A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua các thời kỳ cách mạng của đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn
coi trọng công tác giáo dục thể chất và phong trào TDTT trong nhà trường.
Nghị quyết trung ương 4 khoá VII về “Đổi mới công tác giáo dục”đã khẳng
định mục tiêu…“Nhằm giáo dục hình thành nhân cách và tăng cường thể
lực cho những người chủ tương lai của đất nước, những người tri thức lao
động trẻ phát tiển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất và phong phú về
tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Công tác giáo dục thể chất và thể dục thể
thao trong các trường học là một nội dung không thể tách rời được trong quá
trình đào tạo.
Bác Hồ đã sớm chỉ ra vai trò to lớn của việc rèn luyện thân thể là một
trong những hoạt động cần thiết. Trong việc Bác đã ký xác lệnh số 3 vào ngày
27 tháng 3 năm 1946 “thành lập nha thanh niên và thể dục thuộc bộ quốc gia
giáo dục”. Tư tưởng đúng đắn của người được sự ủng hộ nhiệt tình của các
từng lớp nhân dân. Nhất là khi Bác viết “lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”.
“… mỗi người dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt một phần. Mỗi người dân
khỏe mạnh tức là góp phần cho cả nước khỏe mạnh. Vậy nên tập luyện thể
dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Việc đó không
tốn kém, không khó khăn gì, gái trai, già cả, ai cũng đều làm và ai cũng làm
được”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, tiếp nối truyền thống dân tộc, Đảng và
nhà nước ta nêu ra nhiều phong trào thể dục thể thao trong trường học. Nhiều
năm qua ủy ban thể dục thể thao và Bộ giáo dục và đào tạo đã rất quan tâm
đến công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp. Tại hiến pháp năm
1992 đã coi giáo dục thể chất là nội dung bắt buộc trong hiến pháp nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “… việc và học thể dục thể thao trong trường
học là bắt buộc”.
Vì vậy, việc thường xuyên đổi mới phương pháp, nội dung hoạt động
phát triển tố chất thể lực cũng như thể chất của học sinh, để các em có đủ sức
1
khoẻ và thể chất thực hiện các nhiệm vụ học tập. Trong lĩnh vực giáo dục thể
chất ngoài việc giáo dục kỹ năng cơ bản cho các em, điều quan trọng hơn là
chúng ta phải phát triển các tố chất thể lực như: Tố chất sức nhanh, sức mạnh,
sức bền, khoé léo. Đó là những tố chất thể lực không thể thiếu trong công tác
giáo dục thể chất cho các em học sinh THPT.
Để thúc đẩy quá trình phát triển thể chất của học sinh, có nhiều phương
tiện, hình thức hoạt động thể chất khác nhau. Tuy nhiên một trong những hình
thức có hiệu quả cao, đồng thời kích thích được hứng thú, thái độ tự giác tập
luyện của các em.
Đơn vị trường THPT Ba Đình là trường chuẩn quốc gia, đơn vị anh hùng.
Vấn đề giáo dục thể chất được Chi bộ, đảng bộ, Ban giám hiệu nhà trường,
Hội phụ huynh học sinh rất quan tâm và coi nó là một nội dung không thể
thiếu trong nhà trường nhằm phát triển toàn diện cho học sinh. Để các em có
đầy đủ sức khoẻ tham gia vào học tập và lao động. Và được Đoàn thanh niên
trong nhà trường rất ủng hộ. Học sinh hưởng ứng rất mạnh.
- Đội tuyển học sinh giỏi TDTT của nhà trường rất muốn luyện tập
thường xuyên để nâng cao thành tích.
- Phần lớn học sinh chưa hiểu hết bản chất, ý nghĩa khi tập luyện TDTT
để làm gì.
- Tính liên tục của bộ môn còn hạn chế, học sinh chưa quan tâm nhiều
đến môn học, học sinh đi học trang phục chưa đảm bảo.
- Sân bãi đang còn hẹp nên phần nào cũng ảnh hưởng đến kết quả tập
luyện của học sinh.
