Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

kế toán tài săn cố định của công ty CP Dược- TBYT Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.85 KB, 51 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với sự chuyển mình của đất nước, với
những chủ trương đúng đắn của Đảng đã góp phần thiết thực cho nền kinh tế nước ra sau
bao năm bị kìm hãm phát triển, do hai cuộc chiến tranh xâm lược nay đã hồi sinh trở lại
đang trên đà phát triển và hội nhập cùng các nước trên thế giới.
Song song với sự phát triển của xã hội loài người hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển không ngừng đã kéo
theo sự thay đổi sâu sắc về hoạt động quản lý và cơ chế quản lý. Kế toán luôn phát triển
và gắn liền với hoạt động quản lý kinh tế.
Đới với Nhà nước, kế toán là công cụ quan trọng để tính toán xây dựng và kiểm tra
việc chấp hành ngân sách nhà nước, để điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dân. Đối
với tổ chức nhà máy, doanh nghiệp… kế toán là công cụ điều hành quản lý các hoạt động
tính toán. Kế toán đã và đang là công cụ thực sự quan trọng cùng với các công cụ quản lý
khác ngày càng được cải tiến và đổi mới hoàn thiện luôn nhằm phát huy tác dụng để đáp
ứng nhu cầu quản lý trong cơ chế thị trường.
Tài sản cố định là bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
nói riêng và của nền kinh tế nói chung. TSCĐ là tư liệu lao động có giá trị lớn và thời
gian sử dụng lâu dài. TSCĐ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh
doanh để tạo ra sản phẩm. TSCĐ thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật năng lực và thế mạnh
của doanh nghiệp trong quá trình phát triển sản xuất, TSCĐ là bộ phận quan trọng của
vốn sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải tổ chức kế toán và phân tích hiệu quả sử dụng
TSCĐ một cách khoa học hợp lý và chính xác để phục vụ cho công tác quản lý và hiệu
quả sử dụng TSCĐ.
Thấy được sự quan trọng và tầm ảnh hưởng của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nói riêng và ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung. Trong quá
trình thực tập tại Công ty Cổ phần Dược – TBYT Đà Nẵng tôi đã chọn đề tài “Kế toán
TSCĐ tại Công ty Cổ phần Dược – TBYT Đà Nẵng”. Mục tiêu là nghiên cứu rõ về số tài
sản mà doanh nghiệp hiện có để từ đó đề ra biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm sản xuất ra và tăng số vốn của Công ty. Nghiên cứu về chế độ kế toán mà Công ty


đang áp dụng với tài sản cố định có hợp lý không để từ đó đề ra biện pháp thích hợp.
Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của Công ty CP Dược-
TBYT Đà Nẵng
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
Chương 2: Thực trạng công tác tế kế toán TSCĐ tại Công ty CP Dược- TBYT Đà
Nẵng
Chương 3: Nhận xét và ý kiến đề xuất.
Với kiến thức và trình độ còn nhiều hạn chế, nhận thức còn mang tính lý thuyết và
thời gian thực tập có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong
được sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô cũng như các cô chú làm công tác kế toán tại
Công ty để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH, TỔ CHỨC QUẢN LÝ
CỦA CÔNG TY CP DƯỢC – TBYT ĐÀ NẴNG
1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty CP Dược – TBYT Đà Nẵng
Công ty cổ phần Dược-TBYT Đà Nẵng là doanh nghiệp vừa hoạt động thương mại
và hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó hoạt động thương mại đóng vai trò chủ yếu.
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là dược phẩm (85%-90%), còn lại làn trang
thiết bị y tế, hóa chất, mỹ phẩm, phục vụ nhu cầu sức khỏe của nhân dân và đóng góp vào
ngân sách, góp phần phát triển kinh tế- xã hội.
Công ty có mạng lưới phân phối dày đặt gồm: 2 cửa hàng trung tâm, 2 kho, 10 cửa
hàng chuyên doamh và các quầy bán sỉ và lẻ khác. Vốn điều lệ của công ty là 28 tỷ, trong
đó nhà nước nắm giữ 51%. Với số vốn hiện có mở rộng mạng lưới kinh doanh làm phong
phú các chủng loại mặt hàng kinh doanh trên thị trường Đà Nẵng và tất cả các trị trường
mà công ty đang hoạt động nói chung. Hiện nay, công ty có 3 chi nhánh: chi nhánh miền
trung, chi nhánh Tp Hồ Chí Minh và chi nhánh Hà Nội.
Trong quá trình hoạt động của mình, công ty luôn cố gắng xây dựng hệ thống quản
lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000, GMP. Về công tác nghiên cứu trị trường,

Công ty chú trọng nghiên cứu các giải pháp nhằm duy trì thị phần hiện tại của mình đối
với các sản phẩm truyền thống, đồng thời tiến hành nghiên cứu tìm kiếm những nhu cầu
đang có và nhu cầu tiềm ẩn, từ đó cho ra sản phẩm chiên lược.
Công ty quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng chính sách, chăm lo đời
sống vật chất, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên. Thực hiện
chế độ khen thưởng , kỹ thuật nghiêm minh, công bằng.
Công ty đã tham gia đấu và thắng thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị vật tư tại các Bệnh
viện, Trung tâm y tế Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành khác. Công ty được cơ quan chủ quản
đánh giá cao về công tác cung ứng thuốc cho các cơ sở điều trị, đồng thời đóng vai trò
tích cực trong việc bình ổn giá thuốc.
1.1 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kế toán của Công ty Dược – TBYT Đà
Nẵng.
1.1.1 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Dược – TBYT Đà Nẵng
Bộ máy quản lý công ty Dược-TBYT Đà Nẵng thực hiện theo mô hình tuyến chức
năng.
SƠ ĐỒ : BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 2




