Tải bản đầy đủ (.docx) (174 trang)

Giáo trình đường lối cách mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 174 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CƠNG NGHIỆP
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TÀI LIỆU HỌC TẬP
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

Đối tượng: SV trình độ Đại học
Ngành đào tạo: Dùng chung cho các ngành

Hà Nội, 2019


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH............................................................................ ii
LỜI GIỚI THIỆU....................................................................................................... 1
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM... 2
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU....................................................... 2
1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 2
2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 5
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN
HỌC.............................................................................................................................. 5
1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu môn học..................................... 5
2. Ý nghĩa của việc học tập môn học....................................................................... 6
CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG
LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG........................................................... 7
1.1. HỒN CẢNH LỊCH SỬ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM....... 7


1.1.1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX...................................... 7
1.1.2. Hoàn cảnh trong nước..................................................................................... 10
1.2. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN
CỦA ĐẢNG................................................................................................................. 21
1.2.1. Hội nghị thành lập Đảng................................................................................. 21
1.2.2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.......................................................... 23
1.2.3. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng..................................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 1945)............................................................................................................................. 28
2.1. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939...................... 28
2.1.1. Chủ trương của Đảng trong những năm 1930 - 1935..................................... 28
2.1.2. Trong những năm 1936 - 1939....................................................................... 33
2.2. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945...................... 35
2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng........... 35
2.2.2. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền........................... 39
CHƯƠNG 3: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ
ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC 1945 - 1975................................................................. 46
3.1. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
(1945 - 1954)................................................................................................................ 46
3.1.1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945 - 1946)........ 46
3.1.2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng
chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954)................................................................... 51
3.1.3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm............ 57


3.2. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
(1954-1975)................................................................................................................... 60
3.2.1. Giai đoạn 1954 – 1964.................................................................................... 60
3.2.2. Giai đoạn 1965 – 1975.................................................................................... 69
3.2.3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm...... 72

CHƯƠNG 4: ĐƯỜNG LỐI CƠNG NGHIỆP HĨA................................................ 77
4.1. CƠNG NGHIỆP HĨA THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI.......................................... 77
4.1.1. Mục tiêu và phương hướng cơng nghiệp hóa................................................. 77
4.1.2. Đánh giá sự thực hiện đường lối cơng nghiệp hố......................................... 79
4.2. CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA THỜI KỲ ĐỔI MỚI........................... 81
4.2.1. Q trình đổi mới tư duy về cơng nghiệp hóa................................................ 81
4.2.2. Mục tiêu, quan điểm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa...................................... 84
4.2.3. Định hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri
thức............................................................................................................................ 98
4.2.4. Kết quả và nguyên nhân................................................................................. 91
CHƯƠNG 5: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.................................................................... 95
5.1. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG................ 95
5.1.1. Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kì trước đổi mới................................. 95
5.1.2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới........... 98
5.2. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA...........................................................103
5.2.1. Mục tiêu và quan điểm cơ bản........................................................................103
5.2.2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.............................................................................................................105
5.2.3. Kết quả và nguyên nhân.................................................................................107
CHƯƠNG 6: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ...................111
6.1. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI
MỚI (1945 - 1985)........................................................................................................113
6.1.1. Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân (1945 - 1954).......................................113
6.1.2. Hệ thống dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chun chính vơ sản
(1954 - 1975)............................................................................................................114
6.1.3. Hệ thống chun chính vơ sản theo tư tưởng làm chủ tập thể (1975 - 1985)
..................................................................................................................................115
6.2. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI........118

6.2.1. Đổi mới tư duy về hệ thống chính trị..............................................................118
6.2.2. Mục tiêu và quan điểm xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới............119
6.2.3. Đánh giá sự thực hiện đường lối.....................................................................124
CHƯƠNG 7: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ VÀ
GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI.....................................................................126


7.1. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT
TRIỂN NỀN VĂN HÓA..............................................................................................127
7.1.1. Thời kỳ trước đổi mới.....................................................................................127
7.1.2. Trong thời kỳ đổi mới.....................................................................................131
7.2. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ
XÃ HỘI.........................................................................................................................143
7.2.1. Thời kỳ trước đổi mới.....................................................................................144
7.2.2. Trong thời kỳ đổi mới.....................................................................................145
CHƯƠNG 8: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI................................................................152
8.1. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1986.............................153
8.1.1. Hoàn cảnh lịch sử...........................................................................................153
8.1.2. Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng.........................................................154
8.1.3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân.....................................................155
8.2. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI HỘI NHẬP Q́C TẾ THỜI KỲ ĐỞI MỚI...........156
8.2.1. Hồn cảnh lịch sử và q trình hình thành đường lới.....................................156
8.2.2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế................................161
8.2.3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế nguyên nhân......................................................163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................167


