Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đổi mới cách thức họp cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 18 trang )

Phụ lục 2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Quản lý giáo dục)
ĐỔI MỚI CÁCH THỨC HỌP CHA MẸ HỌC SINH
CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Tác giả: Nguyễn Hạnh Hoa
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ Tốn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Lương Bằng

Yên Bái, ngày 26 tháng 01 năm 2022

1


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Đổi mới cách thức họp cha mẹ học sinh của giáo viên
chủ nhiệm
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Lương Bằng
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 10 tháng 04 năm 2021 đến ngày 20 tháng 01 năm 2022.
5. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Hạnh Hoa
Năm sinh: 1987
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ Tốn
Chức vụ cơng tác: Giáo viên


Nơi làm việc: Trường THPT Nguyễn Lương Bằng
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Nguyễn Lương Bằng
Điện thoại: 0374690210
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết:
Công tác chủ nhiệm lớp ở bậc học phổ thông rất cần thiết và quan trọng
đối với bất cứ nền giáo dục thuộc một quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là đối
với nền giáo dục đang phát triển trong thời mở cửa với nền kinh tế thị trường
như Việt Nam hiện nay. Để giúp cho học sinh phát triển tồn diện và đúng đắn,
địi hỏi gia đình - nhà trường - xã hội cần có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Như chúng ta đã biết, họp cha mẹ học sinh (CMHS) là hình thức do giáo
viên tổ chức một buổi sinh hoạt có sự tham gia của thầy cô chủ nhiệm, phụ
huynh học sinh và ban cán sự lớp nhằm thảo luận và giúp các em giải quyết các
2


vấn đề học tập, hạnh kiểm, tất cả các sinh hoạt trong lớp nhằm giúp các em học
tốt. Các trường phổ thông thường tiến hành cuộc họp CMHS vào đầu năm học,
kết thúc học kỳ I và cuối năm học. Họp CMHS sẽ giúp:
- Cha mẹ hiểu hơn về năng lực học tập của các em học sinh;
- Thầy cô chủ nhiệm sẽ phát huy năng lực học tập của các em học sinh
giỏi, rèn luyện các em học sinh yếu, kém thành học sinh khá, tu dưỡng và rèn
luyện đạo đức để các em học sinh có hạnh kiểm tốt;
- Học sinh sẽ chăm học, ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô do các em được sự
khuyên dạy của cha mẹ;
- Thầy cô sẽ chủ động hơn sắp xếp thời gian để giảng dạy, đào tạo các em
học sinh, kết hợp với CMHS để giáo dục, rèn luyện ý thức học sinh;
- Tăng cường mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm (GVCN), CMHS và
nhà trường trong việc giáo dục tồn diện cho học sinh.
Một buổi họp CMHS thường có ba phần nội dung:

- Phần thứ nhất là do giáo viên chủ nhiệm phụ trách, trong đó bao gồm
nội dung thơng báo tình hình chung, thành tích của nhà trường và tình hình học
tập, nề nếp của lớp: học lực, hạnh kiểm, quá trình tu dưỡng đạo đức và rèn luyện
của học sinh, các khoản thu nộp với nhà trường còn thiếu;
- Phần thứ hai là Ban đại diện Cha mẹ học sinh của lớp làm việc, thông
báo các khoản cần chi tiêu cho lớp và các con trong các dịp lễ, tết, các hoạt động
tập thể để thống nhất một khoản thu gọi là quỹ lớp, quỹ hội CMHS;
- Cuối cùng là ý kiến của CMHS về giáo viên và quá trình học tập của học
sinh; ý kiến, đề xuất, kiến nghị … của CMHS.
* Những hạn chế trong cuộc họp cha mẹ học sinh:
- Với những cha mẹ lần đầu nhận giấy mời đi họp chắc hẳn đều rất chờ
đợi xem thầy, cô giáo sẽ nhận xét chi tiết như thế nào về tình hình học tập, nề
nếp của con sau khoảng thời gian học ở trường. Song, điều đó rất ít có trong các
3


