Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động dịch vụ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 120 trang )


CộNG HOà X HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM
bộ Công THƯƠNG
Vụ Kế HOạCH






BáO CáO TổNG KếT Đề tài khoa học
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển
hoạt động dịch vụ trong ngành công nghiệp
khai khoáng đến năm 2020

Ch nhim ti: K s Hunh c Thng





7347
14/5/2009

Hà nội - 2008

CộNG HOà X HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM
bộ Công THƯƠNG
Vụ Kế HOạCH





BáO CáO TổNG KếT Đề tài khoa học
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển
Hoạt động dịch vụ trong ngành công nghiệp
Khai khoáng đến năm 2020




Ch nhim ti: K s Hunh c Thng



Ngy thỏng nm 2008 Ngy thỏng nm 2008
TH TRNG C QUAN CH QUN TH TRNG C QUAN CH TRè




Lờ Vn c




NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
TT Họ và tên


Học vị, học hàm

chuyên môn

Cơ quan
1 Huỳnh Đắc Thắng Kỹ sư điện- CN kinh tế Vụ Kế hoạch
2 Mai Văn Cảnh Thạc sỹ kinh tế
Vụ Kế hoạch
3 Trần Thị Bạch Tuyết Cử nhân kinh tế
Vụ Kế hoạch

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển. Nhờ vậy khu vực dịch vụ
đã có sự chuyển biến tích cực, một số lĩnh vực dịch vụ trong các ngành như:
bưu chính viễn thông; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; vận tải hàng không;
vận tải biển; du lịch, xuấ
t khẩu lao động, đã có sự chuyển biến tích cực, đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống của dân cư,
góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ còn thấp so với tốc
độ tăng trưởng kinh tế chung; tỷ trọng dịch vụ trong GDP gần đây có xu
hướng giảm dần, cơ cấ
u chuyển dịch chậm, nhiều dịch vụ chưa hình thành và
chưa được khai thác có hiệu quả, trong đó có dịch vụ trong ngành công
nghiệp.
Chất lượng và hiệu quả kinh doanh dịch vụ công nghiệp còn thấp; giá
trị gia tăng thấp; giá dịch vụ của một số ngành công nghiệp còn khá cao so
với các nước trong khu vực và thế giới, một số loại dịch vụ có ý nghĩa quan
trọng đối với năng l
ực cạnh tranh sản phẩm công nghiệp chưa được chú trọng

như dịch vụ cung cấp nguyên liệu cho sản xuất ở một số ngành: dệt may, da
giầy, nhựa Môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách về phát triển dịch vụ nói
chung và ngành công nghiệp còn thiếu và chưa đồng bộ; chưa có sự gắn kết
dịch vụ giữa các ngành để hỗ trợ và bổ sung cho nhau phát triển.
Lý do đề xuất nghiên cứu
đề tài
- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chị thị số 49/2004/CT-TTg ngày
24/12/2004 trong đó đề nghị các Bộ/ngành tiến hành đánh giá hoạt động dịch
vụ do ngành mình phụ trách, trên cơ sở đó đề xuất chính sách để đẩy mạnh
phát triển dịch vụ và phải đưa nội dung dịch vụ vào kế hoạch phát triển ngành
phụ trách trong kế hoạch 2006- 2010 và trong những kỳ kế hoạch tiếp theo.
- Nhằm t
ạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển dịch vụ, đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp tỷ trọng tương xứng với
tiềm năng vào tăng trưởng công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của các
sản phẩm dịch vụ trong trong ngành công nghiệp, thu hút mạnh mẽ hơn nữa
sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nướ
c ngoài vào
khu vực dịch vụ, gia tăng xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế và tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1999/QĐ- BCT ngày 03
tháng 12 năm 2007 về việc giao kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2008,
trong đó có giao Vụ Kế hoạch chủ trì thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất
các giải pháp phát triển
hoạt động dịch vụ trong ngành công nghiệp đến
năm 2020”. Bước đầu nghiên cứu dịch vụ trong ngành công nghiệp khai
khoáng, tiếp đến là dịch vụ trong ngành công nghiệp chế biến, chế tác và
2
cuối cùng là nghiên cứu dịch vụ trong ngành công nghiệp điện, ga và
nước. Trong quá trình nghiên cứu dịch vụ trong ngành công nghiệp khai

khoáng, Ban Chủ nhiệm đề tài tập trung nghiên cứu dịch vụ ngành khai thác
than và khai thác dầu khí vì giá trị gia tăng của ngành công nghiệp khai
thác than và khai thác dầu khí chiếm tỷ trọng 93- 96% trong giá trị gia tăng
ngành công nghiệp khai khoáng (năm 2000 chiếm 96,2%; 2001 là 93,1%;
2002 là 95%; 2003 là 95,4% và năm 2007 là 95,1%).
Khả năng và dự kiến địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứ
u đề tài
- Cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, nhà đầu tư trong và ngoài
nước về tình hình phát triển các loại hình dịch vụ trong ngành công nghiệp
khai thác than và khai thác dầu khí trong những năm qua.
- Làm cơ sở cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy mạnh hoạt động dịch vụ công nghiệp khai
khoáng. Các giải pháp để huy động mọi nguồn vốn, nguồn lực tập trung đầu
tư vào dịch vụ công nghiệp khai khoáng nhằ
m nâng cao khả cạnh tranh của
sản phẩm công nghiệp khai khoáng.
Phương pháp thực hiện đề tài: Trong quá trình triển khai thực hiện đề
tài, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu, tổng hợp, phân tích và đánh giá các
tài liệu về chiến lược phát triển của các đơn vị thực hiện dịch vụ trong ngành
than và ngành dầu khí; khảo sát thực tế hiện trạng hoạt động dịch vụ của các
đơn vị trong ngành khai thác than và khai thác d
ầu khí; dự báo nhu cầu thị
trường dịch vụ trên cơ sở hướng phát triển của các lĩnh vực sản xuất kinh
doanh của ngành công nghiệp khai thác than và khai thác dầu khí.
Các phương pháp Ban Chủ nhiệm đã sử dụng để nghiên cứu lập đề tài
gồm:
- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu và khảo sát thực tế
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp chuyên gia.


Trong quá trình thực hiện Đề tài, chúng tôi
đã nhận được sự hỗ trợ tích
cực và hiệu quả của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tập đoàn Công nghiệp Than-
Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, các vụ/ban
chức năng thuộc Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương
Xin chân thành cảm ơn!

BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ
NGÀNH KHAI THÁC THAN VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ

I. NGÀNH KHAI THÁC THAN
1. Phạm vi dịch vụ ngành khai thác than
Ngành công nghiệp khai thác than bao gồm các khâu cơ bản: tìm kiếm
thăm dò, khai thác, chế biến (sàng tuyển) và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho
việc tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến.
Dịch vụ than là ngành là ngành kinh tế cộng sinh với công nghiệp khai
thác thác than, góp phần tích cực vào hoạt động và sự phát triển bền vững của
ngành khai thác than. Hoạt động dịch vụ trong ngành khai thác than bao gồm:
+ Dịch vụ cung cấp v
ật liệu nổ công nghiệp;
+ Dịch vụ vận tải, cảng biển;
+ Dịch vụ cơ khí chế tạo, lắp ráp;
+ Dịch vụ cung cấp vật liệu xây dựng;
+ Dịch vụ cung cấp dịch vụ thiết kế/ tư vấn;
+ Dịch vụ cung cấp vật tư - thiết bị chuyên dụng ngành than;
+ Dịch vụ cung cấp lao động và phát triển nguồn nhân lực.

