Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Quản lý nội dung quảng bá di sản văn hóa kinh bắc trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN MINH THẢO

QUẢN LÝ NỘI DUNG QUẢNG BÁ DI SẢN VĂN HÓA KINH BẮC
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN MINH THẢO

QUẢN LÝ NỘI DUNG QUẢNG BÁ DI SẢN VĂN HÓA KINH BẮC
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý Phát thanh - Truyền hình & BMĐT
Mã ngành: 8320101



LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM BÌNH DƯƠNG

HÀ NỘI- 2022


Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngày 10 tháng 01 năm 2023.
Chủ tịch Hội đồng

PGS, TS. Đinh Thị Thu Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ báo chí với đề tài “Quản lý nội dung
quảng bá di sản văn hóa Kinh Bắc trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện
nay” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Những phần sử dụng tài liệu
tham khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong danh mục tài liệu tham khảo.
Các thơng tin trình bày trong luận văn là hồn tồn trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022
Học viên

Nguyễn Minh Thảo


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc các thầy cơ trong Học
viện Báo chí và Tuyên truyền đã dìu dắt, giảng dạy, cung cấp kiến thức cho tác

giả suốt 2 năm học thạc sĩ vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Phạm Bình Dương
- người đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình về mặt khoa học trong quá trình thực
hiện và hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các nhà báo, phóng viên tại
báo Bắc Ninh, các cơ quan báo chí đã hỗ trợ, chia sẻ thông tin cho tôi trong
suốt quá trình làm luận văn.
Cuối cùng xin được cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ và
tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành luận văn này.
Tuy đã có cố gắng nhưng luận văn khơng tránh khỏi những thiết sót, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, thầy cô giáo và
đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỘI DUNG
QUẢNG BÁ DI SẢN VĂN HÓA KINH BẮC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ.... 15
1.1. Hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài ....................................... 15
1.2. Vai trò của quản lý nội dung quảng bá di sản văn hóa Kinh Bắc trên
báo mạng điện tử ................................................................................... 25

1.3. Chủ thể, nội dung và phương pháp quản lý nội dung quảng bá di sản
văn hóa Kinh Bắc trên báo mạng điện tử ............................................. 30
1.4. Một số tiêu chí quản lý nội dung quảng bá di sản văn hóa Kinh Bắc
trên báo mạng điện tử ........................................................................... 40
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỘI DUNG QUẢNG BÁ DI SẢN
VĂN HÓA KINH BẮC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
HIỆN NAY .................................................................................................... 44
2.1. Giới thiệu về 3 tờ báo mạng điện tử khảo sát ................................ 44
2.2. Khảo sát thực trạng quản lý nội dung quảng bá di sản văn hóa Kinh
Bắc trên 3 tờ báo mạng điện tử (Khảo sát năm 2020) .......................... 47
2.3. Đánh giá chung .............................................................................. 64
Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỘI DUNG QUẢNG BÁ DI SẢN VĂN HĨA
KINH BẮC TRÊN BÁO CHÍ TRONG THỜI GIAN TỚI ....................... 69
3.1. Những vấn đề đặt ra ....................................................................... 69
3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung quảng bá di sản văn
hóa Kinh Bắc trong thời gian tới .......................................................... 75
3.3. Một số kiến nghị ............................................................................ 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................. 115


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình tổ chức sản xuất của báo mạng điện tử

38


Bảng 2.1. Tỉ lệ tin, bài về quảng bá nội dung trên các tờ báo mạng

50

điện tử khảo sát năm 2020
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ các nội dung thông tin quảng bá di sản văn hoá

50

Kinh Bắc trên các tờ báo mạng điện tử khảo sát năm 2020
Sơ đồ 2.1. Quy trình tổ chức, quản lý sản xuất nội dung về quảng

52

bá di sản văn hóa Kinh Bắc của các tờ báo mạng điện tử khảo sát
Ảnh minh hoạ: Họp trực tuyến qua Zoom Meeting ở các tờ báo

