Tháng 6, Công ty Điện khí Thông dụng Mỹ đã ký bản thỏa thuận, cung cấp kỹ
thuật tua-bin tăng áp cho dự án lắp toa xe khí đốt thiên nhiên thể lỏng cho Công
y Dầu mỏ Ma-lai-xi-a, nhờ đó sẽ mang lại kỹ thuật sản xuất khí đốt thiên nhiên

tối tân cho Ma-lai-xi-a. Tháng 7, Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia Việt
Nam đã công bố kế hoạch mua thiết bị và kỹ thuật của Công ty Điện khí Thông
dụng Mỹ.
d, Quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ
Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy, năm 2005 và 2006, tổng kim ngạch
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đạt tương ứng 5,91 tỷ
USD và 7,83 tỷ USD. Đến năm 2007, tổng trị giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu
sang Hoa Kỳ đã vượt con số 10 tỷ USD. oàn cầu từ giữa năm 2008, nhưng quan
hệ thương mại giữa hai nước vẫn có những dấu hiệu khả quan. Tổng kim ngạch
buôn bán hàng hóa hai chiều trong năm 2008 đạt 14,5 tỷ USD, tăng 23% so với
năm 2007. Sang đến năm 2009, mặc dù tiếp tục gặp nhiều khó khăn do suy
thoái kinh tế nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường tiêu
thụ hàng hóa lớn nhất thế giới này vẫn đạt được 11,36 tỷ USD, giảm nhẹ 4,3%
so với kết quả thực hiện của một năm trước đó. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường
nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Biểu đồ: Quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn
năm 2005- 2009 và quý I/2010
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 16
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
Trong năm 2009, Hoa Kỳ vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác thương
mại lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc
Bảng 1: kim ngạch, tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm 2009
Chỉ tiêu
Xuất
nhập
khẩu
Xuất
khẩu
Nhập

khẩu
Tính toán trên nguồn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Tổng kim ngạch (tỷ USD) 14,36 11,36 3,00
Thứ hạng của Hoa Kỳ trong tổng số tất cả
các khu vực thị trường xuất nhập khẩu
của Việt Nam
2 1 7
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 17
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
Tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam (%)
11,4 20,2 4,3
Tính toán trên nguồn số liệu của Cơ quan Thống kê Hoa Kỳ
Thứ hạng của Việt Nam trong tổng số tất
cả các khu vực thị trường xuất nhập khẩu
của Hoa Kỳ
30 45 26
Tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của Hoa Kỳ (%)
0,6 0,3 0,8
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam và Cơ quan Thống kê Hoa Kỳ.

Bảng số liệu trên cho thấy Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn nhất
của Việt Nam và là thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ 7 sang thị trường
Việt Nam
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong những
năm qua bao gồm hàng dệt may, gỗ & sản phẩm gỗ, giày dép các loại, dầu thô,
hàng hải sản, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện,
Hoa Kỳ cũng là một trong những thị trường lớn nhất về nhập khẩu một số
mặt hàng chính của nước ta giai đoạn 2005-2009 như sau: dệt may (chiếm 55%

tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước); giày dép (chiếm 23%),
gỗ và sản phẩm gỗ (chiếm 33%),
Bảng 2: Thống kê kim ngạch, tỷ trọng kim ngạch một số nhóm hàng
chính Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2009 và quý I/2010
Chỉ tiêu Kim ngạch
(triệu USD)
Tỷ trọng 1 (%) Tỷ trọng 2 (%)
Tăng/giảm so với
năm trước (%)
năm
Tên hàng
2009
Qúy
I/2010
2009
Quý
I/2010
2009
Quý
I/2010
2009
QuýI/2010/
quý I/2009
Hàng dệt may
4.995 1.288 44,0 45,4 55,1 57,9 -2,2 23,0
Gỗ & sản phẩm
gỗ
1.100 279 9,7 9,8 42,4 37,4 3,4 37,2
Hàng giày dép
1.039 263 9,1 9,3 25,5 26,2 -3,4 6,3