Các hoạt
động dịch vụ trong ngành than thường diễn ra trực tiếp tại
khai trường và khu vực chế biến (sàng tuyển) than, một số hoạt động dịch vụ
gián tiếp như như dịch vụ cung cấp vật liệu xây dựng, dịch vụ cung cấp lao
động và phát triển nguồn nhân lực. Các hoạt động dịch vụ với mục tiêu là hậu
cần cho sản xuất chính (khai thác than), kinh doanh và phát triển trên nền sản
xu
ất chính. Về mặt xã hội có tác dụng thu hút lao động giải quyết công ăn
việc làm, thu nhập cho gia đình thợ mỏ.
2. Đặc điểm dịch vụ ngành khai thác than
- Phạm vi rộng và đa dạng: Xét ở góc độ địa lý có thể thấy một hoạt
động dịch vụ than không chỉ hoạt động ở khai trường mà phạm vi hoạt động ở
nhiều nơi như cảng biển (ho
ạt động dịch vụ vận tải).
Xét từ góc độ ngành kinh tế: nhiều hoạt động dịch vụ than đòi hỏi liên
kết nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế: chế tạo lắp đặt cột chống phụ vụ cho
4
khai thác hầm lò, lắp ráp cơ khí, đào tạo cấp chứng chỉ, công nghiệp chế tạo,
vật tư thiết bị, vận tải, xây dựng…
Xét về chủng loại dịch vụ ngành than rất đa dạng về loại hình và phong
phú về thể loại. Ví dụ: Các dịch vụ đời sống, dịch vụ kỹ thuật giếng khoan,
dịch vụ xây lắp… Trong dịch vụ đời sống có r
ất nhiều thể loại dịch vụ khác
như: ăn ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ… ; trong dịch vụ kỹ thuật giếng khoan,
các dịch vụ cụ thể khác như: thiết kế giếng, bắn vỉa…
- Công nghệ cao: Có thể nói công nghiệp than là ngành sử dụng các
ứng dụng khoa học cao sau công nghiệp khai thác than. Các chuyên gia than
ngày nay hoàn toàn không xa lạ với hệ thống thu và xử lý các tài liệu địa
chấ
n; Phương pháp 3D để xác định cấu trúc mỏ; Công nghệ gia công chế tạo

cấu kiện, thiết bị phục vụ khoan khai thác; Công nghệ kiểm tra; Hệ thống các
thiết bị đo lường và tự động hoá…;
- Chất lượng dịch vụ cao là tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt động công
nghiệp khai thác than: Chất lượng dịch vụ than đem lại cho nhà sản xuất than
các tiện ích rất quan trọng như
: Các mỏ than được khai thác với phương án
công nghệ hợp lý; Công trình được đưa vào hoạt động đúng thời gian; Chất
lượng công trình/ hệ thống thiết bị cao; Chi phí đầu tư/ vận hành - bảo dưỡng
sửa chữa hợp lý, đảm bảo an toàn trong khai thác nhất là trong khai thác hầm
lò đây chính là những tiêu đề hết sức quan trọng cho việc nâng cao hiệu
quả hoạt động công nghiệp than.
Yêu cầu chính xác về thời gian: Đây là mộ
t trong những đặc điểm quan
trọng trong hoạt động dịch vụ than. Bất cứ một nhà sản xuất nào cũng đòi hỏi
dịch vụ được cung cấp phải đúng thời gian. Bất cứ một sự chậm trễ nào trong
cung cấp dịch vụ đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả trong công tác
khai thác than và đặc biệt là công tác an toàn lao động.
II. NGÀNH KHAI THÁC DẦU KHÍ
1. Phạm vi dịch vụ ngành dầu khí
Hoạt động của ngành công nghiệp dầu khí bao gồm bốn khâu cơ bản là:
tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; thu gom, vận chuyển; xử lý, chế biến
phân phối và dịch vụ dầu khí. Cùng với sự phát triển của công nghiệp dầu khí,
dịch vụ dầu khí từ các hoạt động đơn giản như: cung ứng vật tư, cung ứng lao
động… cho nhà sản xuất dầu khí,
đã trở thành một ngành kinh tế khổng lồ, đa
dạng về hình thức, phong phú về nội dung và bao gồm nhiều lĩnh vực.
5
Dịch vụ dầu khí là một ngành kinh tế cộng sinh với công nghiệp dầu
khí. Dịch vụ dầu khí tồn tại phát triển góp phần làm tăng thêm giá trị cho các
sản phẩm của Công nghiệp Dầu khí. Nếu xét dưới góc độ cơ cấu, ngành dịch

vụ dầu khí bao gồm nhiều tổ chức được chuyên môn hoá sâu, công nghệ cao.
+ Dịch vụ cung cấp dịch vụ khảo sát- địa chấn - điạ vật lý,
+ Dịch vụ cung cấp giàn khoan và các dịch vụ khoan,
+ Dịch vụ cơ khí chế tạo, lắp ráp,
+ Dịch vụ cung cấp dịch vụ thiết kế/ tư vấn,
+ Dịch vụ cung cấp dịch vụ lắp đặt công trình dầu khí biển,
+ Dịch vụ cung cấp dịch vụ lao động và phát triển nguồn nhân lực,
+ Dịch vụ cung cấp vật tư - thiết bị chuyên dụng dầu khí,
+ D
ịch vụ cung cấp dịch vụ vật tư dầu khí (dầu thô và các sản phẩm
dầu khí),
+ Dịch vụ cung cấp dịch vụ công nghệ tin học và tự động hoá,
+ Dịch vụ cung cấp bản quyền công nghệ,
+ Các dịch vụ nghiên cứu - phát triển/chiến lược phát triển,
+ Các tổ hợp Tài chính- Ngân hàng - Bảo hiểm.
Một khía cạnh khác của ngành dịch vụ dầu khí dễ dàng nhận thấy là các
ho
ạt động dịch vụ dầu khí diễn ra trực tiếp tại nơi sản xuất dầu khí, hoặc gián
tiếp (nghiên cứu, tài chính, bảo hiểm….). Cho đến nay, mặc dù còn nhiều
cách hiểu khác nhau, song có thể khẳng định rằng: Dịch vụ dầu khí là toàn bộ
các hoạt động nhằm đáp ứng các yêu cầu của các nhà sản xuất dầu khí.
2. Đặc điểm dịch vụ ngành dầu khí
- Phạ
m vi rộng lớn, hết sức đa dạng: Xét ở góc độ địa lý ta có thể thấy
một hoạt động dịch vụ dầu khí nhiều khi không chỉ diễn ra trên đất liền, hoặc
trên biển, một quốc gia mà cả trên bờ, ngoài biển, qua nhiều quốc gia.
Xét từ góc độ ngành kinh tế: nhiều hoạt động dịch vụ dầu khí đòi hỏi
liên kết nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh t
ế: chế tạo lắp đặt chân đế, lắp ráp
cơ khí, đào tạo cấp chứng chỉ, công nghiệp chế tạo, vật tư thiết bị, vận tải, xây

