Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

ÁP DỤNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BỘ MÔN HÓA HỌC NHẰM TỪNG BƯỚC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THCS HẢI THÀNH – ĐỒNG HỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.99 KB, 64 trang )

ÁP DỤNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
BỘ MƠN HĨA HỌC NHẰM TỪNG BƯỚC
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP
MƠN HĨA HỌC Ở TRƯỜNG
THCS HẢI THÀNH – ĐỒNG HỚI


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, thầy giáo trong
khoa Khoa Học - Tự Nhiên đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ em trong suốt q trình
làm khóa luận. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Thị
Minh Lợi, người trực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em về kiến thức, phương
pháp để em hồn thành được khóa luận tốt nghiệp này.
Với sự giúp đỡ của thầy cô và sự nỗ lực của bản thân em đã hồn thành khóa
luận tốt nghiệp với đề tài: “ Áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy bộ mơn Hóa
học nhằm từng bước nâng cao chất lượng học tập mơn Hóa học ở trường THCS
Hải Thành – Đồng Hới”.
Do trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn nên khóa luận khơng thể tránh khỏi
những sai sót và hạn chế. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cơ,
của các bạn sinh viên để khóa luận hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Đài Trang


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1: Số liệu học kì I năm học 2013-2014
Bảng 2: Số liệu kiểm tra giữa kì II năm học 2013-2014

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Mơ hình phân tử etilen
Hình 2: Canxi cacbonat có trong vỏ trứng
Hình 3: Natriclorua


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PPDH

Phương pháp dạy học

PPGD

Phương pháp giảng dạy

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Ủy ban nhân dân

TTC

Tính tích cực


SGK

Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

CTHH

Cơng thức hóa học

PTHH

Phương trình hóa học

PTPƯ

Phương trình phản ứng



Phản ứng

GV

Giáo viên

HS


Học sinh

T/d

Tác dụng

Dd

Dung dịch

TN

Thí nghiệm


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THCS, THPT đã và
đang được bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm và áp dụng từ lâu rồi. Các trường THCS
đã áp dụng đổi mới phương pháp hầu hết tất cả ở các bộ mơn (ví dụ: vật lý đã sử dụng
TN trực quan, âm nhạc: đàn,…).
Đổi mới phương pháp dạy học cho học sinh là rất cần thiết, đặc biệt quan trọng
cho tồn ngành giáo dục nước ta nói chung và cho bộ mơn Hóa học nói riêng.
Kết hợp với quá trình thực tập ở trường THCS Hải Thành, với tôi là một giáo
sinh chuẩn bị ra trường tôi mong muốn có chun mơn vững vàng để sau này trở thành
một GV dạy giỏi. Bản thân tôi cũng muốn tìm hiểu về quá trình đổi mới phương
pháp giảng dạy bộ mơn Hóa học nhằm giúp các em có được kiến thức Hóa học cơ
bản, vững vàng và ham mê học tập nghiên cứu bộ mơn Hóa học. Tơi mạnh dạn đăng
ký đề tài có tên: “Áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy bộ mơn Hóa học

nhằm từng bước nâng cao chất lượng học tập mơn Hóa học ở trường THCS Hải
Thành – Đồng Hới”.
Đề tài này tập trung nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực để giúp
cho học sinh hứng thú, tích cực tham gia hoạt động nhiều hơn; đóng góp vào việc
nâng cao chất lượng dạy – học mơn hóa học ở trường THCS.
Cấu trúc đề tài gồm có bốn chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận
- Chương II: Thực trạng về cơ sở nghiên cứu
- Chương III: Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy
học
- Chương IV: Một số giáo án đã biên soạn
II. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, tìm hiểu tình hình sử dụng các phương pháp dạy học tích cực,
đổi mới PPGD.
- Tìm hiểu tình hình giảng dạy ở trường THCS Hải Thành.
- Biên soạn một số giáo án cụ thể, áp dụng vào thực tế giảng dạy.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu bản chất của phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
- Nghiên cứu tài liệu về đổi mới PPDH mơn Hóa học ở trường THCS, SGK.
- Vận dụng các phương pháp dạy học áp dụng vào các bài dạy.
- Soạn giáo án, thực hành giảng dạy, bước đầu đánh giá kết quả.

1


IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng: Các phương pháp dạy học tích cực.
- Khách thể: Giáo viên và học sinh trường THCS Hải Thành.
V. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tham khảo tài liệu.