Dầu thô
470 78 4,1 2,7 8,2 6,2 -52,9 -17,5
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 18
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
Hàng thủy sản
711 143 6,3 5,0 16,8 16,0 -3,8 26,5
Máy vi tính, sản
phẩm điện tử &
linh kiện
433 124 3,8 4,4 15,7 17,7 42,0 42,9
Hạt điều
255 42 2,2 1,5 30,1 26,6 -4,8 -4,2
Túi xách,
ví,vali, mũ và ô

224 62 2,0 2,2 30,7 33,4 -4,7 46,6
Cà phê
197 60 1,7 2,1 11,4 12,5 -6,5 -9,5
Hàng hóa khác
1.932 499 17,0 17,6 7,6 7,3 5,7 38,7
Tổng kim ngạch
11.356 20838 100 100 19,9 19,6 -4,3 23,1
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong những năm
qua bao gồm máy móc thiết bị & dụng cụ phụ tùng, bông các loại, chất dẻo
nguyên liệu, thức ăn gia súc & nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may da giày,
Trong giai đoạn 2005 - 2009, cơ cấu mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Hoa
Kỳ luôn đứng đầu là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng và
chiếm tỷ trọng khoảng 1/5 tổng trị giá hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ Hoa
Kỳ.

Bảng 3: Thống kê kim ngạch, tỷ trọng kim ngạch một số nhóm hàng
chính Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2009 và quý I/2010
Chỉ tiêu
Kim ngạch
(triệu USD)
Tỷ trọng 1
(%)
Tỷ trọng 2 (%)
Tăng/giảm so với
năm trước (%)
Năm Mặt hàng
2009
Quý
I/2010
2009
Quý
I/2010
2009
Quý
I/2010
2009
QuýI/2010/
quý I/2009
Máy móc,thiết bị,
dụng cụ,phụ tùng
716 154 23,8 19,0 5,7 5,3 68,9 15,8
Ô tô các loại
268 22 8,9 2,7 21,3 13,9 4,9 14,6
Bông các loại
192 46 6,4 5,7 48,9 30,8 -1,5 69,0

Chất dẻo nguyên liệu
147 32 4,9 4,0 5,2 4,2 -6,4 79,3
Thức ăn gia súc và
nguyên liệu
176 139 5,9 17,2 10,0 22,6 25,5 631,7
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 19
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
Nguyên phụ liệu dệt,
may, da, giày
77 30 2,6 3,7 4,0 5,8 -42,1 138,4
Máy vi tính, sp điện
tử và linh kiện
89 27 3,0 3,3 2,3 2,7 -31,3 73,9
Gỗ và sản phẩm gỗ
104 34 3,5 4,2 11,5 15,4 -15,7 103,0
Sữa và sản phẩm
sữa
46 23 1,5 2,8 8,9 13,4 -27,6 120,5
Sản phẩm hóa chất
93 27 3,1 3,3 5,9 6,4 66,6 64,2
Hàng hóa khác
1.098 275 36,5 34,0 2,6 2,5 14,6 65,2
Tổng kim ngạch
3.006 809 100 100 4,3 4,5 14,1 77,8
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
2, Quan hệ đầu tư của Mỹ và ASEAN
a, Những tiềm năng phát triển đầu tư của Mỹ vào ASEAN
Giữa Mỹ và ASEAN có tính bổ sung về kinh tế rất mạnh. Mỹ là nền kinh tế
phát triển, trong khi Đông Nam Á phần lớn là các nước đang phát triển. Xét về
chuỗi công nghiệp mà nói, một bên là loại hình lao động tập trung, một bên là

