Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua hoạt động stem hóa học 12 tại trường thpt nguyễn huệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 60 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
---------*****---------

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Lĩnh vực: Giáo dục (Hóa học)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG STEM HĨA HỌC 12
TẠI TRƯỜG THPT NGUYỄN HUỆ

Tác giả: Nguyễn Huyền Trang
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Huệ.

Yên Bái, ngày 28 tháng 1 năm 2022


BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CẤP CƠ SỞ
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh
thơng qua hoạt động STEM Hóa học 12 tại trường THPT Nguyễn Huệ.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo (Hóa học)
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Dự án áp dụng cho học sinh lớp 12 khối các trường THPT.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Thực nghiệm dự án trong năm học 2020 – 2021 và năm học 2021 - 2022
tại trường THPT Nguyễn Huệ – TP. Yên Bái. Hiện tại hướng nghiên cứu của
sáng kiến vẫn tiếp tục được ứng dụng trong giảng dạy tại nhà trường và tạo được
phản hồi tích cực.
5. Tác giả:


Họ và tên: Nguyễn Huyền Trang
Năm sinh: 1987
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Nguyễn Huệ.
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Nguyễn Huệ, phường Đồng Tâm, Thành
phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Điện thoại: 0944.234.386
6. Đồng tác giả: Khơng.
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu là giúp học sinh phát
triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản,
phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách
con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mỗi nhà trường, mỗi nhà
giáo cần phải đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá
theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học cần phải gắn nội dung bài học với những vấn đề thực
tiễn, thông qua các hoạt động học sinh tìm hiểu và giải quyết được vấn đề, từ đó
tiếp thu tri thức một cách chủ động.
Giáo dục STEM cũng xuất phát từ những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
được xây dựng thành các chủ đề, bài học STEM, thông qua việc thực hiện các
hoạt động học sẽ giúp học sinh tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề
mà chủ đề, bài học STEM nêu ra.
1


Năm học 2019-2020, giáo dục STEM đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Yên
Bái đưa vào các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học và
đến nay tiếp tục chỉ đạo các trường học tích hợp STEM trong quá trình thực hiện

chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành ở những mơn học có liên quan.
Trải nghiệm giáo dục STEM, các em sẽ được khuyến khích chủ động học
tập, tìm hiểu, khám phá và sáng tạo. Trong quá trình học, các em sẽ phát huy
được năng lực sáng tạo, tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề. Các em
cũng có cơ hội thử thách bản thân và được phép thất bại trong quá trình học để
trưởng thành hơn, và quan trọng các em sẽ học được tính kiên nhẫn và chủ động
vượt lên chính mình.
Giáo dục STEM đảm bảo giáo dục tồn diện, nâng cao hứng thú học tập
các mơn học, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, kết nối
trường học với cộng đồng, góp phần hướng nghiệp, phân luồng. Như vậy dạy
học STEM trở thành xu thế dạy học tất yếu trong thời gian tới.
Vì những lý do trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Một số
biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh thơng qua hoạt động STEM Hóa
học 12 tại trường THPT Nguyễn Huệ”
Trước khi tiến hành triển khai các dự án trong đề tài nghiên cứu, tôi đã
được nhà trường cử đi tập huấn một số lần về dạy học STEM do cán bộ giảng
viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội hướng dẫn. Thông qua đó tơi hiểu
được nội dung của cấn đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM là nghiên
cứu và tiếp thu những thành tựu của khoa học về phương pháp dạy học truyền
thống, phát huy các phương pháp dạy học tích cực hiện nay.
STEM là thuật ngữ xuất phát từ phương pháp giảng dạy và học tập tích hợp
nội dung và các kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Thuật ngữ STEM được hiểu như một “tổ hợp đa lĩnh vực” bao gồm: Khoa
học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học
(Mathematics). Bốn lĩnh vực này được mô tả như sau:

2


Để thực hiện tốt giáo dục STEM, tôi đã vận dụng hương pháp dạy học 5E đem

lại cho học sinh cơ hội được diễn đạt suy nghĩ cảm nhận và xây dựng kiến thức mới
trong suốt q trình học. Mơ hình dạy học STEM “5E” bao gồm 5 giai đoạn:

Các bước xây dựng bài học STEM gồm 4 bước như sau:

Theo văn bản số 3089/BGD ĐT-GDTrH1 ngày 14 tháng 8 năm 2020 về việc
thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học có triển khai rõ mỗi bài học
STEM được tổ chức theo 5 hoạt động:
+ Hoạt động 1: Xác định vấn đề hoặc yêu cầu chế tạo một sản phẩm ứng
dụng gắn với nội dung bài học với các tiêu chí cụ thể.
+ Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền (bao gồm kiến thức trong bài
học cần sử dụng để giải quyết vấn đề hoặc chế tạo sản phẩm theo yêu cầu) và đề
xuất giải pháp thiết kế để đáp ứng các tiêu chí đã nêu.