 !"
#$% &'()*
'+$,$ $/$,01230
#$% 45678$
903:!
';7$7<..7=>()*
+..'+
';7$7<.4?
!@3$$A=$/

B CAD'E+CF

"
 GH   I6AJ "
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
1.1.2 Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty CP Dược – TBYT Đà Nẵng
1.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
Bộ máy kế toán là một tập hợp các bộ phận viên kế toán nhằm đảm bảo thực hiện
toàn bộ công tác kế toán ở đơn vị.
Tất cả các nhân viên đều đặt dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng, các bộ phận kế
toán đều được kiểm tra đối chiếu lẫn nhau vào cuối quý.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 3
KL@MB.$)+K9.C30
N';7$7<.*H* O
PQR
PS
TU2V$WTU X' I,
.+..X*, .7=>4I7
@,4Y
.+..X*, $Z7 $I2TUCAL E+).+)$7/&)W';7$7<..7=>()*
0I6AJ 45678$ [\7?
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
Ghi chú: Quan hệ độc lập
Quan hệ chức năng
1.1.2.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hằng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng.

- Chế độ kế toán: theo QĐ số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006.
- Hình thức ghi sổ: Chứng từ ghi sổ.
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
- Phương pháp tính khấu hao: Áp dụng phương pháp tính khấu hao theo phương
pháp đường thẳng.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 4
] $^ <.
5 $% _0.] $^ <..` C)B'
] $^ '4%
%.+'
5 .IK<'4<0+$4'
%Ka &b.] $^ '4%
%W$F&/$)+.'T/$
5 $% _0.'T/$
+).+)&/$)+
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
1.1.2.3 Đặc điểm tổ chức sổ kế toán
Để phù hợp với đặc điểm, tổ chức. quản lý sản xuất, kinh doanh và yêu cầu hạch
toán kế toán của đơn vị, hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
với hệ thống sổ sách, tài khoản, sử dụng phù hợp đúng chế độ kế toán của nhà nước ban
hành. Đặc điểm của hình thức này là dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu phù hợp với Công ty
như các cửa hàng, quầy hàng vì có số lượng nghiệp vụ phát sinh tương đối nhiều và phức
tạp.
Trình tự luân chuyển chứng từ:
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu
Hằng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán lập các chứng từ gốc, kiểm
tra thu nhận, phân loại và lên bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại. Định kỳ, chuyển

toàn bộ lên phòng kế toán công ty, do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty phát
sinh nhiều NVKT trong tháng, vì vậy đa số các chứng từ gốc không được định khoản trực
tiếp vào chứng từ ghi sổ mà phải qua bảng kê trung gian. Bảng tổng hợp là tập hợp số liệu
của nhiều chứng từ gốc có liên quan đến NVKT phát sinh và cuối kỳ lấy dòng tổng cộng
của bảng kê sau khi định khoản chính xác để lập chứng từ ghi sổ.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
Căn cứ vào BTHCTGCL, kế toán lập CTGS. CTGS sau khi lập xong được chuyển
đến kế toán trưởng ký duyệt rồi chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ các
chứng từ gốc kèm theo để bộ phận này ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ và sau đó ghi
vào Sổ cái.
Đối với những tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc sau
khi sử dụng để lập CTGS và ghi vào sổ kế toán tổng hợp được chuyển đến bộ phận kế
toán chi tiết có liên quan làm căn cứ ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của
từng tài khoản.
Cuối kỳ, khóa sổ cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào đó lập các Bảng
tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp. Tìm ra tổng sổ tiền các NVKT phát sinh
trên sổ Đăng ký CTGS và tổng hợp SPS Nợ, tổng SPS Có và số Dư của từng tài khoản
trên Sổ cái. Sau khi đối chiếu khớp đúng giữ Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết, kế toán
tổng hợp sẽ căn cứ vào Sổ Cái để lập bảng cân đối SPS rồi lập báo cáo tài chính theo quy
định.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra đảm bảo Tổng SPS Nợ và Tổng SPS Có của tất cả các
tài khoản trên Bảng cân đối SPS phải bằng nhau và bằng Tổng só tiền phát sinh trên sổ
Đăng ký CTGS. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối
SPS phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối SPS phải bằng số dư
của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 6
 7=> '+()27*4c2
'+27*$Z>#*KL
'0d&+.C'>\7*+.&)5$7/&e ),CB'

+.&)5 '52$Z^
f
g
G
f
 7=> '+()"!E, '*) '+(-$)+KA_.(7=;$Ch.7<' +..'0d$ZAD.&'4X(i
g f
'+$ZM
.CB'
 7=>
'+
'+$ZMKj
*)2
g f
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC – TBYT ĐÀ NẴNG
2.1 Đặc điểm, phân loại TSCĐ tại Công ty
Đặc điểm: Với vai trò là công ty Dược chuyên sản xuất và cung cấp các loại dược
phẩm, dược liệu, vật tư y tế nên TSCĐ chủ yếu của Công ty là nhà cửa, nhà kho, máy đo
mắt, máy sao dược liệu, máy xét nghiệm, máy cắt gạc công nghiệp, và các máy móc
thiết bị phục vụ sản xuất khác. Ngòai ra, còn có các loại TSCĐ dùng cho bộ phận văn
phòng.
Phân loại TSCĐ tại Công ty:
TSCĐ của Công ty được phân thành những loại cơ bản sau:
TSCĐ hữu hình:
- Nhà cửa
- Máy móc thiết bị
- Phương tiện vận tải, vật kiến trúc.
- TSCĐ quản lý khác.