Phân phối chương trình môn thể dục trong nhà trường chỉ lên lớp giảng
dạy 2 tiết/1 tuần. Thời gian tập luyện, điều kiện thời tiết không ổn định nên
không đủ thời gian cho các em tập luyện.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Áp
dụng một số phương pháp rèn luyện sức nhanh vào hoạt động ngoại khoá
cho học sinh khối 10 trường THPT Ba Đình”
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đọc và nghiên cứu tài liệu để hiểu được cơ sở lý luận và ý nghĩa
của một số phương pháp rèn luyện sức nhanh
Sức nhanh là một tổ hợp các thuộc tính chức năng của con người quy
định chủ yếu và trực tiếp các đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản
ứng vận động. Đó là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian
ngắn nhất. Nó bao gồm sức nhanh đơn giản và sức nhanh phức tạp.
Những hình thức đơn giản biểu hiện sức nhanh
- Thời gian tiềm tàn của phản ứng vận động.
- Tốc độ động tác đơn giản
- Tần số động tác.
Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau. Đặc
biệt những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan
với tốc độ động tác. Những hình thức nêu trên là thể hiện các lực khác nhau.
Tốc độ là khả năng thực hiện động tác trong thời kỳ ngắn nhất. Yếu tố
quyết định của tốc độ là tính linh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ cơ.
theo quan điểm sinh lý, sức nhanh chính là thời gian phản ứng vận động gồm
4 phần:
- Xuất hiện hưng phấn trong cơ quan cảm thụ
- Dẫn truyền vào hệ thần kinh trung ương
- Truyền tín hiệu từ thần kinh trung ương tới cơ
- Hưng phấn cơ vào hoạt động tích cực
Trong đó, giai đoạn 3 chiếm nhiều thời gian nhất. Những động tác được
thực hiện với tốc độ tối đa, khác hẳn với động tác chậm và đặc điểm sinh lý.
Sự khác biệt cơ bản thể hiện ở chỗ khi thực hiện với động tác tối đa thì khả
năng điều chỉnh bằng cảm giác trong tiến trình thực hiện động tác chính xác.
Trong những động tác tốc độ lớn, hoạt tính của cơ diễn ra trong thời gian ngắn
đến mức cơ không kịp co lại nhiều và thực tế cơ hoạt động theo chế độ đẳng
3
trương. Tần số động tác phụ thuộc vào tính linh hoạt của quá trình thần kinh,
phụ thuộc vào tốc độ chuyển trạng thái hưng phấn, ức chế của trung khu vận
động. Theo quan điểm sinh học, sức nhanh phụ thuộc vào hàm lượng ATP
trong cơ thể và độ phân giải ATP dưới ảnh hưởng của xung động thần kinh
cũng như vào tốc độ tái hợp tác nó. Về các bài tập diễn ra trong thời gian ngắn
hơn nên quá trình tổng hợp ATP hầu như được thực hiện theo cơ chế yếm khí.
2. Lựa chọn một số phương pháp rèn luyện sức nhanh cho học sinh
khối 10 trường THPT Ba Đình.
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số giáo
viên thể dục của các trường THPT. Những người đã có kinh nghiệm trong
giảng dạy để phát triển các tố chất thể lực chung cho học sinh cùng với kinh
nghiệm của bản thân chúng tôi lựa chọn một số phương pháp rèn luyện sức
nhanh như sau:
* Cần chọn và dạy cho học sinh các nhóm bài tập hướng vào rèn
luyện 4 yếu tố cơ bản của sức nhanh:
- Những bài tập rèn luyện phản ứng nhanh như:
Các trò chơi vận động gồm:
1. Chạy tiếp sức
2. Tiếp sức chuyển vật
3. Lò cò tiếp sức
4. Ai nhanh hơn
5. Đứng lên quay người nhanh
6. Xuất phát nhanh
Bài tập xuất phát ở nhiều tư thế khác nhau gồm:
1. Đứng mặt hướng chạy – xuất phát
2. Đứng vai hướng chạy – xuất phát
3. Đứng lưng hướng chạy – xuất phát
- Những bài tập rèn luyện khả năng chạy tăng tốc như:
4
Xuất phát sau đó chạy 5m, 10m, 15m, 20m, các trò chơi tiếp sức, chạy
thi, nhảy dây, một số bài tập rèn luyện sức mạnh chân.
- Những bài tập rèn luyện tốc độ cao như: Nhảy dây nhanh, các động
tác rèn luyện độ linh hoạt của chân, đầu gối, hông, đánh tay
1. Chạy bước nhỏ
2. Chạy nâng cao đùi
3. Chạy gót chạm mông
4. Đi nhanh chuyển sang chạy
5. Đứng tại chỗ đánh tay
6. Xuất phát cao- chạy nhanh các cự ly 20 -60m.
Chạy nhanh 30m, 40m, 50m, 60m.
