Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nghiên cứu và xây dựng hệ thống chương trình tiếp dân điện tử phục vụ trả lời ý kiến liên quan đến công nghiệp, thương mại trên website của bộ công thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.18 KB, 45 trang )



BỘ CÔNG THƯƠNG
VĂN PHÒNG BỘ









BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHƯƠNG
TRÌNH TIẾP DÂN ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ TRẢ LỜI Ý KIẾN
LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI
TRÊN Website BỘ CÔNG THƯƠNG

Chủ nhiệm đề tài: TRẦN ĐÌNH LỘC















7287
15/4/2009


HÀ NỘI - 2009




1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I 4
TỔNG QUAN 4
1. Cơ sở pháp lý 4
2. Tính cấp thiết của đề tài 4
3. Mục tiêu của đề tài 5
4. Đối tượng nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Phát biểu bài toán 6
7. Kết quả nghiên cứu 7
CHƯƠNG II 8
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH 8
I. Giải pháp về công nghệ 8
1. Hệ điều hành cho máy chủ 8

2. Cơ sở dữ liệu Microsoft SQL 9
3. B
ộ công cụ Visual Studio .NET 2003 23
4. Phần mềm ứng dụng máy chủ Web Server (IIS 6.0) 24
5. Mô hình phát triển ứng dụng 26
6. Giải pháp hosting hệ thống “Tiếp dân điện tử” trên Internet 28
7. Giải pháp truyền thông 28
8. Phân loại nguời dùng: 28
II. Thiết kế chương trình 29
1. Form đăng nhập 29
2. Form nhập thông tin câu hỏi 29
3. Form lãnh đạo văn phòng xử lý 30
4. Form lãnh đạo vụ xử lý 31
5. Chuyên viên xử lý câu hỏi 32
6. Thiết kế Form nhập liệu danh mục người dùng 33
CHƯƠNG III 34
PHÂN TÍCH VÀ THI
ẾT KẾ HỆ THỐNG 34
1. Thiết kế cơ sở dữ liệu 34
1.1. Danh sách các bảng: 34
1.2. Mô hình dữ liệu giữa các bảng quan hệ 34
1.3. Mô tả chi tiết các bảng cơ sở dữ liệu: 34
2. Mô hình cài đặt hệ thống 36
2.1 Yêu cầu hệ thống 36
2.2 Mô hình cài đặt và triển khai hệ thống: 38
3. Hướng dẫn sử dụng 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44












2
MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, khi đất nước bước vào giai đoạn đổi mới,
Chính phủ đã có những đề án trọng điểm nhằm quốc gia về lĩnh vực công nghệ
thông tin nhằm nâng cao hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy
ngành công nghiệp này phát triển.
Đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2005 và đề
án Chính phủ điện tử
giai đoạn 2006-2010 được ban hành là một minh chứng
cho những cố gắng của Chính phủ nhằm đưa công nghệ thông tin áp dụng vào
các hoạt động của khối cơ quan Nhà nước. Theo đó, các trang thông tin điện tử
của các cơ quan Chính phủ, Bộ ngành ra đời và phát triển. Tuy nhiên, về thực
chất những trang thông tin này mới chỉ đáp ứng được phần yêu cầu thực tế. Trên
thực tế nội dung chính chủ yế
u của các trang này là giới thiệu về chức năng,
nhiệm vụ và cung cấp thông tin hoạt động chứ chưa có nhiều ứng dụng cụ thể
phục vụ cho công tác quản lý. Thế mạnh của công nghệ thông tin hầu như chưa
được khai thác triệt để. Công tác tin học hoá vẫn chưa tiến hành được nhiều.
Vấn đề này thể hiện rõ trong nhiều công việc, trong đó có lĩnh vực hành chính.
Đối với Bộ
Công Thương, được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ nên hệ thống

thông tin của Bộ tương đối phát triển và một phần nào đã đáp ứng được những
yêu cầu trong công tác quản lý. Các hệ thống như thư tín điện tử, hệ thống
chương trình quản lý công văn, công việc, hệ thống chương trình cấp phép tự
động, hệ thống cấp chứng nhận xuất xứ đ
iện tử, … và đặc biệt là gần đây là hệ
thống chương trình cấp phép xuất nhập khẩu tự động, thực sự đã mang lại hiệu
quả rất cao cho công tác quản lý và phục vụ doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, để tin học hoá các công việc hành chính thì Hệ thống thông
tin của Bộ vẫn cần phải bổ sung thêm nhiều ứng dụng nữa thì mới đáp ứng được
các yêu cầ
u đặt ra. Trong lĩnh vực tiếp dân, việc xử lý, giải quyết những vấn đề
quan tâm của người dân trong lĩnh vực công nghiệp thương mại, hiện nay vẫn
được thực hiện theo phương pháp truyền thống, có nghĩa là những quan tâm,
thắc mắc đều được trực tiếp. Mặc dù hàng năm Bộ đã có chương trình cải cách
hành chính, các công việc hành chính đã được tiến hành tương đối nhịp nhàng,
và hiệu qu
ả. Tuy nhiên một số công việc nếu tin học hoá được thì hiệu quả sẽ
cao hơn rất nhiều và giải bớt được rất nhiều chi phí cho người dân cũng như cho
cán bộ quản lý.
Là đơn vị trực tiếp tiếp nhận những hỏi đáp của người dân, Văn phòng Bộ
đã đề xuất với lãnh đạo Bộ cho nghiên cứu và triển khai hệ thống tiếp nhận và
trả
lời hỏi đáp trên Internet. Trên cơ sở những đề xuất của Văn phòng, ngày
tháng năm 2007 Bộ đã ra quyết định số giao Văn phòng thực hiện đề tài:
3
Đây là một đề tài có tính thực tế cao, về thực chất đây sẽ là những nghiên
cứu về việc xâydựng triển khai dịch vụ hành chính công. Kết quả của nó sẽ là
một phần trong cổng thông tin điện tử của Bộ, khi đi vào hoạt động, nó sẽ tạo
điều kiện để người dân thuận lợi hơn trong việc hỏi đáp những vấn đề quan tâm.
Điều này tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đồng thời nâng cao hiệu

quả công việc của cán bộ quản lý.
Trong quá trình nghiên cứu, Văn phòng Bộ đã dựa trên qui trình thực tế để
xây dựng các thuật toán, và mô tả các qui trình dưới góc độ tin học, để từ đó tối
ưu qui trình và xây dựng chương trình. Kết quả của quá trình nghiên cứu là phần
mềm tiếp nhận và trả lời hỏi đáp (tạ
m được gọi là Tiếp dân điện tử). Chương
trình hiện nay đã được triển khai trên mạng Internet. Mọi quan tâm của người
dân vào các lĩnh vực mà Bộ Công Thương được Chính phủ giao quản lý đều
được trả lời, hoặc giải đáp kịp thời.
Ngoài phần mềm Tiếp dân điện tử, kết quả nghiên cứu còn được tổng hợp
thành một báo cáo. Những vấn đề liên quan đến ph
ương pháp nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được thể hiện rất chi tiết trong Báo cáo này.
Nội dung chính của báo cáo bao gồm 3 chương không kể phần mở đầu và kết
luận. Trong đó, chương 1 nêu lý do lựa chọn đề tài, mục tiêp nghiên cứu, và
phương pháp nghiên cứu. Chương 2 nói về hành chính và qui trình nghiệp vụ
thực tế của công tác trả lời hỏi đáp. Chương 3 đi vào phân tích và thiết kế hệ
thố
ng Tiếp dân điện tử, trong chương này dựa vào mô hình thực tế nhóm tác giả
đã xây dựng và mô tả qui trình để từ đó xây dựng chương trình.
Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm tác giả đã khảo sát thực tế, thu thập
thông tin, lựa chọn công nghệ phù hợp, phân tích thiết kế hệ thống và lập trình
xây dựng chương trình. Các mô đun chương trình đã được xây dựng với các
chức năng khác nhau như: đặt câu hỏi, quản trị hệ thống, xuất bản thông tin.
Việc xử lý thông tin đã được xâuy dựng theo đúng qui trình tác nghiệp, dữ liệu
được xử lý hoàn toàn trên mạng theo các thuật toán phù hợp, nên đã đáp ứng
được yêu cầu của người quản lý.
Khi được triển khai sẽ hệ thống Tiếp dân điện tử sẽ giúp cho công tác giải
đáp những vấn đề quan tâm của người dân được nhanh hơn, kịp thời hơn và hiệu
quả hơn. Đồng thời khi hệ thống sẽ góp phần không nhỏ vào trong công tác cải

cách hành chính, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản lý điều hành của Bộ.






