Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ ĐẾN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONG CÁC DỰ ÁN TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.79 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ ĐẾN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONG CÁC DỰ ÁN TÀI
TRỢ NƯỚC NGOÀI Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

CHUYÊN ĐỀ 02

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN
TÍN DỤNG VÀ NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONG
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

Mã số chuyên ngành: 62 31 10 01
Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp

Người thực hiện: TRẦN QUỐC DŨNG
Người hướng dẫn: PGS.TS.LÊ KHƯƠNG NINH

1


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.....................................................................................
1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu................................................................................
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................
2


1.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................
3
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ NGUỒN SINH KẾ
CỦA NÔNG HỘ.....................................................................................................
6
2.1. Lý thuyết về tiếp cận tín dụng..........................................................................
6
2.1.1. Khái niệm......................................................................................................
6
2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng..........................................................................
6
2.1.1.2. Khái niệm về cấp tín dụng....................................................................
6
2.1.2. Các phương pháp tiếp cận tín dụng...............................................................
6
2.1.2.1. Phương pháp tiếp cận cổ điển...............................................................
6
2.1.2.2. Phương pháp tiếp cận kìm hãm tài chính..............................................
7
2.1.2.3. Phương pháp tiếp cận hiện đại..............................................................
8

2


2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng.................................
9
2.2. Nguồn sinh kế nông hộ.....................................................................................

11
2.2.1. Khái niệm về nông hộ..............................................................................
11
2.2.2. Đặc điểm của nông hộ.............................................................................
11
2.2.3. Nguồn sinh kế của nông hộ.....................................................................
12
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN
VỐN TÍN DỤNG VÀ NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONG CÁC DỰ ÁN
TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ......
20
3.1. Mô tả dự án......................................................................................................
20
3.2. Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng dự án của nông hộ................
22
3.2.1. Mô tả mẫu khảo sát..................................................................................
22
3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín
dụng dự án của nông hộ..........................................................................................
26
3.3. Phân tích nguồn sinh kế nông hộ tham gia dự án.............................................
29
3.3.1. Phân tích nguồn vốn con người...............................................................
29
3.3.2. Phân tích nguồn vốn vật chất...................................................................
31
3.3.3. Phân tích nguồn vốn tài chính.................................................................
32

3



3.3.4. Phân tích nguồn vốn xã hội.....................................................................
32
3.3.5. Phân tích nguồn vốn tự nhiên..................................................................
33
3.4. Đánh giá vai trò của các nguồn vốn sinh kế trong giảm nghèo.........................
33
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................
35
4.1. Giải pháp..........................................................................................................
35
4.2. Kiến nghị..........................................................................................................
36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................
37

4


DANH MỤC BIỂU BẢNG

BẢNG 2.1: BẢNG TÓM TẮT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY.........
…10
BẢNG 3.1: THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ CHỦ HỘ..........................................
…22
BẢNG 3.2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ..............................................
…24
BẢNG 3.3: THÔNG TIN VAY VỐN CỦA NÔNG HỘ TRONG MẪU KHẢO
SÁT.........................................................................................................................

…24
BẢNG 3.4: KÊNH THÔNG TIN VỀ VAY VỐN DỰ ÁN.......................................
…25
BẢNG 3.5: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI VAY VỐN DỰ ÁN....................
…25
BẢNG 3.6: KẾT QUẢ MÔ HÌNH PROBIT...........................................................
…26
BẢNG 3.7: KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐA BIẾN...............
…28
BẢNG 3.8: TÌNH TRẠNG ĐẾN TRƯỜNG CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG
TUỔI ĐI HỌC CỦA NÔNG HỘ............................................................................
…30
BẢNG 3.9: KHÓ KHĂN KHI KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NÔNG HỘ...............
…31

DANH MỤC HÌNH

HÌNH 2.1: CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ........................................................
…11

5


HÌNH 2.2: KHUNG LÝ THUYẾT CÁC HỢP PHẦN ĐÁNH GIÁ SINH KẾ.......
…16
HÌNH 2.3: PHÂN TÍCH KHUNG SINH KẾ CỦA NÔNG DÂN NGHÈO ...........
…18

6



Chương 1

GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ
1.1.Đặt vấn đề nghiên cứu
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng, một trong những nguyên nhân
chính của đói nghèo ở các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam là
người nghèo thiếu tiếp cận được tín dụng. Làm thế nào để có thể mang lại sinh
kế bền vững cho người dân nghèo nông thôn, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp
vẫn còn là một vấn đề nan giải đối với các nhà hoạch định chính sách.
Trong những năm gần đây, với sự quan tâm của Nhà nước, ĐBSCL đã được
tăng cường cung cấp tín dụng nhỏ cho vùng nông thôn ở khu vực này. Nguồn tín
dụng chính thức được cung cấp chủ yếu thông qua hệ thống Ngân Hàng Nông
Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (NHN o&PTNTViệt Nam), hệ thống
Ngân Hàng Chính Sách Việt Nam và các hệ thống ngân hàng thương mại. Nguồn
tín dụng bán chính thức được cung cấp bởi hệ thống các Hợp tác xã tín dụng,
chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình tạo việc làm, dự án tài trợ nước
ngoài như: Dự án Trias (Bỉ) ở thành phố Cần Thơ; Dự án thúc đẩy chứng nhận và
thực hành quản lý tốt hơn cho các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Việt Nam của Quy
Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tài trợ cho huyện My Xuyên, tỉnh Sóc
Trăng; Dự án các lựa chọn và quyền sở hữu cấp nước và vệ sinh môi trường cho
dân cư nghèo nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long do tổ chức Care quốc tế
tại Việt Nam (Úc) thực hiện ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng; Dự án nâng cao
năng lực cho người nghèo vùng nông thôn tỉnh Sóc Trăng của tổ chức SIDA
(Canada) tài trợ thực hiện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; Dự án nâng cao đời sống
cho người dân Trà Vinh do tổ chức CIDA (Canada) tài trợ thực hiện trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh; các dự án do JICA tài trợ, dự án cải thiện sự tham gia thị trường
cho người nghèo tỉnh Trà Vinh do tổ chức IFAD tài trợ; Dự án Tăng cường năng
lực địa phương do tổ chức UNDP tài trợ thực hiện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Dự