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Tiếng Việt

Tiếng Anh

AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN

ASEAN Economic Community

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương

Asian-Pacific Economic
Cooperation

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Association of Southeast Asian
Nations

ASEM

Diễn đàn hợp tác Á - Âu

Asia-Europe Meeting


CT
CNXH

Chỉ thị
Chủ nghĩa xã hội

IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Nxb

Nhà xuất bản

OECD


International Monetary Fund

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế

Organization for Economic Cooperation and Development

Quyết định
Council of Mutual Economic
Assistance

SEV


Hội đồng Tương trợ Kinh tế

TW

Trung ương

(Совет экономической
взаимопомощи Sovyet
Ekonomičeskoy
Vzaimopomošči)

Chương trình Phát triển Liên Hiệp
Quốc

United Nations Development
Programme

Ngân hàng Thế giới

World Bank

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

World Trade Organization

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


UNDP
WB

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
HÌNH
Hình 1.1: Q trình xâm lược và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam
Hình 1.2: Các giai cấp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
Hình 1.3: Hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh 1911-1941
Hình 1.4: Sự ra đời của các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam
Hình 1.5: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Hình 2.1: Luận cương chính trị (10/1930)
Hình 2.2: Lược đồ phong trào 1930-1931
Hình 2.3: Các vùng đất bị Nhật Bản chiếm đóng trong chiến tranh thế giới thứ II
Hình 2.4: Lược đồ khu giải phóng tháng 6/1945
Hình 2.5: Máy bay Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản 8/1945
Hình 3.1: Nguy cơ mất nước sau Cách mạng Tháng Tám 1945
Hình 3.2: Hiến pháp Việt Nam 1946
Hình 3.3: Bom ba càng - biểu tượng của tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
Hình 3.4: Quang cảnh hội nghị Giơnevơ (Genève) năm 1954
Hình 3.5: Thành tựu chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc
Hình 3.6: Lược đồ cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954-1975
Hình 3.7: Xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc lập ngày 30/4/1975
Hình 4.1: Các khu tập thể cũ ở Hà Nội
Hình 4.2: Bốn trụ cột của nền kinh tế tri thức
Hình 4.3: Bản đồ các vùng kinh tế Việt Nam
Hình 5.1: Tem phiếu thời bao cấp

Hình 5.2: Lược đồ sự phát triển của kinh tế
Hình 6.3: Chủ tịch Quốc hội Việt Nam qua các thời kỳ
Hình 6.1: Sơ đồ Hệ thống chính trị Việt Nam từ 1945 đến nay
Hình 6.2: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ngày 3/11/1946
Hình 6.3: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ
Hình 6.4: Bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay
Hình 6.5: Chủ tịch Quốc hội Việt Nam qua các thời kỳ
Hình 7.1: Lớp học Bình dân học vụ
Hình 7.2: Bánh chưng bánh giày trong dịp tết cổ truyền Việt Nam
ii


Hình 7.3: Các dân tộc Việt Nam
Hình 8.1: Lịch sử các cuộc cách mạng cơng nghiệp
Hình 8.2: Q trình hội nhập của Việt Nam
Hình 8.3: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế
Bảng 5.1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam (đơn vị %)

iii


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (dành cho sinh
viên đại học, cao đẳng, khối khơng chun ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội -2018 theo chương trình đào tạo và quy chế học tập là
yêu cầu bắt buộc đối với mỗi sinh viên. Sau khi nghiên cứu và học tập bộ môn này sẽ
giúp sinh viên hiểu rõ hơn những kiến thức cơ bản về sự ra đời của Đảng, quá trình hình
thành bổ sung và phát triển đường lối của Đảng về kháng chiến và xây dựng đất nước.