- Phương pháp lấy kiến của chuyên gia.
- Nghiên cứu lý luận.
- Thu thập tài liệu.
VI. Đóng góp của khóa luận
Thơng qua đề tài giúp cho giáo viên truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả
hơn, tiết học nhẹ nhàng, học sinh hoạt động tích cực, giải quyết nhanh mọi vấn đề
mà giáo viên yêu cầu.
Học sinh nắm bắt kiến thức một cách sâu sắc, vận dụng kiến thức để giải
quyết một vấn đề, một bài tập... nhanh chóng và chính xác. Tiết học sẽ hứng thú
hơn.
Nếu trong từng bài dạy phối hợp tốt các phương pháp, phân loại dạng bài để
đưa ra phương pháp phù hợp thì học sinh sẽ hoạt động tích cực, tiết học sẽ sinh
động và kiến thức bài học sẽ sâu hơn, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một
vấn đề cụ thể dễ dàng hơn. Qua đó các em sẽ u thích bộ mơn Hóa học hơn.
Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào nội dung từng bài mà sử dụng phương pháp dạy
học một cách linh hoạt, phù hợp chứ khơng nên cứng nhắc thì mới đạt kết quả cao.

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học bộ mơn hóa học ở trường
THCS [1]
Bản chất của việc đổi mới PPDH là tổ chức cho người học được học tập
trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo, trong đó việc xây
dựng phong cách học tập sáng tạo là cốt lõi của đổi mới phương pháp giáo dục nói
chung và PPDH nói riêng.
Định hướng về đổi mới PPDH là dựa trên cơ sở của những nghiên cứu tâm lý
và khả năng lưu giữ thông tin của học sinh.

Đổi mới phương pháp giáo dục là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện
nay. Sang thế kỉ XXI, thế giới đang xảy ra sự bùng nổ tri thức khoa học và công nghệ.
Xã hội mới phồn vinh ở thế kỉ XXI là một xã hội “dựa vào tri thức”, dựa vào tư duy
sáng tạo, tài năng sáng chế của con người. Sự thịnh vượng về mặt kinh tế của một đất
nước dựa trên việc sử dụng tài sản trí tuệ và nguồn lực về các ngành nghệ thuật, các
khoa học công nghệ, đồng thời nhờ vào việc phát triển lực lượng lao động rất lành
nghề và thường xuyên học hỏi.
Điều đó địi hỏi chúng ta khơng những phải học hỏi kinh nghiệm của các nước
phát triển, mà còn đòi hỏi áp dụng những kinh nghiệm đó một cách sáng tạo, tìm ra con
đường phát triển riêng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước.
1.1.1. Đổi mới hoạt động của giáo viên [5]
Dạy học theo hướng tích cực hóa người học là q trình giáo viên thiết kế tổ
chức điều khiển các hoạt động của học sinh theo mục tiêu cụ thể.
1.1.2. Đổi mới hoạt động học tập của học sinh [5]
Dạy học theo hướng tích cực là quá trình học sinh tự nhận thức, tự khám phá,
tự tìm tịi các tri thức hóa học một cách chủ động, tích cực là q trình tự phát hiện
và giải quyết các vấn đề thông qua các hoạt động của học sinh.
1.1.3. Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học [5]
Khi đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lớp học cũng phải đa
dạng hóa, phong phú hơn cho phù hợp với việc tìm tịi cá nhân, hoạt động nhóm và
hoạt động tồn lớp. Sử dụng tổng hợp, linh hoạt các phương pháp dạy học theo đặc
thù bộ môn với cách thức thiết kế tổ chức hoạt động dạy và học. Sử dụng một cách
hợp lý, tổng hợp, các phương pháp dạy học truyền thống theo hướng tích cực. Kết

3


hợp một số cách thức thiết kế, tổ chức hoạt động học tập của học sinh nhằm phát
huy cao độ tính tích cực chủ động tự giác của học sinh trong học tập bộ môn.
1.1.4. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh [5]

* Chú ý đến mục tiêu cần đánh giá.
* Chú ý đến nội dung đánh giá: Kỹ năng thực hành, kỹ năng nghiên cứu, kỹ
năng tư duy, kỹ năng viết CTHH,...
* Dùng đa dạng các phương pháp đánh giá khác nhau: Giáo viên đánh giá,
học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau,...
* Dùng nhiều loại hình đánh giá: Bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm kết quả,
bài tập lý thuyết định lượng, định tính, bài tập thực nghiệm, bài tập có kênh hình,
kênh chữ, ...
1.2. Định nghĩa phương pháp dạy học tích cực [6]
1.2.1. Tính tích cực nhận thức
a. Tính tích cực: là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã
hội. Khác với động vật, con người khơng chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong thiên
nhiên mà còn chủ động, sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại của xã hội, sáng
tạo ra nền văn hóa ở mỗi thời đại. Hình thành và phát triển tính tích cực xã hội đã là
củng cố một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nhằm đào tạo những con
người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng. Có thể xem tính tích
cực là điều kiện đồng thời là một kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình
dạy học.
b. Tính tích cực học tập
Tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng
hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức.
TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học
tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự
giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập.
Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích
cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập.
TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của
giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn
đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ
động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý

vào vấn đề đang học; kiên trì hồn thành các bài tập, khơng nản trước những tình
huống khó khăn…

