Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Học tiếng anh không khó đối với học sinh thpt qua việc khai thác các công cụ trực tuyến mentimeter, padlet và quizizz

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 38 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
---------------------------------

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
(Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo
Chuyên ngành: Tiếng Anh)
TÊN SÁNG KIẾN

“ HỌC TIẾNG ANH KHƠNG KHĨ” ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT
QUA VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN
MENTIMETER, PADLET VÀ QUIZIZZ

Tác giả: Trần Thị Hường
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Huệ

Yên Bái, ngày 19 tháng 01 năm 2022

0


Trang
MỤC LỤC
2
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến
2
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
2


3. Phạm vi áp dụng sáng kiến
2
4. Thời gian áp dụng sáng kiến
2
5. Tác giả
2
3
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
3
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
4
2.1 Mục đích của giải pháp
4
2.2 Nội dung của giải pháp
4
4
2.2.1. Giới thiệu công cụ trực tuyến Mentimeter, Padlet và Quizizz
2.2.1.1 Công cụ trực tuyến Mentimeter
4
+ Công cụ trực tuyến Mentimeter là gì?
5
+ Cách sử dụng Mentimeter
5
2.2.1.2 Công cụ trực tuyến Padlet
6
+ Công cụ trực tuyến Padlet là gì?
6
+ Cách sử dụng Padlet
6

2.2.1.3 Cơng cụ trực tuyến Quizizz
6
+ Cơng cụ trực tuyến Quizizz là gì?
6
+ Cách sử dụng Quizizz
7
8
2.2.2. Học chương trình Tiếng Anh THPT dễ dàng hơn bằng cách khai thác các
công cụ trực tuyến Mentimeter, Padlet và Quizizz.
2.2.2.1. Khởi động bài học vui nhộn cùng Mentimeter, Padlet và Quizizz.
8
2.2.2.2. Ôn tập, củng cố bài học hiệu quả, không mệt mỏi cùng Mentimeter,
14
Padlet và Quizizz.
2.2.2.3. Tự đánh giá, bình chọn lẫn nhau với Mentimeter.
19
2.2.2.4. Dạy kỹ năng viết đơn giản, tiết kiệm thời gian, hiệu quả bất ngờ nhờ sử
20
dụng Padlet.
2.3. Tính mới của giải pháp
21
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
24
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
25
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
33
6. Các thông tin cần được bảo mật
33
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

33
8. Tài liệu kèm theo
34
35
III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
36
PHỤ LỤC 1: MINH CHỨNG ÁP DỤNG CỦA TÁC GIẢ - TRẦN THỊ HƯỜNG
PHỤ LỤC 2: MINH CHỨNG ÁP DỤNG – THPT CHU VĂN AN
PHỤ LỤC 3: MINH CHỨNG ÁP DỤNG – THPT LÊ QUÝ ĐÔN
PHỤ LỤC 4: MINH CHỨNG ÁP DỤNG – THPT TRẦN NHẬT DUẬT
PHỤ LỤC 5: PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH VỀ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
PHỤ LỤC 6: ĐƯỜNG LINK MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP CỦA TÁC GIẢ
1


BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CẤP TỈNH
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN:
1. Tên sáng kiến: “Học Tiếng Anh khơng khó” đối với học sinh THPT qua việc
sử dụng các công cụ trực tuyến Mentimeter, Padlet và Quizizz.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo: chuyên ngành Tiếng Anh.
3. Pham vi áp dụng sáng kiến:
+ Trường THPT Nguyễn Huệ:
- Học sinh lớp 11D1, 12D2 do tôi được phân công giảng dạy học kỳ II năm
học 2020- 2021.
- Học sinh các lớp do tôi được phân công giảng dạy học kỳ I năm học 2021 2022 gồm các lớp 10T1, 11D1, 12D1.
+ Trường THPT Chu Văn An (Huyện Văn Yên): Học sinh lớp 11A1, 11A6 do cô
giáo Nguyễn Thị Thu được phân công giảng dạy học kỳ I năm học 2021 - 2022.
+ Trường THPT Lê Quý Đôn (Huyện Trấn Yên): Học sinh lớp 10A2 do cô giáo
Cao Thị Tố Chinh được phân công giảng dạy học kỳ I năm học 2021 - 2022.

+ Trường THPT Trần Nhật Duật (Huyện Yên Bình): Học sinh lớp 12A7 do cô giáo
Lê Thị Kim Dung được phân công giảng dạy học kỳ I năm học 2021 - 2022.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
- Đối với tác giả sáng kiến: Học kỳ II năm học 2020 - 2021. (Từ tháng 1 năm 2021
đến tháng 5 năm 2021); Học kỳ I năm học 2021 – 2022 (Từ tháng 9 năm 2021 đến
tháng 12 năm 2021)
- Đối với người áp dụng thử nghiệm: Học kỳ I năm học 2021- 2022 (từ tháng 9
năm 2021 đến tháng 12 năm 2021).
5. Tác giả:
Họ và tên tác giả: Trần Thị Hường
Năm sinh: 1985
Nơi công tác (hoặc nơi cư trú): Trường THPT Nguyễn Huệ
Trình độ chun mơn: Đại học
2


Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Tổ ngoại ngữ - Trường THPT Nguyễn Huệ - Thành phố Yên Bái Tỉnh Yên Bái.
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Nguyễn Huệ - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái.
Điện thoại: 0946946109
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, Tiếng Anh ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong mọi lĩnh vực và nhu cầu học Tiếng Anh đang không ngừng gia
tăng. Tuy nhiên, nó vẫn là một trong những môn học thách thức đối với nhiều học
sinh bởi các em học sinh cho rằng đây là một môn khó học, khó tiếp thu. Do đó,
nhiều em học sinh chưa thực sự có hứng thú với môn học này, chưa chủ động trong
việc học khiến cho các tiết học chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, việc phát
triển năng lực về ngoại ngữ cho các em học sinh vì thế cũng chưa có nhiều chuyển
biến tích cực. Thêm vào nữa, trong 2 năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid19, toàn thế giới đang phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về mọi mặt, trong đó

có giáo dục. Trong bối cảnh của dịch bệnh, giáo viên và học sinh phải dạy và học
trực tuyến. Điều này khiến cho môn Tiếng Anh vốn đã khó trong suy nghĩ của
nhiều em học sinh nay lại càng trở lên khó khăn hơn.
Vậy làm thế nào để kích thích và tạo hứng thú cho các em học sinh, giúp các
em u thích và thấy mơn Tiếng Anh khơng thực sự quá khó, từ đó chủ động trong
việc học tập để thu được kết quả tốt? Đó là câu hỏi tôi luôn trăn trở đặt ra trong suy
nghĩ của mình mỗi khi soạn giảng để tiến hành các bước lên lớp (soạn giảng trực
tiếp cũng như trực tuyến)
Qua nhiều năm giảng dạy, nghiên cứu tài liệu, dự giờ, học tập kinh nghiệm của
các đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho
các em học sinh phần lớn phụ thuộc vào các thủ thuật, phương pháp dạy học mới
cũng như cách thức tổ chức các hoạt động lên lớp của giáo viên theo hướng mới.
Do vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu để tìm ra một giải pháp có thể khiến các giờ
3


học Tiếng Anh trở nên không khó đối với các em học sinh để từ đó khơi dậy đam
mê của các em đối với môn học. Và ứng dụng công nghệ trong giảng dạy Tiếng
Anh là một phương thức thực sự hiệu quả giúp tôi đạt được những mục tiêu trên.
Tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số công cụ dạy học trực tuyến và thu được
những kết quả rất tích cực.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp:
Qua quan sát, qua kinh nghiệm tôi nhận thấy học sinh hiện nay rất năng động,
nếu giáo viên tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện năng lực đó, thổi lên được
ngọn lửa đam mê của học sinh thì đó chính là một sự thành công to lớn. Trong dạy
học, bên cạnh việc đào sâu chuyên môn tôi còn luôn quan tâm khai thác các hoạt
động để phát triển năng lực của học sinh. Để có thể cập nhật phương pháp dạy học
mới và giúp học sinh cảm thấy môn Tiếng Anh khơng phải là một mơn học khó
cũng như giúp các em học sinh được học tập trong một không khí thoải mái, sinh

động, khơng nhàm chán mà vẫn lĩnh hội được những kiến thức quan trọng, tôi đã
tiến hành sáng kiến: “Học Tiếng Anh khơng khó” đối với học sinh THPT qua
việc sử dụng các công cụ trực tuyến Mentimeter, Padlet và Quizizz.
Tôi cho rằng giải pháp của sáng kiến này sẽ giúp khắc phục được thực trạng
nhiều em học sinh đang cảm thấy môn Tiếng Anh là một mơn học khó và chưa
hồn tồn u thích và đầu tư cho môn học. Việc áp dụng giải pháp của sáng kiến
khiến các giờ học Tiếng Anh trở lên sinh động, hấp dẫn, thu hút các em học sinh, từ
đó nâng cao được năng lực về Tiếng Anh cho các em học sinh để đáp ứng yêu cầu
về hội nhập của xã hội. Không những vậy, thông qua việc áp dụng các công cụ trực
tuyến của giải pháp trong sáng kiến, học sinh còn được cải thiện năng lực về công
nghệ của bản thân (là một trong mười năng lực cốt lõi trong định hướng của
Chương trình Giáo dục phổ thông thổng thể).
2.2. Nội dung giải pháp:
2.2.1. Giới thiệu công cụ trực tuyến Mentimeter, Padlet và Quizizz
2.2.1.1. Công cụ trực tuyến Mentimeter
4


+ Cơng cụ trực tuyến Mentimeter là gì?
Mentimeter là một công cụ trực tuyến dựa trên web giúp giáo viên thu thập thông
tin theo thời gian thực. Mentimeter cho phép học sinh theo dõi bài thuyết trình của
giáo viên trên thiết bị của họ và tham gia tương tác với giáo viên thông qua các loại
câu hỏi một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Mentimeter cung cấp các dạng câu hỏi để giáo viên lựa chọn bao gồm:


Multiple choice: câu hỏi đa lựa chọn




Word Cloud: liên kết từ (các chữ sắp xếp thứ tự theo một hướng nào đó và
làm nổi bật một vài từ chính)



Scale: thang đánh giá



Open Ended: câu hỏi mở



Quiz Competition: thi đấu



100 Points: Thang 100 điểm



2 by 2 Matrix – Ma trận 2*2



Who will win – Ai sẽ thắng



Q&A: Hỏi đáp.