Qua đó sinh viên hiểu rõ lịch sử Việt Nam, tự hào với quá trình đấu tranh dựng nước và
giữ nước của dân tộc trong thời hiện đại, hiểu đúng đường lối của Đảng để xây dựng
niềm tin, lý tưởng cách mạng, vận dụng một cách sáng tạo vào việc học tập, nghiên cứu
vào ứng dụng trong thực tiễn, có những kiến nghị hữu ich trong xây dựng đất nước.
Từ giáo trình đến chuyển tải kiến thức của giảng viên và tiếp nhận tri thức của
sinh viên là một q trình ln địi hỏi phải đổi mới nội dung và phương pháp cho phù
hợp yêu cầu khách quan. Việc biên soạn “Tài liệu học tập Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam” bám sát Chương trình và đề cương mơn học Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu đã tổng hợp
hóa, cụ thể hóa nội dung trong các cuốn giáo trình mơn Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam (dùng cho sinh viên Đại học, Cao đẳng khối không chuyên ngành
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) được bổ sung và phát triển từ năm 2009 đến 2018,
tổng hợp tri thức trong các tài liệu có liên quan và liên hệ, vận dụng sát với thực tiễn cuộc
sống. Tài liệu học tập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cả giảng viên và sinh viên
trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.
Căn cứ Quyết định Số: 829/QĐ-ĐHKTKTCN của Hiệu trưởng trường Đại học
Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp về ban hành “Quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm
định, duyệt và sử dụng giáo trình, tài liệu học tập của trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật
Công nghiệp”, khoa Lí luận Chính trị tổ chức biên soạn “Tài liệu học tập Đường lối
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng
dạy và học tập cho đối tượng sinh viên không chuyên ngành Mác - Lênin. Mặc dù đã cố
gắng song không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn
đọc để lần tái bản tài liệu học tập hoàn chỉnh hơn.
Thay mặt tập thể tác giả

Ths Đào Thanh Bình
iv


CHƯƠNG MỞ ĐẦU

ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là một mơn khoa học bắt
buộc có đối tượng nghiên cứu rõ ràng. Hồn thành các mơn học Những nguyên lý cơ bản
của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam tương đương với việc sinh viên đã hồn thành mức độ sơ cấp về lý
luận chính trị. Sau khi nghiên cứu và học tập chương này, sinh viên cần nắm được:
 Các vấn đề về đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn học Đường
lối cách mạng Việt Nam;
 Hiểu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của việc học tập môn học Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và giúp sinh viên vận dụng một cách sáng tạo vào
việc học tập, nghiên cứu, công tác của bản thân.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Một số khái niệm:
- Đảng phái chính trị: (thường gọi tắt là đảng) là một tổ chức chính trị tự nguyện
với mục tiêu được một quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền, thường là bằng
cách tham gia các chiến dịch bầu cử. Các đảng thường có một hệ tư tưởng hay một đường
lối nhất định, nhưng cũng có thể đại diện cho một liên minh giữa các lợi ích riêng rẽ. Các
đảng thường có mục tiêu thực hiện một nhiệm vụ, lý tưởng của một tầng lớp, giai cấp,
quốc gia để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp, giai cấp hay quốc gia đó.
- Đảng cầm quyền: Đảng cầm quyền được hiểu là đảng nắm giữ những vị trí chủ
chốt của bộ máy nhà nước để kiểm sốt q trình hoạch định và thực thi các chính sách
quốc gia. Là đảng trực tiếp có quyền lực nhà nước; các quyết định của đảng thể hiện qua
danh nghĩa quyền lực nhà nước (quyền lực do người dân ủy nhiệm), thơng qua các thủ
tục, các q trình đã được pháp luật quy định.
Ở nước ta, sau khi giành được chính quyền (1945), Đảng Cộng sản trở thành đảng
cầm quyền và cũng là đảng cầm quyền duy nhất từ đó đến nay. Trong các văn bản, sách báo

chúng ta ít sử dụng cụm từ đảng cầm quyền, mà chủ yếu là sử dụng cụm từ đảng lãnh đạo.
- Đảng lãnh đạo: là khái niệm được các nhà kinh điển Mác - Lênin sử dụng bắt đầu
vào những năm nửa cuối của thế kỷ XIX, khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời. Là
một hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp; là thực hiện vai trò tiên phong trong cách mạng
2