4


TTC học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:
- Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn…
- Tìm tịi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác
nhau về một số vấn đề…
- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.
1.2.2. Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn,
được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ
động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với
tiêu cực.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận
thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ
khơng phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học
theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp
thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học,
nhưng ngược lại thói quen học tập của trị cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy.
Chẳng hạn, có trường hợp học sinh địi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo
viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích
cực nhưng khơng thành cơng vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập
thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng
cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong

đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp
nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành cơng. Như vậy, việc dùng thuật
ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động".
1.3. Những đặc điểm của các phương pháp dạy học tích cực [6]
1.3.1. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động
"dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động
học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đó tự lực khám phá những điều
mình chưa rõ chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp
đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan
sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình,

5


từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến
thức, kĩ năng đó, khơng rập theo những khn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy
tiềm năng sáng tạo.
Dạy theo cách này thì giáo viên khơng chỉ đơn giản truyền đạt tri thức mà
cịn hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết
hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.
1.3.2. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh
không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa
học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì khơng thể nhồi nhét vào đầu óc
học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho học sinh
phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được
chú trọng.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện

cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ
lịng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được
nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong qúa
trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động,
đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau
bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
1.3.3. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học nhóm.
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể
đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự
phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học
được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập.
Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng
lớn. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng
yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh.
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được
hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp
thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường
chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến
mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên

6


một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của
người thầy giáo.
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm,
tổ, lớp hoặc trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác
trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là
lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp
giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.

Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ khơng thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách
năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ
chức, tinh thần tương trợ.
Mơ hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các
thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia,
liên quốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường
phải chuẩn bị cho học sinh.
1.3.4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh khơng chỉ nhằm mục đích nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận
định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp
tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều
chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học
sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động
kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải
trang bị cho học sinh.
Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người
năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không
thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải
khuyến khích trí thơng minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống
thực tế.
Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ khơng cịn là
một cơng việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn
để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học.
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên khơng cịn đóng
vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế,

7



tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực
chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ
theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ
nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời
gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai
trị là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tịi
hào hứng, tranh luận sơi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chun mơn sâu
rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của
học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.

8


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng về cơ sở tiến hành nghiên cứu
2.1.1. Lịch sử phát triển nhà trường
- Trường THCS Hải Thành có quyết định thành lập từ tháng 3 năm 2003
theo quyết định của chủ tịch UBND Thị xã Đồng Hới nay là Thành phố Đồng Hới.
+ Từ tháng 3 năm 2003 đến 22 tháng 8 năm 2004 trường đang ở giai đoạn
xây dựng cơ sở vật chất, chỉ có hiệu trưởng, chưa có học sinh và cán bộ giáo viên.
+ Từ 28/8/2004 đến nay trường đi vào hoạt động với tổ chức đầy đủ của
trường THCS.
+ Nền giáo dục Hải Thành có từ lâu, học sinh THCS Hải Thành (trước đây là
cấp 2) cũng có từ lâu song THCS Hải Thành thì mới có từ tháng 3/2004. Trước đây
Hải Thành cũng chưa bao giờ có trường cấp II.
+ Từ trước cho đến năm 1980 học sinh cấp II Hải Thành học các trường lân
cận và đi sơ tán.
+ Từ 1980 đến 1990 Hải Thành có PTCS Hải Thành cấp 1 + cấp 2.

+ Từ năm 1989 với yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của học sinh, nhân dân
và lãnh đạo phường Hải Thành, được sự quan tâm của ngành giáo dục Đồng Hới và
lãnh đạo các cấp, tháng 3 năm 2003 trường THCS Hải Thành ra đời – Trường
THCS Hải Thành thứ 16 của Đồng Hới.
+ Trường THCS Hải Thành ra đời trong sự vui mừng hân hoan của lãnh đạo
và nhân dân Hải Thành. Từ đây Hải Thành có trường THCS, đồng thời quy mô giáo
dục cấp xã phường của Hải Thành mới được hoàn chỉnh.
+ Từ lúc đi vào hoạt động chính thức tháng 8/2004 đến nay THCS Hải
Thành đã vượt qua mọi khó khăn, làm được nhiều việc tốt và khẳng đinh được
mình, được lãnh đạo, nhân dân, cha mẹ học sinh và học sinh tin tưởng, công nhận.
+ Trường có chất lượng tồn diện khá tốt, tuy điều kiện cơ sở vật chất kỹ
thuật còn rất nhiều thiếu thốn (dẫn chứng tiêu biểu):
* Giữ vững số lượng học sinh, qua kiểm tra của các cấp được công nhận đạt
phổ cập THCS.
* Trong 4 năm học qua trường đạt 18 học sinh giỏi cấp Tỉnh và nhiều học
sinh giỏi bộ môn cấp Thành phố.
* Trường đạt nhiều giải cấp Tỉnh, cấp Thành phố về nghề phổ thông.
* Trong 4 năm học trường đã đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi: mâm cổ,
trung thu, Luật an tồn giao thơng, tiếng hát học sinh THCS, nghi thức đội, tổng
phụ trách giỏi.
- Cán bộ giáo viên trong nhà trường được 24 người trong đó có 18 nữ. Đa số
giáo viên đều đạt trình độ Đại học, chỉ một số đạt trình độ Cao đẳng và Trung cấp.
2.1.2. Đội ngũ giáo viên