án Thoát nước thị xã Trà Vinh do chính phủ Đức tài trợ;…..nhiều dự án trong số
này đã tiếp cận và giúp đỡ hộ nông dân nghèo, đặc biệt là người Khmer nghèo.
Tuy nhiên, để tiếp cận được nguồn vốn tín dụng cũng như xác định được
hiện trạng nông hộ nghèo đang bị hạn chế gì trong tiếp cận nguồn lực sinh kế ở
7


các dự án tài trợ nước ngoài, cần có những công trình nghiên cứu để nhận diện và
đo lường được khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, phân tích các nhân tố ảnh
hưởng thuận lợi cũng như làm hạn chế sự tiếp cận nguồn vốn sinh kế để giảm
nghèo của nông hộ. Thông qua đó, kết quả phân tích nó cũng sẽ làm cơ sở khoa
học cho các nhà quản lý đưa ra những chính sách phù hợp thu hút ngày càng
nhiều các dự án tài trợ nước ngoài để góp phần vào công cuộc giảm nghèo cho
khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long một cách bền vững. Xuất phát từ nhu cầu
thực tế trên, chuyên đề chọn nội dung “Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín
dụng và nguồn sinh kế của nông hộ trong các dự án tài trợ nước ngoài ở khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long” để làm nội dung nghiên cứu.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu chung: Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và
nguồn sinh kế của nông hộ trong các dự án tài trợ nước ngoài ở khu vực Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Trên cơ sở phân tích, chuyên đề sẽ đưa ra các giải pháp
nhằm giúp nông hộ nghèo tiếp cận tốt hơn nguồn vốn tín dụng và sử dụng tốt hơn
các nguồn lực sinh kế trong các dự án tài trợ nước ngoài ở vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng trong các dự án
tài trợ nước ngoài của nông hộ;
Mục tiêu 2: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng thuận lợi và cản trở nông hộ
nhất là nông hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo;
Mục tiêu 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng, chuyên đề đề xuất các giải pháp

giúp nông hộ tiếp cận tốt hơn nguồn vốn tín dụng và nâng cao khả năng tiếp cận
cũng như sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn sinh kế trong giảm nghèo một
cách bền vững.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
1.3.1.Không gian nghiên cứu: Luận án thực hiện đánh giá tác động của tài
chính vi mô đến sinh kế nông hộ trong các dự án tài trợ nước ngoài ở khu vực
ĐBSCL và chọn địa bàn nghiên cứu là 3 tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh.
Mỗi tỉnh, luận án cũng đã chọn 01 dự án để thực hiện đại diện: Sóc Trăng chọn
dự án “Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo, tiếp cận các dịch vụ phục
8


vụ, an ninh lương thực, giáo dục, y tế, bình đẳng giới, vệ sinh môi trường” (viết
tắt tên dự án là LRP13) do tổ chức ActionAid Việt Nam tài trợ; Trà Vinh chọn dự
án “Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo tỉnh Trà Vinh” của tổ chức
IFAD tài trợ; và Hậu Giang chọn dự án “Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở
huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang” do tổ chức HEIFER Việt Nam tài trợ.
Vì giới hạn về thời gian thực hiện thu mẫu khảo sát của 3 dự án nên chuyên
đề xin giới hạn chỉ thực hiện phân tích dự án “Hỗ trợ nâng cao mức sống cho
người nghèo, tiếp cận các dịch vụ phục vụ, an ninh lương thực, giáo dục, y tế,
bình đẳng giới, vệ sinh môi trường” (dự án LRP13) do tổ chức ActionAid Việt
Nam (AAV) tài trợ tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng từ năm 2006 đến nay và
dự kiến kết thúc giai đoạn 2 dự án vào năm 2014 để làm đại diện.
1.3.2.Thời gian nghiên cứu: Chuyên đề thực hiện từ tháng 09/2013 đến
10/2013.
1.3.3.Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và nguồn sinh kế của nông hộ trong các dự án
tài trợ nước ngoài.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
1.4.1.Phương pháp thu thập số liệu và nguồn số liệu

(1) Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo đánh giá của
Ban quản lý dự án LRP13, Phòng ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở kế
hoạch & đầu tư tỉnh Sóc Trăng và số liệu trong các niên giám thống kê, các bài
nghiên cứu liên quan đến nội dung nghiên cứu.
(2) Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ thực tế trên địa bàn triển
khai dự án. Phương pháp thu thập số liệu được thực hiện như sau:
+) Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: Sử dụng phương pháp chuyên gia
để phỏng vấn cán bộ quản lý dự án ở địa phương, các tổ trưởng tổ tín dụng – tiết
kiệm. Đồng thời, thông qua hệ thống bảng câu hỏi, chuyên đề tiến hành phỏng
vấn trực tiếp hộ gia đình ở các tổ tín dụng – tiết kiệm và hộ gia đình ngoài dự án
có điều kiện tương đồng để đối chứng.
+) Thực hiện điều tra, thu thập mẫu:
@ Cở mẫu: 200 hộ, trong đó có 100 hộ tham gia dự án (tổng số hộ tham gia
dự án là 605 hộ) và 100 hộ ngoài dự án có điều kiện tương đồng để đối chứng.
9


@ Phương pháp chọn mẫu: Trên cơ sở cở mẫu đã xác định, dựa vào số
lượng hộ/tổ tín dụng – tiết kiệm tiến hành phân bổ theo tỷ lệ để xác định số hộ
cần điều tra/tổ tín dụng – tiết kiệm cụ thể; và số hộ này được cán bộ điều tra lựa
chọn ngẫu nhiên trong số hộ của mỗi tổ. Đối với các hộ ngoài dự án lựa chọn để
đối chứng thì cán bộ điều tra lựa chọn theo phương pháp từng cập: Cứ mỗi hộ
trong dự án thì chọn 01 hộ tương ứng ngoài dự án có nhà ở gần, hoặc sát nhau và
có điều kiện, hoàn cảnh cuộc sống tương đồng.
1.4.2.Phương pháp phân tích
Mục tiêu 1: Sử dụng hàm Probit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ trong các dự án nghiên cứu.
Hàm Probit tổng quát: y = f (x1, x2, x3,..., xn)
Mô hình Probit có công thức sau:
k


Yi *  0    j xij  ui
j 1

Trong đó, Yi* chưa biết và thường được gọi là biến ẩn. Biến này được khai
báo như sau: Yi = 1 nếu Yi* > 0; Yi = 0 trong các trường hợp khác.
Mô hình Probit được ứng dụng trong trường hợp biến phụ thuộc là biến giả,
dùng để uớc luợng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc (ví dụ xác suất sở hữu nhà
ở) như là hàm số của biến độc lập (chẳng hạn như các yếu tố kinh tế – xã hội).
Trong bài nghiên cứu này, mô hình Probit sẽ đuợc sử dụng để xác định các nhân
tố ảnh huởng đến khả năng tiếp cận tín dụng dự án của nông hộ.
Trong đó, y là xác suất nông hộ được vay vốn của dự án, x i là biến giải
thích đặc điểm của hộ. Đặc điểm nông hộ dự kiến bao gồm các biến giải thích :
Tên biến độc lập
X1 : Giới Tính
X2 : Dân tộc thiểu số
X3 : Tuổi của chủ hộ
X4 : Trình độ học vấn
của chủ hộ (năm)
X5 : Nghề nghiệp