vô sản; là sự gương mẫu, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân để làm sao lôi kéo được sự
đồng tình ủng hộ một cách tự nguyện của đại đa số nhân dân lao động đối với đảng1.
- Cương lĩnh: là tổng thể những điểm chủ yếu về mục đích, đường lối, nhiệm vụ
cơ bản của một tổ chức chính trị, một chính Đảng trong một giai đoạn lịch sử.
Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những bản Cương lĩnh sau:
Chính cương, sách lược vắn tắt (3/2/1930), Luận cương chính trị (10/1930), Chính cương
của Đảng Lao động Việt Nam (2/1951), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (7/1991) và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội bổ sung, sửa đổi (2011).
- Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: là một loại hình đấu tranh dân tộc và
giai cấp ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Nhiệm vụ của nó là đánh đổ ách thống trị của
thực dân để giành độc lập cho đất nước, xóa bỏ mọi áp bức của chế độ phong kiến để
đem lại quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ do giai
cấp công nhân lãnh đạo nhằm thực hiện triệt để các nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, dựa vào
các lực lượng cách mạng của mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, lấy liên minh công
nhân, nông dân và tiểu tư sản làm động lực, xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân
dân, mở đường đưa đất nước tiến dần từng bước theo con đường xã hội chủ nghĩa - đó
chính là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam
tiến hành từ 1930 dưới ngọn cờ “độc lập tự do” của Hồ Chí Minh do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cuộc cách mạng đó đã
kết thúc thắng lợi vào mùa xuân 1975, mở ra một kỉ nguyên mới - cả nước quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
a. Khái niệm “đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”

Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, ra đời ngày 3/2/1930.
- Đảng đại diện cho lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh.
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của Đảng là nguyên tắc tập trung dân chủ.
Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam:
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa;
- Thắng lợi của cuộc đấu tranh chống sự xâm lược của thực dân Pháp (1954) và đế
1

PGS,TS Nguyễn Hữu Đổng, TS Ngô Huy Đức, “Nhận thức các khái niệm đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo ở nước
ta hiện nay”, Lý luận chính trị, số 6/2011, tr 33-34.

3


quốc Mỹ (1975), giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước;
- Thắng lợi của công cuộc Đổi mới (được tiến hành từ năm 1986) trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao.
Định nghĩa Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam:
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, vấn đề cơ bản trước hết là để ra đường lối
cách mạng. Hoạch định đường lối là cơng việc quan trọng hàng đầu của một chính đảng.
Đường lối cách mạng của Đảng:
- Là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng,
nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam.

- Đường lối được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị… của Đảng.
- Bao gồm đường lối đối nội và đường lối đối ngoại: đường lối cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, đường lối giành chính quyền,
đường lối kháng chiến, đường lối xây dựng kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội và đường
lối đối ngoại.
Đường lối cách mạng của Đảng chỉ có giá trị chỉ đạo thực tiễn khi nắm bắt đúng
quy luật vận động khách quan. Vì vậy trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng,
Đảng phải thường xuyên chủ động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để kịp thời điều
chỉnh, phát triển đường lối, thậm chí nếu thấy đường lối khơng cịn phù hợp với sự vận
động của thực tiễn thì phải thay đổi.
Đường lối đúng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng, quyết
định vị trí, uy tín của Đảng với quốc gia, dân tộc. Do đó, xây dựng đường lối đúng đắn là
nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Đảng.
b. Đối tượng nghiên cứu môn học
Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu đường lối do Đảng đề ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng của
Đảng từ 1930 đến nay.
- Là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách
mạng Việt Nam - từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Mối quan hệ với các mơn khoa học Mác-Lênin khác
- Có quan hệ mật thiết với hai môn khoa học mà sinh viên đã hồn thành trước đó
là mơn học Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và môn học Tư tưởng Hồ
Chí Minh.
- Nắm vững hai mơn học Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và
Tư tưởng Hồ Chí Minh giúp sinh viên có tri thức và phương pháp khoa học để nhận thức
và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng sâu sắc và tồn diện hơn.
4