TSCĐ vô hình:
- Quyền sử dụng đất
- Phần mềm máy tính
- TSCĐ vô hình khác
2.2 Tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại Công ty
2.2.1 Đánh giá TSCĐ tại Công ty
2.2.1.1 Phương pháp đánh giá TSCĐ tại Công ty
Đánh giá TSCĐ là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ theo những nguyên tắc nhất định.
Trong mọi trường hợp, kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá
và giá trị còn lại.
Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá:
Đánh giá theo giá trị còn lại:
2.2.2 Quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty
Hiện nay, TSCĐ ở công ty được sử dụng và quản lý ở các bộ phận chính đó là:
- Bộ phận sản xuất gồm: bộ phận sản xuất ở phân xưởng và bộ phận vận tải.
+ Bộ hận SX ở phân xưởng: máy cắt gạc công nghiệp, máy sao dược liệu,…
+ Bộ phận vận tải: xe tải thùng, xe múc,…
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
- Bộ phận bán hàng: các cửa hàng tự xây dựng, máy vi tính,…
- Bộ phận văn phòng: máy photocopy, máy lạnh,…
Tất cả các tài sản trên được Công ty quản lý chặt chẽ về số lượng cũng như giá trị.
Việc quản lý TSCĐ là một việc hết sức phức tạp. Công ty tổ chức giám sát, phát hiện
những TS bị hư hại, mất mát trình lên Giám Đốc để có biện pháp xử lý thích hợp và
nhanh chóng nhằm đem lại hiệu quả công việc cao hơn.
2.3 Kế toán TSCĐ tại Công ty CP Dược – TBYT Đà Nẵng
2.3.1 Kế toán tăng, giảm TSCĐ:
Tài khoản sử dụng:
- TK 211: TSCĐ hữu hình: Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng,
giảm TSCĐ hữu hình của Công ty theo nguyên giá.

TK 211 có 6 TK cấp 2, nhưng tại Công ty chỉ sử dụng 5 tài khoản cấp 2:
TK 2112: Nhà cửa
TK 2113: Máy móc thiết bị
TK 2114: Phương tiện vận tải
TK 2115: Thiết bị, công cụ quản lý
TK 2118: TSCĐ hữu hình khác
- TK 213: TSCĐ vô hình: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình
hình biến động của toàn bộ TSCĐ vô hình của doanh nghiệp.
TK 213 có 7 tài khoản cấp 2, nhưng tại Công ty chỉ sử dụng 4 TK cấp 2:
TK 2131: Quyền sử dụng đất
TK 2133: Phần mềm kế toán
TK 2134: Nhãn hiệu hàng hóa
TK 2138: TSCĐ vô hình khác
Và một số TK liên quan khác như : TK 111, TK 112, TK 331, TK 411,…
Kế toán tăng tài sản cố định:
Quy trình mua sắm TSCĐ tại Công ty:
Bước 1: Đề nghị mua sắm
- Bộ phận có nhu cầu lập giấy đề nghị mua sắm trình lên Giám đốc công ty. Giám
đốc xem xét, có ý kiến và phê duyệt.
Bước 2: Thực hiện mua sắm.
- Khi có phê duyệt đồng ý cho mua sắm của Giám đốc, phòng KHKD cùng với bộ
phận có nhu cầu phải thu thập giấy báo giá của các đơn vị cung cấp có mặt hàng phù hợp.
- Phòng KHKD lập công văn đề nghị cơ quan chức năng thẩm định giá (nếu cần),
lập biên bản chọn nhà cung cấp, thương thảo hợp đồng với đơn vị cung cấp.
- Ký hợp đồng kinh tế.
Bước 3: Nghiệm thu và bàn giao sử dụng.
- Hội đồng nghiệm thu và bàn giao sử dụng gồm: đại diện lãnh đạo Công ty, kế toán
trưởng, kế toán tài sản, bộ phận có nhu cầu.
- Kế toán tài sản cố định lập biên bản giao nhận TSCĐ.
- Bộ phận sử dụng sẽ tiếp nhận TSCĐ và ký vào biên bản bàn giao.

Bước 4: Ghi sổ kế toán.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
- Kế toán TSCĐ tiến hành tập hợp chứng từ liên quan đến công việc mua sắm, ghi
sổ và lưu giữ chứng từ.
Kế toán giảm TSCĐ
TSCĐ giảm do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do thanh lý, nhượng bán.
Quy trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Bước 1: Lập giấy đề nghị thanh lý, nhượng bán
- Nếu một TSCĐ sau một thời gian sử dụng lâu dài, bị hư hỏng hoặc trong trạng
thái không sử dụng được nữa thì Bộ phận quản lý lập Tờ trình xin thanh lý,
nhượng bán TSCĐ rồi đưa cho Giám đốc duyệt.
Bước 2: Quyết định của ban giám đốc
- Nếu được sự đồng ý của Giám đốc thì Quyết định thanh lý, nhượng bán TSCĐ
được lập
- Lập Ban thanh lý.
Bước 3: Tiến hành thanh lý, nhượng bán
- Sau đó, Quyết định thanh lý, nhượng bán được chuyển xuống phòng Kế toán và
Kế toán TSCĐ sẽ xem xét lại Nguyên giá, Khấu hao đã trích rồi báo lại giá trị
còn lại cho Ban thanh lý.
- Quyết định bán TSCĐ ở mức giá phù hợp.
Bước 4: Ghi sổ kế toán
- Phòng Kế toán lập Bộ hồ sơ thanh lý và Kế toán TSCĐ sẽ ghi giảm TSCĐ.
2.3.1.1 Kế toán tăng TSCĐ
TSCĐ của công ty có thể tăng do các nguyên nhân như mua sắm, XDCB, biếu tặng,

Chứng từ và sổ toán sử dụng:
- Giấy đề nghị mua sắm TSCĐ.
- Hợp đồng kinh tế.
- Hóa đơn GTGT.

