Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần mềm logo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.29 KB, 21 trang )

1

CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ nói
chung và ngành Tin học nói riêng. Đây được xem là một phần khơng thể thiếu
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhờ đó, Đảng và Nhà nước
đã xác định rõ được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong việc đào
tạo nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Vì thế, trong những năm gần đây Nhà nước ta đã đưa môn tin học vào trong
nhà trường và ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh tiếp xúc và làm quen dần
với lĩnh vực công nghệ thông tin.
Trong chương trình Tin học tiểu học hiện nay, có nhiều phần mềm ứng
dụng phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học như: phần mềm soạn thảo văn
bản (Word), phần mềm thiết kế bài trình chiếu (Power Point), phần mềm học
vẽ (Paint),... Đặc biệt, trong chương trình lớp 4, học sinh sẽ được lần đầu tiếp
xúc với phần mềm Logo, đó là một phần mềm mới, khó học, có nhiều khái
niệm trừu tượng, nhiều thuật ngữ chuyên ngành, sử dụng bằng ngôn ngữ
Tiếng Anh. Mặt khác, những em học sinh miền núi cịn gặp nhiều trở ngại
như: ngơn ngữ, hiểu biết, đời sống kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, khơng có
máy tính để thực hành ở nhà. Chính vì thế trong các tiết thực hành trên máy
các em còn bỡ ngỡ, khơng biết thao tác như thế nào, khó khăn trong việc ghi
nhớ câu lệnh.
Chính vì mong muốn các em có thể thực hành tốt với phần mềm Logo, có
thể ghi nhớ các câu lệnh và giải quyết được những bài toán trong sách giáo
khoa cũng như những yêu cầu mà giáo viên đưa ra. Vì vậy tơi mạnh dạn đưa
ra sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần mềm
Logo”. Qua các biện pháp trong sáng kiến sẽ giúp các em học tốt hơn với
phần mềm Logo.



2

CHƯƠNG 2
NỘI DUNG
2.1. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
Bắt đầu nghiên cứu từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022. Vận dụng
cho năm học 2021 – 2022 và những năm học tiếp theo.
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG:
2.2.1. Đặc điểm tình hình Trường Phổ thơng dân tộc bán trú Tiểu học
Trà Thanh – huyện Trà Bồng:
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Thanh nằm trên địa bàn
huyện Trà Bồng, thuộc khu vực phía Tây của huyện, là một xã miền núi cịn
nhiều khó khăn. Học sinh của trường chủ yếu là người dân tộc thiểu số với
điều kiện kinh tế rất khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt. Dù khó khăn vậy nhưng
việc học của các em rất được sự quan tâm của các ban ngành, đặc biệt ngành
Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Bồng đã đầu tư cơ sở vật chất khá đầy đủ về
phòng học, thiết bị giảng dạy…mơ hình trường lớp khang trang sạch đẹp, địa
hình sân chơi rộng rãi, bằng phẳng.
Đội ngũ cán bộ quản lí, cũng như giáo viên trong trường năng động, nhiệt
huyết, sáng tạo và ln nhiệt tình trong các công tác của trường.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Thanh có 16 lớp học, với
tổng số học sinh: 351 em. Năm học 2021 - 2022 tôi được phân công dạy học
môn tin học ở các khối 3, 4, 5. Trong đó, tổng số học sinh khối 4 là 82 em. Số
lượng học sinh trong một lớp tương đối đơng nhưng số lượng và chất lượng
máy tính cịn hạn chế khơng đủ cho tất cả học sinh đều được thực hành trên
máy tính.
Là một người giáo viên, tôi luôn cố gắng phấn đấu thực hiện tốt vai trị,
nhiệm vụ của mình.
2.2.2. Kết quả đạt được:
Năm học 2021 - 2022 tôi được nhà trường phân công giảng dạy mơn tin

học ở các khối 3, 4, 5. Trong đó, tổng số học sinh khối 4 là 82 em và qua q
trình khảo sát học sinh đầu năm học tơi nhận được kết quả như sau:


3
* Tình hình chung:
- Tổng số học sinh khối 4 là 82 em.
- Trong khối 4 có 2 học sinh là người dân tộc Kinh.
- Trên 90% học sinh là con em người đồng bào dân tộc thiểu số.
- Trên 90% học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn.
* Nhận thức:
- Đa phần học sinh thao tác với máy tính cịn rất chậm vì các em khơng
được thường xun thao tác với máy tính tại nhà.
- Khi học phần mềm Logo, học sinh còn thụ động, e ngại, chưa mạnh dạn
để làm các bài tập.
* Tính cách:
- Đa số học sinh đều rất thích những tiết thực hành trên máy tính.
- Học sinh cịn hay làm việc riêng trên máy tính, nói chuyện và khơng tập
trung khi giáo viên giảng bài.
- Một số học sinh chờ đến lượt thực hành còn đùa nghịch, chưa nghiêm
túc trong giờ học.
2.2.3. Những mặt còn hạn chế:
- Thực hành thao tác với bàn phím và chuột cịn chậm, chưa tốt. Cho nên
cịn lúng túng khi thực hành với phần mềm Logo.
- Học sinh khó ghi nhớ được các câu lệnh. Dẫn đến việc vận dụng các câu
lệnh vào vẽ hình cịn gặp nhiều khó khăn.
- Học sinh cịn hay làm việc riêng trên máy tính.
2.2.4. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế:
2.2.4.1. Nguyên nhân đạt được:
* Về phía giáo viên:

- Nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường và đồng
nghiệp.
- Là giáo viên trẻ, nhiệt huyết với nghề, có trình độ đào tạo đạt chuẩn.


4
- Luôn cố gắng lắng nghe, học hỏi, tiếp thu những đóng góp từ đồng
nghiệp đi trước.
* Về phía học sinh:
- Có sự u thích, hứng thú trong học tập tin học, nhất là các tiết thực
hành trên máy.
- Một số ít học sinh chủ động hỏi thầy cơ về những nội dung chưa thực
hiện được. (Đây là nhóm học sinh khá giỏi)
2.2.4.2. Nguyên nhân hạn chế:
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên chưa biết cách áp dụng được nhiều phương pháp dạy học giúp
học sinh hứng thú trong học tập.
- Các tài liệu tham khảo dành cho bộ môn tin cịn hạn chế. Nhất là những
tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn tin học.
- Chưa theo sát và quản lí việc sử dụng máy tính của học sinh chặt chẽ.
* Về phía học sinh:
- Đa số học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số nên kỹ năng đọc, nói,
nghe, viết tiếng Việt còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, phần mềm Logo đều là
tiếng Anh nên việc tiếp thu của học sinh rất khó khăn.
- Cịn một số học sinh khả năng tư duy và logic cịn hạn chế.
- Vẽ hình hồn tồn bằng câu lệnh nên đa số các em còn lúng túng khi làm
bài tập.
- Học sinh chưa được làm quen, tiếp xúc với các thuật toán, nên việc ghi
nhớ các câu lệnh, tư duy để giải thuật chưa tốt.


CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN


5
3.1. CĂN CỨ THỰC HIỆN:
+ Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn
quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.
+ Chỉ thị 29/CT của Trung ương Đảng về việc đưa công nghệ thông tin vào
nhà trường.
+ Căn cứ vào thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của
Bộ Giáo dục – Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
+ Căn cứ thông tư 22/2016/TT-BDGĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ
Giáo dục – Đào tạo về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh
giá học sinh tiểu học.
Là một người giáo viên tôi luôn mong muốn học sinh của mình có thể tiếp
thu kiến thức, thực hành các kỹ năng trên máy tính một cách tốt nhất, thành
thạo nhất. Có thể áp dụng những kiến thức đã học để hỗ trợ cho việc học tập,
vận dụng tốt các kiến thức ấy vào cuộc sống, giúp ích cho bản thân và xã hội.
Về bản thân, tôi rất mong muốn được đồng nghiệp, học sinh tin tưởng yêu
thương, được phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình đến để giáo dục, dạy
dỗ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Trường Phổ thông dân tộc bán
trú Tiểu học Trà Thanh nói riêng và của huyện Trà Bồng nói chung.
Do vậy sau đây tơi xin chia sẻ “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học
tốt phần mềm Logo.”
3.2. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
3.2.1. Nội dung:
Trong đề tài này, tôi đưa ra những kinh nghiệm và giải pháp giúp học sinh
u thích mơn học, biết vận dụng linh hoạt các câu lệnh để giải quyết các bài
tốn một cách chính xác và khoa học, có kỹ năng thực hành khi tương tác với

phần mềm Logo. Tôi đưa ra một số nội dung chủ yếu sau:

1. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh.
2. Xây dựng kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp.


6
3. Hướng dẫn học sinh ghi nhớ các câu lệnh và phân tích hình mẫu trong
phần mềm Logo.
4. Hướng dẫn học sinh xác định phương, hướng và góc quay của rùa.
5. Tổ chức hoạt động nhóm.
3.2.2. Giải pháp thực hiện:
Qua thời gian giảng dạy trên lớp cùng với tìm hiểu thực tế nắm bắt tình
hình. Tơi đã quyết tâm tìm tịi, nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp giúp
học sinh lớp 4 học tốt phần mềm Logo. Và dưới đây là một số biện pháp tôi
đã thực hiện:
3.2.2.1. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh.
Tâm lí học sinh tiểu học thường rất hiếu động ít khi chịu ngồi n, ham
tìm tịi, khám phá cái mới, song cũng rất mau chán. Do vậy, trong quá trình
dạy học tôi phải giáo dục ý thức học tập cho học sinh ở mơn Tin học, để học
sinh có thể tự tìm tịi, tự khám phá, từ đó sẽ tạo được sự hứng thú trong học
tập, có ý thức vươn lên.
Trong mỗi tiết dạy, tơi đã tạo cho khơng khí lớp học thoải mái, nhẹ
nhàng, để học sinh không bị áp lực về tâm lí, tơi khơng dùng những biện pháp
mạnh khi học sinh không chép bài, không làm bài. Thay vào đó, tơi ln động
viên, khích lệ các em hồn thành những yêu cầu được giao.
Ví dụ 1: Để giới thiệu về phần mềm Logo, tôi đã tổ chức một trò chơi để
khởi động tiết dạy như sau: chọn một học sinh đóng vai chú Rùa, các bạn
trong lớp luân phiên nhau đặt lệnh (tiến, lùi, quay trái, quay phải), một bạn
khác sẽ dùng phấn để vẽ ra đường đi của Rùa lên bảng. Thay đổi các lệnh

tương tự để học sinh hiểu được nhiệm vụ của Rùa.


7
Hình 1: Khởi động bằng trị chơi đóng vai
3.2.2.2. Xây dựng kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù
hợp.
Phần mềm Logo là một phần mềm địi hỏi học sinh phải có khả năng
sáng tạo, tư duy logic. Do đó, đây là một phần mềm tương đối khó đối với
học sinh Tiểu học. Để học sinh có hứng thú, u thích với mơn học và có thể
ghi nhớ các câu lệnh một cách tốt nhất, tôi đã phải xây dựng kế hoạch bài dạy,
lên ý tưởng thiết kế bài dạy phù hợp với từng bài học và tùy vào tình hình
từng lớp học mà thay đổi ý tưởng thiết kế bài dạy một cách phù hợp nhất, sau
đó tiến hành thực hiện tiết dạy đạt hiệu quả.
Ngay từ bài học đầu tiên của chủ đề 5: Thế giới Logo, tôi đã xác định rõ
nhiệm vụ của Rùa và cửa sổ lệnh bằng cách cho học sinh quan sát giao diện
phần mềm ngay trong giờ dạy lý thuyết.
Ví dụ 2: Bài 1: Bước đầu làm quen với Logo
Xây dựng kế hoạch bài dạy này ta làm như sau:
Hoạt động 1: Quan sát: Màn hình làm việc của Logo
Sân chơi của Rùa