cuộc họp CMHS hoặc chỉ xuất hiện một cách hời hợt, chung chung nhất. Với
những phụ huynh đã có kinh nghiệm đơi ba lần trở lên thì chắc hẳn khi đi họp
phụ huynh sẽ có cảm giác nhàm chán khơng đạt được hiệu quả tối ưu trong việc
chia sẻ của giáo viên và phụ huynh về tình hình của từng em học sinh để gia
đình nhận thấy sự thay đổi của con em mình từ đó chọn cách động viên, giáo
dục cụ thể... Để biết tình hình cụ thể của con ra sao, sau buổi họp thường có rất
đơng phụ huynh nán lại để hỏi han cô giáo, những phụ huynh khơng đủ thời gian
thì ra về với suy nghĩ sẽ gặp cô giáo vào buổi khác hoặc gọi điện hỏi cơ sau.
Điều đó khiến cả cơ giáo và phụ huynh đều mất nhiều thời gian. Từ việc chỉ
nhận được những thông tin chung chung nên các buổi họp phụ huynh ít có sự
tương tác, trao đổi ý kiến. Như vậy, phụ huynh sẽ chỉ lắng nghe và hoàn thành
những thủ tục giấy tờ theo yêu cầu của nhà trường. Khi ra về, nếu được người
thân hỏi hôm nay đi họp cho con tình hình ra sao thì cũng khơng biết trả lời thế
nào, thậm chí có phụ huynh đã từng có ý kiến rằng: “Nếu đi họp phụ huynh chỉ

để nghe kết quả học tập và thu nộp tiền thì mất thời gian, thà rằng thơng báo qua
sổ liên lạc cịn hơn”.
- Phụ huynh mong gì trong buổi họp này? Tất nhiên sẽ không mong nhận
được những thông tin chung chung như trường có bao nhiêu lớp, bao nhiêu thầy
cô, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là bao nhiêu hay cơ sở vật chất gồm
những gì. Thậm chí có thầy cơ cịn giới thiệu cả địa chỉ, số điện thoại, website
nhà trường... Khi cho con đi học, ít nhiều phụ huynh đã nắm được những thơng
tin đó rồi và khơng nhất thiết cuộc họp nào cũng phải nhắc đi nhắc lại theo kiểu
“đọc báo cáo” chi li đến từng con số rất nhàm chán.
Thiết nghĩ, mỗi cuộc họp phụ huynh là một cơ hội hiếm để phụ huynh và
giáo viên được gặp gỡ, trao đổi, tương tác với nhau một cách thân thiện và hiệu quả
nhất. Bởi khơng phải bố mẹ nào cũng có đủ thời gian để mỗi lần đến họp hay đưa
đón con đi học lại gặp riêng cô chủ nhiệm “tâm sự” và cô giáo cũng không thể lúc
nào cũng đủ thời gian để trao đổi riêng hết phụ huynh này đến phụ huynh khác.
Vậy thì, giáo viên hãy “làm mới” nội dung buổi họp phụ huynh, hãy lấy học trò
4


làm trung tâm để các em có thể bày tỏ, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của
mình với phụ huynh học sinh. Với ý nghĩa đó, tơi viết sáng kiến kinh nghiệm “Đổi
mới cách thức họp cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm”, hi vọng chia sẻ
tới các thầy cơ, đồng nghiệp và bạn bè có thêm cách thức mới trong việc tổ chức
cuộc họp cha mẹ học sinh.
2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp:
Sáng kiến kinh nghiệm này cung cấp kinh nghiệm riêng trong việc tổ
chức, hướng dẫn cách thức họp cha mẹ học sinh, nhằm:
- Giúp giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc học phổ thơng nhận thấy rõ hơn vai
trị ý nghĩa của công tác chủ nhiệm lớp trong việc phát huy khả năng hoạt động
phong trào. Đồng thời, qua đề tài này nói lên những kinh nghiệm của bản thân

khi tổ chức, hướng dẫn cách thức họp cha mẹ học sinh để các thầy cô giáo, đồng
nghiệp cùng xem xét, bàn bạc trao đổi, mong có thể ứng dụng thực tiễn góp
phần nhỏ bé làm tăng chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và làm cho
công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao hơn.
- Học sinh có thể thấy được vai trò tác dụng của việc họp cha mẹ học sinh
và có ý thức phát huy năng lực bản thân để tham gia ngày càng tích cực hơn vào
các hoạt động phong trào trong quá trình học tập ở trường phổ thông cũng như
các môi trường học tập và làm việc sau này.
2.2. Nội dung giải pháp:
Phụ huynh thường ngán ngẩm nếu giáo viên chủ nhiệm trình bày vấn đề
học tập, hạnh kiểm, sinh hoạt của các em học sinh quá dài dòng và thời gian họp
lâu. Điều này dễ khiến phụ huynh nhanh chóng bỏ về hoặc đưa ra lý do khơng
đến vì đằng nào thì họ cũng biết được kết quả học tập của con em mình thông
qua sổ liên lạc hay zalo. Nhưng với cách thức họp phụ huynh theo kiểu mới này,
CMHS - học sinh - giáo viên có cơ hội trình bày quan điểm, bày tỏ cảm xúc,
chia sẻ, hơn nữa phụ huynh thấy cuộc họp phụ huynh trở nên thiết thực và ý
5