62

khảo sát
Ảnh minh hoạ: Họp trực tuyến qua Google Meet

63


DANH MỤC CÁC TÙ VIẾT TẮT

BMĐT

: Báo mạng điện tử


Bộ LĐTB&XH : Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ TT&TT

: Bộ Thông tin và Truyền thông

BTV

: Biên tập viên

PTBT

: Phó Tổng Biên tập

PV

: Phóng viên

TBT

: Tổng Biên tập

TKTS

: Thư ký tòa soạn


1
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trị to lớn
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Trải qua nhiều thế hệ, những giá trị văn hóa tinh thần đó đã trở thành tài
sản của con người trong cuộc sống hài hòa với tự nhiên, nó góp phần giáo dục
truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tăng sức hút về du lịch, thương
mại và đầu tư quốc tế, quảng bá, giới thiệu về hình ảnh đất nước, con người,
văn hóa Việt Nam đến bạn bè và cộng đồng quốc tế. Tại một số tỉnh, thành
phố, các di sản thế giới đã trở thành điểm nhấn nổi bật, hấp dẫn, riêng có, thu
hút khách tham quan, du lịch. Điển hình như Bắc Ninh là một trong những
vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến và nhân cách Việt Nam. Những chứng tích
khảo cổ và lịch sử, văn hóa ở Bắc Ninh ngày nay cho thấy nơi đây là địa bàn
sinh tụ chủ yếu của người Việt cổ ở khu vực đồng bằng Bắc bộ, là nôi sinh
thành của dân tộc Việt, đồng thời hình thành nền tảng văn hóa, văn minh Việt
Nam. Bắc Ninh còn là vùng đất được cả Phật giáo, Nho giáo chọn làm nơi đầu
tiên truyền bá vào Việt Nam nên nơi đây không chỉ nổi tiếng với những ngôi
chùa quy mô to lớn, kiến trúc tạo tác cơng phu, tài nghệ mà cịn có trường dạy
chữ Hán đầu tiên trong cả nước. Trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước của dân tộc, đất Bắc Ninh đã sản sinh và nuôi dưỡng bao nhân kiệt, hiền
tài trở thành rường cột nước nhà...
Từ nhiều năm nay, vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa
Việt Nam đã trở thành vấn đề thực tiễn quan trọng, cần quan tâm giải quyết
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, góp phần củng cố, nâng cao khối đại đồn kết dân tộc. Q́ c


2
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam khoá X, kỳ ho ̣p thứ 9, ngày
26/10/2001 đã thông qua “Luật di sản văn hoá”. Điề u 10 của Luật di sản văn

hoá đã chỉ rõ: “Cơ quan nhà nước, tổ chức chính tri ̣ - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế , đơn vi ̣ vũ trang nhân dân và cá nhân có trách
nhiệm bảo vệ và phát huy di sản văn hoá”. [31, tr2].
Với vai trị là phương tiện thơng tin nhanh nhạy, kịp thời và rộng khắp,
công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về đề tài bảo tồn và phát
huy giá trị các di sản văn hóa Việt Nam nói chung, văn hố Kinh Bắc nói riêng
được đẩy mạnh ở tất cả các loại hình báo chí của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể
từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là trên báo mạng điện tử. Với đặc thù
thơng tin kịp thời, nhanh chóng các tin tức, sự kiện liên quan đến các di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là các di sản văn hóa được
UNESCO vinh danh, báo mạng điện tử, nhờ vận dụng cơng nghệ cịn phản ánh
chân thực, có chiều sâu nét đẹp văn hóa trong các phong tục, tập quán, các lễ
hội truyền thống của đồng bào các dân tộc; các làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc;
các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc (tuồng, chèo, cải lương, múa
rối nước, ca trù...); các ngành nghề cổ truyền; món ăn ẩm thực; các nghi thức,
nghi lễ truyền thống; các hương ước, quy ước của bản, làng, dịng họ gắn liền
với tín ngưỡng, tâm linh trong đời sống hằng ngày, mang đặc trưng riêng của
từng dân tộc, từng dịng họ. Qua đó, đã góp phần khơi dậy lịng tự hào, tự tơn
dân tộc, phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc trong việc bảo tồn, giữ gìn
và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, làm cho nét đẹp văn hoá truyền
thống lan rộng trong đời sống xã hội. Báo mạng điện tử cũng có vai trị rất quan
trọng trong cơng tác truyền thơng, quảng bá di sản văn hóa Kinh Bắc, đặc biệt
là di sản tín ngưỡng tâm linh, dân ca Quan họ Bắc Ninh hiện nay, tạo cầu nối
đưa những loại hình này đến gần với người dân hơn nữa, góp phần bảo tồn, gìn
giữ các giá trị di sản văn hóa Kinh Bắc.
Tuy nhiên, thực tế chỉ ra việc truyền thơng quảng bá di sản văn hố Việt


3
Nam nói chung, di sản văn hố Kinh Bắc nói riêng trên báo mạng điện tử còn
một số hạn chế. Trước hết là nguồn lực truyền thông quảng bá chưa tương xứng