dựng…
Xét về chủng loại dịch vụ dầu khí rất đa dạng về loại hình và phong
phú về thể loại. Ví dụ: các dịch vụ đời sống, dịch vụ kỹ thuật giếng khoan,
6
dịch vụ xây lắp… Trong dịch vụ đời sống có rất nhiều thể loại dịch vụ khác
như: ăn ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ… ; trong dịch vụ kỹ thuật giếng khoan
như: thiết kế giếng, đo karota; bắn vỉa…
- Công nghệ cao: có thể nói công nghiệp dầu khí là ngành sử dụng các
ứng dụng khoa học tiên tiến nhất, chỉ sau công nghiệp vũ tr
ụ và quân sự. Các
chuyên gia dầu khí ngày nay hoàn toàn không xa lạ với hệ thống thu và xử lý
các tài liệu địa chấn; Phương pháp 3D để xác định cấu trúc mỏ; Công nghệ
gia công chế tạo cấu kiện, thiết bị phục vụ khoan khai thác; Công nghệ kiểm
tra; Hệ thống các thiết bị đo lường và tự động hoá…; Các hệ thống mô phỏng;
các tàu tự định vị… Công nghệ và các tiêu chuẩn sử dụng trong các hoạt động
dầ
u khí tuyệt đại đa số là những công nghệ tiên tiến nhất và hết sức khắt khe.
- Vốn đầu tư lớn và chi phí vận hành- bảo dưỡng, sửa chữa cao: Hầu
hết các hệ thống thiết bị dùng trong công nghiệp dịch vụ dầu khí đều đòi hỏi
đầu tư lớn đến rất lớn. Chẳng hạn, để mua một tàu dịch vụ đa năng c
ần: 50-80
triệu USD (công suất 5000- 6000 BHP), 90-120 triệu USD (công suất 8000
BHP); mua một tàu chở dầu thô loại Anframax (30.000 - 40.000 DWT) cần:
90- 100 triệu USD… Đặc biệt để có một chuyên gia chúng ta phải cần khoản
chi phí khá lớn. Chẳng hạn để có đủ kỹ năng và kiến thức cho một kỹ sư trở
thành chuyên gia trong lĩnh vực vận hành khí, chúng ta sẽ phải cần khoảng:
80.000 - 120.000 USD.
Chi phí vận hành - bảo dưỡng, sửa chữa: Theo thống kê của các nhà
cung cấp d
ịch vụ trên thế giới, khoản chi phí này thường chiếm 5-7% vốn đầu

tư của tài sản mới.
- Chất lượng dịch vụ cao là tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt động công
nghiệp dầu khí: Dịch vụ dầu khí là các hoạt động nhằm thoả mãn các yêu cầu
của nhà sản xuất dầu khí. Chất lượng dịch vụ dầu khí đem lại cho nhà sản
xuất dầu khí các ti
ện ích rất quan trọng như: Mỏ dầu/ khí được khai thác với
phương án công nghệ hợp lý; Công trình được đưa vào hoạt động đúng thời
gian; Chất lượng công trình/ hệ thiết bị cao; Chi phí đầu tư/ vận hành - bảo
dưỡng sửa chữa hợp lý, đây chính là những tiêu đề hết sức quan trọng cho
việc nâng cao hiệu quả hoạt động công nghiệp dầu khí.
- Yêu cầu chính xác về thời gian: Đ
ây là một trong những đặc điểm cơ
bản của hoạt động dịch vụ nói chung và hoạt động dịch vụ dầu khí nói riêng.
Bất cứ một nhà sản xuất nào cũng đòi hỏi dịch vụ được cung cấp phải đúng
7
thời gian. Bất cứ một sự chậm trễ nào trong cung cấp dịch vụ đều gây ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà sản xuất.
Những đặc điểm này cho phạm vi ảnh hưởng, chi phối của nó đến tổ
chức các nhà cung cấp dịch vụ dầu khí như sau:
- Phạm vi rộng lớn/ đa dạng
- Công nghệ cao
-
Vốn và chi phí lớn
- Năng lực vật chất của nhà cung
cấp DVDK
- Khả năng hợp tác, liên kết



- Có tính độc lập với CNDK

Việt Nam



- Khả năng xuất khẩu lao động
và dịch vụ
- Khả năng phát triển CNDK
Việt Nam ngay cả khi VN
không có tài nguyên


- Thời điểm cung cấp

- Khả năng tổ chức quản lý các
Nhà cung cấp DVDK
- Nhà cung cấp DVDK phải có
quyền chủ động cao.

3. Phân loại dịch vụ ngành dầu khí
Căn cứ vào yêu cầu của hoạt động dầu khí, có thể xác định các loại
hình dịch vụ dầu khí như sau:

Hoạt động dầu khí Loại dịch vụ liên quan
A- Khâu đầu

1- Nghiên cứu tài liệu KT,
chuẩn bị ký kết các hợp đồng
dầu khí
- Lập các báo cáo KT chuyên ngành
- Cung cấp tài liệu và các dịch vụ liên quan

- Chuẩn bị các HSMT
- Tư vấn, thẩm định các dự án khâu đầu
- TK các chương trình khảo sát địa chấn
- Thu nổ và xử lý tài liệu địa chấn
- Minh giải tài liệu địa chấn
2- Nghiên cứu G & G


- Khảo sát địa vật lý GK
8
Hoạt động dầu khí Loại dịch vụ liên quan
- Địa chấn thẳng đứng GK
- Đo Karota khí
- Tầu bảo vệ, cung ứng
- Khảo sát ĐCCT
- Thiết kế, tổng kết giếng khoan
- Dịch vụ thuê giàn khoan
- Dịch vụ kỹ thuật giếng khoan
- Thuê thiết bị, dụng cụ khoan
- Dung dịch khoan
- Cung ứng VTTB- Hoá phẩm
- Bảo dưỡng, s/chữa TB khoan
- Kiểm định không phá huỷ
- Sửa chữa, bảo dưỡng giếng khoan
- Sửa chữa giàn khoan tự nâng
- Bảo hiểm
- Ứng cứu dầu tràn
- Phân tích mẫu
- Tầu cung ứng và bảo vệ
- Căn cứ hậu cần trên bờ

3- Khoan
- Dịch vụ sinh hoạt
- TK, chế tạo, lắp đặt các thiết bị khai thác (giàn
đầu giếng, giàn khoan cố định, giàn CN trung
tâm)
- Hoàn thiện, kết nối GK và các thiết bị khai thác
- Khảo sát lấy chứng chỉ hoặc duy trì chứng chỉ
chân đế, hệ thống ống ngầm, tuyến cáp điện
ngầm, thiết bị thượng tầng, hệ thống xích neo,
phao các FSO
- Sửa chữa phần kết cấu kim loại chân đế (định
kỳ, đại tu), phần trên của các công trình biển
- Thuê thiết bị chuyên dụng phục vụ XD và
s/chữa các công trình biển (búa đóng cọc, xà lan
nhà ở, tầu rải ống, rải cáp ngầm, trạm lặn)
- Cung ứng VTTB
- Cung ứng nhiên liệu
- Cung ứng lao động, chuyên gia KT
- Kho chứa dầu trên biển (FPSO)
- D/vụ ứng dụng công nghệ tăng thu hồi dầu
- Ứng dụng công nghệ kiểm tra tình trạng khai
thác mỏ bằng biện pháp đánh dấu, đồng vị phóng
xạ
- Nghiên cứu công nghệ mỏ và các nghiên cứu
KHCN phục vụ khai thác
4- Phát triển mỏ, khai thác
























