PHẦN GIỚI THIỆU
1. Nhiệm vụ
Trình bày những ñặc trưng cơ bản, các quy luật hình thành và phát triển của
nền văn hóa Việt Nam.
2. Phương pháp
Văn hóa là một ñối tượng phức tạp. Do ñó, nghiên cứu văn hóa sẽ sử dụng
phương pháp liên ngành nghĩa là những thành tựu của các ngành khoa học ñiển
hình như : sử học, nhân học, xã hội học, văn hóa học…Cùng với sự hỗ trợ ñắc
lực của phương pháp lịch sử, qua cái nhìn lịch ñại kết hợp với ñồng ñại.
3. Mục ñích
Đây là môn học mang tính chất nhập môn, nhằm trang bị những hiểu biết tối
thiểu về những cơ sở hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam, những truyền
thống tốt ñẹp của dân tộc Việt ñể giúp sinh viên sau này có thể tham gia một
cách có ý thức trong việc gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc mình.
4. Cấu trúc môn học
Để có cái nhìn tổng thể về văn hóa Việt Nam, người biên soạn sẽ sử dụng giáo
trình của GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm làm cơ sở xây dựng bố cục cho môn học.
Theo ñó, môn học sẽ bao gồm 6 chương :
- Chương 1 : Khái niệm văn hóa và tổng quan về văn hóa Việt Nam
- Chương 2 : Văn hóa nhận thức
- Chương 3 : văn hóa tổ chức tập thể
- Chương 4 : Văn hóa tổ chức cá thể
- Chương 5 : Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
- Chương 6 : Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
5. Tài liệu tham khảo chính
Sinh viên cần ñọc ñể mở rộng kiến thức
1. Đào Duy Anh 2006, Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa thông
tin.
2. Đinh Gia Khánh 1993, Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh Văn
hóa Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội Hà Nội.
3. Phan Ngọc 1994, Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn
hóa thông tin Hà Nội.
4. Tân Việt 1997, Một trăm ñiều nên biết về phong tục Việt Nam, NXB
Văn hóa dân tộc Hà Nội.
5. Toan Anh 1969, Nếp cũ (bộ 6 cuốn), NXB TP. HCM.
6. GS. Vũ Ngọc Khánh 2004, Văn hóa Việt Nam – những ñiều học hỏi,
NXB Văn hóa thông tin.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ
VĂN HÓA VIỆT NAM
I. KHÁI NIM VĂN HÓA
1.1 Định nghĩa
“Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt ñộng thực tiễn, trong sự tương
tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. (x. GS.TSKH. Trần Ngọc
Thêm)
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
Theo GS. Phan Ngọc thì :
“Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay
môt tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều ñã bị cá nhân này hay tộc người
này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng.”
Điều biều hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, ñó là văn hoá dưới hình thức
dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc
người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác. (x. GS.
Phan Ngọc)
1.2 Đặc trưng
Văn hóa có 4 ñặc trưng :
a. Tính giá trị
Văn hóa trước hết phải chứa ñựng tính giá trị, cái gì có giá trị thì mới là văn
hóa. Tuy nhiên, ñề xác ñịnh tính giá trị không dễ. Bởi vì, có những sự vật, hiện
tượng có giá trị với người này mà không có giá trị với người kia; hoặc có giá trị
với cộng ñồng hay dân tộc này mà không có giá trị với cộng ñồng hay dân tộc
khác.
Để xác ñịnh ñược tính giá trị của một yếu tố văn hóa, cần phải ñịnh vị chúng
trong một hệ tọa ñộ : chủ thể, không gian và thời gian (ai ? ở ñâu ? lúc nào?)
Xác ñịnh tính giá trị ñể phân biệt với những gì là phi giá trị như : phản văn hóa,
vô văn hóa và thiếu văn hóa.
+ Phản văn hoá là hệ thống giá trị ñược tạo ra không theo một chuẩn mực thông
thường của xã hội một cách có chủ ý hay cố ý.
+ Vô văn hoá : Là một hệ thống giá trị ñược tạo ra không theo chuẩn mực
thông thường một cách vô thức.
+ Thiếu văn hoá : là những hành vi vô thức hay có ý thức, nhưng vi phạm
chuẩn mực xã hội ở mức ñộ thấp.
b. Tính hệ thống
Không phải bất kỳ một sự vật hiện tượng có giá trị ñều là văn hóa mà chỉ
những sự vật hiện tượng mang tính hệ thống. Do ñó, văn hóa là “hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần”, nghĩa là giá trị này phải ñặt nền tảng cho
giá trị kia, chứ văn hóa không phải là một tập hợp các giá trị.
Tập hợp Văn hoá Phi văn hoá
Xét tính hệ thống
giá trị
Chỉ có giá trị Luôn luôn có không
c. Tính lịch sử : giúp phân biệt giữa văn hoá và văn minh. Quy trình này
chuyển hoá lẫn nhau. Không có sản phẩm văn minh nào mà không có tính văn
hoá. Những sản phẩm văn minh theo thời gian sẽ trở thành những giá trị văn
hoá. Trống ñồng Đông Sơn vốn dĩ là sản phẩm văn minh của một thời ñại,
nhưng cho ñến nay, trải qua một thời gian dài nó trở thành giá trị văn hoá.
d. Tính nhân sinh : giúp phân biệt tự nhiên với văn hoá. Tự nhiên ñược con
người tác ñộng trở thành văn hoá.
Tự nhiên Văn hoá Văn minh
Xét về mức ñộ tác
ñộng của con
người
Không có ít nhiều
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Văn hoá luôn là cái gì trung dung, chứ không phải là cái cao nhất. Cái cao nhất
ñòi hỏi phải từ bỏ truyền thống (văn minh), còn văn hoá vẫn luôn bao hàm cả
cái truyền thống và luôn mang tính ổn ñịnh.
1.3 Chức năng của văn hóa
1.3.1 Chức năng chung
Vậy văn hóa có chức năng gì ñối với con người? Tổ tiên ñầu tiên của loài
người xuất hiện ở vùng cận nhiệt ñới của Châu Phi khoảng 2.5 triệu năm trước.
Kể từ thời ñiểm ñó, loài người ñã dần dần di chiếm cứ mọi vùng trên trái ñất.
Tuy nhiên về mặt sinh học cơ thể chúng ta vẫn thuộc về lớp sinh vật ở vùng khí
hậu nóng. Chúng ta không thể tồn tại ở ở vùng lạnh mà không có kiến thức và
công nghệ (một phần của văn hóa) thích ứng với ñiều kiện khí hậu ở ñó.
Tổ tiên chúng ta ñã di cư ñến vùng cực Bắc bán cầu khoảng nửa triệu năm
trước nhờ vào những phát minh về cung tên, giáo mác, lửa, quần áo, nhà cửa
Văn hóa là cơ chế giúp cho loài người thích nghi với các môi trường sống ña
dạng trên ñịa cầu.
Nhờ văn hóa chúng ta có lợi thế trong cuộc ñấu tranh sinh tồn với các sinh vật
khác, và giữa các tộc người. Nhờ văn hóa mà dân số loài người ñã tăng từ 10
triệu ở cuối Kỷ băng hà cuối tới 6.5 tỉ của ngày nay.
Cũng nhờ văn hóa, mà chúng ta trở thành giống sinh vật nguy hiểm và tàn phá
nhất của hành tinh này. Loài người không thể tồn tại mà không có văn hóa. Bên
cạnh ñó, văn hóa giúp chúng ta xác ñịnh các hành ñộng ñược phép hay không
ñược phép làm từ vai trò của chồng, vợ, cha mẹ, ñến cách ăn mặc ứng xử Các
quy tăc văn hóa này biến ñổi ở các xã hội khác nhau. Ví dụ cách ăn mặc thoáng
của phụ nữ phương Tây sẽ bị coi là cấm kỵ ở các nước ñạo Hồi.
1.3.2 Chức năng ứng dụng
a. Tổ chức xã hội
chức năng tổ chức xã hội hình thành trên cơ sở của tính hệ thống. Văn hóa chi
phối các mô hình tổ chức xã hội của từng vùng miền và tạo nên sự khác biệt
giữa các vùng, miền hay quốc gia ấy.
Ví dụ : cùng là những nước xã hội chủ nghĩa, nhưng cách thức tổ chức của Liên
Xô khác với Việt Nam. Việt Nam là một nước Châu Á, và gốc nông nghiệp lúa
nước nên tính ổn ñịnh cao. Trong khi Liên Xô phần lớn thuộc Châu Âu, gốc du
mục nên tính ổn ñịnh thấp hơn.
b. Điều chỉnh xã hội
Chức năng này hình thành trên cơ sở của tính giá trị. Chính những giá trị mang
tính hệ thống ấy ñã giúp duy trì một xã hội ổn ñịnh, trung thành với giá trị
truyền thống của cha ông. Đồng thời trên nền tảng truyền thống tiền nhân ấy
mà xã hội tiếp nhận những yếu tố mới, tiêu hóa và làm cho xã hội năng ñộng
phát triển mà không mất gốc.
c. Giao tiếp
Chức năng giao tiếp hình thành trên cơ sở của tính nhân sinh. Nhờ tính chất
này mà văn hóa trở thành sợi giây liên kết giữa người với người tạo nên mối
“ñồng cảm văn hóa”. Đồng thời, văn hóa thể hiện chức năng giao tiếp của mình
thông qua công cụ ngôn ngữ.
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
d. Giáo dục
Chức năng giáo dục hình thành trên cơ sở của tính lịch sử. Tính lịch sử xây
dựng nên tính truyền thống của văn hóa. Để bảo lưu và giữ gìn nền tảng truyền
thống ấy, thì những thế hệ tiếp nối cần phải ñược giáo dục và tự giáo dục ñể có
khả năng lưu truyền truyền thống tiền nhân.
1.4 Phân biệt văn hóa, văn minh, văn vật, văn hiến
1.4.1 Văn hóa và văn minh
Văn minh chỉ trình ñộ phát triển của loài người.
Văn hóa là hệ thống gắn bó hữu cơ các giá trị tinh thần, vật chất do con người
sáng tạo, tích lũy qua quá trình hoạt ñộng thực tiễn(x. GS. TSKH.Trần Ngọc
Thêm).
Có hai yếu tố chính ñể phân biệt văn minh và văn hóa :
a. Tính lịch sử
Do văn minh là thuật ngữ dùng ñể chỉ trình ñộ phát triển của xã hội,
cho nên văn minh không có tính lịch sử mà nó chỉ mức ñộ phát triển
ngay thời ñiểm xuất hiện sự phát triển.
Còn văn hóa hay văn hiến, văn vật ñòi hỏi phải có bề dày lịch sử.
b. Tính giá trị
Văn hóa bao gồm vật chất và tinh thần.
Văn minh bao gồm vật chất và kỹ thuật
Do ñó, càng hiện ñại thì tính văn minh càng cao; còn văn hóa thì
ngược lại càng truyền thống thì tính văn hóa càng nhiều. Càng có bề
dày lịch sử thì yếu tố văn hóa càng có gia trị.
Bên cạnh hai yếu tố chính trên còn có hai yếu tố phụ ñể phân biệt văn minh và
văn hóa, ñó là : tính quốc tế và tính dân tộc.
c. Văn minh thì mang tính quốc tế : vật chất có thể phát tán
d. Văn hóa thì mang tính dân tộc (ví dụ : bản dịch các tác phẩm văn
học) : tinh thần không thể di chuyển trong không gian
Văn minh thường ñi liền với môi trường ñô thị và gắn bó với Phương Tây.
Văn hóa thì ñi liền với môi trường nông nghiệp và gắn bó với Phương Đông.
1.4.2 Văn vật, văn hiến
Đây là hai khái niệm chỉ có ở Việt Nam. Văn hiến và văn vật ñều là văn hóa.
Nếu ñịnh nghĩa văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị tinh thần và vật chất, thì
có thể nói văn hiến chính là những giá trị văn hóa tinh thần, còn văn vật chính
là những giá trị văn hóa vật chất.
