Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Một số giải pháp góp phần đánh giá năng lực học sinh thpt thông qua bộ môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 66 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH

HỒ SƠ SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
Lĩnh vực: Giáo dục và Đào tạo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
THPT THƠNG QUA BỘ MƠN HĨA HỌC.

Họ và tên tác giả: Nguyễn Minh Ngọc
Trình độ chuyên mơn: Cử nhân Sư phạm Hóa học
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành
Huyện, thị xã, thành phố: Thành phố Yên Bái

1


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Cấp tỉnh - Tỉnh Yên Bái
Tên tôi là: NGUYỄN MINH NGỌC
Ngày, tháng, năm sinh: 17/05/1983
Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành - Tỉnh n Bái
Chức danh: Giáo viên
Trình độ chun mơn: Cử nhân sư phạm Hóa học.
Là tác giả đề nghị xét cơng nhận sáng kiến: “Một số giải pháp góp phần
đánh giá năng lực học sinh THPT thông qua bộ mơn Hóa học”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.
1. Sáng kiến tập trung vào 3 giải pháp chính, cụ thể như sau:
Giải pháp 1: Tác giả đã xây dựng được 4 thí nghiệm gắn với thực tiễn, liên


quan tới đời sống có vận dụng nội dung kiến thức bài học phần hữu cơ lớp 12 đơn
giản, dễ làm nhằm giúp học sinh tự đánh giá, tự kết luận về lí thuyết đã được học
đồng thời hình thành năng lực nghiên cứu, kỹ năng mơn học, sử dụng thiết bị hiện
đại giúp tíết kiệm thời gian thực hành, cho kết quả có độ chính xác, tin cậy cao.
Giải pháp 2: Xây dựng, tổng hợp hệ thống gồm 26 câu hỏi và bài tập đánh
giá năng lực. Đây là hệ thống bài tập mà sách giáo khoa chưa đề cập tới. Qua hệ
thống câu hỏi giáo viên có thể kiểm tra được năng lực vận dụng kiến thức vào giải
quyết các hiện tượng trong thực tiễn, tình huống mới, hình thành và phát triển
năng lực khám phá thế giới tự nhiên; đánh giá năng lực thực hành thông qua bài
tập kĩ năng thực hành. Qua đây giúp học sinh nhận ra rằng Hóa học là cần thiết,
rất gần gũi với đời sống hàng ngày, xóa dần tâm lý sợ mơn Hóa (mơn học từ trước
vẫn được coi là khó, là trừu tượng) cho học sinh.
Giải pháp 3: Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực học sinh thơng qua
3 bộ bảng kiểm đưa ra tiêu chí đánh giá học sinh trong giờ thực hành, trong quá
trình học tập nghiên cứu nội dung môn học và đánh giá quá trình học của học sinh.
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò và của đồng mơn là một trong
các cách đánh giá tồn diện học sinh. Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo
mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập
(đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc
tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa
chữa các sai sót. Đánh giá năng lực học sinh cần đảm bảo tính khách quan, tính tồn
2


diện, đảm bảo tính cơng bằng, cơng khai, mang tính giáo dục cho học sinh và đảm
báo tính phát triển.
2. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Với các thí nghiệm thực tiễn: Dụng cụ, hóa chất và các ngun liệu quen
thuộc, phổ biến trong phịng thí nghiệm và đời sống.

+ Với bài tập: Nội dung bài tập thực tiễn đơn giản, bản chất, nhẹ nhàng về tính
tốn và gắn liền với đời sống và sản xuất, không nặng về kiến thức hàn lâm.
+ Với việc đánh giá học sinh: Sử dụng bảng kiểm đảm bảo đánh giá toàn
diện về năng lực và phẩm chất trong cả q trình học nên sẽ đảm bảo tính cơng
bằng và cơng khai.
3. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sáng kiến có mở rộng các thí nghiệm đối chứng gắn với thực tiễn so với
chương trình sách giáo khoa đề cập đã giúp học sinh so sánh những kiến thức của
mơn học có trong thực tế đời sống từ đó học sinh củng cố niềm tin vào khoa học.
Bên cạnh đó việc sử dụng bài tập thực tiễn giúp học sinh vận dụng tốt hơn nội dung
kiến thức đã học vào thực tế đời sống, từ đó học sinh thêm u mơn học, hứng thú
hơn với việc tìm hiểu mơn học; sử dụng bảng kiểm đánh giá sẽ tạo cho học sinh
tính tích cực, chủ động hơn trong các giờ học để từ đó giáo viên có sự đánh giá
chính xác và tồn diện hơn so với đánh giá thông thường.
Kết quả học tập của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Kết quả bồi dưỡng học sinh
giỏi: đối với học sinh không thuộc các lớp chuyên, thi học sinh giỏi cấp tỉnh hàng
năm đều đạt kết quả tốt. Có 01 học sinh lớp Tốn tin (khơng phải chun hóa) 2
năm liền đạt giải học sinh giỏi Quốc gia mơn Hóa học (lớp 11 đạt giải 3, lớp 12
đạt giải nhì và được tham dự kì thi chọn đội tuyển Olympic mơn Hóa học).
4. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu:
Khi áp dụng sáng kiến tại đơn vị đã giúp cho học sinh hiểu rõ hơn bản chất của
những vấn đề mà lí thuyết đã đề cập. Học sinh làm tốt các thí nghiệm gắn với thực
tiễn để hiểu sâu hơn các kiến thức liên quan, từ đó bổ sung những hiểu biết cho bản
thân bằng những minh chứng thực tiễn. Các thí nghiệm thực tiễn đơn giản, nhiều
bài tập phát triển năng lực không giống sách giáo khoa nhưng đem lại hiệu quả tốt,
học sinh vận dụng kiến thức thực tiễn tốt, hiểu hơn về vai trò của bộ mơn trong đời
sống hàng ngày và thêm u thích bộ môn. Hệ thống bài tập đánh giá năng lực phù

hợp với định hướng phát triển năng lực học sinh và đổi mới thi THPT đặc biệt là
các kì thi đánh giá năng lực do các trường Đại học (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại
học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM,…) tổ chức để tuyển chọn học

3


sinh có năng lực. Các giải pháp có tính thực tế, khả thi, phù hợp với giáo viên và
học sinh, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.
5. Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
Nơi cơng
Ngày
Trình
tác (hoặc
Số
Họ và
tháng
Chức
độ
Nội dung cơng việc
nơi
TT
tên
năm
danh chun
hỗ trợ
thường
sinh
mơn
trú)

Trường
Tổ
Cử
THPT
Dạy thực nghiệm, áp
Phạm
trưởng
nhân
1
1969
Nguyễn
dụng các giải pháp
Thị Hiền
chun
Hóa
Huệ - Tp
đề xuất tại đơn vị
môn
học
Yên Bái
Trường
Lương
THPT
Thạc sĩ Dạy thực nghiệm, áp
Thị
Giáo
2
1983
chuyên
Hóa

dụng các giải pháp
Thanh
viên
Nguyễn
học
đề xuất tại đơn vị
Loan
Tất Thành
Trường
Nguyễn
THPT Lê
Thạc sĩ Dạy thực nghiệm, áp
Giáo
3
Thanh
1982 Q Đơn –
Hóa
dụng các giải pháp
viên
Hải
Trấn Yên –
học
đề xuất tại đơn vị
Yên Bái.
Trường
Đặng
THPT
Thạc sĩ Dạy thực nghiệm, áp
Giáo
4

Quyết
1987
Thác Bà Hóa
dụng các giải pháp
viên
Chiến
Lục Yên –
học
đề xuất tại đơn vị
n Bái.
Trường
THPT
Cử
Ngơ
Dạy thực nghiệm, áp
Hồng Văn Giáo
nhân
5
Minh
1982
dụng các giải pháp
Thụ - Lục
viên
Hóa
Ngọc
đề xuất tại đơn vị
Yên – Yên
học
Bái.
Trường

Nguyễn
THPT Lý
Thạc sĩ Dạy thực nghiệm, áp
Giáo
6
Minh
1983
Thường
Hóa
dụng các giải pháp
viên
Phượng
Kiệt – Yên
học
đề xuất tại đơn vị
Bái.
4


Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Yên Bái, ngày 20 tháng 01 năm 2022

Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Minh Ngọc

5



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
Lĩnh vực: Giáo dục và Đào tạo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
THPT THƠNG QUA BỘ MƠN HĨA HỌC.