9


- Trường có 24 giáo viên trong đó có 2 giáo viên dạy hóa, cả hai giáo viên
đều ghép Hóa – Sinh, trình độ chun mơn đại học.
- Các thao tác trên lớp của giáo viên đều rất thành thạo. Thu hút được

nhiều học sinh.
- Chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong cả lớp mà chỉ
chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật tâm lý, chưa động viên khéo léo
kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù nhỏ.(một số giáo viên thường mắc phải).
2.1.3. Tình hình học tập của các em học sinh
- Đa số các em có thành tích học tập tốt, mức độ tiếp thu bài tốt, các em rất
hay tích cực phát biểu trong giờ học. Các em cũng thường xun tìm tịi và học hỏi
và đọc tài liệu tham khảo. Việc chuẩn bị bài ở nhà được các em thực hiện khá
nghiêm túc.
Bên cạnh đó cịn có những hạn chế:
+ Đa số học sinh hầu hết có gia đình đều là ngư dân, lao động và buôn bán
nhỏ, mức độ quan tâm đến các em cịn hạn chế… đó là những ngun nhân chủ
quan dẫn đến sự yếu, kém của các em.
+ Các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng không tốt đến việc học tập. (Mỗi người
chúng ta cần phải khuyến khích, giáo dục tư tưởng cho các em học sinh tránh xa các
tệ nạn xã hội).
+ Chất lượng đầu vào thấp, một số em đã vào lớp 6 nhưng khả năng đọc,
viết, tính tốn chưa thành thạo.
+ Học sinh học yếu mơn tốn, lý khó có khả năng tiếp thu kiến thức mơn hóa
học do đó sợ mơn hóa và khơng ham thích học hóa.
+ Một số em lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo dụng cụ học tập dẫn tới
không nắm được các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải
quyết các dạng bài tập hóa học.
+ Một số em thiếu tìm tịi, sáng tạo trong học tập, khơng có sự phấn đấu
vươn lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc
xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động.
+ Các học sinh này đa số là khơng có động cơ học tập, có thái độ học tập
khơng đúng, nói chuyện trong giờ học, không ghi bài, không học bài, không làm
bài tập, dần dẫn đến việc chán học và có em cịn vơ lễ với giáo viên. Cũng có một
số em do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, ba mẹ làm xa, khơng quan tâm việc

học của các em, có em cịn mồ cơi cha mẹ, hoặc bố mẹ ly dị …
2.2. Tình hình đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THCS Hải Thành

10


Qua q trình quan sát và tìm hiểu thì tơi thấy tình hình đổi mới phương
pháp giảng dạy ở trường THCS Hải Thành:
- Nhìn chung trường THCS Hải Thành đã tích cực đổi mới các phương pháp
dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy.
- Giáo viên đã ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực (hoạt động hợp
tác theo nhóm nhỏ, sử dụng các phương tiện, dụng cụ hiện có của nhà trường).
- Trường THCS Hải Thành đã ứng dụng các phương tiện hiện đại vào quá
trình giảng dạy như: sử dụng máy chiếu, giáo án điện tử vào quá trình dạy học.
- Nhìn chung, điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường được trang bị tương
đối đầy đủ.

11


CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
3.1. Sử dụng các thí nghiệm hóa học [5]
+ Đây là phương pháp đặc thù của bộ môn, một bộ môn khoa học thực
nghiệm. Để giờ học thực sự có hiệu quả ta cần triệt để tận dụng các dụng cụ, hóa
chất hiện có trong phịng thí nghiệm có thể thể hiện qua các cách sau:
* Thí nghiệm để làm xuất hiện vấn đề.
* Thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra: Thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm
đối chứng, thí nghiệm kiểm tra giả thuyết hay dự đốn,...
* Thí nghiệm chứng minh một vấn đề đã được khẳng định.