+ Cách sử dụng Mentimeter
Đối với giáo viên:
- Giáo viên cần đăng ký tài khoản tại: . Sau đó, nhấn
vào “Your presentations” để mở giao diện tạo bài thuyết trình.
- Để tạo bài thuyết trình mới, giáo viên nhấn vào “New presentation” và đặt tên
cho bài thuyết trình của mình.
- Tùy vào mục đích sử dụng mà giáo viên lựa chọn loại câu hỏi phù hợp.
Ví dụ, muốn tạo câu hỏi trắc nghiệm, giáo viên chọn loại “Multiple choice” bên tay
phải, gõ câu hỏi vào ô “Your question”, gõ các đáp án tại ô “Options” và nhấn vào
“Present” để trình chiếu.
Đối với học sinh:
Học sinh dùng điện thoại và truy cập vào địa chỉ: www.menti.com hoặc app
Mentimeter trên điện thoại và nhập mã Mentimeter đưa ra. Sau đó nhập câu trả lời
5


và chọn “submit” để nộp bài. Ngay lập tức, kết quả sẽ được đưa ra mà giáo viên
không cần phải tổng hợp hay thốnġ kê con ѕố. Học sinh và giáo viên sẽ nhìn thấy
trực tiếp kết quả mà các em lựa chọn.
2.2.1.2. Công cụ trực tuyến Padlet
+ Công cụ trực tuyến Padlet là gì?
Padlet là cơng cụ được ví như tấm bảng trong lớp học nhưng điều khiển nó
đặc biệt hơn so với những tấm bảng trên trường lớp đó chính là cho phép người
dùng thêm văn bản, hình ảnh, video, đường dẫn, ý tưởng… lên tấm bảng này và
chia sẻ đến cả lớp học vô cùng dễ dàng. Điều thú vị là tất cả các chia sẻ này đều
được lưu lại và người học sau đó có thể tải về để sử dụng làm tài liệu học tập cho
bản thân mình một cách tiện lợi và hiệu quả.
+ Cách sử dụng Padlet
Đối với giáo viên:

- Vào trang chủ Padlet và đăng ký tài khoản tại bằng 1 trong
3 tùy chọn Google, Microsoft hoặc Apple.
- Đầu tiên trải nghiệm Padlet với gói Basics miễn phí rồi nhấn “Let’s go” để tiếp
tục.
- Để tạo 1 Padlet, ấn vào nút “Create a Padlet” sau đó chọn bố cục có sẵn để tạo
Padlet cho riêng mình bao gồm: Tường, Dòng ngang, Lưới, Giá, Dòng thời
gian, Bản đồ, Khung nền Canvas.
- Chỉnh sửa lại tiêu đề, nội dung mô tả cũng như chèn thêm biểu tượng (nếu
muốn) cho thu hút, bắt mắt.
- Để tạo nội dung, ấn vào biểu tượng dấu (+) bên dưới màn hình.
- Nếu muốn học sinh tham gia chia sẻ nội dung, giáo viên copy link padlet vừa
tạo gửi cho học sinh.
Đối với học sinh: Kích vào link mà giáo viên vừa gửi, ấn vào biểu tượng dấu
(+) và bắt đầu thêm nội dung muốn chia sẻ.
2.2.1.3. Công cụ trực tuyến Quizizz
+ Công cụ trực tuyến Quizizz là gì?
6


Quizizz là 1 trong số rất nhiều ứng dụng “trò chơi hóa” (Game – based
learning) những nội dung học tập của học sinh. Quizizz thường được dùng để kiểm
tra kiến thức học sinh đã được học thơng qua hình thức trắc nghiệm, tự luận, …
Các câu hỏi trong Quizizz thuộc nhiều danh mục với cấp độ khác nhau để học sinh
thử sức, đánh giá trình độ của bản thân. Giáo viên cũng có thể giao bài cho học sinh
thông qua Quizizz để học sinh được ôn luyện tại nhà.
+ Cách sử dụng Quizizz
Đối với giáo viên:
- Truy cập vào . Tại màn hình trang chủ, ấn vào nút “Get
Started” để tiến hành đăng ký tài khoản mới, chọn đăng ký tài khoản Quizizz
theo 1 trong 2 cách (đăng ký bằng tài khoản Google hoặc bằng Email).

- Tiếp theo Quizizz sẽ hỏi chúng ta muốn sử dụng công cụ này vào mục đích gì
(trong trường học, doanh nghiệp hoặc cá nhân). Với vai trò là giáo viên, ta chọn
“at a school”. Ở cửa sổ kế tiếp, ta sẽ được hỏi về cơng việc của mình, chọn
“Teacher”.
- Bước cuối cùng, nhập 1 số thông tin cá nhân rồi ấn nút “Continue” để chuyển
đến màn hình quản lý.
- Để tạo 1 bài Quizizz: ấn nút “Create” ở góc trái trên màn hình, sau đó đặt tên và
chọn chủ đề cho bài quiz. Sau khi đặt tên xong ta sẽ tạo ra các câu hỏi cho bài
quiz (tạo thủ công hoặc lấy từ thư viện). Thông thường ta sẽ tạo thủ công để phù
hợp với mục đích muốn ơn tập, củng cố cho học sinh. Khi đó, ấn “Write your
own”, chọn thể loại câu hỏi muốn kiểm tra học sinh và bắt đầu thiết kế câu hỏi
(trắc nghiệm, hộp kiểm, bình chọn, điền vào chỗ trống, câu hỏi mở).


Multiple Choice (câu hỏi trắc nghiệm): nhập nội dung câu hỏi, các đáp án,

chọn đáp án đúng và cuối cùng là chọn thời gian để suy nghĩ trả lời. Sau khi hoàn
tất, ấn nút “Save”.
● Checkbox (câu hỏi dạng hộp kiểm) thì tương tự như câu hỏi trắc nghiệm, chỉ
có 1 khác biệt duy nhất là người chơi có thể chọn nhiều đáp án một lúc.