với mục tiêu phát triển mang tính chiến lược, chưa giải quyết hài hòa giữa phát
triển kinh tế với phát triển văn hóa; chưa khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, sức
mạnh nội sinh về văn hóa của tỉnh để làm nền tảng phát triển xã hội. Đáng nói
là nguồn lực đầu tư cho quảng bá giá trị di sản văn hóa cịn chưa tương xứng
và dàn trải; nguồn nhân lực hoạt động văn hóa chưa được quan tâm đúng mức;
tư duy về phương thức bảo tồn, phát triển, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
chưa có bước đột phá nên chưa theo kịp với xu thế phát triển của xã hội... Đơn
cử như trường hợp Thành cổ Luy Lâu, Thành cổ Bắc Ninh, di tích chùa Dạm...
Hay Bảo tàng Bắc Ninh là một thiết chế văn hóa cấp tỉnh quan trọng, được xem
là gương mặt văn hóa của tỉnh. Cơng trình được khởi cơng xây dựng từ năm
2001 và hoàn thành đưa vào sử dụng từ cuối năm 2006, nhưng đến nay, sau 16
năm xây dựng, Bảo tàng tỉnh vẫn chưa được truyền thông thu hút đầu tư nghiên
cứu, thiết kế trưng bày tổng thể, do đó chưa trở thành điểm đến văn hóa hấp
dẫn của tỉnh...Nhiều biến tướng của các lễ hội trên địa bàn Bắc Ninh cịn chưa
được báo chí phân tích, mổ xẻ chun sâu, tìm ra các giải pháp kiến nghị các
cấp có thẩm quyền giải quyết…
Vậy bằng cách nào có thể báo mạng điện tử tham gia quảng bá ngày càng
hiệu quả hơn các giá trị di sản văn hoá Kinh Bắc cũng như đâu là giải pháp để
các chủ thể quản lý tốt các nội dung đăng tải trên báo mạng điện tử Việt Nam
đvừa đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đem lại những tác phẩm
mang tính chiều sâu, chuyển tải được hết tinh hoa của di sản văn hóa ở vùng
Kinh Bắc? Và cách thức quản lý nội dung giữa các báo điện tử có gì khác nhau?
Tất cả các vấn đề liên quan đến quản lý nội dung tuyên truyền, quảng bá di sản
văn hóa tại vùng Kinh Bắc sẽ được nghiên cứu trong luận văn này.
Với tất cả lý do ở trên, học viên lựa chọn đề tài “Quản lý nội dung quảng
bá di sản văn hóa Kinh Bắc trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay”, khảo


4
sát báo điện tử tỉnh Bắc Ninh, báo điện tử tỉnh Bắc Giang và báo điện tử Tạp

chí Người Kinh Bắc.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều tài liệu, cơng trình nghiên
cứu về cơng tác tun truyền, quảng bá di sản văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên,
số lượng đề tài nghiên cứu về quản lý nội dung quảng bá, tuyên truyền di sản
văn hóa Việt Nam nói chung và di sản văn hóa vùng Kinh Bắc nói riêng nhìn
chung có nhiều hạn chế. Dưới đây là một số nhóm cơng trình nghiên cứu liên
quan đến chủ của luận văn, cụ thể:
Nhóm cơng trình nghiên cứu về cơng tác tun truyền, quảng bá di
sản văn hóa:
- Đề tài “Phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sản văn hố
phi vật thể âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam” của Nguyễn Quang Vinh,
triǹ h bày một cách có hệ thố ng các phương thức bảo tồ n, phát huy và truyề n bá
các di sản văn hóa phi vật thể âm nha ̣c của Đài TNVN, làm rõ quan điể m của
Đảng CSVN, tư tưởng Hồ chí Minh, công ước Quố c tế của UNESCO, luật pháp
Việt Nam cũng như vai trò của báo chí - truyề n thông trong công việc này. Luận
văn khảo sát việc bảo tồ n, phát huy và truyề n bá di sản văn hóa phi vật thể âm
nha ̣c ta ̣i phòng công nghệ lưu trữ âm thanh của Đài TNVN; trên 4 loa ̣i hình báo
chí của Đài TNVN là: phát thanh: hệ VOV1, hệ VOV2, hệ VOV3, hệ VOV4,
hệ VOV5; báo trực tuyế n VOV; báo in: Báo tiế ng nói Việt Nam; báo hình:
VOV TV và Nhà hát Đài TNVN. Qua đó, luận văn phân tích, so sánh, đánh giá,
chỉ ra những điể m ma ̣nh, điể m ha ̣n chế và đưa ra những đề xuấ t, gơ ̣i ý để việc
bảo tồ n, phát huy và truyề n bá các di sản văn hoá phi vật thể âm nha ̣c ta ̣i Đài
TNVN đươ ̣c tố t hơn.
- Luận văn thạc sĩ của Võ Biên Thùy (2006), đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, với đề tài: “Q trình truyền thơng về di sản văn hóa phi vật thể
dân ca Quan họ Bắc Ninh trên báo in”. Tác giả đã đề cập khá sâu sắc về lý luận