- Nghiên cứu Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng giúp sinh

viên hiểu rõ hơn vai trò nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ môn học:
- Làm rõ sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Làm rõ quá trình hình thành, bổ sung và phát triển đường lối cách mạng của
Đảng. Đặc biệt là đường lối trên một số lĩnh vực cơ bản của thời kỳ đổi mới.
- Làm rõ kết quả thực hiện đường lối, đánh giá và đưa ra bài học kinh nghiệm.
Nhiệm vụ của giảng viên:
- Cần nghiên cứu đầy đủ các cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị của Đảng trong toàn
bộ tiến trình lịch sự và cập nhật hệ thống đường lối thường xuyên, liên tục.
- Làm rõ hoàn cảnh, nội dung, sự bổ sung và phát triển của đường lối, gắn lý luận
với thực tiễn trong quá trình giảng dạy.
Nhiệm vụ của sinh viên:
- Chuẩn bị bài thật kỹ trước khi lên lớp;
- Cần nắm vững nội dung cơ bản đường lối của Đảng;
- Vận dụng vào thực tiễn.
Nhiệm vụ thực tiễn cho cả người dạy và người học: Có thể đóng góp ý kiến cho
Đảng về đường lối, chính sách, giúp Đảng hoàn thiện đường lối và đáp ứng được yêu cầu
phát triển trong thời kỳ mới.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN
HỌC
1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu môn học
a. Cơ sở phương pháp luận
- Thế giới quan, phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin;
- Các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh;
- Các quan điểm của Đảng.
b. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử: là phương pháp tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của
sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và khơng gian như nó đã từng diễn ra (quá

trình ra đời, phát triển, tiêu vong).
- Phương pháp logic: là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức
tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng trong sự vận động của cái
khách quan được nhận thức này.
5


- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, quy nạp, diễn dịch, phương pháp liên
ngành, phân tích số liệu…
2. Ý nghĩa của việc học tập môn học
- Giúp sinh viên bổ sung các kiến thức sử học từ cận đại đến hiện đại, về sự ra đời
của Đảng, đường lối của Đảng qua các thời kỳ từ 1930 cho đến nay;
- Bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng phấn
đấu theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng; nâng cao ý thức trách nhiệm cơng dân;
- Sinh viên có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực giải
quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa… theo đường lối của Đảng.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lịch sử?
2. Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua những Cương lĩnh
nào? Trong điều kiện lịch sử như thế nào?
3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
4. Đối tượng, nhiệm vụ của mơn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam là gì?
5. Phân tích những ưu điểm của phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong
nghiên cứu môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam?
6. Vì sao phải học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam?
7. Liên hệ bản thân trong việc vận dụng đường lối của Đảng vào học tập và công tác?

6



CHƯƠNG 1
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH
CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG
Sau khi nghiên cứu và học tập chương này, sinh viên cần nắm được:
 Hiểu rõ bối cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Sự xâm lược thống trị của chủ nghĩa đế quốc, cuộc đấu tranh giành độc lập của các
thuộc địa và phong trào cơng nhân tồn thế giới;
 Hiểu rõ sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử, là sự kết
hợp của phong trào yêu nước, phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác-Lênin;
 Hiểu rõ nội dung bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên 3/2/1930 với nội dung đề cao
giải phóng dân tộc;
 Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của sự ra đời của Đảng cũng như Cương
lĩnh chính trị đầu tiên với tiến trình cách mạng Việt Nam.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT
1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là sản phẩm của những điều kiện
khách quan và chủ quan của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại
mới. Đảng ra đời là một tất yếu lịch sử, đáp ứng nhu cầu bức thiết của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam trước ách thống trị kìm kẹp của thực
dân, phong kiến. Chính ách thống trị khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và hệ quả của
nó về kinh tế - xã hội ở Việt Nam là một trong những yếu tố thúc đẩy sự ra đời Đảng
Cộng sản Việt Nam.
1.1.1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
1.1.1.1. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
Từ cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai
đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa)
Đến cuối thế kỷ XIX và dưới tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật, khủng
hoảng kinh tế, cạnh tranh… thì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa

tư bản độc quyền.
Các nước đế quốc bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngồi
thì xâm lược và áp bức nhân dân các nước thuộc địa.
Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân lao động
các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân
7


ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở các nước
thuộc địa.
Tuy nhiên bản thân chủ nghĩa tư bản du nhập từ bên ngoài vào cũng tạo ra cho các
dân tộc bị áp bức sự thức tỉnh về ý thức dân tộc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Do việc sở hữu diện tích thuộc địa khơng đều, các nước đế quốc khơng có thuộc địa
đã gây chiến với các nước có nhiều thuộc địa (Anh, Pháp) gây nên cuộc chiến tranh thế giới.
- 9 nước: Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Nhật Bản, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan
chiếm diện tích thuộc địa là: 55.637.000 km2, dân số thuộc địa là: 560.193.000 người,
trong khi đó tổng diện tích của chính quốc là 11.407.600km2, và dân số chỉ có
320.657.000 người. Anh chiếm 39 triệu km2, Pháp 10,6 triệu km2 thuộc địa.
Toàn bộ lãnh thổ của các nước thuộc địa là 65 triệu km 2 rộng gấp 5 lần lãnh thổ
của các nước chính quốc, cịn dân số của các nước chính quốc chưa bằng 3/5 số dân
thuộc địa. Riêng nước Anh số dân thuộc địa đông gấp 8,5 lần, diên tích rộng gấp 252 lần
nước Anh, Pháp diện tích thuộc địa gấp 19 lần, dân số đông hơn nước Pháp tới
16.600.000 người.
- 1/8/1914 chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ gây ra hậu quả đau thương
cho nhân dân các nước 10 triệu người chết, 20 triệu người tàn phế do chiến tranh. Chiến
tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc năm 1918.
1.1.1.2. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin
- Vào giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển
mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư cách là vũ khí tư
tưởng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Trong hồn

cảnh đó, chủ nghĩa Mác ra đời, về sau chủ nghĩa Mác được Lênin phát triển và trở thành
chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin: Là hệ thống quan điểm triết học, kinh tế chính trị và chủ
nghĩa xã hội khoa học do Mác, Anghen sáng lập và được Lênin phát triển, là khoa học về
nhận thức và cải tạo thế giới, về những quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy,
là khoa học về những quy luật kinh tế của xã hội, về những quy luật của đấu tranh cách
mạng của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động nhằm xóa bỏ chế độ áp
bức bóc lột, xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác-Lênin là
hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản
- Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh
thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng sản. Sự ra
đời của Đảng Cộng sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân chống áp bức, bóc lột. Tun ngơn của Đảng Cộng sản (năm 1848) xác định: những
người cộng sản luôn luôn đại biểu cho lợi ích của tồn bộ phong trào; là bộ phận kiên
quyết nhất trong các đảng công nhân ở các nước. Những nhiệm vụ chủ yếu có tính quy
luật mà chính đảng của giai cấp cơng nhân cần thực hiện là: tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu
8


tranh của giai cấp công nhân để thực hiện mục đích là giành lấy chính quyền và xây dựng
xã hội mới. Đảng phải luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, mọi chiến lược,
sách lược của Đảng đều ln xuất phát từ lợi ích của giai cấp cơng nhân. Nhưng Đảng
phải đại biểu cho quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động. Bởi vì giai cấp cơng nhân chỉ
có thể giải phóng được mình nếu đồng thời giải phóng cho các tầng lớp nhân dân lao
động khác trong xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã lay chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân
dân và cả những phần tử ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản.
- Kể từ khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu
nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản,
dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:
“Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với chúng ta không những là cái cẩm nang thần kì, khơng

những là kim chỉ nam mà cịn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi
cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản”1.
1.1.1.3. Sự tác động của Cách mạng tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi (7/11/1917) đã làm biến đổi sâu sắc tình hình
thế giới. Cuộc cách mạng đã chặt đứt hệ thống đế quốc chủ nghĩa và các nước thuộc địa,
mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người, “thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới”2.
Nhà nước Xôviết dựa trên nền tảng liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của
Đảng Bơnsơvích Nga ra đời.
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã
trở thành hiện thực, đồng thời mở đầu một thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế
quốc, thời đại giải phóng dân tộc”3. Cuộc cách mạng này cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân nhân dân các nước và là một trong những động lực thúc đẩy
sự ra đời nhiều đảng cộng sản. Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã
nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Nguyễn Ái Quốc nhận
định: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành cơng thì phải [lấy]
dân chúng (cơng nơng) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải
thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”4
Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập. Sự ra đời của Quốc
tế Cộng sản có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế.
Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của
Lênin được công bố tại Đại hội III Quốc tế Cộng sản vào năm 1920 đã chỉ ra phương
hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân
Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 12 (1959-1960), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 563.
Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 15 (1966-1969), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 387.
3
Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 11 (7/1957-12/1958), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 164.
4
Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 2 (1924-1929), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 304.