- Biên bản bàn giao, nghiệm thu thiết bị.
- Thẻ TSCĐ.
- Chứng từ ghi sổ.
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Sổ cái TK 211, Tk 213, TK 111, TK 133, …
Ví dụ: Ngày 8/10/2012 Công ty CP Dược – TBYT Đà Nẵng mua máy vi tính
Server IBM X3200 M3 Tower (Máy chủ văn phòng công ty)với thời gian sử dụng 3
năm của Công ty tin học VNPT Đà Nẵng như sau:
Hồ sơ liên quan gồm:
CÔNG TY CP DƯỢC –
TBYTĐÀ NẴNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do Hạnh Phúc
Đà Nẵng, ngày 31 tháng 07 năm 2012
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: -TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CP DƯỢC – TBYT ĐÀ NẴNG
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ

Tôi tên là: Võ Trần Phi Hổ
Chức vụ: chuyên viên công nghệ thông tin
Để việc hạch toán tiền lương được gọn lẹ, đúng đắn, chính xác đồng thời bắt kịp sự
phát triển của công nghệ, nâng cao trình độ của nhân viên.
Vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Ban Tổng Giám đốc cho văn phòng được trang
bị một máy vi tính Sever IBM X3200 M3 Tower.
Xin chân thành cảm ơn.
TỔNG GIÁM ĐỐC DUYỆT NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
Võ Trần Phi Hổ
Giấy đề nghị được trình lên Ban Tổng Giám đốc, được Tổng Giám đốc ký duyệt. Phòng
KHKD tiến hành thu thập giấy báo giá của nhà cung cấp.

CÔNG TY TIN HỌC VNPT ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 47 Trần Phú, quận Hải Châu - Đà Nẵng
Điện thoại: 05111.365.222 Fax: 0511.3823430
PHIẾU BÁO GIÁ
Tên hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền
Máy vi tính IBM X3200 M3 Tower
(Giá trên đã bao gồm thuế VAT 10%)
01 31.540.000 31.540.000
Phòng KHKD lập tờ trình cho Ban Tổng Giám đốc, đề nghị duyệt báo giá server.
CÔNG TY CP DƯỢC –
TBYTĐÀ NẴNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do Hạnh Phúc
Đà Nẵng, ngày 31 tháng 08 năm 2012
TỜ TRÌNH
Về việc duyệt báo giá server
Kính gửi: -TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CP DƯỢC – TBYT ĐÀ NẴNG
-PHÒNG TC-HC
Tôi tên là: Võ Trần Phi Hổ
Chức vụ: chuyên viên công nghệ thông tin
Theo giấy đề nghị ngày 31/07/2012 về việc mua server để cài đặt và chạy phần
mềm quản lý tiền lương. Theo quan điểm kỹ thuật tôi kính đề nghị Ban Giám đốc, phòng
TC-HC xem xét chọn: hai ổ cứng 300 GB, 3,5 inch, SL, HS 15k, 6Gbps SAS HDD của
công ty tin học VNPT Đà Nẵng.
Vì vậy, kính đề nghị Ban Giám đốc, phòng TC-HC xem xét chọn server “IBM
server X3200 M3 Tower với 2 ổ cứng 300GB với giá 31.540.000. Cấu hình chuẩn của
IBM Server X3200 M3 là 2 GB ram, để tăng dung lượng ram cho server, đề nghị Ban
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
Giám đốc, phòng TC-HC xem xét mua thêm 2 thanh ram 1GB cho server với giá :

2x750.000=1.500.000đ để được đồng bộ bảo hành 3 năm.
Xin chân thành cảm ơn.
TỔNG GIÁM ĐỐC DUYỆT P.TC-HC NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
Võ Trần Phi Hổ
Sau khi được Tổng Giám đốc xem xét và ký duyệt, phòng KHKD tiến hành thương thảo
và ký hợp đồng như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do Hạnh Phúc

HỢP ĐỒNG KINH TẾ
“V/v: Cung cấp máy chủ Server IBM X3200 M3 Tower”
Số 31.09.12/HĐKT
Căn cứ vào Luật Thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006.
Căn cứ vào nhu cầu của Công ty cổ phần Dược – TBYT Đà Nẵng và khả năng cung
cấp của Công ty tin học VNPT Đà Nẵng.
Hôm nay, ngày 31 tháng 09 năm 2012, chúng tôi gồm có:
BÊN A: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TBYT ĐÀ NẴNG
Đại diện : Ông TỔNG VIẾT PHẢI Chức vụ: TGĐ
Địa chỉ : 02 Phan Đình Phùng- TP Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.3810735 Fax: 0511.3891752
Mã số thuế: 0400367524
BÊN B: CÔNG TY TIN HỌC VNPT ĐÀ NẴNG
Đại diện : Ông LƯƠNG HỒNG KHANH Chức vụ: GĐ
Địa chỉ : 47 Trần Phú, quận Hải Châu - Đà Nẵng
Điện thoại : 05111.365.222 Fax: 0511.3823430
Tài khoản : 104-10400169014
Tại : Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam CN Đà Nẵng
Mã số thuế: 0400127191
Hai bên thỏa thuận thống nhất ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa với các nội dung

sau:
Điều 1: Đối tượng hợp đồng.
Đối tượng hợp đồng là các hàng hóa được nêu chi tiết như dưới đây:
TT Tên hàng hóa SL Đơn giá Thành tiền
1
Máy chủ server IBM X3200
M3 Tower
1 31.540.000 31.540.000
2 Thanh ram 2 750.000 1.500.000
Tổng cộng 33.040.000
Điều 2: Thời gian, địa điểm giao hàng.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
-Thời gian giao hàng: 7 ngày sau khi hợp đồng được ký kết.
-Hàng được giao tại bên A.
Điều 3: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:
-Tổng giá trị hợp đồng: 33.040.000 VNĐ
Bằng chữ: Ba mươi ba triệu, bốn mươi nghìn đồng chẵn.
-Phương thức thanh toán: chuyển khoản.
Điều 4: Trách nhiệm mỗi bên.
-Bên A:
+ Tổ chức tiếp nhận, kiểm tra, nghiệm thu hàng hóa.
+Thanh toán cho bên B đúng theo điều 3 hợp đồng.
-Bên B:
+ Cung cấp hàng hóa cho bên A đảm bảo chất lượng, chủng loại, thời gian.
Điều 5: Điều khoản chung
-Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản ghi trên hợp đồng trên tinh thần
hợp tác. Mọi tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng hai bên sẽ bàn bạc giải
quyết. Trường hợp hai bên không tự giải quyết được, vụ việc tranh chấp sẽ được đưa ra
Toàn án Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng giải quyết theo luật định.

Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và sẽ được thanh lý sau khi các bên hoàn tất các
nhiệm vụ của mình.
Hợp đồng này được thành lập thành 03 bản có giá trị như nhau. Bên A giữ 02 bản,
Bên B Giữ -1 bản có nhiệm vụ theo doĩ, kiểm tra quá trình thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, hai bên tiến hành lập biên bản bàn giao, nghiệm thu TSCĐ
để đưa TSCĐ vào sử dụng và quản lý:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do Hạnh Phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO, NGHIỆM THU THIẾT BỊ
Ngày 8 tháng 10 năm 2012
Số 05
BÊN A: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TBYT ĐÀ NẴNG
Đại diện : Ông TỔNG VIẾT PHẢI Chức vụ: TGĐ
Địa chỉ : 02 Phan Đình Phùng- TP Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.3810735 Fax: 0511.3891752
Mã số thuế : 0400367524
BÊN B: CÔNG TY TIN HỌC VNPT ĐÀ NẴNG
Đại diện : Ông LƯƠNG HỒNG KHANH Chức vụ: GĐ
Địa chỉ : 47 Trần Phú, quận Hải Châu - Đà Nẵng
Điện thoại : 05111.365.222 Fax: 0511.3823430
Tài khoản : 104-10400169014
Tại : Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam CN Đà Nẵng
Mã số thuế: 0400127191
Nội dung:
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
- Bên A đã nhận được đầy đủ, đúng thời gian, đúng quy cách phẩm chất như Bên
B đã giới thiệu, gồm:

STT Tên hàng hóa SL
1 Máy chủ server IBM X3200 M3 Tower 01
2 Thanh ram 02
Tổng cộng 03
- Hàng còn mới 100% nguyên đai nguyên kiện.
- Giao kèm phiếu bảo hành của nhà cung câp và phiếu bảo hành của nhà phân
phối
- Biên bản lập thành 03 bản, Bên A giữ 02 bản, Bên B giữ 01 bản và có giá trị
như nhau
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Căn cứ hợp đồng kinh tế và biên bản bàn giao, nghiệm thu thiết bị, Công ty tin học
VNPT Đà Nẵng lập hóa đơn bán hàng cho công ty CP Dược – TBYT Đà Nẵng như sau:
Mẫu số: 01GTKT3/001
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: BH/11P
Liên 2: Giao người mua Số: 0000511
Ngày 8 .tháng 10 năm 2012
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TIN HỌC ĐÀ NẴNG
Mã số thuế: 0400127191
Địa chỉ: 47 Trần Phú, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Số tài khoản: 104-10400169014 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam CN Đà Nẵng
Điện thoại: 05111.365.222 Fax: 0511.3823430
Email: Website: vienthongdannang.com.vn
Họ tên người mua hàng :
Tên đơn vị: Công ty CP Dược –TBYT Đà Nẵng.
Mã số thuế: 0400101404
Địa chỉ: : 02 Phan Đình Phùng – Q.Hải Châu – Tp Đà Nẵng
Số tài khoản: 102.010.000.191.304 Vietinbank Đà Nẵng.
Hình thức thanh toán: chuyển khoản
Điện thoại: (0511) 3822247 Fax: (0511) 3891752
STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số

lượng
Đơn giá Thành thiền
1 2 3 4 5 6=4*5
1 Máy chủ server IBM
X3200 M3 Tower
Cái 1 28.672.727 28.672.727
2 Thanh ram Cái 2 681.818,5 1.363.637
Cộng tiền hàng 30.036.364
Thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 3.003.636
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
Tổng cộng tiền thanh toán 33.040.000
Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi ba triệu, bốn mươi nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Sau khi hoàn thành thủ tục mua sắm, kế toán tiến hành lập lệnh chi:
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VN Liên/Copy: 2
LỆNH CHI
PAYMENT ORDER
Ngày/ Date: 08/10/2012
Đơn vị trả tiền / Payer: Công ty CP Dược – TBYT Đà Nẵng
Tài khoảnNợ / Debit A/C:
1 0 2 0 1 0 0 0 0 1 9 1 3 0 4
Ngân hàng / Wish Bank: Công thương – Đà Nẵng
Số tiền bằng chữ / Amount in words:
Số tiền bằng số/ Amount in figures
VNĐ 33.040.000
Ba mươi ba triệu, bốn mươi nghìn đồng chẵn.
Đơn vị nhận / Payee: Công ty tin học VNPT Đà Nẵng
Tài khoản có / Credit A/C: 104-10400169014

Ngân hàng / Wish Bank: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam CN Đà Nẵng.
Nội dung/Remarks: Chuyển trả tiền mua máy vi tính IBM Server theo HĐ GTGT số
0000511 ngày 08/10/2012
Đơn vị trả tiền Ngày hạch toán/ Acounting date: 08/10/2012
Kế toán Accountant Chủ TK A/C holder Giao dịch viên Teller KS viên Supervisor

Hạch toán chi tiết:
Khi có đầy đủ hồ sơ hợp lệ và chứng từ liên quan đến quá trình mua sắm, kế toán
mở thẻ TSCĐ để theo dõi riêng từng đối tượng TSCĐ. Thẻ TSCĐ sau khi lập xong được
ghi vào sổ TSCĐ và được kế toán TSCĐ giữ và theo dõi
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 15
CÔNG TY CP DƯỢC – CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TBYT ĐÀ NẴNG Độc lập – Tự do Hạnh Phúc
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Sổ thẻ: 12
Ngày 10 tháng 10 năm 2012
Căn cứ vào hợp đồng số 08.10.12/HĐKT ngày 31 tháng 9 năm 2012
Tên tài sản cố định: Máy tính IBM server.
Nước sản xuất: USA
Năm sản xuất: 2012
Bộ phận quản lý sử dụng: P.KHKD
Năm đưa vào sử dụng: 2012
Chứng từ
Diễn giải Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Số
hiệu
Ngày