loại hình vốn và công nghệ tập trung. Hơn thế nữa, khu vực Đông Nam Á có tài
nguyên dồi dào, Mỹ có nhu cầu rất lớn đối với các loại cây trồng nhiệt đới Đông
Nam Á, trong khi thị trường Đông Nam Á cũng có nhu cầu đối với ngô và lúa
mì của Mỹ.
Sau khi đề ra chiến lược "Trở lại châu Á-Thái Bình Dương" năm 2009, Mỹ
đã tăng thêm đầu tư vào khu vực Đông Nam Á. Các nước Đông Nam Á phổ
biến mong muốn Mỹ có thể vực dậy nền kinh tế của mình, tích cực tham gia sự
phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế Đông Nam Á, trong lúc kinh tế thế giới suy giảm.
"Báo cáo Điều tra thương mại ASEAN năm 2011" của Phòng Thương mại
Mỹ cho thấy, hai năm qua, có tới 74% doanh nghiệp Mỹ tại ASEAN đều tăng
vốn đầu tư, trong hai năm tới sẽ có 85% doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, đặc biệt
là những doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo. Mặt khác, các nước ASEAN
cũng sốt sắng thu hút các công ty đa quốc gia của Mỹ đến đầu tư, nhằm thúc
đẩy sự phát triển của bản thân thông qua công nghệ tiến tiến và sản phẩm của
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 20
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
doanh nghiệp Mỹ. Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Xen từng cho biết, các nước
ASEAN mong Mỹ đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng và dầu khí.
Các doanh nghiệp Mỹ đã hưởng lợi từ đầu tư của họ vào ASEAN trong
nhiều thập niên và dự kiến sẽ hưởng lợi thêm từ thị trường 600 triệu dân. Chính
quyền Obama đã tập trung vào khu vực này vì cả hai lý do kinh tế và chính trị.
Ông Joseph Alhadeff, Chủ tịch Ủy ban doanh nghiệp Mỹ - Malaysia thuộc
USABC, mô tả ASEAN là nơi có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, có tinh thần kinh
doanh, người dân có tay nghề cao về công nghệ và kinh doanh cùng dân số lớn,
với nhiều loại ngôn ngữ. Đó là tất cả những gì cần thiết cho sự ra đời của nền
kinh tế mới của một khu vực lớn.
Ông cho biết có nhiều nền kinh tế của khu vực đang đẩy mạnh cải cách và
đưa ra các chính sách để giúp doanh nghiệp phát triển mạnh trong khu vực.
Điều này làm cho ASEAN hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp đang muốn

tìm địa điểm và quan hệ đối tác. Sức cạnh tranh và dòng FDI của ASEAN tăng
mạnh chứng minh cho điều đó.
Quan hệ đầu tư, thương mại Mỹ - ASEAN đã phát triển nhanh chóng trong
10 năm trở lại đây. Các số liệu thống kê cho thấy trong mấy năm đầu thế kỷ
XXI, Mỹ vẫn là một trong những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của
ASEAN. Điều này cho thấy cả Mỹ và ASEAN đều là những thị trường quan
trọng của nhau. Một trong những hoạt động chính của quá trình hội nhập là điều
chỉnh Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) nhằm phối hợp hoạt
động đầu tư nội khối, nơi toàn bộ các ngành sẽ mở cửa cho đầu tư từ các nước
ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020.
Trong một thập niên gần đây, Mỹ vẫn là một trong số 10 nhà đầu tư hàng
đầu tại ASEAN. Những lợi thế của Mỹ trong các lĩnh vực công nghệ cao như
chế tạo máy, sản phẩm linh kiện máy vi tính, điện tử, ô tô…. được phát huy tại
thị trường các nước ASEAN. Mỹ là quốc gia được ASEAN kỳ vọng về vốn và
khả năng quản lý. Hơn 100 công ti đa quốc gia (MNCs) như Boing, Ford, GE,
Microsoft, Dell… đã có chi nhánh tại đây. Các sản phẩm do các công ti này sản
xuất một phần được tiêu thụ tại thị trường ASEAN và một phần được tái xuất
khẩu sang thị trường Mỹ và các nước khác.
Mỹ hiện đang là nước đầu tư lớn thứ ba ở ASEAN với tổng vốn đầu tư đạt
8,5 tỷ đôla năm 2010. Các nước ASEAN và Mỹ nhấn mạnh trong thời gian tới
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 21
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
sẽ tăng cường hợp tác và đầu tư nguồn lực để triển khai hiệu quả các dự án và
hoạt động trong Kế hoạch Hành động giai đoạn 2011-2015 với các trọng tâm ưu
tiên về tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục,
phát triển nguồn nhân lực, quản lý nguồn nước, quản lý thiên tai, ứng phó với
biến đổi khí hậu…
Về thương mại và đầu tư, ASEAN chiếm 153 tỷ USD đầu tư của Mỹ - nhiều
gấp 3 lần mức 45 tỷ USD vào Trung Quốc và gần 10 lần mức 16 tỷ USD vào
Ấn Độ. Con số này thậm chí còn chưa tính tới đầu tư vào ngành dầu khí, với số

