Tải bản đầy đủ (.pdf) (251 trang)

(Luận án tiến sĩ) tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính tri của sinh viên các trường đại học ở thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 251 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LÊ PHẠM TUẤN VINH

TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI, 2023

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LÊ PHẠM TUẤN VINH

TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HIỆN NAY
Chuyên ngành:


Công tác tư tưởng

Mã số:

9 31 02 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS, TS. Ngơ Đình Xây

2. TS. Nguyễn Cơng Dũng

HÀ NỘI, 2023

i


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu
nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu
của luận án chưa từng công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh

Lê Phạm Tuấn Vinh

i



DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Mức tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị và hành động
của sinh viên ........................................................................................ 98
Bảng 3.2: Đánh giá về nhận thức, thái độ và hành động của sinh viên ....... 101

i


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Thống kê tỷ lệ người dùng Instagram tại Việt Nam theo
độ tuổi ..................................................................................... 85
Biểu đồ 3.2. Thống kê các mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất ở Việt
Nam năm 2021 ......................................................................... 86
Biểu đồ 3.3. Mức độ sử dụng các loại mạng xã hội của sinh viên các trường
trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm 2021 ........................................... 87
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ người sử dụng ứng dụng nhắn tin so với tổng số người dùng
Internet trong độ tuổi 16 – 64, năm 2021 ............................................ 88
Biểu đồ 3.5. Thời gian truy cập mạng xã hội của sinh viên các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................. 90
Biểu đồ 3.6. Phương tiện truy cập mạng xã hội của sinh viên các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................. 91
Biểu đồ 3.7. Địa điểm truy cập mạng xã hội của sinh viên các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................. 91
Biểu đồ 3.8. Thời điểm truy cập mạng xã hội của sinh viên các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................. 92
Biểu đồ 3.9. Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên các trường .......... 93
đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội............................................................ 93
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ sử dụng Linkedin tại Việt Nam năm 2022 ...................... 95


i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Mạng xã hội

: MXH

Tư tưởng chính trị

: TTCT

Ý thức chính trị

: YTCT

Sinh viên

: SV

Công nghệ thông tin

: CNTT

Xã hội chủ nghĩa

: XHCN


Đảng Cộng sản Việt Nam

: ĐCSVN

i


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................. 4
6. Đóng góp mới của của luận án ........................................................... 6
7. Cấu trúc luận án .................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................... 8
1.1. Những nghiên cứu về mạng xã hội và ảnh hưởng của mạng xã hội
đối với đời sống xã hội ........................................................................... 8
1.2. Những nghiên cứu về tư tưởng chính trị của sinh viên và tác động
của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên hiện nay ........... 18
1.3. Khái quát kết quả của những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề
tài và những vấn đề đặt ra đối với luận án ............................................ 32
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI
ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN ................................... 37
2.1. Tư tưởng chính trị và tư tưởng chính trị của sinh viên .................. 37
2.2. Mạng xã hội và tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của
sinh viên ................................................................................................ 52

2.3. Sự cần thiết phải phát huy vai trị tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu
cực của mạng xã hội đối với tư tưởng chính trị của sinh viên ............. 72
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA ......................................................................................... 80
3.1. Khái quát địa bàn được khảo sát .............................................................. 80
3.2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên các trường đại học trên địa
bàn thành phố Hà Nội hiện nay ....................................................................... 85
3.3. Thực trạng tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên
các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay ........................... 96
3.4. Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra ............................. 110

i


CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG
TÍCH CỰC, KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI
ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY................................................................ 117
4.1. Dự báo xu hướng phát triển của mạng xã hội và sử dụng mạng
xã hội .................................................................................................. 117
4.2. Phương hướng phát huy tác động tích cực, khắc phục tác động tiêu
cực của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên ................. 124
4.3. Giải pháp chủ yếu phát huy tác động tích cực, khắc phục tác động
tiêu cực của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường
đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay ................................................. 133
KẾT LUẬN .................................................................................................. 180
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 183
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..... 193

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 194

i


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một thế giới tồn cầu hóa, “một thế giới
phẳng” với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, trong
đó Internet nói chung và các MXH nói riêng là những cơng cụ vơ cùng tiện ích,
gắn với sự xuất hiện của các ứng dụng, từ blog cho đến các trang mạng. Nếu
các loại hình truyền thơng thường đi sâu vào việc sản xuất và phân phối nội
dung thông tin qua các kênh truyền thống như: báo giấy, báo điện tử, truyền
hình, báo nói,… thì MXH lại quy tụ của nhiều thành viên, thơng qua đó chia sẻ
thông tin, quan điểm, hiểu biết, thái độ về một vấn đề nhất định.
Những trang MXH phổ biến hiện nay như: Facebook, Youtube,
WhatsApp, TikTok, Instagram, WeChat,… không ngừng thu hút hàng tỷ người
tham gia và trở thành một phần quan trọng trong không gian sống của cư dân
mạng, là môi trường tinh thần đặc biệt của đời sống xã hội.
Với sự hấp dẫn của mình, MXH đã trở thành một bộ phận không thể
thiếu trong cuộc sống của người dân, đặc biệt là giới trẻ, SV. Tuy nhiên, lưu ý
rằng, khi tham gia MXH cần cẩn trọng bảo đảm thiết lập các cơ chế dự phịng
thích hợp để giảm thiểu tối đa hậu quả tiêu cực do những sự cố không lường
trước được gây ra. Cá nhân và cả cộng đồng MXH không được để bị cuốn vào
sự hứa hẹn và tiện lợi của công nghệ tới mức quên đi những rủi ro liên quan
đến mặt trái của chúng.
Sự tác động của MXH đến lứa tuổi SV diễn ra song song theo hai chiều
hướng thuận - nghịch. Sinh viên hiện nay đã và đang tiếp cận, sử dụng MXH