- Sửa chữa GK khai thác
9
Hoạt động dầu khí Loại dịch vụ liên quan
- Vận hành, bảo dưỡng, s/chữa các thiết bị khai
thác, T/bị tự động hoá trong khai thác
- Thuê/mua giàn nhẹ chuyên chở được để s/chữa
giếng khai thác
- Cứu hộ, cứu nạn và ứng cứu sự cố dầu tràn
- Tầu bảo vệ, cung ứng
- Tầu phòng chống cháy, tầu lặn,
- Trực thăng

- Căn cứ hậu cần trên bờ
- Căn cứ dịch vụ hàng hải
- Dịch vụ sinh hoạt, đời sống
- Huỷ giếng, tháo dỡ các công trình biển
- Thu xếp tài chính, bảo hiểm
B- Khâu giữa

- Lập BCNCTKT, BCNCKT
- Khảo sát địa chất công trình
- Thiết kế đường ống dẫn khí, hệ thống kho, cảng
- Lắp đặt đường ống dẫn khí dưới biển và trên bờ
(cả bọc ống)
- Lắp đặt hệ thống cung cấp LPG, CNG
- Cung ứng VTTB
- Quản lý dự án
- Xây lắp các công trình trên bờ
1- Xây dựng hệ thống vận
chuyển, dự trữ, cung cấp khí
- Chạy thử, bàn giao hệ thống
- Vận hành hệ thống thu gom, vận chuyển, tàng
trữ, phân phối khí
- Khảo sát, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống khí
dưới biển và trên bờ
- Bảo dưỡng và đại tu máy, thiết bị của giàn nén
khí nhỏ và giàn nén khí trung tâm
- Sửa chữa, bảo dưỡng các động cơ turbin khí
- Khảo sát, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung
cấp LPG, CNG, LPG Air
- Kiểm tra không phá huỷ, căn chỉnh các máy đo
đếm

- Cung ứng VTTB, hoá chất
- Thiết kế, chế tạo VTTB, công cụ, phương tiện
dùng trong CN khí
Báo cáo đánh giá rủi ro, đánh giá tác động môi
trường
- Nghiên cứu KHCN phục vụ sản xuất

2- Thu gom, vận chuyển, dự
trữ và phân khối khí và các
sản phẩm khí
Bảo hiểm, đào tạo, tài chính
10
Hoạt động dầu khí Loại dịch vụ liên quan
C- Khâu sau

1- Xây dựng nhà máy và hệ
thống phân phối sản phẩm
- Lập báo cáo tiền khả thi, khả thi
- Khảo sát
- Thiết kế, mua sắm VTTB, xây lắp
- Quản lý dự án
- Chạy thử, bàn giao
2- Sản xuất, dự trữ, phân phối
các sản phẩm lọc hoá dầu

- Vận hành nhà máy và hệ thống kho chứa, trạm
phân phối
- Khảo sát, lập kế hoạch và tổ chức sửa chữa, bảo
dưỡng, nâng cấp nhà máy, hệ thống tàng trữ và
phân phối sản phẩm

- Thiết kế, chế tạo VTTB, công cụ phục vụ SX,
sửa chữa hệ thống
- Cung ứng VTTB, hoá phẩm
- Thu gom, xử lý các chất thải từ nhà máy, trạm
phân phối
- Đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô
nhiễm môi trường
- Vận chuyển , tồn trữ sản phẩm
- Xuất, nhập khẩu sản phẩm
- Đại lý hàng hải, cung ứng tầu biển
- Tổ chức quản lý điều hành hệ thống bán buôn,
bán lẻ sản phẩm
- Nghiên cứu KHCN phục vụ SXKD

Hiện nay có rất nhiều cách hiểu và phân loại dịch vụ dầu khí. Về
nguyên tắc, việc phân loại này dựa trên tính chất và lĩnh vực liên quan của
loại dịch vụ đó để tiến hành phân loại. Trong đề tài này, chúng tôi phân loại
dịch vụ dầu khí trên cơ sở các quy định thống kê của Việt Nam và cách phân
loại đã được áp dụng trong ngành dầu khí Việt Nam và của Tổ chức Thương
mại thế gi
ới (WTO). Với nguyên tắc trên, dịch vụ dầu khí tạm thời được chia
thành các nhóm sau:
- Nhóm dịch vụ nghiên cứu khoa học - công nghệ, gồm: Dịch vụ lập
các báo cáo kỹ thuật chuyên ngành; Dịch vụ nghiên cứu địa chất - địa vật lý;
Dịch vụ nghiên cứu công nghệ phục vụ sản xuất; Các dịch vụ phân tích, thí
nghiệm khác
- Nhóm dịch vụ kỹ thuật, gồm: khoan và dịch vụ
khoan; dịch vụ xây
lắp; dịch vụ thông tin.
11

- Nhóm dịch vụ hỗ trợ, gồm: dịch vụ căn cứ; phương tiện: trực thăng,
bảo vệ, cung ứng; dịch vụ sinh hoạt, đời sống.
- Nhóm dịch vụ vận hành- bảo dưỡng, gồm: dịch vụ vận hành; dịch vụ
bảo dưỡng, sửa chữa.
- Nhóm các dịch vụ chuyên ngành, gồm: dịch vụ thương mại; d
ịch vụ
vận chuyển; dịch vụ tài chính/ bảo hiểm; dịch vụ phân phối sản phẩm dầu khí.
















12
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
NGÀNH KHAI THÁC THAN VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ

I. NGÀNH KHAI THÁC THAN
1. Tổng quan hiện trạng cung ứng dịch vụ khai thác than

1.1. Dịch vụ cơ khí
Dịch vụ cơ khí là ngành phụ trợ có nhiệm vụ chủ yếu là chế tạo các phụ
tùng và thiết bị ngành khai thác mỏ; Đóng mới phương tiện vận tải sắt, thuỷ;
Chế tạo thiết bị đường dây và trạm đi
ện mỏ; Lắp ráp ôtô, sửa chữa trung đại
tu xe vận tải, toa kéo phục vụ cho công tác khai thác và phát triển mỏ
Hiện nay các dịch vụ cơ khí thuộc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt
Nam có 1 viện nghiên cứu, 9 công ty con và 2 công ty thành viên các Tổng
công ty thuộc Tập đoàn cụ thể: Viện Nghiên cứu năng lượng và mỏ; Công ty
chế tạo máy Than Việt Nam; Công ty công nghiệp ôtô Than Việt Nam; Công
ty Cổ phần thiết bị điện Cẩm Phả; Công ty
Đóng tàu Than Việt Nam; Công ty
Cổ phần ôtô Uông Bí; Công ty Cổ phần Cơ khí Mạo Khê; Công ty Cổ phần
cơ điện Uông Bí; Công ty Cổ phần chế tạo máy và xây lắp công trình TKV;
Công ty Cổ phần cơ khí Hòn Gai; Công ty Cơ khí mỏ Bắc Thái; Công ty Cơ
khí và thiết bị áp lực.
Doanh thu dịch vụ cơ khí năm 2006 đạt 1.121,6 tỷ đồng năm, tăng
trưởng 28,2% so với năm 2005; năm 2007 đạt 1.427,6 tỷ đồng, tăng 27% so
với năm 2006 và
ước tính năm 2008 đạt 1.600 tỷ đồng, tăng trên 20% so với
thực hiện năm 2007. Trong những năm qua các đơn vị dịch vụ cơ khí trong
Tập đoàn CN Than- Khoáng sản Việt Nam không những đáp ứng nhu cầu
phục vụ hoạt động khai thác than khoáng sản còn cung ứng cho thị trường
ngoài ngành than và khoáng sản. Doanh thu dịch vụ cơ khí cung cấp ngoài
ngành than từ năm 2005- 2007 luôn chiếm tỷ trọng trên 20% tổng doanh thu
dịch vụ cơ khí.
1.2. Công nghi
ệp vật liệu nổ công nghiệp
Dịch vụ vật liệu nổ công nghiệp và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp
cho khai thác mỏ. Sản phẩm chủ yếu là các loại thuốc nổ, dây nổ, kíp nổ

