Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Luận văn nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của một số loại gỗ nhập khẩu vào việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN THẾ ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA MỘT SỐ LOẠI GỖ
NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên - 2018

h



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN THẾ ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA MỘT SỐ LOẠI GỖ
NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Lớp

: K46 - LN

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2014 – 2018


Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Việt Hưng

Thái Nguyên - 2018

h


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là q trình
điều tra trên thực địa hồn tồn trung thực và khách quan.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2018
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Người viết cam đoan

Th.S. Nguyễn Việt Hưng

Nguyễn Thế Anh

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện

h


ii

LỜI CẢM ƠN

Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với
thực tế, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học đồng thời giúp
cho mỗi sinh viên tiếp cận với thực tế.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu cùng với Ban chủ nhiệm khoa Lâm
nghiệp tơi đã thực hiện khóa luận: “ Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của một số
loại gỗ nhập khẩu vào Việt Nam”.
Sau thời gian thực tập tập tốt nghiệp cùng với sự nỗ lực của bản thân,
sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa, đến nay tơi đã hồn
thành khóa luận.
Qua đây, tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa, đặc
biệt là thầy giáo Th.S. Nguyễn Việt Hưng người trực tiếp hướng dẫn và giúp
đỡ tơi hồn thành chun đề.
Do thời gian thực hiện có hạn, năng lực bản thân cịn hạn chế, nên khóa
luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tơi mong được sự quan tâm,
đóng góp ý kiến của các thầy, cơ giáo và ý kiến đóng góp của bạn bè đồng
nghiệp để khóa luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Ngun, ngày 30 tháng 05 năm 2018
Người thực hiện

Nguyễn Thế Anh

h


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ 2013 tới năm 2016 .......... 11
Bảng 4.1. Một số mẫu gỗ thông dụng đã được thu thập ................................. 17

Bảng 4.2. Một số lĩnh vực được sử dụng chủ yếu của các loại gỗ điều tra .... 18
Bảng 4.3: Tổng hợp một số đặc điểm cấu tạo chính của các mẫu gỗ ............ 45

h


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mạch gỗ xếp vịng ............................................................................. 4
Hình 4.1. Đặc điểm cấu tạo gỗ Chị chỉ ở ba mặt cắt...................................... 19
Hình 4.2. Đặc điểm cấu tạo gỗ Xoan đào ở ba mặt cắt................................... 20
Hình 4.3. Đặc điểm cấu tạo gỗ Giổi Campuchia ở ba mặt cắt ....................... 22
Hình 4.4. Đặc điểm cấu tạo gỗ Giổi Lào ở ba mặt cắt .................................... 23
Hình 4.5. Đặc điểm cấu tạo gỗ Gội đỏ ở ba mặt cắt ....................................... 25
Hình 4.6. Đặc điểm cấu tạo gỗ Sồi đỏ ở ba mặt cắt ........................................ 26
Hình 4.7. Đặc điểm cấu tạo gỗ Sồi trắng ở ba mặt cắt.................................... 28
Hình 4.8. Đặc điểm cấu tạo gỗ Lim xanh Campuchia ở ba mặt cắt ............... 29
Hình 4.9. Đặc điểm cấu tạo gỗ Lim xanh Lào ở ba mặt cắt ........................... 31
Hình 4.10. Đặc điểm cấu tạo gỗ Sến mật ở ba mặt cắt ................................... 32
Hình 4.11. Đặc điểm cấu tạo gỗ Hương đá ở ba mặt cắt ................................ 34
Hình 4.12. Đặc điểm cấu tạo gỗ Tần bì ở ba mặt cắt ...................................... 35
Hình 4.13. Đặc điểm cấu tạo gỗ Gụ lau ở ba mặt cắt ..................................... 37
Hình 4.14. Đặc điểm cấu tạo gỗ Gụ mật ở ba mặt cắt .................................... 38
Hình 4.15. Đặc điểm cấu tạo gỗ Táu mật ở ba mặt cắt ................................... 40
Hình 4.16. Đặc điểm cấu tạo gỗ Còng ở ba mặt cắt ....................................... 41
Hình 4.17. Đặc điểm cấu tạo gỗ Re hương ở ba mặt cắt ................................ 43

h



v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học......................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ......................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Các đặc điểm cấu tạo của gỗ ................................................................... 4
2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 9
2.2.1. Trên thế giới ............................................................................................ 9
2.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 9
2.3. Tổng quan về gỗ nhập khẩu ở Việt Nam ................................................. 11
2.3.1. Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu..................................................... 11
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 15
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 15
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 15
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập mẫu ...................................................... 15
3.4.2. Phương pháp xác định cấu tạo gỗ ......................................................... 15

