Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Quản trị chiến lược ngành giao đồ ăn online

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.6 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Vận dụng mơ hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của Porter, hãy
phân tích cường độ cạnh tranh trong ngành giao đồ ăn trực tuyến hiện nay.

Học phần:

Quản trị chiến lược

Giảng viên hướng dẫn:

Vũ Tuấn Dương

Nhóm thực hiện:

Nhóm 1

Lớp học phần:

2313SMGM0111

Hà Nội, 03/2023

1


MỤC LỤC
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1 LẦN 1.........................................................................4
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1 LẦN 2.........................................................................5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................8
1. Khái qt mơ hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của Porter..............8
1.1. Giới thiệu mơ hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của Porter.........8
1.2. Năm lực lượng điều tiết cạnh tranh trong mơ hình.................................9
1. Cạnh tranh bên trong ngành.........................................................................12
1.1. Sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp....................................................12
1.2. Sức mạnh đàm phán của người mua hàng............................................12
1.3. Sức mạnh đàm phán của người bán hàng.............................................13
1.4. Mối đe dọa từ sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế.........................14
1.5. Mối đe dọa từ sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới.................14
2. Cạnh tranh bên ngoài ngành.........................................................................18
2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đến ngành
giao đồ ăn trực tuyến......................................................................................18
2.2. Thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng................................21
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN CẠNH TRANH TRONG
NGÀNH GIAO ĐỒ ĂN TRỰC TUYẾN.............................................................23
1. Tối ưu hóa hệ thống vận chuyển...................................................................23
2. Tăng cường chất lượng dịch vụ....................................................................23
3. Nâng cao trải nghiệm người dùng................................................................23
4. Đầu tư vào công nghệ để cải thiện hiệu quả hoạt động..............................24
KẾT LUẬN............................................................................................................26
2


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 1
STT

Họ và tên

Mã sinh


Nhiệm vụ

viên
2

Cao Thị Phương
Anh

20D140121 Power

Tự đánh

Nhóm

giá

đánh giá

Ghi chú

Thành viên

point

4

Lê Thị Ngọc Anh

20D210002 1.4 + 1.5


Thư ký

5

Nơng Đức Anh

21D120138 Mở đầu +

Nhóm

Kết luận

trưởng

6

Đỗ Thị Ngọc Ánh 20D210243 Chương 3

Thành viên

7

Hoàng Thị Ánh

Thành viên

20D210004 1.1 + 1.2 +
1.3


8

Phạm Thị Ân

20D210164 Phần 2

Thành viên

Chương 2
9

Nguyễn Thị Thúy 20D210005 Chương 1
Cải

10

Nguyễn Thị Chi

Thành viên

+ Word
20D210006 Thuyết

Thành viên

trình

3



TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1 LẦN 1
I. Địa điểm: Phòng họp online Google Meet.
II. Thời gian: 20h ngày 10/03/2023
III. Thành viên tham gia cuộc họp: 8/8
IV. Nội dung cuộc họp:
- Cả nhóm cùng thảo luận và đưa ra ý kiến về hướng làm bài của đề tài.
- Thư ký nhóm tổng hợp lại ý kiến của các thành viên.
- Nhóm trưởng dựa vào phần tổng hợp để đưa ra đề cương và cả nhóm chốt lại.
V. Kết luận cuộc họp:
- Các thành viên đều có mặt đúng giờ và đầy đủ.
- Các thành viên đều tích cực tham gia đóng góp ý kiến.
- Cuộc họp kết thúc vào lúc 21h30 cùng ngày. Nội dung cuộc họp đã được các thành viên
dự họp thông qua.

Ngày 10 tháng 03 năm 2023
Nhóm trưởng
Anh
Nơng Đức Anh

4



TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1 LẦN 2
I. Địa điểm: Phòng họp online Google Meet.
II. Thời gian: 20h ngày 17/03/2023
III. Thành viên tham gia cuộc họp: 8/8
IV. Nội dung cuộc họp:
- Nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên.
- Các thành viên nhận nhiệm vụ.
V. Kết luận cuộc họp:
- Các thành viên đều có mặt đúng giờ và đầy đủ.
- Các thành viên đều tích cực tham gia đóng góp ý kiến.
- Cuộc họp kết thúc vào lúc 21h30 cùng ngày. Nội dung cuộc họp đã được các thành viên
dự họp thông qua.