* Thí nghiệm thực hành: Củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành.
* Thí nghiệm trong bài tập thực nghiệm: Giải các bài tập bằng phương pháp
thực nghiệm hóa học.
+ Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực có các mức độ khác nhau, song
cần chú ý cho phù hợp thể hiện ở bốn mức độ khác nhau:
* Mức độ 1: Rất tích cực: Các nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm, quan sát
hiện tượng, giải thích, nhận biết sản phẩm, và viết PTHH. Từ đó học sinh rút ra
nhận xét về tính chất hóa học, quy tắc, định luật...
* Mức độ 2: Tích cực: Các nhóm học sinh quan sát thí nghiệm biểu diễn của
giáo viên và học sinh mô tả hiện tượng, giải thích nhận biết sản phẩm, và viết
PTPƯ. Từ đó học sinh rút ra nhận xét về tính chất hóa học, quy tắc, định luật...
* Mức độ 3: Tương đối tích cực: Các nhóm học sinh làm thí nghiệm để
chứng minh cho một tính chất, quy tắc, định luật hoặc kiến thức đã biết.
* Mức độ 4: Ít tích cực: Học sinh quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn,
chứng minh cho một tính chất, một quy tắc, định luật hoặc điều đã biết.
Ví dụ 1: Sử dụng thí nghiệm khi dạy bài “ Tính chất hố học của hiđro” lớp 8.
Tên thí nghiệm: Hiđro tác dụng với đồng (II) oxit. [5]
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nghiên cứu thí nghiệm, rút ra hiđro khử đồng (II) oxit tạo thành
Mục đích

đồng kim loại và nước, từ đó và một số thí nghiệm khác khái

thí nghiệm

qt hố được hiđro khử một số oxit kim loại tạo thành kim loại

Dụng cụ


và nước.
Hãy quan sát hình 5.2 Quan sát hình vẽ, mơ tả dụng cụ và

thí nghiệm

trang 106 cho biết dụng cách lắp đặt dụng cụ và lắp đặt để

12


cụ thí nghiệm chính và tiến hành thí nghiệm.
tác dụng của chúng.
Dự đốn
Thực hiện
thí nghiệm
Hiện tượng
thí nghiệm

Phản ứng hố học có xảy ra, hiện
tượng.
Quan sát học sinh làm thí Học sinh thực hiện thí nghiệm:
nghiệm .

- Điều chế H2 từ Zn và dung dịch

HCl đặc.
Hãy quan sát thành ống Xuất hiện chất rắn màu đỏ, thành
nghiệm, sự thay đổi màu ống nghiệm bị mờ đi và có những

Giải thích


sắc của chất rắn.
giọt nước trong ống nghiệm.
Chất rắn màu đỏ có thể là Kim loại đồng có màu đỏ, hơi nước

hiện tượng,

chất nào?

viết PTHH

PTHH: CuO + H2  Cu + H2O
Hãy rút ra nhận xét qua Hiđro đã chiếm oxi của CuO, tạo

Rút ra nhận
xét

tạo thành ngưng tụ thành nước lỏng.

thí nghiệm này?

thành kim loại Cu và nước. H2 là

chất khử.
3.2. Sử dụng các phương tiện hiện có của nhà trường [5]
- Sử dụng mơ hình hình vẽ, sơ đồ, như là nguồn kiến thức để học sinh khai
thác thông tin mới. Các phương tiện này được sử dụng hầu hết trong các loại bài
học. Các loại bài dạy hóa học có sử dụng phương tiện dạy học hóa học đều được coi
là giờ học tích cực. Nếu giáo viên dùng phương tiện dạy học là nguồn kiến thức để
học sinh tìm kiếm, phát hiện, kiến tạo kiến thức mới thì sẽ có các giờ học tích cực

cao hơn nhiều.
- Sử dụng máy chiếu, giáo án điện tử, ... được dùng một cách nhanh chóng
hiệu quả, tiết kiệm thời gian đảm bảo tính trực quan sinh động như:
+ Nêu câu hỏi và bài tập trong tiết học.
+ Nêu hướng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm hoặc những yêu cầu của giáo
viên đối với học sinh.
+ Trình diễn bài làm của học sinh.
+ Những nội dung cần chốt lại trong bài học, phần học (Kết luận từng phần,
kết luận bài – ghi nhớ).

Ví dụ: Ở bài “Etilen” lớp 9_ Áp dụng ở giáo án số 3.

13


Tơi đã sử dụng mơ hình etilen ở dạng rỗng để giới thiệu (phương tiện hiện có
của nhà trường), mơ hình dạng đặc (sử dụng máy chiếu cho học sinh quan sát) cho
học sinh quan sát.

Hình 1: Mơ hình phân tử etilen
a) Dạng rỗng; b) Dạng đặc
Tôi đã sử dụng máy chiếu và giáo án điện tử. Do điều kiện hóa chất ở nhà
trường cịn hạn hẹp. Nên ở thí nghiệm “Etilen có làm mất màu dung dịch brom
khơng?” thì tơi đã sử dụng thí nghiệm ảo trên màn hình để HS quan sát.
3.3. Sử dụng bài tập hóa học
Các dạng bài tập hóa học.
* Bài tập tự luận: (Bài tập lý thuyết, bài tập thực hành).
Ví dụ 1: Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy khơng khí, phải để vị trí
ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hiđro có làm thế được khơng? Vì sao?[3]
Ví dụ 2: Đốt cháy hồn tồn 11,2 lít khí metan. Hãy tính thể tích khí cần

dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu
chuẩn.[4]
Ví dụ 3: Em hãy hồn thành các PTPƯ sau và cho biết mỗi phản ứng trên
thuộc loại nào? (Áp dụng vào bài Điều chế hiđro – Phản ứng thế) [3]
a) Mg + O2 → 2MgO
b) KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
c) Fe + CuCl2 →FeCl2+ Cu
d) P2O5 + H2O → H3PO4
e) Zn + H2SO4 (lỗng) → ZnSO4 + H2
f) Na2O+H2O → NaOH
Ví dụ 4: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt ba chất khí trong các
bình riêng biệt mất nhãn: CH4, C2H4, CO2. (Áp dụng vào bài Etilen lớp 9)
Ví dụ 5: Nêu phương pháp tách các hỗn hợp sau đây thành các chất nguyên
chất: [2]
a) Hỗn hợp khí gồm: Cl2, H2, CO2.

