Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Một số phương pháp chữa lỗi hiệu quả trong các bài tập viết tiếng anh của học sinh khối 10 hệ gdtx cấp thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.09 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRUNG TÂM GDTX TỈNH YÊN BÁI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Lĩnh vực: Tiếng Anh

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỮA LỖI HIỆU QUẢ
TRONG CÁC BÀI TẬP VIẾT TIẾNG ANH CỦA HỌC
SINH KHỐI 10 HỆ GDTX CẤP THPT

Tác giả/đồng tác giả :
Trình độ chun mơn:
Chức vụ:
Đơn vị cơng tác:

Nguyễn Minh Lựu
Đại học
Phó trưởng phịng Đào tạo& Bồi dưỡng
Trung tâm GDTX tỉnh Yên Bái

Yên Bái, ngày 07 tháng 02 năm 2022


2

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN:
1. Tên sáng kiến: “Một số phương pháp chữa lỗi hiệu quả trong các bài tập
viết Tiếng Anh của học sinh khối 10 hệ GDTX cấp THPT”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Anh
3. Pham vi áp dụng sáng kiến:
- Học sinh lớp 10A1, 10 A2 hệ GDTX cấp THPT - Trung tâm GDTX tỉnh- Tỉnh


Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Học kỳ I năm học 2021-2022.
5. Tác giả:
Họ và tên tác giả: Nguyễn Minh Lựu
Năm sinh: 1976
Nơi công tác (hoặc nơi cư trú): Trung tâm GDTX tỉnh
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ cơng tác: Phó trưởng phịng Đào tạo & Bồi dưỡng, Giáo viên tiếng Anh
Nơi làm việc: Trung tâm GDTX tỉnh Yên Bái.
Địa chỉ liên hệ: Trung tâm GDTX tỉnh Yên Bái.
Điện thoại: 0946212618
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết:
• Ưu điểm:
Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp
trong quá trình giảng dạy nhưng giáo viên đã cớ gắng khắc phục vượt lên những
khó khăn trước mắt, từng bước thay đổi phương pháp dạy học để nâng cao chất
lượng giờ dạy môn tiếng Anh nhằm đáp ứng mục đích, chương trình SGK mới
và tạo hứng thú cho học sinh đối với môn học.
+ Về phía giáo viên:
Bước đầu đã vận dụng các phương pháp chữa lỗ hiệu quả trong các giờ
dạy viết tiếng Anh trong phạm vi khối 10 hệ GDTX cấp THPT.
+ Về phía học sinh:
Phần lớn học sinh thể hiện sự hào hứng và say mê với giờ học Tiếng Anh
mà giáo viên sử dụng phương pháp mới.
Phần lớn học sinh đã thực hiện được những nhiệm vụ học tập của mình
một cách hiệu quả.
• Tồn tại:



3
+ Giáo viên:
Mơn tiếng Anh là mơn học khuyến khích và là mơn học khó, chất lượng
đầu vào của học sinh thấp, cơ sở vật chất không đáp ứng nên gặp khó khăn nhất
định trong việc áp dụng phương pháp mới.
+ Học sinh:
Một số học sinh ngại tham gia vào các hoạt động, chưa tích cực trong
việc thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.
Sáng kiến : “ Một số phương pháp chữa lỗi hiệu quả trong các bài tập
viết Tiếng Anh của học sinh khối 10 hệ GDTX cấp THPT” đã được áp dụng tại
02 lớp 10A1 và 10A2 hệ GDTX cấp THPT- Trung tâm GDTX tỉnh học kỳ I
năm học 2021-2022 và sau khi áp dụng sáng kiến học sinh đã có sự tiến bộ về
thái độ hợp tác và chất lượng học tập, hiệu quả tiếp thu bài học của học sinh được
nâng cao hơn.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
2.1- Mục đích của giải pháp:
Trong q trình giảng dạy mơn tiếng Anh, bản thân tôi luôn cố gắng thực
hiện nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả tiết dạy, đổi mới phương pháp dạy
học, rất tớt cho q trình dạy học, gây hứng thú cho học sinh.
Khi học một ngoại ngữ, kỹ năng viết được xem như một trong những kỹ
năng quan trọng mà người học cần phải nắm vững nếu họ thực sự muốn thành
công trong giao tiếp. Học Tiếng Anh không phải là một ngoại lệ, đặc biệt trong
thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, khi hầu hết các nguồn thơng tin được
viết bằng Tiếng Anh thì địi hỏi kỹ năng viết của ngơn ngữ này ngày càng cao.
Viết là một kỹ năng mà mọi người dù làm bất cứ nghề nghiệp nào cũng sử dụng
hàng ngày. Là học sinh các em đã, đang và sẽ gặp rất nhiều dạng bài viết để
hồn thiện q trình học của mình. Tuy nhiên theo Nunan: “Xét trong tất cả các
kỹ năng, việc viết một bài viết mạch lạc, trôi chảy và gợi mở chính là điều khó
nhất trong việc học ngôn ngữ” (In terms of skills, producing a coherent, fluent
and extended piece of writing is probably the most difficult thing there is to do