tháng
Năm GTHM
Cộng
dồn
1 8/10/12
Máy tính IBM
server (Máy chủ
VP công ty)
30.036.364 2012 0 0
DỤNG CỤ PHỤ TÙNG KÈM THEO
STT Tên quy cách dụng cụ,
phụ tùng
ĐVT Số lượng Giá trị
Ngày… tháng…năm…
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký và đóng dấu)
Căn cứ vào thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ được lập (trình bày ở phía sau)
Cuối kỳ, căn cứ sổ TSCĐ bảng kê tăng TSCĐ được lập để theo dõi các trường
hợp tăng TSCĐ.
CÔNG TY CP DƯỢC- TBYT ĐÀ NẴNG
02 Phan Đình Phùng – ĐN
BẢNG KÊ TĂNG TSCĐ
Quý IV/2012
STT Tên TSCĐ ĐVT Số lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
Bộ phận
sử dụng

… … … … … …
8 Máy tính IBM
server (Máy chủ
VP công ty)
Cái 01 30.036.364 30.036.364 P.KHKD
… … … … … …
Tổng cộng
932.407.74
7

Hạch toán tổng hợp:
Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ (Giấy đề nghị, HĐKT, hóa đơn GTGT), kế toán tiến
hành lập chứng từ ghi sổ.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 08
Ngày 31 tháng 12 năm 2012
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền Ghi chú
Số Ngày Nợ Có
31/12
Tăng TSCĐ
máy vi tính
IBM Server
211
113
112


30.036.364
3.003.636
Cộng 33.040.000
Kèm theo……….chứng từ gốc KẾ TOÁN TRƯỞNG
Người lập
2.3.1.2 Kế toán giảm TSCĐ
TSCĐ hữu hình giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau:
+ Nhượng bán TSCĐ là nhượng bán TSCĐ không cần dùng hoặc sử dụng không
có hiệu quả.
+ Thanh lý TSCĐ là thanh lý những tài sản bị hư hỏng nặng không thể tiếp tục sử
dụng được hoặc những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật không phù hợp với yêu cầu kinh
doanh…
Chứng từ và sổ kế toán sử dụng:
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Hợp đồng kinh tế
- Biên bản bàn giao, nghiệm thu TSCĐ
- Thẻ TSCĐ
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái TK 211, Tk 213, TK 111, Tk 711,…
Ví dụ: Ngày 27/10/2012 Công ty CP Dược – TBYT Đà Nẵng thanh lý một máy
sao dược liệu do hư hỏng, có nguyên giá là 17.800.000 đồng, giá trị hao mòn 9.493.333
đồng, giá trị còn lại 8.306.667 đồng.
Hồ sơ liên quan:
CÔNG TY CP DƯỢC –
TBYTĐÀ NẴNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do Hạnh Phúc
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 12 năm 2012
GIẤY ĐỀ NGHỊ
V/v thanh lý máy sao dược liệu
Kính gửi: - GIÁM ĐỐC CÔNG TY CP DƯỢC – TBYT ĐÀ NẴNG
Tôi tên là: Trần Đình Hùng
Chức vụ: Quản đốc PXSX
Trước đây, Công ty có trang bị cho phân xưởng sản xuất một máy sao dược liệu , do
thời gian sử dụng khá lâu nên tình trạng máy bị hư hỏng, nếu cho sữa chữa sẽ tốn nhiều chi
phí và thời gian.
Vì vậy, kính mong Ban Giám đốc cho bán thanh lý để thu lại vốn đầu tư.
Xin chân thành cảm ơn.
TỔNG GIÁM ĐỐC DUYỆT NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
Trần Đình Hùng
Căn cứ vào giấy đề nghị thanh lý được gửi lên Ban Giám đốc và tình trạng hư hỏng
của máy sao dược liệu, Giám đốc sẽ ra quyết định thanh lý.
CÔNG TY CP DƯỢC – TBYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐÀ NẴNG Độc lập – Tự do Hạnh Phúc
Đà Nẵng, ngày 22 tháng 12 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH CỦA BAN GIÁM ĐÔC
V/v thanh lý máy sao dược liệu
Xét giấy đề nghị của phân xưởng sản xuất ngày 10 tháng 12 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Quyết định thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ, bao gồm:
- Ông Nguyễn Hữu Công – Đại diện: Giám đốc, làm trưởng ban
- Ông Nguyễn Tấn Được – Đại diện kế toán, làm ủy viên
Điều 2: Nhiệm vụ của hội đồng
- Xem xét đánh giá để bán thanh lý máy sao dược liệu
- Hội đồng thanh lý sẽ thông báo cho các công ty, doanh nghiệp được biết để tham
gia mua
Điều 3: Các ông có tên trên và các phòng ban có trách nhiệm thi hành quyết định này

Giám đốc công ty
(Ký và đóng dấu)
Sau khi tìm được người mua với giá hợp lý nhất, Biên bản thanh lý TSCĐ được lập như
sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do Hạnh Phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
(Ngày 27 tháng 12 năm 2012)
k Ban thanh lý TSCĐ gồm có:
lk Ông Nguyễn Hữu Công – Đại diện: Giám đốc, làm trưởng ban
mk Ông Nguyễn Tấn Được – Đại diện kế toán, làm ủy viên
k Tiến hành thanh lý
- Tên, ký hiệu TSCĐ: Máy sao dược liệu
- Số hiệu: S03
- Năm sản xuất: 2006
- Năm đưa vào sử dụng: 2008
- Nguyên giá TSCĐ: 17.800.000 đồng
- Giá trị hao mòn tính đến thời điểm thanh lý: 9.493.333 đồng
- Giá trị còn lại của TSCĐ: 8.306.667 đồng.
k Kết luận của ban thanh lý:
Bán cho ông Phan Anh Quang – Công ty TNHH Phúc Lâm.
Hk Kết quả thanh lý:
Chi phí thanh lý: 1.050.000; Giá trị thu hồi: 9.500.000
Đà Nẵng, ngày 27 tháng 12 năm 2012
Giám đốc Kế toán trưởng
(Đã ký và đóng dấu) (Đã ký)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do Hạnh Phúc