1.5 Cấu trúc văn hóa
Văn hóa trước tiên phải là một hệ thống các giá trị, mà một khi ñã là một hệ
thống thì văn hóa cũng có một cấu trúc cơ bản. Theo ñịnh nghĩa của GS. TSKH
Trần Ngọc Thêm thì văn hóa có cấu trúc như sau :
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
1.6 Loại hình văn hóa
Trên thế giới hiện nay, người ta ứng dụng phương pháp nghiên cứu loại hình
cho các công trình liên quan ñến văn hóa như : cách chia theo hai vùng Đông
và Tây, cách chia theo vùng tôn giáo, cách chia theo loại hình kinh tế…
Trong phần biên soạn này, người viết sẽ chọn phương pháp loại hình theo
phương thức kinh tế. Phần lớn các nhà nghiên cứu nhận thấy có thể chia thế
giới theo hai phương thức kinh tế chủ yếu là : loại hình kinh tế gốc du mục
(Phương Tây) và loại hình kinh tế gốc nông nghiệp (Phương Đông). Từ ñó rút
ra những ñặc ñiểm khác biệt văn hóa giữa hai loại hình kinh tế này.
Cư dân bản ñịa vốn cư trú trong một vùng sông nước, khí hậu nóng ẩm mưa
nhiều thuận lợi cho việc phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp lúa nước. Họ
chọn lối sống ñịnh cư và hình thành những cộng ñồng gắn kết với nhau ñược
gọi là “làng”. Làng là một mô hình khá ñộc ñáo của cư dân vùng này.
Vì là một cư dân làm nông nghiệp, do ñó văn hóa của họ ñược hình thành từ rất
sớm, ñược bảo tồn và gìn giữ. Những hiện vật ñược chế tác ñể sử dụng trong
sinh hoạt khi không còn dung ñược nữa thì họ ñã cất giữ chứ không bỏ ñi. Cho
nên, ñã tạo nên một khối lượng lớn những “văn vật”. Thêm vào ñó, những lúc
nông nhàn, họ thường tổ chức những lễ hội. Trong ñó, phần lễ bao gồm những
nghi lễ hết sức phong phú và phần hội cũng náo nhiệt với những trò chơi vô
cùng hấp dẫn khiến cho cuộc sống cư dân luôn khởi sắc và làm tiêu tan những
mệt nhọc khi vào vụ. Chính những lễ hội ñã tạo nên phần “văn hiến” trong kho
tàng văn hóa Việt Nam.
II. TNG QUAN V VĂN HÓA VIT NAM
2.1 Chủ thể văn hóa
Bất kỳ một yếu tố văn hóa nào cũng có một “chủ thể” sản sinh ra nó. Đó chính
là một trong những cơ sở ñể xác ñịnh tính giá trị của một sự vật hiện tượng.
Bởi vì, sự vật hiện tượng ñược phát sinh có thể có giá trị với chủ thể sinh ra nó,
nhưng lại phi giá trị với một chủ thể bên ngoài nó.
Để hiểu ñược cơ sở hình thành nên văn hóa Việt Nam, chúng ta phải xác ñịnh
ñược chủ thể của nền văn hóa này, nghĩa là tìm hiểu nguồn gốc dân tộc Việt
Nam.
Cũng như nhiều dân tộc khác, việc xác ñịnh nguồn gốc dân tộc Việt Nam
không dễ dàng. Các nhà nghiên cứu ñã dựa vào rất nhiều tiêu chí như : vóc
dáng, ngôn ngữ, lối sống … ñể tìm về quá khứ của dân tộc Việt. Cho ñến nay,
ña số các nhà nghiên cứu ñồng thuận rằng : chủ thể của văn hóa Việt Nam ra
ñời trong phạm vi của trung tâm hình thành loài người phía Đông và trong khu
vực hình thành của ñại chủng phương Nam.
Theo GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam
bao gồm ba giai ñoạn :
1. Vào thời ñồ ñá giữa (khoảng 10.000 năm trước ñây), một dòng người thuộc
ñại chủng Mongoloid từ dãy Hymalaya thiên di về hướng ñông nam, dừng chân
ở vùng Đông Nam Á cổ ñại, hợp chủng với cư dân Melanésien bản ñịa (thuộc
ñại chủng Australoid) hình thành nên chủng Indonésien (Cổ Malay, Đông Nam
Á tiền sử). Cư dân mới có ñặc ñiểm nhân dạng : da ngăm ñen, tóc xoăn gợn
sóng, vóc dáng thấp. Cư dân này sinh sống trên toàn Đông Nam Á cổ ñại.
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
2. Cuối thời ñá mới ñến ñầu thời ñồ ñồng (khoảng 5.000 trước ñây), tại khu vực
Nam Trung Hoa và bắc Đông Dương. Cư dân Indonésien tiếp xúc thường
xuyên với nhóm Mongoloid ở phía bắc, ñã hình thành nên một chủng mới là
Austroasiatic hay còn gọi là chủng Nam Á. Chủng Nam Á có gen Mongoloid
trội hơn chủng Indonésien, nên còn ñược gọi là chủng Mongoloid Phương Nam.
Còn cư dân Indonésien thuần chủng ñược gọi là Nam Đảo (hay còn gọi là
Austronésien).
Chủng Nam Á chia tách thành một loạt các tộc mà cổ thư Trung Hoa gọi họ là
Bách Việt, ñiển hình như : Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam
Việt, Lạc Việt … cư trú ở vùng phía nam sông Dương Tử ñến bắc Trung Bộ
của Việt Nam ngày nay. Khối Bách Việt chia thành những nhóm cư dân theo
ngôn ngữ riêng của họ như Môn – Khmer, Việt – Mường, Tày – Thái, Mèo –
Dao.
3. Khối Việt - Mường ñược chia tách ra các tộc nhỏ hơn, và người Việt (Kinh)
ra ñời từ khối ngôn ngữ này.
Trong khi ñó, ở phía nam dãy Trường sơn vẫn là ñịa bàn cư trú của người
Indonésien. Cư dân này sống biệt lập và mang những nét văn hóa của cư dân
vùng hải ñảo. Họ chính là chủng Nam Đảo mà chúng ta ñã biết. Họ là tổ tiên
của người Chăm, Raglai, Êñê, Chru, Hroi …
Do ñó, Việt Nam tuy là một quốc gia ña tộc (56 tộc người sinh sống) thuộc hai
ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo, nhưng lại cùng một gốc Indonésien. Do ñó, chủ
thể văn hóa Việt Nam mang tính thống nhất trong ña ñạng. Điều ñó cho phép
chúng ta có thể khái quát hóa một số ñặc ñiểm chính của cơ sở văn hóa Việt
Nam.
2.2 Không gian văn hóa
Tiêu chí thứ hai ñể ñịnh vị một nền văn hóa là không gian văn hóa, ñó chính
ñiều kiện tự nhiên của vùng văn hóa. Tìm hiểu không gian văn hóa là phương
thức tiếp cận văn hóa ở góc nhìn ñịa lý. Chính môi trường tự nhiên giúp chúng
ta hiểu ñược tính chất và nội dung của một nền văn hóa.
2.2.1 Đặc ñiểm ñịa lý
1. Vị trí ñịa lý
- Tọa ñộ ñịa lý : Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ - 23°23′
Bắc.
- Vị trí : nằm ở cực Đông Nam bán ñảo Đông Dương.
- Diện tích khoảng 329.314 km². Khoảng cách từ bắc tới nam dài khoảng 1.650
km, vị trí hẹp nhất theo chiều rộng từ ñông sang tây là 50 km. Bờ biển dài
3.260 km không kể các ñảo. Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới lãnh hải,
thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý làm
vùng ñặc quyền kinh tế.
- Biên giới Việt Nam : phía nam giáp vịnh Thái Lan; phía ñông là vịnh Bắc Bộ
và Biển Đông; phía bắc giáp Trung Quốc; phía tây giáp Lào và Campuchia.
- Hình dáng : Việt Nam có hình dáng như chữ S.
- Địa hình, thổ nhưỡng : Có nhiều vùng ñất thấp, ñồi núi, nhiều cao nguyên và
rừng rậm. Đất ñai có thể dùng cho nông nghiệp chiếm chưa tới 20%. Đất nước
bị chia thành miền núi, vùng ñồng bằng sông Hồng ở phía bắc; và dãy Trường
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
Sơn, Tây Nguyên, ñồng bằng duyên hải miền trung, và ñồng bằng sông Cửu
Long ở phía nam.
- Khí hậu : nhiệt ñới gió mùa, ñộ ẩm tương ñối trung bình 84% cả năm. Tuy
nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ ñộ và sự khác biệt ñịa hình nên khí hậu có
khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng. Trong mùa ñông hay
mùa khô, khoảng từ tháng 11 ñến tháng 4, gió mùa thường thổi từ phía ñông
bắc dọc theo bờ biển Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, mang theo nhiều hơi ẩm;
vì vậy ở ña số các vùng việc phân biệt mùa ñông là mùa khô chỉ là khi ñem nó
so sánh với mùa mưa hay mùa hè. Trong thời gian gió mùa tây nam mùa hè,
xảy ra từ tháng 5 ñến tháng 10, không khí nóng từ sa mạc Gobi phát triển xa về
phía bắc, khiến không khí ẩm từ biển tràn vào trong ñất liền gây nên mưa nhiều.
Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng ñều lớn dao ñộng từ 1200 ñến 3000mm, và ở
một số nơi có thể gây lên lũ. Gần 90% lượng mưa ñổ xuống vào mùa hè. Nhiệt
ñộ trung bình hàng năm ở ñồng bằng nói chung hơi cao hơn so với vùng núi và
cao nguyên. Dao ñộng nhiệt ñộ từ mức thấp nhất là 5°C từ tháng 12 ñến tháng
1, tháng lạnh nhất, cho tới hơn 37°C vào tháng 4, tháng nóng nhất. Sự phân
chia mùa ở nửa phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam, nơi mà chỉ ngoại trừ vùng
cao nguyên, nhiệt ñộ mùa chỉ chênh lệch vài ñộ, thường trong khoảng 21-28°C.
2. Đặc ñiểm
Có ba ñặc ñiểm chính :
- Thuộc xứ nóng, do ñó mưa nhiều và là một trong những quốc gia có lượng
mưa lớn nhất thế giới.
- Nhiều sông ngòi : Do mưa nhiều nên Việt Nam có nhiều song ngòi, thuận tiện
cho việc làm nông nghiệp lúa nước.
- Xét về vị trí ñịa lý thì Việt Nam là giao lộ của nhiều quốc gia. Do ñó, Việt
Nam trở thành giao ñiểm của các nền văn minh, văn hóa.
2.2.2 Không gian văn hóa
1. Xét về chủ thể : không gian văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của
người Indonésien lục ñịa. Không gian ấy có hình tam giác mà ñáy là song
dương Tử và ñỉnh nằm ở lưu vực song Mê Kông ở phía Nam
2. Xét về không gian : Không gian văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú
của người Bách Việt. Không gian ấy có hình tam giác mà cạnh ñáy là sông
Dương Tử, còn ñỉnh thì nằm ở bắc Trung Bộ của Việt Nam.
3. Xét về thời gian : không gian văn hóa Việt Nam ñược ñịnh hình trên nền của
không gian văn hóa khu vực Đông Nam Á. Không gian này giống như hình
tròn bao gồm cả Đông Nam Á Lục ñịa và Đông Nam Á Hải ñảo.
