Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phương pháp dạy một số bài luyện tập môn tiếng anh ở khối 8 cấp thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.86 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THCS&THPT NẬM BÚNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Lĩnh vực: Phương pháp dạy học
PHƯƠNG PHÁP DẠY MỘT SỐ BÀI LUYỆN TẬP MÔN TIẾNG ANH
Ở KHỐI 8 CẤP THCS

Tác giả/ đồng tác giả: Nguyễn Văn Ngọc
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm Tiếng Anh
Chức vụ: Tổ phó chun mơn
Đơn vị cơng tác: Trường THCS&THPT Nậm Búng

Yên Bái, ngày 25 tháng 01 năm 2022


2

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Phương pháp dạy một số bài luyện tập môn Tiếng
Anh ở khối 8 cấp THCS”

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Áp dụng vào một số bài luyện tập
môn Tiếng Anh ở khối 8 cấp THCS trường THCS&THPT Nậm Búng, huyện
Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 06 tháng 9 năm 2021 đến ngày 10 tháng 12 năm 2021. Hiện
tại hướng nghiên cứu sáng kiến vẫn tiếp tục được áp dụng trong công tác
giảng dạy tại Trường THCS&THPT Nậm Búng.
5. Tác giả:


Họ và tên: Nguyễn Văn Ngọc
Năm sinh: 1980
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm Tiếng Anh
Chức vụ cơng tác: Tổ phó chun mơn
Nơi làm việc: Trường THCS&THPT Nậm Búng, huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Trường THCS&THPT Nậm Búng, huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0915 749 322
6. Đồng tác giả: Khơng
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Qua thực tế giảng dạy và qua dự giờ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy
hầu hết các Giáo viên Tiếng Anh đều đã nắm được các bước cơ bản của một
bài dạy luyện tập, học sinh cũng đã bước đầu hình thành và phát triển các kỹ
năng với sự hướng dẫn của Giáo viên. Song việc áp dụng vẫn chưa thành thạo,
chưa biết cách tổ chức các hoạt động đó trong giờ học, nhiều giờ dạy cịn
dùng phương pháp cũ, chưa rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh, Giáo
viên còn làm việc nhiều, học sinh còn thụ động, lười học, gây khơng khí
chán nản, buồn tẻ cho giờ học.
Theo tơi ngun nhân của tình trạng trên là do Giáo viên chưa đầu tư
thời gian thích đáng cho việc thiết kế bài soạn, nhiều Giáo viên khơng có điều


3

kiện để chuẩn bị đồ dụng dạy học, do tâm lý sợ mất thời gian, không dám áp
dụng phương pháp mới hoặc chưa xác định rõ mục tiêu của giờ dạy.
Ở một số trường điều kiện sống và học tập của học sinh còn chưa
cao, dẫn đến học sinh chưa có phong trào học tập, kiến thức nền thấp, nên

khó đáp ứng được yêu cầu của bài luyện tập.
Để nâng cao hiệu quả giờ dạy luyện tập, mỗi Giáo viên phải ln tự
học, làm quen với chương trình và phương pháp dạy học mới, đầu tư thời
gian cho bài dạy để thiết kế các hoạt động sao cho phù hợp với đối tượng học
sinh, giúp học sinh dễ hiểu, dễ làm, gây được hứng thú, sinh động trong các
giờ dạy luyện tập Tôi đã tiến hành khảo sát thực tế vào đầu học kỳ I năm học
2021 - 2022 trước khi áp dụng, kết quả cụ thể:
Điểm giỏi
(9 - 10đ)

Điểm khá
(7 – 8 đ)

Điểm TB
(5 – 6 đ)

Điểm yếu
(< 5 đ)

HS

TS

%

TS

%

TS


%

TS

%

64

05

7,8

08

12,5

39

60,9

12

14,1

Tống
Lớp

8 AB


số

Để nâng cao hiệu quả giờ dạy một số bài luyện tập môn Tiếng Anh ở
khối 8 cấp THCS, mỗi Giáo viên phải luôn tự học, làm quen với chương trình
và phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực, đầu tư thời gian cho bài
dạy để thiết kế các hoạt động sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, giúp
học sinh dễ hiểu, dễ làm, gây được hứng thú, sinh động trong các giờ dạy các
bài luyện tập.
Không những thế, Giáo viên cần trang bị cho học sinh vốn kiến thức
cơ bản về Tiếng Anh.
Giáo viên chú ý chọn những dạng bài tập luyện tập khác nhau, mức
độ bài phải từ dễ đến khó, tạo sự tích cực, tính độc lập sáng tạo, đặc biệt phải
lơi quấn học sinh.
Giáo viên giúp học sinh nắm được mẫu câu nhanh nhất để áp dụng
làm bài nhanh và có hiệu quả nhất.
Quan trọng hơn cả, Giáo viên chỉ là người hướng dẫn còn học sinh
mới là người chủ động lĩnh hội kiến thức.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp:


