Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Chuyên đề bài văn tm thuật lại một sự kiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.64 KB, 10 trang )

Chuyên đề: Văn thuyết minh thuật lại một SKVH

BÀI VĂN THUYẾT MINH THUẬT LẠI MỘT SỰ KIỆN
I.TÌM HIỂU CHUNG VỀ BÀI VĂN TM THUẬT LẠI MỘT SỰ KIỆN
1.Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan xác thực và
hữu ích về đặc điểm tính chất nguyên nhân của các hiện tượng sự vật hiện trong tự
nhiên xã hội
2. Thuyết minh thật lại một sự kiện là kiểu bài người biết dùng lời văn và một
số phương tiện giao tiếp Khi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến
trong thực tế nhằm giúp người đọc, người nghe nắm được diễn biến của một sự kiện và
những thông tin liên quan đến sự kiện ấy.
3.Các nội dung thuyết minh thật là một sự kiện:
Cuộc sống hàng ngày diễn ra rất nhiều sự kiện đáng quan tâm. Theo các và đa
dạng có thể là :
Kiểu 1: Thuyết minh thật lại một sự kiện lịch sử: ngày giỗ tổ Hùng Vương,...
Kiểu 2: Thuyết minh thật lại một sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch: trận
bóng đá, hội khỏe Phù Đổng, hội thi đọc sách,...
Kiểu 3: Thuyết minh thật lại một lễ hội dân gian: lễ hội đền Trần, lễ hôi
làng,...
Kiểu 4: Thuyết minh thật lại một sự kiện trong cuộc sống: lễ chào cờ, sinh
hoạt lớp, lễ tổng kết năm học,...
3.Các dạng đề thuyết minh thật là một sự kiện:
a.Dạng đề cụ thể: Là dạng đề đã nêu đầy đủ yêu cầu, sự kiện, phạm vi cần
thuyết minh.
Ví dụ 1: Em hãy thuyết minh về lễ hội hoa xuân ở quê hương em.
Hoặc:
Ví dụ 2: Em hãy thuyết minh về buổi lễ khai giảng trường em.
a.Dạng đề mở: Là dạng đề không cụ thể về sự kiện cần thiết minh mà chỉ nêu
yêu cầu thuyết minh.
Ví dụ: Hãy thuyết minh về Một sự kiện nào đó đã để lại ấn tượng trong em mà
em được tham gia hoặc chứng kiến.


(Dạng này tùy người viết lựa chọn sự kiện)
II. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN TM THUẬT LẠI MỘT SỰ KIỆN
1.Phương pháp chung:
Bước 1: Trước khi viết bài
a.Lựa chọn sự kiện: Sự kiện lựa chọn để thuyết minh có thể là:
-Sự kiện mà em được tham gia chứng kiến hoặc tìm hiểu qua các phương tiện
thơng tin.
-Sự kiện mà em hứng thú hoặc để lại dấu ấn trong em
-Sự kiện thuận lợi cho em tham gia chứng kiến hoặc tìm hiểu qua các nguồn
khác.
b.Thu thập tư liệu: Từ nhiều nguồn khác:
chauanhltt@123

1


Chuyên đề: Văn thuyết minh thuật lại một SKVH

-Từ quan sát trực tiếp và chọn lọc ghi chép của em được tham gia hoặc chứng

kiến.
- Từ các phương tiện khác: sách, báo, internet,...
Bước 1: Tìm ý và lập dàn ý:
a.Tìm ý: Theo các gợi ý sau:
-Sự cần sự kiện cần thuyết minh là gì ?
-Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện (xảy ra khi nào? ở đâu?)
-Các hoạt động chính của sự kiện (theo trình tự hợp lý từ khi bắt đầu đến kết
thúc)
-Ý nghĩa của sự kiện.
- Tâm trạng của mọi người tham gia và cảm nhận, nhận xét, đánh giá của người