với nhiều mục đích khác nhau: tìm kiếm, trao đổi thơng tin hữu ích trong học
tập, chia sẻ, kết nối bạn bè,… Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, bên cạnh tác
động tích cực và hữu ích của MXH là tác động trực tiếp, khơng chỉ ảnh hưởng
đến khía cạnh như tâm lý, sức khỏe,… mà đáng quan ngại hơn, đến bản lĩnh
chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức, lối sống, mục tiêu, lý tưởng cách mạng

i


2

của thanh, thiếu niên hiện nay. Biểu hiện ở những khía cạnh như: MXH chứa
đựng nhiều nội dung có thể làm cho thanh thiếu niên suy yếu bản lĩnh chính trị,
dao động lập trường tư tưởng; tha hóa phẩm chất đạo đức, lối sống; có những
hành vi vi phạm pháp luật,…
Theo đó, SV là đối tượng phải đối mặt với các tác động đa chiều từ
việc sử dụng MXH thường xuyên, gây ảnh hưởng đến cả nhận thức lẫn hành
vi của họ. Tuy nhiên, vấn đề những tác động của MXH đến SV chưa được
nghiên cứu sâu ở Việt Nam.
Theo Báo cáo quốc gia về sinh viên Việt Nam năm 2015, dân số trong
độ tuổi thanh niên ở nước ta ước tính chiếm khoảng 30% số dân [9]. Như vậy,
đây là một bộ phận chiếm tỷ lệ khá lớn trong dân số của cả nước. Việt Nam
hiện đứng thứ 22 trên thế giới về số lượng người sử dụng MXH, thứ 6 trong
top 10 nước châu Á về sử dụng Internet. Theo thống kê của Digital, năm 2021,
tỷ lệ người Việt Nam sử dụng Internet là 77,4%, cao hơn tỷ lệ trung bình ở khu
vực Đơng Nam Á (69%) [85]. Trong đó, có trên 72 triệu tài khoản MXH, chiếm
tỷ lệ 73,7% số lượng người dùng Internet. Về cơ cấu sử dụng MXH, độ tuổi sử
dụng các MXH phổ biến như Facebook, TikTok, Instagram chủ yếu là từ 13
đến 24 tuổi, chiếm 71%.
Như vậy, có thể thấy, người sử dụng MXH ở nước ta không phân biệt

lứa tuổi, nhưng nhiều nhất, thường xuyên nhất có bộ phận SV. Điều này chứa
đựng khơng ít lo ngại, cũng như nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững của đất
nước trong tương lai. Do vậy, quan tâm đến việc giáo dục tư tưởng chính trị
cho SV, phát huy tác động tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực của
MXH với tư tưởng chính trị của SV là một yêu cầu cấp thiết.
Hơn nữa, trong bối cảnh đất nước tăng cường mở cửa và hội nhập như hiện
nay, MXH chính là “mảnh đất vàng” để các thế lực phản động thực hiện chiến
lược “diễn biến hịa bình” đối với thanh thiếu niên bằng cách đăng tải, chia sẻ, lan
truyền các bài viết, bình luận có quan điểm chính trị đối lập với đường lối, chủ
trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta,…Trước tình hình đó, Đảng và

i


3

Nhà nước ta hết sức quan tâm đến việc nâng cao chất lượng công tác lý luận nhằm
bồi dưỡng, tăng cường nhận thức lý luận chính trị, lịng u nước, yêu quê hương,
tình cảm cách mạng cho sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Nghị
quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị “về tăng cường bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới” đặc biệt chỉ rõ: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đối
với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nhằm nâng cao sức đề kháng, khả
năng chủ động đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch trên Internet;
biết khai thác, sử dụng Internet một cách hiệu quả, thiết thực và lành mạnh [2].
Do đó, việc nghiên cứu tác động của MXH đến tư tưởng chính trị của
SV, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, khắc phục
những tác động tiêu cực đó là một yêu cầu cấp thiết.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn được trình bày ở trên, tôi lựa chọn đề tài
nghiên cứu: Tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên

các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác
động của MXH đối với tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án đề xuất một số phương hướng và giải
pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, khắc phục những tác động tiêu
cực của MXH đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà
Nội hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu như sau:
- Tổng quan về những cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên
quan đến đề tài, nhận định về kết quả của các cơng trình này và xác định hướng
nghiên cứu tiếp theo.
- Làm rõ những vấn đề lý luận về tư tưởng chính trị của sinh viên, về
mạng xã hội, vai trò của mạng xã hội đối với xã hội hiện nay.