Họ và tên tác giả: Nguyễn Minh Ngọc
Trình độ chuyên mơn: Cử nhân Sư phạm Hóa học
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành
Huyện, thị xã, thành phố: Thành phố Yên Bái

Yên Bái, tháng 01 năm 2021
6


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp góp phần đánh giá năng lực học sinh
THPT thơng qua bộ mơn Hóa học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đào tạo - Hóa học.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Học sinh Khối 11, 12 tại các trường THPT
trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được thực hiện từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 01 năm 2022.
- Tháng 9/2019 đến tháng 8/2020: Nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực trạng
và giải pháp góp phần đánh giá năng lực học sinh.
- Tháng 9/2020 đến tháng 5/2021: Áp dụng thử nghiệm một số giải pháp

trong công tác giảng dạy tại nhà trường.
- Tháng 9/2021 đến tháng 1/2022: Áp dụng thử nghiệm một số giải pháp
trong công tác giảng dạy tại một số đơn vị bạn.
- Tháng 5/2021 đến 1/2022: Hoàn thiện báo cáo về một số giải pháp góp
phần đánh giá năng lực học sinh THPT.
5. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Minh Ngọc.
Năm sinh: 17/05/1983.
Trình độ chun mơn: Cử nhân hóa học.
Chức vụ cơng tác: Giáo viên hóa học.
Nơi làm việc: Tổ Lý - Hóa - Sinh - Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái.
Địa chỉ liên hệ: Tổ 05 phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Điện thoại: 0983.170.583.
Email:
6. Đồng tác giả: khơng.
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng
được cái gì qua việc học.
Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh
nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá
nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… năng lực của cá nhân được đánh giá
qua phương thức và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề
của cuộc sống. Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập
không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc
đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng
7



sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả
học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là
biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò
quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Hay nói cách khác, đánh
giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý
nghĩa (Leen pil, 2011).
Dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hố
học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề
gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động
trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.
Đánh giá năng lực không hồn tồn phải dựa vào chương trình giáo dục mơn
học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là tổng hòa, kết tinh kiến thức,
kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều
lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.
Một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh
giá kiến thức, kỹ năng của người học như sau:
Tiêu chí Đánh giá năng lực
so sánh

Đánh giá kiến thức, kỹ năng

1. Mục
đích chủ
yếu nhất








Đánh giá khả năng học sinh
vận dụng các kiến thức, kỹ
năng đã học vào giải quyết vấn
đề thực tiễn của cuộc sống.
Vì sự tiến bộ của người học so
với chính họ.



Xác định việc đạt kiến thức, kỹ
năng theo mục tiêu của chương
trình giáo dục.
Đánh giá, xếp hạng giữa những
người học với nhau.

2. Ngữ Gắn với ngữ cảnh học tập và thực Gắn với nội dung học tập (những
cảnh
tiễn cuộc sống của học sinh.
kiến thức, kỹ năng, thái độ) được
đánh giá
học trong nhà trường.
3. Nội
dung
đánh giá






Những kiến thức, kỹ năng, thái
độ ở nhiều môn học, nhiều
hoạt động giáo dục và những
trải nghiệm của bản thân học
sinh trong cuộc sống xã hội
(tập trung vào năng lực thực
hiện).
Quy chuẩn theo các mức độ
phát triển năng lực của người
học.

8




Những kiến thức, kỹ năng, thái
độ ở một mơn học.
Quy chuẩn theo việc người học
có đạt được hay không một nội
dung đã được học.


4. Cơng Nhiệm vụ, bài tập trong tình Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong
cụ đánh huống, bối cảnh thực.
tình huống hàn lâm hoặc tình
giá
huống thực.
5. Thời Đánh giá mọi thời điểm của quá Thường diễn ra ở những thời điểm

điểm
trình dạy học, chú trọng đến đánh nhất định trong quá trình dạy học,
đánh giá giá trong khi học.
đặc biệt là trước và sau khi dạy.
6. Kết
quả đánh
giá





Năng lực người học phụ thuộc
vào độ khó của nhiệm vụ hoặc
bài tập đã hồn thành.
Thực hiện được nhiệm vụ càng
khó, càng phức tạp hơn sẽ
được coi là có năng lực cao
hơn.





Năng lực người học phụ thuộc
vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ
hay bài tập đã hoàn thành.
Càng đạt được nhiều đơn vị
kiến thức, kỹ năng thì càng
được coi là có năng lực cao hơn.


Đánh giá năng lực học sinh cần đảm bảo tính khách quan, tính tồn diện,
đảm bảo tính cơng bằng, cơng khai, mang tính giáo dục cho học sinh và đảm báo
tính phát triển. Đánh giá năng lực là đánh giá khả năng tư duy, suy luận và giải
quyết vấn đề.
Qua tham khảo cách dạy của các thầy cô cùng chuyên môn, khảo sát học
sinh qua một bài kiểm tra tác giả nhận thấy rằng có một số vấn đề sau:
- Ưu điểm:
+ Giáo viên: Dạy chuẩn kiến thức sách giáo khoa, hướng dẫn được học sinh làm
tốt các thí nghiệm Sách giáo khoa, các bài tập cơ bản và nâng cao phục vụ thi THPT.
+ Học sinh: Cơ bản nắm được các phương pháp giải bài tập thông thường,
các thao tác làm thí nghiệm cơ bản trên lớp.
- Nhược điểm:
+ Nội dung thí nghiệm trong sách giáo khoa: mới chỉ dừng ở mức kiểm
chứng lại tính chất của chất đã nghiên cứu, thiếu tính thực tiễn nên thiếu sinh động
và hấp dẫn với người học.
+ Nội dung câu hỏi và bài tập: nặng về kiến thức hàn lâm, thiếu tính thực tiễn.
+ Đánh giá học sinh: đánh giá kiến thức qua một số bài kiểm tra, chưa đánh
giá được tồn diện hết q trình phấn đấu học tập của học sinh, chưa đánh giá
được kĩ năng thực hành và vận dụng kiến thức thực tế của học sinh.
Từ vấn đề thực tiễn đặt ra, tôi đưa ra một số giải pháp đánh giá năng lực
học sinh, qua đó giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy mơn hóa học ở trường phổ
thơng nói chung và đã được áp dụng tại trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành
nói riêng. Đó là “Một số giải pháp góp phần đánh giá năng lực học sinh THPT
thơng qua bộ mơn Hóa học”. Các giải pháp có thể xây dựng cho nhiều nội dung
học tập của các khối lớp khác nhau, tuy nhiên để tập trung có hiệu quả tơi xin đưa
9