viết về sự kiện.
a.Lập dàn ý theo bố cục sau:
Mở bài: Giới thiệu sự kiện (sự kiện gì? Thời gian, địa điểm, mục đích tổ chức sự
kiện).
Thân bài: Diễn biến chính của sự kiện theo trình tự thời gian. Có thể sắp xếp
theo trình tự sau:
- Quang cảnh, khơng khí nơi diễn ra sự kiện.
- Các hoạt động:
+ Hoạt động 1…
+ Hoạt động 2…
+ Hoạt động 3….
Kết bài: Cảm nghĩ hoặc là đánh giá, nhận xét về ý nghĩa của sự kiện.
Bước 3: Viết bài
-Đặt tiêu đề cho bài viết (nếu có thể)
- Tiến hành viết theo dàn ý đã xác lập
Bước 4: Đọc lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.
2.Phương pháp làm từng kiểu bài cụ thể:
Kiểu 1: Thuyết minh thật lại một sự kiện lịch sử
*Hướng dẫn: Đối với kiểu bài này, ngoài việc áp dụng phương pháp chung cần
lưu ý:
- Sự kiện lịch sử phải có thật, khơng hư cấu tưởng tượng nên phải thuyết minh
một cách khách quan trung thực.
- Thể hiện được thái độ, tình cảm (trân trọng, ngợi ca, tự hào,...) hoặc những
nhận xét, đánh giá đối với sự kiện lịch sử đó.
*Đề minh họa: Em hãy thuyết minh về ý nghĩa lịch sử của ngày Quốc khánh
mùng 2 tháng 9 năm 1945.
Mở bài:
Ngày 2/9 chính là ngày Quốc khánh Việt Nam. Đây được coi như là một ngày lễ
lớn hằng năm của nước ta kỉ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn độc
chauanhltt@123


2


Chuyên đề: Văn thuyết minh thuật lại một SKVH

lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và
toàn thể nhân loại trên thế giới, bắt đầu từ nay Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra
đời.
Thân bài: Thuyết minh diễn biến sự kiện:
Tuyên ngôn nhấn mạnh: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng;
dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Tất cả các
quyền đó đều là những quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc trên thế
giới. Tuyên ngôn khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nơ lệ của Pháp hơn
80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xit mấy năm
nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập!… Nước Việt Nam có
quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn
thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để
giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng trịnh trọng tun bố trước tồn thế giới:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã thành một nước tự do,
độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng
và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Đúng vào ngày 2/9/1945, khi bản Tun ngơn được đọc lên chính lúc khai sinh
ra nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Lúc đầu ngày 2/9 được gọi là “Việt
Nam độc lập” còn ngày 19/8 thì gọi là Quốc khánh. Vào năm 1954 ngày 2/9 chính thức
được gọi là Quốc Khánh Việt Nam. Bản Tuyên ngôn Độc lập cũng đã mở ra một kỷ
nguyên mới, lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu, tự hào mình đã
trở thành cơng dân của một nước tự do và độc lập. Và cũng bắt đầu từ Tuyên ngôn 2/9,
người dân Việt Nam bắt đầu một cuộc sống mới.

Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại thủ đơ Hà Nội vào ngày 2/9/2969 và
hưởng thọ 79 tuổi. Để tránh trùng với ngày Quốc khánh lúc bấy giờ nên đã thông báo
Bác mất vào 3/9. Mãi 20 năm sau vào ngày 19/8/1989 thì Bộ chính trị mới thơng báo
chính thức Bác mất vào ngày 2/9.
Ý nghĩa lịch sử của ngày Quốc khánh Việt Nam
Ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9/1945 chính là ngày khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ Cộng Hòa và ngày nay chính là Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày
2/9 được xem là một cột mốc chói lọi trong hành trình nghìn năm dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam ta.
Khi Bản Tuyên ngôn được đọc lên, đó chính là văn bản pháp lý khẳng định nước
Việt Nam tự do độc lập với toàn thế giới. Ngồi ra vào ngày 2/9 thì các đồng bào trong
nước, kiều bào ở nước ngoài cùng hướng về Việt Nam.
Đây chính là dịp để bất cứ người dân Việt Nam nào, đồng bào cả nước cũng như
bào kiều ở nước ngoài cùng hướng về tổ quốc. Cùng nhau tưởng nhớ những người anh
hùng đã hy sinh bất khuất, cùng tưởng nhớ và biết ơn vĩ nhân Hồ Chí Minh- người anh
hùng dân tộc. Là dịp để các thế hệ sau cùng nhau nhìn lại chặng đường gian khổ và hào
chauanhltt@123