i


4

- Khảo sát thực trạng tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở
Hà Nội hiện nay trước tác động của mạng xã hội, nguyên nhân và những vấn đề
đặt ra.
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp phát huy những tác động tích
cực, khắc phục những tác động tiêu cực của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị
của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động

của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở thành
phố Hà Nội hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Các trường đại học khối xã hội trên địa bàn thành phố
Hà Nội được đề tài nghiên cứu bao gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội; Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Các trường này
đã có sinh viên theo học đại diện cho các khối ngành cơ bản của khối trường
Thủ đô: khoa học tự nhiên - công nghệ, khoa học xã hội - nhân văn; khoa học
kinh tế, khoa học sư phạm và khoa học chính trị, truyền thơng.
- Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu từ tháng 10/2018 đến tháng
6/2022.
- Về nội dung: vì đề tài thuộc chuyên ngành công tác tư tưởng nên luận
án tập trung vào các giải pháp giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài tiếp cận trên cơ sở nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước trong phân tích, đánh giá tác động của mạng xã
hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
Bên cạnh đó, đề tài cũng dựa trên cơ sở nhận thức về những vấn đề lý luận

i


5

thuộc các ngành khoa học có liên quan như: triết học, tâm lý học, xã hội học, kinh
tế học, quan hệ công chúng,... Đồng thời, đề tài cũng kế thừa, tiếp thu một số ý
kiến và nội dung của các cơng trình nghiên cứu trước đó về cơng tác tư tưởng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả thực hiện thu thập tài liệu, lập
phiếu tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài; đọc hiểu và phân tích các luận
điểm, quan niệm của các nhà nghiên cứu, qua đó hệ thống hóa các vấn đề lý
luận về tác động của MXH đến tư tưởng chính trị của SV. Đây là cơ sở hình
thành nội dung chương I của luận án.
Phương pháp khảo sát chi tiết, tổng hợp và phân tích: Tác giả lập phiếu
khảo sát, tổng hợp, thống kê, phân tích thực trạng tác động của mạng xã hội
đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội trên cơ sở các
lý thuyết đã đặt ra ở chương I. Từ đó, chỉ ra những vấn đề tồn tại cần được khắc
phục. Đây sẽ là nội dung cơ bản được đề cập trong chương II của luận án.
Phương pháp điều tra xã hội học (bằng bảng hỏi Anket): Tác giả xác định
mục đích, đối tượng, phạm vi, nội dung điều tra, từ đó tiến hành lập phiếu và gửi
mẫu bảng hỏi liên quan đến vấn đề tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính
trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội để có được những kết quả định tính
và định lượng về thực trạng tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của
sinh viên các trường đại học được lựa chọn khảo sát. Tác giả đã sử dụng Google
Form để điều tra bảng hỏi thông qua mạng Internet thay cho cách phát bảng hỏi
thủ công; đã gửi link phiếu khảo sát trên 4.125 sinh viên và 75 cán bộ giáo viên.
Sau khi có kết quả, tác giả đã sử dụng phần mềm thống kê Statistical Package
for the Social Sciences (SPSS) (một gói phần mềm được sử dụng để phân tích
thống kê theo lơ và theo lơ có tính logic) để tiến hành:
- Thống kê mô tả: lập bảng chéo, tần suất, mô tả, khám phá, thống kê tỷ
lệ mô tả.
- Thống kê đơn biến: Phương tiện, t-test, ANOVA, tương quan (hai biến,
một phần, khoảng cách), kiểm tra không giới.

i


6


- Dự đoán cho kết quả số: Hồi quy tuyến tính.
- Dự đốn để xác định các nhóm: Phân tích các yếu tố, phân tích cụm (hai
bước, K-phương tiện, phân cấp), phân biệt.
Phương pháp phỏng vấn sâu (dành cho lãnh đạo, cán bộ các trường đại
học): Tác giả xác định rõ nội dung, mục đích, đối tượng phỏng vấn; đưa ra các
câu hỏi, địa điểm, thời gian thực hiện buổi phỏng vấn, nhằm lấy ý kiến của lãnh
đạo, cán bộ các trường đại học được lựa chọn khảo sát.
Phương pháp thảo luận nhóm và diễn đàn mạng: Tác giả đưa một số chủ
đề thảo luận lên mạng xã hội nhằm thảo luận và thu thập thêm các luận điểm,
ý kiến của những người quan tâm đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này
giúp mở rộng vấn đề cần thảo luận đến nhóm cơng chúng, từ đó bổ sung các
thơng tin đa dạng cho luận án.
5.3. Phương pháp xử lý thông tin
Đề tài sẽ sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, mơ hình hóa, khái
qt hóa, logic lịch sử, thống kê, so sánh, đối chiếu số liệu, dữ liệu, các cuộc
điều tra xã hội học,... Đối với các số liệu thu được, nghiên cứu sử dụng SPSS
để phân tích số liệu và làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. Ngoài
ra, đề tài cũng kế thừa một cách phù hợp các kết quả đã đạt được của các nghiên
cứu trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài.
Qua việc nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đề tài rút ra những nhận xét
về thực trạng tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các
trường đại học ở Hà Nội hiện nay. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm phát
huy tác động tích cực, khắc phục tác động tiêu cực của mạng xã hội đến tư
tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
6. Đóng góp mới của của luận án
Hiện nay, đã có một vài thống kê, nghiên cứu về MXH ở Việt Nam, tuy
nhiên chưa có một cơng trình cụ thể và toàn diện nào nghiên cứu về tác động
của MXH đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội.
Việc nghiên cứu này sẽ giúp các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, Đoàn


i


7

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội cũng như Đồn sinh viên
các trường đại học có thể đánh giá hoạt động của đơn vị mình trong việc thực
hiện cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên và tham khảo, áp dụng
một số giải khắc phục tác động tiêu cực của MXH đến tư tưởng chính trị của
sinh viên các trường đại học Hà Nội hiện nay, từ đó góp phần thực hiện tốt cơng
tác tư tưởng của tồn Đảng.
Nghiên cứu Tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh
viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay là hướng nghiên cứu
mới, cấp thiết đối với công tác tư tưởng của Đảng ta; đồng thời cũng là góp phần
vào việc đề xuất giải pháp nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình
hình mới”.
7. Cấu trúc luận án
Luận án được kết cấu thành 04 chương, 13 tiết. Ngồi ra cịn có phần mở
đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính
trị của sinh viên.
Chương 3: Tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên
các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay - thực trạng và những
vấn đề đặt ra.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát huy tác động tích cực, khắc
phục tác động tiêu cực của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các
trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay.