Do vị trí giao lộ của mình, Việt Nam trở này một Đông Nam Á thu nhỏ, mang
ñầy ñủ những ñặc ñiểm của cả Đông Nam Á
2.2.3 Không gian nội tại – vùng văn hóa
Sự thống nhất do cùng cội nguồn ngữ hệ ñã tạo nên bản sắc chung của văn hóa
toàn Việt Nam. Tuy nhiên, tính ña dạng trong cơ cấu ña tộc ñã hình thành bản
sắc riêng của từng vùng văn hóa. Do ñó, các nhà nghiên cứu ñã phân chia Việt
Nam thành những vùng văn hóa nhỏ hơn. Với nhiều cách chia khác nhau,
nhưng theo GS. Trần Quốc Vượng, ông ñã chia Việt Nam thành 6 vùng văn
hóa như sau :
1. Vùng văn hóa Tây Bắc
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
- Vị trí ñịa lý : Hữu ngạn sông Hồng kéo dài ñến phía bắc Thanh Hóa
- Điều kiện tự nhiên : Núi non trùng ñiệp
- Dân tộc cư trú : 20 tộc người trong ñó, tiêu biểu là các tộc Thái, Mường
- Đặc trưng văn hóa : Hệ thống mương phai, nghệ thuật trang trí tinh tế trên
khăn Piêu Thái, cạp váy Mường, trang phục nữ H’Mông; Âm nhạc có các bộ
hơi (khèn, sáo…) có những ñiệu múa xòe.
2. Vùng văn hóa Việt Bắc
- Vị trí ñịa lý : Tả ngạn sông Hồng
- Điều kiện tự nhiên : Núi non hiểm trở
- Dân tộc : chủ yếu là người Tày, người Nùng
- Đặc trưng văn hóa : Trang phục giản dị, có lễ hội lồng tồng (xuống ñồng), có
hệ thống chữ Nôm – Tày hình thành trong thời cận ñại.
3. Vùng văn hóa Bắc Bộ :
- Vị trí ñịa lý : Đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã
- Điều kiện tự nhiên : Đất ñai trù phú
- Dân tộc : Tộc Kinh
- Đặc trưng văn hóa : Cư dân sống quần tụ thành làng – xã; Chiếc nôi của văn
hóa Đông Sơn thời thượng cổ; là cội nguồn văn hóa Việt ở nam Trung Bộ và
Nam Bộ sau này.
4. Vùng văn hóa Trung Bộ
- Vị trí ñịa lý : Chạy dài theo ven biển từ Quảng Bình ñến Bình Thuận
- Điều kiện tự nhiên : Khí hậu khắc nghiệt, ñất ñai khô cằn
- Dân tộc : người Chăm là chủ yếu trước khi người Việt ñến cư trú
- Đặc trưng văn hóa :Con người cần cù, hiếu học, thạo nghề ñi biển, thức ăn
thiên về hải sản, thích ăn cay (do cá tanh); có những tháp chăm nổi tiếng.
5. Vùng văn hóa Tây Nguyên
- Vị trí ñịa lý : Sườn ñông của dải Trường Sơn
- Điều kiện tự nhiên : Núi rừng
- Dân tộc : 20 tộc người thuộc ngữ hệ Môn – Khmer và Nam Đảo
- Đặc trưng văn hóa : Trường ca; lễ hội ñâm trâu; nhạc cụ là dàn cồng chiêng
6. Vùng văn hóa Nam Bộ
- Vị trí ñịa lý : Lưu vực sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long
- Điều kiện tự nhiên : Khí hậu chia hai mùa : khô và mưa; nhiều sông nước và
kênh rạch
- Dân tộc : Khmer, Mạ, Xtiêng, Chro, Mnông và sau này them người Việt,
Chăm, Trung Hoa.
- Đặc trưng văn hóa : Nhà ở có khuynh hước trải dọc ven kênh và ven lộ; bữa
ăn thiên về thủy sản; tính cách con người phóng khoáng; tôn giáo và tín
ngưỡng vừa ña dạng, vừa phong phú. Dễ tiếp nhận những cái mới.
2.3 Thời gian văn hóa
2.3.1 Tiến trình văn hóa
Tiến trình văn hóa Việt Nam trải qua 6 giai ñoạn :
- Giai ñoạn văn hóa tiền sử : từ nguyên thủy ñến khoảng thế kỷ III TCN
- Văn hóa thời Văn Lang – Âu Lạc : từ thế kỷ III TCN ñến thế kỷ I TCN
- Văn hóa thời chống Bắc Thuộc : từ thế kỷ I TCN – Ngô Quyền giành lại
ñược ñất nước.
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
- Văn hóa Đại Việt : 3 triều ñại : Ngô – Đinh – Tiền Lê
- Văn hóa Đại Nam : Chúa Nguyễn ñến hết thời Pháp thuộc
- Văn hóa hiện ñại
2.3.2 Các lớp văn hóa
Có ba lớp văn hóa chính :
1. Lớp văn hóa bản ñịa
Lớp văn hóa bản ñịa bao gồm hai giai ñoạn văn hóa là giai ñoạn thời tiền sử và
giai ñoạn Văn Lang – Âu Lạc
Thành tựu của lớp văn hóa thời Tiền Sử là hình thành nên loại hình kinh tế
nông nghiệp lúa nước. Kết luận này dựa trên cơ sở những kết quả tìm kiếm của
ngành khảo cổ. Người ta ñã phát hiện ñược dấu tích của bào tử phấn lúa, vỏ
trấu, gạo cháy, mảnh chõ xôi có niên ñại vài nghìn năm trước Công nguyên tại
các di chỉ như : Sũng Sàm, Tràng Kênh, Gò Bông, Đồng Đậu, Gò Mun…
Ngay từ thời Tiền sử, ngườiViệt ñã biết trồng dâu, nuôi tằm, kéo sợi làm trang
phục, biết sử dụng cây trà ñể nấu nước uống; biết thuần dưỡng gia súc như trâu,
gà. Cư dân ở ñây còn biết làm nhà sàn ñể ở và hái lá cây chữa bệnh.
Sau giai ñoạn Tiền Sử là giai ñoạn Văn Lang – Âu Lạc (khoảng giữa thế kỷ III
TCN), tương ứng với thời ñồ ñồng cũng là thời ñiểm hình thành chủng Nam Á.
Thành tựu chính của giai ñoạn này là phát triển nghề luyện kim mà cụ thể là
luyện ñồng. Kỹ thuật của họ ñạt ñến ñịnh cao và ảnh hưởng rất lớn ñến khu vực
chung quanh hình thành nên một nền văn hóa vô cùng rực rỡ là văn hóa Đông
Sơn. Biểu tượng của nền văn hóa này chính là những chiếc trống ñồng mà hiện
nay ñã trở thành biểu tượng của người Việt Nam.
Người Việt cũng ñã hình thành ñược chữ viết riêng của mình. Loại chữ Việt cổ
có tên gọi là chữ khoa ñẩu. Tiếng Việt cổ là một ngôn ngữ thuộc họ Mường-
Khmer thuộc ngữ hệ Nam Á, khác hẳn với ngữ hệ của tiếng Trung Hoa.
2. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực
Bao gồm hai giai ñoạn : giai ñoạn văn hóa thời chống Bắc Thuộc và giai ñoạn
văn hóa Đại Việt.
Đặc ñiểm giai ñoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc :
- Ý thức ñối kháng thường trực trước họa xâm lăng của phong kiến Phương
Bắc : ñề cao tinh thần dân tộc và long yêu nước.
- Nền văn hóa rực rỡ của thời Văn Lang – Âu Lạc bắt ñầu ñi vào suy yếu, một
mặt do sự suy thoái tự nhiên có tính quy luật của một nền văn hóa khi ñã ñạt
ñến ñỉnh cao; mặt khác là do sự cố ý tàn phá của quân xâm lược với ý ñịnh
ñồng hóa văn hóa của Phương Bắc.
- Mở ñầu cho việc tiếp nhận những yếu tố văn hóa từ Trung Hoa và cũng là mở
ñầu cho Việt Nam bắt ñầu hội nhập vào văn hóa khu vực. Cụ thể là việc du
nhập Nho giáo vào Việt Nam, nhưng chưa ñược cư dân bản ñịa tiếp nhận. Bên
cạnh ñó có sự du nhập Phật giáo vào vùng này bằng hai con ñường : ñầu tiên là
sự du nhập trực tiếp từ Ấn Độ và tiếp theo là thong qua Trung Hoa. Phật giáo
ñi vào Việt Nam vào thời kỳ này ñược dân chúng hưởng ứng hơn Nho giáo vì
Phật giáo ñi vào bằng con ñường giao thương buôn bán chứ không phải bằng
xâm lược.
Xu hướng tiếp nhận những yếu tố ngoại lai của giai ñoạn này là xu hướng
chống Hán hóa và nỗ lực bản ñịa hóa các ảnh hưởng của Trung Hoa.
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
Đến giai ñoạn Đại Việt, văn hóa Việt Nam nhanh chóng phục hồi và khởi sắc
do ảnh hưởng ngầm còn tồn tại của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. Giai
ñoạn Đại Việt ñược xem là ñỉnh cao thứ hai trong lịch sử văn hóa Việt Nam.
Đây là sự tổng hợp giữa nền văn hóa bản ñịa với văn hóa Phật giáo làm nên
linh hồn của thời Lý -Trần. thời Lý – Trần ñánh dấu thời kỳ hưng thịnh nhất
của Phật giáo. Bên cạnh ñó, Nho giáo cũng dần dần ñược tiếp nhận do nhu cầu
củng cố chính quyền trung ương tập quyền. ñồng thời, Đạo giáo cũng ñược tiếp
nhận ñể trở thành “tam giáo ñồng nguyên” ở Việt Nam thời ñó.
Đến thời Lê, khi các nho sĩ ñã trở thành một lực lượng ñáng kể trong triều ñình
phong kiến thì họ ñã quay lại công kích Phật giáo, xu hướng thời kỳ này là chủ
ñộng tiếp nhận văn hóa Trung Hóa và tự nguyện Hán hóa. Chính quyền tuyên
bố tôn Nho giáo làm quốc giáo, pháp luật mô phỏng theo Trung Hoa, coi
thường phụ nữ và con hát.
Giai ñoạn này Việt Nam sử dụng ngôn ngữ là chữ Hán và chữ Nôm.
3. Lớp văn hóa giao lưu với Phương Tây
Lớp văn hóa giao lưu với Phương Tay bao gồm hai giai ñoạn : Văn hóa Đại
Nam và văn hóa hiện ñại.
- Giai ñoạn văn hóa Đại Nam : tên gọi Đại Nam xuất hiện từ thời Minh
Mạng. Đặc ñiểm văn hóa của giai ñoạn này :
+ Nước ta có ñược sự thống nhất lần ñầu tiên về lãnh thổ và tổ chức hành
chính từ Đồng văn ñếnCà Mau.
+ Nho giáo ñược phục hồi và tôn làm quốc giáo, nhưng Nho giáo không
giữ ñược sự phát triển ñỉnh cao của mình mà ngày một suy tàn.
+Khởi ñầu cho việc thâm nhập của văn hóa Phương Tây cũng là khởi ñầu
văn hóa Việt Nam hội nhập vào nền văn hóa thế giới.
+ Xu hướng chính là vừa chủ ñộng tiếp nhận văn hóa Phương Tây, vừa có
xu hướng bản ñịa hóa các yếu tố văn hóa Phương Tây và chống Phương
Tây hóa.
- Giai ñoạn hiện ñại : ñánh dấu bằng việc tiếp nhận tư tưởng Marx –
Lênin. Xã hội chuyển từ chế ñộ Phong Kiến sang chủ nghĩa xã hội. Tuy
nhiên, chưa thể tổng kết ñược hết những ñặc ñiểm của nó, mà chỉ có thể
ñưa ra một số ñặc ñiểm thấy ñược :
+ Đầu tiên phải kể ñến là chế ñộ xã hội ñược thay ñổi một cách quá ñộ
+ Xu hướng chính vẫn là vừa chủ ñộng tiếp nhận văn hóa Phương Tây, vừa
có xu hướng bản ñịa hóa các yếu tố văn hóa Phương Tây và chống Phương
Tây hóa.
+ Phát triển loại văn tự mới là chữ Quốc ngữ.