Đảm nhiệm dịch vụ nổ mìn cho các công ty mỏ lộ thiên, các khách hàng khác.
13
Ngành dịch vụ vật liệu nổ thuộc Tập đoàn CN Than khoáng sản Việt
Nam có 2 nhà máy chế tạo thuốc nổ, có các công ty, chi nhánh ở các tỉnh đảm
bảo cung ứng đầy đủ vật liệu nổ và làm dịch vụ nổ mìn cho các công ty sản
xuất và khách hàng trong ngành, ngoài ngành trên toàn quốc.
Doanh thu vật liệu nổ đạt 712 tỷ đồng năm 2005 và 1047 tỷ đồng năm
2007. khối lượng sản phẩm thuốc nổ sản xu
ất năm 2005 đạt 35 730 tấn và
48 457 tấn năm 2007; cung ứng thuốc nổ 67 486 tấn năm 2005, và 81 754 tấn
năm 2007. Nhiều sản phẩm thuốc nổ đáp ứng yêu cầu chịu nước, công phá
khác nhau phục vụ khai thác than khoáng sản và quốc phòng.
1.3. Dịch vụ công nghiệp vận tải, bốc xếp, cảng biển.
Dịch vụ công nghiệp vận tải, bốc xếp, c
ảng biển là ngành dịch vụ cho
sản xuất chính bao gồm vận tải ôtô, đường sắt, sông biển, bốc xếp chuyển tải
than Dịch vụ vận tải, bốc xếp thuộc TKV có 1 công ty vận tải xếp dỡ, 3
công ty kho vận và cảng, 1 công ty CP đưa đón thợ mỏ đảm nhiệm các khâu
bốc xếp chuyển tải than, vận chuyển than đến cuối nguồn tiêu thụ cho khách
hàng, dịch vụ
đưa đón thợ mỏ đi làm và về, cung ứng xăng dầu cho xe máy
mỏ
Doanh thu 3500 tỷ năm 2005, và 7000 tỷ năm 2007. Khối lượng bốc
xếp, chuyển tải than ra tầu xuất khẩu bình quân 10 đến 12 triệu tấn than/năm.
Đưa đón trên 10 000 thợ mỏ/năm.
1.4. Dịch vụ sản xuất vật liệu và xây dựng
Dịch vụ sản xuất vật liệu và xây dự
ng trong khai thác than là ngành
dịch vụ sản xuất: xi măng, sắt xây dựng, gạch, đá, cát, sỏi và thực hiện xây
dựng các công trình nhà xưởng, văn hoá đời sống sinh hoạt của công nhân

mỏ phục vụ cho ngành khai thác thác than khoáng sản.
Dịch vụ sản xuất vật liệu và xây dựng thuộc TKV hiện có; 1 công ty
xây dựng mỏ, 1 nhà máy xi măng La Hiên, 1 Công ty cổ phần gạch ngói Hà
Khẩu. Các công ty sản xuất đều có phân xưởng xây dựng
Doanh thu sản xuất v
ật liệu xây dựng 260 tỷ, xây dựng cơ bản tự làm
815 tỷ năm 2007. Sản phẩm xi măng 368,7 nghìn tấn, gạch đỏ 20 200 triệu
viên, đá các loại 252 044 m
3
, O xy 475 623 m
3



14
1.5. Dịch vụ khách sạn nhà hàng, du lịch, nghỉ dưỡng, văn hoá thể
thao.
Dịch vụ khách sạn nhà hàng, du lịch, nghỉ dưỡng, văn hoá thể thao là
hoạt động dịch vụ chăm lo sức khoẻ, vui chơi giải trí, thăm quan du lịch
nhằm phục hồi và tái sản xuất sức lao động cho thợ mỏ.
Dịch vụ du lịch thuộc TKV hiện có: 1 công ty du lịch. 2 khu điều
dưỡng: Sầm Sơn, Trà C
ổ; 01 Trung tâm y tế TKV và có nhiều nhà hàng
khách sạn từ 3 đến 4 sao nằm đều khắp trên các tỉnh toàn quốc.
Dịch vụ văn hoá thể thao có 1 Công ty CP Bóng đá với 2 đội bóng đá
nam và 01 đội bóng đá nữ. Tại các công ty sản xuất đều có nhà tập luyện thể
thao và thi đấu, hình thành các làng công nhân văn hoá mới.
1.6. Các hoạt động dịch vụ khác.
Giáo dục đào tạo, dịch vụ khoa học kỹ thuật công nghệ, thăm dò kh
ảo

sát thiết kế tư vấn, thương mại nhìn chung hoạt động ổn định và đáp ứng
khá tốt cho hoạt động khai thác than khoáng sản. Doanh thu đạt trung bình
5.500 tỷ đồng/năm.
Bảng 2.1: Doanh thu các loại hình dịch vụ thuộc
Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam

2006 2007
TT Các ngành dịch vụ thuộc TKV
Tổng số
Tỷ lệ tăng
so 2005
(%)
Tổng số
Tỷ lệ tăng
so 2006
(%)
A B
1 2 3 4
I
Tổng số 10.055 132,98 13.615 135,40
1
Dịch vụ cơ khí 1053 123,74 1381 131,15
2
Dịch vụ điện 442 313,47 717 162,21
3
Dịch vụ vật liệu nổ CN 1170 123,28 1397 119,40
4
Dịch vụ Vật li?u xây dựng 241 127,51 285 118,25
5
Dịch vụ vận chuyển, bốc xếp 2825 132,25 1558 55,15