4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1. Cơ sở pháp lý
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống chương trình tiếp dân điện tử phục
vụ trả lời ý kiến liên quan đến công nghiệp, thương mại trên website của Bộ
Công Thương”dựa trên mục tiêu chung về ứng dụng và phát triển CNTT quốc
gia.
+ Nghị quyết của Chính phủ số 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 về phát
triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những nă
m 90
+ Quyết định số 211/TTg ngày 07 tháng 04 năm 1995 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về công nghệ thông tin
+ Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt chương trình hành động triển khai ch
ỉ thị 58/CT-TW của Bộ
Chính trị với mục tiêu ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta trong giai đoạn
2001-2005 và giai đoạn 2006-2010

- Quyết định 112/2001/QĐ-TTG ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước.
+ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Thủ
tướng chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan
nhà nước.
+ Căn cứ Quyết định số 1999 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 3
tháng 12 năm 2007 về việc giao kế hoạch Khoa học và Công nghệ năm 2008.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, được sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ trong
việc ứng dụng công nghệ thông tin, nên hệ thống công nghệ thông tin của Bộ
phát triển tương đối mạnh mẽ. Theo đ
ánh giá của Alexa thì trang thông tin điện
tử của Bộ Công Thương luôn được xếp thứ hạng cao so với các Bộ, ngành tại
Việt Nam. Các ứng dụng trên trang thông tin điện tử cũng được tích hợp tương
đối nhiều, trong đó đa phần để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên,
hệt hống thông tin này vẫn chưa đáp ứng hết các yêu cầu đặt ra, việc tin học hóa
các vẫn còn nhiều công việc c
ần triển khai thực hiện.
Nhằm phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp trong giai đoạn 2009-2010
trang thông tin điện tử của Bộ cần tập trung nâng cấp thành cổng thông tin điện
5
tử (Portal) để cung cấp thông tin và các dịch vụ hành chính công trực tuyến,
phục vụ người dân và doanh nghiệp theo Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin;
Tiếp tục cung cấp biểu mẫu điện tử qua cổng thông tin điện tử. Gắn chặt các nội
dung trên với các nhiệm vụ thuộc Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên
các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2008-2010.
Cổng thông tin
điện tử sẽ là nơi để triển khai việc cung cấp các dịch vụ
hành chính công trực tuyến đến mức độ 3 một cách phù hợp về số lượng, quy
mô, cũng như chất lượng. Đến năm 2010 phấn đấu tất cả các dịch vụ hành chính

công được cấp trực tuyến mức độ 3 .Các nhóm dịch vụ hành chính công trực
tuyến mức độ 3 được ưu tiên để triể
n khai trong giai đoạn 2009-2010 chủ yếu là
các loại giấy phép do Bộ cấp.
Như vậy việc xây dựng hệ thống Tiếp dân điện tử là rất cấp thiết, nó là một
phần trong cổng thông tin của Bộ và triển khai hệ thống tiếp dân điện tử cũng là
thực hiện chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của
Bộ. Và cũng nhằm xoá bỏ về cơ
bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu,
rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục
hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân.

3. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu cụ thể của đề tài là Xây dựng thành công một hệ thống Tiếp dân
điện tử bao gồm các chức năng (1) Tin học hoá qui trình tiếp nhận ý kiến, (2)
Tin học hóa qui trình chuẩn bị nội dung trả lời ý kiến, (3) Tin học hóa qui trình
xét duyệ
t nội dung, (4) Tin học hóa qui trình cập nhật ý kiến trả lời, (5) Hệ
thống quản trị hệ thống
4. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống chương trình được xây dựng nhằm đưa hệ thống phần mềm vào
triển khai thực tế tại Bộ Công Thương nhằm giải đáp những quan tâm thắc mắc
của người dân, doanh nghiệp về các lĩnh vực quản lý của Bộ
, do vậy, nhóm
nghiên cứu đã xác định đối tượng nghiên cứu chính là các Vụ chức năng. Phần
phân tích thiết kế hệ thống đã được được khảo sát rất chi tiết tại các đơn vị này
để thiết kế và xây dựng hệ thống chương trình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu đã được
xác định nhóm nghiên cứu áp dụng m

ột số phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập, phân tích đánh giá thông tin
- Phương pháp chuyên gia
Giải pháp để triển khai phương pháp nghiên cứu với các nội dung như sau:
6
+ Nghiên cứu các quy trình liên quan đến nhóm công việc chính, đánh giá
những hệ thống đã được tin học hóa liên quan. Bước này nhằm xác định rõ tiến
trình giải quyết công việc trong thực tế và hiểu rõ những ưu nhược điểm của các
qui trình thủ công để thiết kế hệ thống.
+ Thu thập các số liệu và thống kê về giải quyết các công việc, đánh giá
khối lượng công việc phải giải quyết trên th
ực tế để xác định quy mô cụ thể của
hệ thống.
+ Phân tích yêu cầu quản lý, xác định rõ yêu cầu đối với từng loại công
việc cần được đưa vào chương trình, làm cơ sở cho việc đáp ứng đúng yêu cầu
của người dùng.
+ Tổng hợp yêu cầu, các thông tin khảo sát thực tế, phân tích và thiết kế hệ
thống, phân luồng dữ liệu, nhằm tránh tranh chấp dữ liệ
u và tiết kiệm tài nguyên
bộ nhớ cũng như đảm bảo tốc độ khi cập nhật và khai thác dữ liệu.
+ Nghiên cứu giải pháp ứng dụng khoá công khai vào chương trình, yêu
cầu bảo mật dữ liệu trên đường truyền bao gồm có việc mã hoá dữ liệu và xác
thực nhằm xác thực phiên giao dịch giữa bên tham gia vào giao dịch trao đổi
thông tin, đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin, chống thoái thác trách nhiệm của
các bên giao dịch
+ Nghiên cứu công nghệ
phù hợp với môi trường CNTT hiện tại, xác định
những công nghệ tiên tiến sẽ áp dụng để phát triển chương trình. Những công
nghệ mới phải đảm bảo hoạt động tốt trên môi trường hiện tại, có khả năng tạo
ra sản phẩm thân thiện với người sử dụng.