5

báo chí và truyền thơng, từ đó làm nổi bật đặc trưng truyền thông về dân ca
Quan họ của báo in, những mặt được và những hạn chế trong truyền thông về
lĩnh vực này trên báo in. Thông qua khảo sát báo Bắc Ninh tác giả đã đưa ra
những giải pháp để nâng cao chất lượng truyền thông về di sản văn hóa phi vật
thể dân ca Quan họ Bắc Ninh trong thời gian tới.
- Tác phẩm: “Cách mạng 4.0 với vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Dân tộc”
trên Tạp chí Du lịch (ngày 31 tháng 7 năm 2018) của thạc sĩ Nguyễn Mạnh
Cường. Tác giả phân tích khá sâu sắc về giá trị của văn hóa Dân tộc, những vấn
đề về thuyết minh và quảng bá văn hóa Dân tộc. Từ đó phải đổi mới nâng cao
chất lượng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Dân tộc trên cơ sở phát
triển và ứng dụng công nghệ 4.0 vào nghiên cứu sản xuất.
- Luận văn của tác giả Huỳnh Đức Xuân Thịnh (2019), với đề tài: “Báo
chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở
địa phương”. Trên nền cơ sở lý luận về mối quan hệ tương tác giữa báo chí
và hệ thống hóa các phương tiện truyền thông đại chúng với vấn đề bảo tồn
và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể và thực tiễn vấn đề nghiên cứu tại tỉnh
Quảng Nam, thực trạng báo chí tham gia truyền thơng nhằm bảo tồn và quảng
bá di sản văn hóa phi vật thể địa phương. Luận văn nhằm tìm kiếm và đề
xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường chất lượng tham gia báo
chí Quảng Nam trong bảo tổn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa
phương trong các giai đoạn tiếp theo.
- Lê Thị Kim Dung (2022), Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa,
chuyển hóa thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên
Quang trong giai đoạn mới, Tạp chí Cộng sản tháng 9/2022. Theo đó, di sản văn
hóa Tuyên Quang là một bộ phận quan trọng và quý giá trong kho tàng di sản
văn hóa của dân tộc, là tài sản của các thế hệ đi trước trao truyền lại cho các thế
hệ hơm nay và mai sau. Việc bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hóa chính là thể hiện
cụ thể tinh thần yêu nước, sự biết ơn của chúng ta đối với các bậc tiền nhân, vun



6
đắp những truyền thống tốt đẹp của cha ơng, đó là cội nguồn, đồng thời là sức
mạnh nội sinh để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
- Khánh Huyền (2022), Nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa Việt, Tạp chí Quốc
phịng tồn dân số tháng 11/2022. Theo đó, cơng tác bảo tồn di sản văn hóa là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi bảo tàng, di tích, đang là nhu cầu
cấp bách của xã hội trước sự tác động mạnh mẽ của tự nhiên và con người.
Trong những năm vừa qua, Đảng và Chính phủ Việt Nam rất nỗ lực đầu tư cho
công tác bảo tồn di tích, hiện vật bảo tàng và di sản văn hóa phi vật thể. Tuy
nhiên, những hạn chế về nguồn nhân lực, kinh phí, cùng với sự nhận thức chưa
đầy đủ nên hoạt động của công tác bảo tồn di sản văn hóa cịn có những khoảng
trống trong hệ thống bảo tàng, di tích ở Việt Nam.
Các tài liệu liên quan đến quản lý nội dung trên báo mạng điện tử:
- Đề tài cấp cơ sở Khoa học lãnh đạo và quản lý của tác giả TS. Trương
Ngọc Nam, Xuất bản năm 2009, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đề tài này
đã tập trung làm rõ bản chất, mục đích, các yếu tố cơ bản và quan hệ qua lại
giữa chúng trong hoạt động lãnh đạo; chức năng, tác dụng, quá trình, cơ chế
của hoạt động lãnh đạo; phẩm chất của người lãnh đạo, phương thức và nghệ
thuật lãnh đạo,...Có thể thấy lãnh đạo quản lý là một nghệ thuật đòi hỏi nhiều
tố chất và yếu tố, trong cơng trình nghiên cứu của tác giả Trương Ngọc Nam
đã chỉ ra rõ hoạt động lãnh đạo quản lý có 4 yếu tố cơ bản cấu thành bao gồm:
Chủ thể, khách thể, đối tượng khách quan và công cụ cùng thủ pháp. Đây cũng
là cơ sở để trong nghiên cứu về việc quản lý nội dung của báo điện tử tác giả
cũng sẽ vận dụng để nghiên cứu nhằm cho ra một phương thức quản lý nội
dung phù hợp và có hiệu quả nhất.
- Sách “Cơ sở lý luận báo chí” của PGS, TS Nguyễn Văn Dững, Nhà
xuất bản Lao động, năm 2013 đề cập đến kỹ năng và kinh nghiệm như một yếu
tố quan trọng trong phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo. Giáo trình cung cấp
những kiến thức cơ bản và hệ thống về hệ thống khái niệm cơ bản của lý luận
báo chí, đặc điểm, bản chất hoạt động báo chí, đối tượng, cơng chúng và cơ chế