Câu hỏi thảo luận
:
1. Tại sao nói : Việt Nam là một quốc gia “ña tộc” và có một nền văn hóa “ña
tầng”
CHƯƠNG 2. VĂN HÓA NHẬN THỨC
I. NHN THC V VŨ TR
1.1 Nhận thức về bản chất của vũ trụ : triết lý Âm – Dương
1.1.1 Quy luật của triết lý âm – dương
Triết lý âm dương có hai quy luật cơ bản :
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
1. Quy luật về thành tố
Âm – dương có hai thành tố âm và dương. Tuy nhiên, trong thực tế không có
cái gì tồn tại mà thuần âm hoặc thuần dương mà trong dương có âm và trong
âm luôn có dương. Ví dụ : xét về giới tính của con người thì nam là dương và
nữ là âm, nhưng trong giới nam hay nữ ấy ñều tiểm ẩn ít nhiều chất trái dấu,
cho nên giới tính có thể biến ñổi ñược. Cho nên, việc xác ñịnh một vật là âm
hay dương chỉ là tương ñối. Muốn xác ñịnh ñược âm hay dương nhất thiết phải
xác ñịnh ñược ñối tượng so sánh và cơ sở so sánh của hai ñối tượng ấy.
+ Về phương diện ñối tượng so sánh, có thể hình dung trong ví sau : con người
là âm nếu so sánh với trời (mang tính dương), nhưng con người sẽ là dương
nếu so sánh với ñất (mang tính âm).
+ Cơ sở so sánh : So sánh hai ñối tượng ñất và nước. Nếu lấy cơ sở so sánh là
ñộ cứng thì ñất sẽ là dương còn nước lại là âm, nhưng nếu chọn cơ sở so sánh
là tính ñộng thì nước sẽ là dương còn ñất lại là âm.
2. Quy luật quan hệ
Các sự vật hiện tượng ñều có quan hệ biện chứng với nhau, âm và dương cũng
không ngoại lệ. Âm và dương gắn bó mật thiết và chuyển hóa cho nhau : âm
cực sinh dương và dương cực sinh âm. Một sự vật, hiện tượng phát triển ñến
ñỉnh cao thì sẽ tự nhiên ñi xuống; một sự vật ñã ñi xuống ñến tận cùng thì cũng
sẽ tự nhiên ñi lên.
1.1.2 Nhận thức về bản chất vũ trụ - hai hướng phát triển của triết
lý âm dương
1. Hướng thứ nhất trùng với quan niệm của Trung Hoa (Phương Bắc), hướng
này gọi âm dương là Lưỡng nghi do thái cực sinh ra, và sản sinh vũ trụ từ sự
nhân ñôi thuần túy : Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát
quái biến hóa vô cùng.
2. Hướng thứ hai là quan niệm của Phương Nam (bao hàm cả Việt Nam), quan
niệm cho rằng vũ trụ ñược tạo nên bởi những thành tố lẻ. Bắt nguồn từ âm –
dương sinh ra Tam tài, Tam tài sinh ra Ngũ hành.
1.2 Nhận thức về cấu trúc không gian của vũ trụ
1.2.1 Tam Tài
Từ Tam Tài có lẽ xuất hiện về sau ñể gọi tên một quan niệm cổ xưa về cấu trúc
không gian của vũ trụ. Con người nông nghiệp lúa nước rất thích số lẻ, ñiều
này có thể thấy rõ trong các thành ngữ của người Việt : “mua danh ba vạn, bán
danh ba ñồng”; “ba chìm bảy nổi chín lệnh ñênh”… tâm lý người Việt thích số
lẻ nhưng cũng sợ số lẻ : “mùng năm, mười bốn, hai ba ñi chơi cũng lỗ nữa là ñi
buôn”…
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
Tuy nhiên, không phải vì thích hay sợ số lẻ mà quan niệm về cấu trúc không
gian của vũ trụ cũng vận hành theo số lẻ, nhưng người Việt cổ nhận thức rằng
bên cạnh những gì liên quan ñến âm dương vẫn có sự tồn tại của thành tố thứ
ba, ba thành tố luôn lien kết với nhau như : Trời – người – ñất; cha – mẹ - con,
trời – ñất – nước…
Do ñó, trong tư duy người Việt, Tam tài hình thành từ sự kết hợp âm dương :
cha + mẹ = cha – mẹ - con.
1.2.2 Ngũ Hành
Trong tư duy người Việt, hai bộ Tam tài không biến thành 6 mà là 5 nghĩa là
ngũ hành. Trong quan niệm của người Phương Nam làm nông nghiệp, người ta
nhận thức có sự hiện diện thường trực của 5 thành tố : thủy, hỏa, mộc, kim, thổ.
Năm thành tố ñược hình thành từ hai bộ Tam tài : Mộc – Kim – Thổ và Thủy –
Hỏa – Thổ. Năm thành tố ấy không ñơn thuần là năm chất mà năm loại vận
ñộng. Ví dụ : Hỏa ta thường dịch là lửa, nhưng khi một người nóng giận, ta cho
là họ ñang bốc hỏa, nóng trong người cũng gọi là bốc hỏa (nhiệt)…các yếu tố
khác cũng vậy, mỗi yếu tố có nội hàm riêng không nhất thiết là những chất cụ
thể.
Hà Đồ là sản phẩm của lối tư duy tổng hợp của cư dân nông nghiệp lúa nước.
Đồng thời, Hà Đồ cũng là một loại triết lý về các con số : mỗi nhóm ñều có một
chẵn, một lẻ, một âm một dương, một sinh một thành. Số 5 ở giữa là tổ hợp của
2 và 3 (2 ñất – 3 trời) chứ không phải là 1 và 4. Bởi vì như thế mới tạo sự cân
bằng tương ñối, dương quá lớn sẽ làm mất cân bằng, nếu cân bằng tuyệt ñối thì
con số không tròn và ñồng nghĩa với chết. Dương nhỉnh hơn âm một chút sẽ
tạo sự phát triển hài hòa và vững chắc.
Ngũ hành phản ánh khá rõ tư duy nông nghiệp. Đối với nông dân thì không gì
quý bằng ñất, nên hành Thổ ñược ñặt vào vị trí trung tâm (trung ương), sau ñất
là nước, nước ñược ñặt vào số một (nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống).
Như thế, nước phải là khởi thủy, nên hành Thủy là âm sẽ tương ứng với
phương bắc. ñối ứng với Thủy là Hỏa sẽ là dương trụ ở phương Nam. Hành
Mộc biểu hiện cho sự xanh tươi của mùa xuân và luôn phát triển mang tính
dương ứng với phương ñông. Còn hành Kim mang tính chất tĩnh tương ứng với
âm và ứng với phương Tây.
Xét thứ tự các hành trong Ngũ hành theo Hà Đồ là : Thủy – Hỏa – Mộc – Kim
– Thổ. Các hành có mối liên hệ tương sinh tương khắc với nhau
- Tương khắc biểu hiện :
+ Thủy khắc Hỏa
+ Hỏa khắc Kim
+ Kim khắc Mộc
+ Mộc khắc Thổ
+ Thổ khắc Thủy
- Tương sinh sẽ là :
+ Thủy sinh Mộc
+ Mộc sinh Hỏa
+ Hỏa sinh Thổ
+ Thổ sinh Kim
+ Kim sinh Thủy
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
Quan hệ tương sinh tương khắc giữa các hành chính là thể hiện quy luật về
quan hệ trong triết lý âm dương.
1.3 Nhận thức về cấu trúc thời gian của vũ trụ : Lịch pháp
Trên thế giới tồn tại ba loại lịch pháp : lịch thuần âm (căn cứ vào chu kỳ của
mặt trăng), lịch thuần dương (căn cứ vào chu kỳ của mặt trời), lịch âm – dương
(vừa căn cứ vào chu kỳ của mặt trăng, vừa căn cứ vào chu kỳ của mặt trời).
Lịch của vùng Á Đông thường gọi là âm lịch nhưng thực chất là lịch âm dương.
Đó là sản phẩm của của lối tư duy tổng hợp.
Việc thực hiện loại lịch âm dương trải qua ba giai ñoạn :
1. Định các ngày trong tháng theo chu kỳ mặt trăng bằng việc xác ñịnh hai
ngày Sóc – Vọng ( ngày ñầu tháng và ngày trăng tròn)
2. Định tháng trong năm theo chu kỳ mặt trời bằng các xác ñịnh hai tiết
“ tiết Đông chí và tiết Hạ chí” thêm hai ngày “ Xuân phân và Thu phân”
ta có ñược “tứ thời”. Sau ñó xác ñịnh bốn ngày khởi ñầu của bốn mùa :
lập xuân, lập hạ, lập thu, lập ñông. Đó chính là 8 mốc thường ñược gọi
là Bát tiết. Rồi từ những mốc căn bản ấy phân nhỏ thành 14 tiết tương
ñương mỗi tháng có 2 tiết.
3. Do chu kỳ năm tính theo mặt trời dài hơn chu kỳ năm theo mặt trăng là
11 ngày, nên cứ khoảng hai ñến ba năm thì lại ñiều chỉnh cho hai chu kỳ
này hợp nhau nên thường xuất hiện năm nhuận, trong năm ñó có một
tháng nhuận; cụ thể là trong vòng 19 năm thì sẽ có 7 năm nhuận.
Lịch âm dương phản ánh tư duy tổng hợp của người dân nông nghiệp phương
nam này. Lịch âm dương ñược căn cứ ñể thự hiện những vụ mùa trong năm.
Nếu như mực nước sông Nile là cơ sở ñể xác ñịnh năm ñược mùa, hay năm ñói
kém của cư dân Ai Cập, thì lịch âm dương cũng có vai trò như vậy. Nó cho
thấy sự thay ñổi thời tiết và người nông dân cần thấy trước ñể phòng tránh
những rủi ro cho mùa màng.
Những nhà nghiên cứu về loại lịch âm dương gần ñây cho thấy lịch này mang
tính khoa học rất cao :
- Tháng nhuận trong loại lịch này phản ánh sự phối hợp tự nhiên giữa hai
luồng ảnh hưởng của mặt trời và mặt trăng cùng ñồng thời tác ñộng lên
trái ñất, tạo nên sự biến ñộng có tính chu kỳ của thời tiết.
- “Tính âm lịch của loại lịch này phản ánh những hiện tượng liên quan
ñến mặt trăng như thủy triều, khí triều, sự sinh trưởng của vạn vật trong
tháng” (GS. Trần Ngọc Thêm, 74).
Lịch âm ñương còn thể hiện tính ñộc ñáo ở hệ can chi bao gồm hệ can (Giáp,
Ất, Bính, Đinh, Mậu , Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) và hệ chi (Tý, Sửu, Dần,
Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). 12 chi do Ngũ Hành biến hóa.
Hành Thổ gồm âm Thổ và dương Thổ, cộng với 4 hành kia tạo thành 6 x 2 âm
– dương = 12. Do ñó, 12 chi là 6 cặp âm dương tương ứng với Ngũ Hành :
- Tý – Hợi = Thủy
- Tỵ – Ngọ = Hỏa
- Dần – Mão (Mẹo) = Mộc
- Thân – Dậu = Kim;
- Sửu – Mùi = âm Thổ
- Thìn – Tuất = dương Thổ
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
Hệ can chi ñược ứng dụng cho các năm, riêng hệ chi còn ñược dùng cho giờ
trong ngày và các tháng trong năm.