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 16

h


vi

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................17
4.1. Điều tra thu thập gỗ .................................................................................. 17
4.1.1. Một số mẫu gỗ nhập khẩu thông dụng được sưu tập ............................ 17
4.1.2. Một số lĩnh vực được sử dụng chủ yếu của các loại gỗ điều tra........... 18
4.2. Đặc điểm cấu tạo một số loại gỗ thu thập được ....................................... 19
4.2.1. Gỗ Chò chỉ (Parashorea stellata Kury) ................................................. 19
4.2.2. Gỗ Xoan đào (Pygeum arboreum Endl)................................................ 20
4.2.3. Gỗ Giổi Campuchia (Talauma) ............................................................. 22
4.2.4. Gỗ Giổi Lào (Talauma) ......................................................................... 23
4.2.5. Gỗ Gội đỏ (Aglaia spectabilis).............................................................. 25
4.2.6. Gỗ Sồi đỏ (Quercus spp) ....................................................................... 26
4.2.7. Gỗ Sồi trắng (Quercus pedunculata) ..................................................... 28
4.2.8. Gỗ Lim xanh Campuchia (Erthyrophloeum fordii Oliv) ...................... 29
4.2.9. Gỗ Lim xanh Lào (Erthyrophloeum fordii Oliv) .................................. 31
4.2.10. Gỗ Sến mật (Fassia pasquieri H.lec) ................................................... 32
4.2.11. Gỗ Hương đá (Pterocarpus macrocarpus) ........................................... 34
4.2.12. Gỗ Tần bì (Fraxinnus spectabilis) ....................................................... 35
4.2.13. Gỗ Gụ lau (Sindora tonkinensis A.Chev) ........................................... 37
4.2.14. Gỗ Gụ mật (Sindora cochinchinensis Baill) ....................................... 38
4.2.15. Gỗ Táu mật (Vatica tonkinensis A.chev.) ........................................... 40
4.2.16. Gỗ Còng (Samanea saman) ................................................................. 41
4.2.17. Gỗ Re hương (Cinamomum parthenoxylon Meissn).......................... 43
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................47

5.1. Kết luận .................................................................................................... 47
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................48

h


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lượng gỗ gỗ tròn và xẻ (sau đây được gọi là gỗ nguyên liệu) nhập khẩu
vào Việt Nam hàng năm khoảng 4-4,5 triệu m3, tương đương trên 1,5 tỉ USD
về giá trị có xu hướng ngày càng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho
chế biến phục vụ xuất khẩu và cho tiêu thụ nội địa. Lượng gỗ nhập khẩu tăng
cho thấy ngành gỗ của Việt Nam vẫn trên đà phát triển.
Hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 160-170 lồi gỗ ngun liệu,
trong đó có 20-30 lồi có số lượng nhập khẩu trên 10.000 m3/lồi/năm.Sự đa
dạng trong các lồi nhập khẩu khơng chỉ thể hiện qua con số tổng số loài nhập
khẩu hàng năm mà cịn qua góc độ cùng một lồi được nhập khẩu từ nhiều
quốc gia khác nhau. Ví dụ trong năm 2015 cùng một loài gỗ hương xẻ được
nhập khẩu từ 28 quốc gia; Trong 7 tháng đầu 2016, cùng loài gỗ lim trịn
được nhập khẩu từ 20 quốc gia.
Có sự biến động lớn trong các loài gỗ nhập khẩu, đặc biệt là sự suy
giảm nghiêm trọng của các loài gỗ q có tính rủi ro cao được nhập khẩu từ
các nước Tiểu vùng sông Mê Kông. Suy giảm nhập khẩu từ nguồn này tác
động tiêu cực đến các doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu từ các nguồn này và
tới các làng nghề gỗ truyền thống có sử dụng các lồi gỗ quý. Tuy nhiên,
giảm cung từ các nguồn này cũng có thể góp phần nâng cao hình ảnh của

ngành chế biến gỗ xuất khẩu nói chung, từ đó góp phần mở rộng thị trường
xuất khẩu trong tương lai.
Hiện đang có tín hiệu về sự dịch chuyển trong cơ cấu gỗ ngun liệu
nhập khẩu các lồi gỗ từ các nguồn có độ rủi ro cao sang các nguồn cung có
độ rủi ro thấp. Tỉ trọng gỗ tròn nhập khẩu từ các nguồn có độ rủi ro cao giảm
từ 60% trong tổng lượng gỗ tròn nhập khẩu từ năm 2013-2014 xuống còn