14


b) Hỗn hợp khí gồm: SO2, O2, HCl.
Ví dụ 6: Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển đổi hóa học sau:
CH4

(1)

CO2

(2)

CaCO3


(3)

CO2

* Bài tập trắc nghiệm khách quan: (Bài tập dạng câu điền khuyết, câu đúng
sai, câu có/khơng, câu nhiều lựa chọn, câu cặp đơi).
Ví dụ 1: Điền từ thích hợp vào các chổ trống trong các câu sau: [4]
A, Người ta chưng cất dầu mỏ để thu được…….
B, Để thu thêm được xăng, người ta tiến hành……dầu nặng.
C, Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là…….
D, Khí mỏ dầu có……gần như khí thiên nhiên.
Ví dụ 2: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ơ trống thích hợp
A, Ở điều kiện tiêu chuẩn 1 mol sắt chiếm thể tích 22,4 lit.
B, Ở điều kiện tiêu chuẩn 0,3 mol CO2 chiếm thể tích 5,6 lit.
C, Ớ OoC áp suất 1atm một mol khí bất kì đều chiếm thể tích 22,4 lit.
Ví dụ 3: Chọn câu đúng trong các câu sau: [4]
A, Dầu mỏ là một đơn chất.
B, Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp.
C, Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon.
D, Dầu mỏ là một hiđrocacbon.
Ví dụ 4: Nối các số 1,2,3....trước kết quả ở cột 2 với các chữ cái a,b,c.... ở cột
1 cho phù hợp.
Cột 1
a. 28g CaO có số mol
b. 5,6 lit O2 (ở đktc) có số mol
d. 3 mol H2O có khối lượng là

Cột 2
1. 18g

2. 0,5mol
3. 45g
4. 0,25 mol
5. 54g

Ví dụ 5: A, B là 2 nguyên tố có hố trị khơng đổi. Cho biết CTHH của
ngun tố A với oxi và của nguyên tố B với hiđro lần lượt là AO, BH 2. Hãy cho biết
công thức đúng của hợp chất X và Y là:
a, AB2 ;

b, A2B ;

c, AB ;

d, A2B3

Ví dụ 6: Để dập tắt xăng dầu cháy người ta làm như sau: (Áp dụng vào bài
dầu mỏ và khí thiên nhiên lớp 9) [4]
a) Phun nước vào ngọn lửa

15


b) Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa
c) Phủ cát vào ngọn lửa.
Cách làm nào đúng? Giải thích?
* Tóm lại: Để tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học hóa học
thơng qua các bài tập hóa học, bài tập đã ra như một vấn đề cần giải quyết, giáo
viên hướng dẫn học sinh tìm tịi theo một quy trình nhất định để tìm ra kết quả.
3.4. Sử dụng phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ [5]

Phương pháp này cho phép các thành viên trong nhóm nhỏ chia sẻ những băn
khoăn kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng phương pháp nhận thức mới.
Bằng cách nói ra những điều đang suy nghĩ, mỗi người có thể nhận thức rõ trình độ
hiểu biết của mình, thấy được mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành q
trình học hỏi lẫn nhau chứ khơng phải là sự tiếp thu thụ động từ giáo viên.
3.4.1. Vận dụng phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ
Dạy học theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được chia
thành từng nhóm nhỏ liên kết lại với nhau trong một hoạt động chung, với phương
thức tác động qua lại giữa các thành viên và bằng trí tuệ tập thể để hoàn thành các
nhiệm vụ học tập. Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học được thực
hiện khi:
+ Nhóm học sinh nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất của chất.
+ Nhóm học sinh thảo luận để tìm ra lời giải, một nhận xét, một kết luận nào đó.
+ Nhóm học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ do giáo viên giao cho.
Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này muốn tăng hiệu quả cần chú ý:
* Phân công nhóm thường xun, nhóm cơ động: Để duy trì hoạt động nhóm
có thể phân cơng học sinh thành nhóm thường xuyên (một bàn hoặc hai bàn ghép
lại) có đặt tên nhóm (1,2...) có thể thay đổi nhóm theo nhiệm vụ cần thiết (nhóm cơ
động, khơng cố định).
* Phân cơng trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm để thực hiện một
nhiệm vụ nhất định (nhóm trưởng, thư ký), sự phân cơng có thể thay thế cho các
thành viên để phát huy tính chủ động sáng tạo của từng thành viên trong nhóm:
Nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, đơn đốc, yêu cầu các thành viên trong nhóm
thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ. Thư ký làm nhiệm vụ ghi chép tổng hợp kết
quả hoạt động của nhóm khi cần thiết, nhóm trưởng có trách nhiệm báo cáo kết quả
hoạt động của nhóm khi có yêu cầu.