Hệ can chi ứng dụng cho các năm của lịch âm dương thể hiện trong bảng :
CHI
CAN
Tí Sửu
+ -
Dần Mão
+ -
Thìn Tỵ
+ -
Ngọ Mùi
+ -
Thân Dậu
+ -
Tuất Hợi
+ -
Giáp +
Ất -
1
2
51
52
41
42
31
32
21
22
11
12
Bính +
Đinh -
13
14
3
4
53
54
43
44
33
34
23
24
Mậu +
Kỷ -
25
26
15
16
5
6
55
56
45
46
35
36
Canh +
Tân -
37
38
27
28
17
18
7
8
57
58
47
48
Nhâm +
Quý -
49
50
39
40
29
30
19
20
9
10
59
60
II. NHN THC V CON NGI
2.1 Nhận thức về con người tự nhiên
Theo nhận thức của cư dân Phương Nam, con người ñứng giữa trời và ñất như
một gạch nối giữa ñất và trời. Theo thế ñứng của con người thì trời là dương,
con người là âm, con người sẽ là dương và ñất lại là âm. Do ñó, nếu xét về ñối
tượng so sánh thì con người là âm ñối vớ trời và là dương ñối với ñất. Trong
con người hội tụ cả âm và dương. Cho nên, nếu trời và ñất (dương và âm) kết
hợp với nhau thành ñại vũ trụ thì trong con người tồn tại cả âm lẫn dương nên
con người chính là tiểu vũ trụ. Như thế, vũ trụ làm sao thì con người y như vậy.
Trong cơ thế con người, thì phần trên (từ ngực trở lên) là dương, phần dưới (từ
bụng trở xuống là âm.
Tuy nhiên, từng phần cơ thể con người lại mang ñặc tính âm dương khác nhau
tùy thuộc vào vị trí trên hay dương so với phần chi thể mà nó ñược so sánh.
Ví dụ : trán sẽ là dương so với cằm sẽ là âm, mu bàn tay hay mu bàn chân sẽ là
dương, còn lòng bàn tay hay lòng bàn chân sẽ là dương.
Văn hóa nông nghiệp coi trọng sự quân bình âm dương. Nhưng xem ra họ
trọng âm hơn dương, lấy âm làm chủ dương và lẫy tĩnh làm chủ cái ñộng.
Trong nhận thức của cư dân nông nghiệp thì bụng là một bộ phận quan trọng.
Tên gọi của một số chi thể vùng bụng ñi vào ngôn ngữ Việt và làm biểu tượng
cho một số cái ví von như : lòng làm biểu tượng cho tình yêu “phải lòng nhau”,
rốn là biểu tượng cho vị trí trung tâm “cái rốn vũ trụ”, dạ dày làm biểu tượng
cho trí khôn “sáng dạ”, bụng làm biểu tượng cho suy nghĩ “suy bụng ta ra bụng
người”… (x. GS. Trần Ngọc Thêm, 83)
2.2 Cách nhìn cổ truyền về con người xã hội
Nhận thức của cư dân nông nghiệp về con người không chỉ nhìn thấy biểu hiện
âm dương nơi từng bộ phận cơ thể mà còn thấy ñược mối liên hệ giữa con
người với Ngũ hành tạo nên tính cách và vận mệnh của con người ấy.
- Cách xác ñịnh mối liên hệ giữa con người với các hành dựa vào : ngày
tháng năm sinh và thậm chí cả giờ sinh của người ñó theo lịch âm dương.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồng thời, căn cứ vào vị trí và cấu tạo của một số bộ phận cơ thể như :
khuôn mặt, gò má, chỉ tay, ñầu ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, lòng
bàn chân…
- Ứng dụng của việc tìm ra mối liên hệ giữa một con người cụ thể với ngũ
hành tạo nên một hoạt ñộng phổ biến trong dân gian gọi là ñoán số, hay
xem tử vi (bói toán). Tuy nhiên, ñể có thể ñoán số chính xác cần phải
xây dựng ñược mô hình với ñầy ñủ dự kiện về : chủ thể (con người, ñặc
ñiểm, di truyền…), không gian (môi trường gia ñình và xã hội), thời
gian (ngày, tháng, năm sinh…)
- Một khi ñã xác ñịnh ñược các hành tương ứng với một người, thì sẽ xác
ñịnh ñược sự dung hợp hay xung khắc giữa người này với người kia
(hợp tuổi hay khắc tuổi).
Ưu ñiểm của cách nhìn nhận này giúp cho người ta phần nào ñoán ñịnh ñược
vận mệnh của mình, nếu không tốt thì người ta sẽ cẩn thận hơn trong cuộc sống,
nếu tốt thì người ta có quyền hy vọng vào một ñiều tốt ñẹp. Đàng khác, việc
xác ñịnh mối liên hệ giữa con người với các hành giúp cho người ta biết ñược
những y thuật cần thiết ñể phòng và chữa bệnh hay bảo vệ sức khỏe của mình.
Khuyết ñiểm của cách nhìn nhận này phần nào tạo nên sự mê tín và dễ mắc lừa
những tay bịp bợm. Tệ hại hơn là việc dựa vào bói toán ñể chia rẽ những mối
lưỡng duyên của con cái, thậm chí dựa vào việc ñoán ñịnh tuổi cha mẹ ñể quyết
ñịnh ñể thai hay phá thai…
Bên cạnh ñó, việc tìm ra mối liên hệ giữa con người với ngũ hành chính là tìm
ra mối liên hệ giữa con người với vũ trụ. Đàng khác, người ta không chỉ ñưa
những kiến thức về vũ trụ ñể xem xét con người mà còn lấy con người ñể ño
lường tự nhiên.
Ví dụ : người ta dùng ñốt gốc ngón tay út của chủ nhà ñể tạo thành “thước tầm”
(rui mực) ñể làm nhà cho chính người ấy. Hay trong Đông Y, người ta tìm
huyệt ñạo bằng một loại thước ño gọi là thốn, một thốn bằng ñối giữa ngón tay
giữa của người bệnh.
Cách ño ñạc này thể hiện lối tư duy linh hoạt của cư dân nông nghiệp. Họ có
thể thực hiện việc ño ñạc ở bất cứ ñâu mà không phải lệ thuộc vào thước tấc
nhất ñịnh. Nhà ở của người nào thì mang ñặc ñiểm của chủ nhà ấy (thước tầm).
Nhưng hạn chế của nó là sự chính xác mang tính tương ñối vì ñốt ngón tay mỗi
người mỗi khác. Việc ño lường cũng vì thế mang tính chủ quan vì gang tay của
mỗi người không bằng nhau.
Thước tấc của Phương Tây thì khác hẳn, chính xác và nguyên tắc ñến máy móc
và cứng nhắc (ngược với linh hoạt), và hoàn toàn khách quan vì thước tấc mọi
chỗ ñều như nhau (không có trường hợp áng chừng).
Tuy nhiên, lối ño ñạc mang tính tương ñối của người nông nghiệp nhưng không
phải là sai, nó cho phép ñáp ứng mọi nhu cầu của con người, cần du di thì có
thể du di, cần chính xác thì cũng rất chính xác. Ví dụ : làm nhà có thể du di thì
du di ñược, trong y học cần chính xác thì không thước tấc nào chính xác bằng
thốn. Bởi vì, xác ñịnh vị trí huyệt ñạo của mỗi người không gì chính xác bằng
thước ño của chính mình.
Câu hỏi thảo luận
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
1. Trình bày và phân tích loại hình văn hóa là nguyên nhân phát sinh nhận thức
về con người và vũ trụ của người Việt?
CHƯƠNG 3. VĂN HÓA TỔ CHỨC TẬP THỂ
I. T chc nông thôn : mô hình làng
1.1 Các tiêu chí tổ chức nông thôn
Cư dân nông nghiệp lúa nước không thể không ñịnh canh ñịnh cư, gắn bó với
một vùng ñất nhất ñịnh. Vùng ñất ñược cha truyền con nối và cứ như thế, ñất
ñai luôn gắn với con người. Tính chất nông nghiệp không chỉ là ñịnh canh ñịnh
cư mà còn hình thành nên những cộng ñồng theo nhưng tiêu chí sau :
1.1.1 Huyết thống
Làng Việt Nam là cơ cấu tổ chức lâu ñời và ñặc thù của cư dân nông
nghiệp trồng lúa nước. Việc hình thành làng vốn dựa trên cơ sở sự tan rã của
mô hình công xã nông thôn mang nặng yếu tố huyết tộc, nhờ yếu tố ấy mà
làng Việt Nam có một sức sống gắn kết những con người với nhau một cách
chặt chẽ, lâu dài và bền bỉ.
Có thể hình dung làng trải qua những giai ñoạn :
Công xã thị tộc – Công xã nông thôn – làng
Gia ñình chính là “tiền mẫu cho mọi tổ chức xã hội. Trong ñó, mọi thành viên
phải học cho ñược cách sống hài hòa với những thành phần khác. Người bé hơn
phải tôn kính người lớn hơn, người lớn có nhiệm vụ năng ñỡ, trợ giúp người bé
hơn trong những gì mà họ có kinh nghiệm. Với nhiều thế hệ, gia ñình mở rộng
thành gia tộc hay còn gọi là “họ”.
ý nghĩa cơ bản về gia ñình vẫn là ñược dùng ñể ám chỉ một “cộng ñồng” có
chung một huyết thống trực hệ. Theo người Việt truyền thống, gia ñình có thể là
một gia tộc, mà nghĩa chặt nhất là một gia ñình hạt nhân bao gồm : cha, mẹ và con
cái. Người Việt còn mở rộng từ “gia ñình” cao quý ấy ñến tầm quốc gia, một quốc
gia ña tộc như Việt Nam ñã ñược xem là một “ñại gia ñình”, ñược sinh ra từ “bọc
trăm trứng” của Cha Lạc Long quân và mẹ Âu Cơ. Câu chuyện thần thoại cảm
ñộng ấy ñã hàm bao ý nghĩa thâm sâu về văn hoá cho hậu thế.
Đó là quan niệm kết hôn ngoại tộc. Lạc Long Quân và Âu cơ vốn “khác
giống”, nhưng kết hôn với nhau ñể sinh ra “trăm tộc” rất ña dạng về cách sống, về
phong tục : từ miền núi ñến ñồng bằng và ra tận biển khơi; nhưng vẫn “thống
nhất” trong cùng một “bọc trứng” – rất ñậm nghĩa của sự thống nhất trong ña dạng
nơi người Việt. Với quan niệm kết hôn ngoại tộc ấy cho thấy một bước tiến nhảy
vọt của một ý thức văn hoá phát triểm sớm, thoát thai ra khỏi chế ñộ tạp hôn, và
hôn nhân thuần chủng, kết hôn cùng họ, cùng giòng máu của con người cổ xưa
trên thế giới.
Đó là một cách diễn tả về tinh thần dân tộc của người Việt truyền thống, gắn
bó với làng, thiết thân với nước – một ñặc trưng của người làm nông nghiệp lúa
nước. Họ xem mọi người trong quốc gia, không kể màu da, ngôn ngữ, phong tục
tập quán … ñều là anh em một nhà, không có ranh giới, không có phân biệt.
Gia ñình khi xưa ñặt lợi ích của hai dòng tộc lên hàng ñầu, kế ñến là lợi ích của
làng và sau cùng mới tính ñến lợi ích của chính ñôi bạn trẻ.
Làng Việt Nam có thể hình thành từ một họ hay nhiều họ. Những làng hình
thành từ một họ như : Ngô xá (Làng của họ Ngô), Châu xá (làng của họ Châu),
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
Lê xá (làng của họ Lê). Làng hình thành từ một họ xét về hình thức giống với
cộng ñồng nông dân của người Trung Hoa - một kiểu liên kết gắn bó trực tiếp
với các mối quan hệ gia ñình lớn. Điều này biểu lộ qua những tên gọi như : Lý
gia trang – thôn trang của họ Lý, Vương gia trang – thôn trang của họ Vương…
ñịa chủ cũng thường nằm trong mối quan hệ với nông dân. Do ñó, cộng ñồng
mang tính họ hàng này là một tổ chức ñộc lập và khép kín, ít phụ thuộc vào
cộng ñồng khác và cũng không phụ thuộc vào các cơ quan hành chính của ñô
thị.