h


2

50% trong những năm gần đây; tỉ trọng các loài gỗ xẻ nhập khẩu từ nguồn rủi
ro cao giảm từ trên 30% năm những năm 2013-2014 xuống còn khoảng trên
20% kể từ 2015 đến nay. Đây là những tín hiệu tốt, thể hiện những thay đổi
tích cực của ngành gỗ trong việc đáp ứng các quy định về tính hợp pháp của
gỗ tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt tại Mỹ và Châu Âu.
Dịch chuyển về nguồn cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam còn thể hiện
từ các nước Tiểu vùng sông Mê Kông sang khu vực Châu Phi. Động lực dẫn
đến sự dịch chuyển này là một phần nỗ lực của một số doanh nghiệp trong
việc tìm kiếm nguồn cung mới, thay thế cho nguồn cung từ khu vực Tiểu
vùng sông Mê Kông hiện đang ngày càng bị hạn chế. Điều này làm cho tính
đa dạng của các loài gỗ nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng đa dạng hơn.
Tính đa dạng trong các lồi nhập khẩu và số lượng lớn gỗ nguyên liệu
nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm sẽ tạo ra những thách thức lớn trong việc
thiết lập các cơ chế kiểm soát gỗ nhập khẩu hiệu quả trong tương lai. Để xây
dựng các cơ chế hiệu quả nhằm kiểm sốt tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu địi
hỏi những cơ sở dữ liệu có liên quan đến từng loài gỗ cụ thể nhập khẩu. Điều
này khơng địi hỏi lỗ lực của tất cả các bên liên quan và không chỉ đơn thuần
là công việc của cơ quan quản lý.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm cấu tạo của một số loại gỗ nhập khẩu vào Việt Nam”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số loại gỗ nhập khẩu phục vụ làm cơ sở nhận biết, phân
loại gỗ.
- Đưa ra được cấu tạo giải phẫu gỗ của các mẫu gỗ sưu tập được làm cơ
sở cho việc nhận biết một số loại gỗ nhập khẩu tại Việt Nam.

h


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
Đề tài là cơ sở khoa học cho việc nhận biết gỗ một cách chính xác nhất.
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Giúp các cơ sở chế biến nhận biết được tên gỗ, từ đó làm cơ sở để chế
biến gỗ một cách hiệu quả .
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cơ
quan kiểm lâm nhận biết một số loại gỗ chính xác nhất.
- Xác định được cấu tạo các loại gỗ nhập khẩu đang được sử dụng phổ
biến ở Việt Nam.

h


4

PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Các đặc điểm cấu tạo của gỗ
2.1.1.1. Mạch gỗ
Là tổ chức cấu tạo bởi nhiều tế bào mạch gỗ nối tiếp nhau thành ống
dài. Mạch gỗ chỉ có ở cây gỗ lá rộng. Đây là điểm khác biệt chủ yếu so với
cây lá kim.
a) Các hình thức phân bố và tụ tập của mạch gỗ
Trên mặt cắt ngang tế bào mạch gỗ là những lỗ hình tròn hoặc bầu dục
hay đa giác gọi là lỗ mạch.
+ Các hình thức phân bố của lỗ mạch
- Mạch xếp vòng: Trong phạm vi mỗi vòng năm, các lỗ mạch ở phần gỗ
sớm có đường kính lớn xếp thành vịng tròn đồng tâm vây quanh tủy, còn ở
phần gỗ muộn nhỏ, nằm rải rác và phân tán. Ở nước ta hình thức này rất ít chỉ
thấy ở xoan ta, tếch và một số loại gỗ khác.

Hình 2.1. Mạch gỗ xếp vòng

h


5

- Mạch phân tán: Lỗ mạch ở phần gỗ sớm và muộn to nhỏ gần như
nhau nằm phân tán rải rác. Đây là hình thức phổ biến ở nước ta.
- Mạch xếp vòng vừa phân tán ( trung gian): Ở phần gỗ sớm lỗ mạch
lớn hơn phần gỗ muộn và có xu hướng xếp thành vịng, càng ra đến phần gỗ
muộn lỗ mạch bé dần và phân tán. Các loại gỗ bồ hịn, thơi ba, xoan nhử…
có loại hình thức phân bố này.
+ Các hình thức tụ hợp lỗ mạch

- Mạch đơn: Từng lỗ mạch nằm đơn độc, rải rác, phân tán, khơng có
liên hệ gì với các lỗ mạch khác. Các loại gỗ bạch đàn, hà nu, táu mật,…vv…
có thể xem là gỗ có lỗ mạch đơn phân tán.
- Mạch kép: Hai hoặc nhiều lỗ mạch nằm sát cạnh nhau, các lỗ mạch ở
giữa thường bị ép dẹp, làm cho lỗ mạch kép giống như một lỗ mạch đơn chia
thành nhiều ngăn. Mạch kép đa số xếp theo hướng xun tâm: gỗ gáo, ba
soi…vv… có mạch kép (2÷4) lỗ, chưa khét có mạch kép (2÷6) lỗ.
- Mạch nhóm: Từ 3 lỗ mạch trở lên, tụ hợp thành nhóm nhỏ. Hình thức
này rất ít thấy ở gỗ nước ta.
- Mạch dây: Nhiều lỗ mạch nằm sát nhau, kéo dài thành dây, hoặc nằm
gần nhau nhưng có xu hướng kéo dài thành dây theo hướng xuyên tâm hoặc
tiếp tuyến.
* Mạch dây xuyên tâm, có thể kéo dài thành hàng song song với tia gỗ,
hoặc lượn qua lại như ở gỗ sến mật, thành ngạnh, đỏ ngọn, các loại giẻ hoặc
có xu hướng thành màng lưới.
* Mạch dây tiếp tuyến, thường xếp thành vòng gián đoạn hoặc liên tục
lượn vòng quanh tủy ở một số lớn loại gỗ thuộc họ đinh.