6
Dịch vụ Thương mại 4324 131,22 8277 191,41

2. Đánh giá chung về hiện trạng dịch ngành than
2.1. Thành tựu đạt được
- Về tổ chức quản lý: Bước đầu hình thành được những đơn vị làm
dịch vụ có tính chuyên nghiệp, có chứng chỉ và uy tín quốc tế, được đầu tư cơ
15
sở vật chất hiện đại có khả năng cung ứng nhiều loại hình dịch vụ khai thác
than với chất lượng cao mà trước đây phải nhập khẩu.
+ Quy mô và năng lực dịch vụ: Các đơn vị dịch vụ của Việt Nam có
thể cung ứng hầu hết các loại hình dịch vụ không quá phức tạp trong tất cả
các khâu của hoạt động khai thác than và đã hình thành một số lo
ại hình dịch
vụ thế mạnh như: dịch vụ cơ khí, dịch vụ vật liệu nổ công nghiệp
+ Mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường: Hiện tại các đơn vị dịch vụ của
đáp ứng được khoảng 60-70% nhu cầu thị trường trong nước về các loại hình
dịch vụ khai thác than.
+ Về tình hình đầu tư và phát triển: Công tác đầu tư
và phát triển cũng
đựơc quan tâm đầu tư trong thời gian vừa qua và đã bước đầu hình thành
những đơn vị có tiềm lực như: Công ty công nghiệp ôtô Than Việt Nam;
Công ty Cổ phần thiết bị điện Cẩm Phả; Công ty Đóng tàu Than Việt Nam;
Công ty Cổ phần ôtô Uông Bí; Công ty Cổ phần Cơ khí Mạo Khê; Công ty
Cổ phần cơ điện Uông Bí; Công ty Cổ phần chế tạo máy và xây lắp công trình
TKV v.v.
3. Hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghi
ệm
3.1. Hạn chế và nguyên nhân.
+ Xét trên góc độ đầu tư:

- Công tác đầu tư còn giàn trải, trùng lặp ở nhiều đơn vị đặc biệt là lĩnh
vực dịch vụ cơ khí, Công ty công nghiệp ôtô Than Việt Nam; Công ty Cổ
phần thiết bị điện Cẩm Phả; Công ty Đóng tàu Than Việt Nam; Công ty Cổ
phần ôtô Uông Bí; Công ty Cổ phần Cơ khí Mạo Khê cùng tham gia đầu tư
vào lĩnh vực này. Việc đầu tư giàn trải, trùng l
ặp sẽ dẫn đến cạnh tranh nội
bộ, làm phân tán nguồn lực.
+ Chất lượng dịch vụ chưa cao, nhiều phương tiện, cơ sở vật chất lạc
hậu. Hàm lượng công nghệ trong sản phẩm dịch vụ kỹ thuật còn thấp đây
cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra tai nạn trong khai thác than.
+ Tính linh hoạt, năng động: hầu hết các tổ chức làm dịch v
ụ kỹ thuật
khai thác than đều đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu: từ kế hoạch hoá,
bao cấp sang kinh tế thị trường. Vì vậy, để hình thành thói quen: năng động,
nhạy bén, quyết đoán còn rất cần nhiều thời gian. Mặt khác, một số cơ chế
chính sách không phù hợp cũng tạo ra rào cản quá trình chủ động, sáng tạo
của các tổ chức này.
16
+ Khả năng hội nhập khu vực và quốc tế: các đơn vị dịch vụ khai thác
than của TKV hầu hết đều chưa có chiến lược và kế hoạch cụ thể cho việc hội
nhập khu vực và quốc tế. Điều này sẽ làm cho họ gặp rất nhiều khó khăn,
lúng túng khi bắt buộc phải hội nhập.
3.2. Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu, phân tích hiện trạng dị
ch vụ than Việt Nam, từ những
thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm
như sau:
- Tập đoàn TKV cần có quy hoạch và định hướng cụ thể nhằm hỗ trợ
và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trong ngành mở rộng và phát triển các
loại hình dịch vụ kỹ thuật bảo đảm không được chồng chéo, cạnh tranh nội

b
ộ.
- Các đơn vị dịch vụ cần được tổ chức phát triển theo hướng chuyên
môn hóa, có chiến lược phát triển rõ ràng và cung cấp các dịch vụ theo đúng
chuyên môn đảm bảo chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu của công nghiệp
dầu khí. Tích cực mở rộng hợp tác, liên doanh liên kết với các công ty dịch vụ
nước ngoài để tiếp thu và chuyển giao công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ,
chuyên ngành kỹ thuật.
- Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực dịch vụ
khai thác than là vấn đề rất cấp thiết. Cần có cơ chế đặc biệt về lương, thưởng
để có thể thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn cao vào làm việc đồng thời
có chính sách sử dụng, đào tạo cán bộ hợp lý để có thể giữ chân được người
tài.
4. Kết luận
Dịch vụ khai thác than
đã khẳng định được vị trí quan trọng trong toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của TKV. Tổng doanh thu hàng năm của
lĩnh vực dịch vụ đã đạt trên 10 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 40-50% doanh
thu toàn ngành. Đã bước đầu hình thành các tổ chức và đội ngũ làm dịch vụ
dầu khí có tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, công tác tổ chức, thực hiện cung
ứng các loại hình dịch vụ khai than của TKV còn nhiều bất cập, hiệ
u quả dịch
vụ còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.

17
II. NGÀNH KHAI THÁC DẦU KHÍ
1. Tổng quan hiện trạng cung ứng và thị trường dịch vụ khai thác
dầu khí
1.1. Dịch vụ kỹ thuật dầu khí
1.1.1. Lĩnh vực hoạt động

a) Dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình
Là loại hình dịch vụ cung ứng vật tư, thiết bị, nhân lực phục vụ cho
công tác thăm dò, khảo sát, nghiên cứu đánh giá tiềm năng triển vọng dầu khí

các khu vực trong và ngoài nước phục vụ cho việc đánh giá, thẩm định trữ
lượng và khả năng thương mại của phát hiện dầu khí nhất là ở vùng nước sâu,
xa bờ và vùng chồng lấn, khảo sát đo đạc địa hình, địa chất công trình, địa
chất thuỷ văn, các công trình dầu khí.
b) Dịch vụ khoan và kỹ thuật giếng khoan
Dịch vụ khoan là loại hình dịch vụ cung cấp các dịch vụ khoan thă
m
dò, khai thác, sửa chữa giếng khoan cho các chiến dịch khoan ngoài khơi và
trên đất liền cho các công ty và nhà thầu dầu khí.
Dịch vụ kỹ thuật giếng khoan:
Bao gồm các dịch vụ chủ yếu sau:
Dịch vụ thiết bị khoan:
Dịch vụ cho thuê thiết bị khoan: là dịch vụ cung cấp các thiết bị khoan
chuyên ngành (thiết bị mở lỗ khoan, định tâm, búa khoan, cần khoan, cần
nặng, cần thử vỉa ) cho các công ty dầu khí, nhà thầy khoan ph
ục vụ các
chiến dịch khoan của các công ty dầu khí theo hình thức hợp đồng cho thuê
thiết bị Tất cả các thiết bị này được bảo dưỡng và kiểm định theo các tiêu
chuẩn quốc tế AP, DS, ;
Dịch vụ kéo thả ống chống: là dịch vụ cung cấp thiết bị kéo thả ống
chống và nhân sự vận hành để thao tác kéo thả cột chống, ống khai thác, cần
thử vỉa phục vụ
công tác khoan của các công ty dầu khí.
Dịch vụ cứu kẹt sự cố giếng khoan và huỷ giếng: là dịch vụ cung cấp
thiết bị cứu kẹt sự cố giếng khoan và chuyên gia cứu kẹt để vận hành thiết bị
nhằm cứu kẹt các thiết bị khoan trong giếng trong quá trình khoan hoặc cắt

