Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Để giờ sinh hoạt lớp là một giờ học vui

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.25 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUANG TRUNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Quản lý giáo dục)

TÊN SÁNG KIẾN:
“ĐỂ GIỜ SINH HOẠT LỚP LÀ MỘT GIỜ HỌC VUI”

Tác giả: ĐÀM THỊ THÚY HƯƠNG
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung

Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2022


2

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: “Để giờ sinh hoạt lớp là một giờ học vui”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo - Công tác chủ
nhiệm.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trường THCS Quang Trung – TP Yên
Bái – Tỉnh Yên Bái
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 05 tháng 09 năm 2020 đến ngày 10 tháng 05 năm 2022
5. Tác giả:
Họ và tên: Đàm Thị Thúy Hương
Năm sinh: 1979
Trình độ chuyên môn: Đại học


Chức vụ công tác: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung – T.P Yên Bái – Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Trường THCS Quang Trung – T.P Yên Bái – Yên Bái
Điện thoại: 0943050407
Email:


3

II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Trong những năm qua, nền giáo dục nước nhà có những chuyển biến rõ
rệt, đang trong giai đoạn đổi mới căn bản tồn diện, địi hỏi mỗi thầy cơ giáo
cũng phải chuyển mình, tự nhận thức, trau dồi và đổi mới để đáp ứng được yêu
cầu phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Như chúng ta đã biết, chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh không chỉ
phụ thuộc vào kết quả học tập các bộ mơn văn hóa mà cịn phụ thuộc vào rất
nhiều các hoạt động giáo dục khác như rèn luyện đạo đức, hoạt động ngoài giờ
lên lớp, giáo dục kĩ năng sống... Bên cạnh cơng tác chun mơn là giảng dạy thì
người giáo viên cũng cần trau dồi cho mình thêm nhiều kiến thức về các nhiệm
vụ khác trong đó có cơng tác chủ nhiệm.
Nói về vai trị của người giáo viên chủ nhiệm mỗi chúng ta đều thấy tầm
quan trọng của họ. Họ là nhà quản lý, nhà tâm lý, là nơi để các em học sinh chia
sẻ những buồn vui, là một chỗ dựa tinh thần vững vàng cho các em trong cuộc
sống. Cơng tác chủ nhiệm có vai trị hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo
đức, kĩ năng sống, nâng cao tri thức cho các em học sinh.
Trong quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơng tác chủ nhiệm được
tính 4 tiết trên tuần. Trong đó có một tiết chính khóa, đó là giờ sinh hoạt lớp
ngày cuối tuần. Như vậy sinh hoạt lớp là một môn học bắt buộc. Tuy nhiên đây
là một môn học có nhiều điểm khác biệt với những mơn học văn hóa khác. Vì

sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự
quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng
tập thể học sinh đồn kết. Thơng qua các giờ sinh hoạt lớp, các em học sinh có
thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét nhau thẳng thắn,
tích cực. Các em học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó
với học sinh trong một cộng đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề của cuộc
sống thực hàng ngày ở nhà trường, lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên
hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục tình trạng mất đồn
kết, bè phái trong đời sống tập thể. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với
nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản
và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, được thể hiện
khả năng của mình...
Nếu như các bộ mơn văn hóa đều có chương trình, sách giáo khoa, sách
giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo... thì bộ mơn sinh hoạt lớp
lại khơng có một tài liệu hướng dẫn cụ thể nào. Vài năm gần đây, việc thiết kế
giáo án sinh hoạt lớp đã được triển khai đến các nhà trường, các thầy cô giáo
làm công tác chủ nhiệm. Như vậy, nội dung và cách thức cơ bản để tiến hành
giờ sinh hoạt lớp đã được thống nhất trong các nhà trường. Tuy nhiên việc thực
hiện ở mỗi nơi, mỗi giáo viên vẫn có sự khác biệt. Vì nhiều lí do khác nhau, lâu
nay trong các nhà trường thường chỉ chú trọng đến các giờ dạy văn hóa mà chưa
quan tâm đúng mức đến việc quản lí, tổ chức, dạy và học tiết sinh hoạt lớp. Phần


4

lớn các em học sinh cũng khơng có nhận thức đúng đắn về vai trị của giờ học
này. Chính vì thế thái độ học tập của các em chưa tích cực, đặc biệt không mấy
hứng thú.
Tổ chức tiế t sinh hoa ̣t lớp cuố i tuầ n không phải là điều mới mẻ đối với
giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiêm.