7
tác động của báo chí, về các chức năng và nguyên tắc cơ bản; về chủ thể hoạt
động báo chí; vấn đề tự do báo chí…
- Sách “Sáng Tạo Tác Phẩm - Báo Mạng Điện Tử” của PGS, TS Nguyễn
Thị Trường Giang, 2014, Nxb Chính trị quốc gia. Trên cơ sở những lý luận
chung, cơ bản về báo mạng điện tử, có sự vận dụng khéo léo quan điểm của
Đảng và Nhà nước về báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng, kết hợp
với việc tổng kết tham khảo kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động báo chí của
các nhà báo trong và ngoài nước và kinh nghiệm thực tiễn làm báo.
- Tác giả Doãn Thị Thuận (2017), Quản lý báo chí điện tử ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Báo chí và Tun truyền.
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận, bước đầu xây dựng khung lý
thuyết cho đề tài, luận án khảo sát, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về
báo chí điện tử, chỉ ra kết quả, hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của kết quả,
hạn chế,thiếu sót, từ đó luận án đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý báo chí điện tử, giúp báo chí điện tử phát triển
đúng hướng, phục vụ tốt nhu cầu cơng chúng và lợi ích quốc gia.
- Giáo trình “Tác phẩm báo mạng điện tử” của PGS, TS Nguyễn Thị
Trường Giang, Nxb Thông tin và Truyền thông, năm 2020. Giáo trình đem lại
cái nhìn tổng quan về lý thuyết song song cùng bức tranh thực tế được cập nhật
đúng với tình hình báo mạng điện tử Việt Nam nói riêng và tình hình thế giới
trong thời điểm hiện nay. Giáo trình trình bày những kiến thức cơ bản cùng các
kỹ năng liên quan đến hoạt động báo mạng điện tử như: Tổng quan về thể loại
báo mạng điện tử, thể loại tin, thể loại phỏng vấn, thể loại phóng sự và thể loại
bình luận trên báo mạng điện tử.
Các tài liệu liên quan đến di sản văn hóa:
- Sách “Di sản văn hóa Việt Nam - Bản sắc và những vấn đề quản lý, bảo
tồn”, Nxb Xây dựng, năm 2012. Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của

cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản


8
sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá, đồng thời
là một bộ phận của di sản văn hố nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, Đảng Cộng sản và Nhà
nước Việt Nam đã có nhiều chính sách về bảo tồn di sản văn hóa. Ngày
23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chủ tịch Lâm thời nước Việt Nam Dân
chủ cộng hòa - đã ban hành Sắc lệnh 65/SL về Bảo tồn cổ tích. Sau khi miền
Bắc được giải phóng, ngày 29/10/1957, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng
đã ký Nghị định số 519/TTg ban hành Quy định thể lệ về Bảo tồn cổ tích. Cuốn
sách góp phần vào việc nghiên cứu bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nhất là
trong bối cảnh hội nhập với quốc tế và kinh tế thị trường
- Sách “Một thoáng Kinh Bắc - Bắc Ninh miền di sản”, Nxb Hội nhà văn,
năm 2019. Cuốn sách khái quát đầy đủ, sâu sắc về lịch sử, văn hóa, địa danh và
con người Kinh Bắc - Bắc Ninh.
- Sách “Quan họ - Nguồn gốc và q trình phát triển”, Nxb Chính trị
quốc gia sự thật, năm 2019. Cuốn sách giới thiệu những nét đặc sắc nhất của
dân ca Quan họ. Từ khái quát về quê hương Quan họ với những truyền thống
xứ Kinh Bắc, về các làng Quan họ, các lề lối ca hát và phong tục giao du. Ðến
lời ca Quan họ với sự phân tích về nội dung lời ca và nghệ thuật thơ ca. Âm
nhạc trong dân ca Quan họ cũng được điểm với những thể dạng, hình thức cấu
trúc điển hình, mối quan hệ giữa âm nhạc với hình thức lời ca... Và không thể
thiếu được là một số làn điệu Quan họ, vừa có kinh điển, vừa có cả cải biên,
được trình bày bởi tiếng hát dung dị, trữ tình của chính những liền anh, liền chị
trên quê hương Quan họ Kinh Bắc
- Sách “Dân ca quan họ Bắc Ninh”, Nxb Lao động, năm 2019. Theo nội
dung cuốn sách, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan

họ gốc thuộc xứ Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay), dù ở
bất cứ nơi đâu cũng trở về quê hương để trẩy hội đình, hội chùa, những lễ hội
hết sức độc đáo bởi đã gắn liền với trình diễn Quan họ tự bao đời nay.