- Những bài tập rèn luyện sức nhanh bền như: Chạy nhanh 60m,
80m, một số trò chơi rèn luyện sức mạnh chân và tốc độ.
Khi giảng dạy giáo viên cần chọn thêm những trò chơi, bài tập mà mình
cho là hay và áp dụng nhiều phương pháp trò chơi thi đấu.
* Để áp dụng phương pháp phát sức nhanh tốt nhất cần giảng dạy
cần chú ý vấn đề sau:
- Xây dựng cho học sinh hiểu rõ khái niệm kỹ thuật động tác
- Giảng dạy tuần tự các bước kỹ thuật chạy ngắn
- Khi tổ chức tập luyện cần phân nhóm học sinh, nên cho các em có thành
tích tương đương cùng tập. Tùy điều kiện tập luyện có thể chia học sinh trong
lớp thành các nhóm với dụng cụ và không dụng cụ, tập tại chỗ, tập di chuyển.
Khi chia nhóm cần chia nhiệm vụ rõ ràng và cử nhóm trưởng phụ trách.
- Luật thi đấu nên dạy xen kẽ trong quá trình tập.
- Phát huy tính tích cực của học sinh trong tập luyện, hạn chế nhược điểm
bằng cách chỉ rõ các bài tập chung, riêng theo đặc tính cá nhân. Triệt để tận
dụng thời gian để học sinh tập luyện, coi trọng việc phát triển thể lực bằng
cách giao bài thể lực cho học sinh tập thêm ở nhà.
5
- Phải khởi động kỹ các bước trước khi cho học sinh chạy. Chú ý phát
triển độ dẻo, linh hoạt và tần số động tác của tay và chân.
II. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổ chức áp dụng một số phương pháp rèn luyện sức nhanh vào hoạt
động ngoại khoá đã được lựa chọn vào hoạt động học tập thể dục cho học
sinh lớp 10I trường THPT Ba đình
a. Tổ chức thực nghiệm: Để đánh giá phương pháp rèn luyện sức nhanh
đã lựa chọn, chúng tôi tiến hành giảng dạy thực nghiệm cho 44 học sinh lớp 10I
trường THPT Ba đình
- Thời gian tổ chức thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 20010 đến ngày 30
tháng 04 năm 2011.
Thơi gian tập mỗi buổi 45 phút.Vào các buổi chiều thứ 2,4,6.
Đầu năm giáo viên kiểm tra sức nhanh của học sinh lớp 10I và 44 học sinh
lớp 10 H Chạy nhanh cự ly 60m. Kết quả ban đầu cho thấy thành tích chạy 60m
của 2 nhóm tương đương nhau.
Sau đó thực hiện giảng dạy theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Xây dựng khái niệm: Làm mẫu, giảng giải, cho học sinh
xem tranh ảnh kỹ thuật.
Giai đoạn 2: Hình thành kỹ thuật động tác, cho học sinh tập những bài
tập sau:
- Những bài bài tập rèn luyện phản ứng nhanh như:
Các trò chơi vận động gồm:
1. Chạy tiếp sức
2. Tiếp sức chuyển vật
3. Lò cò tiếp sức
4. Ai nhanh hơn
5. Đứng lên quay người nhanh
6. Xuất phát nhanh
Bài tập xuất phát ở nhiều tư thế khác nhau gồm:
6
1. Đứng mặt hướng chạy – xuất phát
2. Đứng vai hướng chạy – xuất phát
3. Đứng lưng hướng chạy – xuất phát
- Những bài tập rèn luyện khả năng chạy tăng tốc như:
Xuất phát sau đó chạy 5m, 10, 15m, 20m, các trò chơi tiếp sức, chạy thi,
nhảy day, một số bài tập rèn luyện sức mạnh chân.
- Những bài tập rèn luyện tốc độ cao như: Nhảy day nhanh, các động
tác rèn luyện độ linh hoạt của chân, đầu gối, hông, đánh tay
* Bài tập 1. Chạy bước nhỏ
- Mục đích: Tăng tần số bước chạy, phối hợp động tác toàn thân nhịp nhàng.