̣ Thông thường, giờ sinh hoạt này gồm 3
hoạt động cơ bản: tổng kết đánh giá hoạt động trong tuần; xây dựng kế hoạch
tuần tiếp theo; giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá, tuyên dương những học
sinh có nhiều điểm tốt hoặc hoạt động năng nổ và phê bình, xử lí các học sinh vi
phạm nội quy trong tuần.
Về ưu điểm: tiết sinh hoạt lớp theo nội dung và cách thức cơ bản để tiến
hành đã được thống nhất trong các nhà trường đảm bảo tương đối đầy đủ những
nội dung theo quy định đồng thời giúp cho giáo viên và học sinh đỡ vất vả, đỡ
phải bỏ công sức, tâm huyết.
Về hạn chế: tiết sinh hoạt lớp chưa tích cực hóa một cách hiệu quả những
hoạt động của chủ thể học sinh; chưa tạo được cho học sinh hồn cảnh giao tiếp
thuận lợi trong khơng khí hào hứng của lớp học và thái độ dễ hợp tác của những
người cùng tham gia …; chưa tạo cho học sinh nhu cầu muốn hoạt động, muốn
được bộc lộ …; chưa thể hiện được vai trò quan trọng của giáo viên trong việc
hướng dẫn, tổ chức tiết sinh hoạt …; chưa nâng cao được hiệu quả giáo dục từ
tiết sinh hoạt.
Khảo sát số học sinh yêu thích, hứng thú với giờ sinh hoạt lớp khi
chưa áp dụng giải pháp
Mức độ hứng thú
Tổng
số HS

50

Thích

Bình thường

Khơng thích


SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

8

16,0

20

40,0

22

44,0

Vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần
cho lớp chủ nhiệm và phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Sau
đây tôi xin đưa ra một vài ý kiến của cá nhân cùng với sự tham khảo của một số
mơ hình tiết sinh hoạt lớp được thực nghiệm thành công tại các trường THCS
khác.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

2.1. Mục đích của giải pháp
Đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá là yêu cầu then chốt
cho đổi mới giáo dục hiện nay. Nhưng để đổi mới giáo dục tồn diện học sinh
cịn địi hỏi nhiều yếu tố khác nữa trong đó cơng tác chủ nhiệm lớp với việc đổi
mới giờ sinh hoạt lớp cuối tuần là rất cần thiết. Trước đòi hỏi ấy, bản thân mỗi


5

giáo viên chủ nhiệm đã và đang từng ngày thay đổi qua việc xây dựng mơ hình
“Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.
Tiết sinh hoạt lớp, theo điều lệ trường phổ thơng chính là một tiết học
chính khóa trong tuần, do giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Trong tâm trí các bạn
học sinh, tiết sinh hoạt lớp thường không phải một tiết được chờ đón. Thậm chí
với học sinh có cái gì đó nặng nề, khơng thích thú, có khi tiết này nhìn giống
như một… phiên tịa, vì ở đó có người thưa, người kiện, người khiếu nại, người
thắc mắc… rồi xử, rồi phạt và có cả cãi vã. Giáo viên chủ nhiệm nếu chưa có
kinh nghiệm thì sẽ dễ gây sự mất đồn kết trong lớp học qua việc giải quyết các
tình huống xảy ra ở lớp của mình trong một tuần. Đặc biệt tiết sinh hoạt lớp hình
như là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh, nhất là những học sinh thường hay vi
phạm nội quy. Nhiều em cịn ví von tiết sinh hoạt lớp là giờ bị “hành tội” nên lo
sợ, căng thẳng.
Vì vậy để giải quyết thực trạng ấy, bản thân tơi đã có nhiều tìm tịi, sáng
tạo và bằng tâm huyết của mình mong muốn tạo nên những giờ sinh hoạt lớp
được học sinh lưu dấu trong tâm trí các em những giá trị và ý nghĩa tích cực
“Thấu hiểu để yêu thương”.
2.2. Nội dung của giải pháp
Tiết sinh hoạt lớp là thời gian để giáo viên hoặc cán sự lớp tổ chức, điều
hành lớp chủ nhiệm tổng kết, đánh giá, nhận xét về mọi hoạt động trong tuần
vừa qua và triển khai, phổ biến kế hoạch tuần tới, tuyên dương những học sinh

