Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường thcs quang trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUANG TRUNG

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Lĩnh vực: Quản lý giáo dục.

TÊN SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

Tác giả: NGUYỄN THỊ HUYỀN
Trình độ chuyên mơn: Đại Học Tốn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường THCS Quang Trung

Yên Bái, ngày 25 tháng 1 năm 2022


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUANG TRUNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Lĩnh vực: Giáo dục & Đào tạo

TÊN SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUANG TRUNG

Tác giả: NGUYỄN THỊ HUYỀN
Trình độ chuyên mơn: Đại học Tốn
Chức vụ: Giáo viên


Đơn vị cơng tác: Trường THCS Quang Trung

Yên Bái, ngày 25 tháng 1 năm 2022


MỤC LỤC

I. Thông tin chung về sáng kiến: ........................................................................ 1
1. Tên sáng kiến. ................................................................................................ 1
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến. ........................................................................ 1
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến........................................................................... 1
4. Thời gian áp dụng sáng kiến ........................................................................ 1
5. Tác giả ............................................................................................................ 1
6. Đồng tác giả.................................................................................................... 1
II. Mô tả sáng kiến............................................................................................... 1
1. Tình trạng giải pháp đã biết: ....................................................................... 1
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: ................................. 3
2.1. Mục đích của giải pháp. ...................................................................... 3
2.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến. ....................... 3
3. Khả năng áp dụng của giải pháp: ................................................................ 8
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu. ..................... 9
6. Các thông tin cần được bảo mật. ................................................................. 9
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ........................................... 9
8. Tài liệu gửi kèm (nếu có): ........................................................................... 10
III. Cam kết khơng sao chép hoặc vi phạm bản quyền:............................... 10


1

I. Thông tin chung về sáng kiến:

1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại
Trường THCS Quang Trung – Tp Yên Bái ”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo – Công tác giáo
viên chủ nhiệm.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Học sinh trường THCS Quang Trung
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2020-2021, 2021- 2022 và các
năm tiếp theo.
5. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền
Năm sinh: 24/9/1981
Trình độ chun mơn: Đại học.
Chức vụ cơng tác: Giáo Viên.
Nơi làm việc: Trường THCS Quang Trung
Địa chỉ liên hệ: Trường THCS Quang Trung – Tp Yên Bái
Điện thoại: 0982240981
6. Đồng tác giả: Khơng
II. Mơ tả sáng kiến.
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là
một yêu cầu bức thiết đối với ngành giáo dục, với mỗi nhà trường và mỗi giáo
viên hiện nay. Như chúng ta đã biết, chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh
không chỉ phụ thuộc vào kết quả học tập các bộ mơn văn hóa mà cịn phụ thuộc
vào rất nhiều các hoạt động giáo dục khác như rèn luyện đạo đức, hoạt động
ngoài giờ lên lớp, giáo dục kĩ năng sống, … Và đặc biệt để đạt được hiệu quả
cao nhất trong cơng tác giáo dục thì việc xây dựng một ngôi trường hạnh phúc,
lớp học hạnh phúc, nơi các em được học tập, được vui chơi, được chia sẻ, được
thấu hiểu, được yêu thương và tôn trọng là rất quan trọng.
Lớp học hạnh phúc là nơi giúp học sinh hình thành và duy trì các trạng thái
cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường
mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh

phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần
phát triển nhân cách tốt đẹp.


2

Lớp học hạnh phúc là điểm đến mà mỗi học sinh cảm thấy muốn đến, khi đến
có những hứng thú, có niềm vui, có sự mong chờ, có rung cảm... Lớp học hạnh
phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có
nhiều điều nằm trong nhu cầu được thỏa mãn...Cần khẳng định không quá lý
tưởng đến mức vui mà không nhớ hay khơng hiểu nhiệm vụ thay vào đó là thực
hiện nhiệm vụ một cách chủ động, tích cực với sự thoải mái, khao khát, cố gắng
tích cực nhất. Bên cạnh đó, người học cảm thấy có niềm tin, có rung động, có
động lực khi đến lớp và dễ nhớ nhung nếu khơng đến lớp...
Một thực trạng hiện nay cịn xảy ra trong học đường, đó là việc mất an toàn
khi đến trường, bạo lực học đường…và nhiều những rủi ro khác.
Là một giáo viên chủ nhiệm tôi nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của
phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc. Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Làm thế
nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, quan hệ thầy trò là động
lực để học sinh vươn tới tri thức ?
Qua nhiều năm chủ nhiệm và đúc kết từ đồng nghiệp tôi mạnh dạn chọn sáng
kiến “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại Trường THCS
Quang Trung” để nghiên cứu.
+ Nguyên nhân của thực trạng:
Tôi đã tiến hành khảo sát về tâm lý của 44 HS lớp 6A (Năm học 20202021) và 44 HS lớp 6H vào tháng 12/2021 với câu hỏi "Các em có hạnh phúc
khi đến trường không?" thể hiện qua bảng sau:
Mức độ