Quan hệ huyết thống của người Việt coi trọng vai vế theo hàng dọc hơn hàng
ngang. Đây cũng là cơ sở của tính tôn ti trong cộng ñồng làng. Trong ngôn ngữ
người Việt và Trung Hoa, có sự phân biệt rõ ràng ñến 9 thế hệ, hay còn gọi là 9
ñời :
Trong tiếng Việt :
Kỵ/Cố
Cụ Ông Cha Tôi Con Cháu Chắt Chút
Trong tiếng Hoa :
Cao
tằng
tổ
Tằng
Tổ
Tổ
Phụ
Phụ Ngã Tử Tôn Tằng
Tôn
Huyền
Tôn
Chính sự tôn trọng hơi thái quá các bậc cao niên ñã hình thành nên tính gia
trưởng. Đồng thời, sự khép kín của làng huyết tộc là mảnh ñất khá lý tưởng cho
óc tư hữu tồn tại và phát triển.
1.1.2 Địa bàn cư trú
Hai thuật ngữ thường ñược dùng ñể chỉ cơ cấu tổ chức nông thôn theo ñịa bàn
cư trú của người Việt là xóm và làng.
Một trong những tính chất của nghề nông nghiệp lúa nước là tính thời vụ. Đến
mùa mưa thì mưa trải khắp. Lúc ñó, ai nấy ñều rất cần người ñể gieo hạt ñúng
thời vụ. Làm nông thường có nhiều công ñoạn khác nhau : Ngâm giống, cày –
bừa, gieo mạ, cuốc ñất, nhổ mạ, cấy… ñể không lỡ vụ, người ta thường ñổi
công cho nhau. Những nhà gần nhau liên kết với nhau ñể cùng trồng cấy.
Những gia ñình cùng huyết tộc sống gần nhau cũng giúp nhau làm mùa. Với
những kiểu liên kết ấy ñể ứng phó với môi trường tự nhiên khi vào vụ là một
trong những yếu tố tạo nên những cộng ñồng nhỏ liên kết mật thiết với nhau.
Bên cạnh việc ứng phó với môi trường tư nhiên, người ta còn cần liên kết với
nhau ñể ứng phó với môi trường xã hội, mà cụ thể là nạn trộm cướp, những
người sống gần nhau cũng có nhu cầu liên kết với nhau ñể ñối phó cho có hiệu
quả. Trên hai cơ sở căn bản ñó mà làng và xóm ra ñời.
Trong hai ñơn vị trên thì làng lớn hơn xóm hay nói cách khác là bao trùm ñơn
vị xóm. Một làng có thể có một hay nhiều xóm, không thể có một xóm bao
gồm nhiều làng.
Nếu như việc tổ chức làng theo huyết tộc ñược tính theo hàng dọc thì kiểu liên
kết theo ñịa bàn cư trú lại tính theo hàng ngang. Đây chính là cơ sở hình thành
tính dân chủ trong cộng ñồng : mọi người ñều có nghĩa vụ giúp ñỡ nhau và có
quyền bình ñẳng như nhau. Tuy nhiên, tính dân chủ không chặt chẽ ấy kéo theo
mặt trái của nó là thói dựa dẫm, ỷ lại, ñố kỵ và cào bằng.
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
1.1.3 Nghề nghiệp và sở thích
Bên cạnh việc tổ chức nông thôn theo ñịa bàn cư trú, người Việt còn có mô
hình gắn kết với nhau theo nghề nghiệp và sở thích ñược gọi là “phường” và
“hội”.
Những người cùng ngành nghề liên kết với nhau tạo thành phường. Kểu liên
kết này cũng là một ñặc trưng của cư dân gốc nông nghiệp khác hẳn với cư dân
gốc du mục. Nếu như Phương Tây ít có sự liên kết, người cùng ngành nghề có
thể cạnh tranh lẫn nhau và triệt tiêu nhau; thì Phương Đông lại có khuynh
hướng liên kết với nhau : “buôn có phường bán có hội” là thế.
Những làng nghề của người Việt ñánh dấu các phường như : phường hàng gốm,
phường hàng giấy, phường hàng nón, phường hàng buồm…
Bên cạnh phường thì những người cùng sở thích lại liên kết với nhau thành hội,
như : hội tư văn (liên kết các quan văn cùng làng), hội bô lão (liên kết các cụ
ông trong làng), hội chư bà (liên kết các cụ bà trong làng)…
Cách thức liên kết theo ngành nghề và sở thích cũng kết cấu theo hàng ngang.
Những người trong phường và hội tự có trách nhiệm giúp ñỡ những thành viên
trong phường, hội của mình.
1.1.4 Giới
Đây là lối liên kết theo truyền thống nam giới, tồn tại trong cộng ñồng người
Việt nhưng chắc chắn là xuất hiện muộn hơn nhiều so với các kiểu liên kết trên.
Bởi vì, kiểu liên kết theo giới ñược gọi là Giáp này thiên về nam giới nhiều hơn,
mà tư tưởng trọng nam chỉ xuất hiện khi có sự du nhập của Nho giáo, còn
truyền thống người Việt cổ thì trọng nữ hơn trọng nam.
Giáp cũng có một cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ. Đứng ñầu là ông cai giáp, phụ
việc cho ông cai là các ông lềnh bao gồm : lềnh nhất, lềnh hai, lềnh ba …
Đặc ñiểm của giáp :
- Chỉ có nam giới tham gia
- Mang tính cha truyền con nối : cha ở giáp nào thì con vào giáp ấy.
- Trong giáp phân biệt ba lứa tuổi
+ Ti ấu (dưới 18 tuổi)
+ Đinh – Tráng (từ 18 – trước khi lên lão – tùy làng quy ñịnh)
+ Lão (thông thường là 60 tuổi, nhưng có làng quy ñịnh là 49, 50 hoạc 55)
Lên lão là ñược ngồi chiếu trên, toàn giáp và cả làng trọng vọng. Tuy cơ chế tổ
chức giáp dành cho phái nam nhưng lại dựa trên cơ sở trọng tuổi già là truyền
thống lâu ñời của Phương Đông, cụ thể là những người làm nông nghiệp vốn
cần kinh nghiệm hơn sức mạnh.
Khi làng có việc, các lão tùy tuổi tác ñược ngồi cùng chiếu với các chức sắc
quan viên.
- 60 tuổi ngồi ngang với tú tài.
- 70 tuổi ngồi ngang với cử nhân
- 80 tuổi ngồi ngang với tiến sĩ
Cách thức tổ chức giáp liên kết theo cả chiều dọc (tuổi) lẫn chiều ngang (cùng
làng). Cho nên, giáp vừa mang tính tôn ti vừa có tính dân chủ.
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
1.1.5 Đơn vị hành chính
Khi có chính quyền nhà nước, chắc chắn các ñơn vị hành chính cũng hình
thành ñể dễ bề quản lý. Các cơ chế hành chính cơ bản của người Việt là thôn là
xã. Thôn tương ñương với xóm, còn xã thì tương ñương với làng.
Một thôn có thể là một xóm, nhưng cũng có thể nhiều hơn, nhưng không quá
một làng. Cũng vậy, một xã thông thường là một làng nhưng cá biệt cũng có
loại xã bao gồm nhiều làng nhỏ.
Trong xã có sự phân biệt giữa dân chính cư và dân ngụ cư. Dân chính cư là dân
gốc của làng, ñược hưởng nhiều ñặc quyền ñặc lợi, còn dân ngụ cư thì bị khinh
rẻ và không ñược dân chính cư cư xử thân thiện. Sự phân biệt này chính là sản
phẩm của lối nhận thức của cư dân nông nghiệp và là phương tiện nhằm duy trì
ổn ñịnh làng xã.
Dân chính cư trong xã gồm 5 hạng bậc :
- Chức sắc : những người ñỗ ñạt và có phẩm vị quan chức
- Chức dịch : những người ñang phụ trách những công việc chung trong xã
- Lão : các bậc lão thành trong các giáp
- Đinh : trai tráng trưởng thành trong các giáp
- Ti ấu : các bé trai và thiếu niên trong các giáp
Hai bậc trên và một phần của bậc thứ ba tạo thành quan viên làng xã. Nhóm
này chia thành ba loại : kỳ lão, kỳ mục và kỳ dịch.
- Kỳ lão là những bậc lão thành ñược tuyển chọn từ các giáp làm một thành
phần của nhóm quan viên, có vai trò cố vấn cho hội ñồng kỳ mục.
- Kỳ mục bao gồm chức sắc và chức dịch, ñứng ñầu là Tiên chỉ và Thứ chỉ, sau
này khi hội ñồng kỳ mục ñổi thành hội tề thì Hương cả ñứng ñầu. Nhiệm vụ
của họ là bàn bạc và quyết ñịnh những công việc chung của làng xã. Đồng thời
ñề ra những quy ñịnh (lệ làng).
- Kỳ dịch : những vị nằm trong hội ñồng kỳ mục và ñược hội ñồng này cử ra
thay mặt họ ñiều hành làng xã và thi hành những quyết ñịnh của hội ñồng kỳ
mục. Đồng thời, họ cũng là người trực tiếp tiếp xúc với dân và quan trên. Họ có
quyền cai quản cả ba hạng bậc trong các giáp. Đứng ñầu kỳ dịch là lý trưởng,
giúp việc cho ông ta là phó lý, lo công ích là hương trưởng, lo an ninh là trương
tuần. Lý trưởng quản lý dân chỉ với hai loại sổ : sổ ñinh và sổ ñiền.
Cách tổ chức hành chính theo ñơn vị thôn – xã dựa trên cơ cấu của các giáp
khiến cho bộ máy tổ chức này vận hành khá suôn sẻ, ổn ñịnh và gọn nhẹ.
1.2 Đặc trưng cơ bản của Làng
1.2.1 Tính cộng ñồng
Sự gắn kết mật thiết với những người trong cùng một làng xã tạo nên tính cộng
ñồng của cơ chế tổ chức này. Tính chất ñặc thù của tính cộng ñồng trong cư
dân nông nghiệp lúa nước là sự tương trợ giúp ñỡ nhau ứng xử với môi trường
tự nhiên (khi vào vụ) và ứng phó với môi trường xã hội (trộm cướp). Mỗi
người trong cộng ñồng làng xã này ñều có nhiệm vụ phải giúp ñỡ người khác
trong tinh thần “lá lành ñùm lá rách”, là “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng
khác giống nhưng chung một giàn” và “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Tính cộng ñồng mang tính chất dương tính, hướng ngoại. Mỗi cá nhân luôn biết
hướng ñến người khác, liên kết với người khác ñể tạo thành một tập thể lớn
hơn thì sức mạnh sẽ ñược nhân lên gấp nhiều lần.
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
Biểu tượng truyền thống của tính cộng ñồng trong mỗi làng là sân ñình, bến
nước, cây ña.
Đình làng là trung tâm hành chính, nơi diễn ra những cuộc hội họp hay xử lý
những công việc quan trọng trong làng, nơi thu sưu thuế, xử phạm nhân hay
giam giữ tù nhân Đó cũng là một trung văn hóa, nơi tổ chức hội hè, ăn uống,
vui chơi trong các dịp nông nhàn. Đình cũng là trung tâm tôn giáo – nơi thờ
thành hoàng bảo trợ cho làng, vị trí, hướng ñình liên hệ trực tiếp ñến vận mệnh
cả làng. Bên cạnh những vai trò quan trọng của ñình ấy, thì ñình làng còn là
biểu tượng riêng của một làng, là niềm kiêu hãnh của làng và là nơi mà dân
làng lưu luyến nhất “qua ñình ngả nón trông ñình, ñình bao nhiêu ngói thương
mình bấy nhiêu”.
Bến nước là nơi lui tới thường xuyên của chị em phụ nữ. Trước ñây, khi ñình
làng còn là nơi mà mọi người ñều có thể lui tới, không phân biệt giới tính hay
tuổi tác thì bến nước chưa có vị trí quan trọng là mấy. Nhưng khi có sự tác
ñộng của văn hóa Trung Hoa thì ñình làng chỉ còn là nơi lui tới của nam giới,
nơi tụ họp của ngững người có chức có việc trong làng; ñó cũng là lúc vị trí của
bến nước ñược quan tâm. Bến nước có thể là những cái hồ công cộng, những
dòng suối nhỏ trong làng, hay ñơn thuần là bờ giếng. Hàng ngày ñều có chị em
ra ñó gánh nước, giặt giũ, vo gạo, rửa rau…dần dần, những nơi ấy trở thành nơi
tụ tập của phụ nữ ñể cùng truyền trò về nhiều chủ ñề xoay quanh mọi góc cạnh
của cuộc sống.