h


6

2.1.1.2. Tế bào mô mềm
Là những tế bào vách mỏng, làm nhiệm vụ dự trữ chất dinh dưỡng
trong cây. Gỗ cây lá rộng nói chung tế bào nhu mơ chiếm tỷ lệ khá lớn (212%) và hình thức phân bố phức tạp.
Gỗ cây lá rộng ở nước ta, ngoài một số loại gỗ khơng có hoặc có ít tế
bào mơ mềm, cịn nói chung tổ chức tế bào mơ mềm rất phát triển, dễ quan
sát, cho nên dựa vào nó để phân biệt loại gỗ là vấn đề rất quan trọng.
Quan sát trên mặt cắt ngang, tế bào nhu mô phân bố theo các hình thức

chủ yếu sau đây:
- Sắp xếp phân tán: Từng dây tế bào nằm phân tán rải rách giữa các tế
bào mạch gỗ, sợi gỗ: chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi.
- Vây quanh mạch
+ Vây quanh mạch khơng kín: Các dây tế bào tụ tập, bao kín xung
quanh lỗ mạch.
+ Vây quanh mạch kín: Các dây tế bào tụ tập, bao kín xung quanh lỗ
mạch tạo thành các hình:
. Hình trịn
. Hình cánh và cánh nối tiếp
- Liên kết mạch
Các dây tế bào xếp thành hàng, nối các lỗ mạch thành vòng vây quanh
tủy cây.
+ Liên kết mạch giải rộng: Bề rộng giải gần bằng đường kính lỗ mạch.
+ Liên kết mạch giải hẹp: Bề rộng giải bé hơn rất nhiều so với đường
kính lỗ mạch.
- Làm thành giải: Các dây tế bào sắp xếp thành vòng vây quanh tủy
+ Giải thưa, làm ranh giới vòng năm.

h


7

+ Giải mau đan với tia gỗ thành lới: Trong một vịng năm có vơ số giải,
các giải này đan với tia gỗ thành lới hay bậc thang.
- Loại thứ nhất: Các giải tế bào liên tục hay đứt đoạn chạy theo vòng
năm dan với tia gỗ tạo ra các mắt lới.
- Loại thứ hai: Các giải tế bào đứt đoạn giữa hai tia gỗ, các giải này
chồng chất lên nhau như bậc thang giữa hai tia gỗ.

2.1.1.3. Tia gỗ
Tia cây gỗ lá rộng hồn tồn do tế bào mơ mềm tạo thành, tia gỗ là do
tế bào hình trịn hay hình đa giác của tần phát sinh ra. Bề rộng của tia gỗ ở đại
bộ phận gỗ cây lá rộng có nhiều hàng tế bào. Đây là đặc điểm khác biệt với tia
gỗ của cây lá kim.
Quan sát trên kính hiển vi, tia gỗ của cây lá rộng sắp xếp theo hai hình
thức sau đây:
- Sắp xếp đồng nhất: Tất cả tế bào của tia gỗ đều xếp nằm hay đứng
thành hàng xuyên tâm.
- Sắp xếp không đồng nhất: Trong cùng một tia gỗ vừa có tế bào xếp
nằm vừa có tế bào xếp đứng. Những hàng tế bào xếp ở trên và dưới còn ở giữ
là những tế bào xếp nằm.
Việc xã định loại gỗ ta dựa vào mật độ phân bố tia gỗ, kích thước tia gỗ
trên mặt cắt ngang.
2.1.1.4. Ống dẫn nhựa
Đối với cây gỗ lá rộng chỉ có một số loại gỗ có ống dẫn nhựa, gỗ lá
rộng chỉ có ống dẫn nhựa dọc, nó thường tập trung chung thành hàng ở ranh
giới vòng năm.

h


8

2.1.1.5. Cấu tạo lớp
Là dạng cấu tạo đặc biệt của một số loại gỗ lá rộng. Dưới mắt thường
và kính lúp, quan sát trên mặt cắt tiếp tuyến nhận được các đường gợn sóng
cách nhau đều đặn, tùy theo từng loại cây mà có từ (2-7 lớp/mm).
2.1.1.6. Tế bào chứa chất kết tinh
Tế bào nhu mô chứa chất kết tinh là đặc điểm của nhiều loại gỗ, bên

trong ruột tế bào tồn tại các chất tích tụ có màu sắc khác nhau.Đây cũng là
một đặc điểm giúp ta định loại gỗ.
2.1.1.7. Gỗ giác- gỗ lõi
Một số loại gỗ, phần gỗ phía ngồi sát vỏ có màu nhạt hơn gọi là gỗ
giác; phần gỗ bên trong đi vào tủy có màu sẫm hơn được gọi là gỗ lõi.
Nếu màu sắc và độ ẩm phần gỗ bên trong và phần gỗ bên ngồi khơng
khác biệt nhau gọi là gỗ giác và gỗ lõi không phân biệt. Loại cây gỗ giác lõi
không phân biệt.
Nếu màu sắc và độ ẩm của phần gỗ bên trong và phần gỗ bên ngoài khác
biệt nhau gọi là gỗ giác và gỗ lõi phân biệt. Loại cây gỗ giác lõi phân biệt.
2.1.1.8. Gỗ sớm- gỗ muộn
Trong mỗi vòng năm phần gỗ phía trong sinh ra vào thời kì đầu mùa
sinh trưởng gọi là gỗ sớm.Phần gỗ phía ngồi sinh vào cuối mùa sinh trưởng
gọi là gỗ muộn.
Một số lồi gỗ có gỗ sớm và gỗ muộn khác nhau về kích thước gọi là
gỗ sớm gỗ muộn phân biệt. Một số loại gỗ khi quan sát thấy đường kính lỗ
mạch có kích thước tương tự nhau trên một vịng năm gọi là gỗ sớm gỗ muộn
không phân biệt. Đây cũng là đặc điểm giú ta định loại gỗ.