ống chống phục vụ công tác huỷ giếng khoan.
Dịch vụ khoan định hướng và đo trong khi khoan: là dịch vụ cung c
ấp
các thiết bị khoan định hướng và đo trong khi khoan (như mud motor, thiết bị
MWD/LWD ) và chuyên gia vận hành phục vụ công tác khoan của các công
18
ty dầu khí. Dịch vụ này rất thành công khi ứng dụng các công nghệ mới như
Performance Mud Motor, High Torpue/ High WOB Drilling Mud Motor. The
Auto Track Rotary Closed Loop Drilling System (RCLD),
Dịch vụ bơm trám xi măng: Là dịch vụ bơm vữa xi măng thích hợp vào
trong khoảng không vành xuyến giữa thành giếng khoan và cột chống hoặc
tới một chiều sâu nào đó của giếng khoan nhằm mục đích:
Liên kết chắc chắn cột ống chống với thành hệ giếng khoan. Cách ly
tầng khai thác vớ
i các tầng khác, bảo vệ cột ống chống khỏi rỉ do các chất
lỏng chứa trong các tầng khoan qua gây ra.
Tạo đế kín cho các thiết bị đối áp lắp đặt ở đầu giếng. Làm cầu xi măng
để khoan cắt xiên, bít nước vỉa xâm nhập vào các vùng làm mất dung dịch
khoan, tuân thủ các quy trình huỷ giếng khoan.
Dịch vụ kích thích vỉa: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình gọi
dòng giếng khoan dầu nhằm mục đích gia tăng khả nă
ng khai thác dầu của vỉa
dầu bằng cách loại bỏ những vùng hư hại ở lân cận thành giếng hoặc tạo ra
cấu trúc có tính liên thông cao trong thành hệ giếng khoan.
Dịch vụ đo karota khí:
Dịch vụ đo karota khí sử dụng công nghệ của BHI
Dịch vụ đo karota khí sử dụng công nghệ của Sondex. Đây là dịch vụ
hỗ trợ quá trình khoan nhưng vô cùng quan trọng. Sử dụng các thông số đánh
giá các m
ảnh cắt (cutting) từ giếng khoan, các chuyên gia địa chất sẽ đưa ra

các quyết định cho phép tiếp tục quá trình khoan hay mục đích khoan của
thân giếng đã hoàn thành và dừng khoan để thực hiện các công đoạn khác như
đo địa vật lý giếng khoan, thả ống chống v.v
Dịch vụ đo địa vật lý giếng khoan: Đo địa vật lý giếng khoan là quá
trình đo đạc các thông số trong lòng giếng khoan và các địa tầng của mỏ

thông qua việc thả các tổ hợp thiết bị đo (sensors) vào lòng giếng bằng tời cáp
điện. Các tổ hợp thiết bị này có thể bao gồm các thiết bị điện (resistivities), xạ
(radioactive), từ (magnetic resonance), siêu âm (sonic - ultrasonic), thiết bị đo
ảnh (imaging devices), thiết bị lấy mẫu lõi, mẫu nước, đo áp xuất và nhiệt độ
của giếng khoan. Các thông số này cho biết sự tồn tại của các vỉa dầu và giúp
đ
ánh giá khả năng phát triển thương mại của mỏ dầu.
Dịch vụ thử vỉa: Là dịch vụ cung cấp các thiết bị thử vỉa và các chuyên
gia vận hành để phục vụ công tức thử vỉa dòng sản phẩm sau khi đã hoàn tất
19
quá trình khoan để xác định sản lượng giếng, trữ lượng thương mại ước tính
của vỉa dầu khí.
c) Dịch vụ tháo dỡ và thu dọn công trình dầu khí.
Đây là loại dịch vụ thực hiện công việc tháo dỡ, thu dọn công trình dầu
khí như giàn khoan, giàn khai thác khi đã kết thúc thời gian hoạt động. Loại
hình dịch vụ này rất có tiềm năng phát triển trong thời gian tới khi nhu cầu
tháo dỡ các công trình dầu khí sẽ gia tă
ng nhanh chóng do các mở như Bạch
Hổ, Rồng đang bước vào giai đoạn sụt giảm sản lượng khai thác.
d) Dịch vụ khảo sát sửa chữa công trình ngầm dầu khí
Đây là dịch vụ cung cấp nhân lực và phương tiện để tiến hành khảo sát
và sửa chữa các công trình ngầm trong ngành dầu khí như chân đế, các giàn
khai thác, đường ống dưới biển
e) Tàu dịch vụ

Dịch vụ tàu thuyền là dịch vụ chuyên v
ề quản lý, khai thác và cung cấp
các tàu dịch vụ đa năng AHTS/ Tàu dịch vụ cung ứng, tàu trục nhỏ, tàu định
vị động học DP, tàu kéo, tàu lặn, tàu khảo sát, tàu hộ tống, tàu vận chuyển
LPG, tàu vận chuyển hóa chất (NH3, VCM, nhựa đường, Propylen ), tàu
chống cháy
f) Dịch vụ thiết kế, chế tạo, xây lắp công trình biển
Đây là dịch vụ thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo, đóng mới và hoán cải các
thiết bị như các loại ống chống cần khoan, ống nối, giàn khoan, giàn nén,
chân đế, khối thượng tầng giàn khoan, kho nổi chứa FPSO, tàu chứa và xuất
dầu thô FSO và các phụ kiện phục vụ trong lĩnh vực thuộc công trình dầu
khí biển.
g) Dịch vụ thiết kế, chế tạo, xây lắp đường ống, bể chứa, các công trình
chế biến dầu khí.
Đây là loại hình dịch vụ thực hiện công việ
c từ khâu thiết kế, chế tạo
các bồn chứa, bể chứa, thiết bị cơ khí phục vụ ngành dầu khí, cho đến việc
xây lắp các công trình dầu khí (trên bờ, ngoài biển) như đường ống, cầu cảng,
để chắn sóng, hệ thống móng các nhà máy lọc ă hoá dầu, nhà máy điện, đạm
h) Dịch vụ cho thuê phương tiện và hạ tầng kỹ thuật
Dịch vụ này bao gồm các lĩnh v
ực như:
- Dịch vụ cho thuê kho bãi, cơ sở hạ tầng
20
- Dịch vụ cho thuê phương tiện vận tải
- Dịch vụ cho thuê thiết bị đầu giếng
- Dịch vụ cho thuê thiết bị khoan như cần khoan, cần nặng, cần thử vỉa,
búa thuỷ lực, thiết bị định tâm, giảm chấn.
i) Dịch vụ ứng cứu sự cố tràn dầu
Là loại hình dịch vụ cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân sự chuyên