Đường đi của Rùa

Chú Rùa

Ngăn gõ lệnh

Hình 2: Màn hình làm việc của Logo
Để giới thiệu màn hình làm việc chính (Sân chơi của Rùa) của Logo, tơi

đã cho học sinh liên tưởng lại trị chơi ở phần khởi động để giải thích cho học
sinh dễ hiểu (tam giác – hình ảnh tượng trưng của Rùa trên sân chơi, đỉnh tam
giác cho biết hướng nhìn của Rùa). Sau đó tơi sẽ gõ lệnh, giải thích, dự đốn
hành động của Rùa và cho học sinh quan sát kết quả.
Hoạt động 2: Thực hành
a. Học sinh khởi động phần mềm Logo và quan sát màn hình làm việc


8
của Logo.

Hình 3: Học sinh khởi động phần mềm Logo
b. Học sinh gõ câu lệnh theo hướng dẫn của giáo viên. Quan sát hướng
đi của Rùa.

Hình 4: Học sinh gõ câu lệnh theo hướng dẫn của giáo viên
3.2.2.3. Hướng dẫn học sinh ghi nhớ các câu lệnh và phân tích hình mẫu
trong phần mềm Logo.
Phần mềm Logo là phần mềm sử dụng câu lệnh để điều khiển Rùa di
chuyển. Tuy nhiên, các câu lệnh trong phần mềm Logo được viết bằng ngôn
ngữ tiếng Anh nên việc ghi nhớ các câu lệnh đối với học sinh miền núi rất
khó khăn. Nhưng khơng vì thế mà tơi u cầu học sinh phải nhớ một cách
cứng nhắc những câu lệnh hay cú pháp đó. Mà thay vào đó, tơi sẽ tổ chức trị
chơi cho học sinh giúp các em vừa học vừa chơi, từ đó các em tiếp thu kiến
thức thật nhẹ nhàng. Dựa trên nội dung của mục Logo và chú Rùa, tơi cho học
sinh chơi trị chơi như sau:


9
Trị chơi có tên “Vượt qua thử thách”. Tơi sẽ đọc lệnh Logo còn các em

sẽ vẽ đường đi của Rùa vào giấy nháp hoặc bảng con. Ai làm đúng tất cả các
câu lệnh thì người đó vượt qua thử thách. Ví dụ: Tơi lần lượt đọc từng lệnh
FD 100 RT 90 FD 100 RT 90 FD 100 RT 90 FD 100 thì các em vẽ được hình
chữ nhật. Giải pháp này nhằm giúp cho học sinh ôn lại lệnh đã học với tinh
thần thoải mái, giảm căng thẳng và nhàm chán khi củng cố lại kiến thức đã
học.
Bảng những câu lệnh đầu tiên của Logo
Lệnh đầy đủ

Tên viết

Hành động của rùa

tắt

Rùa về vị trí xuất phát (ở chính giữa sân

Home

chơi, đầu hướng lên trên)

ClearScreen

CS

Rùa về vị trí xuất phát xóa tồn bộ sân chơi

ForwarD n

FD n


Rùa tiến về trước n bước

Right k

RT k

Rùa quay phải k độ

Left k

LT k

Rùa quay trái k độ

Back n

BK n

Rùa lùi lại sau n bước

PenUp

PU

Rùa nhấc bút

PenDown

PD


Rùa hạ bút

HideTurle

HT

Rùa ẩn mình

ShowTurle

ST

Rùa hiện hình

Clean

Xóa tồn bộ màn hình, rùa vẫn ở vị trí hiện
tại

Bye

Thốt khỏi phần mềm Logo

Repeat n [ ]