6A


6H

1 Chưa bao giờ hạnh phúc %

4,9

2,5

2 Hiếm khi hạnh phúc %

34,1

30,7

3 Thỉnh Thoảng hạnh phúc %

43,9

46,3

4 Thường xuyên hạnh phúc %

17,1

20,5

Từ bảng kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh vẫn có những học sinh hiếm khi
hạnh phúc khi đến trường và tỉ lệ học sinh thỉnh thoảng hạnh phúc cao hơn rất
nhiều tỉ lệ học sinh thường xuyên hạnh phúc. Vẫn có học sinh thường xuyên
hạnh phúc khi đến trường nhưng tỉ lệ thấp.

- Nguyên nhân chủ quan: Ý thức học tập của một bộ phận học sinh chưa
cao, động cơ học tập chưa rõ ràng, đến trường chỉ vì bố mẹ mong muốn. Bản
thân học sinh luôn cảm thấy, thiếu tự tin, ngại giao tiếp, không biết thể hiện bản


3

thân,…Một bộ phận không bao giờ hạnh phúc đến trường vì bị thú vui lơi kéo
như nghiện game, tham gia các hoạt động khơng lành mạnh ngồi nhà trường…
- Ngun nhân khách quan: Do áp lực trong giờ học, sự kì vọng của thầy cơ
và phụ huynh; Thầy cơ q nghiêm khắc với học sinh, thường xuyên phê bình
học sinh trước đám đông, nhất là HS phạm lỗi; Giáo viên dạy không gây hứng
thú cho người học; khiến học sinh ủ dũ, buồn ngủ. Có giáo viên ln tạo áp lực
quá sức cho HS, khiến giờ học căng thẳng…Do không được chia sẻ, được quan
tâm từ bạn bè và thầy cơ.
Trước tình hình thực tế trên tơi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến này
vào các giờ sinh hoạt lớp tại Trường THCS Quang Trung .
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp.
Thông qua việc nghiên cứu sáng kiến: “Một số biện pháp xây dựng lớp
học hạnh phúc tại Trường THCS Quang Trung” với mục đích:
- Giúp cho giáo viên và học sinh được hạnh phúc mỗi khi đến trường, trong
mỗi tiết học. Giáo dục đạo đức, tình cảm…cho học sinh THCS. Học sinh hứng
thú, tích cực học tập.
- Giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa được những áp lực, sự
căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó trở nên yêu
nghề và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình.
- Giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
thành cơng. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh .
2.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.

2.2.1. Giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
a. Xây dựng mối quan hệ thầy trò:
Với đối tượng học sinh lớp 6 là các học sinh đến từ nhiều lớp, nhiều trường
chuyển đến nên ngay những buổi học đầu tiên, tôi đã chú ý xây dựng mối quan
hệ thầy trò gần gũi, thân thiện. Tạo cơ hội cho các em tâm sự về những khó
khăn, vướng mắc mà các em đang gặp phải, thường xuyên lắng nghe ý kiến của
học sinh. Tơi cịn động viên các em tâm sự thật lịng thơng qua hình thức phiếu
kín, hãy nói một điều mà em thấy khó nói nhất vào giấy- khơng cần ghi tên, chữ
viết có thể thay đổi kiểu chữ để cơ khơng nhận ra đó là lời tâm sự của bạn nào.
Thơng qua hình thức này, tơi đã thu thập được rất nhiều thơng tin mà trị khó nói


4

nhất, thậm chí chưa dám nói với ai mà ngay cả khi trao đổi với phụ huynh, họ
cũng rất bất ngờ.
Thơng qua các ý kiến thầm kín của học sinh, giáo viên giúp các em tháo
gỡ được các băn khoăn, lo lắng, đơng thời động viên khuyến khích, uốn nắn các
em kịp thời, thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy
đối với học trò.
Khi lên lớp tôi luôn cười nhiều hơn với học sinh để tạo một bầu khơng khí
thân thiện, vui vẻ trong giờ học. Hướng dẫn nhẹ nhàng khi học sinh làm bài sai,
giữ bình tĩnh khi học sinh mắc lỗi và khơng phê bình nặng lời, gay gắt trước
mặt người khác; khích lệ, khen thưởng các em nhiều hơn. Ngồi việc tạo dựng
mối quan hệ thầy trị, bản thân tơi cũng như mỗi giáo viên cần thường xuyên
bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, có phương pháp dạy học hiệu quả để
có nhiều tiết học tốt hơn, tạo hứng thú, chủ động tiếp thu kiến thức, khơng cịn
mệt mỏi và buồn ngủ. Có như vậy học sinh mới cảm phục và nghe lời thầy cơ.