1
2

9


tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng vô sản.
Nhiều Đảng Cộng sản đã ra đời: Đảng Cộng sản Đức, Hungary (1918); Đảng Cộng
sản Mỹ (1919); Đảng Cộng sản Anh, Pháp (1920); Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng
Cộng sản Mông Cổ (1921); Đảng Cộng sản Nhật Bản (1922)…
Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trị quan trọng trong việc truyền bá
chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc không những đánh giá cao sự kiện ra đời Quốc tế Cộng sản đối
với phong trào cách mạng thế giới, mà còn nhấn mạnh vai trò của tổ chức này đối với
cách mạng Việt Nam. “An Nam muốn cách mệnh thành cơng, thì tất phải nhờ Đệ tam
quốc tế”1.
1.1.2. Hồn cảnh trong nước
1.1.2.1. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp

H.1.1: Quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam
Chính sách cai trị của thực dân Pháp
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời
dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập
bộ máy thống trị ở Việt Nam.
- Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực
đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam ra thành ba
xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Đồng
thời với chính sách nham hiểm này, thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ trong việc
bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam.
- Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế: tiến hành cướp

đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công
nghiệp; xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo
1

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 2 (1924-1929), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 312.

10


nên sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam (hình thành một số ngành kinh tế mới...)
nhưng cũng dẫn đến hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm
hãm trong vịng lạc hậu.
- Về văn hóa, thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực dân; dung
túng, duy trì các hủ tục lạc hậu... Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chế độ cai trị thực
dân ở Đông Dương: “Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà
cịn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm... bằng thuốc phiện, bằng rượu... chúng tôi
phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tơi khơng có quyền tự do học tập”1.
Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực
dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc.

Hình 1.2: Các giai cấp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
- Giai cấp cũ:
+ Giai cấp địa chủ: Giai cấp địa chủ chiếm khoảng 7% nhưng nắm trong tay 50%
diện tích ruộng đất. Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp
bức nơng dân. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa, một bộ
phận địa chủ có lịng u nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống
Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Nhưng do hệ tư tưởng của giai cấp địa
chũ đã cũ kĩ và lỗi thời, nên phong trào do giai cấp địa chủ không thể giành thắng lợi.

+ Giai cấp nông dân: giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội
Việt Nam, chiếm hơn 90% dân số, bị thực dân và phong kiến áp bức bóc lột nặng nề.
Giai cấp nông dân luôn hăng hái tham gia các phong trào cách mạng, nhưng do thiếu hệ
tư tưởng, giai cấp nông dân không thể trở thành lãnh đạo mà luôn là lực lượng không thể
thiếu của các phong trào.
- Giai cấp mới:
1

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 1 (1912-1924), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 33-34.

11


+ Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
của thực dân Pháp. Đa số công nhân Việt Nam trực tiếp xuất thân từ giai cấp nông dân,
chiếm tỉ lệ gần 1% dân số, do đó giai cấp cơng nhân có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với
giai cấp nông dân. Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân Việt Nam là ra đời trước giai
cấp tư sản dân tộc Việt Nam, có tinh thần đồn kết, “và vừa lớn lên đã sớm tiếp thụ ánh
sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin” 2, nhanh chóng trở thành một lực lượng
chính trị tự giác, và trở thành lực lượng lãnh đạo của cách mạng Việt Nam sau khi có
Đảng Cộng sản.
+ Giai cấp tư sản Việt Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp…
Trong giai cấp tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ. Ngay từ khi ra đời, giai cấp tư sản
Việt Nam đã bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh, chèn ép, do đó, thế lực kinh
tế và địa vị chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ bé và yếu ớt. Vì vậy, giai cấp tư
sản Việt Nam không đủ điều kiện để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến
thành công.
+ Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: bao gồm học sinh, trí thức, viên chức và những
người làm nghề tự do… Tầng lớp tiểu tư sản có thành phần phức tạp nhất trong các giai
cấp ở Việt Nam, bao gồm cả tiểu tư sản lớp cũ và tiểu tư sản lớp mới. Trong đó, giới trí