Ngày 17 tháng 03 năm 2023
Nhóm trưởng
Anh
Nơng Đức Anh

5


LỜI MỞ ĐẦU

Ngành giao đồ ăn trực tuyến (Online Food Delivery Industry) là một ngành công
nghiệp mới phát triển trong thời đại số, là lĩnh vực hoạt động trong ngành dịch vụ ẩm
thực, cung cấp dịch vụ đặt hàng và giao hàng đồ ăn tới nhà của khách hàng thông qua các
ứng dụng và trang web trực tuyến. Khách hàng có thể lựa chọn đồ ăn từ nhiều nhà hàng
khác nhau và đặt hàng thông qua các ứng dụng trên điện thoại hoặc trang web. Sau đó,
các đơn đặt hàng được chuyển tới nhà hàng và đồng thời được giao tới nhà của khách
hàng thông qua các đối tác vận chuyển. Các công ty trong ngành này cũng thường cung
cấp nhiều dịch vụ khác như đặt bàn, thanh toán trực tuyến và cung cấp thông tin địa điểm
ẩm thực cho khách hàng.
Trong những năm gần đây, ngành giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đã phát triển
mạnh mẽ và trở thành một trong những ngành công nghiệp nổi bật và tiềm năng nhất.
Điều này được thể hiện qua sự xuất hiện và phát triển của nhiều ứng dụng giao hàng đồ ăn
trực tuyến như GrabFood, GoFood, Now, Baemin, và cả nhiều ứng dụng nước ngoài như
Deliveroo hay Foodpanda. Ngoài ra thể hiện bởi nhiều yếu tố, bao gồm sự tăng trưởng
của nền kinh tế Việt Nam, sự gia tăng của số lượng người sử dụng internet và điện thoại
thông minh, cũng như nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với dịch vụ giao
đồ ăn. Ngành giao đồ ăn trực tuyến cịn đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam. Dịch vụ này mang lại lợi ích cho nhiều người tiêu dùng bởi tính tiện lợi và tiết kiệm
thời gian mà nó cung cấp. Nó cũng mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp bằng cách cung
cấp một kênh tiếp thị mới và mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, ngành giao đồ ăn trực
tuyến cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trong ngành dịch vụ, từ việc
chế biến đồ ăn cho đến giao hàng và quản lý dịch vụ. Việc phát triển ngành giao đồ ăn
trực tuyến cũng đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư trong lĩnh vực
công nghệ và logictics. Tuy nhiên, ngành giao đồ ăn trực tuyến cũng đặt ra nhiều thách
thức về an toàn thực phẩm, chất lượng dịch vụ và chi phí giao hàng. Việc giải quyết
những thách thức này sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành trong tương lai. Tóm
lại, ngành giao đồ ăn trực tuyến đóng vai trị quan trọng trong kinh tế Việt Nam và cung

6



cấp lợi ích đa dạng cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và người lao động. Việc quản lý và
giám sát chất lượng dịch vụ sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành trong tương lai.

7


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái qt mơ hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của Porter
1.1. Giới thiệu mơ hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của Porter
Để phân tích mơi trường ngành kinh doanh, cơng cụ được các công ty và các nhà
kinh doanh sử dụng rộng rãi là mơ hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter.
Porter viết: “Sức mạnh tổng hợp của năm tác động này quyết định tiềm năng lợi nhuận
cuối cùng của một ngành kinh doanh”. Môi trường ngành là nơi các doanh nghiệp trực
tiếp có những mối quan hệ liên kết kinh tế chặt chẽ và cạnh tranh lẫn nhau. Nó có tác
động rất lớn và mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, Michael Porter đã tạo ra một mơ hình gồm năm lực lượng
cạnh tranh mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải tính tốn cân nhắc tới trước khi có
những quyết định lựa chọn phương hướng và nhiệm vụ phát triển của mình. Đến nay, mơ
hình của Porter vẫn cịn là một cơng cụ hữu ích để phân tích cường độ cạnh tranh và các
yếu tố cơ bản trong một ngành. Dưới đây là mơ hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh
chính trong ngành kinh doanh:

8


Ngoài ra, lực lượng thứ 6 là “các bên liên quan khác” bao gồm: chính phủ, cổ
đơng, chính quyền địa phương… cũng được đưa vào nghiên cứu. Sự tác động của những
yếu tố này có thể dẫn tới tiềm năng lợi nhuận giữa các ngành là khác nhau.
1.2. Năm lực lượng điều tiết cạnh tranh trong mơ hình