Diễn giải
Nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nữ, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là
nam
Nhận giá trị 1 cho các hộ gia đình dân tộc kinh, 0 ngược lại

Tỷ lệ thuận

Số tuổi của chủ hộ, được tính từ năm sinh của chủ hộ


Tỷ lệ thuận

Được tính theo lớp. VD: Lớp 1 nhận gia trị 1, lớp 9 nhận giá
trị 9, cao đẳng nhận giá trị 15,…
Dùng 4 biến giả (X51 , X52 , X53 , X54):
- Biến X51: Nhận giá trị 1 nếu là trồng trọt, giá trị 0 nếu
ngành khác
- Biến X52: Nhận giá trị 1 nếu là chăn nuôi, giá trị 0 nếu
ngành khác
- Biến X53: Nhận giá trị 1 nếu là buôn bán, giá trị 0 nếu
ngành khác

Kỳ vọng

Không ảnh hưởng

Tỷ lệ thuận
Tỷ lệ thuận

10


X6 : Thu nhập
X7 : Quan hệ xã hội
X8 : Mục đích vay
X9 : Kinh nghiệm vay

- Biến X54: Nhận giá trị 1 nếu là làm thuê, giá trị 0 nếu
ngành khác
Được tính bằng tổng thu nhập hàng tháng của nông hộ (triệu

đồng/tháng)
Nhận giá trị 1 nếu nông hộ có người quen, bà con làm ở
chính quyền địa phương hay ban quản lý dự án, nhận giá trị
0 nếu không có.
Nhận giá trị 1 nếu đúng mục đích vay (sản xuất kinh doanh),
nhận giá trị 0 nếu sai mục đích vay.
Nhận giá trị 1 nếu đã từng vay vốn các dự án khác, nhận giá
trị 0 nếu chưa từng vay vốn các dự án khác

Tỷ lệ nghịch
Tỷ lệ thuận
Tỷ lệ thuận
Tỷ lệ thuận

Ngoài ra, để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ,
chuyên đề dùng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, mô hình này được thể hiện:
Y  0  1 X 1   2 X 2   3 X 3   4 X 4

Trong đó, Y là biến phụ thuộc được xác định bằng lượng vốn vay của nông
hộ, các biến Xi là các biến độc lập, được xác định là các nhân tố ảnh hưởng đến
lượng vốn vay của nông hộ. Các biến độc lập được xác định như sau:
Tên biến độc lập
X1 : Trình độ học vấn
của chủ hộ (năm)
X2 : Thu nhập
X3 : Quan hệ xã hội
X4 : Mục đích vay

Diễn giải
Được tính theo lớp. VD: Lớp 1 nhận gia trị 1, lớp 9 nhận giá

trị 9, cao đẳng nhận giá trị 15,…
Được tính bằng tổng thu nhập hàng tháng của nông hộ (triệu
đồng/tháng)
Nhận giá trị 1 nếu nông hộ có người quen, bà con làm ở
chính quyền địa phương hay ban quản lý dự án, nhận giá trị
0 nếu không có.
Nhận giá trị 1 nếu đúng mục đích vay (sản xuất kinh doanh),
nhận giá trị 0 nếu sai mục đích vay.

Kỳ vọng
Tỷ lệ thuận
Tỷ lệ nghịch
Tỷ lệ thuận
Tỷ lệ thuận

Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả nguồn sinh kế
nông hộ và những nhân tố thuận lợi cũng như cản trở việc tiếp cận các nguồn vốn
sinh kế đối với người nghèo tham gia dự án.
Mục tiêu 3: Từ kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và 2, đề xuất một số giải pháp
để tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ tiếp cận được nguồn vốn tín dụng trong
các dự án tài trợ nước ngoài và sử dụng có hiệu quả các nguồn sinh kế trong
giảm nghèo bền vững.

11


Chương 2

LÝ THUYẾT VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ NGUỒN SINH KẾ CỦA
NÔNG HỘ

2.1.Lý thuyết về tiếp cận tín dụng
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1.Khái niệm về tín dụng: Tín dụng được hiểu như một phương tiện tài
chính, nó thể hiện khả năng của một cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể vay,
mượn được tiền nhằm phục vụ cho mục đích mua sắm hoặc sản xuất kinh
doanh của mình (Tagar và Panhwar, 2010).
2.1.1.2.Khái niệm về tiếp cận tín dụng: Theo Diagne và Zeller (2001), một
hộ gia đình có thể tiếp cận được một nguồn tín dụng cụ thể nào đó nghĩa là họ
có thể vay mượn được tiền từ tổ chức tín dụng đó.
2.1.2.Các phương pháp tiếp cận tín dụng
Có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp tiếp cận tín dụng, đặc biệt
là đối với hộ nghèo. Theo Lê Khương Ninh (2004) thì có những phương pháp
tiếp cận tín dụng sau:
2.1.2.1.Phương pháp tiếp cận cổ điển
Tại các nước đang phát triển, thị trường không hoàn hảo hạn chế vai trò
của các trung gian tài chính trong thị trường tín dụng. Phương pháp tiếp cận cổ
điển cho rằng, ở các nước đang phát triển, thu nhập thấp giới hạn tiềm năng tiết
kiệm. Vì thế, vai trò của Chính phủ trong việc tăng tiết kiệm, tạo tín dụng và cấp
vốn cho những nơi cần thiết là vô cùng quan trọng. Về mặt nhu cầu tín dụng, tín
dụng được xem là đầu vào quan trọng trong sản xuất và việc không sẵn có vốn là
nguyên nhân của sự trì trệ, chậm tăng trưởng và làm giới hạn cơ hội đầu tư của
người dân cũng như doanh nghiệp.
Do đó, nền nông nghiệp ở những nước đang phát triển cũng sẽ tăng
trưởng chậm lại vì thiếu nguồn cung tín dụng. Mặt khác, lãi suất trên thị
trường tín dụng quá cao so với những hộ vay nhỏ. Điều này buộc họ phải tìm
nguồn vốn thiết yếu khác cho đầu tư tăng năng suất. Từ đó, nó tạo ra khe hở
cho những người cho vay độc quyền kiếm lời. Vì vậy, phương pháp tiết kiệm
cổ điển chú trọng việc khuyến khích giá đầu vào. Tức là việc giảm lãi suất sẽ
12