h


9

2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về cấu tạo của một số
loại gỗ, năm 1926 Lecome đã nghiên cứu và giải phẫu mô tả đơn giản 3 cặp
mắt của 67 lồi gỗ Đơng Dương (Nguyễn Đình Hưng, 1990).
J.D. Brazier và G.L. Franklin với “Identification of hardwoods” đã

nghiên cứu giải phẫu gỗ được 680 cây gỗ thương phẩm của cả châu Á, Âu,
Mỹ, Phi, Úc và đã lập khóa tra (1938).
A.Mariaur, D. Normand, J. Paquis và P. Detiene đã nghiên cứu đặc
điểm cấu tạo thô đại và hiển vi gỗ của trên 400 loài thuộc 70 họ thực vật khác
nhau ở Ghi nê- Công Gô và Guane.
Một số cơng trình chỉ tiến hành nghiên cứu những đặc điểm chung của
2 loại gỗ lá rộng và gỗ lá kim, từ dó phân tích đánh giá sự khác nhau về tính
chất của 2 loại gỗ này.
Trên một số tài liệu chỉ tiến hành nghiên cứu về đặc điểm một số loại
gỗ phục vụ công việc sản xuất, định hướng sử dụng gỗ trên thế giới như gỗ
Bạch dương, gỗ ASH, gỗ sồi…
2.2.2. Ở Việt Nam
Trong những năm vừa qua cũng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về đặc
điểm cấu tạo của 1 số loại gỗ thông dụng ở Việt Nam, tuy nhiên, những kết
quả đó đã được nghiên cứu tương đối lâu và chưa thể đầy đủ các loại gỗ ở
Việt Nam.
Năm 1977 Nguyễn Bá nghiên cứu cấu tạo giải phẫu gỗ của một số họ
thầu dầu Euphobiaceace. Năm 1997, Nguyễn Bá đã có một số nghiên cứu về
Dẫn liệu về cấu tạo giải phẫu gỗ của một số đại diện họ thầu dầu
(Euphorbiaceae) ở Việt Nam.[1]

h


10

Nguyễn Đình Hưng, kết quả nghiên cứu khoa học cơng nghệ Lâm
nghiệp 1991-1995, 1996 nghiên cứu phân loại gỗ Việt Nam theo hướng mục
đích sử dụng. [7]
Mặt khác cũng có khá nhiều nhà nghiên cứu cấu tạo, tính chất các loại

gỗ khác nhau, từ đó đưa ra các định hướng sử dụng cho các loại gỗ đó, mỗi đề
tài đó chỉ dừng lại cho một loại gỗ nhất định.
Các công trên cũng đã phần nào miêu tả một số loại gỗ thông dụng ở
trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đó đã quá cũ, các
miêu tả chưa được chi tiết và cập nhật đối với các loại gỗ thơng dụng hiện
nay, bên cạnh đó có những cơng trình mới nhưng mới chỉ tập trung một loại
gỗ cụ thể hoặc một họ.
Mặt khác, về lĩnh vực đào tạo trong lĩnh vực sưu tập và xác định cấu
tạo mẫu gỗ ở trường Đại học Nông Lâm Thái Ngun cịn rất mới mẻ và chưa
có cơng trình nào nghiên cứu trong lĩnh vực này. Do vậy, việc chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài là rất cần thiết trong lĩnh vực Đào tạo tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên và lĩnh vực sản xuất trong khu vực.
Năm 2012, Nguyễn Việt Hưng đã tiến hành xác định cấu tạo của 15
mẫu gỗ thông dụng ở Việt Nam. [9]
Năm 2014, Vương Văn Tân, nghiên cứu cấu tạo một số loại gỗ thông
dụng tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của đề tài đã thu thập và xác định
được 28 mẫu gỗ.
Năm 2015, Hoa Văn Hưng, nghiên cứu đặc điểm cấu tạo một số loại gỗ
quý tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của đề tài đã thu thập và xác định được
22 mẫu gỗ.

h


11

2.3. Tổng quan về gỗ nhập khẩu ở Việt Nam
2.3.1. Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu
Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 4-4,5 triệu m3 gỗ quy
tròn, với 70% trong số đó là gỗ xẻ; phần 30% còn lại là gỗ tròn (Bảng 2.1).