16



* Giáo viên giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm, theo dõi các nhóm hoạt
động để có thể giúp đỡ, định hướng, điều khiển, điều chỉnh kịp thời để hoạt động
nhóm đi đúng hướng.
Chương trình lớp 8:
Ví dụ: Ở bài 24: Tính chất của oxi. [5]
Hoạt động nhóm được tổ chức như sau:
Các thành viên
Nhóm trưởng
Thư ký
Các thành viên
Các thành viên
nêu nhận xét

Nhiệm vụ
Phân công, điều khiển chịu trách nhiệm
Ghi chép kết quả báo cáo của các thành viên.
Quan sát TN S, P (phi kim), Fe (kim loại) cháy trong oxi.
- Trạng thái, màu sắc của S, O2, P, Fe trước khi PƯ.
- Hiện tượng xảy ra: màu ngọn lửa, khói như thế nào?
- Sau PƯ: Sản phẩm là gì?
- Lập cơng thức của oxit tạo thành và viết PTHH.
- Rút ra nhận xét về tác dụng của phi kim.
+ Trao đổi thảo luận bổ sung cho nhau về hiện tượng quan sát

Các thành viên
Đại diện nhóm

được trong mỗi TN, nhận xét về mỗi sản phẩm tạo thành.
+ Trao đổi về nhận xét rút ra qua 3 TN: Tác dụng với KL và tác
dụng với PK.

Báo cáo kết quả hoặc bổ sung kết quả các nhóm khác.

GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung phiếu học tập (HT) sau:
Phiếu HT 1:
Tác dụng của oxi với PK

Hiện tượng, giải thích và
viết PTHH

Rút ra nhận xét

1. TN oxi t/d với lưu huỳnh
2. TN oxi t/d với photpho
3. TN oxi t/d với cacbon
Nhận xét chung

Phiếu HT 2:
Tác dụng của oxi với KL

Hiện tượng, giải thích và
viết PTHH

1. TN oxi t/d với sắt
2. TN oxi t/d với đồng

17

Rút ra nhận xét



3. TN oxi t/d với natri
Nhận xét chung
* Chú ý:
+ GV cho HS biết hóa trị của các nguyên tố trong oxit tạo thành và yêu cầu
HS lập CTHH.
+ Với các trường hợp không làm TN chỉ cho HS viết PTHH và rút ra nhận xét.
+ Hiện tượng: Mô tả ngắn gọn trạng thái, màu sắc, của chất phản ứng và so
sánh (ghi dưới công thức chất ), ngọn lửa...
Chương trình hóa học lớp 9.
Ví dụ 1: Hoạt động nhóm nghiên cứu tính chất chung của axit thơng qua thí
nghiệm nghiên cứu dd H2SO4 tác dụng với Cu(OH)2 và NaOH. [5]
Hoạt động nhóm được tổ chức như sau:
Các thành viên
Nhóm trưởng
Thư ký
Các thành viên

Các thành viên

Đại diện nhóm

Nhiệm vụ
Phân cơng, điều khiển chịu trách nhiệm
Ghi chép kết quả báo cáo của các thành viên.
Quan sát trạng thái, màu sắc của dd H2SO4, Cu(OH)2 và NaOH.
- Thành viên 1: TN1: Nhỏ từ từ dd H2SO4 vào ống nghiệm
đựng dd Cu(OH)2.
- Thành viên 2: TN2: Nhỏ từ từ dd H2SO4 vào ống nghiệm
đựng dd NaOH. Các thành viên quan sát hiện tượng xảy ra ở
TN1, TN2, giải thích và viết PTPƯ, rút ra kết luận.

Báo cáo kết quả hoặc bổ sung kết quả các nhóm khác.

GV u cầu HS hồn thành nội dung phiếu học tập (HT) sau:
Phiếu HT:
Hiện tượng, giải thích
Thí nghiệm
Rút ra nhận xét
và viết PTHH
1. TN H2SO4(l) t/d với Cu(OH)2
2. TN H2SO4(l) t/d với dd NaOH
có vài giọt fenolftalein.
Nhận xét chung
Ví dụ 2: Khi HS nghiên cứu tác dụng của axit H2SO4 đặc, nóng và đồng. [5]
Hoạt động của GV
- Nêu: +Mục đích của TN.
+ Nhiệm vụ của nhóm HS: Quan
sát trạng thái, màu sắc, của chất trước khi
và sau khi PƯ.
- Cho HS quan sát trạng thái của H2SO4

18

Hoạt động của nhóm HS
- Nghe để nắm được mục đích, nhiệm
vụ.