làm giảm chi phí đầu vào trong sản xuất và tạo nên sự khuyến khích cần thiết
cho việc hình thành vốn sản xuất. Điều này sẽ làm tăng tốc độ học hỏi của người
dân trong việc đầu tư và cải thiện ky thuật trong sản xuất. Trong trường hợp này,
trường phái cổ điển ủng hộ cho các chính sách tín dụng lãi suất thấp như lãi suất
trần, luật chống cho vay nặng lãi và lãi suất trợ cấp, … Theo trường phái này, vai
trò của các chương trình tín dụng của Chính phủ trở nên rất quan trọng trong việc
can thiệp vào việc lập ngân quy cho từng vùng cụ thể, đặc biệt là nông nghiệp,
từng nhà sản xuất cụ thể, đặc biệt là các công ty nhỏ và nông dân vì đây là
những thành phần dễ bị ảnh hưởng nhất của thị trường chưa hoàn hảo.
2.1.2.2.Phương pháp tiếp cận kìm hãm tài chính
Cũng giống như trường phái cổ điển, trường phái kìm hãm tài chính cũng
cho rằng, thị trường tín dụng bị phân khúc và kém hoàn hảo. Tuy nhiên, trường
phái kìm hãm tài chính cũng phản bác lại những lập luận của trường phái
cổ điển, trường phái kìm hãm tài chính cho rằng, các chính sách tài chính của
chính phủ đã kìm hãm thị trường tài chính phát triển theo đúng hướng của nó. Họ
cho rằng, Chính phủ đã can thiệp quá sâu vào giá cả trên thị trường tự do.
Việc ấn định lãi suất thấp trong cho vay chính thức đã phá hỏng cân bằng
về cung – cầu trong hệ thống tài chính và bóp méo nhu cầu về các khoản vay.
Do đó, tín dụng rơi vào những khách hàng vay lớn, vào những người có quyền
lực chính trị và vào những người có sự bảo trợ.
Cho nên, lý thuyết kìm hãm tài chính tập trung vào cả hai mặt: lượng tiền
tiết kiệm và lượng tiền cho vay trong thị trường tài chính. Về nguồn cung tín
dụng, lý thuyết này căn cứ vào lập luận là các cá nhân sẽ chú trọng đến lợi nhuận
khi họ gửi tiền trong điều kiện có rủi ro. Trong đó, lợi nhuận là lãi suất của các
khoản tiết kiệm và rủi ro gửi tiền là tỷ lệ lạm phát.
Do đó, theo phương pháp tiếp cận “sự co giãn lãi suất” cho rằng, lãi suất
thực cao và sự cố định giá cả là điều kiện cho việc thu hút các nguồn tiền tiết
kiệm. Ngược lại, lãi suất tín dụng thấp sẽ kìm hãm sự phát triển của các tổ chức
tài chính chính thức. Vì có trần lãi suất, các ngân hàng không thể tăng nguồn huy

động tiết kiệm, họ phụ thuộc phần lớn vào khung cấp tín dụng của ngân hàng
trung ương. Từ đó, họ không thể huy động được những nguồn tiết kiệm khác,
đặc biệt là khu vực nông thôn.
13


Ngoài ra, trong bất kỳ trường hợp nào, mức lãi suất thấp và không cân
bằng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trong chỉ định các nguồn cung
ứng tín dụng. Theo một số kết quả nghiên cứu cho rằng, chính sách lãi suất thấp
sẽ dẫn đến tăng nhu cầu về các khoản vay, tạo nên áp lực về đầu cơ và buộc phải
đưa ra các cơ chế không định giá. Điều này làm cho các ngân hàng cung cấp “tín
dụng lãi suất thấp”, nhưng thực tế lại khác, mặc dù lãi suất danh nghĩa có thể
thấp, nhưng chi phí tiền mặt và chi phí cơ hội của người vay trong suốt thời gian
thực hiện thủ tục vay vốn là rất cao.
Bên cạnh đó, với mức lãi suất bắt buộc, các tổ chức tài chính tái phân phối
lại danh mục tín dụng cho những hộ lớn quen biết hơn là lập quan hệ với những
hộ vay nhỏ và các khách hàng có rủi ro cao hơn. Hơn nữa, tín dụng lãi suất thấp
cũng là cơ hội cho những kẻ tìm kiếm khe hở độc quyền. Điều này không chỉ dẫn
đến thị trường tín dụng hoạt động kém hiệu quả và bị xuyên tạc mà còn cản trở
việc vay vốn của người nghèo và làm tăng cơ hội cho tham nhũng và quan liêu.
Mặt khác, theo trường phái kìm hãm tài chính cho rằng, với một lượng nhỏ
quy, người nông dân chỉ có thể đầu tư ky thuật lạc hậu và họ sẽ nhận phần lợi
nhuận thấp. Ngược lại, nếu anh ta có đủ vốn, anh ta sẽ tiếp cận với ky thuật hiện
đại. Từ đó, lợi nhuận sẽ cao và sẽ làm cho mức tiết kiệm tích lũy của anh ta vượt
xa ngưỡng thấp nhất ban đầu. Cho nên, lãi suất cao sẽ khuyến khích người gửi
tiền mà không kiềm hãm đầu tư.
Vì vậy, các cách giải quyết chính sách theo lý thuyết kiềm hãm tài chính là
giải phóng tự do cho tài chính và hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào mọi
mặt trên thị trường tài chính. Điều này cũng bao gồm việc hạn chế mọi hình thức
quản lý giá như lãi suất trần, hạn ngạch tín dụng, ngân quy cho vay và bù lỗ, …

2.1.2.3.Phương pháp tiếp cận hiện đại
Trường phái này cho rằng nguồn vốn cho vay trong thị trường tài chính
nông thôn phải được hình thành chủ yếu từ nguồn tiết kiệm. Do đó, tích cực huy
động tiết kiệm để tạo nguồn cho vay là rất quan trọng. Hơn nữa, chính sách tạo
ra những cơ hội tiết kiệm tốt giúp đỡ người nghèo hiệu quả hơn chính sách lãi
suất thấp. Vốn tiết kiệm sẽ giúp người nghèo thoát khỏi vòng luẩn quẩn của
nghèo đói (thu nhập thấp, không dư thừa cho tiết kiệm, không đầu tư, năng
suất thấp, thu nhập thấp). Ngoài ra, huy động vốn tốt có nghĩa là nguồn vốn
14