1

Tham khảo: />
3


+ Hoạt động 3: Trình bày và thảo luận phương án thiết kế, sử dụng các
kiến thức nền để giải thích, chứng minh và lựa chọn, hồn thiện phương án tốt
nhất (trong trường hợp có nhiều phương án).
+ Hoạt động 4: Chế tạo sản phẩm theo phương án thiết kế đã lựa chọn, thử
nghiệm và đánh giá trong quá trình chế tạo.
+ Hoạt động 5: Trình bày và thảo luận về sản phẩm đã chế tạo, điều chỉnh,
hoàn thiện thiết kế ban đầu.
Tiến trình mỗi bài học STEM được thực hiện phỏng theo quy trình kĩ thuật,
trong đó việc "Nghiên cứu kiến thức nền" trong tiến trình dạy học mỗi bài học
STEM chính là việc học để chiếm lĩnh nội dung kiến thức trong chương trình

giáo dục phổ thơng tương ứng với vấn đề cần giải quyết trong bài học.
* Thuận lợi:
Thực tế triển khai cho thấy, giáo dục STEM mơn Hóa học ở trường THPT
Nguyễn Huệ được tổ chức thường tập trung qua các hình thức như: dạy học tích
hợp theo định hướng giáo dục STEM; các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; phối
hợp tổ chức các hoạt động STEM giữa các môn trong nhà trường; các sự kiện
STEM, ngày hội STEM. Nhà trường ln khuyến khích và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để giáo viên và học sinh thực hiện hoạt động giáo dục dạy học
STEM. Qua đó đã đạt được những kết quả bước đầu, tạo tiền đề thuận lợi cho
bước triển khai tiếp theo mang tính đại trà và hiệu quả.
Sau một thời gian tiếp cận và học tập, các em học sinh đã biết điều tiết thời
gian của cá nhân tốt hơn, lập được kế hoạch rõ ràng, biết khai thác các nguồn tư
liệu có ích trên mạng internet tốt hơn. Thơng qua các hoạt động nhóm mà các
em đã kết nối được với nhau, rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm ngay cả khi
không gặp nhau trên lớp. Các em cũng rất khéo léo và sáng tạo để tạo ra các sản
phẩm phục vụ cho cuộc sống mà tiền đề là những tri thức được học trên lớp.
Khả năng tính tốn ước lược để thực hiện, thiết kế được nâng cao.
Khả năng thực hành của những lớp học sinh ở những lớp được học STEM
tốt hơn hẳn những lớp học theo hình thức truyền thống. Ở những lớp này học
sinh cũng chủ động hơn trong mọi việc, khả năng tự làm việc tốt hơn cũng như
khả năng thích ứng trong mơi trường mới nhanh hơn những lớp khác.
Qua thực tế triển khai tôi thấy kết quả thực nghiệm rất khả quan.
Chủ đề dạy học được sử dụng là tư liệu giảng dạy và học tập cho giáo viên
và học sinh. Sáng kiến này có thể áp dụng trong nhiều nhà trường THPT trên
tồn quốc.
* Khó khăn
Việc học sinh tiếp cận phương pháp giáo dục STEM đòi hỏi nhất định về
mặt năng lực khoa học tự nhiên, các em phải đam mê và chịu khó nghiên cứu,
tìm tịi. Nhưng tuy nhiên hiện tại yếu tố đam mê nghiên cứu chưa nhiều vì các
4



em ngại làm việc do lối giáo dục chỉ tiếp cận kiến thức đã quen thuộc nên các
em tương đối bị động trong cơng việc.
Việc thực hiện ngồi khơng gian trường học cũng gặp một số khó khăn, vì
các em ở trong một đội nhóm có thể ở nhiều địa bàn cách xa nhau nên việc liên
lạc trao đổi, hoạt động nhóm cũng gặp nhiều khó khăn.
Một số điều kiện về cơ sở vật chất ở các trường còn hạn chế nhưng bản
thân giáo viên và các em học sinh ln linh hoạt trong các hồn cảnh để hồn
thành nội dung yêu cầu có hiệu quả cao nhất có thể.
Trên thực tế, việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng
dạy Hóa học nói riêng và vận dụng dạy học hoạt động trải nghiệm nhằm phát
huy năng lực của học sinh trung học đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của
giáo viên, của Ban giám hiệu, của ngành giáo dục, tạo sự chú ý và hứng thú học
tập của học sinh ở nhà trường.
Tuy vậy, việc đánh giá hiệu quả của chủ đề không phải bằng một vài lần
thực nghiệm. Những thành công trên đây của tơi chỉ mang tính chất bước đầu
cho một q trình hoàn thiện phương pháp dạy học theo chủ đề theo sự sắp xếp
lại kế hoạch giáo dục đã và đang được triển khai ở nhà trường.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp:
Mục đích của sáng kiến là đề xuất nội dung và quy trình dạy học mơn
Hóa học lớp 12 theo định hướng giáo dục STEM, góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học và tạo hứng thú học tập cho học sinh học mơn Hóa học cũng như
phát triển năng lực của học sinh trường THPT Nguyễn Huệ trong những năm
học tiếp theo.
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả,
từ đó hình thành năng lực hợp tác trong học tập và năng lực vận dụng kiến thức
vào thực tiễn.
Định hướng cho học sinh cách tìm tịi, khai thác các tài liệu liên quan đến