 Đe dọa gia nhập mới
Những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường làm tăng tính chất và quy mơ
cạnh tranh trên thị trường ngành do tăng năng lực sản xuất và khối lượng sản xuất trong
ngành. Theo thời gian, sẽ luôn xuất hiện các đối thủ mới gia nhập và cũng có các đối thủ
yếu rút khỏi ngành kinh doanh. Cạnh tranh sẽ loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém khơng
thích nghi với môi trường, đồng thời làm tăng khả năng của các doanh nghiệp. Điều này
buộc các doanh nghiệp phải xem xét đánh giá khả năng của các đối thủ mới để có những
quyết định chiến lược phù hợp trong sản xuất kinh doanh.
Sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp mới tham gia phụ thuộc chặt chẽ vào
những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của ngành và mức độ hấp dẫn của ngành đó. Để đối
phó với các đối thủ mới, doanh nghiệp thường tạo ra các rào cản để giảm bớt mối đe dọa
do đối thủ mới gây ra. Ví dụ:
- Tăng sản lượng sản phẩm: Tăng sản lượng sản phẩm sẽ làm giảm giá thành đơn vị sản
phẩm, dùng quy mô cản trở buộc các đối thủ phải tham gia vào thị trường với quy mô lớn
mà – một rủi ro lớn đối với đối thủ mới. Nếu tham gia vào vốn quy mơ nhỏ thì khó có thể
cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp hiện có vì họ có lợi thế chi phí thấp.
- Phân hóa sản phẩm: Các đối thủ mới thường mong muốn có được sản phẩm có tên tuổi,
có uy tín hơn hẳn so với sản phẩm hiện có hoặc có sự hơn hẳn về quảng cáo, về phục vụ.
Nếu phân hóa sản phẩm chất lượng sản phẩm cao thì buộc đối thủ mới phải đầu tư lớn và
địi hỏi phải có thời gian nhất định mới vượt qua được các cản trở này.
- Ràng buộc các nhà cung cấp vật tư và khách hàng. Trong các hợp đồng kinh tế, doanh
nghiệp phải tìm cách ràng buộc các nhà cung cấp vật tư, khách hàng một khoản tiền đặt
cọc, hoặc ràng buộc để họ không bị doanh nghiệp ngành sang phục vụ cho đối thủ mới.

9


- Sử dụng các lợi thế mà các đối thủ mới khơng thể có được: Bản quyền về cơng nghệ,
sản phẩm; Lợi thế về nguồn cung cấp ngành; Lợi thế về vị trí địa lý; Lợi thế về kinh

nghiệm kỹ năng trong sản xuất.

 Đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế
Những sản phẩm thay thế cũng là một trong những thế lực tạo nên sức ép lớn đối
với doanh nghiệp. Mức độ sẵn có của sản phẩm thay thế cho biết giới hạn sức ép của giá
cả sản phẩm trong ngành. Nếu giá của một sản phẩm quá cao, khách hàng sẽ chuyển sang
sử dụng những sản phẩm thay thế. Nếu không thể hạ giá sản phẩm, doanh nghiệp cần thực
hiện chiến lược phân biệt hóa sản phẩm nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng khác biệt
hơn hẳn sản phẩm thay thế; hoặc làm tăng chi phí của khách hàng khi họ chuyển sang sử
dụng sản phẩm thay thế (Apple là một ví dụ điển hình cho việc này).
Sự sẵn có của các sản phẩm thay thế trên thị trường là mối đe dọa trực tiếp đến khả
năng phát triển, khả năng cạnh tranh và mức độ lợi nhuận của các doanh nghiệp.

 Cạnh tranh giữa các cơng ty trong ngành
Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và tình hình hoạt động của họ
là lực lượng tác động trực tiếp mạnh mẽ, tức thì tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Mỗi ngành bao gồm rất nhiều doanh nghiệp khác nhau, nhưng trong đó chỉ có một số
đóng vai trị chủ chốt có khả năng chỉ phối, khống chế thị trường. Nhiệm vụ của doanh
nghiệp là tìm kiếm thơng tin, đánh giá chính xác khả năng của những đối thủ cạnh tranh
này để xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp với hồn cảnh mơi trường
chung của ngành.
Mức độ, quy mô cạnh tranh của các doanh nghiệp phụ thuộc vào:
- Trình độ tập trung hóa sản xuất kinh doanh trong từng ngành.
- Số lượng các đối thủ cạnh tranh hiện có.
- Dung lượng của thị trường và năng lực sản xuất của ngành.
- Tốc độ tăng trưởng và phát triển của ngành.
Cường độ cạnh tranh tăng lên khi một hoặc nhiều doanh nghiệp trong một ngành
thấy có cơ hội để củng cố vị trí trên thị trường hoặc nhận thấy áp lực cạnh tranh từ phía

10



các doanh nghiệp khác. Cường độ cạnh tranh được biểu hiện dưới dạng chính sách giá
bán sản phẩm, chiến dịch quảng cáo, chiến dịch đưa sản phẩm mới hoặc cải tiến ra thị
trường tăng cường các dịch vụ khách hàng và bảo hành sản phẩm… Khi phân tích cường
độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện có trên thị trường cần phải tính kỹ các vấn đề sau:
- Số lượng các đối thủ cạnh tranh và các đối thủ ngang sức.
- Tốc độ tăng trưởng của ngành.
- Các doanh nghiệp có chi phí cố định và dự trữ lớn.
- Thiếu sự phân hóa
- Sự khác biệt giữa các đối thủ
- Những cản trở rút lui
- Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