trong xã hội được sử dụng hiệu quả hơn và đảm bảo tính phát triển bền vững của
các tổ chức tài chính vì nó giảm sự phụ thuộc của ngân hàng đối với các
nguồn vốn bên ngoài và đáp ứng được nhu cầu tín dụng của khách hàng, đánh
giá tốt hơn về khả năng tín dụng của khách hàng, đồng thời cũng giảm chi phí và
khả năng đổ vỡ tín dụng thấp hơn.
Ngoài ra, trường phái này chỉ ra rằng thị trường tài chính nông thôn
thường bị phân đoạn và hoạt động không hoàn hảo. Sự cố gắng của Chính phủ
trong việc mở rộng mạng lưới các tổ chức tài chính, tín dụng nông thôn vẫn
không thể đáp ứng hết nhu cầu dịch vụ tài chính, tín dụng đa dạng của người dân.
Bên cạnh đó, việc hạn chế tín dụng tồn tại ngay cả trong thị trường cạnh tranh tự
do vì cơ chế lãi suất đã không đủ khả năng cân bằng giữa cung và cầu của tín
dụng. Mặt khác, do thiếu các định chế tài chính chính thức ở thị trường tài chính
nông thôn nên những người có nhu cầu vay nhỏ, đặc biệt là những người nghèo,
thường không gia nhập được thị trường tài chính chính thức.
Vì vậy, hai hướng giải quyết của trường phái tiếp cận hiện đại là tổ chức
lại các định chế tài chính truyền thống, xây dựng các định chế tài chính mới
để các định chế này hoạt động năng động hơn, gần khách hàng hơn nhằm giảm
chi phí giao dịch, tăng hiệu quả hoạt động. Hướng giải quyết thứ hai là thực hiện
mối liên kết giữa thị trường tài chính chính thức và phi chính thức. Các tổ chức

tín dụng chính thức sẽ sử dụng các tổ chức tín dụng phi chính thức như là kênh
dẫn vốn của mình. Ở nhiều nước đang phát triển như Đài Loan, Indonesia, ….
Việc vận dụng các lý thuyết mới đã giúp hệ thống tài chính nông thôn phát triển
vững mạnh và hoạt động có hiệu quả, đóng góp nhiều vào sự phát triển kinh tế
nông nghiệp và nông thôn. Đặc biệt là cung ứng tốt các dịch vụ tiết kiệm, tín
dụng cho các hộ nông dân và các hộ nghèo.
2.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
Nhiều nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế
giới đã chứng minh tính phổ biến của quan điểm lý luận về các nhân tố ảnh
hưởng tới sự tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. Các đặc tính của chủ
nông hộ cũng như các đặc tính sản xuất và đặc tính tài chính là những nhân tố có
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận cũng như mức độ tiếp cận tín dụng chính thức
của họ. Chúng vừa phản ánh nhu cầu tín dụng vừa phản ánh uy tín của hộ đối với
15


tổ chức tín dụng. Các đặc tính chủ yếu của chủ hộ là giới tính, tuổi, trình độ học
vấn, kinh nghiệm và địa vị chính trị xã hội. Các đặc tính quan trọng của sản xuất
là lao động gia đình, qui mô sản xuất và giấy tờ về đất (giấy chứng nhận quyền
sở hữu hay quyền sử dụng). Các đặc tính tài chính chủ yếu như: tài sản, giá trị
sản lượng sản phẩm (doanh thu), thu nhập (sản xuất và phi sản xuất) hay tiết
kiệm đều có ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ.
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt tình hình nghiên cứu trước đây về tiếp cận tín dụng
Tiếp cận nguồn tín dụng chính thức Tiếp cận nguồn tín dụng phi chính
thức
Tác giả Mô hình
thực
nghiên
Nhân tố tác động
Nhân tố tác

Nhân tố tác
Nhân tố tác
hiện
cứu
tích cực
động
động
động
tiêu cực
Tích cực
tiêu cực
Quy mô đất, diện
tích đất, quy mô
Đạt
Logit và
của hộ, tỷ lệ phụ
(1998)
OLS
thuộc, quen biết
và địa vị xã hội
Giá trị log Tổng giá trị tài
Diện tích đất
Diagne
của hàm sản của hộ
(1999)
gần đúng
Số thành viên Số thành viên Số thành viên Số thành viên

Logit và
trong hộ, chi tiêu trong hộ

trong hộ, chi trong hộ
(1999)
Probit
của hộ, độ tuổi
tiêu của hộ
Trình độ học vấn,
quy mô của hộ,
Vaesen
Logit
những hoạt động
(2001)
phi nông nghiệp,
hệ thống thông tin

Probit và Tài sản của hộ
Tài sản của hộ
(2001)
OLS
Diện tích đất,
Tuổi, trình độ Giá trị tài sản,
bằng đỏ quyền sử
học vấn, chi diện tích đất, vị
Ngân
Probit va
dụng đất, chi tiêu
tiêu của hộ
trí xã hội
(2004)
Tobit
của hộ, vị trí xã

hội, giới tính.
Độ tuổi, giới tính, Hộ nghèo
Quy mô của Giới tính, vị trí
Nathan
quy mô của hộ,
hộ, chi tiêu nông
thôn,
Probit và
Okurut
trình độ học vấn,
của hộ, vị trí nghèo khó và
Logit
(2006)
chi tiêu của hộ và
của tỉnh
bần cùng
chủng tộc
(Nguồn: Vương Quốc Duy (2007) và tổng hợp của tác giả)

16


Các yếu tố thuộc nhân khẩu học
- Tuổi
- Giới tính
- Trình độ học vấn

Các yếu tố thuộc KT-XH
- Tổng tài sản
- Diện tích đất

- Lực lượng lao động
- Kinh nghiệm giao dịch

Khả năng tiếp
cận tín dụng
của nông hộ

Các yếu tố thuộc về
các tổ chức tín dụng
- Thủ tục cho vay
- Kỳ hạn cho vay
- Cho vay theo nhóm

Các yếu tố thông tin
- Các mối quan hệ (vị trí xã hội)
- Khoảng cách từ nơi sinh sống
đến các tổ chức tín dụng
Hình 2.1. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức của nông hộ (Nguyễn Thị Mai Anh, 2011)
2.2.Nguồn sinh kế nông hộ
2.2.1.Khái niệm về nông hộ
Frank Ellis (1998) phát biểu, nông hộ là hộ nông dân có phương tiện kiếm
sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Nói chung,
đó là các gia đình sống bằng thu nhập từ nghề nông. Ngoài ra, hộ còn có thể tiến
hành thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ. Hộ là một
tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết thống, mà
mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo cho
sự tồn tại của hộ. Nông hộ thường tổ chức sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
nông, lâm, ngư nghiệp là chủ yếu. Nguồn gốc nông hộ đã có quá trình hình thành
và phát triển lâu đời trong lịch sử. Do đó, nông hộ cũng mang một số đặc điểm

và có nét đặc trưng riêng.
2.1.1.2.Đặc điểm của nông hộ
a) Nông hộ sản xuất ra nông, lâm, thủy hải sản với mục đích phục vụ cho
nhu cầu của chính bản thân họ và gia đình họ. Nông hộ thường có xu hướng sản
xuất ra cái gì họ cần, khi sản xuất thừa họ có thể đem chúng ra để trao đổi trên thị
trường.
17