i


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những nghiên cứu về mạng xã hội và ảnh hưởng của mạng xã
hội đối với đời sống xã hội
1.1.1. Trên thế giới
Mạng xã hội hình thành và phát triển từ những năm 90 của thế kỷ XX.
Được xây dựng dựa trên hai mục đích chính là kết nối cộng đồng và kinh doanh
hoặc kết hợp cả hai, MXH dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc
sống của con người hiện đại, tác động đến mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực của xã
hội, ở tất cả các quốc gia trên thế giới. MXH cùng sự phát triển và biến đổi
khơng ngừng của nó thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu thuộc lĩnh
vực khác nhau, từ các chuyên gia kinh tế, tin học đến các nhà giáo dục, chuyên
viên tâm lý,.. Ngày này, đài phát thanh, đài truyền hình, báo in,... dường như
khơng cịn là “trụ cột” thơng tin. Giới trẻ giờ đây sinh và lớn lên cùng với MXH
nên khơng có gì ngạc nhiên khi nghiên cứu về MXH tập trung nhiều nhất vào
thanh thiếu niên, học sinh và sinh viên, nhóm người sử dụng thường xuyên, liên
tục MXH với tần suất cao. Các nghiên cứu tập trung làm rõ những điểm tích
cực và cả những điểm tiêu cực mà MXH mang đến cho thanh thiếu niên. Khơng
ít nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh việc đưa ra những phương cách để các bạn
trẻ “thoát khỏi đám mây mù độc hại” mà MXH có thể tạo ra với họ. Ưu thế mà
MXH mang lại là không thể phủ nhận khi MXH trao cho người sử dụng quyền
chọn thông tin, sàng lọc hay tiếp nhận. Các nền tảng được xây dựng để thích
ứng ngày càng tốt hơn với sở thích của giới trẻ, những người vốn quan tâm

nhiều hơn đến những tin tức nhẹ nhàng, chẳng hạn như âm nhạc, thời trang,
những người nổi tiếng, phong cách sống hơn là những sự kiện chính trị hoặc
cạnh tranh kinh doanh. Trong 10 năm trở lại đây, cùng với sự mở rộng nhanh
chóng của Internet, sự quan tâm của giới học thuật đối với MXH đã tăng lên

i


9

nhanh chóng. Việc phân tích các mối quan hệ trên MXH đã nổi lên như một
chủ đề chính, rõ ràng trong nghiên cứu về các phương tiện truyền thông mới. Ít
nhất là trong tương lai gần, các nghiên cứu về MXH được thiết lập để đóng vai
trị cung cấp rộng hơn những hiểu biết về thay đổi công nghệ và xã hội. Thông
điệp bao trùm các nghiên cứu về MXH là chúng ta đang sống trong một giai
đoạn mà những vấn đề phức tạp và nghịch lý của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 không ngăn được việc tạo ra cơ hội tuyệt vời cho thế hệ trẻ viết lại “các quy
tắc giao tiếp được chấp nhận” và tìm con đường mới cho sự phát triển mạnh
mẽ. Các nhà nghiên cứu khơng chỉ chủ ý tìm cách đưa ra cách giải pháp thích
ứng với MXH mà cịn muốn trình bày trực tiếp những gì mà mỗi người, đặc
biệt là thế hệ trẻ, có thể làm cho bản thân, gia đình và cộng đồng, chuẩn bị cho
tương lai và sẵn sàng thích ứng với cuộc sống trong một hệ sinh thái MXH phát
triển chóng mặt.
Nổi bật trong số đó có thể kể đến cuốn sách The virtual community:
homesteading on the electronic frontier của Howard Rheingold [91], được
Massachusetts Addison - Wesley xuất bản lần đầu năm 1993, cách đây đúng
30 năm. Thuật ngữ “cộng đồng ảo” (virtual community) xuất hiện lần đầu tiên
trong cơng trình này và H. Rheingold được hóm hỉnh gọi là công dân đầu tiên
của cộng đồng ảo.
Trong cuốn sách này, H. Rheingold đã đưa người đọc đi “tham quan”

cộng đồng ảo của mạng trực tuyến. Đó là một cộng đồng có thật, phong phú,
sinh động và khơng ít những phức tạp, “rối rắm” như bất kỳ một cộng đồng nào
khác. Ở đó, mọi người nói chuyện, tranh luận, tìm kiếm thơng tin, trao đổi chính
trị, giao lưu, kết bạn, thậm chí yêu nhau và lừa dối,... Trong ấn bản này, tác giả
cũng đưa ra ý tưởng về giao tiếp xã hội trực tuyến, khi ngày càng có nhiều
người trên khắp thế giới kết nối mạng.
Trong nghiên cứu The complex problem of monetizing virtual electronic
social netswoks [89], tác giả Eric K. Clemons cho rằng, từ khi xuất hiện
Internet, MXH đã ra đời, là một tập hợp người/hoặc các tổ chức/hay các thực