3


Chuyên đề: Văn thuyết minh thuật lại một SKVH

hùng của dân tộc, trau dồi lòng yêu nước, cống hiến cho dân tộc. Cùng nhau tiếp tục
xây dựng và bảo vệ tổ quốc phát triển hơn nữa.
Tóm lại, ngày Quốc Khánh 2/9 có ý nghĩa vơ cùng to lớn và quan trọng đối với dân tộc
ta. Đây được coi là ngày hội lớn của dân tộc, đánh dấu bước ngoặt lớn và thành công
trong lịch sử Việt Nam.
Nhiệm vụ của chúng ta:
-Đoàn kết, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách để tiếp tục xây dựng và phát

triển đất nước.
- Kiên quyết đấu tranh, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc…
- Mở rộng quan hệ ngoại giao, thắt chặt tình hữu nghị để phát triển hịa bình.
Kết bài: cảm xúc đánh giá của người viết.
Kiểu 2: Thuyết minh thật lại một sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch:
*Hướng dẫn: Thuyết minh về một sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, ngoài việc
tiến hành theo phương pháp chung cần lưu ý:
-Bài viết phải thể hiện được những đặc trưng nổi bật, riêng biệt của sự kiện là
ngoài tính trang nghiêm cịn có sự vui nhộn, sơi động.
- Lời văn thuyết minh phải dí dỏm, hấp dẫn…
*Đề minh họa: Em hãy thuyết minh về ngày hội trăng rằm ở trường em.
I. Mở bài: Giới thiệu về Tết Trung thu ngắn gọn
II. Thân bài:
Giới thiệu những đặc điểm của lễ hội theo trình tự thời gian một cách thật logic.
– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội:
● Thời gian cụ thể: ngày 15/8 âm lịch hàng năm.
● Nguồn gốc, lí do tổ chức lễ hội: ngày lễ đồn viên, gia đình sum họp, trẻ em

được vui chơi, rước đèn, phá cỗ. Người ta tin rằng Tết Trung Thu kết tinh từ
hai nền văn minh lúa nước Trung Hoa và văn minh đồng bằng châu thổ sơng
Hồng với hình thức đầu tiên là mừng cho mùa màng bội thu.
– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:
● Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn văn nghệ, trò chơi trong đêm hội trăng rằm
● Chuẩn bị làm đèn lồng
● Chuẩn bị về địa điểm…

– Lễ hội trung thu diễn ra như thế nào? Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời
gian.
● Rước đèn, xem múa lân, văn nghệ, vui chơi, phá cỗ, ăn bánh kẹo


– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.
III. Kết bài:

chauanhltt@123

4


Chuyên đề: Văn thuyết minh thuật lại một SKVH

● Khẳng định lại ý nghĩa lễ hội, cảm xúc đánh giá của người viết: Ngày hội

trăng rằm đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc đưa chúng em lại gần
hơn và thêm yêu những giá trị truyền thống dân tộc.
=>Với hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam có rất nhiều các
lễ hội truyền thống trong năm như: tết nguyên đán, tết thanh minh, tết táo qn... Trong
đó, khơng thể khơng kể đến lễ hội trăng rằm - Tết trung thu đã có tự lâu đời ở Việt
Nam. Đây là dịp để các em nhỏ vui chơi, rước đèn, phá cỗ, tạo nên những kỉ niệm đẹp
cho tuổi thơ các em.
Trung thu mang nghĩa là giữa mùa thu. Có thể hiểu tết trung thu được tổ chức
vào giữa mùa thu hay chính là ngày rằm tháng tám hằng năm khi mặt trăng sáng và tròn
đầy nhất. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của các đất nước Á Đơng. Ở
nước ta, tết trung thu có xuất hiện từ rất lâu rồi và được cho là ảnh hưởng bởi văn hóa
Trung Hoa. Tuy nhiên khơng vì thế mà ngày tết này làm mất đi bản sắc Việt.
Tết trung thu đến luôn là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Không giống như ngày lễ
thiếu nhi quốc tế 1/6 được du nhập về từ phương Tây cha mẹ cho trẻ em đi chơi, tết
trung thu gắn kết mọi người trong gia đình, thể hiện niềm quan tâm, yêu thương. Trong
ngày tết này, người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ lớn với đầy đủ các loại bánh kẹo, hoa
quả được trưng bày đẹp mắt, cầu kì. Và đặc biệt khơng thể thiếu được thức q đặc
trưng bánh trung thu. Bánh trung thu có hai loại là bánh nướng, bánh dẻo ngày trước

thường có hình trịn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi chiếc bánh cũng được
biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị. Chuẩn bị kĩ càng mâm cỗ, khi mặt trăng
lên cao, tỏa rạng cũng là lúc gia đình quây quần bên nhau, trẻ em được phá cỗ, ăn uống.
Không những vậy, các em còn được tụ tập tham gia rất nhiều trò chơi. Trên những dãy
phố, ánh đèn lồng với hình: con cá, con thỏ,... rực rỡ sắc màu tỏa sáng, trẻ con nối đuôi
nhau vừa đi rước đèn vừa cười đùa thích thú. Sau đó các em cũng được thỏa sức tổ
chức các trò chơi khác cùng nhau vui đùa đón trăng. Đâu chỉ có trẻ em mới được hưởng
niềm vui, người lớn cũng góp phần. Cả gia đình ông bà cha mẹ bên nhau sau những
tháng ngày mệt mỏi vì cơng việc thường ngày, cùng ngắm trăng, ăn bánh, trị chuyện
vui vẻ ngồi hiên nhà.
Và phần đặc sắc và hấp dẫn nhất thường vẫn luôn là màn múa sư tử. Những anh
thanh niên khốc trên mình chiếc áo lấp lánh, người đội đầu sư tử, người khom lưng
làm đuôi. Đầu sư tử được làm bằng giấy bồi, với đơi bàn tay khéo léo nó được làm nên
mang chút nghiêm nghị nhưng cũng không kém phần duyên dáng, tinh nghịch. Người
điều khiển sư tử dẻo dai múa đầy tài tình, hấp dẫn. Những màn nhảy lên chồm xuống
theo nhịp trống liên hồi khiến người xem không khỏi kinh ngạc. Thi thoảng lại có chú
cuội, chị Hằng đeo mặt nạ màu mè phe phẩy chiếc quạt đi chọc ghẹo mọi người. Màn
đêm tĩnh mịch thường ngày vì thế mà bị phá tan, chỉ cịn ánh trăng chảy lênh láng trong
khơng gian, đọng lại trong những tiếng cười giòn giã.
Những nét đẹp cổ truyền luôn rất giàu ý nghĩa. Ngày tết thiếu nhi tất nhiên là nó
phải mang lại cho trẻ em niềm vui, gắn kết gia đình. Khơng những thế nó cịn mang nét
chauanhltt@123