ra phần nội dung áp dụng cho phần hóa hữu cơ ở cấp THPT. Khi áp dụng các giải

pháp này tôi nhận thấy học sinh hứng thú hơn đối với bộ mơn, tích cực với nhiệm
vụ được giao, từ đó thêm u thích mơn Hóa học.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp:
Phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thơng qua thí nghiệm thực
hành và các bài tập thực tiễn liên quan tới bộ mơn Hóa học, cụ thể:
- Hình thành và phát triển năng lực của học sinh như năng lực nhận thức
kiến thức hóa học, năng lực vận dụng và vận dụng sáng tạo, năng lực phân tích
và tổng hợp,…
- Học sinh có thái độ tích cực với môn học, phát triển phẩm chất cho học
sinh như tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
- Đánh giá học sinh một cách toàn diện (đánh giá năng lực và phẩm chất)
và đảm bảo cơng bằng, khách quan (đánh giá q trình, đánh giá của giáo viên
với học sinh, đánh giá của học sinh với học sinh).
2.2. Nội dung biện pháp.
2.2.1. Những điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến.
Dạy học truyền thống chỉ chú tâm vào nội dung sách giáo khoa đề cập đến
trong khi giải pháp của tác giả đã có nhiều sự thay đổi để phù hợp với chương
trình mới, phù hợp với định hướng phát triển năng lực của học sinh, định hướng
đánh giá năng lực là đánh giá khả năng tư duy, suy luận và giải quyết vấn đề. Cụ
thể tác giả có những điểm khác biệt và có tính mới như sau:
Thứ nhất, Xây dựng 04 thí nghiệm thực tiễn mà sách giáo khoa khơng có
để áp dụng lồng ghép vào các nội dung bài học giúp cho bài giảng sinh động và
học sinh có thể áp dụng vào kiến thức thực tế của bài học.
Thứ hai, Xây dựng, tổng hợp hệ thống gồm 26 câu hỏi và bài tập thực tiễn
với nhiều nội dung ứng dụng thực tế mà sách giáo khoa, sách bài tập chưa có
nhưng vẫn bám sát nội dung chương trình của sách giáo khoa, có bổ sung theo
hướng tích hợp các kiến thức vào thực tiễn, đan xen một cách khoa học, hợp lý,
rõ ràng và liền mạch với chương trình. Tác giả chú trọng vào việc khai thác kiến
thức thực tiễn, xây dựng một số nội dung bài tập tính tốn thực tiễn mà sách giáo

khoa khơng có để học sinh vận dụng tốt hơn kiến thức vào thực tế. Hệ thống bài
tập và thí nghiệm thực tiễn giúp học sinh nhận ra rằng Hóa học rất gần gũi với đời
sống hàng ngày, là cần thiết, từ đó xóa dần tâm lý sợ mơn Hóa học (mơn học từ
trước vẫn được coi là khó, là trừu tượng) cho học sinh. Bài tập thực tiễn phù hợp
với chương trình phổ thơng mới và định hướng bài thi đánh giá năng lực.
Thứ ba, Tổng hợp và xây dựng hệ thống bài tập liên quan tới các bước, các
thao tác thí nghiệm thực hành giúp học sinh củng cố kĩ năng thực hành thí nghiệm,
qua đó củng cố nội dung kiến thức bài học liên quan. Qua đó phát triển năng lực
10


thực hành cho học sinh, phù hợp với bài thi đánh giá năng lực của một số trường:
ĐH Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh …
Thứ tư, Kiểm tra đánh giá học sinh toàn diện qua nhiều mặt cả về kiến thức
và kĩ năng, năng lực thông qua bảng kiểm quan sát, phiếu tự đánh giá, phiếu đánh
giá theo hoạt động nhóm, phiếu đánh giá đồng đẳng, phiếu theo dõi quá trình hoạt
động của học sinh và chất lượng bài kiểm tra). Qua đánh giá bằng bảng kiểm kết
hợp với ma trận đề thi, học sinh được đánh giá một cách khách quan đảm bảo
công bằng và công khai.
2.2.2. Nội dung giải pháp
2.2.2.1. Giải pháp thứ nhất: Tác giả đã xây dựng được 04 thí nghiệm gắn
với thực tiễn, liên quan tới đời sống có vận dụng nội dung kiến thức bài học phần
hữu cơ lớp 12 đơn giản, dễ làm nhằm giúp học sinh tự đánh giá, tự kết luận về lí
thuyết đã được học đồng thời hình thành năng lực nghiên cứu, kỹ năng môn học,
phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học.
Thí nghiệm 1: Xác định glucozơ trong một số loại quả.
Lồng ghép vào bài Glucozơ (SGK Hóa học lớp 12).
Giải pháp cũ
Giải pháp mới
- SGK khơng có thí nghiệm Đề xuất: Xác định glucozơ trong một số loại quả.

trong bài dạy mà chỉ có - Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm.
trong bài thực hành.
- Hóa chất:
+ Chuối: 4 quả có độ chín khác nhau.
+ Táo, xoài: mỗi loại 1 quả.
+ Dung dịch CuSO4 2M.
+ Dung dịch NaOH 1M.
- Cách tiến hành: Nghiền các loại quả riêng biệt, lọc
lấy dung dịch sau khi nghiền cho vào các ống
nghiệm khác nhau có dán nhãn.
Cho vào mỗi ống nghiệm 2ml dung dịch CuSO4
2M, thêm tiếp 4ml dung dịch NaOH 3M. Lắc đều
mỗi ống nghiệm. Quan sát màu sắc của hỗn hợp
trong mỗi ống nghiệm. Tiếp theo đun các ống
nghiệm trên đèn cồn và quan sát hiện tượng xảy ra.
Lưu ý: Tiến hành riêng 2 thí nghiệm
- Thí nghiệm 1: 3 ống nghiệm chứa nước ép chuối
ở độ chín khác nhau.
- Thí nghiệm 2: 3 ống nghiệm chứa nước ép 3 loại
quả (chưối, táo, xoài).
Hiệu quả thu được
11


Trước khi áp dụng giải
Sau khi áp dụng giải pháp
pháp
- Học sinh cơng nhận tính Học sinh xác định được glucozo và tính chất thơng
chất của glucozơ chưa liên qua TN. Từ đó củng cố niềm tin vào khoa học đồng
hệ vào đời sống.

thời thấy được q trình chuyển hóa sinh học từ tinh
bột thành glucozo trong quả chuối.
Thí nghiệm 2: Xác định pH trong nước ép một số loại quả.
Lồng ghép vào bài Axit Cacboxylic và bài pH (Hóa học lớp 11).
Giải pháp cũ
Giải pháp mới
- SGK khơng có thí Đề xuất: Thí nghiệm xác định pH trong nước ép một số
nghiệm trong bài dạy loại quả.
mà chỉ có giới thiệu - Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm.
một số loại axit
Bộ cảm biến pH Addestation.
cacboxylic trong một - Hóa chất: Chanh, quýt, cam mỗi loại 1 quả.
số loại quả.
- Cách tiến hành: Vắt mỗi loại quả lấy nước vào 3 cốc thủy
tinh 100 ml khác nhau có dán nhãn. Cắm đầu cảm biến pH
vào mỗi cốc, đọc giá trị pH trên đầu đọc dữ liệu (màn cảm
biến) của bộ cảm biến Addestation. Cho từ từ 5ml dung
dịch NaOH 1M vào mỗi ống cốc, quan sát sự thay đổi giá
trị pH trên đầu đọc dữ liệu (màn cảm biến). Nhận xét.
Hiệu quả thu được
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng giải pháp
giải pháp
Học sinh chưa nắm Học sinh xác định giá trị pH trong các loại quả khác nhau từ
được cụ thể
đó xác định được tính axit trong một số loại quả.
Thí nghiệm 3: Phản ứng màu của tinh bột với iot, sự chuyển hóa sinh học tinh bột
thành glucozơ.
Lồng ghép vào tiết Polisaccarit (Tinh bột – SGK Hóa học lớp 12).
Giải pháp cũ