Cây ña ñầu làng cũng là một hình ảnh quen thuộc, ñó chính là cửa sổ liên thông
giữa làng này với làng khác, giữa người này với người khác. Những người ñi
làm ñồng về hay khách qua ñường ñều có thể ghé gốc ña, nhấp chén chè xanh
và truyện trò hay hỏi thăm ñiều gì ñó. Cây ña cổ thụ cũng là nơi mà cư dân
trong làng xem như chốn trú ngụ hay hội tụ của thần linh. Cho nên, ít ai dám
làm bậy hay phóng uế bừa bãi vào gốc ña mà họ luôn rất tôn trọng “thần cây ña,
ma cây gạo, cú cáo cây ñề”.
Đặc trưng dề thấy của tính cộng ñồng là sự ñồng nhất. Ưu ñiểm của tính ñồng
nhất là tinh thần tương thân tương ái, ñoàn kết, bình ñẳng và dân chủ, ñề cao
sức mạnh tập thể.
Tuy nhiên, khuyết ñiểm của tính ñồng nhất là :
- Thủ tiêu ý thức cá nhân, ý kiến cá nhân không ñược quan tâm, quyền lợi cá
nhân không ñược coi trọng. Khi xảy ra xung ñột thì giải quyết theo kiểu “huề
cả làng”
- Dựa dẫm, ỷ lại, ñùn ñẩy trách nhiệm, không dám tự nhận trách nhiệm trước
bất cứ công việc chung nào. Hệ quả của nó là thói biện luận, tự bào chữa, né
tránh. Bên cạnh ñó, là tính cầu an “an phận thủ thường” và hay cả nể không
dám phê phán tiêu cực và như thế tiêu cực cứ tồn tại mãi.
- Thói cào bằng. Quan niệm bình ñẳng trong cộng ñồng thực chất là chế ñộ
bình quân và quan niệm công bằng thực chất lại là cào bằng, mọi thứ là quyền
lợi hay nghĩa vụ phải ñược thực hiện trong khuôn khổ “ăn ñồng, chia ñều”.
- Đố kỵ. Đây chính là một hệ quả của thói cào bằng, vì bản thân không muốn
thua kém ai và cũng không muốn ai hơn mình “khôn ñộc không bằng ngốc
ñàn” “ xấu ñều hơn tốt lỏi”…với tính xấu này thì làng Việt Nam ñược ví như
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
một giỏ cua rốc, khi con nọ trèo lên con kia và sắp chuồn ra khỏi giỏ thì lập tức
hai con hai bên kéo xuống cho “bằng chị bằng em”.
Những hạn chế trên cũng là những nguyên nhân làm cho làng không phát triển
ñược, nhưng lại bảo ñảm ñược tính ổn ñịnh xã hội.
1.2.2 Tính tự trị
Tính tự trị thể hiện trong mối quan hệ giữa làng này với làng khác. Các làng
tồn tại biệt lập và khép kín như một tiểu vương quốc : nội bất xuất, ngoại bất
nhập.
Tính tự trị mang tính chất âm tính, hướng nội, mọi thứ ñều quy vào bên trong
làng “ăn cây nào rào cây nấy”. Mọi người trong làng bó chặt với nhau, không
quan tâm ñến những gì bên ngoài làng và cùng nhau ứng phó với những yếu tố
bên ngoài. Không ñể mình bị “lép vế” hay bị chi phối bởi làng khác.
Biểu tượng của tính tự trị là “lũy tre”. Lũy tre làng là một thành lũy khá kiên
cố : ñốt không cháy trụi (quá dày), chặt không hết (quá nhiều), ñào không ñược
(vướng rễ) mà trèo thì khó qua (quá cao), chui không lọt (chằng chịt).
Đặc trưng dễ thấy của tính tự trị là sự khác biệt. Đó chính là cơ sở của tính tự
trị, tạo nên tinh thần tự lập của mỗi làng.
Ưu ñiểm của tính tự trị là phát huy và củng cố tính cần cù, chịu thương chịu
khó, nhằm tích lũy thật nhiều của cải ñể bảo ñảm cuộc sống ñầy ñủ cho mình,
cho gia ñình và cho làng (ñóng góp). Từ ñó, hình thành nên nếp sống tự cấp tự
túc như một vòng tròn khép kín, không buôn bán trao ñổi với bên ngoài mà tự
trong làng phải bảo ñảm về cái ăn, cái mặc và chỗ ở.
Khuyết ñiểm của tính tự trị là hình thành óc tư hữu. Đó là sản phẩm của nếp
sống tự cấp tự túc, luôn muốn ky bo cho mình “của người bồ tát, của mình
buộc lạt” “của mình thì giữ bo bo, của người thì ñể cho bò nó ăn”. Đây cũng là
một nghịch lý trong nếp sống người Việt. Ai cũng muốn ky cóp cho mình,
nhưng khi thấy người khác ky bo thì mình lại khó chịu phê phán.
Tính tự trị cũng hình thành nên tính bè phái, cục bộ ñịa phương “trống làng nào,
làng ấy ñánh, Thánh làng nào làng ấy thờ” “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù ñục
ao nhà vẫn hơn”. Óc bè phái dễ tạo nên chia rẽ, hình thành các nhóm chơi riêng,
hợm mình và cho rằng không gì của ai bằng của mình.
Tính tự trị cũng tạo nên tính gia trưởng. Trong văn hóa Hàn Quốc cũng tồn tại
tính gia trưởng. Nhưng nếu như ở Hàn quốc, gia trưởng ñược coi trọng và ñược
xem là bậc gia trưởng thì ở Việt Nam, gia trưởng không ñược hoan nghênh và
bị coi là thói gia trưởng. Tuy nhiên, dù bị lên án những nó vẫn tồn tại cùng với
tính tôn ti. Thực ra, tự thân tính gia trưởng và tôn ti không phải là xấu, nhưng
ñi quá ñà ñến mức luôn áp ñặt ý mình lên trên ý người khác mà không ñếm xỉa
gì ñến phải trái tạo nên một loại thứ bậc vô lý “sống lâu lên lão làng”, nghĩa là
sự kính trọng và quyền lực sẽ tăng tỉ lệ thuận với tuổi tác chứ không kể gì ñến
năng lực tự thân của họ. Như thế, nó sẽ là một lực cản vô cùng lớn cho sự phát
triển của cả một cộng ñồng.
1.2.3 Hệ quả
Tính cộng ñồng và tính tự trị tuy là hai ñặc tính có xu hướng trái ngược nhau,
nhưng lại cùng tồn tại trong một môi trường là làng Việt Nam. Tính cộng ñồng
mang ñặc trưng dương tính hướng ngoại, và tính tự trị thì mang ñặc trưng âm
tính hướng nội ñều là sản phẩm do môi trường sống quy ñịnh.
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
Căn cứ theo nguyên lý âm dương, cả hai ñặc tính ấy chi phối và quy ñịnh tính
cách văn hóa của người Việt. Hệ quả của việc cùng tồn tại hai ñặc tính trái
ngược ñã hình thành nên lối ứng xử nước ñôi của người Việt,ñó cũng là một
tính cách quan trọng trong văn hóa Việt Nam.
Tính cách ứng xử nước ñôi của người Việt lý sẽ lý giải tại sao trong thời chiến,
khi cần ñoàn kết ñể chiến ñấu chống kẻ thù chung thì họ gắn bó với nhau chặt
chẽ không ñâu bằng và nhờ ñó mà họ có một sức mạnh hết sức vượt trội có thể
ñánh bại những thế lực mạnh hơn họ gấp nhiều lần. Nhưng khi hết nguy cơ, hết
chiến tranh thì họ lại trở về với óc tư hữu, tính bè phái, cục bộ và vì vậy mà
cộng ñồng người Việt khó phát triển nhanh như các cộng ñồng người Hoa.
II. T chc quc gia : “nc”
2.1 Nhận thức
Người Việt không coi trọng các cấp ñộ trung gian như huyện, tỉnh và thành phố
là càng không có vai trò gì. Bởi vì cuộc sống của họ gắn với nông thôn, kinh tế
chủ ñạo gắn với nông nghiệp.
Cùng làm mùa hay chống trộm cắp, người Việt thích quy tụ thành làng, làng là
một ñơn vị lớn hơn gia ñình, gia tộc, nhưng không quá lớn ñến ñộ mọi người
trong ấy không còn nhận biết nhau. Làng là một ñơn vị vừa ñủ ñể tạo nên mối
thân tình, thâm giao và gắn bó. Làng cũng là một ñơn vị vừa ñủ ñể mọi người
từ ñầu làng ñến cuối làng ñều có thể biết nhau. Làng cũng là một ñơn vị vừa ñủ
ñể có thể làm ra ñủ mọi vật dụng có thể ñáp ứng cho lối sống tự cấp tự túc. Do
ñó, huyện hay tỉnh là một ñơn vị không ñược ưa chuộng của người nông nghiệp
vì nó quá lớn cho việc liên kết ñể làm mùa hay chống trộm cắp. Nhưng lại quá
nhỏ không ñủ khả năng tập hợp sức mạnh ñể chống lũ hay ngoại xâm.
Vì thế, ñể chống lũ lụt và ngoại xâm, người Việt chọn mô hình “nước” hay
quốc gia – dân tộc, một ñơn vị ñủ lớn ñể có thể huy ñộng sức mạnh ñắp ñê
ngăn lũ, cũng như ñủ khả năng huy ñộng quân ñội chống ngoại xâm.
Trong ngôn ngữ của người Việt, họ thường nói “làng – nước” chứ tuyệt không
thấy ở ñâu dùng thuật ngữ làng – huyện, hay làng – tỉnh. Chính vì ít quan tâm
ñến những cấp ñộ trung gian, cho nên xét về tên gọi thì những cấp ñộ trung
gian này luôn luôn thay ñổi : Quận, Châu, Lộ, Đạo, Trấn … về ranh giới của
những cấp ñộ trung gian này cũng luôn thay ñổi khi nhập, khi tách….
Chính vì tầm quan trọng của quốc gia ñối với người Việt, cho nên ñã xây dựng
và củng cố tinh thần dân tộc cao ñộ trong dân.
Nếu như những người trong cùng một làng có tính hướng nội, quan tâm ñến
những vấn ñề trong làng và thường thờ ơ với những vấn ñề ngoài làng thì trong
lãnh vực quốc gia cũng thế, người việt quan tâm ñến những vấn ñề thuộc về
dân tộc hơn những vấn ñề quốc tế.
2.2 Chức năng
Chức năng của nước cũng mang hai tính chất : ứng phó với môi trường tự
nhiên và ứng phó với mô trường xã hội như ở làng nhưng có cấp ñộ cao hơn.
Nước có vai trò ứng phó với môi trường tự nhiên thể hiện trong việc liên kết
với nhau ñắp ñê chống lụt. Lũ lụt, thiên tai là chuyện thường trực ở vùng sông
nước này. Do ñó, mới xuất hiện truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh
Vai trò ứng phó với môi trường xã hội của quốc gia thể hiện ở việc chống ngoại
xâm. Với vị trí là giao lộ, Việt Nam phải ñối mặt thường trực với giặc ngoại
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
xâm. Lịch sử Việt Nam ñã chứng minh ñiều ñó. Cho nên, ñể bảo toàn ñược
lãnh thổ, người Việt ñã phải liên kết với nhau ñể chống giặc.
Trong môi trường quốc gia, con ñẻ của tính cộng ñồng là tinh thần ñoàn kết
toàn dân và sản phẩm của tình tự trị chính là ý thức quốc gia và lòng yêu nước.
2.3 Đặc ñiểm tổ chức
Đặc ñiểm của tổ chức quốc gia thời Hùng Vương là tổ chức xã hội theo tự phát.