- Động tác: Di chuyển mỗi bước dài 1/2 bàn chân, tăng cường tần số cho
đến khi không thể tăng được nữa. Nên đặt theo tín hiệu của giáo viên. Động
tác ở khớp gối và cổ chân phải linh hoạt, mềm mại nhất là ở cổ chân, gốc giữa
bàn chân và cẳng chân phải thay đổi liên tục, nhịp nhàng. hai tay để thả lỏng,
vung vẩy tự nhiên. Khi tập phối hợp với chân, có thể dùng tần số động tác tay
để điều chỉnh tần số bước chân.
- Khi chưa thuần thục, chưa yêu cầu làm nhanh và nên tập tại chỗ
* Bài tập 2. Chạy nâng cao đùi
Mục đích: Trong tần số bước chạy và giúp các cơ đùi tham gia tích cực
vào động tác nâng cao đùi khi đưa về trước.
- Động tác: Đứng thẳng trên hai nửa trước bàn chân hai tay co ở khuỷu.
Luân phiên đứng trên một chân, khi chân đó duỗi hết các khớp cổ chân, gối và
hông thì đùi kia được đưa lên cao nhất. Mỗi lần thực hiện trên cự ly 15 – 20m
về cuối ngả người về trước, bước dài dần để chuyển thành chạy nhanh – quá
trình chuyển này không được đột ngột. Trong quá trình chạy nâng cao đùi
không được để hạ thấp trọng tâm
* Bài tập 3: Chạy đạp sau
- Mục đích: Tăng hiệu quả động tác chạy đạp sau, phối hợp dùng sức
hợp lý giữa các bộ phận của cơ thể khi chạy.
7
- Động tác: Chạy đạp sau của tầng chân duỗi hết khớp hông, khớp gối, và
khớp cổ chân gốc độ nhỏ đồng thời nâng đùi cổ chân song song mặt đất.
Trong tầng bước có giai đoạn bay trên không ở tư thế kết thúc đạp sau. Cuối
giai đoạn bay phải chủ động hạ bàn chân trước xuống dưới - về sau để chuyển
qua đạp sau tiếp, đồng thời tích cực rút chân sau đưa đùi chân đó lên trước lên
trên. Hai tay đánh rộng, mạnh, so le với chân, về cuối chuyển thành chạy một
số bước.
* Bài tập 4: Gót chạm mông
- Mục đích: Nhằm tăng tính linh hoạt của chân
- Động tác: Bước ra trước một bước khoảng 0,3-0,4m khi nâng chân sau,
cần hất gót chân chạm mông, sau đó nhanh chóng đưa ra trước chạm đất bằng
nửa bàn chân trên. Hai tay hơi co, đáng phối hợp tự nhiên với chân, thân trên
thẳng hoặc hơi ngả về trước. Động tác được phối hợp một cách nhịp nhàng với
tốc độ chậm sau đó nhanh vừa để chạy về đích.
* Bài tập 5: Đi nhanh chuyển sang chạy
- Mục đích: Nhằm nâng cao tần số động tác, phát triển sức nhanh của cơ chân.
- Động tác: Đi tăng dần tốc độ trong 5-10 bước sau sau đó chuyển thành
chạy nhanh trong 15-20m.
* Bài tập 6: Chạy nhanh 30m
- Mục đích: Củng cố kỹ thuật chạy, có thể dùng trong khởi động, tập kỹ
thuật và cả phát triển thể lực chuyên môn.
- Động tác: Chạy với kỹ thuật hoàn chỉnh, tốc độ tăng dần do tần số và độ
dài bước tăng dần. Khi kết thúc cự ly quy định cũng là lúc đạt tốc độ cao nhất.
Cần phải chạy đúng kỹ thuật, chạy nhanh nhưng không căng thẳng gò bó.
Giai đoạn 3: Phát triển tốc độ
Trong giai đoạn này duy trì các bài tập rèn luyện tốc độ cao như: Chạy
bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, đi nhanh chuyển sang
chạy, chạy tăng tốc 30m và hướng dẫn học sinh tập những bài tập, trò chơi rèn
luyện phản ứng nhanh và một số bài tập sau: Chạy nhanh tại chỗ, chạy lặp lại
8
các đoạn ngắn 20-30m, chạy tốc độ cao các đoạn ngắn 20-30m, chạy tốc độ
cao tăng dần cự ly từ 20-80m.
Giai đoạn 4: Tập giải quyết các điểm yếu của học sinh
- Cần sửa những động tác kỹ thuật sai lầm và thường mắc như:
* Chạy bước nhỏ:
- Sai: Khi chạy nâng cao gối, bước quá dài, cổ chân và toàn thân không
thả lỏng.