9
- Sách “Kiến trúc đình làng Việt qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích - tập 3”,
Nxb Văn hóa dân tộc, năm 2019. Bộ sách gồm các bài khảo cứu cơng phu về
kiến trúc và trang trí đình chùa Việt dựa trên nguồn tư liệu hồ sơ di tích được
Viện xây dựng từ những năm 70 cho đến nay, cộng với nhiều nhận định và kiến
giải mới từ những đợt điền dã bổ sung năm 2017, 2018.
- Sách “Kiến trúc đền Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích”, Nxb
Văn hóa dân tộc, năm 2019. Năm 2017, Viện Bảo tồn di tích ra mắt 2 cuốn sách
“Kiến trúc đình làng Việt qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích - tập 1” và “Kiến trúc
chùa Việt Nam qua tư liệu viện Bảo tồn di tích - tập 1”. Những ấn phẩm này đã
được đông đảo độc giả đón nhận nồng nhiệt. Năm 2018, để tiếp tục phục vụ
độc giả, đặc biệt là những người yêu thích di sản văn hố dân tộc, Viện Bảo tồn
di tích xuất bản tiếp tập 2 của 2 cuốn sách này, do TS Hoàng Đạo Cương chủ
biên. Tiếp theo mạch chảy của 2 cuốn sách tập 1, các cuốn sách “Kiến trúc đình
làng Việt qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích - tập 2” và “Kiến trúc chùa Việt Nam
qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích - tập 2” được thể hiện bao gồm các bản vẽ, ảnh
và bài viết khảo cứu về những di tích tiêu biểu ở Bắc Bộ.
- Sách “Kiến trúc nhà thờ Công giáo Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn
di tích”, Nxb Văn hóa dân tộc, năm 2019. Kiến trúc Công giáo thâm nhập và
định hình ở nước ta chậm chạp và nan giải hơn hẳn so với kiến trúc thuộc địa.
Sự hiện diện ngót 300 năm đầu của Cơng giáo từ giữa thế kỉ 16, khơng để lại
những tàn tích kiến trúc nào đó. Tuy nhiên, sự bùng nổ, nếu có thể nói như vậy,
công cuộc xây dựng những thiết chế kiến trúc Công giáo từ nửa sau thế kỉ 19, để
lại cho đến nay hàng ngàn cơng trình nhà thờ, nhà nguyện, nhà thờ họ đạo và tu
viện… Trong ấn phầm này, Viện Bảo tồn di tích trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch, lần đầu tiên giới thiệu 7 nhà thờ cơng giáo ở các tỉnh phía Bắc.
Nhóm văn bản về công tác quản lý báo mạng điện tử và di sản văn hóa:
- Luật di sản văn hóa 2001
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định


10
chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật di sản văn hóa.
- Nghị định số 21/1997/NĐ-CP ngày 5/3/1997, Nghị định số
55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày
28/8/2008, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử Internet.
- Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 22/7/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về phát triển và quản lý báo mạng điện tử.
Qua công tác khảo sát và nghiên cứu về những nội dung có liên quan tới
lĩnh vực nghiên cứu, học viên nhận thấy những đề tài khoa học đã nghiên cứu
có liên quan đến một vài khía cạnh sát với đề tài nghiên cứu của mình. Tuy
nhiên chưa có một cơng trình nào nghiên cứu sâu, đầy đủ, toàn diện về thực
trạng quản lý nội dung quảng bá di sản văn hóa Kinh Bắc trên báo mạng điện
tử ở Việt Nam hiện nay để đưa ra những giải pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng
cao chất lượng quản lý nội dung quảng bá di sản văn hóa trên báo mạng điện
tử, đáp ứng tốt hơn u cầu trong tình hình mới. Trong khn khổ l ̣n văn này,
người nghiên cứu sẽ tiế p tu ̣c kế thừa những kiến thức, những công trình đi trước
để làm lý luâ ̣n thực tiễn nghiên cứu sâu vào vấ n đề của đề tài.
Nhóm tài liệu về phương pháp nghiên cứu báo chí – truyền thơng
Nguyễn Tiến Đức (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb
Thống Kê. Nội dung cuốn sách gồm 04 chương. Chương 1, trình bày đối tượng
và phương pháp nghiên cứu môn học. Chương 2, đề tài nghiên cứu khoa học.
Chương 3, nghiên cứu khoa học. Chương 4, Quy trình nghiên cứu một đề tài

khoa học.
Phan Thanh Hải (2015), Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và
nhân văn: Giáo trình lưu hành nội bộ. Nội dung cuốn sách nghiên cứu tổng
quan về con đường, biện pháp, cách thức tổ chức triển khai nghiên cứu các vấn
đề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.


11
Dương Thị Thu Hương (2018), Nghiên cứu dư luận xã hội: Giáo trình
nội bộ. Đề tài nghiên cứu khoa học năm 2018, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền. Cung cấp các kiến thức cơ bản về khái niệm, lý thuyết tiếp cận, đặc
điểm, tính chất, chức năng của DLXH, đồng thời đặt trong tâm vào trang bị
kiến thức, phương pháp nghiên cứu DLXH, cụ thể như: các phương pháp
nghiên cứu DLXH, tiến trình nghiên cứu DLXH, kỹ thuật xây dựng cơng cụ hỗ
trợ q trình nghiên cứu DLXH, kỹ thuật phân tích, trình bày dữ liệu, số liệu
nghiên cứu cũng như ứng dụng cụ thể kết quả nghiên cứu DLXH trong quản lý
xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn nghiên cứu, khảo sát hoạt động
quản lý nội dung quảng bá di sản văn hóa Kinh Bắc trên báo điện tử Bắc Ninh,
Bắc Giang và Tạp chí Người Kinh Bắc. Qua nghiên cứu nhằm đưa ra các kiến
nghị cụ thể góp phần nâng cao chất lượng hoạt động quản lý các nội dung quảng
bá di sản văn hóa Kinh Bắc trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý nội
dung quảng bá di sản văn hóa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay.
- Nhâ ̣n thức đươ ̣c vai trò ý nghiã , những vấ n đề cấ p thiế t trong hoạt động
quản lý nội dung quảng bá di sản văn hóa trên các báo mạng điện tử ở Việt
Nam hiện nay.
- Thực hiện khảo sát nội dung thông tin, cách thức quản lý nội dung trên

báo điện tử Bắc Ninh, Bắc Giang và Tạp chí Người Kinh Bắc, từ đó rút ra được
những vấn đề và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nội dung
quảng bá di sản văn hóa Kinh Bắc trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đớ i tươ ̣ng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động quản lý nội dung trên