 Sức ép của khách hàng
Khách hàng là lý do tồn tại của các doanh nghiệp. Nhưng thực chất của mối tương
quan thế lực giữa doanh nghiệp với khách hàng ai mạnh hơn thì người đó có ưu thế và
được lợi nhiều hơn. Do đó doanh nghiệp phải thiết lập mối quan hệ với khách hàng nhằm
giữ khách hàng. Nhưng ngược lại, khách hàng cũng tìm cách gây sức ép đối với doanh
nghiệp để được lợi, thường là ép về giá hoặc đòi hỏi mức chất lượng sản phẩm cao hơn,
dịch vụ nhiều hơn.
Khách hàng thường gây sức ép đối với doanh nghiệp trong nhiều tình huống: Khi
họ là khách hàng chủ yếu; khi họ là khách hàng mua nhiều, khách hàng thường xuyên; khi
họ có thể chi phí trong mua hàng của người khác để sử dụng; khi họ có thu nhập thấp; khi
họ có đủ thơng tin về nhu cầu giá cả trên thị trường và sản phẩm của doanh nghiệp …
Doanh nghiệp cần phải làm chủ được tương quan thế lực này.
 Sức ép của nhà cung cấp
Các nhà cung cấp vật tư cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp như: nhiên
liệu, đồng vốn, nhân sự, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình
thường. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng vật tư cũng là mối quan hệ

tương quan thế lực. Nếu vật tư khan hiếm, doanh nghiệp phải đi tìm nhà cung cấp và

11


ngược lại. Do đó, doanh nghiệp phải thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài với các
nhà cung cấp vật tư.
→ Mơ hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter là các yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến môi trường ngành kinh doanh. Các yếu tố này quyết định đến tính chất quy mơ
của cạnh tranh và khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƯỜNG ĐỘ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH GIAO
ĐỒ ĂN TRỰC TUYẾN
1. Cạnh tranh bên trong ngành
1.1. Sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cường
độ cạnh tranh trong ngành. Các nhà cung cấp cạnh tranh với nhau trong việc cung cấp các
sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng
- Sản phẩm và dịch vụ: Các nhà cung cấp cạnh tranh với nhau bằng cách cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ chất lượng tốt hơn, đa dạng hơn và giá cả cạnh tranh hơn. Ví dụ, một nhà
cung cấp có thể cung cấp thực đơn đa dạng và phong phú hơn so với đối thủ, hoặc cung
cấp dịch vụ giao hàng nhanh hơn và chất lượng tốt hơn.
- Giá cả: Giá cả là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.
Các nhà cung cấp cố gắng cung cấp sản phẩm và dịch vụ với giá cả cạnh tranh để thu hút
khách hàng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng giá cả thấp không đảm bảo chất lượng sản
phẩm và dịch vụ.
- Thương hiệu: Thương hiệu cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh giữa
các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp có thương hiệu mạnh và uy tín thường được khách
hàng tin tưởng và lựa chọn. Những nhà cung cấp mới thường phải đầu tư nhiều vào quảng
bá thương hiệu để thu hút khách hàng.
- Điểm bán hàng: Điểm bán hàng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh
giữa các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp có thể cung cấp điểm bán hàng đa dạng và tiện

lợi để thu hút khách hàng. Ví dụ, một nhà cung cấp có thể cung cấp dịch vụ giao hàng tận
nơi, hoặc có điểm bán hàng trực tuyến để khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm. 