+ Thử nghiệm những chương trình mẫu, hoàn chỉnh và cài đặt thành hệ
thống thông tin.
Một số công vi
ệc cụ thể:
+ Khảo sát thực tế thu thập thông tin
+ Phân tích, hiện trạng các qui trình thực tế tại Bộ
+ Xây dựng qui trình dưới góc độ tin học
+ Đánh giá qui trình mới
+ Lấy ý kiến chuyên gia
+ Phân tích thiết kế hệ thống theo qui trình đã chuẩn hóa
+ Lập trình xây dựng chương trình
+ Triển khai thử nghiệm
+ Xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu.
6. Phát biểu bài toán
7
Với các đặc điểm về nghiệp vụ, các yêu cầu đưa ra, bài toán “Nghiên cứu
xây dựng hệ thống chương trình tiếp dân điện tử phục vụ trả lời ý kiến liên quan
đến công nghiệp, thương mại trên website của Bộ Công Thương” có thể được
phát biểu như sau:
Nghiên cứu xây dựng triển khai hệ thống thông tin thống nhất và tin học
hóa các quy trình hoạt động tác nghiệp, các hình thức tiếp nhậ
n, lưu trữ, trao đổi,
tìm kiếm, xử lý thông tin trên mạng máy tính, nhằm giải quyết công việc liên
quan đến trả lời ý kiến và hỏi đáp của người dân nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả của công tác điều hành của lãnh đạo. Các hoạt động tác nghiệp của cán
bộ và chuyên viên trong cơ quan được tin học hóa nhằm giảm bớt những thủ tục
không cần thiết, và mang lại hiệu quả cao cho công tác tiế
p dân.
Như vậy, để mang lại hiệu quả và thuận tiện trong việc tin học hoá quản lý
cần thiết kế xây dựng sẽ được phân chia thành các modun riêng cho từng đối

tượng và phân theo các khối chức năng. Việc phân chia này sẽ đảm bảo cho việc
tìm kiếm các thông tin liên quan và sẵn sàng đáp ứng được mọi yêu cầu khi cần
thiết.
7. Kết quả nghiên cứu
Sau quá trình tiến hành nghiên cứu, nhóm tác giả đã xây dựng được hệ

thống chương trình và đã triển khai thử nghiệm trên hệ thống mạng của Bộ. Kết
quả thử nghiệm cho thấy hệ thống chương trình đã hoạt động tốt, đáp ứng được
yêu cầu đề ra. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã xây dựng được báo cáo thực
hiện đề tài, trong đó các giải pháp công nghệ, các qui trình triển khai, và bản
phân tích thiết kế hệ thống cũng được thể
hiện trong báo cáo này.
8
CHƯƠNG II
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

I. Giải pháp về công nghệ
Hệ thống thông tin tại Bộ đang vận hành và phát triển, môi trường công nghệ
đã được thống nhất vì vậy các chương trình, các ứng dụng phải tuân thủ theo
môi trường đang vận hành. Phần này mô tả khái quát những đặc điểm công nghệ
của môi trường công nghệ thông tin hiện tại ở Bộ, nhóm nghiên cứu không trình
bày chi tiết về các công ngh
ệ này, những thông tin có thể tham khảo dễ dàng
trên các tài liệu.
Nền tảng môi trường CNTT của Bộ đang vận hành dựa trên giải pháp công
nghệ của Microsoft với những đặc trưng chính như sau:

1. Hệ điều hành cho máy chủ
Lựa chọn MS Windows Server 2003 là hệ điều hành mạng dành cho máy chủ.
Windows Server 2003 là một hệ điều hành vạn năng hỗ trợ tích hợp cho mô

hình mạng Client/Server. Dòng sản phẩm Server của Microsoft đượ
c thiết kế
làm tăng độ tin cậy, đảm bảo tính năng phân luồng cao và hỗ trợ khả năng tích
hợp các mạng nhỏ trong một hệ thống mạng lớn. Ngoài ra, với sự cập nhật liên
tục trong thời gian gần đây. Windows Server 2000/2003 đã đạt được đến những
tính năng của một hệ điều hành chuyên nghiệp, đáp ứng được các yêu cầu của
một hệ
thống lớn.
Hệ điều hành Windows 2000 Server có 3 phiên bản chính là: Windows
2000 Server, Windows 2000 Advanced Server, Windows 2000 Datacenter
Server. Với mỗi phiên bản Microsoft bổ sung các tính năng mở rộng cho từng
loại dịch vụ. Đến khi họ Server 2003 ra đời thì Mircosoft cũng dựa trên tính
năng của từng phiên bản để phân loại do đó có rất nhiều phiên bản của họ Server
2003 được tung ra thị trường. Nhưng 4 phiên bản được sử dụng rộng rãi nhất là:
Windows Server 2003 Standard Edition, Enterprise Edition, Datacenter Edition,
Web Edition.
So vớ
i các phiên bản 2000 thì họ hệ điều hành Server phiên bản 2003 có
những đặc tính mới sau:
- Khả năng kết chùm các Server để san sẻ tải (Network Load Balancing
Clusters) và cài đặt nóng RAM (hot swap).
- Windows Server 2003 hỗ trợ hệ điều hành WinXP tốt hơn như: hiểu được
chính sách nhóm (group policy) được thiết lập trong WinXP, có bộ công cụ
quản trị mạng đầy đủ các tính năng chạy trên WinXP.
9
- Tính năng cơ bản của Mail Server được tính hợp sẵn: đối với các công ty
nhỏ không đủ chi phí để mua Exchange để xây dựng Mail Server thì có thể sử
dụng dịch vụ POP3 và SMTP đã tích hợp sẵn vào Windows Server 2003 để làm
một hệ thống mail đơn giản phục vụ cho công ty.
- Cung cấp miễn phí hệ cơ sở dữ liệu thu gọn MSDE (Mircosoft Database

Engine) được cắt xén từ SQL Server 2000.Tuy MSDE không có công cụ quản
trị nhưng nó cũng giúp ích cho các công ty nh
ỏ triển khai được các ứng dụng
liên quan đến cơ sở dữ liệu mà không phải tốn chi phí nhiều để mua bản SQL
Server.
- NAT Traversal hỗ trợ IPSec đó là một cải tiến mới trên môi trường 2003
này, nó cho phép các máy bên trong mạng nội bộ thực hiện các kết nối peer-to-
peer đến các máy bên ngoài Internet, đặt biệt là các thông tin được truyền giữa
các máy này có thể được mã hóa hoàn toàn.
- Bổ sung thêm tính năng NetBIOS over TCP/IP cho dịch vụ RRAS
(Routing and Remote Access). Tính năng này cho phép bạn duyệ
t các máy tính
trong mạng ở xa thông qua công cụ Network Neighborhood.
- Phiên bản Active Directory 1.1 ra đời cho phép chúng ta ủy quyền giữa
các gốc rừng với nhau
đồng thời việc backup dữ liệu của Active Directory cũng dễ dàng hơn.
- Hỗ trợ tốt hơn công tác quản trị từ xa do Windows 2003 cải tiến RDP
(Remote Desktop Protocol) có thể truyền trên đường truyền 40Kbps. Web
Admin cũng ra đời giúp người dùng quản trị Server từ xa thông qua một dịch v

Web một cách trực quan và dễ dàng.
- Hỗ trợ môi trường quản trị Server thông qua dòng lệnh phong phú hơn
- Các Cluster NTFS có kích thước bất kỳ khác với Windows 2000 Server
chỉ hỗ trợ 4KB.
- Cho phép tạo nhiều gốc DFS (Distributed File System) trên cùng một
Server.

2. Cơ sở dữ liệu Microsoft SQL
a. Nâng cao bảo mật:
Bảo mật là trong tâm chính cho những tính năng mới trong SQL Server

2005. Điều này phản ánh sự phản ứng lại của Microsoft vớ
i sâu máy tính
Slammer đã tấn công SQL Server 2000. Nó cũng cho thấy một thế giới ngày
càng có nhiều dữ liệu kinh doanh có nguy cơ bị lộ ra ngoài Internet.
+ Bảo mật nhóm thư mục hệ thống:
10
- Nhóm mục hệ thống bao gồm các View bên dưới cấu trúc dữ liệu hệ
thống. Người sử dụng không thấy được bất cứ bảng bên dưới nào, vì thế những
người dùng không có kỹ năng hoặc có ý phá hoại không thể thay đổi hoặc làm
hư hỏng các bảng này được. Điều này ngăn làm hỏng cấu trúc chính mà SQL
Server phụ thuộc vào.
+ Bắt buộc chính sách mật khẩu:
- Khi cài Window Server 2003, có thể áp dụng chính sách mậ
t khẩu của
Window cho SQL Server 2005. Do vậy có thể thi hành chính sách về mức độ và
ngày hết hạn của mật khẩu trên SQL Server 2005 giống hệt như cho tài khoản
đăng nhập vào Windows mà trong 2000 không hỗ trợ tính năng này. Và có thể
tắt hoặc mở việc bắt buộc chính sách mật khẩu cho từng đăng nhập riêng.