12
báo điện tử Bắc Ninh, Bắc Giang và Tạp chí Người Kinh Bắc với chủ đề quảng
bá di sản văn hóa Kinh Bắc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung khảo sát thông tin đăng tải trên
báo điện tử Bắc Ninh, Bắc Giang, Tạp chí Người Kinh Bắc, chủ đề quảng bá di
sản nói chung và quảng bá di sản văn hóa Kinh Bắc nói riêng.
Thời gian khảo sát: Năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin, lý luận cơ bản về báo
chí truyền thơng, báo mạng điện tử, ngun tắc hoạt động báo chí nói chung và
báo mạng điện tử ở Việt Nam nói riêng, quan điểm của Đảng và Nhà nước về
quảng bá di sản văn hố Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa Kinh Bắc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả nghiên cứu sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: dùng để nghiên cứu, tập hợp những
tài liệu liên quan đến đề tài. Từ đó rút ra những luận điểm, luận cứ, luận chứng
phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích nội dung: dùng để phân tích nội dung các tác
phẩm trên báo điện tử Bắc Ninh, Bắc Giang, Tạp chí Người Kinh Bắc về chủ đề

di sản văn hố Kinh Bắc trong năm 2020. Từ đó giúp cho người nghiên cứu có cái
nhìn bao qt, chi tiết về thực trạng quản lý nội dung tại báo điện tử Việt Nam
hiện nay trong công tác sáng tạo tác phẩm quảng bá di sản văn hoá Kinh Bắc.
- Phương pháp quan sát: quy trình, cách thức quản lý nội dung tại báo
điện tử Bắc Ninh, Bắc Giang và Tạp chí Người Kinh Bắc.
- Phương pháp phỏng vấn: Nhà báo, người quản lý báo chí… tại báo điện
tử Bắc Ninh, Bắc Giang và Tạp chí Người Kinh Bắc.


13
- Ngồi các phương pháp chính trên, tác giả luận văn cịn sử dụng các
phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp… để thực hiện luận văn.
+ Thống kê: số lượng tác phẩm trên tở báo trong vùng khảo sát.
+ Phân tích: nội dung, ngơn ngữ, ý nghĩa tác phẩm.
6. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài của tác giả nghiên cứu về quản lý nội dung thông tin về di sản văn
hoá Kinh Bắc trên báo mạng điện tử Việt Nam, đây là hướng đi mới trong phạm
vi bao quát của nghiên cứu. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài là những đóng
góp mới, bổ ích cho cơng tác quản lý báo chí nói chung, quản lý thơng tin trong
nội dung báo mạng điện tử nói riêng.
7. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận:
Đề tài này tập trung nghiên cứu đánh giá hoạt động quản lý nội dung trên
báo điện tử Bắc Ninh, Bắc Giang và Tạp chí Người Kinh Bắc về chủ đề quảng
bá di sản văn hóa Kinh Bắc. Qua đó kiến nghị những giải pháp nâng cao chất
lượng quản lý nội dung tuyên truyền, đăng tải trên 3 báo điện tử ở trên và suy
rộng ra, trên báo điện tử Việt Nam hiện nay.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn sẽ là tư liệu hữu ích cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, sinh
viên các trường đào tạo báo chí quan tâm đến hoạt động quản lý báo chí nói chung

và quản lý nội dung đăng tải trên các trang báo mạng điện tử nói riêng.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, những nội dung chính của đề tài sẽ được
trình bày trong 3 chương, 10 tiết, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nội dung quảng bá di
sản văn hóa Kinh Bắc trên báo mạng điện tử.
Chương 2: Thực trạng hoa ̣t đô ̣ng quản lý nội dung quảng bá di sản văn
hóa Kinh Bắc trên báo mạng điện tử ở việt Nam hiện nay.


14
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và kiến nghị - đề xuất nhằm nâng cao
chất lượng hoa ̣t đô ̣ng quản lý nội dung quảng bá di sản văn hóa Kinh Bắc trên
báo mạng điện tử Việt Nam thời gian tới.