12


1.2. Sức mạnh đàm phán của người mua hàng 
- Số lượng khách hàng: Số lượng khách hàng lớn sẽ tăng sức mạnh đàm phán của người
mua hàng. Khi có nhiều khách hàng, các nhà cung cấp sẽ cạnh tranh để thu hút khách
hàng và giữ chân khách hàng, do đó người mua hàng có thể tăng sức mạnh đàm phán để
đạt được các ưu đãi tốt nhất.
- Thành phần khách hàng: Thành phần khách hàng cũng ảnh hưởng đến sức mạnh đàm
phán của người mua hàng. Những khách hàng quen thuộc và thường xuyên đặt hàng có
sức mạnh đàm phán cao hơn so với khách hàng mới.
- Thành phần sản phẩm: Thành phần sản phẩm cũng ảnh hưởng đến sức mạnh đàm phán
của người mua hàng. Nếu sản phẩm của một nhà cung cấp là duy nhất hoặc không thể
thay thế được, thì người mua hàng có sức mạnh đàm phán thấp hơn. Ngược lại, nếu có
nhiều nhà cung cấp cung cấp sản phẩm tương tự, thì người mua hàng có sức mạnh đàm
phán cao hơn.
- Độ phân tán của các nhà cung cấp: Nếu có nhiều nhà cung cấp trong ngành, thì người
mua hàng có sức mạnh đàm phán cao hơn. Ngược lại, nếu các nhà cung cấp tập trung q
nhiều thì người mua hàng có sức mạnh đàm phán thấp hơn.
1.3. Sức mạnh đàm phán của người bán hàng
Yếu tố này phản ánh khả năng của người bán hàng đàm phán và ảnh hưởng đến giá
cả và chất lượng sản phẩm của họ.
- Số lượng người bán hàng: Số lượng người bán hàng càng nhiều, khả năng đàm phán giá
cả và điều kiện hợp đồng càng thấp. Ngược lại, khi số lượng người bán hàng ít, họ có thể
đàm phán giá cả và điều kiện hợp đồng tốt hơn.
- Sức mạnh thương hiệu: Những thương hiệu lớn và nổi tiếng có thể tận dụng sức mạnh
của thương hiệu để đàm phán giá cả và điều kiện hợp đồng tốt hơn. Trong khi đó, những

thương hiệu nhỏ có thể gặp khó khăn trong việc đàm phán giá cả và điều kiện hợp đồng.
- Tình trạng cung ứng và cầu thị trường: Trong tình trạng cung ứng thấp và cầu cao,
người bán hàng có thể đàm phán giá cả và điều kiện hợp đồng tốt hơn. Tuy nhiên, khi tình

13


trạng cung ứng cao và cầu thấp, người mua hàng có thể đàm phán giá cả và điều kiện hợp
đồng tốt hơn.
- Độc quyền sản phẩm: Nếu sản phẩm của người bán hàng có tính độc quyền hoặc khó
thay thế, họ có thể đàm phán giá cả và điều kiện hợp đồng tốt hơn.
- Sức mạnh tài chính: Người bán hàng có tài chính mạnh có thể đầu tư vào nâng cao chất
lượng sản phẩm hoặc đưa ra giá cả cạnh tranh hơn.
1.4. Mối đe dọa từ sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế
Tại Việt Nam, thị trường dịch vụ giao thức ăn trực tuyến đang ngày một sôi động.
Tuy nhiên, ngành này cũng không tránh khỏi sự đe dọa từ các sản phẩm, dịch vụ thay thế
mà tiêu biểu là ngành dịch vụ ăn uống. Các nguy cơ bị thay thế như:

 Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm: Đối với ngành giao đồ ăn trực
tuyến và ngành dịch vụ ăn uống. Khách hàng sẽ cần bỏ thêm chi phí giao hàng để
có thể có đồ ăn giao đến tận nơi thay vì ăn trực tiếp tại quán ăn, đây là rào cản lớn
nhất, ngồi ra việc vận chuyển có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng đồ ăn. Tuy
nhiên, việc lựa chọn dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến mang đến sự tiện lợi cho khách
hàng như: Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, khơng chịu ảnh hưởng của thời tiết...
Ngồi ra, các doanh nghiệp trong ngành cũng tung ra các ưu đãi giao hàng hấp dẫn

 Cạnh tranh giá cả: Sản phẩm thay thế đồ ăn nhanh có thể được sản xuất với chi
phí thấp hơn và do đó được bán với giá cả thấp hơn, gây áp lực cạnh tranh đối với
các nhà sản xuất đồ ăn nhanh. Điều này có thể dẫn đến giảm lợi nhuận và khả năng
tiếp cận người tiêu dùng của các công ty đồ ăn nhanh.


 Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm thay thế đồ ăn nhanh thường được sản xuất và
cung cấp với các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm cao hơn. Điều này
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đang tìm kiếm các sản phẩm đồ ăn an tồn
và lành mạnh hơn

 Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng: Có những khách hàng thích trải
nghiệm đồ ăn trực tiếp tại cửa hàng vì khơng gian qn, chất lượng phục vụ... Đây
chính là rào cản lớn của dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến.