+ Tách biệt giản đồ và người dùng:
- SQL Server 2000 không có khái niệm giản đồ (Schema): Người dùng sở
hữu các đối tượng CSDL. Nếu một người dùng User1 tạo một đối tượng là
myTable thì tên của đối tượng sẽ là User1.myTable. Nếu User1 bị xóa, cần thay
đổi tên của đối tượng. Việc này gây ra vấn đề với những ứng dụng phụ thuộc
vào tên của đối tượng để truy xuất dữ liệu.
- Trong SQL Server 2005, ngườ
i dùng có thể tạo giản đồ có tên khác với
người dùng để chứa các đối tượng CSDL. Ví dụ User1 có thể tạo giản đồ có tên
là HR và tạo một đối tượng Employee. Khi tham chiếu đến đối tượng đó như là
HR.Employee. Vì thế nếu User1 xoá, thì không cần thay đổi tên giản đồ, nghĩa

là mã ứng dụng vẫn được giữ nguyên bởi vì đối tượng vẫn được gọi là
HR.Employee.
+ Tự động tạo chứng nh
ận cho SSL:
- Trong SQL Server 2000, khi dùng Secure Sockets Layer (SSL) để đăng
nhập vào thể hiện SQL Server, phải tạo chứng nhận để làm cơ sở sử dụng SSL.
11
SQL Server 2005 tự tạo chứng nhận cho người dùng, điều đó cho phép sử dụng
SSL, mà không cần phải quan tâm việc tạo chứng nhận.
b. Mở rộng T-SQL:
- Transact - SQL là một phiên bản của Structured Query Language (SQl),
được dùng bởi SQL Server 2005. Transact-SQL thường được gọi là T-SQL. T-
SQL có nhiều tính năng do Microsoft phát triển không có trong ANSI SQL
(SQL chuẩn).
- Cải tiến khả năng hỗ trợ XML: SQL Server 2000 cho phép nhận dữ liệu
quan hệ ở dạng XML với mệnh đề FOR XML, hoặc l
ưu trữ XML như dữ liệu
quan hệ trong SQL Server sử dụng mệnh đề OPEN XML. SQL Server 2005 có
thêm một kiểu dữ liệu mới là XML cho phép viết mã nhận dữ liệu XML như là
XML, tránh việc biến đổi từ XML thành dữ liệu quan hệ khi dùng OPEN XML.
Do vậy cũng có thể dùng tài liệu giản đồ biểu diễn trong ngôn ngữ W3C XML
Schema Definition (đôi khi gọi là giản đồ XSD) để chỉ ra cấu trúc hợp lệ trong
XML.
- Việc sử d
ụng khối Try… Catch trong mã T-SQL cho phép chỉ ra điều gì
phải làm khi lỗi xảy ra.
- Trong SQL Server management Studio, người dùng có thể tìm thấy nhiều
đoạn mã mẫu giúp người thực hiện những tác vụ thường gặp với T-SQL.
c. Tăng cường hỗ trợ người phát triển:
+ Hỗ trợ cho Common Language Runtime (CLR):

- CLR Được dùng bơi mã .NET, được nhúng vào trong cỗ máy CSDL SQL
Server 2005. Người có thể viết các thủ tục lưu sẵn, trigger, hàm, tính toán tập
hợp và các kiểu dữ li
ệu do người dùng định nghĩa bằng cách sử dụng các ngôn
ngữ như VB.NET hoặc C#.
- Thử tục lưu sẵn được viết bằng ngôn ngữ .NET là một thay thế tốt cho thủ
tục lưu sẵn mở rộng trong SQL Server 2000 bởi vì người sử dụng có thể chỉ ra
mức độ bảo mật cho mã .NET. Có 3 mức độ bảo mật cho mã .NET:
+ An Toàn: Mức độ này không cho phép truy cập ngoài phạm vi SQL
Server. Mã của người sử
dụng không được phép truy cập hệ thống tập tin,
registry, các biến môi trường hoặc mạng. Đây là mức bảo mật cao nhất.
+ Truy xuất mở rộng: Mức độ này cho phép truy xuất có giới hạn ra ngoài
phạm vi SQL Server. Cụ thể là có thể truy xuất registry, hệ thống tập tin, các
biến môi trường hoặc mạng.
+ Các kiểu dữ liệu mới:
12
- Varchar(max): Kiểu này cho phép dùng chuỗi kí tự lớn hơn 8000 byte
(8000 kí tự). Tối đa là 2 GB.
- Nvarchar(max): Kiểu này cho phép dùng chuỗi kí tự Unicode lớn hơn
8000 byte (4000 kí tự). Tối đa là 2 GB.
- Varbinary(max): kiểu này cho phép dùng dữ liệu nhị phân lớn hơn 8000
byte.
+ SQL Management Object (SMO):
- SMO thay thế cho Distributed Management Objects (DMO) được dùng
trong SQL Server 2000. SMO nhanh hơn DMO ở nhiều thiết lập bởi vì mỗi đối
tượng chỉ được thực hiện từng phần. Ví dụ, muốn liệt kê một danh sách hàng
ngàn đối tượ
ng lên tree view (Cấu trúc hình cây), không cần nạp đầy đủ thông
tin của đối tượng ngay một lần. Ban đầu người dùng chỉ cần hiển thị tên của đối

tượng, khi nào cần thì mới nạp đầy đủ thông tin của đối tượng đó. Điều này giúp
tiết kiệm được nhiều thời gian cho các tác vụ đơn giản.
+ Tự động thực thi mã kịch bản:
- Nếu dùng các chương trình của Microsoft như Microsoft Access, Excel,
có th
ể tạo các macro (mã thực thi) cho phép thực hiện tự động một số tác vụ nào
đó. SQL Server 2005 có tính năng tự động tạo mã kịch bản T-SQL từ những
hành động mà người dùng giao diện hình ảnh trong SQL Server Management
Studio.
+ Truy cập Http:
- Dùng giao thức HTTP để truy cập vào SQL Server 2005 là tính năng mới
cho phép người lập trình truy cập vào SQL Server mà không phụ thuộc vào việc
IIS có đang chạy trên cùng máy hay không. SQL Server có thể cùng tồn tại với
IIS nhưng không giống với SQL Server 2000, IIS không còn là yêu cầu bắt buộ
c
với SQL Server 2005. Truy cập HTTP cho phép phát triển dung XML Web
Service với SQL Server 2005. Truy cập HTTP có thể thực thi nhóm lệnh T-SQL
hoặc thủ tục lưu sẵn. Tuy nhiên, vì lí do bảo maajtm truy cập HTTP mặc định sẽ
bị vô hiệu hóa. Để sử dụng truy cập HTTP phải chỉ rõ người dùng, thủ tục lưu
sẵn và CSDL được phép hỗ trợ nó.
d. Tăng cường khả năng quản lý:
Các công cụ quản lý trong SQL Server 2005 có sự thay đổi rất lớn với SQL
Server 2000. Thay
đổi chính đến từ SQL Server management Studio.
+ Những công cụ quản lý mới:
- Trong SQL Server 2000, công cụ quản lý chủ yếu là Enterprise Manager
và Query Analyzer. SQL Server 2005, Với công cụ quản lý mới là SQL Server
13
Management Studio đã thay thế hoàn toàn 2 công cụ trên của SQL 2000. Công
cụ này cho phép quản lý nhiều thể hiện SQL Server dễ dàng hơn. Từ một giao