có nhiều điểm tốt hoặc hoạt động tích cực đồng thời phê bình, xử lí các học sinh
vi phạm nội quy trong tuần. Nhưng những việc làm đó sẽ có tác động khơng sâu
sắc, lâu bền trong việc uốn nắn, giáo dục, biến đổi “chất” từ bên trong cho học
sinh.
Vì vậy, tơi thường cho học sinh có những giây phút lặng, phút “sống
chậm” để các em “suy ngẫm”, phút “chạm” vào tâm hồn mình, nhìn nhận mọi
điều liên quan đến cuộc sống của mình để các em hiểu rõ bản thân, hiểu hơn về
những người xung quanh bằng cách tổ chức các hoạt động cho học sinh được
trải nghiệm cảm xúc, từ đó tăng cường kỹ năng sống, góp phần hình thành và
phát triển phẩm chất và năng lực, nhân cách cho học sinh.
Xuất phát từ ý tưởng và mục đích đó, giờ sinh hoạt lớp được tiến hành
như sau:
Bước 1. Xây dựng mục tiêu của tiết sinh hoạt lớp
Thống kê những việc đã thực hiện tốt để khen ngợi, tạo động lực, đồng
thời phân tích và chỉ ra được nguyên nhân của những tồn tại trong tuần; những
vướng mắc nào cần phải được tháo gỡ và trao đổi thảo luận tìm ra cách thức
tháo gỡ (GVCN nên phát huy vai trò các cán sự lớp và các thành viên trong lớp,
không tự ý nêu ra cách thức khắc phục).
Trên cơ sở những hoạt động của tuần trước và tình hình thực tế cần thực
hiện của tuần sau, cán sự lớp cùng các thành viên trao đổi bàn bạc những công


6

việc cần thực hiện trong tuần tới, cần có sự biểu quyết sau khi được tập thể cân
nhắc, lựa chọn cùng thống nhất.
Xác định kĩ năng cần rèn luyện trong tuần sau; từ kĩ năng này kết hợp
tuyên truyền theo chủ điểm tháng để giúp các em nâng cao nhận thức, hiểu biết
thêm những sự kiện, những tấm gương,… khơi dậy lịng ham thích, đam mê và
tự hào truyền thống dân tộc.

Mở rộng nội dung sinh hoạt liên quan đến kiến thức cuộc sống, sức khỏe
sinh sản vị thành niên, phổ biến pháp luật, đạo đức, lối sống, kết nối yêu thương
giữa học sinh – phụ huynh – giáo viên chủ nhiệm… tăng cường kỹ năng sống,
góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực quan trọng cho
học sinh.
Bước 2. Nội dung và cách thức tiến hành
2.1. Để học sinh tự điều hành giờ sinh hoạt (thời gian 10 phút)
Trong mỗi giờ sinh hoạt lớp, bản thân tôi chỉ dành 10 phút đầu giờ để
tổng kết, đánh giá và triển khai kế hoạch tuần tới (do ban cán sự lớp đã chủ động
tổng kết, nắm bắt tình hình của lớp vào chiều thứ 6 và do giáo viên chủ nhiệm
hướng dẫn ban cán sự ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành lớp
học nên giảm thời gian cho những cơng việc mang tính thủ tục, thông báo).
Các thành viên trong ban cán sự lớp có trách nhiệm thống kê, tổng hợp
các hoạt động diễn ra trong tuần theo chức vụ đã được phân công. Lớp trưởng là
người giao việc, các lớp phó và tổ trưởng báo cáo. Ban cán sự phải đề cử được
các cá nhân xứng đáng được khen thưởng cũng như chưa thực hiện tốt và đưa ra
được phương hướng, mục tiêu của tuần tiếp theo.
Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh tự nhận lỗi để dạy các em ý thức tự
giác và biết sửa lỗi, sống có trách nhiệm hơn. Học sinh được quyền nói, tự nhận
xét để đảm bảo sự cơng bằng và khuyến khích các em phát triển cái tơi của mình
theo chiều hướng tích cực.
Trong khoảng thời gian 10 phút này, bản thân tôi luôn coi đấy là một cuộc
họp và người điều hành cuộc họp này chính là học sinh, là ban cán sự lớp. Cịn
mình chỉ đóng vai là một thư ký tổng hợp mọi vấn đề và đưa ra quyết định cuối
cùng ở cuối cuộc họp một cách hợp lí nhất.
2.2. Tổ chức các hoạt động tập thể nhằm hình thành và phát triển
những phẩm chất và năng lực quan trọng, hoàn thiện nhân cách “người học
sinh mới”, đặc biệt bản thân tôi chú trọng hoạt động trải nghiệm cảm xúc
2..2.1. Biến tiết sinh hoạt lớp thành một buổi hội thảo nhỏ
Bản thân tôi sẽ chủ động đưa ra một chủ đề hoặc cho học sinh đăng ký