7


● Poll (câu

hỏi dạng bình chọn): các đáp án trong loại câu hỏi này đều được mặc

định là đúng. Câu hỏi dạng này được thiết kế nhằm mục đích thống kê.



Fill-in-the-Blank (câu hỏi điền vào chỗ trống): người chơi chỉ nhìn thấy câu

hỏi và phải tự nhập đáp án vào.
● Open-Ended (câu

hỏi mở): sau khi người chơi nhập đáp án vào thì hệ thống sẽ

ghi nhận tất cả và cộng điểm cho người chơi đó.
- Bắt đầu chơi bài Quiz: có thể chọn 1 trong 3 cách: “Play live” (chơi trực tuyến),
“Assign HW” (giao BTVN), Practice (Luyện tập). Chọn chế độ chơi: “Classic”
(chơi 1 mình), “Team” (chơi theo nhóm), hoặc “Test” (làm kiểm tra). Để bắt đầu
chơi giáo viên ấn nút “START”.
Đối với học sinh:
- Truy cập vào sau đó nhập mã code bên dưới. Khi đã
đầy đủ ấn nút “START” để bắt đầu bài quiz.
- Khi học sinh đang làm bài, giao diện trên máy của giáo viên sẽ hiển thị danh
sách các học sinh đang chơi cũng như điểm số mà học sinh đó đạt được.
2.2.2. Học chương trình Tiếng Anh THPT dễ dàng hơn bằng cách khai thác
các công cụ trực tuyến Mentimeter, Padlet và Quizizz.
2.2.2.1. Khởi động bài học vui nhộn cùng Mentimeter, Padlet và Quizizz.
* Brainstorming
Ví dụ 1: English 11 - Unit 3- Becoming Independent- Getting started
(Sử dụng Mentimeter)
Question: Write down 3 adjectives to describe a person’s characteristics.
Mục tiêu: Học sinh có thể viết được 3 tính từ miêu tả về tính cách của một người.
Tiến trình:
- Giáo viên vào Mentimeter.com tạo câu hỏi dạng wordcloud, gõ câu hỏi vào ô
“Your question” và nhấn vào “Present”.
-


Học sinh sẽ dùng điện thoại và truy cập vào địa chỉ: www.menti.com hoặc
app Mentimeter trên điện thoại và sử dụng mã Mentimeter đưa ra để nhập 3
tính từ miêu tả về tính cách của một người.
8


- .Giáo viên có thể giới hạn thời gian bằng cách vào biểu tượng setup phía
dưới bên trái màn hình, chọn “countdown” và thời gian kết thúc nhập đáp án.
Sau khi hết thời gian, tất cả các tính từ học sinh đã viết sẽ hiển thị ra. Điều
thú vị là, nếu nhiều học sinh cùng viết các từ giống nhau thì trên màn hình
giáo viên sẽ thấy các từ đó có kích cỡ to hơn các từ khác. Sau đó, giáo viên
sẽ đặt thêm các câu hỏi khác để khai thác thêm thông tin từ học sinh. Từ đó,
dẫn dắt học sinh vào bài mới một cách tự nhiên, đầy hứng khởi.
Ví dụ: 1. What kind of person do you think you are?
2. Which characteristics do you think you need to be successful in the
future?
- Giáo viên cũng có thể sử dụng Mentimeter để giao bài cho học sinh thực
hiện ở nhà trước. Sau đó sẽ tổ chức thảo luận trên lớp.
Ảnh minh họa:

Màn hình của học sinh

Màn hình của giáo viên

Ví dụ 2: English 10 - Unit 1- Family life - Getting started
(Sử dụng Padlet)
Question: List all the household chores in your family.
Mục tiêu: Học sinh liệt kê được tất cả các cơng việc nhà trong gia đình.
Tiến trình:

9


- Giáo viên vào , chọn 1 tường Padlet, ấn vào dấu (+) để
đưa ra tiêu đề cho yêu cầu: “List all the household chores in your family”.
- Giáo viên copy đường link gửi cho học sinh.
- Học sinh sử dụng điện thoại, ấn vào đường link mà giáo viên vừa gửi, ấn vào
dấu (+) và bắt đầu nhập các cụm từ về các cơng việc nhà trong gia đình của chúng.
- Sau khi nhập xong, học sinh ấn “Publish” để hiển thị nội dung vừa nhập. Lúc này trên
màn hình của giáo viên sẽ xuất hiện tất cả những ý kiến của học sinh trong lớp.
Bằng cách này, giáo viên có thể có được ý kiến của nhiều học sinh trong lớp trong
khoảng thời gian ngắn nhất. Các ý kiến này cũng được chia sẻ tới tất cả học sinh
trong lớp học. Thông qua việc tổng hợp các ý kiến của học sinh, giáo viên có thể dễ
dàng dẫn dắt vào chủ đề mới của bài là Family life (Household chores).
Ảnh minh họa:

* Hoạt động khảo sát, lấy ý kiến
Thay vì cho học sinh nêu lên từng ý kiến, giáo viên có thể cho học sinh bình chọn
để có thể lấy được thống kê cụ thể của lớp học.
Ví dụ 1: English 11 - Unit 1: The Generation Gap - Communication and culture
(Sử dụng Mentimeter)
Question: Do you live in a nuclear family or an extended family?
Mục tiêu: Khảo sát về kiểu gia đình mà học sinh đang sống.
10


Tiến trình:
- Giáo viên vào www.Mentimeter.com, chọn loại câu hỏi “multiple choice”, nhập
câu hỏi vào “your question”, nhập các lựa chọn vào “options”: nuclear family,
extended family rồi chọn “present”.