- Cách sửa: Chạy bước nhỏ tại chỗ trong một số lần mỗi lần 30-60s với
tốc độ chậm, sau đó tăng dần tốc độ theo nhịp vỗ tay và lời khuyến khích của
giáo viên. Khi đã chạy tại chỗ tương đối nhịp nhàng, đúng động tác.
* Chạy gót chạm mông:
- Sai: Thân trên ngả quá nhiều về trước hoặc ngửa về sau, bước chạy với
toàn thân cứng, gò bó. Đặt chân chạm đất bằng gót bàn chân. Bàn chân không
thẳng với hướng chạy.
- Cách sửa: Giáo viên làm mẫu và chỉ dẫn tư thế gót chân khi chạm mông
và khi chạm đất. Cho học sinh tập tại chỗ, khi thấy các em chạy tương đối đúng
mới cho các em di chuyển
* Nâng cao đùi.
- Sai: Khi thấy thân trên ngửa về sau. Đạp hai chân không đều nên có bước
mạnh bước yếu. Hạ thấp trọng tâm, cẳng chân không thả lỏng, chân chạm đất
bằng gót bàn chân.
- Cách sửa: Tương tự như bài tập gót chạm mông
+ Bồi dưỡng và tập luyện thêm những bài tập, động tác khi thấy học sinh
còn yếu.
Sau 4 giai đoạn thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra lại sức
nhanh của học sinh lớp 10I chạy nhanh cự ly 60m, và học sinh lớp 10H chỉ
được tập luyện bình thường trên lớp.
9
C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả
Với phương pháp đổi mới trên để nâng cao sức nhanh cho học sinh chúng
tôi đã tiến hành áp dụng các bài tập phát triển sức nhanh so với kết quả đo được
ban đầu. Sau khi áp dụng một số phương pháp rèn luyện phát triển sức nhanh
đã đạt được kết quả như sau:
Kiểm tra lại sức nhanh của học sinh lớp 10I chạy nhanh cự ly 60m
S
S
Giỏi Khá Trung bình
44
SL % SL % SL %
18 41 20 45 6 4
Kiểm tra lại sức nhanh của học sinh lớp 10H chạy nhanh cự ly 60m
S
S
Giỏi Khá Trung bình
44
SL % SL % SL %
4 9 15 34 25 57
Kết quả cho thấy học sinh lớp 10 I được rèn luyện sức nhanh ngoại khoá
kết quả học tập tăng lên hẳn so với kết quả lớp 10 H.
- Đặc biệt về thành tích học sinh giỏi TDTT được đánh giá rất cao như sau:
+ Kỳ thi HSG tỉnh có 1 giải khuyến khích môn chạy ngắn, 4 giải tiếp sức.
Đội bóng rổ đạt giải 3 cấp tỉnh
+ Ngoài ra các em học sinh đã nâng cao được sức khoẻ, lòng ham mê tập
luyện, nâng cao khả năng phản ứng và sức nhanh cho hoc sinh.
2. Kiến nghị.
Từ kết quả đạt được trên tôi cũng rút ra được bài học kinh nghiệm cho
bản thân và muốn đưa ra tập thể cùng đánh giá và rút kinh nghiệm
“Áp dụng một số phương pháp rèn luyện sức nhanh vào hoạt động
ngoại khoá cho học sinh khối 10 trường THPT Ba Đình” có tác dụng rất tốt
tới thể lực và tinh thần của học sinh so với cách làm cũ. Tuy nhiên để việc
luyện tập mang lại hiệu quả cao giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh
10
hiểu rõ được cách tập luyện các động tác cơ bản và khơi dậy cho mỗi em có
lòng yêu thích được tập luyện thể thao ý chí cố gắng vươn lên để đạt mục tiêu,
cách đánh giá và tự đánh giá thì hoạt động mới có hiệu quả tích cực và nó sẽ
có tác dụng tốt đến sự phát triển thể chất, tinh thần cho các em. Nên sẽ là kinh
nghiệm để chúng tôi đưa vào áp dụng nâng cao thể lực, và hiệu quả tập luyện
môn thể dục.
Với kinh nghiệm nhỏ trên tôi rất mong được sự góp ý đánh giá của cấp
trên để kinh nghiệm có thể đưa vào thực tiễn và có ý nghĩa hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ngày 25 tháng 04 năm 2011
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thành
11