chủ đề mà các em yêu thích để trình bày trước lớp, yêu cầu học sinh chuẩn bị
trước một tuần để tiết sinh hoạt tuần tiếp theo cả lớp sẽ bàn về chủ đề đấy. Nội
dung chủ yếu là những vấn đề nóng của giới trẻ ngày nay mà xã hội quan tâm.
Bản thân tôi đã hướng dẫn cho các em tổ chức hội thảo với các vấn đề: biết nói


7

lời cảm ơn và xin lỗi, bạo lực học đường, văn hóa ứng xử trên mạng xã hội,
hành động cuồng thần tượng, nụ cười an tồn giao thơng,…
Tổ chức buổi thảo luận theo phương pháp: think (nghĩ) học sinh suy nghĩ
độc lập về vấn đề được nêu ra; tự hình thành nên ý tưởng của mình - pair (bắt
cặp) học sinh được ghép cặp với nhau để thảo luận về những ý tưởng vừa có,
bước này giúp học sinh thể hiện ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của bạn share (chia sẻ) học sinh chia sẻ ý tưởng vừa thảo luận với nhóm lớn hơn. Thơng
thường, các em sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi giới thiệu ý tưởng đến cả nhóm
nếu được sự hỗ trợ của bạn bắt cặp với mình. Hơn nữa, ý tưởng của từng học
sinh sẽ được củng cố và nâng cao hơn trong q trình thực hiện 3 bước này. Tất
cả đều có cơ hội được bày tỏ suy nghĩ và quan điểm sống của mình.
Khi tiến hành buổi sinh hoạt thành một buổi hội thảo, bản thân tôi nhận
thấy các em rất hào hứng và thể hiện hết mình. Qua đó, các em sẽ học cách duy
trì tình bạn lành mạnh thơng qua chia sẻ, lắng nghe và học hỏi lẫn nhau.
Kết quả đạt được: học sinh được hình thành và phát triển phẩm chất: yêu
nước (liên quan đến vấn đề bảo tồn, phát huy di sản văn hóa,…), nhân ái (các
em biết đồng cảm, chia sẻ với bạn, yêu quý ý tưởng của bản thân và của bạn bè),
trung thực (nêu lên quan điểm, chính kiến của bản thân về các vấn đề xung
quanh, về quan điểm của các bạn khác), trách nhiệm (có trách nhiệm góp ý cho
bạn và hồn thiện bản thân đồng thời biết liên hệ thấy rõ vai trò của bản thân đối
với các vấn đề đặt ra), chăm chỉ (các em tự tìm hiểu, tìm kiếm thông tin về các
vấn đề đưa ra để hội thảo, lắng nghe những ý kiến của bạn để học hỏi, làm đầy
kiến thức, kỹ năng cho mình).