- Sau đó yêu cầu học sinh vào menti.com và nhập mã để chọn loại gia đình mà họ
đang sống cùng. Từ đó giáo viên chia lớp thành các nhóm để thảo luận về ưu điểm
và nhược điểm của các kiểu gia đình đó.
Ảnh minh họa

Màn hình của học sinh

Màn hình của giáo viên

Ví dụ 2: Unit 3- Becoming Independent- Writing
(Sử dụng Mentimeter)
Question: Vote for the life skill(s) you would like to learn the most.
Mục tiêu: Học sinh có thể bình chọn một hoặc vài kỹ năng sống mà các em muốn học.
Tiến trình:
- Giáo viên vào www.Mentimeter.com tạo câu hỏi dạng “ranking”, gõ câu hỏi vào ô
“Your question” và nhập tên các kỹ năng sống, cuối cùng nhấn vào “Present”.

11


- Học sinh sẽ dùng điện thoại và truy cập vào địa chỉ: www.menti.com hoặc app
Mentimeter trên điện thoại và sử dụng mã Mentimeter đưa ra để bình chọn cho các
kỹ năng mà các em muốn học. (Học sinh có thể chọn nhiều hơn một kỹ năng.)
- Giáo viên có thể giới hạn thời gian bằng cách vào biểu tượng setup phía dưới
bên trái màn hình, chọn “countdown” và thời gian kết thúc nhập đáp án.
- Sau khi hết thời gian, kết quả bình chọn cho các kỹ năng học sinh muốn học sẽ
được hiển thị trên màn hình và giáo viên sẽ dùng câu trả lời của học sinh để khai
thác thêm thơng tin.
Ví dụ: Why do you want to learn …skill most? What should you do before
enrolling for a life skill course?

Từ đó, dẫn dắt học sinh vào chủ đề “write a letter requesting information about a
life skill course.”
Ảnh minh họa

Màn hình của học sinh

Màn hình của giáo viê

Ví dụ 3: English 12 - Unit 6 - Endangered Species - Reading
(Sử dụng Quizizz)
Question: Which of these animals are on the list of endangered species?

12


Mục tiêu: Học sinh có thể chọn một hoặc vài con động vật mà các em cho rằng
đang nằm trong danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Tiến trình:
- Giáo viên vào , sau đó vào “Create”, chọn “New quiz” để
thiết lập câu hỏi dạng bình chọn (Poll).
- Sau đó yêu cầu học sinh vào joinmyquiz.com và nhập mã được cung cấp để vào
bình chọn những con động vật nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Sau khi bình chọn xong giáo viên có thể tổng hợp được ý kiến của học sinh
trong lớp một cách nhanh chóng đồng thời dẫn vào bài mới bằng cách hỏi thêm
câu hỏi “Can you find them in Viet Nam now?”
Bằng việc sử dụng công cụ này giáo viên có thể có được thống kê ý kiến của học sinh
một cách nhanh nhất, chính xác nhất và sinh động nhất. Dựa trên ý kiến cá nhân của
học sinh, giáo viên sẽ dẫn dắt và đưa ra kết luận cũng như những giải thích thuyết
phục. Do vậy vẫn đạt được mục tiêu gợi lại kiến thức cũ của học sinh về các loài động
vật có nguy cơ tuyệt chủng để chuẩn bị cho chủ đề chính của bài đọc là đọc về các loài

đang gặp nguy hiểm.
Ảnh minh họa

13


2.2.2.2. Ơn tập, củng cố bài học hiệu quả, khơng mệt mỏi cùng Mentimeter,
Padlet và Quizizz.
Ví dụ 1: English 11 – Review 1 (Sử dụng Mentimeter)
Question: In 1 minute, write down as many words you have learnt in Unit 2 as
possible.
Mục tiêu: Học sinh viết được các từ vựng đã học trong Unit 2.
Tiến trình:
- Giáo viên chọn dạng câu hỏi “open-ended questions”, gõ câu hỏi vào ô “Your
question” và nhấn vào “Present”.
- Học sinh sẽ dùng điện thoại và truy cập vào địa chỉ: www.menti.com hoặc app
Mentimeter trên điện thoại và sử dụng mã Mentimeter đưa ra, gõ các từ vựng đã
học trong Unit 2 và bấm vào “submit” để nộp câu trả lời.
- Giáo viên giới hạn thời gian bằng cách vào biểu tượng setup phía dưới bên trái
màn hình, chọn “countdown” và thời gian kết thúc nhập đáp án.
- Ngay lập tức, học sinh và giáo viên sẽ nhìn thấy trực tiếp các từ mà các em đã
viết. Sau đó, giáo viên có thể biến hoạt động này thành một cuộc thi đua theo
đội xem đội nào đặt được nhiều câu với những từ đã viết một cách nhanh và
chính xác nhất. Với hoạt động này, học sinh sẽ cảm thấy rất hứng thú khi vừa có
thể ôn được từ vựng theo chủ đề Unit 2, vừa có thể sử dụng được các từ vựng
đúng trong ngữ cảnh.