Kể từ năm 2013 đến nay trung bình mỗi năm lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu
vào Việt Nam tăng khoảng 400.000-500.000 m3. Kim ngạch nhập khẩu cũng
không ngừng tăng, với lượng kim ngạch 5 bình quân hàng năm khoảng trên
dưới 1,5 tỉ USD. Kim ngạch nhập khẩu gỗ xẻ chiếm khoảng 70% trong tổng
kim ngạch nhập khẩu.
Bảng 2.1. Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ 2013 tới năm 2016
Gỗ giòn
Năm

Triệu m3

2013

1,14

2014
2015
7 tháng đầu năm
2016

Gỗ xẻ
Triệu

Triệu m3

Triệu USD

426,6

1,62


802,4

1,42

505,7

2,01

1.212,9

1,69

511,9

2,22

1.147,5

0,94

269,3

1,04

433,4

USD

(Nguồn: tính tốn từ nguồn số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan)

Bình quân mỗi năm số lượng loài được nhập khẩu vào Việt Nam lên
đến 160-170 loài, từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, cùng 1 loài
gỗ cũng được nhập khẩu từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.Tính
đa dạng về các lồi gỗ nhập khẩu thể hiện tính đa dạng về thành phần loài và
nguồn nhập khẩu.
Lượng gỗ xẻ nhập khẩu vào Việt Nam lớn hơn nhiều so với lượng gỗ
tròn nhập khẩu. Gỗ xẻ nhập khẩu từ các nguồn gỗ rừng trồng, từ các nước ôn
đới nơi tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu rõ ràng, ít rủi ro lớn hơn nhiều so với

h


12

lượng xẻ nhập khẩu từ có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới, được coi là có
mức độ rủi ro về mặt pháp lý cao hơn so với các loài gỗ xẻ nhập khẩu khác.
Nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu đang và sẽ tiếp tục có vai trị quan
trọng đối với sự phát triển của ngành gỗ. Tính bình quân mỗi năm, lượng gỗ
nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam đạt 4-4,5 triệu m3, với tổng số khoảng
160-170 loài, trong đó chủ yếu là lượng nhập từ 20-30 lồi chính, với tỉ trọng
nhập từ các lồi này thường chiếm 70-80% trong tổng lượng gỗ nguyên liệu
nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm.
Các loài gỗ nhập khẩu vào Việt Nam được chia làm 2 nhóm chính,
trong đó nhóm thứ nhất bao gồm các lồi như tần bì, bạch đàn, sồi, dương,
thơng… có nguồn gốc từ các khu rừng trồng hoặc và các nước ôn đới, nơi gỗ
nguyên liệu được coi là có độ rủi ro thấp về mặt pháp lý. Nguồn số liệu thống
kê xuất nhập khẩu từ cơ quan hải quan cho thấy lượng nhập khẩu nguồn gỗ
này vào Việt Nam ngày càng tăng. Đây là những tín hiệu tích cực, minh
chứng cho những thay đổi quan trọng của ngành chế biến gỗ xuất khẩu, nhằm
đáp ứng với những yêu cầu ngày càng cao về tính hợp pháp của nguồn gỗ

nguyên liệu trong sản phẩm từ các thị trường xuất khẩu.
Tầm quan trọng của gỗ nhập khẩu không chỉ đối với ngành chế biến gỗ
xuất khẩu mà còn cả đối với thị trường nội địa. Hiện một số loài gỗ nhập khẩu
từ các nguồn được coi là có tính hợp pháp rõ ràng đang được sử dụng tương
đối phổ biến tại thị trường trong nước. Tiêu thụ nội địa đối với các loài gỗ
nhập khẩu từ các nguồn này phần nào cho thấy có sự hình thành hoặc thay đổi
trong thói quen tiêu dùng đối với các sản phẩm gỗ có giá cả hợp lý, thân thiện
với mơi trường tại Việt Nam.
Nhóm gỗ thứ hai được nhập khẩu vào Việt Nam là các lồi gỗ có nguồn
gốc từ các khu rừng nhiệt đới, bao gồm cả các loài được cho là có độ rủi ro
cao về mặt pháp lý. Hiện lượng gỗ nhập khẩu từ nguồn này vẫn ở mức cao, ở
mức 20-30% trong tổng lượng gỗ xẻ nhập khẩu và 60-70% trong tổng lượng
gỗ tròn nhập khẩu. Gỗ nhập khẩu từ nguồn này chủ yếu được sử dụng để xuất

h


13

khẩu sang Trung Quốc, phần còn lại được sử dụng phục vụ thị trường trong
nước. Tỉ trọng lớn các loài gỗ nhập khẩu từ các nguồn được coi là rủi ro phản
ánh sự đa dạng của các doanh nghiệp trong ngành chế biến, với một số doanh
nghiệp vẫn tiếp tục ưu tiên nhập khẩu gỗ từ các nguồn này. Điều này cũng
đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam
không chỉ đối mặt với các rủi ro về mặt pháp lý mà còn tiếp tục bị ảnh hưởng
đến hình ảnh của mình khi tham gia các thị trường khó tính.
Sự đa dạng trong nguồn gỗ nhập khẩu có thể giúp cho doanh nghiệp
giảm rủi ro trước những thay đổi về nguồn cung, tuy nhiên điều này cũng đặt ra
những thách thức mới cho các doanh nghiệp trong việc kiểm sốt tính hợp pháp
của nguồn gỗ nhập khẩu. Đa dạng của gỗ nguyên liệu nhập khẩu khơng chỉ thể