vấn đề học tập và định hướng khai thác thơng tin từ tài liệu thu thập được một
cách có hiệu quả.
Xây dựng chủ đề dạy học theo nội dung tích hợp STEM vào bài giảng Hóa
học 12 để dạy tốt và học tốt mơn Hóa học.
Tại trường THPT Nguyễn Huệ nói chung, bộ mơn Hóa học của trường
THPT Nguyễn Huệ nói riêng, hoạt động giáo dục STEM đang được tổ chức
dưới một số hình thức như sau: Các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục
STEM có thể tổ chức lồng ghép trong một tiết dạy học, trong một bài học chính
khóa. Một số chủ đề dạy học được xây dựng theo Chương trình giáo dục nhà
trường (đảm bảo sự đăng ký tham gia tự nguyện của học sinh và cha mẹ học
sinh) được xây dựng trong kế hoạch giáo dục nhà trường), một số chủ đề do giáo
viên bộ môn tiến hành triển khai, đảm bảo phù hợp với nội dung bài học. Các
chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM được xây dựng mới hoặc kết
hợp với một số giờ học tại phòng học bộ môn trong nhà trường nhằm trang bị
5


một số công cụ thực hành thông dụng để tiến hành một số tiết học về giáo dục
STEM tại phòng bộ môn; giáo viên tổ chức thành một cuộc thi trong phạm vi
hẹp của nhóm hoặc lớp hay tổ chức thành một cuộc thi trong phạm vi các lớp 12
trong nhà trường. Đa số trong các chủ đề STEM được tơi xây dựng theo hướng
tích hợp nội mơn.
2.2. Nội dung giải pháp: Những điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến
Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, căn cứ vào kế hoạch dạy
học của phân môn, căn cứ vào tình hình thực tế,... tơi mạnh dạn xây dựng và tổ
chức một số bài học STEM trong chương trình Hóa học 12 như sau:
Chủ đề: Este – Lipit
- Dự án 01: Tinh chế dầu dừa nguyên chất.
- Dự án phụ: Mứt dừa đón Tết.
Chủ đề: Cacbohiđrat

- Dự án 02: Lên men Nếp cẩm.
Chủ đề: Peptit – Protein
- Dự án 03: Sữa đậu nành – Tào phớ nước gừng.
- Dự án phụ: Sữa Ngô – nguồn dinh dưỡng an tồn.
(Có trích dẫn kế hoạch tổ chức bài học STEM kèm theo)
Sáng kiến kinh nghiệm đã đề xuất được các hoạt động trải nghiệm có nội
dung thực tế mà sách giáo khoa cịn chưa có nhiều và gợi ý để giáo viên sử dụng
trong các tiết dạy nhằm mục đích gợi động cơ học tập cho học sinh.
Sáng kiến kinh nghiệm cũng đã làm rõ được cách thiết kế các hoạt động
trải nghiệm liên quan thực tiễn nhờ liên tưởng từ những kiến thức hóa học, vận
dụng kiến thức hóa học giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay.
Sáng kiến kinh nghiệm cũng đã đề xuất được các bước tiến hành trong
tiến trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM - một đề tài đang được quan
tâm hiện nay.
Sáng kiến kinh nghiệm đã phân tích để thấy được tầm quan trọng của việc
tăng cường các hoạt động trải nghiệm nhằm giúp phát triển những năng lực cần
thiết cho HS và tạo được hứng thú cho học sinh trong học hóa học.
Đây là đề tài đã được nghiên cứu và đúc rút từ kinh nghiệm bản thân, có
tính thực tiễn cao. Các kiến thức hóa học được học sinh trải nghiệm, vận dụng
giải quyết các tình huống thực tiễn nên hiểu rõ bản chất và thấy được sự gần
gũi của các kiến thức hóa học với cuộc sống đời thường. Là một đề tài có nhiều
ứng dụng rèn luyện được nhiều năng lực cho HS thông qua việc dạy và học
hóa học.
Sáng kiến kinh nghiệm được dùng làm tư liệu dạy học cho cá nhân và
đồng nghiệp từ năm năm học 2019 – 2020 và các năm học sau. Trong từng kế
hoạch bài học minh họa, tôi đã chỉ rõ mục tiêu và phương thức hoạt động, từ đó
phát triển năng lực tồn diện cho học sinh nhằm tạo hứng thú học tập cho học
sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Huệ.
6