ngành trực
ứng cứu các sự cố tràn dầu có nguy cơ xảy ra từ các hoạt động
khoan, khai thác, vận chuyển và tàng trữ dầu và tiến hành triển khai các biện
pháp kỹ thuật cần thiết để hạn chế mức độ tác động đến môi trường xung
quanh khi xảy ra sự cố tràn dầu từ các hoạt động trên.
1.1.2. Hiện trạng hoạt động
a) Tình hình tổ chức và quản lý
Dịch vụ kỹ thuật dầ
u khí được hình thành và phát triển từ rất sớm cùng
với sự ra đời và phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Trải qua hơn 30 năm
xây dựng và phát triển, đến nay đã có 13 đơn vị thành viên Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam (PVN) tham gia cung cấp lĩnh vực dịch vụ này và đã bước
đầu hình thành một số loại dịch vụ kỹ thuật thế mạnh như dịch vụ tàu thuyền,
dịch v
ụ khoan, dịch vụ cơ khí, chế tạo Ngoài PVN còn có các đơn vị khác
như: Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama) cung cấp dịch vụ thiết kế, xây
lắp, Tập đoàn công nghiệp đóng tầu Việt Nam (Vinashin) thiết kế, đóng mới
tàu thuyền, PSO/FSO, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các công ty
dịch vụ dầu khí nước ngoài cũng tham gia vào thị trường dịch vụ kỹ thuật dầu
khí ở Việt Nam.
Trong những năm vừa qua, công tác tổ chức sắp xếp các đơn vị cung
ứng dịch vụ dầu khí nói chung và dịch vụ kỹ thuật nói riêng đã có những
thành công nhất định. Hiện nay, ngành Dầu khí đã hình thành được những
đơn vị cung cấp dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu, được đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị máy móc hiện đại, có khả năng đảm nhiệm được nhi
ều loại hình
dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Tiêu biểu trong lĩnh vực này là Tổng công ty cổ
phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC), Tổng công ty Khoan và Dịch vụ
khoan dầu khí (PV Drilling) và Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Vietsovpetro
(VSP).

Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí - PTSC, tiền thân là công
ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí PTSC thành lập năm 1993 trên cơ sở sáp nhập 2
21
đơn vị là Công ty Địa vật lý và công ty Dịch vụ Dầu khí, hoạt động theo mô
hình công ty mẹ - công ty con với 14 đơn vị thành viên, chức năng chính là
cung cấp các dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động tìm kiếm, thăm dò,
khai thác và chế biến dầu khí. Sau gần 15 năm xây dựng và phát triển, hiện
nay PTSC là đơn vị dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu của Ngành dầu khí
Việt Nam, cung cấp đa dạng các lo
ại hình dịch vụ như cung cấp tàu chuyên
dụng, tàu chứa, xử lý và xuất dầu thô, dịch vụ căn cứ cảng dầu khí, dịch vụ cơ
khí chế tạo, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các công trình dầu khí, dịch vụ
cung ứng vật tư thiết bị chuyên ngành dầu khí, dịch vụ khảo sát địa chấn, địa
chất công trình dầu khí, đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho các công ty, nhà thầ
u
dầu khí hoạt động tại Việt Nam.
Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí PV Drilling được thành lập
vào năm 2001 trên cơ sở một bộ phận được tách ra của PTSC theo chủ trương
xây dựng, mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu của
PVN. Tháng 10/2005 PV Drilling tiến hành cổ phần hoá thành công và
chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, sau đó tháng
4/2007 chuyển đổi thành Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ
khoan Dầu
khí, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con với 9 đơn vị thành
viên, có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp dịch vụ khoan, dịch vụ kỹ
thuật giếng khoan cũng như dịch vụ hỗ trợ cho các chiến dịch khoan của Tập
đoàn và các công ty dầu khí hoạt động tại Việt Nam. Hiện nay PV Drilling là
nhà cung cấp dịch vụ khoan và kỹ thuật giếng khoán hàng đầu tại Việt Nam.
Xí nghiệ
p Liên doanh Vietsovpetro - VSP là một liên doanh thăm dò

khai thác dầu khí lớn nhất Việt Nam hiện nay, được thành lập vào năm 1981
với nhiệm vụ chính là thăm dò khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam
Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập, để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, PSV đã lập ra các xí nghiệp dịch vụ như xí nghiệp khoan, sửa giếng, xí
nghiệp xây lắp các công trình biển hoạt động trong nội bộ Liên doanh, hạch
toán vào chi phí s
ản xuất và không cung cấp dịch vụ cho bên ngoài. Từ năm
1992 với định hướng phát triển dịch vụ của Ngành Dầu khí, VSP đã phát triển
lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật cho bên ngoài bên cạnh nhiệm vụ chính là phục vụ
VSP trong thăm dò khai thác dầu khí. Hiện nay, mặc dù doanh thu từ dịch vụ
cho bên ngoài chỉ chiếm khoảng 3 - 4% trong tổng doanh thu của VSP, nhưng
với cơ sở vật chất hùng hậu, đội ng
ũ chuyên gia kỹ sư có trình độ cao, giàu
kinh nghiệm, VSP sẽ là một trong những nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu
khí giàu tiềm năng nhất Việt Nam.
22
Nhìn chung, công tác tổ chức và quản lý lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu
khí đã có những thành công nhất định, bước đầu đã hình thành được những
đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên sâu, được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, có
khả năng cung ứng nhiều loại hình dịch vụ kỹ thuật với chất lượng cao mà
trước đây phải đ
i thuê nước ngoài như: dịch vụ khoan và kỹ thuật giếng
khoan, dịch vụ cơ khí đóng mới các công trình dầu khí Tuy vậy, việc tổ
chức sắp xếp các đơn vị dịch vụ còn bộc lộ nhiều bất cập, phân công nhiệm
vụ còn dàn trải, chồng chéo, do vậy hiệu quả hoạt động của dịch vụ kỹ thuật
còn thấp, chưa tương xứng với tiềm n
ăng.
b) Quy mô và năng lực dịch vụ
- Về dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình.
Dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình là một dịch vụ phức tạp,

đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, quy mô dịch vụ lớn, giá trị hợp đồng thường
hàng triệu USD. Tuy nhiên, các đơn vị của PVN mới chỉ cung cấp được một
phần r
ất nhỏ trong gói dịch vụ này, phần còn lại chủ yếu phải đi thuê các công
ty dịch vụ dầu khí nước ngoài như: Schlumberger, Geoservices, nternational
Logging v.v
PVN hiện có 4 đơn vị có khả năng cung cấp dịch vụ khảo sát địa chấn,
địa chất công trình là PTSC, VSP, PVC và PV Engineering. Trong đó PTSC
là đơn vị duy nhất có khả năng cung cấp dịch vụ thu nổ địa chấn 2D nhờ đang
sở hữu 01 tàu khảo sát địa chấn M/V Polar Duke; các
đơn vị còn lại: VSP,
PVC và PV Engineering chỉ cung cấp được dịch vụ khảo sát địa chấn công
trình trên bờ và một phần công việc khảo sát dưới biển để phục vụ thi công
xây lắp các công trình dầu khí.
Khảo sát địa chấn 2D, 3D là bước đầu tiên trong khâu thăm dò và khai
thác dầu khí. Nhu cầu dịch vụ này ngày càng gia tăng khi các hoạt động tìm
kiếm, thăm dò ngày càng sôi động. Chỉ tính riêng Tổng công ty Thăm dò và
Khai thác dầu khí (PVEP) trong giai đoạn 2008- 2015, nhu cầu thu nổ
địa
chấn ở trong nước vào khoảng 40.000 km 2D, và 30.000km
2
3D, ở nước
ngoài khoảng 80.000 km 2D và 24km
2
3D, với tổng chi phí ước tính hàng
trăm triệu USD. Tuy nhiên, việc thu nổ địa chấn hiện nay chủ yếu do các công
ty dịch vụ dầu khí nước ngoài cung cấp, trong đó Schulumberger đang dẫn
đầu tại thị trường Việt Nam.
- Dịch vụ khoan và kỹ thuật giếng khoan.

×