i


10

thể xã hội khác được kết nối với nhau thông qua mạng máy tính. Khi quảng
cáo truyền thống đang mất dần hiệu quả, trở nên mờ nhạt và thiếu sức hấp
dẫn, cả nhà quảng cáo và chủ sở hữu phương tiện truyền thơng đang tuyệt
vọng tìm kiếm những cách thay thế để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn
thì MXH mang lại cho quảng cáo một nguồn lực mới, đầy tiềm năng. Mặc dù
có nhiều cách để kiếm tiền từ lưu lượng truy cập MXH, nhưng nếu chỉ cố gắng
coi MXH là một phương tiện giải trí như nhiều phương tiện giải trí khác thì
chắc chắn sẽ thất bại. Phương tiện quảng cáo và giải trí truyền thống là hệ
thống gửi tương tác một chiều, trong đó người xem phải trả phí như một phần
cái giá mà họ phải trả để được giải trí. Các MXH trực tuyến nên được xem
như môi trường, hoặc là nơi gặp gỡ để trao đổi thông tin, quan sát, cạnh tranh
và cùng nỗ lực,… Trong không gian MXH, mọi người không phải là tù nhân,
và khi họ không quan tâm, không được giải trí hoặc cảm thấy rằng họ đang bị
thao túng, họ có thể rời đi. Các nguyên tắc kiếm tiền từ môi trường và địa
điểm gặp gỡ vẫn đang được khám phá.

Năm 1996, Rob Shields cơng bố cơng trình Cultures of Internet, virtual
spaces, real histories, living bodies [103]. Cuốn sách xem xét triển vọng của
một “thế giới trực tuyến” - sân chơi dành cho những thực thể ảo, được định
hình bằng những danh tính tương đối linh hoạt, có thể tráo đổi, và dường như
không liên quan với các thực thể trong thế giới thực. Cuốn sách cũng trình bày
một cách hệ thống về sự phát triển của Internet, vai trò của các nhà làm chính
sách đối với việc hình thành ‘siêu xa lộ” thông tin. Cách đây 27 năm, Rob
Shields cũng đặt ra câu hỏi: Có tự do ngơn luận trên mạng khơng. Kết cấu hạ
tầng thơng tin tồn cầu có bị kiểm duyệt khơng? Cần xây dựng ý thức trong thế
giới ảo không?...
The world flat (Thế giới phẳng) được viết bởi Thomas L. Friedman
[108], một trong những nhà bình luận hàng đầu của nước Mỹ về quan hệ quốc
tế, trưởng phân xã tạp chí New York Times tại Beirut và Jerusalem, xuất bản lần
đầu năm 2005. Th. Friedman sử dụng ẩn dụ thế giới phẳng để mô tả cách mà

i


11

tồn cầu hóa - lên độ cao gần như chọc trời và xuống độ sâu thậm chí khơng
thể tưởng tượng nổi - đã san bằng “sân chơi” và tạo khả năng cho không chỉ là
sự cô đọng “ảo” của không gian và thời gian địa lý, mà còn là sự kết hợp của
tất cả con người trên thế giới vào một mạng lưới của kết nối và cộng tác, thông
qua các loại tín hiệu kỹ thuật số, Internet, điện thoại di động với nhiều chức
năng mới và nhiều hình thức lưu trữ,... Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra quan
điểm về chiến lược phát triển của các quốc gia. Với mỗi quốc gia sẽ có những
cách phát triển khác nhau nhưng để bắt kịp với xu hướng chung của tồn cầu
thì bất kỳ quốc gia nào cũng cần tập trung vào hai yếu tố cơ bản: thứ nhất, xây
dựng một cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, từ băng thông Internet đến điện thoại di

động giá rẻ, sân bay và đường sá hiện đại; thứ hai, xây dựng một nền giáo dục
tiên tiến, ngang tầm với các tiêu chuẩn của thế giới nhằm đào tạo ngày càng
nhiều người có tư duy sáng tạo.
Trong cơng trình nghiên cứu Social networks and Internet usages by
the young generations (Mạng xã hội và thói quen sử dụng Internet của thế hệ
trẻ) (2013), tác giả Sophie Tan-Ehrhardt [107] đã rất lý trí khi khẳng định đầy
mạnh mẽ rằng, chúng ta đang đắm mình trong một xã hội kỹ thuật số, trong
đó các mối quan hệ xã hội, giao tiếp, giáo dục, giải trí và công việc đang thay
đổi hằng ngày, hằng giờ. Các quỹ đạo quan trọng của mọi cơng dân trên tồn
cầu, quyền tự chủ và hạnh phúc bị ảnh hưởng bởi q trình số hóa. Để phân
tích các khía cạnh khác nhau của hạnh phúc như làm chủ môi trường hoặc các
mối quan hệ tích cực, tác giả lưu ý cần tính đến mơi trường cơng nghệ và cách
những người trẻ tuổi tham gia, học hỏi và tương tác trên các trang MXH. Thế
hệ mới, những người sử dụng nhiều công nghệ, được coi là những người “bản
địa kỹ thuật số”, và do đó năng lực kỹ thuật số đóng một vai trò quan trọng
đối với hạnh phúc của họ.
Trong cuốn sách The psychology of the Internet (2015) [101], Patricia
M. Wallace - Tiến sĩ Tâm lý học và Thạc sĩ tin học của trường Đại học
Maryland University đã công bố những thực nghiệm về cách con người ứng xử