in language)
Trong quá trình học ngoại ngữ, việc mắc lỗi cũng là một phần không thể
tránh được và đóng vai trị quan trọng. Khi luyện viết, học sinh thường phải đới
mặt với rất nhiều khó khăn để viết được những đoạn văn có sự nhất quán và
mạch lạc. Với học sinh lớp 10, các em chỉ mới bắt đầu làm quen với viết đoạn
văn ngắn thì việc chỉ ra các lỗi cơ bản và hướng dẫn các em khắc phục những lỗi
đó là rất cần thiết bởi vì nó sẽ giúp các em tiến bộ trong quá trình học tập và rèn
luyện kỹ năng viết về sau. Tìm hiểu những trường hợp mà các em thường mắc
lỗi và cách thầy cô cũng như tự các em chữa các lỗi đó cũng sẽ giúp cải thiện kỹ
năng viết. Với giáo viên Tiếng Anh, những người có trách nhiệm chính giúp học
sinh hồn thiện kỹ năng này thì hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc
vào phương pháp dạy kỹ năng viết mà còn phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng
ngôn ngữ của giáo viên. Có rất nhiều yếu tớ ảnh hưởng tới kết quả học viết của


4
người học, chữa lỗi là một yếu tố quan trọng trong sớ đó. Chúng ta khơng thể
phủ nhận rằng việc mắc lỗi trong các bài viết là không thể tránh khỏi trong śt
q trình học. Học sinh càng chú tâm đến bài học thì họ càng ḿn sáng tạo và
phát triển theo cách hiểu riêng của họ trong quá trình hình thành ngơn ngữ. Đây
là một trong những lý do tại sao số lỗi mà học sinh mắc phải ngày càng tăng
nhưng mắc lỗi cũng được xem như một quá trình tích cực. Từ lỗi mắc phải,
người học có thể nhận thấy họ viết có đạt u cầu hay khơng và nó cũng giúp
giáo viên đánh giá được khả năng của học sinh tại những thời điểm nhất đinh để
giúp chúng mau tiến bộ. trong quá trình chữa lỗi giáo viên cịn vấp phải những
phản hồi từ phía học sinh. Điều này có nghĩa là sẽ có sự bất đồng khơng chỉ giữa
giáo viên mà chính trong cả học sinh về những lỗi nào mà học sinh thường mắc,
cách khắc phục những lỗi đó như thế nào, liệu việc chữa lỗi có tác dụng trong
việc giúp học sinh cải thiện kỹ năng viết hay không, phương thức chữa lỗi như
thế nào mang lại hiệu quả cao nhất, và chữa lỗi khi nào là hợp lý.

Xuất phát từ những thực tế đã trình bày ở trên tơi xin đưa ra sáng kiến kinh
nghiệm: “Một số phương pháp chữa lỗi hiệu quả trong các bài tập viết Tiếng
Anh của học sinh khối 10 hệ GDTX cấp THPT”
2.2 Nội dung giải pháp:
2.2.1. Khái niệm “viết” trong lý thuyết tiếng
Để có thể tiếp cận phù hợp và hiểu quả trong việc dạy kỹ năng viết thì
việc hiểu rõ khái niệm “viết” trong lý thuyết tiếng là cần thiết. Có rất nhiều định
nghĩa về “viết”. mỗi nhà ngơn ngữ học thì có những định nghĩa riêng phụ thuộc
vào những tiêu chí mà họ xem là quan trọng.
Trong quá trình dạy và học, viết được xem là “kỹ năng ngơn ngữ”
(Tribble, 1996, p.3), nó khơng chỉ là trình bày ngơn ngữ dưới dạng văn bản viết
mà còn là sự phát triển và thể hiện những ý tưởng theo một cách có trình tự, kết
cấu.” Đó là “một quá trình xảy ra qua một khoảng thời gian, đặc biệt khi chúng
ta dành thời gian suy nghĩ trước khi viết dàn ý đầu tiên” (Harris, 1993, p.10). So
sánh với các khái niệm đã đưa ra trước đó thì khái niệm này là thỏa đáng nhất
bởi vì nó bao hàm tất cả các khía cạnh của kỹ năng viết: hình thức (văn bản
viết), mục đích (thể hiện ý tưởng), và cấu tạo (có kết cấu).
Khi viết chúng ta biết rằng một văn bản viết là sản phẩm của một cá nhân
nhằm mục đích giao tiếp với người khác một cách gián tiếp. Điều đó nghĩa là
người tiếp nhận khơng đứng trước người viết để nghe từ người viết. Vì thế
người viết phải chắc chắn văn bản mình viết khơng chỉ chính xác mà cịn dễ hiểu
với người đọc.


5
Một số nhân tố cần được xem xét khi viết theo Raimes (1983)
CÚ PHÁP

NỘI DUNG


Cấu trúc câu

Sự thích hợp, rõ ràng,

v.v

logic, v.v.