14


➢Kết luận: Đối với đe dọa từ các sản phẩm/dịch vụ thay thế, có thể thấy ngành giao đồ ăn
trực tuyến đã có những cải thiện, tung ra những ưu đãi và đặc biệt trong thời đại công
nghệ hiện nay đây là lựa chọn tốt cho khách hàng. Vì vậy đe dọa từ các sản phẩm/dịch vụ
thay thế là không đáng kể và không làm tăng thêm cường độ cạnh tranh trong ngành
1.5. Mối đe dọa từ sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới
Theo Báo cáo thị trường dịch vụ giao thức ăn trực tuyến Việt Nam 2020 vừa được
Reputa-Social Listening Platform phân tích cho thấy:

GrabFood là thương hiệu dẫn đầu thị trường khi chiếm đến 33,38% thị phần thảo
luận, theo sau là Now với 23,16 % lượng thảo luận trên social, thứ 3 là Baemin với
21,95%, Loship và GoFood lần lượt chiếm tỷ lệ thị phần thảo luận là 15,14% và 6,37%,
Tháng 05/2020, Baemin đạt lượng thảo luận tương đương GrabFood ở cùng thời điểm khi
thương hiệu này bắt đầu đầy mạnh hoạt động truyền thông. Xét về tỷ lệ tham gia thảo
luận, Beamin dang phổ biến nhất với giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng lại không
quá phổ biến với giới trẻ Hà Nội.

 Số lượng các chi nhánh của đối thủ cạnh tranh:

GrabFood có số lượng chi nhánh lớn nhất, được đầu tư nhiều và phủ sóng rộng
khắp nhiều thành phố. Now và Beamin cũng có số lượng chi nhánh lớn, tuy nhiên chủ yếu

15


tập trung ở các thành phố lớn. Trong khi đó, Loship và GoFood tập trung chủ yếu ở một
số thành phố lớn, có số lượng chi nhánh thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.

 Mức độ tăng trưởng của ngành:
Thị trường giao thức ăn trực tuyến tại Việt Nam đang được đánh giá là tăng trưởng
mạnh mẽ và nhất là ngày càng có nhiều doanh nghiệp “nhảy” vào lĩnh vực này. Đáng chú
ý, cuộc chiến chiếm lĩnh thị phần giữa các ứng dụng vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt,
thậm chí ngày càng khốc liệt hơn khi Baemin đang tăng tốc bám sát “kẻ dẫn đầu”
Grabfood. Năm 2020, Việt Nam ghi nhận tăng trưởng mạnh về giao hàng thực phẩm trực
tuyến do COVID (1,140,397 lượt thảo luận). Theo báo cáo từ Euromonitor, thị trường
giao đồ ăn nhanh tại Việt Nam đạt tổng giá trị khoảng 33 triệu USD vào năm 2019 và
được dự báo sẽ đạt giá trị khoảng 38 triệu USD vào năm 2023.

 Đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ:
Dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện nay cùng với nhịp
sống bận rộn, đòi hỏi các dịch vụ giúp đời sống họ thuận tiện đơn giản hoá hơn. Giữa các
hãng với nhau, khách hàng có thể so sánh về tốc độ giao hàng, giá vận chuyển, thái độ
của tài xế, mạng lưới tài xế vào giờ cao điểm... Các hãng công nghệ sẽ phải ganh đua với
nhau để trở thành sự lựa chọn của khách hàng. Đặc biệt, lý do chính yếu làm khách hàng
hài lịng với dịch vụ "Chương trình ưu đãi, khuyến mãi" (chiếm đến 84%). Khơng phải
tốc độ lúc nào cũng là điểm vượt trội, điều khách hàng quan tâm thật sự là dịch vụ nào có
mã khuyến mãi nhiều nhất thay vì là tốc độ giao hàng (yếu tố chỉ chiếm 2%).

16



Biểu đồ thể hiện Nhu cầu của người dùng đối với dịch vụ giao thức ăn

 Khối lượng chi phí cố định và lưu kho:
- Khối lượng chi phí cố định: GrabFood, NowFood và Baemin có quy mơ lớn hơn so với
Loship và GoFood, điều này dẫn đến việc có khối lượng chi phí cố định cao hơn, chẳng
hạn như chi phí quản lý hệ thống, chi phí nhân viên, chi phí quảng cáo. Cịn Loship và
GoFood đang trong giai đoạn phát triển, do đó chưa đầu tư nhiều vào quy mơ và hệ thống
quản lý, dẫn đến chi phí cố định thấp hơn so với các đối thủ khác.
- Khối lượng chi phí lưu kho: GrabFood, NowFood và Beamin có quy mơ lớn hơn, có khả
năng lưu trữ và quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn so với các cơng ty Loship và
GoFood.Loship và GoFood có thể cần phải đầu tư nhiều hơn vào hệ thống quản lý kho và
vận chuyển để tối ưu hóa quy trình lưu kho và vận chuyển, tăng cường hiệu quả và giảm
chi phí lưu kho.

 Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh:
- Các đối thủ cạnh tranh có đặc điểm riêng của mình, từ cách thức hoạt động, sản phẩm
đến cách thức quảng bá và tương tác với khách hàng. GrabFood tập trung vào các mặt
hàng đồ ăn nhanh, thức uống, còn Loship tập trung vào đồ ăn và đồ uống của các nhà
hàng cao cấp, Baemin tập trung vào món ăn nhanh, NowFood tập trung vào giao hàng

17


siêu tốc trong vòng 60 phút và GoFood tập trung vào giao hàng đến các quán ăn hơn là
các nhà hàng.
- Các cái tên lớn trong ngành có độ phủ sóng rất lớn và rất đa dạng, họ cịn có điểm khác
biệt là các mã khuyến mãi, giảm giá trên từng sản phẩm. Vì vậy, để chiếm lĩnh thị phần,
các hãng giao đồ ăn trực tuyến liên tục tung ra các khuyến mãi giảm giá đồ ăn, khuyến

mãi giao hàng miễn phí. 

 Các rào cản rút lui khỏi ngành:
Trong ngành giao đồ ăn nhanh, các đối thủ cạnh tranh phải đối mặt với nhiều rào
cản để tiếp cận khách hàng và phát triển thị phần. Các rào cản bao gồm chi phí đầu tư ban
đầu, khó khăn trong việc quản lý chi nhánh, sự cạnh tranh khốc liệt và các quy định pháp
lý về an toàn thực phẩm và vệ sinh, cạnh tranh tốc độ giao hàng, độ tin cậy và khả năng
tiếp cận của khách hàng. Các đối thủ cạnh tranh đang tập trung vào các rào cản này để tạo
ra lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng.
 ➢ Tóm lại, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh trong ngành giao đồ ăn nhanh đã tạo
ra một sự cạnh tranh khốc liệt và yêu cầu GrabFood và các đối thủ cạnh tranh khác phải
tìm ra những chiến lược phù hợp để duy trì và phát triển thị phần của mình. Để đạt được
điều này, các đối thủ cạnh tranh cần tập trung vào đa dạng sản phẩm, cải thiện chất lượng
dịch vụ và tăng cường quảng bá thương hiệu của mình. Ngồi ra, họ cũng cần phải xây
dựng hệ thống chi nhánh và quản lý tốt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng cường
tính cạnh tranh của mình.
2. Cạnh tranh bên ngồi ngành
2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đến ngành giao đồ ăn
trực tuyến

 Yếu tố kinh tế:
Nền kinh tế của một quốc gia có thể có tác động đáng kể đến ngành giao hàng thực
phẩm trực tuyến. Một nền kinh tế mạnh mẽ với sức mạnh chi tiêu tiêu dùng cao có thể
dẫn đến nhu cầu gia tăng các dịch vụ giao thực phẩm trực tuyến vì nhiều người có thu
nhập khả dụng để chi tiêu cho các dịch vụ thuận tiện và xa xỉ. Ngược lại, một nền kinh tế
yếu với sức mạnh chi tiêu tiêu dùng thấp có thể dẫn đến giảm nhu cầu đối với các dịch vụ

18



giao thực phẩm trực tuyến vì mọi người ưu tiên chi phí thiết yếu hơn các chi phí khơng
thiết yếu. Ngoài nhu cầu của người tiêu dùng, nền kinh tế cũng có thể ảnh hưởng đến phía
cung của ngành giao hàng thực phẩm trực tuyến. Một nền kinh tế mạnh mẽ có thể thu hút
nhiều đầu tư hơn vào ngành công nghiệp, dẫn đến cạnh tranh và đổi mới nhiều hơn, trong
khi một nền kinh tế yếu có thể ngăn chặn đầu tư và dẫn đến sự hợp nhất và ít lựa chọn
hơn cho người tiêu dùng. Điều đáng chú ý là đại dịch Covid-19 đã có tác động đáng kể
đến ngành giao hàng thực phẩm trực tuyến, không phụ thuộc vào nền kinh tế. Với các
biện pháp xa cách xã hội và đóng cửa nhà hàng, nhiều người đã chuyển sang các dịch vụ
giao thực phẩm trực tuyến cho bữa ăn của họ, dẫn đến nhu cầu tăng cường cho các dịch
vụ này. Tuy nhiên, khi đại dịch giảm dần và nền kinh tế hồi phục, vẫn còn phải xem nhu
cầu tăng này sẽ được duy trì bao nhiêu trong dài hạn.