Hình ảnh các em học sinh 6H năm học 2021-2022 tích cực hoạt động,

chủ động tiếp thu kiến thức trong các giờ học trên lớp.


5

Ngoài kiến thức trong sách giáo khoa, ngoài cách giảng dạy truyền thống,
tôi thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học sao cho hiệu quả, thu hút được
sự chú ý của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, chủ động tìm tịi kiến thức
hoặc tích hợp mơn học của mình với mơn học khác và đời sống thực tiễn để học
sinh cảm thấy ý nghĩa và thiết thực hơn.
b. Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
Trong cuộc sống của mỗi con người, ngồi những người thân trong gia
đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết
trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng
nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ.
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đồn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp
đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp
tác của nhiều học sinh.
c. Trang trí lớp học gần gũi với học sinh:
Lớp học phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính
thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần trang trí lớp, tơi giao trực tiếp cho từng tổ:
mỗi tổ phải tự làm sản phẩm vẽ tranh, viết bài, trang trí và chăm sóc góc cây
xanh trong lớp. Chính vì vậy, các em ln coi lớp học là nhà của mình- gần gũi,
thân thương. Hàng ngày các e đều tự giác chăm sóc từng cây xanh, lau dọn vệ
sinh lớp sạch đẹp.


6


Hình ảnh các em học sinh lớp 6A năm học 2020-2021 và 6H năm học
2021-2022 tham gia trang trí lớp học.
d. Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh:
Hàng tuần vào các thứ 7 tổ chức các cuộc thi trong lớp : Cờ vua, thi nhảy
dân vũ, thi hát dân ca…..
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, các cuộc thi mang tính sáng tạo cho
các em học sinh như: Thi trang trí lớp học “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn.” Thi thiết kế
và trình diễn thời trang với chủ đề “ Bạn gái sáng tạo – Bạn trai chung tay bảo vệ
môi trường.” Chúc mừng sinh nhật những bạn có ngày sinh trong tháng, lớp tự thiết
kế một món quà đặc biệt, đó là tấm thiệp có ghi những lời chúc mừng độc đáo của
các bạn trong lớp. Món quà nhỏ nhưng có nhiều ý nghĩa về mặt tinh thần, thể hiện
sự quan tâm và tình cảm chân thành của bạn bè dành cho nhau.
Hình ảnh các em học sinh lớp 6A năm học 2020-2021 và 6H năm học
2021-2022 tham gia các hoạt động trải nghiệm.


7

Tăng cường gắn kết học sinh qua các hoạt động thi đua chăm sóc góc cây
xanh, mỗi cây xanh đều do các học sinh tự tay trồng và chăm sóc từ đó các em
đều cảm nhận được trách nhiệm của mình với tập thể.

2.2.2. Tính mới của giải pháp:
- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống thơng qua các hình thức dạy học của
giáo viên, giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh trong và ngoài nhà
trường.
- Xây dựng mối quan hệ giao tiếp giữa "Thầy với thầy, trò với trò, thầy
với trò" gần gũi thân thiện, rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, lên án mọi hành
vi bạo lực học đường và xã hội.



8

- Thu hút tối đa sự tham gia của học sinh vào các hoạt động tập thể tích
cực, lành mạnh, vui tươi nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của học
sinh. Phát huy tinh thần đoàn kết, yêu thương, gắn bó.
- Tăng cường những buổi sinh hoạt ngoại khóa có liên quan đến các cơng
việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu, sở thích của học sinh.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Qua quá trình xây dựng lớp học hạnh phúc tôi nhận thấy chúng ta nên đặt
mục tiêu cho sự thay đổi trong từng gian đoạn, suy nghĩ và rút kinh nghiệm
mỗi ngày. Hãy đặt mình vào vị trí của học trị để hiểu học trị, tìm hiểu kĩ hồn
cảnh và tính cách học trị để tác động phù hợp. Trân trọng và hạnh phúc từ
những điều bình dị nhất, ghi nhận sự tiến bộ dù rất nhỏ của học trị. Qua các
buổi họp cơng tác chủ nhiệm mỗi tháng tôi đã chia sẻ đên các thầy cơ và được
sự đồng tình rất lớn. Mơ hình lớp học hạnh phúc sẽ nhân rộng ở các lớp khác
trong trường.
Mơ hình lớp học hạnh phúc được nhân rộng đến tất cả các lớp học, đến
từng giáo viên trong trường giúp trường học trở nên hạnh phúc. Mỗi ngày đến
trường của học sinh và giáo viên đều là một ngày vui. Từ đó sẽ thu hút được học
sinh vào học tập tại trường, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và được
nhân dân và xã hội tin tưởng. Mục tiêu trường học thân thiện, học sinh tích cực
đặt ra của nhà trường thành cơng.
Điều đó cho thấy biện pháp này không chỉ áp dụng cho học sinh trường
THCS Quang Trung mà cịn có thể áp dụng cho học sinh các trường THCS
trong toàn Thành Phố.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp.
Sau một thời gian triển khai việc xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp chủ
nhiệm, tôi thu được kết quả sau:
Kết quả điều tra tâm lý