NGỮ PHÁP

TIẾN TRÌNH VIẾT

Quy tắc thì,

Có ý tưởng, viết nháp

Mạo từ, đại từ, v.v.

kiểm tra lại
Những ý tưởng
rõ ràng và
hiệu quả

HÌNH THỨC

ĐỐI TƯỢNG
TIẾP NHẬN

Viết tay,


Người đọc

phát âm,
dấu câu, v.v
KẾT CẤU

MỤC ĐÍCH

Các đoạn văn,

Lý do viết

Chủ đề

Sự mạch lạc, thớng nhất
LỰA CHỌN
Từ vựng, thành ngữ, cách diễn đạt

2.2.2. Tiến trình viết
Theo Tribble (1996), tiến trình viết gồm 4 bước:
1. Trước khi viết: Đây là bước mà người viết thực hiện trước khi viết nháp,
bao gồm việc chọn chủ đề, suy nghĩ, ghi chú, thảo luận, sắp xếp ý tưởng, lập dàn
ý, thu thập thơng tin. (Ví dụ, phỏng vấn, tìm kiếm thông tin trong thư viện, xử lý
dữ liệu).
2. Viết nháp: Viết nháp là quá trình người viết đưa ý tưởng thành câu, đoạn
văn, tập trung vào giải thích, làm rõ ý tưởng và liên kết các ý tưởng.
3. Sửa lại: Đây là bước quan trọng để có một văn bản hoàn thiện. Người viết
sẽ suy nghĩ về điều mà người đọc mong đợi, người đọc là trung tâm văn bản hướng
tới. Ví dụ: trau ch́t lại kết cấu, liên kết các ý tưởng hoặc thêm các liên từ.



6
4. Biên tập: Người viết xem xét lại về hình thức của bài viết như chính tả,
ngữ pháp, dấu câu.
Như chúng ta thấy từ quan điểm trên, viết là một quy trình một chiều
khơng liên quan đến người đọc. Reid(1993) cũng đưa ra cùng quan điểm nhưng
đưa thêm ba bước nữa của quá trình viết: phản hồi, đánh giá và sau khi viết.
Điều này làm cho tiến trình viết của Reid thỏa đáng hơn.
Một cách ngắn gọn, các bước của q trình viết theo Reid(1993) có thể
được minh họa theo sơ đồ sau:
TRƯỚC KHI VIẾT
VIẾT NHÁP
PHẢN HỒI
SỬA LẠI
BIÊN TẬP
ĐÁNH GIÁ
SAU KHI VIẾT
2.2.3. Khái niệm “lỗi” và “chữa lỗi”:
Có rất nhiều định nghĩa về lỗi được đưa ra bởi những nhà nghiên cứu nổi
tiếng như: Abbort (1981), Edge (1989), McKay (1989), Goldstein (1990),
Hubbard (1991), Klassen (1993), Crosling (1996) v.v. Mặc dù họ diễn đạt theo
những cách khác nhau nhưng các khái niệm đề có những điểm chung về bản
chất và chức năng của lỗi.
Khi nhắc đến lỗi, một số nhà nghiên cứu có cùng quan điểm rằng khơng
chỉ có người học ngoại ngữ mắc lỗi mà cả người bản xứ cũng mắc lỗi. Người
bản xứ thường mắc lỗi ở hai cấp độ “lỗi hình thái” và “lỗi diễn đạt”, lỗi thứ hai
là lỗi thường gặp với tần suất cao hơn (McKay, 1984). Vì thế, lỗi nên được xem
như là những điều trái với thơng thường và khơng phù hợp. Ta có thể thấy việc
mắc lỗi ở tất cả các mức độ ngơn ngữ từ lỗi về hình thức cho tới diễn đạt.
2.2.4. Phân loại lỗi

Lippman, J. (2003) phân lỗi thành hai loại: “lỗi chung” (lỗi bao trùm) and
“lỗi riêng”.


7

PHÂN LOẠI ?

Vấn đề chung bao gồm:

Lỗi bao trùm

Lỗi riêng

1. Luận điểm

Khơng chính

khơng chính

2. Cấu trúc

xác tồn câu ,

xác từng thành tớ

3. Căn cứ

VD. trật tự từ,


VD. thì,

4. Sự tương thích và nhất quán

liên từ

mạo từ,

5. Sự phù hợp với đới tượng và mục

khơng đúng

trợ động từ

đích
Vấn đề riêng bao gồm:





1. Chính tả

Kết quả

Kết quả

2. Cú pháp

Giao tiếp


Giao tiếp

3. Ngữ pháp

khơng thành cơng

khó hiểu

4. Dấu câu
Trích theo Lippman (2003)

2.2.5. Khái quát về chữa lỗi:
Khi đánh giá một bài viết chúng ta có khái niệm “feedback” – ý kiến phản
hồi, trong đó có hai thành tớ cần phân biệt: “assessment” – đánh giá và
“correction” – chữa lỗi. Về đánh giá, người học chỉ đơn giản được nhận định là
thực hiện tốt hay không trong bài đã viết. Về chữa lỗi, người học tiếp nhận
những thông tin chi tiết về bài viết như: giải thích, cung cấp cách viết khác hay
hơn. Theo nguyên tắc, chữa lỗi có thể và nên đưa ra thông tin người viết viết
đúng cũng như sai và tại sao, nhưng nói chung cả người dạy và người học đều xem
khái niệm này là chữa các lỗi sai.
2.2.6. Một số phương pháp cơ bản trong chữa bài viết cho học sinh
Trong q trình giảng dạy nói chung giáo viên thường phải giải quyết
những vấn đề như “Lỗi nào cần chữa” và “chữa lỗi sao cho hiệu quả”.
Gower and Walter (1983) đưa ra 4 vấn đề cho giáo viên dạy ngôn ngữ cần
giải quyết khi gặp lỗi của học sinh trong q trình viết, đó là “cần chữa cái gì,
khi nào, như thế nào và bao nhiêu ”.
Trong khi đó, Raimes (1983) cũng đưa ra 7 nguyên tắc chữa lỗi cơ bản
cho việc chữa lỗi trong quá trình dạy trên lớp:
✓ Với bài viết của học sinh không cần đánh dấu lỗi nhưng vẫn xác định

được lỗi cần sửa.
✓ Xác định lỗi một cách cẩn thận và tìm nguyên nhân.
✓ Tìm những phần mà học sinh đã hồn thành tớt.


8
✓ Ghi lại phần học sinh mắc lỗi.
✓ Thiết lập những ký hiệu chỉ lỗi rõ ràng, dễ hiểu.
✓ Thường xuyên đưa ra lý do hoặc sửa và loại bỏ lỗi một cách cẩn thận.
✓ Cuối cùng: xử lý lỗi cẩn thận và tạo thói quen đó cho học sinh.
Giải quyết vấn đề “chữa cái gì, khi nào”, các nhà nghiên cứu thường gợi ý
giáo viên nên chọn cách chữa lối ngay lập tức hoặc đến khi gặp lỗi tương tự
trong cùng bài học.
Để làm cho vấn đề “nên chữa bao nhiêu” được rõ ràng Gower and Walter
đưa ra một sớ gợi ý:
• Thu hút học sinh vào tiến trình chữa bài viết.
• Dùng ít thời gian vào chữa lỗi riêng từng học sinh mà tập trung vào những
lỗi thường gặp.
• Chỉ ra những lỗi học sinh vừa mắc phải.
• Chỉ ra vị trí của lỗi
• Chỉ ra loại lỗi
• Cho người học cơ hội tự sửa
• Người học khơng thể tự sửa bài thì yêu cầu những học sinh khác giúp.
• Nếu bước trên thất bại giáo viên mới sửa lỗi.
Edge (1989) cũng đưa ra ba bước chữa lỗi cơ bản như sau:
(i) Self-correction – Tự chữa lỗi:
Giáo viên chỉ ra lỗi để học sinh tự sửa vì đơi khi học sinh cần được giúp
đỡ để nhận diện lỗi trước khi chúng tự chữa.
(ii) Peer correction – Người học cùng chữa lỗi:
Người học làm việc theo cặp hoặc theo nhóm để tìm và chữa lỗi trong bài

viết của nhau. Điều này thu hút tất cả học sinh vào quá trình chữa lỗi, làm học
sinh tích cực, bớt phụ thuộc vào giáo viên.
(iii)

Teacher correction – giáo viên chữa lỗi:

Giáo viên tìm ra ý người viết ḿn nói qua câu sai và hướng dẫn học sinh
cách diễn đạt ý một cách chính xác.
2.2.7. Quan hệ giữa lỗi, chữa lỗi với quá trình dạy và học kỹ năng viết
Mắc lỗi là khơng thể tránh khỏi trong quá trình học, theo cách này người học
tạo nên những đặc trưng quan trọng và cần thiết cho việc học ngôn ngữ. Mắc lỗi là
cách người học kiểm chứng kiến thức học đã học, qua đó nắm bắt ngơn ngữ đó.
Với giáo viên, việc học sinh mắc lỗi trong quá trình học giúp họ đánh giá
được mức độ kiến thức của học sinh, xem xét họ cần học thêm những gì để hồn thiện.


9
Việc chữa lỗi cũng có tác động tích cực tới q trình dạy và học ngơn
ngữ. Người học qua việc tự chữa lỗi, chữa lỗi của bạn cùng học và lắng nghe
chữa lỗi của giáo viên có thể tiến bộ nhanh hơn. Nhất là kỹ năng viết địi hỏi độ
chính xác cao về ngôn từ và diễn đạt.
2.2.8. Thực trạng dạy tiếng Anh tại Trung tâm GDTX tỉnh
Từ phân tích sớ liệu điều tra và đọc, tìm lỗi trong các bài viết của học
sinh trong śt q trình giảng dạy, ta thấy một số thực trạng của vấn đề đưa ra
trong sáng kiến kinh nghiệm này như sau:
Cả giáo viên và học sinh đều có thái độ tích cực với việc chữa lỗi, và đều
xem chữa lỗi là một phần tất yếu của q trình học, là một nhân tớ quan trọng
trong việc cải thiện khả năng viết cho học sinh.
Tuy chữa lỗi đóng vai trị quan trọng trọng kỹ năng viết và mặc dù cả
giáo viên và học sinh đều đã cố gắng nhưng kỹ năng viết của học sinh khơng