 Yếu tố chính trị:
Chính trị của Việt Nam đã có cả tác động trực tiếp và gián tiếp đối với ngành giao
hàng thực phẩm trực tuyến trong nước. Một nghiên cứu cho thấy an toàn thực phẩm là
mối quan tâm của chính phủ Việt Nam và cơng chúng trong thập kỷ qua, với nhiều sự sợ
hãi thực phẩm được báo cáo trên các phương tiện truyền thông quốc gia. Tuy nhiên,
nghiên cứu tương tự cũng tiết lộ rằng những lo lắng này xung quanh an toàn thực phẩm có
thể khơng nhất thiết được bảo đảm. Mặc dù sự không chắc chắn do đại dịch CoVID-19
mang lại, thị trường giao hàng thực phẩm trực tuyến Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng
trưởng với tốc độ CAGR khoảng 34% trong khoảng thời gian 2021-2026. Vào năm 2021,
quy mô thị trường đạt 597,1 triệu USD và dự báo trị giá 1,55 tỷ USD vào năm 2027. Giao
hàng thực phẩm trực tuyến là một thị trường phổ biến và sôi động ở Việt Nam, mặc dù
hiện tại nó chỉ chiếm 0,2% thị phần phân phối thực phẩm trực tuyến trên thế giới. Vào
năm 2020, doanh thu của thị trường giao hàng thực phẩm trực tuyến của Việt Nam là 302
triệu USD và có tốc độ tăng trưởng trung bình là 43,62% mỗi năm. Doanh thu từ phân
khúc giao hàng đến nhà hàng đến tiêu dùng chiếm khoảng 79% tổng doanh thu vào năm
2020. Nhìn về phía trước, thị trường giao hàng thực phẩm trực tuyến Việt Nam dự kiến sẽ
đạt 1.807,7 triệu USD vào năm 2028, thể hiện tốc độ tăng trưởng (CAGR) là 15,61%
trong năm 2023-2028. Nhìn chung, trong khi chính trị Việt Nam khơng có tác động trực


19


tiếp đến sự tăng trưởng của thị trường giao thực phẩm trực tuyến ở nước này, các mối
quan tâm của chính phủ về an tồn thực phẩm có thể ảnh hưởng gián tiếp đến ngành. Tuy
nhiên, thị trường vẫn dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng trong những năm tới.

 Yếu tố văn hóa:
Văn hóa Việt Nam đã được chứng minh là có tác động đáng kể đến ngành giao
hàng thực phẩm trực tuyến (OFD) tại Việt Nam, dự kiến sẽ phát triển nhanh chóng trong
những năm tới. Các dịch vụ giao thực phẩm trực tuyến đang thay đổi cách ăn của người
Việt Nam, vì họ cung cấp sự tiện lợi và truy cập vào một loạt các món ăn có thể được
giao cho cửa của khách hàng trong vòng một giờ. Thị trường OFD ở Việt Nam là một
ngành cơng nghiệp mới nổi, nhưng nó sơi động, phổ biến và phát triển nhanh chóng. Các
dịch vụ OFD quan trọng hơn bao giờ hết vào năm 2020, khơng chỉ để thuận tiện mà cịn
là một điều cần thiết do đại dịch CoVID-19. Theo báo cáo của Imarc Group, thị trường
giao hàng thực phẩm trực tuyến Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR
khoảng 34% trong khoảng thời gian 2022-2027. Báo cáo cũng lưu ý rằng sự sẵn có của
các phương thức thanh tốn khác nhau, chẳng hạn như tiền mặt khi giao hàng và thẻ ghi
nợ/thẻ tín dụng, đã tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của thị trường OFD tại Việt Nam. Về
mặt ẩm thực Việt Nam, nó được biết đến với sự đa dạng, ngon miệng và sức khỏe, và nó
được coi là một trong những nền văn hóa ẩm thực sơi động nhất trên thế giới. Ẩm thực
Việt Nam bao gồm nhiều món ăn, chẳng hạn như nước mắm, bún bị huế, phở và bánh
xèo, có sẵn rộng rãi để giao hàng trực tuyến tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là
hương vị của thực phẩm Việt Nam có thể khác nhau giữa Việt Nam và các quốc gia khác
do sự sẵn có của các thành phần và tài nguyên khác nhau. Văn hóa Việt Nam cũng nhấn
mạnh đến sự hiếu khách và sự hào phóng, liên quan chặt chẽ đến thực phẩm. Các cấu trúc
gia đình và xã hội cũng rất quan trọng trong văn hóa Việt Nam và cung cấp khuôn khổ
cho bản sắc xã hội. Các gia đình Việt Nam kỷ niệm tất cả các ngày sinh nhật trong Tết

Nguyên đán và sinh nhật cá nhân khơng được tổ chức. Tóm lại, văn hóa Việt Nam đã có
ảnh hưởng đáng kể đến ngành giao hàng thực phẩm trực tuyến ở Việt Nam, dự kiến sẽ
phát triển nhanh chóng trong những năm tới. Sự sẵn có của các phương thức thanh toán
khác nhau, sự tiện lợi của các dịch vụ giao hàng và ẩm thực Việt Nam đa dạng và ngon

20



×