Dự kiến, trong thời gian tới, tôi tiếp tục nghiên cứu và thiết kế thêm nhiều
hơn nữa các bài học STEM dành cho học sinh lớp 12 phần vô cơ như: làm phân
bón hóa học từ vỏ trứng gà, backing sođa trong thực tiễn,....
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Qua thực tế triển khai tôi thấy kết quả rất khả thi. Học sinh hứng thú hơn
trong việc học tập. Đặc biệt là hình thành được năng lực tồn diện cho học sinh.
Sáng kiến có thể ứng dụng cho nhiều trường THPT trong thành phố, trong tỉnh
và trên cả nước trong nhiều năm học.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
Trong mơ hình dạy học truyền thống, giáo viên đảm nhận vai trò cung cấp
nội dung hoặc kiến thức. Trong mơ hình STEM, giáo viên trở thành huấn luyện
viên cho học sinh. Việc chuyển đổi giữa hai vai trò này lúc đầu có thể khó khăn
nhưng cực kỳ bổ ích. Huấn luyện viên hỗ trợ học sinh bằng cách hướng dẫn
chúng phân tích thơng tin chúng tìm được, cung cấp ý tưởng để mở rộng hoặc
khám phá và hỗ trợ chúng trong quá trình thiết kế. Các dự án ban đầu nên tập
trung nhiều vào kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp, vì những kỹ năng này sẽ
đảm bảo sự thành công của học sinh. Để thành công trong giáo dục STEM thì
khơng có CÁ NHÂN mà chỉ có NHĨM, để thành cơng trong việc thực hiện
STEM trong lớp học tôi đã lưu ý một số nội dung sau:
Một là, Yêu cầu hỗ trợ sớm và thường xuyên. Trong q trình thực hiện,
tơi khơng ngại u cầu được hỗ trợ từ phía nhà trường, một số đồng nghiệp và
phụ huynh học sinh, đơi lúc chính nguồn nhân lực đó cịn cung cấp cho tơi ý
tưởng của một số chủ đề dựa trên những gì mà học sinh đang học.
Hai là, Hãy linh hoạt, đặc biệt là giai đoạn đầu. Việc học trong mơ hình
STEM vẫn trở nên lộn xộn và khơng thể đốn trước.Việc học trên thực tế khơng
phù hợp với kế hoạch bài học theo phương pháp thuyết trình hoặc làm việc
nhóm. Trong một số khoảnh khắc chúng có thể đưa lớp học đi theo một hướng
hồn tồn khác so với dự định của người giáo viên. Vì thế tơi ln cố gắng linh

hoạt xử lí một số tình huống xảy ra trong giờ học.
Ba là, Tư duy cởi mở. Khi học sinh chủ động trong học tập, chúng sẽ chọn
cách chúng muốn thể hiện bản thân. Học sinh của chúng ta có rất nhiều ý tưởng
hơn chúng ta nghĩ. Tôi đã cho học sinh đề xuất ý tưởng về các dự án và giải
quyết các vấn đề đó. Và học sinh đã thực hiện rất tốt.
Bốn là, Để học sinh lãnh đạo. Tơi có thể giúp học sinh kiên trì, tổ chức tư
duy, đưa ra những thách thức và vấn đề để giúp mở rộng ý tưởng và trau dồi các
kỹ năng của học sinh. Tôi hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ thơng qua
hình thức làm việc nhóm và giúp học sinh đặt ra (hoặc đạt được) các mục tiêu
trong cuộc sống.
4.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
7


dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
a) Về phương pháp và kĩ thuật dạy học
Dạy học thông qua hoạt động giáo dục STEM bắt buộc học sinh phải sử
dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi...), tăng khả năng lưu giữ
những điều đã học được lâu hơn; có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng
động và thích ứng của người học.
Việc trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp giúp phát
triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin; việc học cũng trở nên thú vị hơn
với học sinh và việc dạy trở nên thú vị hơn với giáo viên.
Khi chủ động tham gia tích cực vào q trình học, học sinh được rèn
luyện về tính kỷ luật. Học sinh cũng có thể học các kỹ năng sống mà được sử
dụng lặp đi lặp lại qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng
dụng các kỹ năng đó vào thực tế. Đồng thời trang bị cho bản thân kĩ năng xã hội
một cách tồn diện. Giáo dục tình u q hương đất nước.
* Đối với lớp thực nghiệm:
Giờ học STEM của các em luôn sôi nổi, hứng khởi. Hầu hết các em đều

hoạt động theo nhóm rất tích cực và hứng thú khi khám phá và lĩnh hội những
kiến thức mới.
Các nội dung thuộc phạm vi kiến thức hóa học được liên hệ với thực tiễn
nên các em rất hào hứng tiếp nhận, giờ học khơng cịn là giờ học khơ khan,
nhàm chán nữa mà trở nên thú vị hơn.
Thơng qua việc tìm kiếm tư liệu, nhiều em đã tìm ra nhiều tài liệu, nội dung
phong phú và gắn liền với đời sống hàng ngày, xử lí tốt thơng tin các tình huống
đặt ra. Đặc biệt có nhóm đã điều chế các sản phẩm đạt chất lượng tốt.
Điều đó chứng tỏ giáo dục STEM đã phát huy năng lực tìm tịi, khám phá,
hiểu biết cũng như khả năng tiếp nhận tri thức của các em rất tốt khả năng phối
hợp của các em trong các hoạt động nhóm cũng hiệu quả hơn.
* Đối với lớp đối chứng:
Các em cũng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập nhưng không mấy hào
hứng với các hoạt động nên khả năng tiếp thu và ghi nhớ chưa được tốt. Một số
hoạt động được yêu cầu làm theo nhóm cịn mang tính đối phó, chưa thật sự hiệu
quả. Hầu hết các em cịn có tâm lí nặng nề trong việc tiếp thu kiến thức mới và
việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề.
b) Về kiểm tra, đánh giá
Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện
nhiệm vụ; nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS; phân tích,
nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của
HS; chính xác hóa các kiến thức mà HS đã học được thơng qua hoạt động.
Thơng qua đó GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

8


Việc kiểm tra đánh giá học sinh, không đơn thuần là các câu hỏi kiểm tra
15 phút 45 phút nữa mà đánh giá trực tiếp trong quá trình học của học sinh
thông qua việc chuyển giao nhiệm vụ học tập.