được cải thiện nhiều. Ngun nhân do cịn nhiều lỗi chưa được chỉ ra và chữa
triệt để sau khi đưa ra đánh giá chung về bài viết của học sinh, vì thế dù học sinh
có xem lại cũng khơng thể hiểu mình sai ở đâu.
Có những lỗi mà cả giáo viên lẫn học sinh đều khó phát hiện ra như lỗi
logic, lỗi diễn đạt, hoặc là lỗi dùng từ. (Ví dụ: Câu đúng: I like reading historical
magazine. Câu sai: I like reading historic magazine. Tính từ historic – nổi tiếng,
quan trọng trong lịch sử và historical – thuộc về lịch sử). Học sinh và giáo viên
thường chỉ chú ý đến lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc kết cấu khi đánh giá bài viết.
Trong cách phương pháp chữa lỗi thì cả giáo viên và học sinh đều cho
rằng giáo viên chữa lỗi, học sinh chữa lỗi của học sinh và tự chữa lỗi là phương
pháp chính. Học sinh thường thụ động trong q trình chữa lỗi.
Nhìn chung, vẫn cịn nhiều vấn đề trong việc chữa lỗi cho các bài viết
của học sinh, nhất là học sinh khối 10 mới làm quen với các dạng bài viết trong
chương trình học như bài viết thư, lời mời, tường thuật …Do đó để nâng cao
chất lượng dạy và học nói chung cũng như nâng cao hiệu quả của việc chữa lỗi
trong quá trình học viết, thì việc đưa ra những phương pháp chữa lỗi hiệu quả và
phù hợp cần được tìm hiểu và ứng dụng.
2.2.9. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
+ Xác định “Lỗi nào cần chữa”
Chữa tất cả các lỗi trong bài viết của học sinh không thực sự cần thiết.
Giáo viên nên lựa chọn những điểm quan trọng – điều này phụ thuộc vào mục
tiêu ngôn ngữ mà bài học hướng tới. Điều này yêu cầu giáo viên phải xác định
những lỗi trong bài viết thuộc lỗi bao quát hay lỗi nhỏ và hướng dẫn học sinh.
Khi học sinh nắm được các loại lỗi thường gặp học sinh sẽ xác định được
lỗi trong bài viết của mình thuộc loại nào. Học sinh thường dễ phát hiện ra lỗi
ngữ pháp hơn lỗi ngữ nghĩa, lỗi dùng từ hay logic.
+ Xác định “Nên chữa bao nhiêu lỗi”


10

Giáo viên có thể quyết định chỉ chữa những lỗi cơ bản và nghiêm trọng để
không làm học sinh chán nản vì có q nhiều lỗi trong bài viết của mình. Tuy
nhiên, việc nên chữa bao nhiêu lỗi cũng phụ thuộc vào đới tượng học sinh. Vì
một sớ học sinh thấy xấu hổ khi nhận được bài viết quá nhiều lỗi trong khi một
sớ khác khơng hài lịng nếu bài viết nhận lại chỉ có nhận xét chung chung như
“bài làm tớt”.
+ Hình thành “Phương pháp chữa lỗi”
Sử dụng ký hiệu khi chữa bài: Phương pháp này chứng minh được sự
thuận tiện vì giáo viên khơng phải viết đầy đủ cả từ, cụm từ vào bài viết, đặc
biệt là khi số lượng bài nhiều.
Ký hiệu và ý nghĩa:
GR:

Grammar – Ngữ pháp

Voc:

Vocabulary – Từ vựng

Sp Spelling error – Chính tả
P Punctuation error – Lỗi dấu câu
V Verb tenses errors – Lỗi về thì
W.O

Wrong word order – Sai trật tự từ

W.W

Wrong word used – Dùng từ sai


Agr

Agreement – Đồng ý

Y upside down (chữ y ngược)

word missing - Thiếu từ

! Careless error – Lỗi bất cẩn
Good, well done – Bài làm tốt
? I don’t understand – Khó hiểu
Prep

Preposition – Giới từ

✓ Good point – Đúng/ hay
Cap

Capitalizing this word – Lỗi viết hoa

( ) Unnecessary word – Từ không cần thiết
Φ Omitting this word – Lược bỏ từ này
- Đưa ra phản hồi một cách thận trọng: Đưa ra phản hồi đóng vai trị quan
trọng trong việc khuyến khích học sinh đọc lại bài và ham học hơn trong quá
trình học. Bên cạnh việc chỉ ra lỗi thì giáo viên cũng nên khuyến khích, khen
ngợi những điều mà học sinh cố gắng thể hiện trong bài viết.
- Sử dụng bút khác màu mực: Giáo viên thường sử dụng bút đỏ khi chữa
bài để học sinh dễ nhận thấy. Nhưng nếu giáo viên dùng bút đỏ để gạch mọi lỗi
trong bài viết thì khi học sinh nhìn vào sẽ có cảm giác chống ngợp, hụt hẫng,
điều đó làm cho học sinh thấy chúng khơng thể viết tốt và chúng không muốn