Mức độ

6A
Tháng
9/2020

6H

Tháng
5/2021

Tháng
9/2021

Tháng
12/2021

Chưa bao giờ hạnh phúc %

4,9

0

2,5

0

Hiếm khi hạnh phúc %

34,1


9,8

30,7

7,6

Thỉnh Thoảng hạnh phúc %

43,9

24,4

46,3

17,9

Thường xuyên hạnh phúc %

17,1

65,8

20,5

74,5


9


Kết quả trên cho ta thấy, tỉ lệ HS thường xun hạnh phúc tăng cao hơn rất
nhiều và khơng cịn học sinh chưa bao giờ hạnh phúc điều đó chứng tỏ rằng
GVCN xây dựng lớp học dựa trên tiêu chuẩn hạnh phúc của học sinh đã bước
đầu thành công. Ở lớp học đó HS có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, luôn
cảm nhận được sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến từ thầy cô, bạn bè và
mọi người xung quanh. Học sinh nhận ra được lỗi lầm, hạn chế của họ để khắc
phục, sữa chữa, phát triển tồn diện bản thân. Học sinh đã tích cực, chủ động
hơn trong học tập và rèn luyện bản thân. Học sinh tự tin trước đám đông, không
mặc cảm tự ti về những khuyết điểm, hạn chế của bản thân. Học sinh phát huy
được những tiềm năng, những mặt tích cực, điểm mạnh của cá nhân.
Sáng kiến kinh nghiệm này giúp tôi và đồng nghiệp hiểu sâu sắc giá trị của
hạnh phúc từ đó xây dựng tiết dạy hạnh phúc và lớp học hạnh phúc của mình.
Khi xây dựng lớp học hạnh phúc thành công đồng nghĩa với việc xây dựng được
mối quan hệ thân thiện Thầy- Trò, Trò kính trọng, tin tưởng và u q thầy cơ;
thầy cơ hiểu, thơng cảm với khó khăn của trị, u thương và hết lịng vì học
sinh. Chúng tơi đã có được hạnh phúc, yêu nghề và muốn đến lớp, đến trường
mỗi ngày.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: không.
6. Các thông tin cần được bảo mật: không.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
a. Đối với giáo viên:
- Giáo viên thường xuyên trau dồi chuyên môn, mỗi giáo viên phải là
người tiên phong cho việc thay đổi lớp học truyền thống, mạnh dạn thay đổi cái
lối mòn cũ để hướng tới một phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với nhu
cầu và đặc điểm của học sinh. Thầy cô thay đổi, học sinh hạnh phúc, thầy cô sẽ
hạnh phúc và trường học hạnh phúc.Tăng cường phối hợp với giáo viên bộ mơn,
các tổ chức đồn thể trong nhà trường, với cha mẹ học sinh.
- Sử dụng phương tiện hiện đại (ứng dụng cơng nghệ thơng tin) tạo cho
học sinh có hướng thú và phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
- Thường xuyên trao đổi trong tổ nhóm chủ nhiệm về phương pháp hình

thức tổ chức để sáng kiến đạt hiệu quả và chất lượng cao hơn.
b. Đối với học sinh:
- Học sinh tự giác, chủ động, tích cực trong các hoạt động.
- Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, yêu thương, biết giúp đỡ nhau.


10

- Nhận thức được lợi ích của việc xây dựng lớp học hạnh phúc.
8. Tài liệu gửi kèm (nếu có): không
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền:
Tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo. Nếu có gian dối hoặc khơng
đúng sự thật trong báo cáo, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm theo quy định của
pháp luật.
Yên Bái, ngày 25 tháng 01 năm 2022
Người viết
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Huyền


11

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………



×