5


Chuyên đề: Văn thuyết minh thuật lại một SKVH

rất đặc trưng của đất nước có nền văn minh lúa nước. Tết trung thu thể hiện mong ước
của mọi người về một mùa màng bội thu. Nhìn trăng cũng là một cách để dự đốn thời

tiết, vụ mùa thậm chí là cả vận mệnh quốc gia theo kinh nghiệm dân gian. Có thể thấy
ngày tết trung thu mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa. Cuộc sống hiện đại hôm nay bận rộn
với guồng quay cơm áo gạo tiền tết trung thu cũng đã được thay đổi đi rất nhiều. Tuy
nhiên giá trị của nét văn hóa cổ truyền đẹp đẽ ấy khơng vì thế mà phai nhạt, nó vẫn giữ
một vị trí quan trọng khơng thể thiếu trong lịng bất cứ người con đất Việt nào.
Kiểu 3: Thuyết minh thật lại một lễ hội dân gian:
*Hướng dẫn:
-Khi viết kiểu bài này, ngoài việc áp dụng phương pháp chung, cần lưu ý:
+ Lễ hội dân gian thường (không phải là tất cả) gắn với một hoặc nhiều nhân vật lịch
sử, văn hóa… nào đó. Vì vậy, tên nv, sự việc phải chính xác.
+Tái hiện được khung cảnh, khơng khí chung từ bao quát đến nơi diễn ra lễ hội.
+ Thuật lại được diễn biến chính của lễ hội theo trình tự thời gian bằng thơng tin chính
xác, tin cậy.
+Biết kết hợp miêu tả, cảm xúc và đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá hợp lý.
*Đề minh họa: Em hãy thuyết minh về một lễ hội dân gian mà em yêu thích .
Đây là dạng để mở nên người viết phải tự chọn một lễ hội mà bản thân được tham gia
hoặc chứng kiến và mình u thích.
I. Mở bài
Giới thiệu lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế
sơi nổi của thời đại.
II. Thân bài:
Giới thiệu những đặc điểm của lễ hội theo kết cấu thời gian kết hợp với kết cấu logic.
– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội:
+Thời gian cụ thể (thời gian ấy gắn với ý nghĩa lịch sử như thế nào).
+ Địa điểm tổ chức lễ hội.
+ Nguồn gốc, lí do tổ chức lễ hội (tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống hay thể hiện
khí thế sơi nổi của thời đại).
– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:
+Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.
+Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (nếu là lễ hội truyền thống thì chuẩn bị cho việc

rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,…).
+Chuẩn bị về địa điểm…
– Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai phần:
phần lễ và phần hội.
+Nếu là lễ hội tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống thì bao gồm: rước kiệu lễ Phật,
dâng hương lễ vật, các hình thức diễn xướng dân gian, các đoàn khách thập phương.

chauanhltt@123

6


Chuyên đề: Văn thuyết minh thuật lại một SKVH

+Nếu là lễ hội thể hiện khí thế của thời đại: tuyên bố lí do; các đại biểu nêu ý nghĩa,
cảm tưởng về lễ hội, các hoạt động biểu diễn (như đồng diễn, diễu hành, ca nhạc, các
trò vui chơi,…)
– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.
III. Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa lễ hội.
Chú ý: bài văn viết đúng với phong cách của văn thuyết minh, có thể kết hợp
thêm các yếu tố miêu tả (đặc điểm, tiến trình của lễ hội), biểu cảm (nêu cảm nhận về ý
nghĩa của lễ hội); trình bày sạch đẹp, logic.
=>“Làng quan họ q tơi
Tháng giêng múa hát hội
Những đêm trăng hát gọi
Con sông Cầu làng bao xanh
Ngang lưng làng quan họ xanh xanh”
Chỉ bằng ngần ấy câu ca thôi đã hiện lên trong ta bao nhiêu cảm xúc xốn xang về
một lễ hội truyền thống được rất nhiều người dân chờ đón - Hội Lim. Nơi mà những