b) Sản xuất của nông hộ chủ yếu dựa vào ruộng đất, sản xuất còn mang tính
thủ công, khai thác tự nhiên chưa triệt để và khả năng canh tác còn lạc hậu.
c) Chủ hộ thường là cha hoặc mẹ hay ông bà, cho nên họ vừa là người chủ
gia đình vừa là người tổ chức sản xuất. Do đó, việc tổ chức sản xuất của nông hộ
có nhiều ưu điểm và mang tính đặc thù cao.
d) Nông hộ chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và lao động trong gia
đình cũng chính là nguồn lao động chủ yếu tạo nên thu nhập của hộ. Lao động
trong gia đình nông hộ gồm lao động trong độ tuổi và cả lao động ngoài tuổi
lao động. Trẻ em và người lớn tuổi đều có thể phụ giúp một số công việc của
hộ gia đình, lao động này cũng góp phần tăng thu nhập cho hộ. Ngoài ra, một số
hộ sản xuất lớn còn thuê mướn lao động thường xuyên hoặc vào thời vụ, điều
này cũng tạo ra được số lượng việc làm lớn ở nông thôn, giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Các nông hộ ngoài tham gia hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt
động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau nên khó giới hạn thế nào là
một nông hộ cho thật chính xác.
2.1.1.3.Nguồn sinh kế của nông hộ
a) Các khái niệm về sinh kế
a1) Khái niệm sinh kế: Ý tưởng sinh kế được đề cập tới trong các tác phẩm
nghiên cứu của R.Chamber vào những năm 1980. Về sau, khái niệm này xuất
hiện nhiều hơn trong các nghiên cứu của F.Ellis, Barrett và Reardon, Morrison,

Dorward…. Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy
nhiên có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng
đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. Về căn bản, các hoạt động
sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định dựa vào năng lực và khả
năng của họ, đồng thời chịu sự tác động của các thể chế, chính sách và những
quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia đình đã thiết lập trong cộng đồng (Can,
Nguyên, Yến, Sa, Liên, 2010).
Trong nhiều nghiên cứu của mình, F.Ellis (2000) cho rằng một sinh kế bao
gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và
nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và
hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó
18


các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ (Can,
Nguyên, Yến, Sa, Liên, 2010).
Theo Ủy ban Phát triển Quốc tế (DFID – Anh, 1999), sinh kế được hiểu là:
(1) Tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp
với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như
để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. (2) Các nguồn lực mà con người
có được bao gồm: vốn con người; vốn vật chất; vốn tự nhiên; vốn tài chính và
vốn xã hội (Can, Nguyên, Yến, Sa, Liên, 2010).
Sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng
mà con người kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực hiện để
kiếm sống và đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ (DFID, 1999). Một
trong những con đường để hiểu một hệ thống sinh kế là phân tích chiến lược sử
dụng nguồn lực sinh kế cũng như cách thức chống đỡ và thích ứng của cá nhân
cũng như cộng đồng đó đối với các tác động bất thường từ bên ngoài (Dự án
FLITCH, 2012).
Sinh kế cũng được Trần Sáng Tạo (2012) miêu tả như là sự kết hợp các hoạt

động được thực hiện để sử dụng các nguồn lực nhằm duy trì cuộc sống. Các
nguồn lực có thể bao gồm các khả năng và ky năng cá nhân (nguồn lực con
người), đất đai, tiền tích luy và các thiết bị (nguồn lực tự nhiên, tài chính, và vật
chất) và các nhóm trợ giúp chính thức hay các hệ thống trợ giúp không chính
thức tạo điều kiện cho các hoạt động được diễn ra (nguồn lực xã hội).
a2) Hoạt động sinh kế: Là tất cả các hoạt động kiếm ra tiền mặt hoặc các sản
phẩm tự tiêu dùng (một cách hợp pháp) phục vụ mục tiêu kiếm sống của cộng
đồng, hộ gia đình hoặc cá nhân (FLITCH, 2012).
a3) Chiến lược sinh kế: Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc
lựa chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình hoặc
cá nhân để kiếm sống cũng như đạt được ước vọng của họ (FLITCH, 2012).
a4) Đánh giá sinh kế: Đánh giá sinh kế là việc xem xét các thành tố trong
khung phân tích sinh kế bền vững đối với các hoạt sản xuất của các hộ gia đình
trong bối cảnh điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương đó (Springate –
Baginski, 2010), (FLITCH, 2012).
a5) Khái niệm về sự bền vững: Sự bền vững được Trần Sáng Tạo (2012)
miêu tả như sau: Một yếu tố được xem là bền vững khi mà nó có thể tiếp tục diễn
ra trong tương lai, đối phó và phục hồi được sau các áp lực và cú sốc mà không
19


làm huỷ hoại các nguồn lực tạo nên sự tồn tại của yếu tố này. Các nguồn lực có
thể thuộc về nguồn lực tự nhiên, xã hội, kinh tế hay thể chế. Điều này giải thích
tại sao tính bền vững thường được phân tích theo 4 khía cạnh: bền vững về kinh
tế, về môi trường, về thể chế và xã hội. Bền vững không có nghĩa là sẽ không có
gì thay đổi, mà là có khả năng thích nghi theo thời gian. Tính bền vững là một
trong những nguyên tắc cơ bản của phương pháp sinh kế bền vững.
a6) Khái niệm về sinh kế bền vững: Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử
dụng đầu tiên như là một khái niệm phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả
Chambers và Conway (1992) định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế

bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu
nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô
hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài
sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến
sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi
sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai (Dự án chia
sẻ, 2010).
Theo R.Chamber (1989); R.Reardon, and J.E.Taylor (1996), một sinh kế
được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục được trước tác động
của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực
lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái
nguồn tài nguyên thiên nhiên (Dự án chia sẻ, 2010).
Các chính sách để xác định sinh kế cho người dân theo hướng bền vững
được xác định liên quan chặt chẽ đến bối cảnh kinh tế vĩ mô và tác động của các
yếu tố bên ngoài. Tiêu biểu cho các nghiên cứu này là F.Ellis (2005); Barrett,
Beznneh, Clay and T.Reardon (2000). Các nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên hệ
giữa mức độ tăng trưởng kinh tế, cơ hội sinh kế và cải thiện đói nghèo của
người dân. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính sách cũng như các
mối liên hệ và hỗ trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo. Sự
bền vững trong các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả
năng trang bị nguồn vốn, trình độ của lao động, các mối quan hệ trong cộng
đồng, các chính sách phát triển… Tuy vậy, sự bền vững của tài nguyên thiên
nhiên là yếu tố nền tảng trong việc quyết định một sinh kế có bền vững hay
20


không.
* Sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình, một cộng đồng được xem là
bền vững khi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó có thể vượt qua những biến
động trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh, hoặc khủng hoảng kinh tế gây ra.