15
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỘI DUNG
QUẢNG BÁ DI SẢN VĂN HÓA KINH BẮC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1. Hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Quản lý
Quản lý (Management) là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực
của đời sống con người. Ở đâu con người tạo lập nên nhóm xã hội là ở đó cần
đến quản lý, bất kể đó là nhóm khơng chính thức hay nhóm chính thức, là nhóm
nhỏ hay nhóm lớn, là nhóm bạn bè, gia đình hay các đồn thể, tổ chức xã hội,
bất kể mục đích, nội dung hoạt động của nhóm đó là gì.
Các chun gia nghiên cứu đã đưa ra một số khái niệm về quản lý:
- F. Taylor: Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác
làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành công việc một cách tốt nhất và

rẻ nhất. [46, tr11]
- Robert Albanese: “Quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử
dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi
để đạt được mục tiêu của tổ chức”. [46, tr11]
- Harolk Kootz & Cyryl O’Donell: “Quản lý là việc thiết lập và duy trì mơi
trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu
hiệu và có kết quả, nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm”. [46, tr11]
- Robert Kreitner: “Quản lý là tiến trình làm việc với và thơng qua người
khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một mơi trường thay đổi. Trọng tâm
của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực giới
hạn”. [46, tr12]
- Mary Parker Follet (Mỹ): Quản lý là nghệ thuật khiến công việc được
thực hiện thông qua người khác. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng quản
lý là một quá trình kĩ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn tác động tới hoạt
động con người, nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. [46, tr12]


16
Trong Từ điển tiếng Việt có nêu: Quản lý là “tổ chức và điều khiển các
hoạt động theo những yêu cầu nhất định”. Khái niệm này tương đồng với các
khái niệm chỉ đạo, điều hành, điều khiển. Khái niệm quản lý ở đây muốn nói
đến quản lý con người, quản lý xã hội và biểu hiện cụ thể nhất là ở quản lý nhà
nước. [71, tr213]
Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Theo cách
hiểu chung nhất thì quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay quá trình
ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích
định trước.
Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và
cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên
sức mạnh gắn liền các hoạt động của cá cá nhân với nhau trong tổ chức nhằm

đạt được mục tiêu chung.
1.1.2. Nội dung
Nội dung là một từ mà chúng ta sử dụng hàng ngày, sử dụng thường
xuyên trên thực tế. Trong xuất bản, nghệ thuật và truyền thông, nội dung là
thông tin và trải nghiệm hướng đến người dùng cuối hoặc khán giả. Nội dung
là “một cái gì đó được thể hiện thơng qua một số phương tiện, như lời nói, văn
bản hoặc bất kỳ nghệ thuật nào khác nhau”.
Nội dung có thể được truyền qua nhiều phương tiện khác nhau bao gồm
Internet, điện ảnh, truyền hình, đài phát thanh, điện thoại thông minh, CD âm
thanh, sách, sách điện tử, tạp chí và các sự kiện trực tiếp, như bài phát biểu, hội
nghị và biểu diễn trên sân khấu. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin,
nội dung là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá
trình tạo nên sự vật; Theo khái niệm của từ điển Tiếng Việt thì nội dung là mặt
bên trong của sự vật, cái được hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện. (trích dẫn)
Tựu chung lại, định nghĩa nội dung bao gồm những phần sau: thơng tin,
mục đích, người nhận thơng tin, kênh, hình thức, trong đó:
Thơng tin: là những ý tưởng từ não bộ của chúng ta muốn truyền tải đi,


17
những ý tưởng này nhất quán với các hình thức thể hiện mà khán giả của chúng
ta cần biết thông qua các chi tiết chính.
Mục đích: phải đặt ra câu hỏi vì sao chúng ta lại làm truyền đi thơng tin
này? Chúng ta mong muốn người nhận thông tin nghĩ gì, cảm nhận gì và làm
gì? Một nội dung thành công là khi đạt được mục tiêu đã đề ra.
Người nhận thông tin: cần đặt câu hỏi người nhận thông tin là ai? Đối
tượng mục tiêu của nội dung này là gì? Tìm hiểu mối quan tâm của họ, ghi chép
lại câu hỏi của họ. Từ đó, có thể phát triển nội dung hướng đến đối tượng là
người nhận thông tin cụ thể.
Kênh: Cần xác định rõ những kênh quan trọng với đối tượng để thỏa mãn

mục đích mà nội dung chúng ta muốn hướng tới.
Hình thức: Nội dung và hình thức thống nhất với nhau vì nội dung là
những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, cịn hình thức là hệ
thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nội dung. Nội
dung và hình thức ln gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất.
Khơng có hình thức nào tồn tại thuần túy không chứa đựng nội dung, ngược lại
cũng khơng có nội dung nào lại khơng tồn tại trong một hình thức xác định.
Nội dung nào có hình thức đó.
1.1.3. Quảng bá
Hiện tại chưa có một khái niệm nào cụ thể về quảng bá, tuy nhiên theo
nghĩa tiếng Hán, người ta có thể hiểu quảng bá là phổ biến rộng rãi một đối
tượng nào đó cho mọi người biết đến.
Quảng bá được hiểu là sự phổ biến rộng rãi về một đối tượng nào đó
bằng các phương tiện truyền tải thông tin, nhằm thu hút sự chú ý, từ đó tạo ra
nhu cầu thưởng thức. Quảng bá là cách thức của một loại hình, lĩnh vực nào đó
nhằm tạo ra và duy trì hình ảnh của mình trước cơng chúng, có lợi cho việc
nhân rộng giá trị của nó trong lịng cơng chúng. Trong xu thế hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng, việc thực hiện quản lý về quảng bá là hoạt động cần thiết
và quan trọng. [20, tr15]


×