Giải pháp mới
SGK: Thí nghiệm về phản Đề xuất: Thí nghiệm phản ứng màu của tinh bột với
ứng của tinh bột với iot.
iot, sự chuyển hóa sinh học tinh bột thành glucozơ.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, - Dụng cụ: Dao.
kẹp ống nghiệm, đèn cồn. - Hóa chất:
- Hóa chất: Hồ tinh bột, iot. + Dung dịch iot (có thể dùng cồn iot mua ở hiệu
- Cách tiến hành: Nhỏ dung thuốc)
dịch iot vào ống nghiệm + 1 quả chuối chín, 1 quả chuối xanh.
đựng dung dịch hồ tinh
bột. Quan sát hiện tượng.
12


Sau đó đun trên ngọn lửa - Cách tiến hành: Cắt đôi 2 quả chuối, bôi cồn iot lên
đèn cồn, quan sát.
mỗi nửa quả chuối, quan sát hiện tượng xảy ra và
giải thích.
Hiện tượng: ở quả chuối xanh xuất hiện màu xanh
tím, cịn ở quả chuối chín thì khơng.
Giải thích: do khi chín, tinh bột trong chuối đã bị
chuyển hóa thành glucozơ.
Hiệu quả thu được
Trước khi áp dụng giải
Sau khi áp dụng giải pháp
pháp
- Thí nghiệm yêu cầu của Học sinh hiểu và chứng minh được sự chuyển hóa sinh
SGK chỉ là kiểm chứng về học của tinh bột: trong nhiều loại quả, khi còn xanh
phản ứng của hồ tinh bột chủ yếu là tinh bột nhưng khi chín tinh bột đã chuyển
với iot.

thành glucozơ.
- Học sinh chưa giải thích
được khi chín, tinh bột trong
quả chuyển hóa thành
glucozơ.
Thí nghiệm 4: Thí nghiệm về tính đơng tụ của protein trong sữa tươi và
sữa đậu nành.
Lồng ghép vào bài Peptit - Protein (SGK Hóa học lớp 12).
Giải pháp cũ
Giải pháp mới
SGK:
khơng Đề xuất: Thí nghiệm về tính đơng tụ của protein trong sữa tươi
đưa
ra
thí và sữa đậu nành.
nghiệm, chỉ giới - Hóa chất:
thiệu về khả + 1 hộp sữa tươi 180 ml, 200 ml sữa đậu nành.
năng đông tụ + Chanh: 1 quả vắt lấy nước.
của protein.
- Dụng cụ: đèn cồn, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm.
- Cách tiến hành:
+ Lấy 2 ống nghiệm, một ống chứa 5 ml sữa, một ống chứa 5
ml nước đậu; đun 2 ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, quan
sát hiện tượng xảy ra và giải thích.
+ Lấy 2 ống nghiệm, một ống chứa 5 ml sữa, một ống chứa 5
ml nước đậu; nhỏ vào 2 ống nghiệm trên một ít nước chanh,
quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.
Hiện tượng: trong các ống nghiệm, sữa và nước đậu bị vón
(đơng tụ).
Giải thích:

Do protein rất dễ bị đông tụ bởi nhiệt.
13


Trước khi áp
dụng giải pháp
- Học sinh chưa
hiểu rõ được sự
đông tụ protein
trong thực tế và
ứng dụng.

Trong protein (sữa, nước đậu) thường có thành phần cazein,
khi nhỏ chanh vào làm giảm pH tới điểm đẳng điện của cazein
làm chất này kết tủa.
Hiệu quả thu được
Sau khi áp dụng giải pháp

- Học sinh được làm thí nghiệm về sự đơng tụ của protein (sữa
tươi và sữa đậu nành) bởi nhiệt và axit.
Học sinh liên hệ hiểu được cơ sở của quá trình làm phomat, làm
tào phớ hay làm nước đậu: tách cazein rồi cho lên men tiếp, tuy
nhiên tùy thuộc mục đích mỗi q trình mà sẽ có cách lên men
khác nhau.
Học sinh liên hệ hiểu được tại sao sữa tươi để lâu trong khơng
khí thường hay bị vón cục.
(Ngun liệu và cách tiến hành đơn giản, gắn với thực tế)
2.2.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng, tổng hợp hệ thống câu hỏi và bài tập vận
dụng kiến thức vào thực tiễn.
Bài tập theo hướng truyền thống còn nặng về lý thuyết hàn lâm, nặng về

tính tốn chưa đi vào bản chất, chưa gắn với thực tiễn. Qua hệ thống câu hỏi mà
tác giả đề xuất, giáo viên có thể kiểm tra được khả năng vận dụng kiến thức vào
giải quyết các hiện tượng trong thực tiễn, tình huống mới, hình thành năng lực
hóa học. Đây là hệ thống bài tập mà sách giáo khoa chưa đề cập tới. Qua làm bài
tập thực tiễn học sinh nhận ra rằng Hóa học rất gần gũi với đời sống hàng ngày,
là cần thiết, từ đó xóa dần tâm lý sợ mơn Hóa học (mơn học từ trước vẫn được coi
là khó, là trừu tượng). Bài tập đánh giá năng lực là dạng bài tập không nặng về lý
thuyết trừu tượng, hàn lâm mà dữ kiện bài tốn rất rõ ràng, tính tốn đơn giản và
thực tế; thông thường đây là dạng bài tập cung cấp thông tin rõ ràng, từ nội dung
thông tin để giải quyết nhiều nội dung vận dụng thực tế. Đây là dạng bài tập phù
hợp đổi mới thi THPT theo định hướng phát triển năng lực, phù hợp với kì thi
đánh giá năng lực do một số trường tổ chức hiện nay. Hệ thống bài tập được đính
kèm theo phụ lục 1.
a. Bài tập thực tiễn phần ancol
Ví dụ 1. Xăng E5 chứa 5% thể tích etanol hiện đang được sử dụng phổ biến thay thế
xăng RON 92. Một người đi xe máy mua 2 lit xăng E5 để đổ vào bình chứa nhiên liệu.

14


1. Thể tích etanol có trong lượng xăng trên là
A. 50 ml.
B. 92 ml.
C. 46 ml.
D. 100 ml.
2. Biết đốt cháy 1 lít xăng E5 trong động cơ giải phóng 32000 kJ và có 90% năng
lượng chuyển hóa thành cơng. Công sinh ra bởi lượng xăng trên là
A. 64000 kJ.
B. 70000 kJ.
C. 57600 kJ.

D. 80000 kJ.
3. Biết xe máy cần thực hiện công 576 kJ để di chuyển được 1 km. Lượng xăng
đã mua giúp xe máy sẽ đi được tối đa bao nhiêu km?
A. 100 km.
B. 90 km.
C. 120 km.
D. 80 km.
Hướng dẫn giải:
1. Thể tích etanol có trong 2 lit xăng E5 là: 2.5% = 0,1 lit.
2. Năng lượng mà 2 lit xăng E5 giải phóng trong động cơ: 2. 32000 = 64000 kJ
Công sinh ra bởi lượng xăng trên: 64000 . 90% = 57600 kJ
3. Quãng đường mà xe máy di chuyển được nhờ lượng xăng trên là:
56700 : 576 = 100 km.
Ví dụ 2. Một gia đình sử dụng một chai chứa 500 ml cồn 920 để nướng mực.
1. Cho các đặc điểm: (1) dễ bay hơi, (2) hơi cồn dễ bắt lửa, (3) phản ứng tỏa nhiệt
mạnh, (4) nhiệt độ ngọn lửa cao. Số đặc điểm tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng khi dùng
cồn đốt nướng mực là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.

2. Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml. Khối lượng ancol etylic
nguyên chất có trong chai cồn trên là
A. 320 gam.
B. 360 gam.
C. 384 gam.
D. 368 gam.
3. Biết 1 mol ancol etylic khi cháy giải phóng ra 1380 kJ nhiệt. Nhiệt lượng tỏa
ra khi đốt cháy toàn bộ lượng cồn trong chai là

A. 9660 kJ.
B. 11040 kJ.
C. 10350 kJ.
D. 12420 kJ.
4. Để nướng chín một con mực cần hấp thụ một lượng nhiệt là 276 kJ. Toàn bộ
chai cồn trên nướng được bao nhiêu con mực với hiệu suất hấp thụ nhiệt là 50%?
A. 40 con.
B. 10 con.
C. 30 con.
D. 20 con.
Hướng dẫn giải:
1. Thể thích ancol etylic nguyên chất: 𝑉𝐶2 𝐻5𝑂𝐻 =

500
100

. 92 = 460 ml.

Khối lượng ancol etylic nguyên chất: 460.0,8 = 368 gam.
2. 1 mol ancol etylic khi cháy giải phóng ra 1380 kJ nhiệt.
15


Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy toàn bộ lượng cồn trong chai là:
368
46

. 1380 = 11040 kJ

3. Để nướng chín một con mực cần hấp thụ một lượng nhiệt là 276 kJ.

Toàn bộ chai cồn trên nướng được số con mực là:

11040
276

. 50%= 20 con.

Đánh giá: dạng bài tập này giúp học sinh hiểu và tính tốn được về ứng dụng
thực tế của ancol etylic đó là khi cháy cung cấp năng lượng cho một số quá trình,
định hướng các sử dụng hợp lý ancol etylic trong đời sống. Bên cạnh đó xây
dựng dạng bài tập giúp học sinh hiểu hơn về luật giao thông, mức độ xử phạt khi
thổi nồng độ cồn, học sinh có ý thức đối với bản thân và nhắc nhở người thân
thực hiện tốt về an tồn giao thơng.
b. Bài tập thực tiễn phần este – lipit
* Bài tập lý thuyết:
Ví dụ 1. Dựa vào các thông tin cung cấp dưới đây để trả lời các câu 1, 2, 3
Chất béo là trieste của glixerol và axit béo. Ở điều kiện thường, chất béo no ở
trạng thái rắn cịn chất béo khơng no ở trạng thái lỏng. Mặc dù các từ "dầu", "mỡ"
và "lipid" đều dùng để chỉ chất béo, "dầu" thường được dùng để chỉ chất béo ở
dạng lỏng (chứa nhiều chất béo khơng no) trong điều kiện phịng bình thường,
trong khi "mỡ" là chỉ chất béo ở dạng rắn (chứa nhiều chất béo no) trong điều kiện
phịng bình thường. "Lipid" được dùng để chỉ cả chất béo ở thể lỏng và rắn, cùng
với những chất liên quan khác, thường dùng trong ngữ cảnh y học hoặc hóa sinh.

Dầu mỡ để lâu ngày sẽ có mùi khét và khó chịu, đó là sự ôi mỡ. Có nhiều nguyên
nhân gây ôi mỡ, nhưng chủ yếu nhất là do oxi khơng khí cộng vào nối đôi ở gốc
axit không no tạo ra peoxit, chất này bị phân hủy thành các anđehit có mùi khó
chịu. Có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Câu 1: Bơ thực vật là một thuật ngữ chỉ chung về các loại bơ có nguồn gốc từ

thực vật và là loại bơ được chế biến từ dầu thực vật. Em hãy nêu phương pháp
chế biến bơ từ dầu thực vật.
A. Hiđro hóa axit béo.
B. Hiđro hóa dầu thực vật.
C. Đề hiđro hóa dầu thực vật.
D. Xà phịng hóa dầu thực vật.
16


Câu 2: Khi cho chất béo vào nước, khuấy mạnh rồi dùng máy đo pH để thử thì
thấy giá trị pH nhỏ hơn 7. Cách giải thích nào sau đây là đúng?
A. Trong chất béo có sẵn một chút axit béo tự do.
B. Chất béo bị thủy phân bởi nước tạo ra axit béo tự do.
C. Trong chất béo có glixerol gây ra tính axit.
D. Khi khuấy mạnh, phân tử chất béo bị bẻ gãy, sinh ra axit béo.
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo thuộc loại hợp chất este.
(b) Chất béo không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.
(c) Dầu ăn ở trạng thái lỏng do đó thành phần gồm các chất béo khơng no.
(d) Dầu thực vật dễ bị ôi hơn mỡ động vật.
(e) Đem chất béo lỏng cô cạn thu được chất béo rắn.
Số phát biểu đúng là A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Ví dụ 2. Dầu, mỡ là nguyên liệu chính để chế biến các
món ăn, lượng dầu mỡ thừa thường được các bà nội trợ
rửa và cho chảy theo nước thải đi vào đường ống. Đặc
tính khơng tan trong nước của dầu, mỡ là nguyên nhân
chính làm chúng tồn đọng trong đường ống thoát nước,

gây ra sự cố nghẹt cống, tắt đường ống dẫn nước thải.
Hóa chất đơn giản có sẵn trong nhà nào sau đây có thể dùng để thơng cống khi bị
tắc nghẽn bởi dầu, mỡ gây ra?
A. Hỗn hợp: giấm ăn, chanh, nước nóng hoặc baking soda (NaHCO 3).
B. Hỗn hợp nước nóng, dầu ăn và baking soda (NaHCO3).
C. Hỗn hợp: Mật ong, kem đánh răng.
D. Hỗn hợp nước nóng và xà phòng giặt đồ.
Đánh giá: Dạng bài tập giúp học sinh hiểu và giải thích được một số ứng dụng
và hiện tượng thực tế liên quan tới este – lipit trong thực tế, hiểu nguyên nhân
một số hiện tượng thực tế: ví dụ giải thích tại sao lại ăn dưa hành với thịt
mỡ,...Dạng bài tập này phù hợp theo định hướng đề thi đánh giá năng lực.
* Bài tập tính tốn gắn với thực tiễn
Ví dụ. Chất béo là thực phẩm cần thiết, nếu thiếu chất béo sẽ kéo theo thiếu các
vitamin tan trong dầu như A, D, E, K; thừa chất béo dễ mắc các bệnh về tim mạch.
Biết 1 gam chất béo có thể cung cấp 38 kJ và năng lượng từ chất béo chiếm khoảng
20% tổng năng lượng thức ăn. Mỗi ngày, một học sinh lớp 12 cần năng lượng
9500 kJ thì ăn bao nhiêu gam chất béo?
A. 50,0.
B. 75,9.
C. 62,5.
D. 79,2.
Hướng dẫn giải:
Khối lượng chất béo mà một học sinh lớp 12 cần ăn để cung cấp năng lượng
9500 kJ là:

950 . 20
100 . 38

= 50 gam
17



Đánh giá: Dạng bài tập giúp học sinh tính tốn, đánh giá định lượng được lượng
chất béo mà cơ thể hấp thụ và tích lũy từ đó có định hướng về chế độ dinh dưỡng
phù hợp lứa tuổi; tính tốn được với một lượng chất chất béo cụ thể có thể sản
xuất được bao nhiêu xà phịng từ đó có thể định hướng giá thành sản phẩm.
* Bài tập kĩ năng thực hành:
Ví dụ. Dựa vào các thơng tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu 1, 2, 3.
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR
thì được este. Este thường có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau
và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm… Thực hiện phản ứng este hóa
giữa axit hữu cơ đơn chức (C nHmO2) và rượu n-propylic thu được este và nước.
Câu 1. Phương trình phản ứng điều chế este:
A. Cn-1Hm-1COOH + C3H7OH
Cn-1Hm-1COOC3H7 + H2O.
B. CnHmCOOH + C3H7OH
CnHmCOOC3H7 + H2O.
C. CnHmCOOH + C3H7OH
CnHmOCOC3H7 + H2O.
D. Cn-1Hm-1COOH + C3H7OH
Cn-1HmCOOC3H7 + H2O.
Câu 2. Phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức (CnHmO2) và rượu n-propylic
thu được hỗn hợp X gồm este, nước, rượu propylic và axit hữu cơ dư. Để có thể
loại nước ra khỏi hỗn hợp X, quy trình nào trong các quy trình sau đây là phù hợp?
(I) Cho hỗn hợp trên vào nước, lắc mạnh. Este, axit hữu cơ và rượu propylic
không tan trong nước sẽ tách ra khỏi nước.
(II) Cho hỗn hợp trên vào chất làm khan để hút nước.
(III) Đun nóng hỗn hợp đến 100oC, nước sẽ bay hơi đến khi khối lượng hỗn hợp
khơng đổi thì dừng
(IV) Cho hỗn hợp trên qua dung dịch H2SO4 đặc, nước bị giữ lại.

(V) Làm lạnh đến 0oC, nước sẽ hóa rắn và tách ra khỏi hỗn hợp.
A. (I), (III), (IV), (V).
B. (II).
C. (IV), (V).
D. (I), (II), (III), (IV), (V).
Câu 3. Một sinh viên thực hiện thí nghiệm tổng hợp etyl axetat từ rượu etylic
và axit axetic (xúc tác axit H2SO4). Sinh viên thu được hỗn hợp Y gồm axit
axetic, etyl axetat, rượu etylic và chất xúc tác. Hãy đề xuất phương pháp tách
este ra khỏi hỗn hợp trên.
A. Đun nóng hỗn hợp Y, sau đó thu tồn bộ chất bay hơi vì etyl axetat dễ
bay hơi hơn so với rượu etylic và axit axetic.
B. Lắc hỗn hợp Y với dung dịch NaHCO3 5%. Axit axetic và xúc tác
H2SO4 phản ứng với NaHCO3 tạo muối. Các muối và rượu etylic tan tốt trong
nước, etyl axetat không tan trong nước sẽ tách lớp.
C. Cho NaHCO3 rắn dư vào hỗn hợp Y, axit axetic và H2SO4 phản ứng với
NaHCO3 tạo muối, etyl axetat không phản ứng và không tan trong nước tách ra
18


khỏi hỗn hợp.
D. Rửa hỗn hợp Y với nước để loại xúc tác. Sau đó cơ cạn hỗn hợp sau khi
rửa thu được chất không bay hơi là etyl axetat (vì etyl axetat có khối lượng phân
tử lớn nên khó bay hơi).
Đánh giá: Dạng bài tập giúp đánh giá được năng lực tư duy, kĩ năng thực hành,
vận dụng kiến thức vào nhận xét các bước thực hành. Bài tập phù hợp dạng bài
tập trong đề thi đánh giá năng lực.
c. Bài tập thực tiễn phần cacbohidrat
* Bài tập lý thuyết
Ví dụ. Đường huyết ổn định giúp cơ thể khỏe mạnh, nếu tăng đường huyết có
nguy cơ bị tiểu đường, nếu hạ đường huyết gây hoa mắt, chóng mặt, tim đấm

nhanh.

1. Đường huyết có tên gọi là
A. glucozơ.
B. fructozơ.
C. saccarozơ.
D. mantozơ.
2. Chất nào sinh ra ở tuyến tụy giúp duy trì đường huyết ổn định ở mức 0,1%?
A. Nicotin.
B. Insulin.
C. Triolein.
D. Aspirin.
Đánh giá: Dạng bài tập định hướng cho học sinh về vai trò của đường đơn
(glucozơ và frutozơ) trong đời sống, cơ thể có thể nhận bao nhiêu năng lượng
khi sử dụng một lượng đường xác định.
* Bài tập tính tốn gắn với thực tiễn:
Ví dụ. Dùng dữ kiện sau để trả lời cho các câu 1, 2, 3 dưới đây
Tinh bột được tạo thành trong cây xanh từ khí cacbonic và nước nhờ ánh
sáng mặt trời. Khí cacbonic được lá cây hấp thụ từ khơng khí, nước được rễ cây
hút từ đất. Chất diệp lục (clorophin) hấp thụ năng lượng của ánh sáng mặt trời.
Quá trình tạo thành tinh bột như vậy gọi là quá trình quang hợp.

19


Tinh bột có rất nhiều trong các loại hạt như lúa mì, ngơ, …; trong các loại củ
như khoai, sắn, …; trong các loại quả như chuối xanh, táo, …; là một trong những
thức ăn cơ bản của con người.
Tinh bột là một polisaccarit; là chất rắn vơ định hình, màu trắng, khơng tan
trong nước nguội, tan trong nước nóng tạo thành dung dịch hồ tinh bột. Hồ tinh

bột làm iot chuyển sang màu xanh tím.
Câu 1. Phương trình hóa học của q trình quang hợp có thể viết là:
a/s
 (C6H10O5)n + 6nO2.
A. 6nCO2 + 5nH2O 
clorophin
a/s
 6nCO2 + 5nH2O.
B. (C6H10O5)n + 6nO2 
clorophin
a/s
 (C6H12O6)n + 6nO2.
C. 6nCO2 + 6nH2O 
clorophin
a/s
 6nCO2 + 6nH2O.
D. (C6H12O6)n + 6nO2 
clorophin

Câu 2. Sau khi học xong bài Tinh bột, Mai được biết "Iot là thuốc thử của hồ tinh
bột". Lúc nấu cơm, Mai đã chắt một ít nước cơm ra bát con, sau đó nhỏ vào đó
vài giọt dung dịch iot thì khơng thấy màu xanh tím. Mai để chiếc bát đó đến hôm
sau để mang đến lớp hỏi cô giáo, nhưng trước khi đi học nhìn vào bát nước cơm
lại thấy có màu xanh tím. Em hãy giải thích giúp Mai.
A. Vì tinh bột tan chậm trong nước nên hôm sau mới tạo dung dịch hồ tinh bột,
khi đó mới xuất hiện màu xanh tím.
B. Vì dung dịch hồ tinh bột chỉ hấp phụ iot ở nhiệt độ thường cho màu xanh
tím, cịn ở nhiệt độ cao tinh bột khơng hấp phụ được iot.
C. Vì phản ứng giữa hồ tinh bột và iot là phản ứng hữu cơ, xảy ra chậm nên
hôm sau ta mới quan sát được hiện tượng.