lượng có thể làm tổng số tiền tăng gấp đôi. Mỹ là thị trường lớn nhất của
ASEAN, và ASEAN là thị trường lớn thứ tư của Mỹ, sau NAFTA, EU và Nhật
Bản.
Chỉ trong nửa đầu năm 2012, Mỹ đầu tư vào Singapore khoảng 7,3 tỷ USD,
dẫn đầu trong các nước Asean. Kế đến là Thái Lan (2,05 tỷ USD), Indonesia
(1,36 tỷ USD), Malaysia (1,07 tỷ USD) Trong khi đó cùng thời gian này, số
vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam chỉ vài trăm triệu USD.
b, Đầu tư FDI của Mỹ vào ASEAN
Ba nước Malaysia, Singapo và Thái Lan được coi là những nước nhận được
nguồn vốn FDI nhiều hơn cả. Cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á nổ ra năm
1997-1998 đã làm cho luồng FDI vào các nước ASEAN giảm sút nghiêm trọng,
trong đó có FDI từ Mỹ. Sự giảm sút này kéo dài một số năm sau đó và mãi cho
tới năm 2004 mới thấy có dấu hiệu tăng trưởng tích cực; tức là cho tới năm
2004 tổng vốn FDI của Mỹ vào ASEAN mới vượt mức năm 1995. Tuy nhiên,
ngay sau khủng hoảng các nhà đầu tư Mỹ trở thành những đối tác quan trọng
của ASEAN và Đông Á thông qua hoạt động mua bán công ti. Trong vòng chưa
đầy 1 năm ngay sau khủng hoảng, có tới 12 tỉ đôla được thực hiện thông qua
mua bán công ti (acquisions), trong số đó Mỹ chiếm ¾.
Mỹ cho rằng trong 10 năm qua, Mỹ không theo kịp sự phát triển kinh tế của
khu vực này, dẫn đến thiệt hại về kinh tế, điều này không có lợi cho lợi ích quốc
gia của Mỹ, vi vậy Mỹ mong muốn tăng cường liên kết với khu vực này. Trong
vài năm trở lại đây, Mỹ đã tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam, Lào và In-đô-nê-xi-
a, hơn thế nữa đầu tư trực tiếp chịu tác động của Chính phủ còn lớn hơn là
thương mại.
Bảng: FDI từ Mỹ vào các nước ASEAN
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 22
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
Đơn vị tinh: Triệu$ Mỹ.
Nước 1995 2002 2003 2004 1995 – 2004
Brunei 16 0 0 0 58