phải nhận bài viết như thế, hậu quả là chúng không muốn viết nữa. Việc chữa


11
bài viết không đơn thuần là chỉ ra đúng sai mà cịn để khuyến khích học sinh thể
hiện và tự sửa lỗi. Giáo viên nên dùng bút khác màu mực của bài viết để chữa
hoặc dùng bút chì để sửa bài để giúp học sinh hiểu là giáo viên đang đưa ra gợi ý.
- Đánh dấu vào bên lề bài viết để học sinh nhận ra chỗ mắc lỗi: Cách này
áp dụng khi học sinh quen với các ký hiệu lỗi. Học sinh có thể tự tìm ra lỗi trong
dịng hoặc câu có ký hiệu.
+ Sau đây là minh chứng giáo viên chữa một sớ bài viết của học sinh:
Ví dụ 1: Unit 3: People’s Background- D. Writing: Học sinh viết về lý lịch
của Mr Brown.


12
Ví dụ 2: Unit 9 D. Writing Task 2- Học sinh viết một đoạn được mô tả thông tin
thực tế trong bảng.


13
Ví dụ 3: Unit 10 D. Writing Task 3- Học sinh viết một bức thư mời dùng mẫu
đã cho.


14
2.2.10. Các bước sau khi đánh giá bài viết của học sinh
+ Tổ chức nhận xét chung sau khi chấm bài
Học sinh sẽ học được nhiều hơn nếu giáo viên có thời gian chữa bài trên
lớp sau khi chấm. Học sinh có thể tránh mắc những lỗi tương tự trong bài viết

của mình khi nghe nhận xét về các bài viết khác. Có những lỗi về diễn đạt giáo
viên cũng khơng thể viết vào trong bài viết thì trong q trình chữa bài học sinh
sẽ nghe được nhiều hơn.
+ Cung cấp cho học sinh những nguyên tắc viết cơ bản và bài tập liên quan
tới lỗi học sinh thường mắc phải
Giáo viên có thể cung cấp những bảng ghi nhớ ngắn (ví dụ như cấu trúc
viết một bức thư chỉ đường mời bạn đến nhà chơi) hoặc bài tập tìm lỗi để học
sinh luyện tập.
+ Thay đổi thái độ của học sinh với việc chữa lỗi:
Trước đây, nhiểu giáo viên nghĩ rằng mắc lỗi là một điều không tốt. Với
họ, việc đó chỉ ra rằng học sinh đó ngu dớt hoặc lười biếng, và trong một số
trường hợp giáo viên đổ lỗi cho học sinh là không chú ý hoặc khơng làm bài tập
cẩn thận. Giáo viên có thể chỉ nói “Sit down” và khơng chú ý đến học sinh đó
như thể học sinh đó đã làm gì sai trái.
Tuy nhiên, theo phương pháp tiếp cận mới, học sinh mắc lỗi có nghĩa là
chúng đang cớ gắng tìm ra cách diễn đạt mới, chúng học lý thuyết kết hợp với
thực hành. Viết là một q trình chứ khơng thể u cầu học sinh đúng ngay từ
khi bắt đầu. Phải làm cho học sinh hiểu chữa lỗi được xem như một trong những
cách giúp chúng hoàn thiện kỹ năng, là một phần quan trọng, hữu ích trong q
trình học. Điều này giúp học sinh tự tin và cân bằng hơn về mặt tâm lý trước khi
bước vào hoạt động viết.
+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc lại bài và chữa lỗi
Chữa lỗi là cần thiết, nó khơng phải là một vấn đề. Học sinh cần thấy đó
là một nhu cầu thiết yếu trong khi học kỹ năng viết. Việc chữa lỗi khi học sinh
cố gắng hêt sức cho bài viết thường khơng mấy khuyến khích được học sinh.
Giải pháp thích hợp là biến việc chữa lỗi thành hoạt động trong lớp học. Để học


15
sinh chủ động tham gia vào q trình hồn thiện bài viết của mình cũng là một

phương pháp khuyến khích học sinh sử dụng Tiếng Anh mà bớt lo lắng về việc
sẽ mắc lỗi. Nâng cao nhận thức của học sinh về việc đọc lại bài và chữa lỗi sẽ
giúp chúng chú ý hơn đến việc chữa bài viết của mình và của các bạn. Để giúp
học sinh nâng cao nhận thức thì chính giáo viên cũng cần nhận thức đúng và đưa
ra một số quy tắc khi thảo luận, có thể cho thêm điểm cộng cho học sinh có nhận
xét chính xác về bài viết của các bạn trong quá trình chữa bài trên lớp.
+ Hướng dẫn học sinh cách tìm và chỉ ra lỗi
• Sử dụng hệ thớng ký hiệu khi chữa lỗi thực sự mang lại hiệu quả, điều đó
khuyến khích học sinh tự chữa bài và chữa bài của các bạn khác. Giáo viên cần
đưa ra hướng dẫn ró ràng và hệ thớng ký hiệu ngay khi bắt đầu dạy viết.
• Ví dụ: Tìm và chỉ ra lỗi trong bài viết về tiểu sử của Jack Friedhamm