- Quan sát và mơ tả:


và Cu.


+ Cu: Rắn màu đỏ.
+ H2SO4: Lỏng, sánh không màu.
- Dự đốn: Khơng xảy ra PƯHH vì Cu
đứng sau H.
+ Có vì....
- Quan sát mơ tả hiện tượng:
+ Cu tan tạo dd màu xanh.
+ Có khí mùi hắc bay ra, khí này làm
quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ.
- GT: Cu đã PƯ với H2SO4(đặc, nóng),
khí tạo thành t/d với nước tạo thành axit
làm đỏ giấy quỳ ẩm, dd có màu xanh
lam là CuSO4.
- Viết PTPƯ:

- Hãy dự đốn liệu có PƯ xảy ra khơng?
Vì sao?
- Để biết có PƯHH xảy ra hay khơng,
chúng ta sẽ làm thí nghiệm để hiểu rõ
hơn:
+ Làm TN: Cho Cu vào H2SO4(đ/n), đưa
giấy quỳ ẩm vào miệng ống nghiệm.
+ Hãy giải thích hiện tượng.

- Hãy viết PTPƯ xảy ra khi biết khí tạo
thành là SO2.

Cu + H2SO4(đ/n)
(rắn, đỏ)

hắc)

- Qua PƯ này rút ra nhận xét gì?

CuSO4+ SO2
(xanh)(khí mùi

+ H2O
- HĐN thảo luận rút ra nhận xét:
H2SO4(đ/n) t/d được cả những KL kém
hoạt động như Cu nhưng khơng giải
phóng H2.
3.4.2. Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ thực hành
+ Tùy theo điều kiện về dụng cụ, hóa chất có thể chia lớp thành 4 hoặc 8 nhóm.
+ Mỗi nhóm HS thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Báo cáo mục đích mỗi thí nghiệm, các dụng cụ, hóa chất cần thiết, cách tiến
hành thí nghiệm, và những điểm lưu ý. Nghe báo cáo của các nhóm khác, bổ sung
hồn thiện.
- Tiến hành các thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên:
* Lắp dụng cụ nếu có, lấy hóa chất. Quan sát trạng thái, màu sắc trước phản
ứng.
* Thực hiện thí nghiệm.
* Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích hiên tượng, dự đốn chất tạo thành,
viết phương trình phản ứng.

19


Ví dụ 1: Tổ chức hoạt động nhóm HS thực hành TN3-bài 39 SGK hóa học8.
[5]

TN3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit.
HĐN có thể là:
Hoạt động của nhóm HS do nhóm trưởng

Hoạt động của GV

phân cơng
- Kiểm tra tính chất của

1.u cầu đại diện các

- HS1: Mục đích thí

nhóm báo cáo mục đích,

nghiệm TN.

nước với P2O5.

dụng cụ, hóa chất cần

- HS2: Dụng cụ hóa chất.

- Bình thủy tinh, muỗng sắt,

cho TN.

đèn cồn, khí O2, Pđỏ, nước,

2.u cầu đại diện nhóm - TN gồm 2 TN nhỏ:


giấy quỳ tím.
- Đốt mẩu Pđỏ ngồi khơng

nêu cách tiến hành TN.

+ Học sinh 3: Điều chế

khí rồi đưa nhanh vào bình

P2O5.

O2, đậy nút bơng tẩm xút.

+ Học sinh 4: Cho P2O5

- Cho khoảng 2 ml nước

tác dụng với nước, xác

vào bình lắc nhẹ.

định chất tạo thành.

- Cho vào bình 1 mẩu giấy

3.Yêu cầu đại diện nhóm - Cho hai HS ( HS 5 và

quỳ tím.
- Các HS quan sát hiện


tiến hành TN, quan sát,

HS 6): Thực hiện TN1:

tượng, mô tả hiện tượng.

mô tả, giải thích hiện

Điều chế P2O5.

- Thư ký ghi chép kết quả:

tượng.

- Cho hai HS ( HS 7 và

+ P cháy sáng có khói trắng

HS 8): Thực hiện TN 2:

gồm những hạt liti.

Cho P2O5 tác dụng với

+ Bột trắng tan dễ dàng

nước, xác định chất tạo

trong nước tạo thành dung


thành.

dịch không màu.

- Thư ký ghi chép kết quả. + Dung dịch không màu
4.Yêu cầu ghi tường

- Tất cả HS trong nhóm

làm quỳ tím hóa đỏ.
4P +5O2 t 0
→ 2 P2O5

trình TN:

đều ghi tường trình.

(rắn, đỏ)

- TN.

(rắn, trắng)

P2O5 +3H2O → 2H3PO4

- HT, GT, PTHH.

(rắn, trắng) (dd không màu)


- Rút ra nhận xét.

Nước tác dụng với
điphotpho pentaoxit
 Oxit axit tác dụng

20


×