hiện qua khía cạnh số lượng lớn các loài gỗ nhập khẩu hàng năm vào Việt Nam
mà cịn qua việc một lồi gỗ được nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau.
Số liệu thống kê các loài gỗ nhập khẩu cho thấy đang có những dịch
chuyển trong cơ cấu gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các các nguồn được cho là
rủi ro cao sang các nguồn có độ rủi ro thấp hơn. Các dịch chuyển này thể hiện
trong cả nguồn gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu. Xu hướng dịch chuyển không chỉ
đơn thuần là do các yêu cầu ngày càng chặt chẽ tại các thị trường tiêu thụ các
sản phẩm gỗ được xuất khẩu từ Việt Nam mà còn là do sự suy giảm nghiêm
trọng về nguồn cung đối với các lồi gỗ q có nguồn gốc từ các nước nhiệt
đới, đặc biệt là nguồn cung từ khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông. Suy giảm
nguồn cung từ các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông, đặc biệt là tại Lào và
Myanmar, chủ yếu là do việc thực hiện các chính sách nhằm kiểm sốt gỗ
ngun liệu xuất khẩu tại các quốc gia nơi gỗ nguyên liệu được khai thác. Suy
giảm nguồn cung đối với các loài gỗ này có tác động tiêu cực trực tiếp đến
một số lượng doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào các thị trường này và tới
nhiều làng nghề gỗ truyền thống có sử dụng gỗ nguyên liệu từ các nguồn nhập
khẩu này.

h


14

Trong bối cảnh nguồn cung gỗ từ các nước trong Tiểu vùng sông Mê
Kông suy giảm, một số doanh nghiệp hiện đang tìm kiếm các nguồn cung
thay thế, đặc biệt từ các nước khu vực Châu Phi. Hiện Châu Phi đang trở
thành nguồn cung gỗ quan trọng cho Việt Nam, đặc biệt là đối với các loài gỗ
quý như hương, lim, gõ. Chuyển đổi nguồn cung sang các quốc gia Châu Phi,
nơi nguồn thơng tin về các lồi gỗ nhập khẩu vẫn còn rất hạn chế sẽ làm cho
việc kiểm soát nguồn gốc gỗ nguyên liệu nhập khẩu sẽ trở nên khó khăn hơn.

Đến nay vẫn chưa có những bằng chứng vững chắc để có thể khẳng
định được rằng những dịch chuyển trong cơ cấu gỗ nhập khẩu từ nguồn rủi ro
cao sang các nguồn có rủi ro thấp hơn là bền vững trong tương lai. Trong
những năm vừa qua, cầu đối với các loài gỗ quý, đặc biệt là cầu tại thị trường
Trung Quốc giảm rất lớn. Nhu cầu tại Trung Quốc giảm đã làm chững lại các
hoạt động thương mại các loài gỗ quý giữa Việt Nam và các nước trong Tiểu
vùng sông Mê Công. Cầu tại Trung Quốc giảm cũng làm tê liệt các hoạt động
tại nhiều làng nghề gỗ của Việt Nam. Hiện chưa có tín hiệu rõ ràng rằng cầu
tại Trung Quốc về các sản phẩm gỗ quý sẽ không tăng trở lại trong tương lai.
Kiểm sốt tính hợp pháp của nguồn gỗ nhập khẩu dựa trên việc kiểm
sốt lồi và nguồn gốc gỗ địi hỏi cần có đầy đủ thơng tin có liên quan đến các
khâu của chuỗi cung nơi gỗ được khai thác và xuất khẩu. Mặc dù khơng phải
tồn bộ các lồi gỗ nhập khẩu vào Việt Nam đều đòi hỏi mức độ thơng tin
giống nhau, số lượng lớn các lồi gỗ nhập khẩu từ nguồn thường được coi là
có mức độ rủi ro cao sẽ là những thách thức lớn đối với nỗ lực kiểm sốt tính
hợp pháp của gỗ nhập khẩu từ các nguồn này. Hiệu quả của việc kiểm sốt
tính hợp pháp của nguồn gỗ nhập khẩu khơng chỉ đòi hỏi nỗ lực của các cơ
quan quản lý mà còn là trách nhiệm của bản thân từng doanh nghiệp trực tiếp
tham gia nhập khẩu mà còn là của cộng đồng doanh nghiệp tham gia chế biến
phục vụ thị trường xuất khẩu và nội địa.