4.2. Kết quả thực nghiệm.
Để định lượng kết quả học tập của các em trong suốt q trình học tơi ln
theo sát sự tiến bộ của từng nhóm học sinh, cũng như chú trọng đánh giá kết quả
mỗi bài kiểm tra để đánh giá một cách đúng nhất.
Năm học 2019 – 2020:
Tôi chọn lớp 12T3 trường THPT Nguyễn Huệ là lớp thực nghiệm, lớp
12T4 làm lớp đối chứng.
Năm học 2021 – 2022:
Tôi chọn lớp 12D4, 12D6 trường THPT Nguyễn Huệ là lớp thực nghiệm,
lớp 12D1, 12D5 làm lớp đối chứng.
Sau khi kết thúc học kỳ I, tôi đã khảo sát học sinh các lớp tham gia dự án
với kết quả bước đầu như sau:
Bảng 1: Khảo sát sự hứng thú trong học tập mơn Hóa học
Sự hứng thú học tập mơn Hóa học của em như thế nào?

Bằng số liệu khảo sát thực nghiệm trên, tôi nhận số lượng học sinh cảm
thấy hứng thú học mơn Hóa học có sự chênh lệch rõ ràng giữa từng mức. Tỉ lệ
9


học sinh cảm thấy hứng thú cao hơn, tỉ lệ học sinh không hứng thú học tập
không nhiều. Mặc dù trên thực tế, với đối tượng học sinh lớp T (học ban tự
nhiên) hay với lớp D (học ban xã hội), hay nhiều học sinh khơng có nhu cầu và
định hướng thi tuyển sinh đại học bằng tổ hợp có mơn Hóa học thì kết quả thu
được cho thấy học sinh cảm thấy hứng thú học tập mơn Hóa học nhiều hơn khi
được học theo phương pháp giáo dục. Giải thích cho việc học sinh ở các lớp học
thực nghiệm cảm thấy hứng thú học tập hơn ở các lớp học đối chứng đó là do
bài học sinh động hơn, thầy cô dạy vui vẻ hơn, dễ hiểu hơn; kiến thức gắn thực
tế nhiều hơn; học sinh được làm các thí nghiệm thực hành để hiểu sâu sắc vấn đề
về Hóa học.

Kết quả này cho thấy sự lựa chọn áp dụng các biện pháp dạy học STEM đã
mang lại kết quả khả quan. Đa số các em thấy yêu thích Sinh học hơn, tiết Sinh
học trở nên hấp dẫn và bổ ích với các em, kể cả những em học yếu do chán ghét
khi phải học thuộc lòng nhiều lý thuyết vì các em thấy được sự liên quan giữa lí
thuyết và thực tiễn, kĩ năng thí nghiệm thực hành được tăng lên rõ rệt, nên các
em rất hứng thú triển khai công việc được giao.
Như vậy chỉ trong thời gian ngắn việc vận dụng giáo dục STEM vào trường
THCS đã mang lại những kết quả tốt đẹp.
Với kết quả đó có thể thấy được hiệu quả của đề tài là rõ nét, có tính khả
thi cao trong việc giảng dạy và nâng cao chất lượng bộ môn ở những năm học
tiếp theo.
Việc dạy học theo phương pháp giáo dục STEM đã tạo hứng thú học tập,
giúp phát huy năng lực học sinh trung học trong mơn Hóa học nói riêng là một
việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Giúp các em học
sinh phát huy được tồn diện năng lực của mình. Đồng thời việc thực hiện
những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau rồi kiến
thức của mơn học, từ đó hướng dẫn được học sinh năng lực tự học, sáng tạo và
giải quyết vấn đề trong nghiên cứu khoa học.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
6. Các thơng tin cần được bảo mật (quy trình, bản vẽ, thiết kế…)
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến (trình độ chun mơn,
cơ sở vật chất…):
Sự tích cực chủ động của giáo viên và học sinh, phịng học có trang bị
máy chiếu hoặc bảng thơng minh. Các loại sách tham khảo, máy tính có kết nối
internet, các loại dụng cụ, hóa chất, sơ đồ, biểu đồ,...
8. Tài liệu kèm theo (bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm
…nếu có)
- Kế hoạch dạy học kèm theo (kèm theo trong phụ lục).
- Một số sản phẩm của học sinh.