Câu lệnh lặp

Wait


Rùa tạm dừng

Sau khi học sinh đã nắm vững ý nghĩa của từng lệnh. Trước mỗi bài thực
hành, tôi đã hướng dẫn học sinh phân tích cụ thể từng hình mẫu. Nên sử dụng


10
câu lệnh nào cho phù hợp tương ứng với hình vẽ cần thực hiện, để hồn thành
tốt bài thực hành.
Ví dụ 3: Bài 5: Sử dụng câu lệnh lặp: Bài tập 2 trang 120 vẽ hình bát
giác đều. Tơi cho học sinh quan sát hình phân tích xem trong hình nên sử
dụng câu lệnh nào, lặp lại bao nhiêu lần, xác định góc quay của rùa bao nhiêu
độ.

Hình 5: Hình bát giác đều
- Đầu tiên phải sử dụng các lệnh sau đây để vẽ hình bát giác đều khơng
sử dụng lệnh lặp:
+ FD 100: rùa tiến về phía trước 100 bước;
+ RT 45: rùa quay sang phải 45 độ;
- Tiếp theo, vì hình bát giác đều này có 8 cạnh nên sử dụng lệnh:
REPEAT 8 [ ] ra lệnh cho rùa lặp lại 8 lần câu lệnh trên.
- Câu lệnh hồn chỉnh để vẽ hình bát giác là:
REPEAT 8 [FD 100 RT 45]

Hình 6: Học sinh thực hành vẽ hình bát giác đều


11
Ví dụ 4: Với hình vẽ phức tạp sau, tơi hướng dẫn cho học sinh phân tích
hình mẫu theo hai cách:


Với cạnh hình vng lớn 40 bước
Cách 1: Phân tích hình thành nhiều hình vng nhỏ:
Bước

Lệnh

1

FD 20 RT 90 FD 20 RT 90 FD 20 RT 90 FD 20

2

Lặp lại dãy lệnh 1 (ở trên).

3

Lặp lại dãy lệnh 1 lần thứ hai.

4

Lặp lại dãy lệnh 1 lần thứ ba.

Kết quả

Cách 2: Có thể phân tích hình vẽ này bằng một cách khác, hình cần vẽ
gồm hình vng bên ngồi và hai đường chia theo hai chiều ngang, dọc. Để
vẽ theo cách này đòi hỏi học sinh phải sử dụng câu lệnh lùi sau (BK) và các
lệnh nhấc bút (PU) và hạ bút (PD) khi không muốn vẽ lại các đoạn đã có. Đó
là các lệnh cần được luyện tập.

Bảng dưới đây minh hoạ một cách dùng lệnh BK:
Bước

Lệnh

1

FD 40 RT 90 FD 40 RT 90 FD 40 RT 90 FD 40

2

PU BK 20 RT 90 PD

Kết quả


12
3

FD 40

4

PU BK 20 PD

5

RT 90

6


FD 20 BK 40

3.2.2.4. Hướng dẫn học sinh xác định phương, hướng và góc quay của Rùa.
Trước tiên tôi sẽ cung cấp cho học sinh khái niệm phương và hướng của
rùa: phương của rùa là đường thẳng kẻ dọc rùa, hướng của rùa là theo hướng
của góc cịn lại của tam giác cân. Tơi đã lưu ý cho các em ln nhớ vị trí xuất
phát của rùa là giữa sân chơi và đầu hướng lên trên. Khi rùa quay theo chiều
kim đồng hồ tức là quay bên phải, ngược kim đồng hồ tức là quay bên trái. Để
rùa vẽ được một cạnh của hình thì các em phải quay làm sao để phương của
rùa nằm trên cạnh đó. Giáo viên có thể liên hệ động tác quay tại chỗ trong
nghi thức đội để học sinh có thể hình dung rõ hơn về phương và hướng của
rùa trong Logo. Hoặc có thể liên hệ đến trị chơi đóng vai ở phần khởi động
giúp học sinh lựa chọn góc quay một cách chính xác.