thức và học sinh là bộ phận quan trọng của tầng lớp tiểu tư sản. Đời sống của tiểu tư sản
Việt Nam bấp bênh và dễ bị phá sản trở thành những người vô sản. Tiểu tư sản Việt Nam
có lịng u nước, căm thù đế quốc, thực dân, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến
bộ từ bên ngồi truyền vào. Vì vậy, đây là lực lượng có tinh thần cách mạng cao và nhạy
cảm chính trị. Được phong trào cách mạng rầm rộ của công nông thức tỉnh và cổ vũ, họ
bước vào hàng ngũ cách mạng ngày càng đơng và đóng một vai trò quan trọng trong
phong trào đấu tranh của nhân dân, nhất là ở thành thị.
Các mâu thuẫn cơ bản:
- Mâu thuẫn dân tộc: giữa toàn thể dân tộc Việt Nam và Pháp;
- Mâu thuẫn giai cấp: giữa nông dân và địa chủ.
Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội
Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Trong đó đặc biệt là sự ra đời hai
giai cấp mới là công nhân và tư sản Việt Nam. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt
Nam lúc này đều mang thân phận người bị mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều
bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột.
Từ hai mâu thuẫn dẫn đến Việt Nam có hai nhiệm vụ cách mạng là giải phóng dân
tộc và giải phóng giai cấp, trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng
đầu cần tập trung giải quyết.
1.1.2.2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến cuối thế kỉ XIX, đầu thế
kỷ XX
2

Lê Duẩn (2008), Tuyển tập, Tập II, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 551.

12


Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến: được thực hiện dưới ngọn cờ
tư tưởng phong kiến với hình thức đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang.
Phong trào Cần Vương (1885- 1896)

Ngày 5/7/1885, thượng thư bộ binh Tôn Thất Thuyết tấn cơng phái đồn của
Khâm xứ Pháp ở Trung kỳ. Bị thất bại ông đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Quảng Trị.
Tại đây ngày 13/7/1885, Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương (phò vua cứu nước).
Phong trào Cần Vương phát triển mạnh tại nhiều địa phương ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và
Nam Kỳ. Ngày 1/11/1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn
tiếp tục đến khi khởi nghĩa Phan Đình Phựng thất bại năm 1896.
Phong trào Cần vương là tập hợp của nhiều cuộc khởi nghĩa: Khởi nghĩa Ba Đình,
khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hùng Lĩnh, khởi nghĩa Hương Khê… Người lãnh đạo là
văn thân, sĩ phu yêu nước. Lực lượng tham gia chủ yếu là nơng dân. Hình thức đấu tranh
chính: khởi nghĩa vũ trang.
Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong
kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra.
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang)
Cuộc chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế bắt đầu từ năm 1884. Nghĩa quân Yên
thế có nhiều trận đánh thắng Pháp và gây cho chúng nhiều khó khăn, thiệt hại. Cuộc khởi
nghĩa kéo dài đến năm 1913 thì bị dập tắt.
Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất tiêu biểu cho ý chí chiến đấu bất khuất, kiên
cường, bền bỉ của nông dân Việt Nam mà người lãnh đạo là Hồng Hoa Thám. Thực dân
Pháp đã 4 lần tấn cơng Yên Thế bằng lực lượng lớn nhưng đều bị nghĩa quân đánh bại.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), các cuộc khởi nghĩa vũ
trang chống Pháp của nhân dân Việt Nam vẫn tiếp diễn, nhưng đều không thành công.
Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng
phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công
nhiệm vụ dân tộc ở Việt Nam.
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản: được thực hiện dưới ngọn cờ tư
sản với các phong trào đấu tranh chính trị đa dạng, phong phú.
Phong trào của các sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản:
- Xu hướng bạo động: Chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc,
khôi phục chủ quyền quốc gia bằng biện pháp bạo động. Đại diện cho xu hướng bạo
động là Phan Bội Châu, với chủ trương dùng biện pháp bạo động để đánh đuổi thực dân

Pháp khôi phục nền độc lập cho dân tộc. Phan Bội Châu cũng sớm tiếp xúc và có cảm
tình với cách mạng tháng Mười Nga. Sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu trải qua
nhiều bước thăng trầm, đi từ lập trường quân chủ lập hiến đến lập trường dân chủ tư sản,
nhưng đều thất bại. Nguyễn Ái Quốc đánh giá: “Phan Bội Châu là tiêu biểu của chủ nghĩa
13



×