câu ca quan họ đã ăn sâu thấm nhuần vào từng mạch máu thớ thịt của người dân Kinh
Bắc nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Nhắc đến vùng Kinh Bắc là nhắc đến một mảnh đất đã in đậm những dấu ấn đặc
sắc của văn hóa và lịch sử dân tộc. Mỗi bước đi trên mảnh đất này, mỗi cơng trình kiến
trúc đều in đậm dấu ấn của thời gian, của những thăng trầm mà dân tộc ta đã trải qua.
Và Hội Lim chính là một dấu ấn khó phai ở đó.
Hội Lim là một lễ hội truyền thống thường được tổ chức thường niên mỗi năm
vào ngày 13 tháng giêng âm lịch tại huyện Tiên Du. Đây được coi là một trong những
đặc trưng văn hóa của vùng Kinh Bắc. Dù cho thời gian chuyển động khơng ngừng thì
những giá trị đó vẫn khơng hề bị mai một và mất đi. Đến ngày nay Hội Lim khơng chỉ
cịn là một đặc trưng văn hóa trong vùng nữa mà nó đã vượt lên trên cả khơng gian trở
thành một điểm dừng chân lí tưởng cho du khách buổi đầu năm.
Theo như truyền thuyết kể lại rằng lễ hội Lim được bắt nguồn từ hội chùa liên quan đến
tiếng hát của chàng Trương ở làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ dựa trên
chuyện tình Trương Chi - Mỵ Nương và tính chất của Hội Lim cũng nghiêng về lễ hơi
sinh hoạt văn hóa và hát quan họ.
Nói về tuổi thọ thì có lẽ hội Lim có lịch sử vơ cùng lâu đời và phát triển từ quy
mô hội hàng tổng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp hội Lim tạm
ngưng hoạt động phải đến sau đổi mới nó mới bắt đầu quay trở lại với đời sống tinh
thần người dân trong vùng.
Ngoài ra, hội Lim cịn có một ý nghĩa đó là thể hiện sự kính trọng tưởng nhớ đến
ơng Hiếu Trung Hầu người sáng lập ra những làn quan họ ngọt ngào. Hội Lim diễn ra ở
3 xã chủ yếu là Nội Duệ, Liên Bảo và thị trấn Lim. Thời gian diễn ra lễ hội thường là 3chauanhltt@123

7


Chuyên đề: Văn thuyết minh thuật lại một SKVH

4 ngày trong đó ngày 13 âm lịch là lễ chính bao gồm có nhiều hoạt động nhất như thi

nấu cơm, hát quan họ, đấu vật....
Hội Lim mở đầu là màn rước kiệu với rất nhiều các thành viên mặc trang phục cổ
trang, sau đó các liền anh liền chị sẽ đứng quanh lăng hát đối với nhau. Hội Quan họ
được xem là phần hấp dẫn nhất của lễ hội Lim các liền anh liền chị sẽ ngồi trên thuyền
thúng giữa ao sau đó hát đối những câu hát ngọt ngào. Đây cũng là dịp các bạn trẻ nam
thanh nữ tú tụ họp để tìm ý trung nhân cho mình.
Hội Lim đã làm say lòng biết bao nhiêu du khách thập phương. Bằng những câu
hát trao duyên ngọt ngào, trữ tình, những cử chỉ dịu dàng e ấp của các liền anh liền
chị.... Nó khơng chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống mà hơn thế còn thể hiện
truyền thống yêu nước nhớ nguồn đáng quý của dân tộc.
Kiểu 4: Thuyết minh thật lại một sự kiện trong cuộc sống
*Hướng dẫn:
-Kiểu bài này cần lưu ý:
+ Sự kiện thuyết minh gần gũi trong cuộc sống. Có thể là sự kiện sinh nhật, buổi
lễ chào cờ, lễ trưởng thành đội, lễ tổng kết năm học, sinh hoạt lớp, buổi biểu diễn văn
nghệ ở xóm, phố, làng… nên hầu hết người viết đều có điều kiện được trực tiếp tham
gia hoặc chứng kiến.
+ Do người được trực tiếp tham gia, chứng kiến nên dễ dàng để miêu tả, bộc lộ
cảm xúc, đánh giá, nhận xét… Vì vậy, phải biết lựa chọn và sử dụng hợp lý, tránh sự
lạm dụng các yếu tố khác (như sa vào tả, kể, bộc lộ cảm xúc …) làm mất đi tính chất
của bài thuyết minh.
+ Có những sự kiện (ví dụ: lễ sinh nhật, sinh hoạt lớp …) người điều khiển có
thể thực hiện các sự việc trong sự kiện chưa hợp lý thì người viết có thể sắp xếp lại hợp
lý hơn.
*Đề minh họa: Thuyết minh về buổi lễ chào cờ ở trường em.
1. Mở bài
Giới thiệu về buổi lễ chào cờ.
2. Thân bài
a. Thời gian, địa điểm diễn ra buổi lễ chào cờ:
- Thời gian:

● Tiết đầu tiên của buổi sáng thứ hai hằng tuần
● Trong các buổi mít tinh, khai giảng, bế giảng…
- Địa điểm: Khu vực sân trường
b. Diễn biến của buổi lễ chào cờ
- Chuẩn bị:
● Học sinh xếp ghế, lấy cờ và bảng tên lớp.
● Thầy cô giám sát
● Đội nghi lễ lấy cờ, trống…
- Liên đội trưởng sẽ hô hiệu lệnh, đội nghi thức đánh trống:
● “Kính mời… cùng đứng lên để làm lễ chào cờ”, tồn thể thầy cơ và học
sinh đứng lên trong tư thế nghiêm trang.
chauanhltt@123

8


Chuyên đề: Văn thuyết minh thuật lại một SKVH

● “Chào cờ, chào” - Học sinh sẽ đưa tay lên chào cờ, mắt nhìn theo lá cờ lớn

ở khu vực sân khấu. Các thầy cơ đứng nghiêm trang.
● Tiếp đó là phần hát bài “Quốc ca” và “Đội ca”
● Sau khi câu hát cuối cùng được vang lên, liên đội trưởng hơ to khẩu hiệu:
“Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”, học
sinh tồn trường cùng hơ theo: “Sẵn sàng”.
- Ý nghĩa của buổi lễ chào cờ: Một nghi lễ thiêng liêng, quan trọng thể hiện tinh thần
yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất
nước, với nhân dân.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của buổi lễ chào cờ.

=> Lễ chào cờ mang ý nghĩa thiêng liêng và trang trọng. Ở các trường học, lễ
chào cờ đã trở thành một nghi thức không thể thiếu.
Mỗi tuần, lễ chào cờ sẽ được diễn ra vào tiết đầu tiên của buổi sáng thứ hai.
Ngồi ra, lễ chào cờ cịn được thực hiện trong các buổi khai giảng, bế giảng, lễ mít tinh.
Tồn bộ thầy cô và học sinh trong trường đều phải tham gia lễ chào cờ. Buổi lễ thường
được diễn ra ở dưới sân trường.
Trước giờ chào cờ, các lớp sẽ phân công một số bạn xuống xếp ghế dưới sân
trường. Cán bộ lớp có nhiệm vụ lấy cờ và bảng tên lớp. Khi tiếng trống báo hiệu vang
lên, học sinh sẽ xuống sân trường, xếp thành hàng ngay ngắn. Đội nghi lễ gồm đội cờ
và đội trống vào vị trí sẵn sàng.
Đầu tiên, liên đội trưởng sẽ hơ: “Kính mời các thầy cơ và tồn thể học sinh đứng
dậy làm lễ chào cờ”. Các thầy cơ và học sinh tồn trường sẽ đứng dậy trong tư thế
nghiêm trang và giữ trật tự. Sau đó, liên đội trưởng sẽ hơ to “Chào cờ! Chào!”. Toàn bộ
học sinh tiến hành chào cờ theo nghi thức quy định. Đội nghi thức sẽ đánh trống.
Tiếp đế là phần hát “Quốc ca” và “Đội ca”. Học sinh cần hát to và rõ ràng. Sau
khi câu hát cuối cùng được vang lên, liên đội trưởng hô to khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”. Học sinh tồn trường cùng hơ
theo: “Sẵn sàng”. Nghi thức chào cờ sẽ kết thúc.
Chào cờ là một nghi lễ thiêng liêng, quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm
tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân.
(….)
2.Vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, trường em đều tổ chức một buổi lễ chào cờ.
Em rất thích lễ chào cờ này bởi sau mỗi buổi lễ, em thấy như có thêm nhiều năng lượng
để bắt đầu một tuần học mới.
Sáng thứ hai là sáng đầu tiên của một tuần học và bởi cần chuẩn bị cho buổi lễ
chào cờ nên chúng em phải đến sớm hơn những ngày khác. Đúng bảy giờ kém mười
chúng em đã có mặt tại trường để chuẩn bị ghế và xếp hàng ngay ngắn đợi hồi sống vào
lớp vang lên cũng là lúc buổi lễ chào cờ bắt đầu. Thường khi trời mưa thì giờ chào cờ
sẽ được hỗn lại cịn những hơm trời đẹp, buổi lễ được tổ chức trong niềm hân hoan
của cả thiên nhiên và con người.