Ví dụ 5: Vẽ hình vng sau:

Khi Rùa đến đỉnh B thì học sinh có thể xác định được hướng quay,
nhưng khi đến đỉnh C và D thì thường bị nhầm lẫn hướng quay. Lúc này, tôi


13
sẽ nhắc học sinh nhớ lại trò chơi và tự xem mình là chú Rùa thì lúc đó các em
sẽ tìm ra hướng quay đúng.
Khi đã xác định được phương và hướng của rùa, để vẽ được hình học
sinh phải xác định được góc quay của rùa. Trước tiên phải xác định được tâm
của hình, sau đó sẽ lấy tâm đó làm trục quay để vẽ các hình nhỏ. Ta có cơng
thức tính số đo góc quay giữa các phần hình đã chia nhỏ là:
Cơng thức 1: [độ lớn góc quay của hình cơ bản] = 360/[số góc trong hình
cơ bản]

Cơng thức 2: [độ lớn góc quay của hình trang trí] = 360/[số hình cơ bản
xuất hiện trong hình trang trí]
Ví dụ:
+ Hình tam giác đều:
[độ lớn góc quay là] = 360/3 = 120o
+ Hình vng là :
[độ lớn góc quay là] = 360/4 = 90o
3.2.2.5. Tổ chức hoạt động nhóm.
Về trang thiết bị máy tính của trường chưa đủ cho mỗi em một máy để
thực hành mà phải thực hành theo nhóm và luân phiên nhau. Việc tổ chức
hoạt động theo nhóm cũng góp phần xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết,
đồn kết, gắn bó, tinh thần hợp tác trong nhóm sẽ được phát huy và hỗ trợ lẫn
nhau giữa các thành viên trong nhóm. Trong mỗi tiết dạy, tôi luôn tạo ra các
hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Đối với mỗi bài
tập, bài thực hành, tôi luôn hướng dẫn học sinh chia công việc được giao
thành những nhiệm vụ nhỏ hơn. Sau khi chia nhỏ và phân tích bài tốn, tơi sẽ
rèn luyện cho học sinh cách nhìn tổng hợp bài tốn.
Tổ chức dạy học theo nhóm cũng sẽ nâng cao được vai trò của giáo
viên, giáo viên đóng vai trị là người gợi mở, hướng dẫn, kích thích và hỗ trợ
học sinh.
Trong giờ thực hành, để tạo sự hứng thú và sáng tạo của học sinh tôi sẽ
tổ chức cuộc thi để tạo sự cạnh tranh giữa các nhóm bằng cách phân các


14
nhóm làm bài thực hành sau đó các nhóm nhận xét lẫn nhau (dưới sự hướng
dẫn của giáo viên).
Tổ chức dạy học theo nhóm sẽ có lợi cho học sinh vì các em có năng
khiếu về lập trình nhưng chưa chắc đã biết cách quan sát, phân tích, diễn tả sự
vật bằng lời cho người khác hiểu ý định của mình một cách lưu lốt. Từ đó

học sinh có thể bổ sung cho nhau về cách quan sát, nhận xét; đánh giá sự vật
một cách đầy đủ theo đúng yêu cầu của bài học, theo sự gợi ý của giáo viên.
Giúp học sinh nhút nhát có điều kiện rèn luyện và dần dần khẳng định được
bản thân.