diện, người dùng có thể quản lý nhiều thể hiện của cỗ mãy CSDL SQL Server,
Analysis Services, Intergration Services và Reporting Services.
- Công cụ mới SQL Server Configuration Manager cho phép kiểm soát các
dịch vụ kết hợp với SQL Server 2005. Nó có thể thay thế cho Services Manager
và công cụ cấu hình mạng cho Server và Client. cũng có thể kiểm soát một số
dịch vụ khác như: SQL Server, SQL Agent, SQL Server Analysis Services, DTS
Server (Cho SQL Server Integration Services), Full - Text Search, SQL
Browser.
+ Profiler:
- Cho phép người dùng phân tích những vấn đề về hiệu suất thực thi trong
SQL Server 2005.
+ SQL Server Agent:
- Những khả năng của SQL Server Agent, thành phần hỗ trợ cho các tác vụ
đã được lập thời gian biểu, được nâng cao. ví dụ, số tác vụ đồng thời mà SQL
Server Agent có thể chạy được tăng lên. SQL 2000 chỉ dùng SQL Agent trong
những tác vụ liên quan đến cỗ máy CSDL. còn trong 2005, SQL Server Agent
thực thi các tác vụ cho Analysis Services và Integration Services. SQL Server
Agent dùng Windows Management Instrumentation (WMI), cho phép ạn viết
mã tránh thực thi tác vụ, như khi đĩa c
ứng đầy thì các tác vụ vẫn được thực thi
thành công.
+ Cấu hình động:
- Trong SQL Server 2005, có thể thực hiện bất kì Thay đổi cấu hình nào mà
không cần khởi động lại SQL Server, kể cả khi đang chạy trên Windows Server
2003. Bên cạnh đó, cũng có thể thay đổi áp lực CPU và I/O nếu cần, có thể thêm
nóng bộ nhớ cho Server nếu có phần cứng thích hợp.
+ Gửi mail từ CSDL:
- Đây là tính năng khá mới mẻ trong SQL Server 2005. Nó thay thế SQL
Mail trong SQL Server 2000. Database Mail sử dụ
ng giao thức Simple Mail

Transfer Protocol (SMTP). Không còn bất kỳ phụ thuộc nào với Messaging
Application Programming Interface(MAPI) và cũng không còn đòi hỏi phải có
Outlook. Việc loại bỏ những phụ thuộc này tránh được hiều vấn đề mà người
dùng SQL Server 2000 gặp phải với SQL Mail. Ngoài ra, Database Mail cũng
hỗ trợ hoạt động liên tiếp, ghi tập tin Log và kiểm tra hoạt động.
e. Nâng cao độ sẵn sàng của CSDL:
SQL Server 2005 hỗ trợ 3 loại nâng cao độ sẵn sàng của CSDL:
14
- Truy cập dữ liệu đồng thời.
- Sẵn sàng sau khi Server bị hỏng hoặc do thiên tai.
- Sẵn sàng trong khi bảo trì CSDL và sửa đổi.
+ Truy cập dữ liệu đồng thời: Có nghĩa là có thể nhận được dữ liệu trong
khi những người dùng khác cũng đang truy cập nó.
- Tạo ảnh dữ liệu: Tạo bản sao logic của CSDL ở thời điểm xác định.
Người dùng có thể dùng ảnh dữ liệu (Snapshot) làm nguồ
n cho các báo cáo
Reporting Services mà không cần nạp bản sao trực tuyến của CSDL.
- Cô lập ảnh dữ liệu: Đây là cấp cô lập giao dịch mới để cải thiện độ sẵn
sàng của CSDL cho các ứng dụng đọc, bởi vì cơ chế ghi không khóa cơ chế đọc.
Các ứng dụng ghi bắt buộc phải dò tìm xung đột.
- Lập chỉ mục trực tuyến: Trong thời gian chỉ mục được xây dựng lại, nó
v
ẫn có thể được dùng cho việc truy xuất dữ liệu. Điều này xem như cải thiện
hiệu suất thực thi trong khoảng thời gian đó.
+ Sẵn sàng sau khi Server bị hỏng: SQL Server 2005 cung cấp khả năng
sẵn sàng của CSDL liên quan đến hỏng hóc của Server hay các tình huống sự cố
khác tốt hơn. Các tính năng sau được thêm vào liên kết lỗi server đã được hỗ trợ
trong SQL Server 2000 Enterprise:
- Khôi phục nhanh hơn: Sau khi server bị hỏng, CSDL được làm để
sẵn

sàng cho người dùng nhanh hơn trong quá trình khôi phục.
- Tạo bản sao CSDL trực tuyến (Database Mirroring): Sử dụng phần cứng
chuẩn, Server lưu bản sao (Mirror Server) luôn được duy trì bản sao CSDL mới
nhất. Khi Server chính bị lỗi, Server lưu bản sao sẵn sàng để sử dụng chỉ trong
vài giây và server chính lúc này bị ẩn đi đối với người dùng.
- Định hướng ngầm lại kết nối cho Client: Khi khôi phục server lưu bản sao
dùng định hướng ngầm lạ
i kết nối cho client (Transparent Client redirect). Lớp
MDAC (Micrososft Data Access Component) ghi nhận Mirror Server khi kết
nối đến server chính. Nếu server chính bị hỏng, MDAC định hướng kết nối tới
Mirror Server.
+ Sẵn sàng trong khi bảo trì CSDL: Quá trình sao lưu và khôi phục phải tin
cậy nếu muốn khôi phục dữ liệu hiệu quả. Sau đây là một số tính năng hay mà
SQL Server 2005 cung cấp:
- Sửa chữa trực tuyến từng phần (Finer Grained Online repairs): có thể khôi
phục dữ liệu fileGroup với CSDL đang s
ẵn sàng sau khi fileGroup chính được
khôi phục.
15
- Nâng cao chức năng kiểm tra sao lưu dự phòng (Enhanced Backup
Verification): Việc kiểm tra các bản sao lưu dự phòng hoàn thiện hơn các phiên
bản SQL Server trước. Cú pháp Restore Verify Only kiểm tra mọi thức có thể
kiểm, rút ngắn quá trình ghi bản sao lưu dự phòng xuống Server.
- Tạo bản sao của bản sao lưu dự phòng (Backup Media Mirrroring): Điều
này cho phép tạo thêm bản sao lưu dự phòng để giảm thiểu khả năng khôi phục
không thành công hoặc tạo bản sao lưu ngoài.
- Ki
ểm tra tổng trang CSDL (Database Page Checksums): Kiểm tra tổng
(Checksum) được thêm vào từng trang dữ liệu trong CSDL để dò tìm lỗi, nếu
không có thể bị sai sót.

- Kiểm tra tổng bản sao lưu dự phòng (Backup Checksums): Thêm cơ chế
dò tìm lỗi trong khi thực hiện sao lưu dự phòng. Nó có thể tìm lỗi trước và sửa
lỗi sau.
- Sao lưu dự phòng dữ liệu và tập tin log (backup Data and Logs): Những
vấn đề với sao lưu dự phòng tập tin log cùng thời gian với sao lưu dự phòng dữ