Chúng em ngồi dưới sân trường với những hàng được xếp ngay ngắn khiến cho
cả sân trường phủ một màu trắng áo học trò và phấp phới khăn quàng đỏ trên vai. Mở
đầu buổi lễ là khẩu lệnh: “Chỉnh đốn trang phục, chuẩn bị làm lễ chào cờ” được bạn
liên đội trưởng hô vang dõng dạc sau lời nhắc nhở mọi người đứng đúng đội hình đội
ngũ. Tiếng nhạc hùng tráng vang lên và chúng em bắt đầu hát quốc ca tay phải đưa
chauanhltt@123

9


Chuyên đề: Văn thuyết minh thuật lại một SKVH

ngang thái dương và đơi mắt ln hướng về phía lá cờ tổ quốc đỏ tươi đang bay phấp
phới trong gió.
Giây phút ấy trong em chỉ còn lại niềm tự hào và tình cảm khơng tên dội lên
trong lịng về tổ quốc thân yêu. Những lúc ấy em có cảm giác như khơng chỉ có con
người mà ngay cả lùm cây, ghế đá, lớp học cũng đang chìm vào khơng gian nghiêm
trang ấy. Thời gian làm lễ rất nhanh trôi qua và phần thứ hai của buổi lễ cũng quan
trọng không kém, phần tổng kết những ưu khuyết điểm trong suốt một tuần học đã qua.
Khi ấy là lúc em có thể ngắm tồn cảnh trường mình trong buổi lễ.
Tồn cảnh sân trường bao trùm một khơng khí trang nghiêm nhưng khơng ngột
ngạt mà rất dễ chịu. Những cá nhân, tập thể được biểu dương thì phấn khích reo hị, có
thêm động lực để phấn đấu và phát huy, còn những lớp bị phê bình lấy đó làm lời nhắc
nhở để sửa chữa. Em để ý thấy ngay cả những người bạn học bình thường rất nghịch
ngợm thì đều trở nên vơ cùng ngoan ngoãn, dễ mến trong những buổi chào cờ như vậy.
Các bạn không hay chạy nhảy nô nghịch như mọi ngày mà ngồi rất nghiêm chỉnh lắng
nghe những điều cô tổng phụ trách phổ biến trên sân khấu.
Điều làm em thấy thú vị nhất là cuối mỗi buổi chào cờ sẽ có tiết mục văn nghệ
do đội văn nghệ của nhà trường biểu diễn. Các tiết mục hay làm cho ai nấy đều cảm
thấy có tinh thần hơn cho một ngày mới. Buổi lễ chào cờ kết thúc luôn trong sự hân

hoan trên từng nét mặt của mỗi học sinh và khi ấy, em cảm thấy mình như vừa được
tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho một tuần học với nhiều những điều mới mẻ và thú vị
đang chờ đón.

chauanhltt@123

10



×