Đồng thời, học sinh được hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự
học (tự biết nên tìm hiểu những thơng tin liên quan đến vấn đề hội thảo, tự tìm
cách thể hiện vấn đề tốt nhất cho nhóm và tự học thơng qua việc tìm kiếm thơng
tin, làm việc nhóm, chủ động trình bày ý tưởng, quan điểm của mình và lắng
nghe các ý kiến, chủ động học hỏi), năng lực giao tiếp và hợp tác (kỹ năng
thuyết trình, phản biện, lắng nghe), năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (cách
giải quyết của bản thân trước những vấn đề được đưa ra thảo luận và đưa ra các
giải pháp tích cực, hiệu quả), năng lực tìm hiểu xã hội (tìm hiểu những vấn đề xã
hội đang được nhiều người nhất là giới trẻ quan tâm), năng lực ngôn ngữ (nói và
viết), năng lực thẩm mỹ (phát hiện ra những nét đẹp, vẻ đẹp của cuộc sống xung
quanh, tìm cách trình bày, thiết kế các sản phẩm thuyết trình một cách hấp dẫn,
ấn tượng), năng lực tính tốn (khảo sát, thống kê số liệu khảo sát), năng lực tin
học (tra cứu thơng tin trên google, mạng xã hội, trình bày qua powpoint, tờ
rơi)...
2.2.2. Để học sinh tự tổ chức các trò chơi, các buổi sinh nhật tập thể cho
các thành viên theo tháng, các ngày lễ tết..
Mỗi tuần/tháng giao cho một tổ tổ chức một trò chơi cho lớp và tự điều
khiển hoạt động. Việc này giúp học sinh phát triển kỹ năng sáng tạo cũng như


8

kỹ năng lãnh đạo. Khơng khí của giờ sinh hoạt lớp sẽ trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ
mà học sinh nào cũng thích và muốn nó được kéo dài thêm nữa.
Bằng việc đa dạng hóa các hoạt động giờ sinh hoạt lớp, học sinh vừa được
làm việc cá nhân, vừa được làm việc nhóm trong một bầu khơng khí rất dễ chịu
mà khơng hề có rào cản giữa giáo viên với học sinh.
Một khi học sinh cảm thấy yêu thích lớp học của mình, chúng sẽ muốn
được tới trường, muốn được học, muốn được đóng góp thành tích để cùng xây
dựng một tập thể lớp vững mạnh để chúng có thể tự hào về tập thể lớp, về người

giáo viên chủ nhiệm và tự hào về chính bản thân mình.
2.2.3. Biến lớp học thành nơi chia sẻ kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm
sống của học sinh
Cho học sinh đăng ký chủ đề mình muốn nói trước lớp, có thể mỗi tuần là
một cá nhân hoặc đại diện của một tổ lên thuyết trình về vấn đề mà mình thích
trong khoảng thời gian được giới hạn (5 phút). Sau đó sẽ là thời gian cho những
người còn lại đặt câu hỏi phản biện.
Hoạt động này giúp học sinh phát triển tư duy phản biện và kỹ năng
thuyết trình trước đám đơng. Qua đó, chúng sẽ học cách duy trì tình bạn lành
mạnh thông qua chia sẻ, lắng nghe, và học hỏi lẫn nhau.
2.2.4. Biến giờ sinh hoạt lớp thành một buổi thể hiện tài năng
Khuyến khích các em hát hoặc thể hiện các tài năng khác của bản thân sẽ
giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống. Ví dụ, giáo viên bốc thăm một người bất
kì lên hát, sau đó bạn này có quyền chỉ định người tiếp theo.
Hoạt động này cịn giúp lớp học thoải mái, đồn kết hơn và khiến cho học
sinh yêu lớp học của mình hơn. Nếu giáo viên cũng đóng góp tiết mục trong
hoạt động tìm kiếm tài năng này thì tiết sinh hoạt cịn thú vị hơn nhiều vì lúc này
khoảng cách giữa giáo viên chủ nhiệm với học trị là số khơng.
2.3. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp:
Trước khi áp dụng sáng kiến:
Tôi thường bắt đầu giờ sinh hoạt lớp bằng việc tổng kết, đánh giá toàn bộ
hoạt động của học sinh trong một tuần học (ưu điểm, hạn chế, có khen thưởng,
phê bình, kỷ luật và xếp loại từng học sinh).
Đưa ra kế hoạch cho tuần kế tiếp dựa trên kế hoạch cụ thể của nhà trường
và Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Khi cải tiến phương pháp giảng dạy giờ sinh hoạt lớp:
Tôi đã tận dụng tối đa hiệu quả của công nghệ thông tin trong đổi mới
phương pháp giảng dạy giờ sinh hoạt lớp. Khơng chỉ trình chiếu Powerpoint đơn
giản mà đã khai thác triệt để các nguồn học liệu trên mạng Internet; các phần
mềm cắt ghép, trình chiếu video... Tổ chức các hoạt động tập thể nhằm hình