liệu của các phiên bản trước đã được giải quyết trong SQL Server 2005.
f. Nâng cao khả năng mở rộng CSDL:
- Cài đặt trong một liên cung: Người dùng có thể cài đặt SQL Server 2005
trong một liên cung (Cluster) lên đến tám nút có thông báo tình trạng của quá
trình trên mỗi nút. Khi cài đặt, Analysis Services sẽ được cài đặt trong một liên
cung. Khả năng cài đặt tự hành vào liên cung là điểm mới của SQL Server 2005.
- Phân vùng dữ liệu: Một vài đối tượng CSDL rất lớn, vì thế cần thiết phải
chia nh
ỏ các đối tượng CSDL thành những phần nhỏ hơn để có thể quản lý
được. Giả sử người dùng có một bảng chứa dữ liệu bán lẻ trực tuyến rất lớn
chứa dữ liệu của nhiều tháng. Người dùng có thể cải thiện hiệu suất thực thi
bằng cách chia bảng thành nhiều phân vùng nhỏ hơn với mỗi phân vùng chứa dữ
liệu của từng tháng. Người dùng c
ũng có thể phân vùng chỉ mục. Nếu phân vùng
dữ liệu và chỉ mục được canh phù hợp với nhau, người dùng có thể lấy các phân
vùng ra khỏi bảng hoặc đưa vào bảng. Điều này rất hữu ích nếu người dùng có
dữ liệu của 12 tháng sau cùng, phân vùng theo từng tháng. Người dùng có thể
lấy dữ liệu của 12 tháng trước ra khỏi CSDL và tạo phân vùng mới cho tháng
hiện thời.
- Giám sát điều chỉnh cỗ máy CSDL: Database Engine Tuning Advisor
(DTA): là chứ
c năng giám sát điều chỉnh cỗ máy CSDL của SQL Server 2005
thay thế cho SQL Server 2000 Index Tuning Wizard. Database Tuning Advisor
có thể giúp người dùng điều chỉnh hiệu suất thực thi cho toàn bộ CSDL chứ

không chỉ riêng cho lập chỉ mục như phiên bản trước.
16
+ DTA có thể quản lý các phân vùng và hỗ trợ điều chỉnh vài hoạt động
liên quan đến việc sử dụng nhiều CSDL . Nó giúp cải thiện khả năng sẵn sàng
của CSDL trong khi tạo chỉ mục. Người dùng có thể thiết lập thời gian tối đa
cho DTA để đạt mức tiêu chuẩn nhằm tránh các trường hợp chạy quá lâu. Người
dùng cũng có thể tìm hiểu các phân tích “What if” trong Database Tuning
Advisor cho phép người dùng khám phá những hiệu quả có thể ti
ếp cận được.
- Hỗ trợ gắn nóng bộ nhớ: Nếu nhu cầu bộ nhớ của của SQL Server của
người dùng tăng đáng kể và người dùng đang chạy SQL Server trên Window
Server 2003 với phần cứng thích hợp. Người dùng có thể tận dụng khả năng hỗ
trợ gắn nóng bộ nhớ (Hot - Add Memory) để gắn thêm bộ nhớ mà không cần tắt
máy chủ. Điều này cho phép người dùng cải thi
ện hiệu suất thực thi dưới tải cao
và tránh được thời gian chết.
- Replication (Đồng bộ): Hiệu suất sao chép và đồng bộ được cải thiện
trong SQL Server 2005. Số Subscriber trong replication được tăng lên.

g. Tăng cường khả năng khai thác thông tin:
- Khai thác thông tin (Business Intelligence) là sức mạnh đáng chú ý của
SQL Server 2005. Các tính năng được thêm vào Analysis Services. Integration
Services thay thế cho Data Transformation Services và Reporting Services được
xây dựng trên các tính năng của Reporting Services 2000 được phát hành đầu
tiên vào năm 2004.
- Khai thác thông tin trong SQL Server 2005 sử dụng các mẫu Integrate,
Analyze và Report. Người dùng có thể dùng Integration Services để kết hợp dữ
liệu từ nhiều nguồn lại với nhau. Sử dụng Analysis Services để có được cái nhìn
chi tiết bên trong dữ liệu. Người dùng có thể tạo các báo cáo thể hiệ
n các phân

tích kinh doanh với người dùng bằng reporting Services.
+ Integration Services:
17
- SQL Server Integration services (SSIS) là một cải tiến từ dịch vụ biến đổi
dữ liệu (Data Transformation). Những khác biệt chính bao gồm việc giới thiệu
các công cụ thể hiện dạng đồ họa như SSIS Designer thông qua BIDS và SQL
Server Import and Export Wizard. Tăng khả năng mở rộng bằng cách sử dụng
các tác vụ tùy chỉnh, nguồn dữ liệu, nơi lưu gửi dữ liệu tới và những biến đổi dữ
liệ
u. những thay đổi về kiến trúc.
- Dòng dữ liệu và dòng điều khiển được tách biệt thành 2 cỗ máy riêng: Cỗ
máy điều khiển ở thời gian chạy cho Integration Services và cỗ máy dòng dữ
liệu cho Integration Services. Sự tách biệt này giúp cho sự kiểm soát việc thực
thi gói dữ liệu tốt hơn, tăng tính trực quan của việc biến đổi dữ liệu và nâng cao
khả năng mở rộng của integration Services bằng cách đơn giả
n hóa việc tạo và
thực thi các tác vụ tùy chỉnh và biến đổi dữ liệu.
- Các tác vụ mới:
+ WMI Data Reader: truy vấn dữ liệu WMI(Windows Management
Instrumentation).
+ WMI Event Watcher: Lắng nghe các sự kiện WMI.
+ Hệ thống tập tin: Thực hiện các hoạt động trên tập tin và thư mục trong
hệ thống tập tin.
+ Web Service: Truy xuất Web Service.
+ XML: Làm việc với các tài liệu XML
+ Analysis Services Execute DDL: Thực thi các tập lệnh DDL.
+ Data Mining Query: Truy vấn dữ liệu cho các mô hình khai thác dữ liệu.
+ Analysis Service:
- Có nhiều thay đổ
i được thực hiện đối với công cụ Analysis Service, thỉnh

thoảng được xem như là công cụ phân tích kinh doanh (Business Analytics).
Được xây dựng từ nền tảng SQL Server 2000 Analysis Services, Microsoft SQL
Server 2005 Analysis Service (SSAS) hỗ trợ thêm cho chức năng khai thác
thông tin (Business Intelligent), khả năng mở rộng gia tăng, tính sẵn có và bảo
mật cho các giải pháp Business Intelligent trong khi làm cho chúng dễ tạo, dễ
triển khai và dễ quản lý.
- Các Trình thiết kế trong SSAS:
Trình Thiết kế Diễn Giải
Cube Designer
Hỗ trợ cho việc sử dụng thông tin phân tích, giao dịch, kịch
bản tập lệnh MDX và các hàm chỉ số hoạt động chính KPI.
18
Data Mining
Model Designer
Được dùng để định nghĩa, xem và kiểm tra các cấu trúc khai
phá, các mô hình khai phá trong BIDS.
Data Source
View Designer.
Cung cấp môi trường dựa trên kiểu biểu đồ, đơn giản để định
nghĩa các bảng và các quan hệ trong Data Source View tới các
đối tượng Analysis Service.
Dimension
Designer
Nâng cao để cung cấp cho những định nghĩa mã phân tích dựa
trên thuộc tính, các cấu trúc phân cấp thuộc tính và do người
dùng định nghĩa, giao dịch và ghi trả mã phân tích.
- Các Wizard SSAS mới và cải tiến:
Wizard Diễn Giải
Business
Intelligent

Wizard
Cung cấp các tính năng khai thác thông tin nâng cao, như chuyển
đổi tiền tệ.
Cube Wizard
Hướng dẫn thực hiện từng bước thiết kế và lặp mẫu dữ liệu ba
chiều. Cung cấp những tính năng nâng cao bao gồm công nghệ tự
xây để phân tích và quyết định mã phân tichsm kiến trúc hình
cây, đánh giá các nhóm từ các bảng và quan hệ của nguồn dữ liệu
bên dưới.
Data Mining
Model
Wizard
Tạo mới các cấu trúc khai phá dựa trên quan hệ hoặc là dữ liệu
phân tích đa chiều có thể được sửa đổi sau đó bằng Data Mining
Designer.
Data Source
View Wizard
Tự động và nhanh chóng nhận thông tin giản đồ quan hệ của
nguồn dữ liệu và xây dựng các bảng, các quan hệ trên các đối
tượng Analysis Services, như Dimensions và Cubes.
Dimension
Wizard
Thêm dần những thay đổi về chiều dữ liệu, ghi trở lại chiều dữ
liệu, đánh giá dựa trên tài khoản và thời gian để thiết kế các chiều
của CSDL trong Analysis Services.
Migration
Wizard
Chuyển CSDL từ các phiên bản Analysis Services trước đây sang
thể hiện của SSAS.
Schema