10


MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
DỰ ÁN: TÍNH CHẾ DẦU DỪA NGUYÊN CHẤT

Bước 1: Thái cơm dừa thành miếng nhỏ. (dừa già)
Bước 2: Dùng máy say sinh tố xay nhỏ cơm dừa.
Bước 3: Dùng vải lọc lấy nước cốt dừa.

Bước 4: Cho nước cốt dừa vào tủ lạnh để tách dầu.
Bước 5: Sên trên bếp để thu được dầu dừa nguyên chất.
Bước 6: Lọc dầu dừa nguyên chất.

Bảo quản dầu dừa và một số công dụng của dầu dừa nguyên chất.

11


DỰ ÁN: MỨT DỪA ĐÓN TẾT

Bước 1: Nạo dừa thành sợi.
Bước 2: Ngâm rửa dừa cho hết lớp dầu.
Bước 3: Trần cơm dừa bằng nước ấm.
Bước 4: Ngâm dừa với đường theo tỉ lệ 2: 1. Thêm sữa ông thọ tạo mùi thơm hơn.
Bước 5: Sên trên bếp với lửa nhỏ đến khi lại đường.

Tạo màu cho Mứt dừa:
- Màu trắng: Để nguyên.
- Màu xanh da trời: Hoa đậu biếc.

- Màu xanh lá cây: Cải bó xơi và lá dứa.
12


DỰ ÁN: LÊN MEN NẾP CẨM và SỮA CHUA

13


DỰ ÁN: SỮA NGƠ – NGUỒN DINH DƯỠNG AN TỒN

14


DỰ ÁN: SỮA ĐẬU NÀNH – TÀO PHỚ NƯỚC GỪNG

Các bước làm sữa đậu nành và tào phớ

Sản phẩm trưng bày
tại ngày hội STEM ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

15


III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tôi xin cam đoan những nội dung trong báo cáo. Nếu có gian dối hoặc
khơng đúng sự thật trong báo cáo, xin chịu trách nhiệm theo qui định của
pháp luật./.
Yên Bái, ngày 28 tháng 1 năm 2022.
Người viết báo cáo


Nguyễn Huyền Trang
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
……….……………………………………………………………………………
.……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……….……………………………………………………………………………
.……………………………………………………………………………………
……….……………………………………………………………………………
.……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….

16


MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN

1

1. Tình trạng giải pháp đã biết

1

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến


5

3. Khả năng áp dụng của giải pháp

7

4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp

7

5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu

10

6. Các thông tin cần được bảo mật

10

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

10

8. Tài liệu kèm theo

10

III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN
QUYỀN


15

17


TINH CHẾ DẦU DỪA NGUN CHẤT
Mơn: Hóa học 12
Thời gian thực hiện: 02 tiết (01 tiết tại lớp; 01 tiết ngồi giờ lên lớp)
A. MƠ TẢ CHỦ ĐỀ
Dầu dừa là một nguyên liệu rất phổ biến và dễ kiếm trong cuộc sống được chiết xuất
trực tiếp từ cơm dừa. Với nhiều công dụng khác nhau sử dụng được trong dược phẩm, công
nghiệp hoặc thực phẩm, người ta dùng chúng để nấu ăn hoặc thay thế các loại chất béo khác.
90% thành phần của dầu dừa là các chuỗi axit béo. Những axit béo no và không no mang theo
từng loại công dụng khác nhau cho dầu dừa.
Trong chủ đề này học sinh sẽ tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức mới:
- Lipit (Bài 2 – Hóa học 12)
B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được khái niệm về este, đặc điểm cấu tạo phân tử este.
- Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số este đơn giản (số nguyên tử C trong
phân tử ≤ 5) và thường gặp.
- Trình bày được phương pháp điều chế este và ứng dụng của một số este.
- Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí và tính chất hố học cơ bản của este (phản
ứng thuỷ phân) và chất béo.
- Nêu được khái niệm về lipit, chất béo, axit béo.
- Giải bài tập về este, chất béo.
2. Phát triển phẩm chất:
– Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm

– u thích, say mê nghiên cứu khoa học
– Có ý thức bảo vệ môi trường
3. Phát triển năng lực:
– Năng lực khoa học tự nhiên
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
– Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực
hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể.
II. Thiết bị:
GV sẽ hướng dẫn HS sử dụng một số thiết bị sau khi học chủ đề: Một số nguyên vật
liệu như: Cơm, men, hộp đựng, đũa, thìa.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU TÍNH CHẾ DẦU DỪA NGUYÊN CHẤT

A. Mục tiêu
Học sinh trình bày được kiến thức về chất béo và nguyên liệu làm dầu dừa. Tiếp nhận
được nhiệm vụ tinh chế dầu dừa nguyên chất và hiểu rõ các tiêu chí đánh giá sản phẩm.