nghĩa hơn chứ không chỉ là một buổi báo cáo thành tích trường lớp khơ khan
hay các khoản đóng góp đầu năm…
2.2.1. Những cách thức được đổi mới trong họp cha mẹ học sinh:
Để buổi họp thành cơng thì khi nhà trường triển khai kế hoạch họp
CMHS, GVCN chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung, viết thành kịch bản và hướng
dẫn học sinh thực hiện, cụ thể như sau:
Bước 1: GVCN yêu cầu ban cán sự lớp thiết kế lá thư “Lời con muốn
nói” và HS viết thư cho bố mẹ nói về lời cảm ơn, lời hứa với bố mẹ. Để học
sinh có cảm xúc viết thì GVCN có thể cho học sinh xem clip về những vất vả,
công lao của bố mẹ, học sinh thỏa sức sáng tạo trên lá thư đó, rồi bỏ thư vào
phong bì thư dán lại đưa cô giáo để bố mẹ đọc trong một khoảng thời gian giữa

buổi họp. Đồng thời làm sinh động các hình thức, nâng cao khả năng tự tin cho
học sinh thì thay bằng việc viết thư các em có thể quay clip bản thân gửi những
lời chia sẻ muốn nói tới bố mẹ và sẽ được các tiểu ban tổng hợp và trình chiếu.

6


Bước 2: Yêu cầu 4 tổ trình bày sáng tạo nội dung lên giấy A3 hoặc A5:
Tổ 1: những điều con mong muốn ở bố mẹ, tổ 2: những điều con khơng thích ở
bố mẹ, tổ 3: những áp lực của con, tổ 4: học sinh nói lời cảm ơn.

7


8


13


14


Bước 3: GVCN cho cá nhân HS viết về những điều chưa làm được, đã
làm được ở học kỳ I, mục tiêu học kỳ 2, nguyện vọng sau khi tốt nghiệp THPT,
... trên khổ giấy A3. Mặt sau là nhận xét riêng của GVCN về mỗi học sinh và
phần viết dành cho phụ huynh về nguyện vọng của phụ huynh (tờ này sẽ thu
cuối buổi họp) tránh nhận xét trực tiếp học sinh trong cuộc họp vì tế nhị và vì
thời gian gặp gỡ phụ huynh rất quý giá nên dành thời gian xoay quanh chủ đề
cuộc họp.


Tiến hành họp cha mẹ học sinh:
GVCN phân công các tiểu ban: tiểu ban nội dung, tiểu ban văn nghệ, tiểu ban
phục vụ với các nội dung công việc cụ thể:

15


- Tiểu ban văn nghệ: chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ, 01 clip nói về hoạt
động của lớp tham gia hoạt động trải nghiệm, dã ngoại, những hình ảnh học tập,
trò chơi vui nhộn trong thời gian qua, loa, mic…
- Tiểu ban phục vụ: chuẩn bị kê bàn ghế, khăn trải bàn, trang trí bảng,
chuẩn bị nước uống, hướng dẫn phụ huynh ngồi đúng vị trí, …
- Tiểu ban nội dung (có GVCN): Chuẩn bị nội dung mời họp CMHS qua
tin nhắn Smas, Zalo, gửi giấy mời họp phụ huynh của nhà trường.
Kịch bản chương trình theo thứ tự:
Bước 1: Lớp trưởng/ Bí thư lên báo cáo tổng kết về tình hình học tập, rèn
luyện đạo đức của các bạn trong lớp (có trình chiếu Powerpoint, có số liệu cụ
thể); nói cảm nhận của bản thân về lớp, về giáo viên, cam kết với phụ huynh
trong học kì 2, chiếu phim về hoạt động lớp, 2 tiết mục văn nghệ của học sinh để
tỏ lòng biết ơn như: Nơi ấy con tìm về, …
Bước 2: GVCN bổ sung, tổng kết, chia sẻ về các vấn đề học tập, hoạt
động, cơng việc, tâm tư của mình với học sinh, giáo dục, báo cáo các khoản thu
chi do GVCN quản lí... đồng thời đưa cho phụ huynh bảng điểm tổng kết và bản
tự đánh giá của con em mình trong học kì vừa qua.
Bước 3: Treo 4 sản phầm hoạt động nhóm lên bảng, đại diện các nhóm
trình bày về những điều con mong muốn ở bố mẹ, …