* Phát triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Hiện nay, sinh kế bền vững đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của
các nhà nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách phát triển của nhiều
quốc gia trên thế giới. Mục tiêu cao nhất của quá trình phát triển kinh tế ở
các quốc gia là cải thiện được sinh kế và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng
đồng dân cư, đồng thời phải luôn đặt nó trong mối quan hệ với phát triển bền
vững. Các nghiên cứu về sinh kế hiện nay về cơ bản đã xây dựng khung phân
tích sinh kế bền vững trên cơ sở các nguồn lực của hộ gia đình bao gồm
nguồn lực vật chất, tự nhiên, tài chính, xã hội và nhân lực (Dự án chia sẻ,
2010).
a7) Khung phân tích sinh kế bền vững: Khung phân tích sinh kế bền vững là
một công cụ trực quan hoá được Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) xây dựng từ
những năm 80 của thế kỷ XX nhằm tìm hiểu các loại hình sinh kế. Mục đích của
nó là giúp người sử dụng nắm được những khía cạnh khác nhau của các loại
hình sinh kế, đặc biệt là những yếu tố làm nảy sinh vấn đề khó khăn hay những
yếu tố tạo cơ hội.
Khung sinh kế có thể chia làm năm hợp phần chính: Bối cảnh tổn thương;
Các nguồn lực sinh kế; Chính sách và thể chế; Các chiến lược, Hoạt động sinh kế
và Kết quả sinh kế (xem hình 2.2, trang 16).
Việc phân tích các loại hình sinh kế cho ta thấy đâu là hoạt động phát triển
có hiệu quả nhất. Áp dụng phương pháp tiếp cận này có nghĩa là sử dụng một
cách nhìn rộng đa chiều, đa yếu tố và đa cấp độ.
Khung đánh giá sinh kế này có thể phân chia vấn đề thành 2 nhóm: (1)
Nhóm thứ nhất: liên quan đến cấp hộ bao gồm nguồn lực sinh kế, chiến lược và
hoạt động sinh kế, và kết quả sinh kế. (2) Nhóm thứ hai là các yếu tố bên ngoài
hộ bao gồm thể chế, chính sách và các cú sốc, rủi ro. Các thành tố này không chỉ
giữ các vai trò độc lập mà còn tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, công việc đánh
giá sinh kế không chỉ mô tả các thành tố nêu trên mà còn xem xét quá trình tương
tác giữa các yếu tố đó.

21


Nguồn lực sinh kế
- Tài nguyên thiên nhiên
- Tài chính
- Vật chất
- Lao động
- Nguồn lực xã hội

Phục vụ
cho:

Chiến lược
và hoạt
động sinh
kế

Nhằm
đạt
được

Chính sách

Kết quả sinh kế
- Cải thiện thu nhập
- Gia tăng phúc lợi
- Tăng cường vị thế
- Sử dụng tài nguyên
thiên nhiên bền vững

- Giảm thiểu rủi ro

Rủi
ro

Tái đầu tư

Hình 2.2: Khung lý thuyết các hợp phần đánh giá sinh kế dự án FLITCH (2012).
b) Nguồn vốn sinh kế (hay nguồn lực sinh kế)
Theo Ủy ban Phát triển Quốc tế (DFID – Anh, 1999) và FLITCH (2012),
nguồn vốn sinh kế bao gồm 5 loại: Nguồn vốn nhân lực (Human Capital, viết tắt
là H); Nguồn vốn tự nhiên (Natural Capital, viết tắt là N); Nguồn vốn tài chính
(Financial Capital, viết tắt là F); Nguồn vốn xã hội (Social Capital, viết tắt là S)
và Nguồn vốn vật chất (Physical Capital, viết tắt là P).
b1) Nguồn vốn nhân lực: là nguồn vốn đại diện cho các nhận thức, khả năng
làm việc và kiến thức nhằm phục vụ cho việc theo đuổi và đạt được các mục tiêu
sinh kế của mình. Nguồn vốn nhân lực là lực lượng lao động bao gồm cả về mặt
số lượng và chất lượng (như ky năng, tay nghề, sự am hiểu ky thuật canh tác,
kiến thức bản địa, sức khỏe, tập quán lao động, siêng năng hay lười biếng). Các
thông tin liên quan đến cách thức sử dụng nguồn lực này cần được thu thập bao
gồm phân bổ và sử dụng quy thời gian, tình hình phân công công việc giữa nam
và nữ trong gia đình. Những vẫn đề này cần được khám phá và mô tả một cách rõ
ràng đặc biệt là những đặc tính về chất lượng cần được xem xét ky để kết hợp với
các nguồn lực khác một cách phù hợp, hiệu quả. Trong nhiều nghiên cứu cho
thấy, nguồn lực con người được xem là nguồn lực có tính chi phối mạnh mẽ đối
với việc sử dụng các nguồn lực khác cũng như các chiến lược và hoạt động sinh
22


kế. Ngoài ra, khi đánh giá nhóm nguồn lực này cần chú ý tới xu hướng di chuyển

nguồn lực trong tương lai, trong đó chú trọng tới hai xu thế chính đó là di chuyển
theo vị trí địa lí – thường là các xu hướng di dân để tìm nguồn lực tài nguyên
thiên nhiên tốt hơn, di cư lao động từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp
và xu hướng di chuyển tại chỗ, tức là di chuyển từ lĩnh vực hoạt động này sang
lĩnh vực hoạt động khác. Các thông tin này rất quan trọng và hữu ích đối với
chiến lược phát triển nguồn nhân lực sau này.
b2) Nguồn vốn xã hội: là các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để
theo đuổi các mục tiêu sinh kế như quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm. Nguồn
vốn xã hội bao gồm các mối quan hệ về tình làng nghĩa xóm, sự hợp tác trong
sản xuất, vai trò của các tổ chức truyền thống, tổ chức đoàn thể, các mối quan hệ
xã hội, tiếng nói của người dân, các bên liên quan trong việc ra các quyết định
liên quan đến phát triển sinh kế. Những yếu tố này có thể tạo nên sức mạnh cho
phát triển sản xuất cũng như đạt được các mục tiêu mong muốn của người dân,
cộng đồng.
b3) Nguồn vốn tự nhiên: là các nguồn lực, nguyên liệu, nhiên liệu tự nhiên
để tạo dựng các sinh kế. Nguồn vốn tự nhiên liên quan tới việc nắm giữ, sử dụng
tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, tài nguyên rừng, khí hậu, v.v…
b4) Nguồn vốn tài chính: là các nguồn tài chính mà con người sử dụng để
đạt được các mục tiêu sinh kế. Nguồn vốn tài chính bao gồm các khoản tiền được
đưa vào sản xuất kinh doanh; nguồn lực này có thể xuất phát từ nhiều nguồn
khác nhau như tích lũy từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, từ đi vay, tiền
lương v.v... Khi xem xét nguồn lực tài chính ngoài việc xem xét số lượng và
nguồn gốc, một vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm đó là khả năng tiếp cận
nguồn lực này của người dân và cách thức họ sử dụng nguồn lực.
b5) Nguồn vốn vật chất: bao gồm trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản
xuất, sinh hoạt và có thể được chia thành hai cấp độ khác nhau: Cấp hộ và cấp
cộng đồng. Ở cấp hộ bao gồm công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, kinh doanh và
các phương tiện phục vụ cuộc sống. Ở cấp độ cộng đồng chủ yếu đề cập tới cơ sở
hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, điện, nước.
Tất cả các nguồn vốn đều rất quan trọng đối với cải thiện sinh kế, tuy nhiên