i


12

khi tương tác, giao tiếp trực tuyến và lý giải về ảnh hưởng của môi trường trực
tuyến tới hành vi của con người theo những cách đáng ngạc nhiên. Theo Patricia
M. Wallace, tương tác trên Internet làm mất đi những hành vi, cử chỉ phi ngôn
ngữ và bản chất “lạnh” khi giao tiếp trực tuyến có thể dẫn đến nhiều vấn đề.
Dựa trên nghiên cứu tâm lý của người sử dụng Internet, cuốn sách cung cấp

một cái nhìn tổng quan về các khía cạnh tâm lý của những người tham gia
không gian mạng, trả lời các câu hỏi quan trọng về tác động của Internet đối
với hành vi của con người, chẳng hạn như tại sao chúng ta thường hành động
theo những cách khơng bình thường trong mơi trường trực tuyến và cách mạng
xã hội ảnh hưởng đến ấn tượng trong tâm trí chúng ta cũng như trong việc hình
thành các mối quan hệ cá nhân. Cuốn sách tiếp cận nghiêm túc các xu hướng
công nghệ mới, ứng dụng của mạng xã hội như hẹn hò trực tuyến, “gây hấn”
trực tuyến, chơi trị chơi trực tuyến, giới tính và tình dục, quyền riêng tư và
giám sát, đặc tính gây nghiện của Internet và chiến lược định hình tương lai của
Internet. Và cuối cùng P. Wallace ngụ ý rằng, Internet, MXH - nơi mà kinh
nghiệm của chúng ta trong đó - vẫn còn non trẻ, nên hãy bắt đầu từ bây giờ, khi
chúng ta vẫn còn cơ hội hiếm hoi để tác động đến q trình phát triển của nó.
The use of alternative social networking sites in higher educational
settings: a case study of the e-learning benefits of ning in education (Việc sử
dụng mạng xã hội trong giáo dục đại học: Một trường hợp về lợi ích của e leaning) của các tác giả Kevin P. Brady, Lori B. Holcomb và Bethany V. Smith
[94]; bài viết Social network theory and educational change (Lý thuyết mạng xã
hội và sự biến đổi của giáo dục) của tác giả Choi năm 2010 [65];… đều tập trung
phân tích ưu điểm, ích lợi mà MXH đưa lại, nhất là trong bối cảnh phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông. Mặc dù đã trở nên phổ biến
trong cuộc sống hằng ngày, ở khắp các quốc gia, nhưng sự lan toả của MXH sẽ
tiếp tục đưa ra những cơ hội và thách thức mới cho các cá nhân đang tìm kiếm
con đường của mình trong nền kinh tế tồn cầu. Kevin P. Brady có một câu nói
rất nổi tiếng: Một người hỏi rằng; “Mạng xã hội là gì?’ cũng có nét giống như

i


13

một con cá hỏi “Nước là gì?”; nó đã là một khía cạnh quá phổ biến của đời sống

trong nền kinh tế hiện đại. Nhưng nếu chúng ta hiểu chính xác MXH là gì và nó
cho phép chúng ta làm gì, chúng ta có thể hiểu rõ hơn mối quan hệ của nó với
các khía cạnh khác nhau của q trình tâm lý, và theo đó là tiềm năng nó mang
lại cho sự thay đổi hành vi ở cấp độ vi mô và sự phát triển kinh tế - xã hội ở cấp
độ vĩ mô. Thật thú vị khi ngày nay khơng dễ gì tìm được một người chưa từng
nghe về Facebook hay các nền tảng thương mại như eBay, Amazon,...
Nghiên cứu Cuộc nghiên cứu thông qua các giải pháp phỏng vấn trực
tiếp, khảo sát trực tuyến do các nhà tâm lý học tại trường Đại học Edinburgh
Napier thực hiện năm 2011 đã chỉ ra rằng việc sử dụng Facebook thường xun
thậm chí q mức có thể khiến người dùng để lại cho người dùng những tác hại
về tâm lý và thể chất. Kết quả chỉ ra rằng, sự căng thẳng, lo lắng ở những người
thường xuyên sử dụng Facebook biểu hiện ở một số thái độ như: trì hỗn trả lời
bạn bè - 63%, cảm thấy lo lắng - và 32% cảm thấy có lỗi vì từ chối lời đề nghị
kết bạn của một ai đó trên Facebook, khơng thích nhận bình luận của bạn bè 10%. Nghiên cứu của Tiến sĩ Kathy Charles chủ yếu tập trung vào phân tích
cách sử dụng Facebook hằng ngày và những tác hại mà nó gây ra cho người sử
dụng mà chưa bàn đến những mặt tích cực từ việc sử dụng Facebook.
Cuốn sách The culture of connectivity của tác giả Jose Van Dijck do Nhà
xuất bản Oxford University ấn hành năm 2013 đã bàn luận khá sâu sắc về bản
chất và những tác động của MXH đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc
biệt tác giả đã coi MXH như một nguồn lực thúc đẩy xã hội phát triển và khẳng
định cần phải xây dựng văn hóa MXH. Cuốn The hybrid media system: politics
and power của tác giả Andrew Chadwick, do Nhà xuất bản Oxford University
xuất bản lần đầu năm 2013, tái bản năm 2017 đã đi sâu bàn về tác động của
MXH đến lĩnh vực chính trị và quyền lực. Trong The hybrid media system,
Andrew Chadwick tiết lộ cách thức truyền thơng chính trị ngày càng được định
hình bởi sự tương tác giữa logic truyền thông cũ và mới. Các tổ chức, nhóm và
cá nhân trong hệ thống này được liên kết bởi các mối quan hệ phức tạp và không