Generation
Cho phép tạo các giản đồ quan hệ dựa trên các đối tượng
Analysis Service đang tồn tại, Có thể được dùng để định nghĩa
19
Wizard
các chiều và các khối dữ liệu. Sau đó thiết kế bảng nhìn của
nguồn dữ liệu có thể được dùng để tạo và đưa đến một CSDL
quan hệ đặc trưng để hỗ trợ giải pháp khai thác thông tin của bạn.
- Những thay đổi và cải tiến trong SSAS:
Tính Năng Diễn Giải
ADOMD.NET
Trước đây là thành phần trong SQL Server 2000
ADOMD.NET SDK, bây giờ được tích hợp trong SSAS
Analysis
Management
Objects (AMO)
AMO thay thế cho mô hình đối tượng Decision Support
Objects (DSO)
Microsoft .NET
FrameWork
SSAS được tích hợp hoàn toàn vào Microsoft .NET
Framework.
Các biểu thức đa
chiều dữ liệu
Ngôn ngữ Multidimetion Expression (MDX) được thêm vào
hỗ trợ cho kịch bản dòng lệnh, kiểm soát phạm vi ngữ cảnh,
cải thiện tương tác khối dữ liệu con.
Lưu giữ kết quả
tính toán
Các kết quả của thành viên được tính toán hoặc các ô được

tính toán bấy giờ có thể được lưu giữ và quản lý trong vùng
nhớ tạm riêng biệt cho mỗi khối.
Thủ tục lưu sẵn
SSAS cung cấp khả năng lập trình và mở rộng hơn trong thủ
tục lưu sẵn. có thể dùng các chương trình bên ngoài trong
ngôn ngữ C#, C++ hoặc Visual basic để mở rộng chức năng
thực thi của SSAS .
Liên kết lỗi
Hỗ trợ liên kết lỗi 8 nút trên hệ thống 32 bit và 4 nút trên hệ
thống 64 bit.
Hỗ trợ ngôn ngữ
và đối chiếu
Hỗ trợ thiết lập ngôn ngữ và đối chiếu ở cả mức thể hiện và
mức CSDL.
Hỗ trợ đa thể hiện.
Khả năng cài đặt tới 50 thể hiện của dịch vụ Analysis
Services từ phiên bản Microsoft SQL Server 2005
Enterprise Edition trên một máy tính. Lên đến 16 thể hiện
của dịch vụ Analysis Services có thể được cài đặt từ các
20
phiên bản khác của SQL Server 2005.
Các dòng dữ liệu
bị mồ côi trong
bảng
Khả năng sử dụng thiết lập cho mỗi cấu trúc phân cấp trong
một chiều dữ liệu để xác định làm thế nào quản lý các dòng
dữ liệu bị mồ côi trong bảng.
Lưu tạm tích cực
Dùng để làm tăng hiệu năng của các xử lý chiều, phân vùng
và tập hợp dữ liệu.

Hỗ trợ xử lý Hỗ trợ trực tiếp xử lý song song.
Hỗ trợ ngôn ngữ
kịch bản
Khả năng thực thi dòng lệnh các đối tượng CSDL và thường
trình bằng cách sử dụng Analysis Services Script language
(ASSL)
Hỗ trợ XML
Hỗ trợ hoàn toàn XML theo đặt tả XMLA 1.1 (XML for
Analysis)
- Những cải tiến trong khối, chiều và khai thác dữ liệu:
Đối
Tượng
Mục Diễn Giải
Khối dữ
liệu
Chỉ số hoạt động
KPI
KPI là phương pháp đánh giá có thể tùy chỉnh được
dùng bởi các công ty để theo dõi và cải tiến hiệu
năng.
Nhiều bảng thật
Nhiều bảng thật trong một khối đơn được hỗ trợ
thông qua việc sử dụng các nhóm đánh giá.
Luật phối cảnh
Luật phối cảnh mới cho phép định nghĩa tập con
xem được của một khối dữ liệu và có thể cung cấp
một điểm nhìn rõ ràng về ứng dụng hoặc kinh doan
trên khối dữ liệu

Các phép tính bán

công thêm
Cho phép thực hiện các phép tính tập hợp trên mã
phân tích tài khoản được thiết lập bằng tài khoản.
Người sử dụng sau đó thiết lập khối phản ánh cấu
trúc tài khoản công ty mà không cần viết các công
thức dài lê thê và phức tạp
21
Chiều
dữ liệu
các thuộc tính
Chiều dữ liệu bây giờ dựa trên các thuộc tính tương
ứng với các cột trong bảng của chiều

Các nhóm phép
tính đã liên kết và
các chiều dữ liệu
Dữ liệu từ các nguồn dữ liệu khác nhau có thể được
sử dụng bằng cách liên kết một khối với nhóm phép
tính trong một khối khác được lưu trữ trong cùng
CSDL hoặc trong một CSDL khác trên thể hiện của
SSAS. cũng có thể liên kết khối với chiều trong một
CSDl khác.

Đa cấu trúc phân
cấp
Chỉ được hỗ trợ trong một chiều đơn.

Các kiểu chiều dữ
liệu đã được đơn
giản hóa

Hai chiều kiểu dữ liệu là chuẩn và liên kết thay thế
cho 4 kiểu chiều khác nhau trong SQL Server 2000
Analysis Services.
Khai
phá dữ
liệu
Giải thuật
Microsoft
Association
Giải thuật này xây dựng cho những quy tắc mô tả
những thông tin dữ liệu nào thường xuất hiện với
nhau trong một giao dịch nhất.

Giải thuật
Microsoft Linear
Regression
Giải thuật này cung cấp hỗ trợ hồi quy tuyến.

Giải thuật
Microsoft
Logistic
Regression
Giải thuật này cung cấp hỗ trợ hồi quy logic.

Giải thuật
Microsoft Nave
Bayes
Giải thuật này được dùng để khám phá dữ liệu giữa
các cột đầu vào và các cột có thể dự đoán trước và
khám phá quan hệ giữa chúng.


Giải thuật
Microsoft Neural
Network
Giải thuật này tạo sự phân loại và mô hình khám phá
hồi quy bằng cách xây dựng các mạng neron cảm
nhận đa lớp. Lý tưởng cho các mô hình phi tuyến
tính.

Giải thuật
Microsoft
Giải thuật này nhận ra các cung liên kết của các sự
kiện tương tự nhau được sắp xếp theo thứ tự trong
22
Sequence
Clustering
một chuỗi mà có thể được dùng để dự đoán thứ tự
tương tự của các sự kiện trong chuỗi dựa trên những
đặc tính đã biết.