Hình 7: Học sinh thảo luận nhóm để làm bài tập


15

CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN
4.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi thực hiện các biện pháp tôi thấy học sinh nắm bắt bài tốt, kỹ năng
thực hành nhanh nhẹn hơn, số học sinh ghi nhớ câu lệnh tăng lên rõ rệt, học
sinh say mê, hứng thú u thích mơn học, khai thác tối đa được sự sáng tạo
của học sinh.
Năm học 2021 – 2022 khi tôi áp dụng các biện pháp nêu trên tơi cảm thấy:
* Về phía giáo viên:
- Đã biết cách sử dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học nên
đã phát huy được tính tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác, chia sẻ để cùng
nhau tìm tòi, khám phá kiến thức trong học sinh.
- Chủ động hơn trong các tình huống dạy học.
- Khoảng cách giữa giáo viên và học sinh được rút ngắn hơn.
* Về phía học sinh:
- Học sinh khơng những nắm chắc được kiến thức mà các em còn học tập
hào hứng, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự.
- Các em đã biết sử dụng thành thạo phần mềm, giải quyết được các bài
tốn khó, hiểu được các thuật ngữ trong Logo.
- Chất lượng các bài tập thực hành được các em vận dụng kiến thức vào

làm một cách chắc chắn hơn.
- Học sinh đã chú ý, tập trung hơn trong các giờ học.
Từ đó tơi thực hiện khảo sát kết quả học tập khi áp dụng các biện pháp vào
các tiết học tin học:

* Đầu năm 2021 - 2022:


16
Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Tổng số

Tỉ lệ

Tổng số

Tỉ lệ

Tổng số

Tỉ lệ

10

12.2%


35

42.7 %

37

45.1 %

*Cuối học kì 2 năm học: 2021 - 2022:
Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Tổng số

Tỉ lệ

Tổng số

Tỉ lệ

Tổng số

Tỉ lệ

37


45.1%

40

48.8 %

5

6.1 %

4.2. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
Ở miền núi, muốn các em hiểu và ghi nhớ được các câu lệnh và sử dụng
thành thạo máy tính để học tập là một việc hết sức khó khăn bởi tư duy của
học sinh còn chậm, năng lực ngoại ngữ chưa tốt, không được thường xuyên
thực hành ở nhà. Nếu khơng có sự quan tâm, theo dõi của giáo viên thì sẽ khó
lịng hồn thành được nội dung mơn học. Vì vậy với đề tài “Một số biện pháp
giúp học sinh lớp 4 học tốt phần mềm Logo” có thể giúp các em nắm vững
được kiến thức, sử dụng được máy tính để hỗ trợ cho việc học tập một cách
tốt hơn. Bản thân tôi đã áp dụng có hiệu quả đối với học sinh khối lớp 4 của
trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Thanh. Ngồi ra, với sáng kiến
này bản thân tơi cũng hy vọng có thể áp dụng được với tất cả học sinh ở trong
huyện, giúp các em có thể phát huy được tính năng động, sáng tạo, hứng thú
hơn trong các giờ học.

Trên đây chính là những kinh nghiệm, những biện pháp mà tôi đã đúc kết
được trong thực tế giảng dạy và đã mang lại ít nhiều hiệu quả. Tôi rất mong


17
được sự đóng góp, bổ sung của chun mơn các cấp, các bạn đồng nghiệp để

đề tài được hoàn chỉnh hơn và thành công hơn.
Xin chân thành cám ơn!
DUYỆT

Trà Thanh, ngày 28 tháng 03 năm 2023.

CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, Tôi xin can đoan đây là đề tài sáng kiến
SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG.

kinh nghiệm do bản thân tôi thực hiện,

…………………………………

không sao chép nội dung của người khác,

….………………………………

nếu vi phạm tôi sẽ chịu xử lý theo quy

…………………………………

định./.

…………………………………

Người viết

...…………………………………
…………………………………
…………………………………

…………………………………
…………………………………

Đinh Thảo My


18

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách hướng dẫn học tin học 4.
2. Sách bài tập tin học 4.
3. Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học.
4. Tài liệu các phương pháp dạy học tích cực.


19
DUYỆT SÁNG KIẾN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................


20
DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................



×