Bài đúng:
Jack Friedhamm was born in New York on October 25, 1965. He began
school at the age of six and continued until he was 18 years old. He then went to
New York University to learn Medicine. He decided on Medicine because he
liked biology when he was at school. While he was at University, he met his
wife Cindy. Cindy was a beautiful woman with long black hair. They went out
for years before they decided to get married. Jack began to work as a doctor as
soon as he had graduated from Medical School. They have had two children
named Jackie and Peter, and have lived in Queens for the past two years. Jack is
very interested in painting and likes to paint portraits of his son Peter.
+ Áp dụng hoạt động viết nháp nhiều lần


16
Viết nháp nhiều lần được xem như là cách hiệu quả để chữa lỗi.
Phương pháp này thúc đẩy học sinh tham gia vào quá trình chữa lỗi. Để thực
hiện hoạt động này cần theo một số bước sau:
Hướng dẫn học sinh những lỗi cần tìm trong mỗi lần viết nháp:

Trong hoạt động này học sinh được yêu cầu viết 3 bản để bản ći
cùng hồn thiện nhất có thể. Mới lần viết học sinh cần chú ý các loại lỗi theo
bảng sau:
Lần 1
Lần 2
3rd version
Lỗi cần Kiểm tra cấu trúc và Chú ý đến cách dùng Tìm tất cả các lỗi có
chú ý logic của bài viết…
từ, ngữ pháp, hình thể…
thức…
Chấm điểm cộng cho những học sinh có khả năng tìm và chỉ ra lỗi
trong các bài viết:
Điểm cộng có thể khuyến khích học sinh tham gia vào hoạt động chữa
lỗi giúp bạn hoàn thiện bài viết.
Đánh giá tiến bộ của học sinh qua mỗi bài viết nháp:
Giáo viên cũng có thể nhận thấy sự tiến bộ của học sinh qua mỗi bài viết, và
cũng có thể cho điểm cộng với những học sinh thể hiện chuyển biến đáng kể.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Tôi thấy học sinh của mình đã đạt được những kết quả rất khả quan như:
các em đã hứng thú hơn với tiết học, khả năng tiếp thu bài học tốt hơn rất nhiều,
các kỹ năng ngôn ngữ được học sinh phát triển một cách rõ rệt. Tôi cho rằng, đề
tài sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng trong việc đổi mới dạy tiếng Anh đối
với học sinh các khối 10, 11, 12 cấp THPT ở rất nhiều bài học khác nhau.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được
Với vị trí là phó trưởng phòng Đào tạo - Bồi dưỡng, Phụ trách hệ GDTX
cấp THPT tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề chung, mang tính "vĩ mơ" đới với
cấp độ một trường học mà khơng đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những trường hợp
cụ thể, những tình h́ng cụ thể trong q trình dạy học.
Trong quá trình giảng dạy mỗi tiết học, mỗi nội dung khác nhau tôi thực
hiện nhiều cách thức tổ chức bài học khác nhau để không nhàm chán và phù hợp

với khả năng của học sinh lớp học, khối lớp. Kết quả học sinh lĩnh hội kiến thức
nhanh hơn, có hiệu quả hơn. Các em được trao đổi thảo luận một cách thoải mái
và thực hành nhiều hơn vì tơi đi theo quy trình từ dễ đến khó. Từ đó gây được
hứng thú học tập cho học sinh và các em ngày càng u thích mơn học hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện để chỉ ra và phân tích một sớ lỗi
thường gặp cho học sinh khới 10 trong khi học kỹ năng viết, cũng như cung cấp
một số phương pháp chữa lỗi hiệu quả cho giáo viên trong quá trình dạy kỹ năng viết.
Thực tế giảng dạy trong năm học 2021 -2022 kiểm tra kỹ năng viết của
học sinh lớp 10A1 đầu học kỳ so với cuối học kỳ.


17
Kiểm tra kỹ năng viết bằng 1 bài kiểm tra 20 phút sau khi học xong Unit 1
A day in the life of… – viết đoạn văn 100 -120 từ về các hoạt động trong ngày
của bản thân (Your daily activities). Kết quả phân tích các lỗi mắc phải như sau:
Lỗi
0-4 lỗi
5-8 lỗi
9-12
Trên 12 lỗi

Ngữ pháp
3 h/s
12h/s
12h/s
15h/s

Từ vựng
9h/s
11h/s

12h/s
10h/s

Chính tả
5h/s
12h/s
15h/s
10h/s

Phân tích số liệu ta thây đầu năm học lớp 10, mà kỹ năng viết của học
sinh chưa đồng đều và còn yếu với tỉ lệ hơn 50% mắc trên 9 lỗi. Đặc biệt kết quả
chấm điểm bài viết chỉ có 25% học sinh đạt kết quả trên trung bình.
Kiểm tra kỹ năng tìm lỗi băng bài tập tìm và chữa lỗi 10 câu trong 15 phút
với 15 học sinh ở trình độ khác nhau theo kết quả kiểm tra thấy kết quả như sau:
Học sinh
Yếu
TB
Khá/ giỏi