Giải thuật
Microsoft Time
Series
Giải thuật phân tích dữ liệu có liên hệ đến thời gian,
chẳng hạn như dữ liệu bán hàng hàng tháng hoặc lợi
nhuận hàng năm, cho các mẫu dùng để dự đoán giá
trị trong thời gian tới.
- Những thay đổi khác đối với khối dữ liệu, chiều dữ liệu và khai thác dữ
liệu bao gồm:
+ Dữ liệu và siêu dữ liệu bây giờ chỉ được nạp vào bộ nhớ khi cần thiết,

không giới hạn chiều dữ liệu.
+ Một vài tác vụ được thêm vào SSAS có thể được dùng để tạo một giải
pháp khai phá dữ liệu hoàn hảo.
+ Yêu cầu nhóm thành viên cho các chiều dữ liệu đã
được loại bỏ.
+ Reporting Services:
- Nếu có một công nghệ được mọi người dùng nhiều nhất khi truy cập vào
SQL Server 2005 thì đó chính là dịch vụ báo cáo Reporting Services. Với hầu
hết người dùng, báo cáo vẫn là trái tim của việc quản lý CSDL. Với Report
Builder mới và Report Designer đã được cải thiện rất nhiều. Tất cả đã được tích
hợp hoàn toàn với BIDS.
- Report Builder: Có thể chứng minh là phần thêm được chờ đợi nhiều nhất
trong SQL Server 2005. Được thiết k
ế cho người dùng cuối mà không cần có
nhiều kiến thức kỹ thuật, được dùng từ giao diện web để tạo ra những báo cáo
đặc biệt. Report Builder có thể được truy suất thông quan URL hoặc từ Report
Manager.
- Model Builder: Một loại dự án mới được thêm vào, nó được dùng bởi
Report Builder để tạo các báo cáo đặc biệt. có thể tạo một mẫu dùng Model
Designer trong BIDS, Model Designer cung cấp một số Wizard (Tạo theo quy
trình mẫu) để giúp chỉ ra nguồn dữ liệu, View dữ
liệu và phát sinh các báo cáo
mẫu.
- Report Designer: Report Designer mới chạy trong BIDS với một số thay
đổi và cải tiến so với phiên bản trước:
+ Expression Editor cung cấp nhiều hàm cho người tạo lập cũng như những
tính năng theo ngữ cảnh.
23
+ Nguồn dữ liệu động, cho phép chuyển đổi nguồn dữ liệu ở thời gian chạy
dựa trên điều kiện chỉ ra trong biểu thức.

+ Analysis Services Query Designer mới giúp tạo các truy vấn MDX
+ Xử lý dữ liệu mở rộng mới cho phép xây dựng các báo cáo từ dữ liệu
được phát sinh bởi gói SSIS.
- Report Functionality: SQL Server 2005 Reporting Services bao gồm
những cải tiến trong chức năng báo cáo đem đến những lợi ích đặc biệt cho
ng
ười dùng:
+ Sắp xếp theo những tương tác trong báo cáo.
+ Khả năng in các báo cáo nhiều trang.
+ Khả năng dùng các tham số đa trị.
- Reporting Services Configuration Tool: Đây là công cụ mới chạy từ trình
đơn Start của Window trên máy tính chạy Report Server: (Start > SQL Server
2005 > Configuration Tool > Reporting Services Configuration). Được dùng để
cấu hình Report Server để tạo và sử dụng CSDL Report Server trên một thể hiện
của SQl Server từ xa.
3. Bộ công cụ Visual Studio .NET 2003
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ công cụ này để phát triển chương trình.
Cùng vớ
i bộ phận cộng thêm (add in) của bộ MS SQL Server 2000 Reporting
services, Visual studio .NET 2003 (VS 2003) được bổ sung tính năng thiết lập
các dự án nghiệp vụ thông minh (Business Intelligence Project – BI Project). VS
2003 được lựa chọn để làm công cụ phát triển vì chúng có các tính năng:
Kiến trúc ứng dụng mềm dẻo:
• Dịch vụ Web cho phép lập trình viên dễ dàng lắp ráp các ứng dụng mới từ
những đoạn mã cũ cũng như mới, không cần quan tâm tới platform, ngôn ngữ
lập trình, hay mô hình đố
i tượng. Dịch vụ Web đem lại sự linh hoạt trong cung
cấp các dịch vụ mới cho người dùng.
• Sử dụng các ứng dụng, kỹ năng lập trình, cơ sở hạ tầng công nghệ thông
tin sẵn có để thiết kế, xây dựng, triển khai và quản lý ứng dụng nghiệp vụ quan

trọng của tổ chức nhanh hơn và hiệu quả hơn. Tất cả các thành viên trong nhóm
lập trình có thể làm việ
c cùng nhau tốt hơn, và liên lạc hiệu quả với những người
làm nghiệp vụ để bảo đảm ứng dụng thoả mãn những yêu cầu nghiệp vụ.
• Xây dựng trên nền chuẩn, dễ dàng mở rộng. Chuẩn ECMA C# và CLI
đảm bảo sự hỗ trợ rộng rãi của công nghiệp IT cho Microsoft .NET và khả năng
phân phối phần mềm như một dịch vụ.
Tối đa hiệu suất c
ủa lập trình viên:
24
• Bộ công cụ hoàn thiện để xây dựng nhiều loại ứng dụng khác nhau cho
nhiều kiểu giao diện người dùng, bao gồm client Windows thông thường, trình
duyệt, và thiết bị di động. Kinh nghiệm sẽ đến với các lập trình viên .NET một
cách tự nhiên với rất ít hoặc hoàn toàn không yêu cầu đào tạo.
• Tận dụng các kỹ năng sẵn có của lập trình viên trong chọn ngôn ngữ ưa
thích trong số hàng chục ngôn ngữ lập trình được .NET h
ỗ trợ để tăng tối đa
hiệu suất lập trình. Các ứng dụng (bao gồm cả dịch vụ Web) dù được viết bằng
bất cứ ngôn ngữ nào, cũng có thể được chia sẻ và tái sử dụng, cho phép các lập
trình viên tận dụng mã có sẵn và xây dựng các ứng dụng nhanh hơn. Thêm nữa,
sẽ phải viết ít hơn nhờ khả năng kéo và thả các component. .NET Framework tự
động giải quyết các vấ
n đề phức tạp của dịch vụ Web. Lập trình viên chỉ cần
quan tâm tới logic ứng dụng, không cần nghĩ đến các chi tiết kỹ thuật. Một mô
hình lập trình trực quan, thống nhất giúp đơn giản hoá việc lập trình.
• Cho phép các nhóm lập trình chia sẻ kinh nghiệm và các kiến trúc ứng
dụng thành công, bắt đầu công việc dễ dàng hơn. Liên kết toàn bộ quy trình phát
triển, Visual Studio .NET cung cấp tất cả các chức năng cho việc lậ
p trình ứng
dụng trong môi trường doanh nghiệp – bao gồm cả thiết kế, thử nghiệm và triển

khai ứng dụng, cũng như cộng tác với các thành viên khác trong nhóm.
Các tính năng cải tiến:
• Tăng cường hiệu năng, khả năng mở rộng, và độ tin cậy. Nhờ một kiến
trúc cao cấp để xây dựng các ứng dụng phân tán cùng rất nhiều cải tiến khác để
nâng cao tốc độ thực thi, các ứng d
ụng được tạo với Visual Studio .NET có thể
chạy nhanh hơn.
• Tính năng triển khai “no-touch” cho phép cài đặt chương trình dễ dàng.
• Tránh xung đột phiên bản DLL, các ứng dụng mới có thể chạy song song
với các phiên bản cũ.
• Tự tin hơn với mô hình an toàn bảo mật mới vững chắc hơn. Giảm chi phí
quản trị bằng cách triển khai các ứng dụng có thể chạy trong một “hộp cát” an
toàn trên máy client mà không cần cài đặt. .NET Framework cung cấp khả năng
phân quyền chi tiết những gì ứng dụng có thể và không thể làm, và giảm lượng
mã phức tạp lập trình viên cần để tạo ra các ứng dụng an toàn, đáng tin cậy.
Khai thác hệ cơ sở dữ liệu SQL Server™ 2005. Nhanh chóng tạo các Web
site thương mại điện tử với Commerce Server. Tích hợp dễ dàng với các ứng
dụng và dữ liệu trong các hệ thống cũ với Host Intergration Server

4. Phần mềm ứng dụng máy chủ Web Server (IIS 6.0)
Với giải pháp sử dụng MS Windows 2003 Server là hệ thống dành cho máy
chủ thì IIS (Internet Information Services) sẽ là lựa chọn hợp lý để làm

×