i



14

ngừng phát triển dựa trên sự thích ứng và phụ thuộc lẫn nhau. Chadwick cho
thấy cách thức sử dụng quyền lực của những người tạo, khai thác và điều khiển
luồng thông tin cho phù hợp với mục tiêu của họ và cả cách sửa đổi, kích hoạt
và vơ hiệu hóa luồn thơng tin đó của những người đối lập. Cuốn sách xem xét
một loạt các ví dụ về tạo ra một “mớ hỗn độn” tin tức bằng các hình thức
“chuyên nghiệp” và “nghiệp dư”, đến các đảng phái và chiến dịch bầu cử,
phong trào hoạt động và truyền thông của chính phủ. Những câu chuyện hấp
dẫn đưa lý thuyết vào cuộc sống. Từ các chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ
đến WikiLeaks, từ các cuộc tranh luận trực tiếp giữa các thủ tướng đến các vụ
bê bối chính trị gây tranh cãi sôi nổi phát triển theo thời gian thực, từ các tiền
lệ lịch sử kéo dài 500 năm trước đến dữ liệu độc đáo mà tác giả được thu thập
từ nghiên cứu thực địa nội bộ gần đây giữa các nhà báo, nhân viên chiến dịch,
các blogger,…Cuốn sách có phạm vi rộng này vạch ra sự cân bằng quyền lực
đang nổi lên giữa các công nghệ, chuẩn mực, hành vi và hình thức tổ chức
truyền thơng cũ và mới hơn.
Cuốn sách Cảm ơn vì sự đến trễ của tác giả Thomasl Friedman (2018),
đề cập vai trò của MXH và truyền thông xã hội đến đời sống xã hội dưới nhiều
góc độ khác nhau. Trong đó, tác giả chỉ rõ những tác động mạnh mẽ của MXH
đến tâm lý xã hội, hình thành các đám đơng ảo và từ đám đơng ảo biến thành
đám đơng trên thực tế có sức mạnh làm thay đổi cả một chế độ chính trị không
chỉ ở một quốc gia mà lan ra cả một khu vực rộng lớn. Tác giả cũng nghiên cứu
làm rõ một số đặc điểm của công chúng MXH. Thomasl Friedman lập luận, có
một sự thật hiển nhiên về hành vi con người là chúng ta chỉ chú ý tới những gì
dễ nhận thấy, nhưng thực tế tương ứng với sự thật này cũng tồn tại vì những lý
do tiến hố hợp lý. Số lượng thông tin trong môi trường lớn hơn nhiều so với
năng lực xử lý trong nhận thức của chúng ta. Điều này dẫn đến khoảng cách
“năng lực - trở ngại” trong tâm lý khi tham gia MXH mà nếu chúng ta tìm cách

thu hẹp nó, sẽ khiến chúng ta bị vơ hiệu hố và khơng thể đưa ra quyết bất kỳ
quyết định nào, chưa nói đến là quyết định đúng. Điều chúng ta phải làm để có

i


15

thể tư duy được là lọc một lượng lớn thông tin thuộc môi trường MXH trong
nhận thức để tập trung vào khía cạnh quan trọng nhất, nổi bật nhất của mơi
trường đó để đưa ra quyết định cho chúng ta.
Năm 2019, Nicholas Bowman và Cathlin Clark-Gordon đã thực hiện bài
nghiên cứu về tình trạng nghiện Facebook của SV trường Đại học Bergen, Nauy
[76]. Tác giả đã thực hiện cuộc khảo nhằm đánh giá tình trạng nghiện Facebook
của SV tại trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nữ giới hay nghiện Facebook
hơn nam giới; người trẻ tuổi nghiện Facebook hơn những nhóm lứa tuổi khác.
Việc kết nối Facebook liên tục, trong thời gian dài hiếm khi mang lại lợi ích và
sớm muộn sẽ gây hậu quả khơng lành mạnh, thậm chí gặp phải các vấn đề về
cảm xúc, giao tiếp, liên quan đến sức khỏe và hiệu suất học tập,...
Tóm lại, dù đứng ở góc độ, chuyên ngành, lĩnh vực nào, các nghiên cứu cũng
đều hướng đến việc làm rõ MXH đã thay đổi thói quen của con người như như thế
nào, theo những cách thức và logic ra sao, trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến
tâm lý, hành vi, sức khỏe,... của người sử dụng và những thay đổi đó gồm các biểu
hiện gì. Khi tổng hợp các nghiên cứu về MXH trên thế giới, chúng tôi nhận thấy
các nội dung chủ yếu được tập trung bàn theo các khía cạnh sau: nhu cầu và lợi ích
khi sử dụng MXH, sự tự tin công khai và bảo mật trên MXH, bản sắc cá nhân thể
hiện trên MXH, những rủi ro và hành vi nguy cơ từ MXH, sự phụ thuộc MXH và
nghiện MXH. Các nghiên cứu đều thống nhất, MXH cho phép các nhóm và cá nhân
xây dựng mạng lưới trao đổi tạo giá trị trên quy mô cho đến nay chưa tưởng tượng
được và cho phép cộng đồng của MXH phát triển các giải pháp quản trị cho các vấn