thành và phát triển những phẩm chất và năng lực quan trọng, hoàn thiện nhân


9

cách “người học sinh mới”, đặc biệt chú trọng hoạt động trải nghiệm cảm xúc
bằng việc tổ chức các buổi thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm học tập, tổ chức các
buổi sinh nhật nhóm, tổ chức tiệc nhỏ nhân dịp lễ, xem các video, thước phim tư
liệu... như một hình thức du lịch ảo. Qua đó góp phần hình thành năng lực học
tập cho học sinh như: năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài
học; năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả; năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện công nghệ thông
tin, nguồn học liệu mở phục vụ bài học; biết phân tích và xử lí tình huống...
(Một số hình ảnh minh chứng việc tận dụng tối đa công nghệ thông tin
trong các giờ sinh hoạt lớp tại trường THCS Quang Trung được trình bày tại
phần tài liệu gửi kèm).
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sau khi đã xây dựng thành cơng tiết sinh hoạt lớp theo hình thức tổ chức
các hoạt động tập thể nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất và năng
lực quan trọng, hoàn thiện nhân cách “người học sinh mới”, đặc biệt chú trọng
hoạt động trải nghiệm cảm xúc có hiệu quả, tơi nhận thấy các tiết sinh hoạt
khơng cịn tẻ nhạt, nặng nề mà còn gây được hứng thú cho học sinh và phát huy
được tính tích cực chủ động của học sinh. Điều đó cho thấy biện pháp này
khơng chỉ áp dụng cho học sinh trường THCS Quang Trung mà cịn có thể áp
dụng cho học sinh các trường THCS trong toàn Thành phố.
Để xây dựng được tiết sinh hoạt lớp thành cơng thì trước hết người giáo
viên chủ nhiệm phải là người định hướng, chỉ đạo học sinh trong lớp, đóng vai
trị chủ đạo trong q trình định hướng đó. Một nhân tố quan trọng mà người
giáo viên chủ nhiệm luôn thận trọng cân nhắc khi quyết định lựa chọn đó chính
là “lớp trưởng và ban cán sự lớp”. Đây chính là nhân tố quyết định sự thành

công về công tác chủ nhiệm của người giáo viên.
Muốn duy trì tốt các tiết sinh hoạt cần có sự phối hợp chặt chẽ với các
phong trào, những hoạt động khác và đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ với nhà
trường, với ban đại diện cha mẹ học sinh để tạo sức mạnh, đồng thuận trong
công tác giáo dục thế hệ trẻ giữ được hướng đi đúng đắn.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
Sau một thời gian thực hiện giờ sinh hoạt theo hoạt động thực nghiệm
trên, tơi đã nhận thấy đã có những tác động tích cực đến học sinh với kết quả cụ
thể như sau:
Trước khi thực hiện giải pháp

Sau khi thực hiện giải pháp

- Thái độ học tập trong các giờ sinh - Các giờ sinh hoạt lớp đã thu hút tối
hoạt lớp của các em chưa tích cực, đa sự tham gia của học sinh, 100%
đặc biệt không mấy hứng thú.
các em hào hứng tham gia các hoạt
động tập thể.


10

Trước khi thực hiện giải pháp

Sau khi thực hiện giải pháp

- Các em lo lắng, không mong chờ
đến tiết sinh hoạt lớp, khơng khí lớp
căng thẳng. Giờ sinh hoạt lớp đơn

điệu, nhàm chán, các em bị động, các
em không được cùng nhau tổ chức,
tham gia vào giờ sinh hoạt lớp.

- Giờ sinh hoạt lớp sơi nổi. Các em
tích cực chủ động trong mọi hoạt
động, được trải nghiệm nhiều hoạt
động có ý nghĩa. Các em được khẳng
định mình trước tập thể, được giao
lưu, học hỏi, được tham gia vào nhiều
loại hình hoạt động khác nhau để phát
triển các kỹ năng cho bản thân.

- Một số học sinh còn thơ ơ với các - Qua các hoạt động tập thể giúp các
phong trào của lớp, của trường, coi em học sinh của lớp có ý thức, kỷ luật
việc đó là việc của ban cán sự lớp.
cao, có tinh thần thi đua trong học tập
và rèn luyện. Các em biết quan tâm
đến những vấn đề của tập thể, có trách
nhiệm cùng giải quyết những công
việc chung.
- Trong các giờ sinh hoạt lớp học sinh
thụ động theo các kế hoạch của giáo
viên chủ nhiệm, học sinh chưa được
thể hiện bản thân của mình theo
hướng tích cực.