B. Nội dung
18


HS trình bày được dầu dừa là gì, tác dụng và các nguyên liệu để làm dầu dừa nguyên
chất.
Giáo viên thống nhất với học sinh về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá
sản phẩm của dự án.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
– Bản ghi chép kiến thức mới về dầu dừa, tác dụng và nguyên liệu làm cơm rượu.
– Sơ đồ tư duy lipit và chất béo.
– Bảng mô tả nhiệm vụ của dự án và nhiệm vụ các thành viên; thời gian thực hiện dự

án và các yêu cầu của sản phẩm trong dự án.
D. Phương thức tổ chức
Thông tin từ sách giáo khoa: Từng cá nhân trong nhóm đọc Bài 2. Lipit và Bài 3.
Khái niệm xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong SGK Hóa học 12 để thu nhận các thông
tin và kiến thức về các nội dung sau:
+ Khái niệm chất béo, thành phần và tính chất hóa học của chất béo.
+ Vai trị và ứng dụng của chất béo trong đời sống, sản xuất chất béo.
+ Phân biệt được xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
Thơng tin từ các nguồn khác: Nhóm trưởng phân công mỗi thành viên lựa chọn một
trong các từ khóa về chất béo như: chất béo là gì, vai trị của chất béo, ứng dụng của chất
béo... để tìm kiếm những thông tin này trên mạng internet.
GV thống nhất kế hoạch triển khai
Hoạt động chính

Yêu cầu

Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án

Tiết học trước

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và báo cáo.

(HS tự học ở nhà)

Hoạt động 3: Chuẩn bị bản thiết kế sản phẩm để báo
Trình bày và báo cáo trên lớp
cáo, lựa chọn và báo cáo phương án thiết kế.
Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm

1 tuần (HS tự làm ở nhà theo nhóm).


Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu sản phẩm.

Trình bày và báo cáo trên lớp

Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN
(HS làm việc ở nhà, báo cáo tại lớp)
a. Mục đích:
1. Trình bày được cấu tạo và tính chất vật lý của lipit, chất béo.
2. Giải thích được tính chất hóa học của ipit, chất béo.
3. Nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tinh chế dầu dừa
4. Lựa chọn được các kiến thức liên quan để thực hiện được nhiệm vụ tinh chế dầu dừa.
b. Nội dung:

19


Trong 01 ngày, HS tìm hiểu, thảo luận ở nhà để tìm hiểu các kiến thức được phân cơng.
Chủ đề 1. Lipit – Chất béo.
Chủ đề 2. Quy trình và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men rượu
Học sinh tự học và làm việc nhóm thảo luận thống nhất các kiến thức liên quan.
Trong tiết học trên lớp, HS báo cáo theo nhóm. GV và các bạn học phản biện.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
– Bài báo cáo của các nhóm.
– Bản ghi nhận các ý kiến đóng góp của bạn học, các câu hỏi, phản biện của nhóm
bạn.
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
Mở đầu – Tổ chức báo cáo
– GV thông báo tiến trình báo cáo
+ Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 04 phút

+ Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 03 phút
+ Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS sẽ ghi chú vào nhật ký học tập của cá nhân và
đặt câu hỏi tương ứng.
– Báo cáo
+ Các nhóm HS trình bày các chủ đề được phân công.
+ GV sử dụng câu hỏi định hướng để trao đổi về mặt nội dung.
+ GV sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của học sinh.
– Tổng kết và giao nhiệm vụ
+ GV đánh giá phần báo cáo của HS dựa trên các tiêu chí: Nội dung; hình thức báo
cáo; kĩ năng thuyết trình (trình bày và trả lời câu hỏi).
+ GV đặt câu hỏi: Vận dụng những kiến thức nào trong chủ đề để thực hiện sản phẩm
của dự án?
* Thành phần chính trong cơm dừa?
* Nguyên lý tinh chế dầu dừa trong cơm dừa khơ?
* Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình tinh chế dầu dừa và cách bảo quản.
+ Yêu cầu sản phẩm
Poster sản phẩm bao gồm các nội dung:
* Sơ đồ kỹ thuật các bước tinh chế dầu dừa
* Nguyên liệu dự kiến (có định lượng lượng)
Hoạt động 3: THIẾT KẾ, TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ
PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TINH CHẾ DẦU DỪA NGUYÊN CHẤT
(HS làm ở nhà)
a. Mục đích:
1. Thảo luận, đưa ra thiết kế quy trình tinh chế dầu dừa.
2. Thảo luận, lựa chọn thiết kế quy trình tinh chế dầu dừa.
3. Trình bày bản thiết kế quy trình tinh chế dầu dừa.
b. Nội dung:
GV tổ chức cho HS từng nhóm thảo luận theo các bước:
1. Mỗi thành viên trong nhóm phải đưa ra 01 bản thiết kế, cập nhật vào nhật ký cá
nhân.