D. Vì tinh bột phản ứng với I2 ở nhiệt độ thường tạo màu xanh tím, cịn ở nhiệt
độ cao tinh bột bị biến chất nên không phản ứng được với iot.
Câu 3. Phản ứng tổng hợp glucozo trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng
2813 kJ cho mỗi mol glucozo tạo thành:
6CO2 + 6H2O + 2813 kJ → C6H12O6 + 6O2
Nếu trong 1 phút mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng từ mặt
trời nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozo. Với 1 ngày
nắng (từ 6 giờ - 17 giờ) diện tích lá xanh là 1 m2, lượng glucozo tổng hợp được là
bao nhiêu?
A. 82,2 gam.
B. 88,3 gam.
C. 98,3 gam.
D. 92,2 gam.
Hướng dẫn giải câu 3
- Thời gian chiếu sáng trong 1 ngày là: 17 - 6 = 11 (giờ) = 660 phút.
- Năng lượng mặt trời 1 cm2 lá xanh nhận được từ mặt trời trong 1 ngày
là: 2,09.660 = 1379,4 (J).
- Năng lượng mặt trời 1 m2 = 104 cm2 lá xanh nhận được từ mặt trời trong 1 ngày
là: 1379,4.104 = 13794 (kJ).
20


- Năng lượng sử dụng cho phản ứng tổng hợp glucozo là: 13794.10% = 1379,4 (kJ).
- Số mol glucozo tổng hợp được là: 1379,4 : 2813 = 0,490366 mol.
- Khối lượng glucozo tổng hợp được là: 0,490366.180 = 88,2659 gam ≈ 88,3 gam.
Đánh giá: dạng bài tập giúp học sinh biết cách viết phương trình đúng theo dữ
kiện đề bài, hiểu được về thuốc thử nhận biết tinh bột và tính tốn được lượng
glucozơ mà cây xanh tổng hợp trong một đơn vị thời gian từ năng lượng mặt trời.
Học sinh hiểu rõ hơn về vai trò của cây xanh đối với đời sống chúng ta, từ đó
định hướng về ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh – lá phổi xanh của trái

đất.
Xây dựng một số bài tập tính tốn gắn liền với thực tiễn như tính tốn lợi
nhuận thu được trong sản xuất đường mía, tính tốn lượng mỡ tích lũy khi cơ thể
dùng dư đường…(Phần phụ lục 2 đính kèm) định hướng cho học sinh về vai trò
của tinh bột đối với cơ thể, điều chỉnh chế độ ăn khoa học, hợp lý phù hợp lứa
tuổi.
* Bài tập kĩ năng thực hành
Ví dụ. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho 3-4 ml dung dịch AgNO3 2% vào hai ống nghiệm (1) và (2). Thêm
vài giọt dung dịch NaOH loãng, cho amoniac loãng 3% cho tới khi kết tủa tan hết
(vừa cho vừa lắc).
Bước 2: Rót 2ml dung dịch saccarozơ lỗng 5% vào ống nghiệm (3) và rót tiếp
vào đó 0,5ml dung dịch H2SO4 lỗng. Đun nóng dung dịch trong 3-5 phút.
Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO 3 tinh thể vào ống nghiệm (3) và
khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thốt khí CO 2.
Bước 4: Rót nhẹ tay 2ml dung dịch saccarozơ 5% theo thành ống nghiệm (1). Đặt
ống nghiệm (1) vào cốc nước nóng ( khoảng 60-700C). Sau vài phút, lấy ống
nghiệm (1) ra khỏi cốc.
Bước 5: Rót nhẹ tay dung dịch trong ống nghiệm (3) vào ống nghiệm (2). Đặt ống
nghiệm (2) vào cốc nước nóng (khoảng 60-700C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm
(2) ra khỏi cốc.
Cho các phát biểu sau:
(a) Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 dư.
(b) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
(c) Ở bước 1 xảy ra phản ứng tạo phức bạc amoniacat.
(d) Sau bước 4, thành ống nghiệm (1) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào.
(e) Sau bước 5, thành ống nghiệm (2) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4
B. 3

C. 2
D. 1
Đánh giá: Bài tập giúp đánh giá kĩ năng thực hành thí nghiệm về tính khử của
glucozơ và hiểu mục đích các thao tác trong thí nghiệm, đánh giá mức độ nắm
21


kiến thức của học sinh. Dạng bài tập phù hợp với bài tập đánh giá năng lực trong
đề thi đánh giá năng lực của các trường Đại học.
2.2.2.3. Giải pháp 3: Xây dựng bảng kiểm đánh giá học sinh trong giờ thực
hành, trong q trình học tập mơn học. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá
của trò và của đồng môn là một trong các cách đánh giá toàn diện học sinh. Chú
trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học
thơng qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ
năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo
lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán,
tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót. Đánh giá năng lực học
sinh cần đảm bảo tính khách quan, tính tồn diện, đảm bảo tính cơng bằng, cơng
khai, mang tính giáo dục cho học sinh và đảm báo tính phát triển.
Để đánh giá kiến thức và vận dụng kiến thức vào bài tập cần xây dựng ma trận
đề phù hợp, rõ ràng. Tuy nhiên để đánh giá kĩ năng và một số năng lực khác cần xây
dựng bộ công cụ đánh giá năng lực (thơng qua bảng kiểm) nhằm đánh giá q trình
của học sinh một cách tồn diện. Các bảng kiểm được đính kèm ở phụ lục 2.
a. Bảng kiểm đánh giá năng lực thơng qua bài thuyết trình báo cáo một
nội dung tìm hiểu kiến thức.
Kết hợp đánh giá học sinh qua các tiêu chí đánh giá dành cho cá nhân tự
đánh giá, đánh giá cho nhóm hợp tác, cho trong nhóm tự đánh giá với đánh giá
của giáo viên. Bảng kiểm được xây dựng gồm:
+ Bảng 1: Tiêu chí đánh giá bài báo cáo tìm hiểu nội dung kiến thức (đánh
giá nhóm)

Các nhóm sử dụng bảng 1 để đánh giá năng lực học tập, đánh giá bài báo
cáo kiến thức của các nhóm khác.
Điểm bài báo cáo là điểm trung bình của các nhóm đánh giá.
+ Bảng 2: Phiếu tự đánh giá năng lực học tập của học sinh.
Mỗi cá nhân học sinh sử dụng phiếu đánh giá thông qua các tiêu chí đánh giá
năng lực học tập để tự cho điểm về năng lực học tập của mình bằng cách tích vào
cột điểm tương ứng, tính điểm trung bình theo số tiêu chí rồi qui ra thang điểm 100.
+ Bảng 3: Phiếu đánh giá đồng đẳng năng lực học tập của học sinh trong
một nhóm (tự đánh giá trong nhóm).
Mỗi nhóm sẽ sử dụng bảng 3 để đánh giá năng lực học tập của từng thành
viên trong nhóm qui ra điểm theo tiêu chí sau khi đã thực hiện nhiệm vụ và họp
thảo luận kết hợp với đánh giá cá nhân ở bảng 2.
+ Bảng 4: Phiếu dành cho giáo viên đánh giá năng lực học tập của học sinh
qua thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm.
Giáo viên theo dõi quá trình học tập của học sinh kết hợp các biểu đánh giá
1, 3, 4 để đánh giá năng lực học tập cho từng học sinh.
22


b. Bảng kiểm đánh giá năng lực thông qua bài thực hành.
Có 3 loại bảng kiểm đánh giá:
- Bảng 1: Phiếu chấm điểm cá nhân, giáo viên chấm điểm, đánh giá năng
lực học tập thông qua chuẩn bị, tiến hành và viết báo cáo thực hành theo từng cá
nhân. Đây sẽ là điểm của từng cá nhân trong giờ thực hành theo từng cá nhân.
- Bảng 2: Phiếu chấm điểm nhóm.
- Bảng 3: Phiếu theo dõi q trình hồn thành nhiệm vụ của các thành viên
trong nhóm thực hành.
Giáo viên chấm điểm, đánh giá năng lực học tập thông qua chuẩn bị, tiến
hành và viết báo cáo thực hành theo từng nhóm kết hợp phiếu đánh giá các thành
viên của từng nhóm để đảm bảo cơng bằng. Điểm mỗi cá nhân sẽ là trung bình