14



Màn hình của học sinh

Màn hình của giáo viên

Ví dụ 2: English 12 - Revision for GCSE Examination.
(Sử dụng Quizizz)
Mục tiêu: Học sinh ôn luyện các dạng câu hỏi, kiến thức ngữ pháp từ vựng thường
xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT.
Tiến trình:
- Giáo viên vào , sau đó vào “Create” – chọn “New Quiz”, chọn
thiết kế câu hỏi trắc nghiệm và gõ câu hỏi, cho đáp án, giới hạn thời gian học sinh
dùng để trả lời câu hỏi.
Ảnh minh họa

15


- Sau khi thiết kế xong, giáo viên yêu cầu học sinh vào joinmyquiz.com rồi nhập
mã và bắt đầu chơi (làm các câu hỏi ôn tập). Trong khi học sinh đang làm bài, số
điểm ứng với câu trả lời đúng của học sinh sẽ hiển thị trên màn hình của giáo viên.
Sau khi trò chơi kết thúc, 3 học sinh có số điểm cao nhất sẽ được ghi lại.
Ảnh minh họa:

16


17


Điều quan trọng là, giáo viên có thể mở xem bài làm của học sinh trước lớp

để biết được câu hỏi nào học sinh thường làm sai và từ đó rút kinh nghiệm cho học
sinh cũng như có định hướng để ôn tập cho học sinh vào những buổi học tiếp theo.
Thông qua công cụ này học sinh được vừa học vừa chơi nên rất hứng thú. Việc ôn
thi tốt nghiệp do vậy cũng bớt căng thẳng và đỡ áp lực hơn rất nhiều mà vẫn đạt
được mục tiêu ôn tập những kiến thức trọng điểm trong chương trình Tiếng Anh
lớp 12. Hơn thế nữa, giáo viên có thể thiết kế nhiều câu hỏi kiểu trò chơi như thế
này trên Quizizz và giao cho học sinh chơi tại nhà như bài tập về nhà để ơn luyện
cũng rất hiệu quả.
Ví dụ 3: English 11 - Unit 6: Global Warming – Getting Started.
(Sử dụng Padlet)
Question: Read the conversation again and summarize the information in the
conversation ( Topic/Causes/ Effects/ Solutions)
Mục tiêu: Học sinh đọc lại bài hội thoại sau đó tóm tắt thông tin trong cuộc hội
thoại theo từng mục được đưa ra: chủ đề/ nguyên nhân/ ảnh hưởng/ giải pháp.
Tiến trình:
- Giáo viên truy cập vào , mở tường Padlet theo bố cục mong
muốn, copy đường link rồi gửi cho học sinh.
- Học sinh kích vào đường link giáo viên vừa gửi và ấn vào dấu (+), sau đó học
sinh bắt đầu nhâp thơng tin tóm tắt theo đúng các mục giáo viên đã yêu cầu (có
thể làm theo nhóm). Sau khi nhập xong ấn nút “Publish” để chia sẻ bài làm lên
tường Padlet.
- Sau khi tất cả các nhóm đã hồn thành, giáo viên cùng học sinh kiểm tra lại
thơng tin tóm tắt của các nhóm trên tường Padlet và chỉnh sửa cũng như cho
nhận xét.

18


Ảnh minh họa:


Đáng nói là, sau khi kết thúc bài học, học sinh có thể tải file tổng hợp này để
làm tư liệu học tập cho bản thân mình rất hữu ích.
2.2.2.3. Tự đánh giá, bình chọn lẫn nhau với Mentimeter.
Sau khi học sinh thuyết trình, giáo viên có thể đưa ra 1 bản đánh giá để học sinh
vào đánh giá nhóm khác theo các tiêu chí giáo viên đưa ra.
Tiến trình
- Giáo viên có thể chọn dạng câu hỏi “SCALE” và đặt các tiêu chí đánh giá cụ thể
như: fluency, accuracy, pronunciation, eye-contact. Học sinh sẽ chọn các mức
đánh giá cụ thể cho từng tiêu chí từ very bad, bad, fair, good cho đến very good.
- Hoặc giáo viên có thể chọn dạng câu hỏi “RANKING”, gõ câu hỏi vào ơ “Your
question” và tên các nhóm thuyết trình rồi nhấn vào “Present”.
- Học sinh sẽ dùng điện thoại và truy cập vào địa chỉ: www.menti.com hoặc app
Mentimeter trên điện thoại và sử dụng mã Mentimeter đưa ra, chọn nhóm có bài
thuyết trình hay nhất và bấm vào “submit” để nộp câu trả lời.
Hoạt động này khiến học sinh rất hứng thú vì được đánh giá bạn của mình và được
xem kết quả đánh giá của nhau.

19


Ảnh minh họa

2.2.2.4. Dạy kỹ năng viết đơn giản, tiết kiệm thời gian, hiệu quả bất ngờ nhờ
sử dụng Padlet.
Thông thường khi dạy kỹ năng viết, trong phần While - writing học sinh sẽ
được yêu cầu viết sản phẩm của mình ra vở, ra giấy hoặc viết lên bảng để giáo viên
chấm chữa trong phần Post – writing. Theo cách này, giáo viên sẽ chỉ chữa được số
lượng bài rất ít hoặc nếu giáo viên có thu bài viết của các em học sinh về chấm thì
khi trả bài học sinh sẽ chỉ được xem lại bài viết của chính mình. Nhưng với cơng cụ
Padlet, những hạn chế của phương pháp dạy viết truyền thống đó đều được khắc

phục một cách tối đa. Học sinh được chữa bài trực tiếp trên Padlet, được thấy bài
viết của các bạn mình trên tường Padlet, được tham khảo bài viết của các bạn mình
và đồng thời cũng có thể tải các bài viết đã được chữa để dùng làm tư liệu học tập.
Tôi nhận thấy sử dụng công cụ Padlet thật sự cần thiết và hữu ích cho giáo viên khi
dạy kỹ năng viết.
Ví dụ: English 10 – Unit 1: Family Life – Writing
Question: Write a paragraph about how people in your family share housework.
Mục tiêu: Học sinh viết được 1 đoạn văn để nói về việc các thành viên trong gia
đình chia sẻ các cơng việc nhà như thế nào.
Tiến trình:

20


- Sau khi dạy xong phần Pre – Writing và chuyển sang phần While – writing, giáo
viên truy cập vào rồi copy đường link gửi cho học sinh.
- Học sinh sử dụng điện thoại kích vào đường link giáo viên vừa gửi sau đó ấn
vào biểu tượng dấu (+) và bắt đầu nhập bài viết.
- Sau khi hoàn thành bài viết học sinh ấn “Publish” để chia sẻ bài viết lên tường
Padlet.
- Sau khi cả lớp đã nộp bài viết lên tường Padlet, giáo viên tiến hành chữa mẫu
một vài bài trước lớp. Các bài viết còn lại giáo viên có thể chấm chữa cho học
sinh trực tiếp trên tường Padlet tại nhà. Học sinh có thể xem được bài cơ giáo
chữa cho mình và các bạn mình tại nhà trên Padlet đó. Học sinh cũng có thể tải
các bài viết xuống và in ra để phục vụ việc học viết của mình.
Ảnh minh họa

2.3. Tính mới của giải pháp
Là tác giả của sáng kiến tôi đánh giá sáng kiến của mình có nhiều điểm mới
từ ý tưởng khai thác các công cụ trực tuyến vào dạy học đến cách triển khai ý

tưởng đó sao cho hiệu quả, tuy nhiên có thể tóm gọn một số điểm mới sau:
Thứ nhất: Đề xuất giải pháp học thông qua các công cụ trực tuyến
Mentimeter, Padlet và Quizizz giúp việc học của học sinh trở nên vui vẻ, thư giãn,
hợp thời hơn vì học sinh được học và ghi nhớ kiến thức thơng qua tương tác bằng
hình ảnh, bằng trò chơi trên các thiết bị hiện đại. Bình thường theo các giải pháp
21


cũ, giáo viên vẫn có thể tạo các trò chơi thông qua Powerpoint hay sử dụng các đồ
vật trực tiếp nhưng cách làm này không còn phù hợp và chưa bắt kịp với xu thế của
thời đại công nghệ 4.0 khi mà hầu hết học sinh đều có khuynh hướng thích sử dụng
thiết bị cơng nghệ cao trong cuộc sống. Vì vậy, khi học sinh được học các giờ học
Tiếng Anh có sử dụng các thiết bị điện tử hiện đại để lĩnh hội kiến thức, các em sẽ
hứng thú hơn, tham gia nhiệt tình hơn, từ đó sẽ đam mê môn học và không còn
nghĩ môn Tiếng Anh là một môn học khó nữa.
Thứ hai: Giải pháp sử dụng các công cụ trực tuyến để khiến cho việc học
Tiếng Anh của học sinh không còn là một rào cản có thêm tính mới ở chỗ nó đã
giúp cho nhiều học sinh trong lớp cùng có thể tương tác một lúc với yêu cầu của
giáo viên/ của trò chơi. Theo giải pháp truyền thống, hay ngay cả khi áp dụng phần
mềm Activ-Inspire (là một phần mềm sử dụng trên bảng thông minh để học sinh có
thể tương tác trực tiếp với giáo viên) thì số lượng học sinh tham gia tương tác cũng
bị hạn chế. Giải pháp mới này của tôi giúp học sinh có thể đồng loạt tương tác để
thi đua với nhau, để đưa ý kiến cùng một lúc thông qua khảo sát, thống kê, tham
gia trò chơi trên công cụ. Giáo viên có thể có được kết quả rất nhanh chóng để tổng
hợp, phân tích, tóm tắt kiến thức giúp tiết kiệm thời gian mà hiệu quả lại rất cao.
Thứ ba: Khi khai thác các công cụ trực tuyến để học sinh tham gia vào bài
dạy, các em học sinh còn có thêm được tư liệu học tập rất hữu ích để ơn luyện sau
giờ học một cách rất thuận tiện và chuyên nghiệp. Ở các giải pháp cũ, những gì
giáo viên triển khai dạy trên lớp cho học sinh thông thường sẽ được các em ghi
chép lại vào vở để sử dụng cho việc học ở nhà và về sau (việc ghi chép này đôi khi

không đầy đủ hoặc có thể bị nhầm lẫn vì một lý do khách quan nào đó). Hoặc giáo
viên sẽ phải soạn phiếu học tập để tổng hợp kiến thức rồi phô tô cho các em học
sinh. Với giải pháp mới này, tất cả các ý tưởng khi các em tham gia trò chơi hay
chia sẻ trước tập thể lớp hay những kiến thức quan trọng mà giáo viên đã triển khai
trong giờ học đều được lưu lại rất đầy đủ, học sinh chỉ cần tải về điện thoại hay
máy tính và lưu chúng như tư liệu học tập để sử dụng lâu dài, sử dụng bất cứ lúc
nào cần.
22