- Những giờ sinh hoạt lấy học sinh
làm trung tâm, phát huy tính tích cực
của học sinh đã góp phần giúp các em

khám phá và thể hiện những khả năng
của mình.

Khảo sát số học sinh u thích, hứng thú với giờ sinh hoạt lớp sau khi
áp dụng giải pháp
Mức độ hứng thú
Tổng

u thích

Bình thường

Hứng thú

số HS

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

50


25

50,0

20

40,0

5

10,0

- Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
S
T
T

Họ và tên

1 Nguyễn Thị
1
Chiến

Năm
sinh

Nơi cơng
tác

Chức

danh

1981

THCS

Giáo
viên

Quang
Trung

Trình độ
Nội dung công
chuyên
việc hỗ trợ
môn
Thạc sĩ

Áp dụng hệ
thống các giải
pháp đề xuất tại
đơn vị


11

S
T
T

2

Họ và tên
2Bạch Quỳnh
Hoa

Năm
sinh

Nơi cơng
tác

Chức
danh

1980

THCS

Giáo
viên

Quang
Trung

Trình độ
Nội dung cơng
chun
việc hỗ trợ
mơn

Thạc sĩ

Áp dụng hệ
thống các giải
pháp đề xuất tại
đơn vị

Sáng kiến đã được đồng nghiệp cùng áp dụng và đánh giá cao về tính khả
thi cũng như hiệu quả mang lại.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Tổ chức các hoạt động tập thể nhằm hình thành và phát triển những phẩm
chất và năng lực quan trọng, hoàn thiện nhân cách “người học sinh mới”, đặc
biệt chú trọng hoạt động trải nghiệm cảm xúc phải phù hợp với trình độ học
sinh, đảm bảo tính vừa sức, giúp học sinh dễ dàng tham gia vào hoạt động học
tập, đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Ngoài ra, tổ chức giờ sinh hoạt lớp cũng
cần phải phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường (kết hợp phịng học có
sử dụng máy chiếu Protec hoặc bảng thông minh); năng lực sở trường của mỗi
giáo viên.
8. Tài liệu gửi kèm: Ảnh chụp các hoạt động trải nghiệm của học sinh
trong các giờ sinh hoạt lớp tại trường THCS Quang Trung - TP. Yên Bái.
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo là đúng sự thật. Nếu có gian
dối, tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2022
Người viết

Đàm Thị Thúy Hương



12

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
............................................................................................................................. .....................................................................................................
.......................................................................................................................................................... ........................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................... .............
..................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................. .....................................................................................................
............................................................................................................................. .....................................................................................................
............................................................................................................................. .....................................................................................................
............................................................................................................................. .....................................................................................................
...................................................................................................................................... ............................................................................................
.................................................................................................................................................................... ..............................................................
................................................................................................................................................................................................. .................................
.............................................................................................................................................................................................................................. ....
............................................................................................................................. .....................................................................................................
............................................................................................................................. .....................................................................................................
............................................................................................................................. .....................................................................................................
............................................................................................................................. .....................................................................................................
............................................................................................................................. .....................................................................................................
............................................................................................................................................. .....................................................................................
.......................................................................................................................................................................... ........................................................
....................................................................................................................................................................................................... ...........................
..................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................. .....................................................................................................
............................................................................................................................. .....................................................................................................
............................................................................................................................. .....................................................................................................
............................................................................................................................. .....................................................................................................
............................................................................................................................. .....................................................................................................

.................................................................................................................................................. ................................................................................
............................................................................................................................................................................... ...................................................
............................................................................................................................................................................................................ ......................
..................................................................................................................................................................................................................................


13

Hoạt động trải nghiệm 1:
Thảo luận về chủ đề “Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi”

Hoạt động trải nghiệm 2:
“Bạn gái sáng tạo, bạn trai chung tay bảo vệ môi trường”


14

Hoạt động trải nghiệm 3:
Cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”

Hoạt động trải nghiệm 4:
Tổ chức sinh nhật cho các thành viên theo tháng



×