tình trạng và vai trò mỗi loại phụ thuộc vào mỗi thời điểm, mỗi cộng đồng dân
cư. Để có cơ sở xác định các mũi nhọn ưu tiên phát triển nguồn vốn nhằm đạt
được những kết quả hiệu quả cao cần đánh giá hai khía cạnh. Thứ nhất: tầm quan
23


trọng của các nguồn vốn. Thứ hai: mức độ thiếu hụt nguồn vốn, các cản trở trong
việc tiếp cận, sử dụng và phát triển các nguồn vốn.

Bối cảnh
dễ tổn
thương
- Xu hướng
- Thời vụ
- Chấn động
(trong
tự
nhiên

môi trường,
thị trường,
chính
trị,
chiến
tranh…)

Con người

Xã hội


Vật chất

Tự nhiên

Tài chính

Chính sách, tiến
trình và cơ cấu

Các chiến
lược sinh kế

Các kết quả
sinh kế

-Ở các cấp khác
nhau của Chính
phủ, luật pháp,
chính sách công,
các động lực, các
qui tắc

-Các tác nhân
xã hội (nam,
nữ, hộ gia
đình,
cộng
đồng …)
-Các cơ sở tài
nguyên thiên

nhiên
-Cơ sở thị
trường
- Đa dạng
-Sinh
tồn
hoặc tính bền
vững

-Thu nhập nhiều hơn
-Cuộc sống đầy đủ
hơn
-Giảm khả năng tổn
thương
-An ninh lương thực
được cải thiện
-Công bằng xã hội
được cải thiện
-Tăng tính bền vững
của tài nguyên thiên
nhiên
-Giá trị không sử
dụng của tự nhiên
được bảo vệ

-Chính sách và
thái độ đối với
khu vực tư nhân
-Các thiết chế
công dân, chính

trị và kinh tế (thị
trường, văn hoá)

Hình 2.3: Phân tích khung sinh kế của nông dân nghèo (Nguồn: DFID, 2003 –
Dự án chia sẻ, 2010).
Hiện nay, “Phương pháp sinh kế” đã được một số cơ quan phát triển áp
dụng trong các hoạt động phát triển. Như chúng ta thấy ở các phần sau, khó có
thể nói là có một phương pháp thống nhất khi mà các cơ quan áp dụng một cách
khác nhau, từ các hoạt động sơ khai như xây dựng các công cụ hay khung phân
tích cho việc lập kế họach hoặc đánh giá ban đầu đến một số loại hoạt động cụ
thể của chương trình. Ba yếu tố dẫn đường giải thích lý do của việc áp dụng
“Phương pháp sinh kế bền vững” trong công tác giảm nghèo là:
Thứ nhất, thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế là cần thiết cho việc giảm
nghèo nhưng không có một liên hệ trực tiếp giữa hai tác nhân này từ khi nó hoàn
toàn phụ thuộc và khả năng của người nghèo tự tìm kiếm các cơ hội để phát triển
kinh tế. Vì vậy, điều quan trọng là tìm ra chính xác cái gì đã ngăn cản hoặc thách
thức người nghèo cải thiện sinh kế của họ trong điều kiện cụ thể để thiết kế các
họat động hỗ trợ cho dự án.
Thứ hai, về nhận biết đói nghèo – như chính cảm nhận của những người
nghèo – không chỉ là vấn đề thu nhập thấp mà còn bao gồm cả các yếu tố như
chăm sóc y tế kém, giáo dục kém, thiếu các dịch vụ xã hội, v.v…, như là tình
trạng dễ bị tổn thương và cảm giác của sự bất lực. Hơn nữa, đói nghèo hiện nay
24


được xem là có sự liên kết giữa các yếu tố gây ra nghèo đói và cải thiện một yếu
tố có thể có tác động tích cực đối với yếu tố khác. Cải thiện giáo dục có thể mang
lại tác động tích cực cho việc chăm sóc y tế, có thể tăng khả năng sản xuất. Giảm
tình trạng dễ bị tổn thương cho người nghèo bằng cách nêu rõ các rủi ro cho họ
có thể gia tăng xu hướng để rơi vào các hoạt động rủi ro chưa được kiểm chứng

trước đó nhưng mà có hiệu quả kinh tế hơn, và cứ tiếp tục như thế v.v….
Thứ ba, ngày nay chúng ta nhận ra rằng chính người nghèo thường hiểu về
họ và nhu cầu của họ tốt nhất nên phải lôi kéo họ tham gia trong việc thiết kế các
chính sách và dự án để cải thiện cuộc sống của họ. Khi thiết kế, chúng thường
được cam kết nhiều hơn để thực hiện. Vì vậy, sự tham gia của người nghèo sẽ cải
thiện kết quả của dự án.
Có ba điểm cơ bản hầu hết các phương pháp thường có. Thứ nhất là phương
pháp chú trọng vào sinh kế của người nghèo, mà trong đó giảm nghèo phải là
mấu chốt. Thứ hai là loại bỏ cách tiếp cận theo bộ phận đầu vào (nông nghiệp,
nước sạch, hay y tế) và thay vào đó là bắt đầu bằng việc phân tích các sinh kế
hiện tại để xác định các tác động phù hợp. Điểm cuối cùng là chú trọng sự tham
gia của người nghèo trong việc xác định các họat động phù hợp để triển khai
(Lasse, 2001).
Bên cạnh đó, sự tác động cải thiện nâng cao sinh kế của hộ được bằng các
họat động nông nghiệp cho thấy rằng nông nghiệp chính là họat động sinh kế
chính của người dân nông thôn. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, có đến
86% dân số nông thôn sống phụ thuộc vào nông nghiệp (WB, 2008).

25


×