Thứ bốn: Một tính mới khơng thể khơng nhắc đến đó là việc khai thác công
cụ trực tuyến Padlet vào dạy kỹ năng viết (Writing) đã giúp tiết kiệm thời gian cho
giáo viên và học sinh, học sinh được học viết một cách dễ dàng hơn, học sinh trong
lớp được thấy sản phẩm viết của tất cả các bạn của mình từ đó học được những ý
tưởng hay từ các bạn của mình. Trước đây, khi chưa áp dụng Padlet vào dạy viết,
học sinh phải viết bài ra giấy, hoặc lên bảng viết, hoặc viết bài lên Poster để giáo
viên chữa mẫu cho một vài em trên lớp còn các em còn lại giáo viên phải thu bài về
nhà chấm sau đó trả cho từng em. Với Padlet, tất cả các bài viết của học sinh đều
được gõ lên tường Padlet, giáo viên chữa cho học sinh nào vào thời điểm nào thì tất
cả học sinh trong lớp đều có thể cập nhật ngay (ngay cả khi ở nhà). Điều thú vị là,
sau buổi học viết, học sinh trong lớp đều có thể đọc được các bài viết của các thành
viên khác trong lớp của mình để tham khảo (tất cả các bài viết đều được lưu lại trên
tường Padlet, học sinh có thể tải những bài viết đó xuống để cùng tham khảo).
Thứ năm: Giải pháp rất phù hợp trong việc nâng cao hiệu quả dạy học trong
bối cảnh cả nước đang phải ứng phó với đại dịch Covid và những người làm giáo
dục đang phải tìm ra những phương pháp để có thể dạy học trực tuyến hiệu quả.
Giải pháp của tôi không chỉ áp dụng cho các tiết học trực tiếp mà đối với các tiết
học trực tuyến lại vô cùng hiệu quả. Mọi trăn trở về việc làm thế nào để học sinh
tương tác với giáo viên qua màn hình máy tính đều được tháo gỡ khi giáo viên khai
thác những công cụ trực tuyến này. Các em được vừa học vừa chơi, các em được

giao nhiệm vụ thông qua các công cụ này cũng hứng thú hơn chứ không còn cảm
thấy nhàm chán như việc chỉ nghe giáo viên nói qua màn hình máy tính. Ngồi ra,
khi dạy học trực tuyến, giáo viên ln cảm thấy khó khăn trong việc làm thế nào để
có được sản phẩm học tập của học sinh (vì khơng phải sản phẩm nào cũng bằng
hình thức trả lời miệng). Với các công cụ trực tuyến này, giáo viên có thể có được
sản phẩm học tập của học sinh một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Nói tóm lại, tôi cho rằng giải pháp của tơi có nhiều tính mới, dễ áp dụng và
thực sự rất hiệu quả. Giải pháp phù hợp với thời đại công nghệ 4.0, bắt kịp với xu
thế của xã hội, sử dụng phù hợp cho các tiết học trực tuyến trong bối cảnh dịch
23


bệnh Covid -19 đang hoành hoành và quan trọng hơn cả là thu hút đại đa số các em
học sinh tham gia vào giờ học, khiến các em cảm thấy học môn Tiếng Anh không
hề khó như các em đã từng nghĩ.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp “Học Tiếng Anh khơng khó” đối với học sinh THPT qua việc sử
dụng các công cụ trực tuyến Mentimeter, Padlet và Quizizz có thể sử dụng cho
nhiều đơn vị kiến thức thuộc chương trình Tiếng Anh THPT, do vậy có thể áp dụng
giải pháp cho hầu hết các trường THPT trên địa bàn Tỉnh Yên Bái.
Thực tế tôi đã mạnh dạn áp dụng giải pháp ở các lớp 11D1, 12D2 từ học kỳ II
năm học 2020 - 2021; sau đó tôi tiếp tục áp dụng giải pháp này ở các lớp 11D1,
12D1, 10T1 trong học kỳ I năm học 2021 - 2022.
Tôi đã mạnh dạn chia sẻ giải pháp của mình với các thầy cơ cùng bộ mơn với
mình ở các huyện khác trên địa bàn Tỉnh Yên Bái để cùng thực nghiệm giải pháp,
các thầy cô đều hiểu được cách thức thực hiện và vận dụng linh hoạt giải pháp của
tôi vào giảng dạy tại cơ sở của các đồng chí đó. Đó là các trường: THPT Lê Q
Đơn, THPT Trần Nhật Duật, THPT Chu Văn An. Tất cả các kết quả thu về đều rất
tích cực. Hầu hết các đồng nghiệp được tôi chia sẻ sáng kiến đều thấy sáng kiến có
thể thực hiện hiệu quả trong công tác giảng dạy. Điều mà tất cả chúng tôi – những

người đã áp dụng sáng kiến đều đánh giá cao đó là việc học sinh hào hứng và chủ
động làm chủ các hoạt động học tập của mình khi tham gia các hoạt động của bài
học và ôn luyện. Việc học môn Tiếng Anh không còn nặng nề khi kiến thức được
học sinh lĩnh hội qua các trò chơi, qua các công cụ trực tuyến hết sức sinh động.
Kết quả thu về cả về số liệu và sự thay đổi của học sinh đã cho thấy giải pháp nên
được sử dụng rộng rãi hơn không chỉ đối với việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh mà
còn áp dụng cho các môn học khác.
Qua phỏng vấn các giáo viên tôi thu được kết quả các thầy cô đều ủng hộ nhân
rộng giải pháp của mình vì nó phù hợp với nhu cầu của xã hội, của đổi mới giáo
dục ngày nay.

24


×