h


15

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cấu tạo một số loại gỗ nhập khẩu tại Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tiến hành điều tra 17 mẫu gỗ nhập khẩu được các cơ sở kinh
doanh gỗ nhập từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Đề tài chỉ tiến hành xác định cấu tạo của các mẫu gỗ đã thu thập.
- Quá trình xác định cấu tạo của các loại gỗ được tiến hành tại phịng
thí nghiệm Khoa Lâm nghiệp- Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
- Việc xác định cấu tạo sử dụng kính hiển vi tại khoa Lâm nghiệp.
- Tiến hành thu thập mẫu gỗ tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra sưu tầm một số loại gỗ nhập khẩu ở Việt Nam.
- Xác định cấu tạo và giải phẫu hình thái của các loại gỗ nhập khẩu đã
thu thập.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu chúng tơi chọn
phương pháp nghiên cứu thực nghiệm có kế thừa kết quả từ những nghiên cứu
trước đó.
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập mẫu
- Điều tra nguồn gốc, lĩnh vực sử dụng các mẫu gỗ nhập khẩu, tiến
hành thu thập các loại gỗ nhập khẩu ở Việt Nam.
- Tiến hành tạo mẫu theo kích thước nhất định: dài x rộng x dày = 12 x
7,5 x 2 cm.
- Sau khi xác định cấu tạo gỗ, xác định tên gỗ (tên khoa học, tên địa
phương) và tiến hành dán nhãn tên mẫu gỗ, nhóm gỗ.
3.4.2. Phương pháp xác định cấu tạo gỗ

h


16


Quá trình khảo sát cấu tạo gỗ được khảo sát trên 3 mặt cắt: Mặt cắt
ngang, mặt cắt xuyên tâm và mặt cắt tiếp tuyến.
Dùng kính hiển vi để quan sát, đo đếm và mô tả cấu tạo thô đại và hiển vi
của gỗ theo 10 đặc điểm của gỗ sau:
- Gỗ lõi, gỗ giác phân biệt hay không phân biệt?
- Màu sắc gỗ giác và gỗ lõi.
- Vòng năm rõ hay không rõ?
- Gỗ sớm- gỗ muộn phân biệt hay khơng phân biệt?
- Mạch gỗ:
+ Hình thức phân bố của mạch.
+ Hình thức tụ hợp của mạch
+ Đo đường kính của mạch theo chiều tiếp tuyến.
+ Tính mật độ của mạch /1mm2.
- Khảo sát chất tích tụ trong ruột tế bào mạch gỗ.
- Hình thức phân bố của tế bào mô mềm xếp dọc thân cây.
- Khảo sát về tia:
+ Đo bề rộng của tia theo chiều tiếp tuyến.
+ Tính mật độ của tia/1mm chiều tiếp tuyến.
- Cấu tạo lớp có hay khơng có?
- Có hay khơng có ống dẫn nhựa dọc?
- Thớ gỗ thẳng hay nghiêng, thô hay mịn?
- Khối lượng thể tích: nặng, trung bình, nhẹ?
Từ những căn cứ trên giúp ta định được loại gỗ một cách khoa học và
chính xác nhất.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê, sử dụng phần mềm
Excel, tiến hành xử lý các thông tin như: Nguồn gốc gỗ điều tra, tần số sử
dụng tại các cơ sở, lĩnh vực sử dụng.

h



17

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều tra thu thập gỗ
4.1.1. Một số mẫu gỗ nhập khẩu thông dụng được sưu tập
Sau khi thực hiện quá trình nghiên cứu, điều tra ở xã Thạch Xá, huyện
Thạch Thất, Hà Nội đã thu thập được 17 mẫu gỗ nhập khẩu và đã đưa ra được
tên khoa học, nguồn gốc xuất xứ được liệt kê tại bảng 4.1.
Bảng 4.1. Một số mẫu gỗ thông dụng đã được thu thập
Stt

Tên khoa học

Tên gỗ

Quốc gia

1

Parashorea stellata Kury

Chò chỉ

Lào

2


Pygeum arboreum Endl

Xoan đào

Nam Phi

3

Talauma

Giổi

Campuchia

4

Talauma

Giổi

Lào

5

Aglaia spectabilis

Gội đỏ

Lào


6

Quercus spp

Sồi đỏ

Mỹ

7

Quercus pedunculata

Sồi trắng

Đức

8

Erthyrophloeum fordii Oliv

Lim xanh

Campuchia

9

Erthyrophloeum fordii Oliv

Lim xanh


Lào

10

Fassia pasquieri H.lec

Sến mật

Nam Phi

11

Pterocarpus macrocarpus

Hương đá

Nam Phi

12

Fraxinnus spectabilis

Tần bì

Đức

13

Sindora tonkinensis A.Chev


Gụ lau

Campuchia

14

Sindora cochinchinensis Baill

Gụ mật

Lào

15

Vatica tonkinensis A.chev

Táu mật

Lào

16

Samanea saman

Còng

Lào

17


Cinamomum parthenoxylon Meissn

Re hương

Lào

Qua những số liệu thu thập, điều tra tại cơ sở, hàng năm nguồn gốc
nhập khẩu gỗ chủ yếu là từ một số nước trong khu vực ASEAN cụ thể là Lào,

h


×