HỢP ĐỒNG KINH TẾ
HĐ Số 27.12.12/HĐKT
“V/v mua bán máy sao dược liệu”
Căn cứ pháp luật hợp đồng kinh tế do Hội đồng nhà nước ban hành ngày 28/09/1998
và nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/201990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết
việc thi hành pháp luật Hợp đồng kinh tế.
Hôm nay, ngày 27 tháng 12 năm 2012
BÊN A: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TBYT ĐÀ NẴNG
Đại diện : Ông TỔNG VIẾT PHẢI Chức vụ: TGĐ
Địa chỉ : 02 Phan Đình Phùng- TP Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.3810735 Fax: 0511.3891752
Mã số thuế : 0400367524
BÊN B: CÔNG TY TNHH PHÚC LÂM
Đại diện : Ông PHAN ANH QUANG Chức vụ: GĐ
Địa chỉ : 23 Ngô Gia Tự - Đà Nẵng
Điện thoại : 05111.345.232 Fax: 0511.3877.798
Tài khoản : 203256698389
Tại : Ngân hàng Á Châu Đà Nẵng
Mã số thuế: 0400423578
Hai bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng kinh tế với các điều khoản như sau:
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
Điều 1: Nội dung hợp đồng
lk Danh mục sản phẩm: bên A nhượng bán cho bên B một máy sao dược liệu đã
qua sử dụng.
- Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
mk Điều kiện giao bán: Việc giao nhận diễn ra tại nơi bán.
Điều 2: Giá cả và phương thức thanh toán
lk Giá cả: Giá thanh toán theo hóa đơn GTGT là: 9.500.000đ

Thuế GTGT 10%: 950.000đ
Tổng giá thanh toán: 10.450.000đ
mk Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt và phải thanh toán đầy đủ
trước khi giao nhận tài sản.
nk Thời gian thực hiện hợp đồng:
- Thời gian trong vòng 3 ngày kể từ ngày ký hợp đồng.
- Địa điểm giao nhận tại kho Công ty CP Dược – TBYT Đà Nẵng.
Điều 3: Điều khoản chung:
- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản ghi trong hợp đồng.
Trong qúa trình thực hiện có gì trở ngại thì hai bên phải trực tiếp gặp nhau bàn
bạc giải quyết. Bên nào vi phạm sẽ chịu trách nhiệm theo pháp lệnh hợp đồng
kinh tế.
- Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký, hợp đồng được lập thành 04 bản, mỗi bên
giữ 02 bản có giá trị như nhau.
Đại diện Bên A Đại diện Bên B
Sau đó, hai bên tiến hành lập, ký biên bản giao nhận TSCĐ:
CÔNG TY CP DƯỢC –
TBYTĐÀ NẴNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do Hạnh Phúc
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số 14
Ngày 28 tháng 12 năm 2012
Căn cứ hợp đồng kinh tế đã ký giữa Công ty CP Dược – TBYT Đà Nẵng và Ông
Phan Anh Quang ngày 27 tháng 12 năm 2012
Ban giao nhận TSCĐ gồm có:
lk Ông Nguyễn Tấn Được, đại diên bên giao.
mk Ông Phan Anh Quang, địa diện bên nhận
Địa điểm giao nhận TSCĐ: Tại kho Công ty CP Dược – TBYT Đà Nẵng, 02 Phan
Đình Phùng, Đà Nẵng.

Xác nhận việc giao nhận như sau:
- Một cái máy sao dược liệu
Sau khi xem xét, xác định hiện trạng của máy. Bên mua đồng ý nhận máy và chịu
mọi trách nhiệm liên quan kể từ khi nhận.
Biên bản giao nhận được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản và có giá trị pháp lý
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
như nhau.
Đại diện bên giao Đại diện bên nhận
(Đã ký) (Đã ký)
Sau khi bàn giao TSCĐ, kế toán viết hóa đơn bán hàng giao cho bên B:
Mẫu số: 01GTKT3/001
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: AH/11P
Liên 2: Giao cho khách hàng Số: 015278
Ngày 28 .tháng 12 năm 2012
Đơn vị bán hàng: Công ty CP Dược –TBYT Đà Nẵng.
Mã số thuế: 0400101404
Địa chỉ: : 02 Phan Đình Phùng – Q.Hải Châu – Tp Đà Nẵng
Số tài khoản: 102.010.000.191.304 Vietinbank Đà Nẵng
Điện thoại: 05113.822.247 Fax: 05113.891.752
Email: Website: www.dapharco.com.vn
Họ tên người mua hàng :
Tên đơn vị: Công ty TNHH Phúc Lâm
Mã số thuế: 0400423578
Địa chỉ: : 23 Ngô Gia Tự – Tp Đà Nẵng
Số tài khoản: 203.256.689.389 Ngân hàng Á Châu – ĐN
Hình thức thanh toán: chuyển khoản
Điện thoại: 05111.345.232 Fax: 0511.3877.798
STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số
lượng

Đơn giá Thành thiền
1 2 3 4 5 6=4*5
1 Máy sao dược liệu Cái 1 9.500.000 9.500.000
Cộng tiền hàng 9.500.000
Thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 950.000
Tổng cộng tiền thanh toán 10.450.000
Số tiền viết bằng chữ: Mười triệu, bốn trăm năm mươi nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Sau khi hoàn thành thủ tục thanh lý và nhận được tiền, kế toán tiến hành lập phiếu thu:
CÔNG TY CP DƯỢC –
TBYTĐÀ NẴNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do Hạnh Phúc
PHIẾU THU Mẫu số: 01-TT
Ngày 28 tháng 12 năm 2012 Số: 57/12
Họ và tên người nộp: Phan Anh Quang
Địa chỉ: Công ty TNHH Phúc Lâm
Lí do nộp: Mua máy sao dược liệu
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
Số tiền: 10.450.000 đồng
Viết bằng chữ: mười triệu bốn trăm năm mươi đồng chẵn.
Ngày 28 tháng 12 năm 2012
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập Người nộp tiền