16



Bước 4: GVCN chia sẻ cùng phụ huynh
- Phụ huynh thảo luận.
- Học sinh chia sẻ.
Bước 5: Tặng hoa và gửi thư của từng học sinh tới phụ huynh học sinh.
Đọc thư của con, xem clip chia sẻ điều muốn nói của một số học sinh.

17


18


Bước 6: GVCN tổng kết
Mỗi cuộc họp phụ huynh là một cơ hội hiếm để CMHS và giáo viên
được gặp gỡ, trao đổi, tương tác với nhau một cách thân thiện và hiệu quả
nhất. Bởi không phải bố mẹ nào cũng có đủ thời gian, điều kiện đi lại để gặp
riêng cô chủ nhiệm và cô giáo cũng không thể lúc nào cũng trao đổi riêng với
từng phụ huynh học sinh. Việc giáo viên đổi mới nội dung buổi họp phụ
huynh, lấy học trò làm trung tâm để các câu chuyện, những nhận xét trở nên
cụ thể, thiết thực và bổ ích hơn là một tín hiệu đáng mừng trong đời sống học
đường. Không chỉ lắng nghe, tiếp nhận thêm những thông tin, kiến thức để
hiểu con hơn, phụ huynh trực tiếp đặt câu hỏi cụ thể để được tư vấn. Họ cùng
tham gia vào các hoạt động cùng ra phương pháp giáo dục con cái hiệu quả
với nhà trường.
2.2.2. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đối tượng áp dụng sáng kiến: học sinh và giáo viên làm công tác chủ
nhiệm.
- Đối với giáo viên: Cần chuẩn bị các nội dung mà nhà trường triển khai,
bảng tổng kết điểm của học sinh, số tiền thu nộp cịn thiếu (nếu có), các nội

dung định hướng cho thời gian tới...
- Đối với học sinh: Chuẩn bị CSVC: nước uống, vệ sinh lớp học..., văn
nghệ, 42 bông hoa hồng đỏ, clip hoạt động, báo cáo tổng kết, ...
- Đối với nhà trường: Chuẩn bị cơ sở vật chất, máy chiếu, bàn ghế, bảng.
2.3. Sự khác biệt của giải pháp:
Sự khác biệt của giải pháp là ở chỗ CMHS - học sinh - giáo viên có cơ hội
trình bày quan điểm, bày tỏ cảm xúc, chia sẻ với nhau. Từ đó cha mẹ và học
sinh hiểu và thơng cảm cho nhau, đồng thời CMHS cùng GVCN đưa ra phương
pháp giáo dục phù hợp đối với từng học sinh. Giúp các con nâng cao kết quả học
tập, có ý thức rèn luyện đạo đức, nề nếp, cảm thấy những điều mình mong muốn

19


bố mẹ có thể thấu hiểu, khơng cịn q áp lực đối với cuộc sống hay trong học
tập. CMHS không cảm thấy nhàm chán khi đi họp cho con.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Nội dung sáng kiến‘‘Đổi mới cách thức họp cha mẹ học sinh của giáo
viên chủ nhiệm’’ có thể áp dụng với tất cả các lớp, các giáo viên làm công tác
chủ nhiệm lớp. Áp dụng sáng kiến vào các cuộc họp phụ huynh định kỳ: đầu
năm, kết thúc học kỳ I, cuối năm hoặc sinh hoạt chủ đề, …
Tôi mong rằng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp các giáo viên đồng
nghiệp ít nhiều trong cơng tác chủ nhiệm, góp phần nhỏ bé đẩy mạnh hiệu quả của
công tác chủ nhiệm lớp. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này vốn chủ yếu xuất phát từ
thực tiễn và đã được kiểm chứng bằng thực tiễn, khơng nặng tính giáo điều sách vở
nên tơi tin rằng nó có thể dùng để tham khảo cho các đơn vị trường khác trên địa bàn
tỉnh Yên Bái, ở tất cả các cấp học.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
Bản thân tôi đã áp dụng giải pháp vào thực tế trong công tác chủ nhiệm từ
tháng 04 năm 2021 đến tháng 01 năm 2022, mặc dù trong thời gian không dài