đề khác nhau mà họ phải đối mặt.
1.1.2. Ở Việt Nam
Internet nói chung và sau đó là MXH nói riêng tuy được du nhập và sử
dụng ở Việt Nam chưa lâu, song nước ta lại là quốc gia có mức độ phát triển
và phổ biến rất nhanh chóng cơng nghệ này. Trong những năm trở lại đây,
nghiên cứu về MXH và ảnh hưởng của MXH cũng thu hút được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu. Nổi bật trong số đó có thể kể đến nghiên cứu Mạng

i


16

xã hội với sinh viên của Trần Hữu Luyến, năm 2015 [46]. Nghiên cứu được sử
dụng như một chuyên khảo về MXH, trong đó làm sáng tỏ thực trạng sử dụng
MXH của 4.205 sinh viên Việt Nam đang học tại một số trường đại học tiêu
biểu và vấn đề tự đánh giá của họ đối với việc sử dụng MXH của bản thân. Tác
giả đã cố gắng phác họa bức tranh chung về MXH trên thế giới, nêu lên những
vấn đề nổi bật trong thực trạng sử dụng MXH ở Việt Nam, đồng thời đề xuất
những giải pháp cơ bản để trả lời cho câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để chuẩn bị
cho thế hệ trẻ thích ứng với MXH.
Tác giả Nguyễn Lan Nguyên thực hiện luận án Ảnh hưởng của việc sử
dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay, năm
2020. Luận án đã chỉ ra những khía cạnh nổi bật trong thực trạng sử dụng MXH
Facebook của SV hiện nay liên quan đến quá trình học tập, quan hệ gia đình, bạn
bè cũng như các hoạt động ngoại khố, việc làm của sinh viên,... [50].
Một số cuốn sách như: Cách mạng công nghiệp 4.0 - Vấn đề đặt ra cho
phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam của tác giả Trần
Thị Vân Hòa chủ biên, xuất bản năm 2018 và cuốn Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư - cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm của tác giả Phan Xuân

Dũng, xuất bản năm 2018, đã coi MXH như là một thành tố của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Hai cuốn sách đã đề cập khá rõ nét về nguồn gốc, bản
chất về sự tác động của MXH đối với đời sống của con người. Nhìn chung, các
tác giả đều khẳng định, MXH có tác động hai mặt tích cực và tiêu cực đến mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là cơ sở phương pháp luận rất quan trọng để
nhóm tác giả triển khai nghiên cứu đề tài.
Cuốn sách Báo chí và mạng xã hội của tác giả Đỗ Đình Tấn, xuất bản
năm 2018, giúp người đọc hiểu rõ tác động hai mặt của MXH đối với nhận
thức, thái độ của người dùng, làm rõ những tác động tích cực cũng như tiêu cực
của MXH đối với hoạt động báo chí.
Có thể nói, cuốn sách Mạng xã hội trong bối cảnh phát triển xã hội thông
tin Việt Nam - lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm của hai tác giả Phạm Huy Kỳ

i


17

và Đỗ Thị Thu Hằng (đồng chủ biên), xuất bản năm 2019, là cuốn sách trình
bày khá đầy đủ và hệ thống những tác động của MXH đối với các lĩnh vực đời
sống xã hội. Thực chất đây là cuốn kỷ yếu của Hội thảo quốc tế về MXH tổ
chức tại Việt Nam. Nội dung cuốn sách làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh
nghiệm quốc gia về MXH và quản lý thông tin trên MXH trong bối cảnh phát
triển xã hội thông tin hiện nay; thảo luận về thực trạng, những vấn đề đặt ra từ
thực trạng MXH và các tầng lớp tham gia và sử dụng MXH ở Việt Nam hiện
nay; dự báo xu hướng phát triển MXH, các yếu tố ảnh hưởng, yêu cầu, điều
kiện của sự phát triển mạng xã hội Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hố và
hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay; đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu
quả, phát huy vai trò của MXH ở Việt Nam phù hợp với yêu cầu và điều kiện
của sự phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam hiện nay.

Một số cơng trình nghiên cứu khác tập trung phân tích, nghiên cứu tính
năng cũng như cách thức truyền tải thông tin trên MXH như: việc tham gia một
số MXH thường xuyên của giới trẻ, công bố và tiếp nhận thơng tin văn hóa,
giải trí trên các MXH nổi tiếng,... Trong đó phải kể đến nghiên cứu Trao đổi
thơng tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook, Zingme và Go.vn) của
Hoàng Thị Hải Yến (2012). Thơng qua việc hệ thống hố những vấn đề lý
thuyết chung về MXH, khảo sát thông tin và người dùng ở các trang MXH
Facebook, Zingme và Go.vn [76], tác giả phân tích và đánh giá thực trạng trao
đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên MXH từ năm 2010 - 2011.
Ngồi ra, có thể kể đến một số nghiên cứu khác về việc sử dụng ngôn ngữ
trên MXH, ảnh hưởng của mạng xã hội đến việc kết bạn, học tập và giải trí của
SV như: Trào lưu mạng xã hội tại Việt Nam (Khảo sát qua 3 mạng xã hội tiêu
biểu hiện nay ở Việt Nam: Vietspace, Cyworld Việt Nam và Yahoo! 360) [56]
của tác giả Lê Thu Quỳnh, năm 2014; Báo mạng điện tử với việc khai thác và sử
dụng thông tin trên diễn đàn, mạng xã hội [27] của tác giả Nguyễn Minh Hạnh,
năm 2013; Mạng xã hội với việc truyền tải thông tin trong lĩnh vực văn hố giải trí [37] của tác giả Ngô Lan Hương, năm 2013.

i


×