Hạch toán chi tiết:
Căn cứ vào biên bản thanh lý, kế toán ghi giảm vào thẻ TSCĐ:
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Sổ thẻ: 32

Ngày 28 tháng 12 năm 2012
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 14 ngày 28 tháng 12 năm 2012
Tên tài sản cố định: Máy sao dược liệu
Số hiệu: S03
Nước sản xuất: Việt Nam
Năm sản xuất: 2006
Bộ phận quản lý sử dụng: Phân xưởng sản xuất
Năm đưa vào sử dụng: 2008
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày 27 tháng 12 năm 2012
Lý do đình chỉ: thanh lý
STT
Chứng từ
Diễn giải Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Số
hiệu
Ngày
tháng
Năm GTHM Cộng dồn
1 28/12/12 Máy sao
dược liệu
17.800.000 2012 9.493.333 9.493.333
DỤNG CỤ PHỤ TÙNG KÈM THEO
STT Tên quy cách dụng cụ,
phụ tùng
ĐVT Số lượng Giá trị
Ghi giảm TSCĐ: chứng từ HĐ GTGT số 015278 ngày 28 tháng 12 năm 2012
Ngày 28 tháng 12 năm 2012
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
Căn cứ vào thẻ TSCĐ, kế toán ghi vào sổ TSCĐ như sau:
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Năm 2012
S
T
T
Tên TSCĐ
Năm
sử
dụng
Ký hiệu
TSCĐ
ĐVT
Số
lượng
Số
năm
Nguyên giá
Giá trị còn lại
30/9/2012
Hao mòn quý
4/2012
Hao mòn đến
31.12.2012
Giá trị còn lại
31.12.2012

TSCĐ ĐANG
DÙNG
A-TSCĐ HỮU
HÌNH
I-Nhà cửa
II-Máy móc
thiết bị
… … … … … … … … … … …
60
Máy vi tính
IBM SEVER
Máy chủ VP
Cty
08.10/
12
211.5 Cái 1 3 30.036.363 2.503.030 2.503.030 27.533.333
… … … … … … … … … … …
III-Phương tiện
vận tải, vật kiến
trúc
IV –TSCĐ
quản lý khác
B-TSCĐ VÔ
HÌNH
TSCĐ ĐÃ
THANH LÝ
1
Máy sao dược
liệu
2006 211.3 Cái 1 4 17.800 8.306.667

Tổng giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
Cuối kỳ, căn cứ vào sổ TSCĐ lập bảng kê giảm TSCĐ như sau:
CÔNG TY CP DƯỢC- TBYT ĐÀ NẴNG
02 Phan Đình Phùng – ĐN
BẢNG KÊ GIẢM TSCĐ
Quý IV/2012
STT Tên TSCĐ ĐVT Số lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
Bộ phận
sử dụng
1 Máy sao dược
liệu
Cái 01 17.800.000 17.800.000 PXSX
Tổng cộng 17.800.000

Hạch toán tổng hợp:
Căn cứ vào hồ sơ thanh lý TSCĐ (Biên bản thanh lý, HĐKT, Hóa đơn GTGT), kế
toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ:
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 17
Ngày 31 tháng 12 năm 2012
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú
Số Ngày Nợ Có

31/12 Thanh lý máy
sao dược liệu
811
214
211 8.306.667
9.493.333
Cộng
17.800.00
0
Kèm theo……….chứng từ gốc KẾ TOÁN TRƯỞNG
Người lập
Cuối kỳ, kế toán tiến hành lấy số liệu ở các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về TSCĐ trong kỳ
để lên Sổ Cái như sau:
SỔ CÁI
Quý IV/2012
TK: 211 Tên TK: Tài sản cố định hữu hình
NT Diễn giải CTGS
TK đối
ứng
Số tiền
Nợ Có
SDĐK
16.907.685.864
… … …
… …
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hà Phước Vũ
31/12
Máy vi tính IBM
Server

8 112
30.036.363
Thanh lý máy sao
dược liệu
17 111
17.800.000
… … … …
… …
Cộng
932.407.747 17.800.000
Số dư
17.822.293.611
2.3.2 Kế toán hao mòn TSCĐ
Tài khoản sử dụng:
TK 214: Hao mòn TSCĐ
Ngoài ra còn có các tài khoản:
TK 627: Chi phí sản xuất chung
TK 641: Chi phí bán hàng
TK 642: Chi phí quản lý DN
Phương pháp tính khấu hao:
Công ty Dược – TBYT Đà Nẵng quy định việc trích khấu hao TSCĐ được áp dụng
phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
Tính mức khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ tại Công ty được tính theo kỳ quyết
toán là quý. Hằng kỳ, phân bổ khấu hao vào các bộ phận sử dụng TSCĐ.
Quy trình khấu hao TSCĐ:
Bước 1: Kế toán TSCĐ lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ căn cứ và thực tế
tình hình sử dụng TSCĐ tại các bộ phận và chính sách khấu hao TSCĐ áp dụng tại đơn
vị.
Bước 2: Kế toán trưởng nhận, kiểm tra và duyệt ký Bảng.

Bước 3: Kế toán TSCĐ nhận lại Bảng, ghi sổ kế toán.
Bước 4: Kế toán có liên quan(kế toán chi phí…)nhận Bảng tính và phân bổ khấu
hao, kiểm tra và ghi sổ kế toán.
Bước 5: Kế toán TSCĐ nhận lại Bảng để lưu trữ.
Dựa vào thời gian mua, thời gian sử dụng, phương pháp khấu hao của các TSCĐ, kế
toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Loan Trang 25

×