Campuchia - 7 0 3 11
Indonexia 550 -354 -52 -208 1982
Lào 0 1 1 0 4
Malaysia 1336 819 634 638 10840
Myanma 30 91 0 0 406
Philipin 77 106 -55 90 2968
Singapo 2002 113 990 4495 25740
Thái Lan 260 -239 -176 -27 3627
Việt Nam 47 39 54 60 613
ASEAN 4318 358 1395 5052 42285
Nguồn: ASEAN Secretarial - ASEAN FDI Database, 2005
Các nước ASEAN hiện là nơi tiếp nhận đầu tư của Mỹ nhiều hơn hẳn so với
Trung Quốc hay Ấn Độ. Khu vực này cũng là thị trường cho hàng hóa và dịch
vụ Mỹ lớn hơn cả hai nước láng giềng của họ. Mỹ cũng có các mối quan hệ xã
hội và văn hóa quan trọng với khu vực này, từ giáo dục, nghệ thuật đến các mối
quan hệ giữa người dân với người dân. Mỹ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn
thứ ba vào ASEAN, với các dự án trị giá 160 tỷ USD trong năm 2011. Đầu tư
trực tiếp của Mỹ vào ASEAN đã lên tới 159,6 tỉ USD.
Nhận định về tình hình thu hút FDI của ASEAN, các chuyên gia cho rằng,
kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 - 1998, một loạt các thách thức xảy
ra cùng với một số khó khăn nội bộ đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại khu vực này.
Tuy nhiên, việc đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh trong thời gian gần
đây là dấu hiệu tốt cho khu vực ASEAN. FDI tại khu vực này sẽ duy trì đà tăng
trưởng, đạt mức kỷ lục mới trong những năm sau. Trong tình hình luồng vốn
đầu tư trên thế giới giảm liên tục từ 1.400 tỷ USD (2001) xuống còn 560 tỷ
USD (2004), thu hút đầu tư của ASEAN tăng từ 20,56 tỷ USD (2003) lên 25,6
tỷ USD (2004).
Những bước hội nhập có kết quả tăng sức hấp dẫn của ASEAN đối với giới
đầu tư quốc tế và những năm gần đây, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

vào khu vực này tăng mạnh, năm 2005 đạt 38,1 tỷ USD, năm 2006 ước đạt hơn
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 23
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
45 tỷ USD. Đáng chú ý, giá trị của các luồng FDI đã gần bằng mức đỉnh cao
trước khủng hoảng tài chính 1997.
Thống kê cho thấy vốn đầu từ trực tiếp (FDI) từ Mỹ vào ASEAN từ năm
2006 đến 2008 khoảng 12,8 tỷ USD, tương đương 6,9% tổng vốn FDI của khu
vực, giảm so với 17% trong giai đoạn 1995-2001. Châu Âu đầu tư 42,1 tỷ USD
vào ASEAN từ 2006 đến 2008, trong khi Nhật Bản giảm xuống còn 28,7 tỷ.
Năm 2006, nguồn FDI đổ mạnh vào các nước có giá nhân công thấp. Vì vậy,
Hội đồng đầu tư ASEAN lạc quan rằng, FDI vào ASEAN sẽ đạt kỷ lục mới
trong những năm tới. Một trong những lý do khiến ASEAN thu hút nhiều FDI,
là do khối này giờ đã được coi như một thị trường chung. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) từ Mỹ vào ASEAN cũng tăng hơn gấp đôi, từ 4,1 tỷ USD năm 2009
lên 8,4 tỷ USD năm 2010, đưa Mỹ lên vị trí nhà đầu tư lớn thứ ba trong
ASEAN.
Báo cáo về đầu tư xuất bản ngày 24/1/2013 của Cơ quan Liên Hợp Quốc về
đầu tư và thương mại (UNCTAD) cho biết năm 2012 thế giới ghi nhận con số
1.300 tỷ USD vốn FDI được luân chuyển toàn cầu, so với con số 1.600 tỷ của
năm 2011.
Trong khi nhà đầu tư Mỹ ồ ạt rút khỏi Trung Quốc trong những năm qua, thì
ASEAN đang đón sóng lớn từ quốc gia này. Trong 6 tháng đầu năm 2012, FDI
của Mỹ vào Singapore lên tới 7,3 tỷ USD, gần bằng cả năm 2011 (7,5 tỷ USD);
vào Malaysia đạt 2 tỷ USD, gần bằng cả năm 2011; vào Thái Lan, gấp đôi so
với năm 2011; vào Indonesia gần bằng cả năm 2011. Trong khi đó, đầu tư của
Mỹ vào Việt Nam lại liên tục sụt giảm và các dự án cũng có quy mô nhỏ. 9
tháng đầu năm, chỉ có vỏn vẹn 94 triệu USD vốn FDI từ Mỹ đổ vào Việt Nam,
bao gồm cả vốn cấp mới và tăng thêm.
Nguồn đầu tư trực tiếp lớn nhất của ASEAN
( Đơn vị: triệu USD )