cộng điểm theo bảng 2 và điểm theo bảng 3.
c. Bảng kiểm đánh giá năng lực thơng qua q trình học tập trong 1 kì.
Gồm có:
- Bảng 1: Phiếu dành cho giáo viên theo dõi quá trình học tập của học sinh.
- Bảng 2: Phiếu dành cho học sinh tự theo dõi quá trình học tập của mình.
Học sinh theo dõi quá trình học tập của mình, tự đánh giá điểm theo tiêu chí.
Giáo viên theo dõi quá trình học tập của học sinh trong các buổi học, ghi chép lại,
cuối kì đánh giá điểm số kết hợp với tự đánh giá quá trình của học sinh. Điểm của
mỗi học sinh được tính trung bình cộng điểm theo bảng 1 và điểm theo bảng 2.
*Sau khí thực nghiệm tại trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành và
trường THPT Nguyễn Huệ tác giả nhận thấy giáo viên khá vất vả trong xử liệu dữ
liệu do có nhiều tiêu chí đưa ra. Vì vậy tác giả đã điều chỉnh cải tiến đưa cơng cụ
tự động hóa vào, tác giả tạo ra các bảng exel và lập lệnh liên kết các nội dung vào
bảng tổng hợp, từ đó việc xử lý dữ liệu cuối cùng sẽ nhẹ nhàng hơn.
3. Khả năng áp dụng của biện pháp:
Giải pháp tác giả đưa ra đã được áp dụng qua các tiết dạy tại đơn vị trường
THPT chuyên Nguyễn Tất Thành có hiệu quả, có tính khả thi và phù hợp đối
tượng học sinh. Giải pháp giúp tăng hứng thú học tập môn học cho học sinh, học
sinh học tập tích cực hơn, chủ động trong hoạt động tìm tịi để hồn thành nhiệm
vụ được giao. Qua đó cịn rèn cho học sinh tính tích cực, chủ động, say mê khoa
học, hợp tác chủ động tích cực để hồn thành nhiệm vụ.
Giải pháp tác giả đưa ra có thể áp dụng rộng rãi cho các trường THPT trên
địa bàn tỉnh bởi các giải pháp đưa ra khá đơn giản, gắn liền thực tiễn, dễ thực hiện.
Tác giả đã trao đổi, chia sẻ cùng một số đồng nghiệp ở các đơn vị trường
THPT để áp dụng thử nghiệm tại một số lớp. Sau khi trao đổi, thu thập thông tin,
kết quả thực hiện, lấy ý kiến của các đồng nghiệp tại các đơn vị thực nghiệm, sáng
kiến đã được bổ sung, hoàn thiện. Qua phần kiểm chứng, đánh giá kết quả đạt
được tại các nhà trường, sáng kiến sẽ được áp dụng ở các trường THPT trên địa
23



bàn tỉnh sau khi được Hội đồng khoa học công nhận. Như vậy, sáng kiến có thể
coi là một tư liệu tham khảo cho các thầy/cô giáo vận dụng trong quá trình đổi
mới phương pháp dạy học từ năm 2022 cũng như trong các năm học tiếp theo phù
hợp với điều kiện thực tiễn của từng đơn vị cũng như của địa phương.
Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết
khoa học, tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp mà sáng kiến đã đề xuất nhằm
phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua dạy
học tích hợp thực tiễn phần Hóa học hữu cơ lớp 11, 12, phát triển năng lực đánh
giá của học sinh.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
biện pháp
Khi áp dụng giải pháp vào giảng dạy, tôi nhận thấy thái độ học tập của học
sinh tích cực hơn, chủ động trong nhiệm vụ được giao. Các em hăng hái, sôi nổi
tham gia các hoạt động học tập. Học sinh được rèn luyện tư duy khoa học, gắn thí
nghiệm hóa học với đời sống….nhờ đó các em trở nên tự tin hơn. Học sinh cũng
được phát triển kĩ năng đánh giá bản thân và đánh giá đồng đẳng. Qua đó giáo
viên cũng có thể đánh giá kết quả cho học sinh tồn diện, từ đó càng khích lệ tinh
thần cho các em tích cực hơn. Đối với bài tập thực tế, giúp tăng tính tự giác cho
học sinh, các em chủ động nghiên cứu kỹ lý thuyết, nghiên cứu phương pháp giải
bài tập (khá đơn giản không phức tạp như các bài tập tính tốn trong sách giáo
khoa); qua đó củng cố lý thuyết và kĩ năng làm bài cho học sinh, tăng tính chủ
động tích cực đồng thời giúp tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và áp
dụng lý thuyết vào thực tiễn cho các em để Hóa học ngày càng gần gũi với đời
sống, học sinh khơng cịn tâm lý sợ hóa.
Kết quả cho thấy hiệu quả thiết thực mang lại từ việc áp dụng sáng kiến là
rất rõ ràng, kĩ năng thực hiện các thao tác thí nghiệm thực hành của học sinh được
nâng cao, học sinh yêu thích mơn học, hiểu sâu sắc hơn kiến thức lí thuyết liên hệ
thực tiễn, giành thành tích cao trong học tập và thi học sinh giỏi các cấp đặc biệt
là sự say mê học tập và nghiên cứu của học sinh đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia

là một trong các điều kiện thúc đẩy thành tích của đội tuyển những năm gần đây
giành được thành tích nổi bật. Tỷ lệ học sinh khá giỏi của bộ môn đạt 95%, kết
quả học sinh giỏi cấp tỉnh thường đạt 100%, kết quả học sinh giỏi Quốc gia năm
2018 đạt 2 giải (1 nhất, 1 ba) và có 1 học sinh đạt huy chương bạc Quốc tế, năm
2019 đạt 4 giải (1 ba, 3 khuyến khích), năm 2020 đạt 3 giải (2 nhì, 1 khuyến khích)
và có 1 học sinh được tham gia thi chọn đội tuyển Olympic Quốc tế.
Trong các năm 2020, 2021 và 2022 tác giả đã tiến hành nghiên cứu thử
nghiệm sáng kiến của mình tại đơn vị cơng tác và một số đơn vị khác nhau trên
địa bàn tỉnh Yên Bái. Kết quả đánh giá của đồng nghiệp khi áp dụng sáng kiến

24


cho thấy sáng kiến có tính khả thi rất cao và có thể áp dụng cho các trường phổ
thơng trong tỉnh cũng như các trường phổ thơng khác trên tồn quốc.
4.1. Đánh giá hiệu quả tại trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành –
TP Yên Bái.
Tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ hứng thú đối với giải pháp mà tác giả
đề ra đối với học sinh của các lớp (68 học sinh ở các lớp đối chứng và 70 học sinh
ở các lớp thực nghiệm)
Khơng thích Bình thường

Thích

Rất thích

Thực
nghiệm

Số phiếu (70)


02

18

40

10

%

2,86

25,71

57,14

14,29

Đối
chứng

Số phiếu (68)

14

41

12


1

%
20,59
60,29
17,65
1,47
Từ kết quả khảo sát thấy rất rõ, số học sinh rất thích và thích đối với hoạt
động thí nghiệm và bài tập thực tiễn ở các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối
chứng và số học sinh khơng thích và bình thường ở lớp thực nghiệm thấp hơn
nhiều so với lớp đối chứng.
Hiệu quả sáng kiến cũng thể hiện rõ ở kết quả kiểm tra và kết quả thi học
sinh giỏi của học sinh:
Bảng kết quả bài kiểm tra cuối kì
Xếp loại (%)

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

%

%


%

%

%

44,3 %

5,7%

0

0

58,8 %

11,8 %

0

0

Lớp thực nghiệm 50,0 %
Lớp đối chứng

29,4 %

Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi: đối với học sinh không thuộc các lớp
chuyên gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm đều đạt kết quả tốt. Lớp chun
Tốn tin có 1 học sinh khơng phải học sinh chun hóa nhưng 2 năm liền đạt giải

học sinh giỏi Quốc gia môn Hóa học (lớp 11 đạt giải 3, lớp 12 đạt giải nhì và được
tham dự kì thi chọn đội tuyển Olympic mơn Hóa học).

25


×