nhưng cũng đã thu được những kết quả khả quan:
- Về cá nhân: Sau khi thực hiện nội dung sáng kiến này, tơi thấy mình
được nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp, được sự tin yêu của phụ huynh và học
sinh. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để GVCN đổi mới phương pháp chủ nhiệm
sao cho hiệu quả hơn, thiết thực hơn, sâu sắc hơn, có ý nghĩa với học sinh và
phụ huynh, tạo được uy tín với các bậc cha mẹ học sinh, xây dựng nên mơi
trường học tập lành mạnh, phát triển tồn diện.
- Về học sinh: Qua các nội dung học sinh trình bày, chia sẻ trong cuộc họp,
phụ huynh đánh giá cao về khả năng thuyết trình, sáng tạo, chỉn chu của học sinh.
Từ đó, học sinh tự tin hơn, cố gắng hơn trong học tập và rèn luyện đạo đức.

20


- Về phía CMHS: Thơng qua hội nghị này, phụ huynh học sinh cịn hiểu
hơn về con em mình, biết được những tâm tư, nguyện vọng của học sinh trong
thời gian qua, từ đó sẽ đồng hành cùng con em mình, động viên các con học tập
tích cực để đạt kết quả tốt nhất, thành cơng trên chặng đường phía trước.
Tôi chọn phương pháp so sánh, đối chiếu, nhằm đánh giá kết quả nghiên
cứu của sáng kiến giữa việc tổ chức cuộc họp phụ huynh các năm học trước và
năm học này triển khai đổi mới để tiến hành thử nghiệm. Kết quả như sau:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHỤ HUYNH HỌC SINH
v/v đổi mới cách thức họp cha mẹ học sinh của GVCN
Ý kiến Rất thích Thích Bình thường Khơng thích Ý kiến khác

Tổng

10A2

13


17

07

05

0

42

11A2

30

12

0

0

0

42

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy:
Việc thay đổi cách thức họp phụ huynh học sinh đã mang lại lợi ích khơng
nhỏ đối với phụ huynh, GVCN và học sinh. Phụ huynh và GVCN hiểu hơn về
học sinh, cịn học sinh được chia sẻ, trình bày ý kiến mà chưa bao giờ dám nói
với bố mẹ. Phụ huynh thật sự xúc động, thương và hiểu con mình hơn, từ đó tìm

cách giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Khơng có
6. Các thơng tin cần được bảo mật: Khơng có
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đối với giáo viên: cần có trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm,
được đào tạo về tâm lý học và kỹ năng sống; là người tổ chức, quản lý lớp học
tốt; có năng lực về sư phạm vững vàng; biết cách sử dụng các phương pháp và
kỹ thuật giao tiếp, xử lý tình huống; các phương pháp kiểm tra đánh giá vì sự

21


tiến bộ của học sinh; động viên, khuyến khích học sinh kịp thời trong học tập.
Chuẩn bị tốt báo cáo chủ nhiệm.
- Đối với học sinh: Chuẩn bị nước uống, vệ sinh lớp học..., văn nghệ, 42
bông hoa hồng đỏ, clip hoạt động, báo cáo tổng kết.
- Đối với nhà trường: Chuẩn bị cơ sở vật chất, máy chiếu, bàn ghế, bảng.
8. Tài liệu gửi kèm:
Phiếu khảo sát cha mẹ học sinh về việc đổi mới cách thức họp cha mẹ học
sinh của giáo viên chủ nhiệm tại trường THPT Nguyễn Lương Bằng.
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm của tơi là do bản thân tự tìm tịi,
nghiên cứu, tôi không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Nếu sai tơi hồn tồn
chịu trách nhiệm./.
Văn n, ngày 26 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Nguyễn Hạnh Hoa
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ

…........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................…
.........................................................................................................................................
HIỆU TRƯỞNG

Hoàng Văn Chinh

22



×