Phát hiện 1-4 lỗi
5/5 h/s
3/5 h/s
2/5 h/s

Phát hiện 5-8 lỗi
0/5 h/s
2/5 h/s
3/5 h/s

Phát hiện 9-10 lỗi

0/5 h/s
0/5 h/s
/5 h/s

Qua kiểm tra ta thấy rằng kỹ năng tìm và chữa lỗi khơng hồn tồn phụ
thuộc vào nền tảng ngữ pháp và từ vựng mà do khả năng vận dụng ngơn ngữ đó
vào thực tế.
Trong những tiết học viết trong học kỳ I áp dụng những biện pháp đã nêu
trong phần 3 của SKKN, khả năng tìm và chữa lỗi của học sinh đã có những cải
thiện đáng kể qua từng bài kiểm tra trong śt q trình học.
Kỹ năng tìm lỗi “Error Identifitaction” trong 28 học sinh được kiểm tra có
70% h/s phát hiện ra hơn 50% sớ lỗi trong bài viết được u cầu tìm lỗi.
Kỹ năng viết qua theo dõi hoạt động nhóm thì có 50% sớ học sinh trong
nhóm có khả năng chữa bài viết chung của nhóm trong q trình thảo luận.
Kết quả các bài viết kiểm tra sau các tiết học viết của 5 học sinh hoặc 5
nhóm bất kỳ trong học kỳ I (28 bài viết) như sau:
Lỗi
0-4 lỗi
5-8 lỗi
9-12
Trên 12 lỗi

Ngữ pháp
10 bài
10 bài
4 bài
4 bài

Từ vựng
12 bài

11 bài
3 bài
2 bài

Chính tả
13 bài
12 bài
2 bài
1 bài

Kết quả thực hành kỹ năng viết của học sinh 10 A1 sau 8 tiết viết HK I
của năm học 2021 – 2022 chưa thực sự đạt tới mức hồn thiện vì học sinh 10A1
là học sinh hệ GDTX cấp THPT. Môn Tiếng Anh là mơn khuyến khích, chưa
chú trọng nhiều tới bộ mơn ngoại ngữ. Tuy nhiên bước đầu thấy rằng nếu tích
cực thay đổi nội dung cũng như phương pháp giảng dạy ngoại ngữ thì sẽ mang
lại những hiệu quả nhất định và thực hiện được mục tiêu cuối cùng của việc học
ngôn ngữ đó là sử dụng ngơn ngữ trong cuộc sớng và công việc.


18
+ Điểm khảo sát
TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Điểm các
bài khảo sát

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu


Bài kiểm tra 45' (Đầu năm)
Phần kỹ năng viết
Lớp 10A1
Lớp 10A2
Số lượng

%

Số lượng

%

0
0
20
8

0
0
71,4
28,6

0
1
20
3

0
0,4
83,3

16,3

SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Điểm các
bài khảo sát

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu

Bài kiểm tra 45' (Ći Học kỳ I)
Phần kỹ năng viết
Lớp 10A1
Lớp 10A2
Số lượng
%
Số lượng
%
3
10,72
4
16,67
12
42,85
12
50
10
35,71
8

33,33
3
10,72
0
0

Như vậy, so sánh với kết quả bài kiểm tra khảo sát 45' ở học kỳ I thì tỷ lệ
học sinh đạt điểm giỏi, khá tăng lên rõ rệt, giảm tỷ lệ học sinh trung bình và học
sinh yếu, và điều đáng kể hơn cả là khi sử dụng các bước dạy viết và phát hiện
lỗi sai học trở nên sinh động hơn, học sinh đã hình thành được một cách rõ ràng
kỹ năng viết, khơng cịn sợ khi phải học viết nữa, từ đó có hứng thú và tích cực
học tập hơn, phát huy được tính năng động, tự chủ, tư duy, sáng tạo… dẫn đến
kết quả tiếp thu bài tốt hơn, tạo được một môi trường học tập thân thiện và hiệu quả.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: (Khơng có)
6. Các thơng tin cần được bảo mật: (Khơng có)
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Về cơ sở vật chất: Cần có cơ sở vật chất đầy đủ, máy chiếu, laptop
(cassette), đài, các giáo cụ trực quan, mạng internet.
+ Về phía giáo viên: Cần đầu tư thời gian nghiên cứu và tìm tịi học liệu,
sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức để hoạt động học trở nên hấp dẫn thu hút
được học sinh.
+ Về phía học sinh: Cần tiếp cận và làm quen với các phương pháp học
viết. Chủ động tích cực tìm tịi các nguồn bài tập trên mạng Internet, các giáo
trình luyện viết để luyện tập viết một cách thường xuyên liên tục.
8. Tài liệu kèm theo: ( Khơng có)


19
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam kết những nội dung trong báo cáo. Nếu có gian dới hoặc

khơng đúng sự thật trong báo cáo, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của
pháp luật.
Yên Bái, ngày 07 tháng 02 năm 2022
Người viết báo cáo

Nguyễn Minh Lựu


20
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
………………………………………………………………….………………………………
………………………………………………………………….………………………………
………………………………………………………………….………………………………
………………………………………………………………….………………………………
………………………………………………………………….………………………………
………………………………………………………………….………………………………
………………………………………………………………….………………………………
………………………………………………………………….………………………………



×