2. Các thành viên thảo luận để lựa chọn bản thiết kế tối ưu nhất. Cập nhật vào nhật ký
cá nhân.

20


3. Trình bày bản thiết kế trước lớp. Vận dụng các kiến thức đã biết để bảo vệ bản thiết
kế. GV và các HS khác phản biện. Nhóm HS ghi nhận xét, điều chỉnh và đề xuất
phương án tối ưu để làm sản phẩm.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
– Bản thiết kế quy trình tinh chế dầu dừa.
– Bản ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn học, thầy cô giáo
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV tổ chức cho các nhóm hoạt động để đưa ra bản thiết kế và lựa chọn bản
thiết kế cho nhóm.
Bước 2: Lần lượt từng nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Các nhóm cịn
lại chú ý nghe.
Bước 3: GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế
của nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa phù hợp.
Bước 4: GV nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn
đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm.
Bước 5: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai chế tạo sản phẩm theo
bản thiết kế.
* Một số câu hỏi của giáo viên:
– Loại dừa nào đã sử dụng?
– Tỉ lệ nước với cơm dừa?
– Thời gian tinh chế?
– Dụng cụ bảo quản?
– Ứng dụng của dầu dừa?
Hoạt động 4:

CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM TINH CHẾ DẦU DỪA NGUYÊN CHẤT
(HS làm việc ở nhà hoặc trên phịng thí nghiệm – 1 tiết )
a. Mục đích
Các nhóm HS thực hành, tinh chế được dầu dừa căn cứ trên bản thiết kế đã chỉnh sửa.
b. Nội dung
Học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 1 tiết, trao đổi với giáo viên khi gặp khó
khăn.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một lọ tinh dầu dừa nguyên chất đáp
ứng được các yêu cầu trong Phiếu đánh giá số 1.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1. HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến;
Bước 2. HS tinh chế dầu dừa theo bản thiết kế;
Bước 3.HS thử chất lượng của dầu dừa, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm
(Phiếu đánh giá số 1). HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý
do (nếu cần phải điều chỉnh);
Bước 4. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu chế tạo sản phẩm;
Bước 5. HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm.
GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong q trình hồn thiện các sản phẩm.
Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM “DẦU DỪA NGUYÊN CHẤT”
(Báo cáo và trưng bày tại lớp)
21


a. Mục đích
HS biết giới thiệu về sản phẩm dầu dừa đáp ứng được các yêu cầu sản phẩm đã đặt ra;
biết thuyết trình, giới thiệu được sản phẩm, đưa ra ý kiến nhận xét, phản biện, giải thích được
bằng các kiến thức liên quan; có ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm.
b. Nội dung
– Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp;

– Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của GV và các nhóm bạn.
– Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- HS điều chế được lượng dầu dừa đủ để tiến hành thực nghiệm (50 gam).
- GV nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Thơng qua mức độ hồn
thành u cầu nhiệm vụ học tập, phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện và những
ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- Học sinh có thể đưa ra các quy trình tách chiết chất béo. Học sinh có thể tùy ý
chọn một quy trình thực hiện phù hợp với thời gian và hồn cảnh.
Quy trình 1
Quy trình 2
Quy trình 3
Xay nhuyễn cơm dừa
Tiến hành xay nhuyễn Tiến hành xay nhuyễn,
Ngâm trong nước sôi và vắt lấy nước cốt dừa như vắt lấy nước cốt dừa và tách
cách 1.
riêng phần sữa dừa như cách
khoảng 15 - 20 phút.
Cho nước dừa vào ngăn thứ 2.
Dùng rây lọc, khăn xô để mát tủ lạnh để tách riêng phần
vắt lấy nước dừa.
Đổ sữa dừa vào tô sứ
sữa dừa (lớp phía trên) - Đun
hoặc thủy tinh và đun trong lò
Đun nước dừa với lửa to sữa dừa với lửa to đến sơi đến
vi sóng với mức sóng cao. đến sôi đến khi thành dầu dừa. khi thành dầu dừa.
Theo dõi thường xun đến khi
hình thành hồn tồn dầu dừa.


Tiến hành thực hiện tại nhà theo nhóm đã phân công.

22


PHỤ LỤC 1
Các bảng tiêu chí đánh giá
Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo kiến thức nền (10 điểm)
TT

Điểm

Tiêu chí

Bài báo cáo kiến thức (5)
1

Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo.

2

2

Kiến thức chính xác, khoa học.

3

Hình thức (2)
3


Bài trình chiếu có bố cục hợp lí.

1

4

Bài trình chiếu có màu sắc hài hịa.

1

Kĩ năng thuyết trình (3)
5

Trình bày thuyết phục.

1

6

Trả lời được câu hỏi phản biện.

1

7

Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo.

1

Tổng điểm


10

Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo phương án thiết kế (10 điểm)
Bản quy trình thực hiện (5)
1

Có chú thích đầy đủ các nguyên liệu và các vật dụng để thực hiện

1

2

Có liệt kê rõ danh mục các nguyên vật liệu cần sử dụng

1

3

Có đầy đủ các thơng tin về ngun liệu, vật dụng (loại nguyên liệu, lượng
1
chất sử dụng và tỷ lệ)

4

Có trình bày phương trình hố học cơ bản khi lên men, chuyển hóa

1

5


Mơ tả được ngun lí q trình ủ, lên men

1

Hình thức bản thiết kế (2)
6

Hình vẽ và chú thích rõ ràng, dễ quan sát

1

7

Poster có màu sắc hài hịa, bố cục hợp lí.

1

Kĩ năng thuyết trình (3)
8

Trình bày thuyết phục.

1

9

Trả lời được câu hỏi phản biện.

1


10

Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện có chất lượng cho nhóm
1
báo cáo.

23


Tổng điểm

10

24


×