Nguồn đầu tư 2004 2005 2001-2005
EU-25
7.856,3 7.122,7 31.478,8
Mỹ
3.919,4 8.748,4 18.120,3
Nhật Bản
3.119,3 3.163,7 12.096,0
Đảo quốc
Cayman
1.658,93 4.372,9 7.333,9
Đài Loan
305,8 306,6 4.258,3
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 24
Bài tập nhóm môn Kinh tế các nước ASEAN
Hàn Quốc 682,1 628,4 1.709,6
Trung Quốc 670,3 569,8 1.509,0
Nguồn: ASEAN Trade Database, Table 27. ww.aseansec.org/Stat/Table27.xls
Các công ty Mỹ nhận thấy rằng khu vực ASEAN hiện là điểm đầu tư hấp
dẫn nhất châu Á, đặc biệt với việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào
năm 2015.
Theo các nhà phân tích, nguyên nhân của vốn FDI vào ASEAN tăng còn là
nhờ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực; môi trường đầu tư của các
nước này được cải thiện; nhu cầu linh kiện, thiết bị điện tử trên thế giới tăng;
việc tư nhân hóa thành công tài sản Nhà nước ở một số nước; giá dầu tăng.
c, Đầu tư ODA của Mỹ vào ASEAN
Mỹ vẫn được coi là một trong những nước tài trợ ODA hàng đầu thế giới
chỉ sau Nhật Bản và EU. Từ nhiều thập kỷ nay, ODA của Mỹ cho các nước
ASEAN, đặc biệt là ASEAN 6 đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội của các nước này. Tuy nhiên, trong gần một thập kỷ qua (1995-2004),
tài trợ ODA của Mỹ cho ASEAN đã giảm xuống từ 10% còn 5%, trong khi đó

ODA của Nhật Bản cho khối này tăng từ 45 đến 67%. Chỉ số này cho thấy vị trí
chủ đạo trong tài trợ ODA của Mỹ cho khu vực này đã nhường lại cho Nhật
Bản. Cũng giống như Nhật Bản, tài trợ của Mỹ cho ASEAN tập trung vào các
lĩnh vực cơ bản như phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, xóa đói giảm
nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn, y tế và bảo vệ môi trường.
Thực tế cho thấy, Philipin, Inđônêxia là những nước nhận được nhiều ODA
từ Mỹ. Do quan hệ đặc biệt của những nước này với Mỹ, cho nên sự ưu tiên đó
là đương nhiên. Gần đây, Campuchia, Việt Nam là những nước có sự ưu tiên
trong chính sách ODA của họ. Gần đây nhất, trong nửa đầu năm 2007, quốc hội
Mỹ đã quyết định tài trợ 3 triệu đôla cho Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề nạn
nhân chất độc da cam. Trong 5 năm trở lại đây, Mỹ giành trung bình 15 triệu
đôla hàng năm trong ngân quỹ tài trợ ODA cho Việt Nam. Tuy nhiên, đó vẫn là
một con số bé nhỏ nhưng nó có thể khởi động một chiều hướng mới trong chính
sách ODA của Mỹ đối với ASEAN thời kỳ sau sự kiện khủng bố 11/9/2001.
Một số chuyên gia Mỹ cho rằng, sự thịnh vượng của một số quốc gia ASEAN
cộng với việc Chiến tranh Lạnh chấm dứt là những nhân tố tác động làm giảm
Đại học Kinh tế Quốc dân – Tháng 3/2013 25

×