Đến thời Bắc thuộc, việc tổ chức quốc gia ñược phỏng theo cách thức tổ chức
của Trung Hoa.
Tuy nhiên, ñiểm khác biệt cơ bản giữa phong kiến Trung Hoa và phong kiến
Việt Nam là tính dân chủ truyền thống của cư dân nông nghiệp. Nếu như
Hoàng ñế không quá chuyên quyền, ñộc ñoán như hoàng ñế Trung Hoa. Vua
Việt Nam xuất thân từ những thủ lĩnh của buôn làng, nên coi dân chúng như
con cái. Cũng vì vậy mà ở Việt Nam không tồn tại những công trình kiến trúc
lừng danh thế giới như vạn lý trường thành của Trung Hoa.
Truyền thống lãnh ñạo bằng tập thể cũng tồn tại trong mô hình tổ chức quốc gia
và cũng là một ñiểm khác biệt nữa so với Trung Hoa. Lịch sử Việt Nam ñánh
dấu “Vua chị – Vua em” như Hai Bà Trưng, “vua anh – vua em” như hai anh
em Ngô xương Văn và Ngô Xương Ngập và ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn
Huệ, Nguyễn Lữ…Tập thể lãnh ñạo không chỉ ở trong quan hệ ruột thịt mà còn
trong quan hệ xã hội ñể hình thành một loại vương quyền mang tên “Vua –
Chúa” (Vua Lê – Chúa Trịnh). Trong ñó, vua có ñịa vị cao những quyền lực
nhỏ còn Chúa có ñịa vị thấp nhơn những quyền lực lớn hơn.
Về phương diện luật pháp, thì tính dân chủ của cư dân nông nghiệp cũng chi
phối khá lớn. Tuy quốc gia bao trùm toàn bộ mọi làng, và làng phải phụ thuộc
vào nước. Tuy nhiên, luật pháp quốc gia vẫn phải nhường một vị trí quan trọng
cho “lệ làng” – “phép vua thua lệ làng”, “ñất có lề, quê có thói”. Thói và lệ ấy
dù ñúng dù sai, dù tích cực hay hạn chế thì nó vẫn có ñất ñể tồn tại mà quyền
lực trung ương không thể ñụng tới.
2.4 Cơ cấu ngành nghề
Xét về cơ cấu xã hội của một quốc gia, thì thứ tự ñược quy ñịnh là : Sĩ – Nông
– Công – Thương. Thứ tự ñó cho thấy nhận thức căn bản của cư dân nông
nghiệp lúa nước, trọng văn hơn trọng võ. Những người học hành ñỗ ñạt luôn có
một vị trí cao trong xã hội. Nghề nông ñược xem là nghề cơ bản nuôi sống xã
hội “dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt” – nghề nông là gốc, buôn bán là ngọn.
Do ñó, trong xã hội, Công nghiệp và thương nghiệp không ñược coi trọng. Xã
hội nông nghiệp thiên về tự cấp, tự túc, không cần trao ñổi buôn bán, cũng
không cần sản xuất hàng loạt. Do ñó, công nghiệp không ñược chú ý và do vậy
cũng không thúc ñẩy khoa học kỹ thuật phát triển. Buôn bán thì còn bị khinh
miệt do tâm lý luôn nghĩ rằng người làm nghề này thương buôn gian bán lận.
Cho nên, nhà nước cũng ñồng tình bằng những chính sách “trọng nông ức
thương”.
III. T chc ñô th
3.1 Nguồn gốc và cơ cấu tổ chức
Đô thị Việt Nam gắn liền với nhà nước. Đô thị xuất hiện từ thời Văn Lang – Âu
Lạc, thường là nơi ñặt kinh ñô và do nhà nước xây dựng.
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
Đô thị do nhà nước quản lý. Khi một vùng ñất ñược chọn ñể ñặt bộ máy hành
chính, nghĩa là nơi ấy ñược xây dựng trở thành ñô thị thì cuộc sống nơi ñây
cũng sầm uất hơn, là nơi mọi người bắt buộc phải ñến liên hệ khi có việc liên
quan ñến nhà nước. Đây cũng là nơi hội tụ những người trí thức và tầng lớp
quan lại. Dù ñô thị việt Nam không phải là một trung tâm kinh tế, do hệ quả
của óc tư duy của người nông nghiệp thường xem nơi có ruộng ñất mới là trung
tâm kinh tế, thì một ñiều không thể phủ nhận là những ñô thị vẫn có mức sống
cao hơn. Nơi ñó có những thương nhân buôn bán ña dạng hàng hóa nên thứ gì
cũng có. Đô thị cũng là nơi tiếp xúc với các nước lân bang. Vì thế, lợi nhuận
phát sinh từ những ñô thị không phải là ít. Do ñó, nhà nước quản lý ñô thị cũng
ñồng nghĩa với việc nhà nước có quyền khai thác ñô thị bằng cách ñặc một số
bộ phận làm chức năng quản lý những dịch vụ và giao thương buôn bán.
Ngay cả những ñịa ñiểm thuận tiện ñể giao thương với nước ngoài, hình thành
những ñô thị tự phát thì nhà nước cũng tìm cách cài ñặt bộ máy hành chính
nhằm thâu tóm quyền kiểm soát và khai thác như : Vĩnh Bình (Lạng Sơn), Vân
Đồn (Quảng Ninh), Phố Hiến (Hưng Yên) và Hội An.
3.2 Chức năng – Tính chất
Đô thị Việt Nam có chức năng thiên về hành chính. Đô thị trước hết phải là
một trung tâm chính trị, khác với ñô thị Phương Tây là trung tâm kinh tế.
Những Đô thị Việt Nam xuất hiện muộn cũng có chức năng kinh tế, cũng giao
thương buôn bán và ñời sống cư dân khá sung túc.
Tuy nhiên, ñô thị Việt Nam mang tính lệ thuộc (do nhà nước quản lý), không tự
mình phát triển mà chỉ ñược phát triển dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Đô thị Việt Nam thực chất là những “nông thôn hiện ñại” hơn là ñô thị ñúng
nghĩa. Đô thị thực sự phải là nơi phi nông nghiệp, không trồng trọt cũng không
chăn nuôi. Nhưng óc “tự cấp tự túc” vẫn tồn tại trong ñại bộ phận cư dân, vì thế
mà nhà nào dù chật hẹp mấy cũng phải dành một ít ñất trồng rau và nuôi một ít
gia súc ñể cải thiện bữa ăn khi không muốn ra chợ.
Đô thị phải là nơi tổ chức phát triển công – thương, nhưng với Việt Nam thì
việc làm những ngành nghề liên quan ñến công – thương nghiệp thì không nhất
thiết phải là ñô thị mà có khi ñược tổ chức ngay trong làng – xã. Việt Nam ñã
tồn tại những làng nghề khá nổi tiếng : Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm), Làng
Đồng Đại Bái (Bắc Ninh), làng tiện Nhị Khê (Hà Tây). Nhưng các làng ấy
không thể phát triển thành ñô thị do truyền thống “tự cấp tự túc”, cho nên mọi
sinh hoạt vẫn giống với một làng nông nghiệp bình thường.
Cách buôn bán ở các ñô thị cũng rất giống với kiểu buôn bán của nông thôn.
Nếu như ở làng xã, những người cùng ngành nghề thì lien kết thành phường,
thì ở ñô thị, những người bán cùng mặt hàng cũng thường tụ về một nơi ñể
cùng buôn bán, họ cũng cũng tạo thành phường ñể chèn ép khách hang. Khác
hẳn với Phương Tây, những nhà kinh doanh thường liên kết với khách hang ñể
cạnh tranh và triệt tiêu nhau. Do ñó, Phương Tây mới có khẩu ngữ “khách hàng
là thượng ñế” và tình trạng phá sản cũng thường xảy ra hơn.
IV. Đc ñim chung trong t chc xã hi Vit Nam truyn
thng
Văn hóa tổ chức ñời sống xã hội tạo nên những nhóm lưỡng phân mang tính
âm dương rõ nét :
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com
- Quốc gia gồm : ñô thị (dương tính, năng ñộng, hướng ngoại) và nông
thôn (âm tính, tĩnh, hướng nội)
- Nông thôn gồm : làng công – thương (dương, cởi mở, hướng ngoại) và
làng nông nghiệp (âm, khép kín, hướng nội)
- Đô thị gồm : bộ phận làm chính trị (âm, tĩnh) và bộ phận làm kinh tế
(dương, ñộng)
Tuy nhiên, xét trong quan hệ âm dương, thì nổi lên ñặc ñiểm âm luôn trội hơn
dương. Đây cũng là ñặc ñiểm gắn với cộng ñồng nông nghiệp. Như thế, khả
năng bảo tồn luôn lớn hơn khả năng phát triển. Do ñó, Việt Nam có sức mạnh
ñoàn kết và có khả năng gìn giữ truyền thống cao nhưng lại chậm phát triển.
bởi vì, bảo tồn là sức mạnh có khả năng chống lại nguy cơ ñồng hóa văn hóa,
nhưng bảo tồn cũng kìm hãm sự vươn lên và thiên về bảo thủ.
Câu hỏi thảo luận
1. Phân tích yếu tố chủ yếu chi phối các mô hình tổ chức xã hội.
CHƯƠNG 4. VĂN HÓA TỔ CHỨC CÁ THỂ
I. Tín ngng
Nhiều người cho rằng, việc thờ cúng những vật thể nào ñó là mê tín, nhất là
những người cổ xưa. Do họ không có khả năng lý giải ñược những hiện tượng
tự nhiên nên sung bái nó.
Tuy nhiên, vì lý do nào chăng nữa thì trong nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng
cũng ñóng một vai trò nhất ñịnh trong ñời sống con người, nó không chỉ thể
hiện niềm tin của một dân tộc mà tín ngưỡng còn cho thấy sự khác biệt trong
văn hóa nhận thức của dân tộc này với dân tộc khác.
Các nhà nghiên cứu ñều ñồng thuận rằng : trong dân gian các nước ñã từng tồn
tại ba tín ngưỡng cơ bản, ñó là : tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng bái vật linh
(hay còn gọi là tín ngưỡng sung bái tự nhiên), tín thờ cúng tổ tiên. Cả ba tín
ngưỡng này ñều xuất hiện ở người Việt và mang những nét ñặc thù của nó.
1.1 Tín ngưỡng Phồn thực
Cư dân nông nghiệp lúa nước ñã hình thành nhận thức của mình trên cơ sở triết
lý âm dương. Do ñó, họ nhìn ñâu cũng thấy âm – dương liên kết, tồn tại và
cùng phát triển.
Đối với cư dân nông nghiệp thì không gì cần thiết bằng việc tìm cách làm cho
mùa màng tươi tốt, thu hoạch lúa gạo dồi dào ñể duy trì cuộc sống và sống
sung túc. Bên cạnh ñó, “người” cũng là một nhân tố cần thiết ñể có ñủ nhân
công khi vào vụ. Nhà có nhiều người sẽ có thể canh tác nhiều ruộng ñất, canh
tác càng nhiều thì càng thu hoạch nhiều, thu hoạch nhiều thì mau giàu có, khi
giàu có thì cuộc sống sung túc hơn.
Bằng óc tư duy biện chứng, cư dân nông nghiệp phương Nam nhìn thấy hai cặp
phạm trù liên hệ mật thiết với hai nhu cầu trên :
- Cặp Trời – Đất : liên quan ñến mùa màng
- Cặp Cha – mẹ : liên quan ñến con người
Những cư dân suốt ngày “bán lưng cho trời, bán mặt cho ñất” chỉ lờ mờ hiểu
rằng : sự kết hợp giữa ñất – trời một cách thuận hòa sẽ cho mùa màng tươi tốt;
sự kết hợp mật thiết giữa cha – mẹ sẽ sinh ra con người. Từ ñó, tín ngưỡng
phồn thực ra ñời chi phối ñời sống cư dân.
PDF created with pdfFactory Pro trial version
www.pdffactory.com