4

Nghiên cứu đề tài “Phương pháp dạy một số bài luyện tập môn Tiếng
Anh ở khối 8 cấp THCS” nhằm rèn luyện, phát triển kỹ năng dạy kiến thức
ngữ pháp mới, mẫu câu cho học sinh ở nhiều dạng bài khác nhau như: Bài
tập nghe nhắc lại, bài luyện tập chuyển đổi, bài luyện tập thay thế lắp ghép,
… Dựa vào các bài luyện tập để phát triển các kỹ năng khác như: Viết hoặc
nói … Phối hợp với rèn luyện kỹ năng dạy từ vựng, … Thông qua bài luyện
tập có thể mở rộng cách sử dụng ngữ liệu đã học vào tình huống, ngữ cảnh

mới làm phong phú vốn từ vốn kiến thức của học sinh về bài tập đang học
nhằm phát triển phương pháp học các bài luyện tập của học sinh từ những
năm học trước và các năm học tiếp theo ở tại trường THCS&THPT Nậm
Búng.
2.2. Nội dung giải pháp:
Bản thân tơi trong q trình giảng dạy, trao đổi với đồng nghiệp ở các
trường bạn, qua dự giờ và rút kinh nghiệm qua các chuyên đề, tôi đã áp dụng
một số thủ thuật vào các bước dạy của một bài luyện tập và cũng đạt được
kết quả rất khả quan.
Theo tôi, khi nghiên cứu một bài luyện tập, người dạy cần phải xác
định được mục tiêu chính của bài luyện tập là gì?
Khi đã xác định được mục tiêu, việc tiếp theo là phải thiết kế các hoạt
động cho từng bước dạy của bài luyện tập sao cho giờ dạy không bị nhàm
chán, buồn tẻ. Các em học sinh phải chủ động, tích cực tham gia vào bài học.
Trên cơ sở nội dung và tính chất của các dạng bài luyện tập, ta chia ra
làm năm kiểu bài:
1. Bài luyện tập nghe và nhắc lại
2. Bài luyện tập theo kiểu nối mắt xích
3. Bài luyện tập chuyển đổi
4. Bài luyện tập thay thế lắp ghép
5. Bài luyện tập truyền tin
Căn cứ vào các kiểu bài và mục đích để sử dụng các dạng luyện tập
nào cho phù hợp.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi chỉ đề cập tới việc giảng
dạy các bài luyện tập mang tính chất giao tiếp.
1. Bài luyện tập nghe và nhắc lại
Trước khi nhắc lại cấu trúc mà giáo viên mà giáo viên có kế hoạch
cho học sinh luyện tập. Cần đảm bảo chắc chắn rằng tất cả học sinh trong lớp



5

đã hiểu nghĩa những gì họ sắp luyện tập nói. Các bước luyện tập chỉ được bắt
đầu sau khi cấu trúc đã được giới thiệu cho học sinh và họ hồn tồn hiểu về
nó. Để việc luyện tập đạt kết quả tốt, giáo viên nên viết cấu trúc lên bảng.
Các bước để tiến hành một bài luyện tập nghe và nhắc lại:
1. Yêu cầu học sinh quan sát cấu trúc sắp luyện tập.
2. Trình bày mẫu cũ. Nói mẫu câu thật rõ ràng và tự nhiên. Dùng trọng
âm, ngữ điệu đúng đọc câu mẫu khoảng 3 - 4 lần để nó có thể tạo ra hình ảnh
và âm thanh trong học sinh.
3. Cho học sinh đọc đồng thanh, cho học sinh lắng nghe một lần nữa
và nhắc lại ngay, điều này giúp học sinh tập trung chú ý vào câu luyện trọng
âm, tránh được ảnh hưởng của các câu khác, cho học sinh nhắc lại khoảng 3 4 lần cho tới khi học sinh tự tin và có thể nói đúng được với tốc độ lời nói
mẫu.
4. Chia lớp thành hai nhóm nghe và nhắc lại.
5. Từng nhóm nhỏ nhắc lại, lúc này học sinh đã vững vàng hơn, nhưng
nếu học sinh cịn vấp, mắc gì thì giáo viên phải nhắc lại cho học sinh.
6. Cá nhân nhắc lại, có thể ra hiệu gọi một vài em cùng nói một lúc, ở
thời gian này cần chú ý đến trọng âm, ngữ điệu, sự phát âm của học sinh.
7. Hoàn thiện quá trình luyện tập bằng cách yêu cầu cả lớp đọc đồng
thanh một lần nữa.
Toàn bộ hoạt động nghe và nhắc lại này chỉ nên kéo dài vài phút
nhưng trong đó mỗi học sinh được nói ít nhất 5 - 6 lần.
2. Bài luyện tập theo kiểu nối mắt xích
Luyện tập theo kiểu nối mắt xích là hình thức luyện tập trong đó giáo
viên dần dần thêm các thành tố vào một câu được nhắc đi nhắc lại nhiều lần
để hồn chỉnh câu nói đó hoặc nối các câu với nhau thành một đơn vị giao
tiếp. Mục đích của loại bài luyện tập này là chia một câu khó thành các phần
nhỏ để cho dễ luyện tập hơn nhưng vẫn đảm bảo ý nghĩa giao tiếp trong hoàn
cảnh cụ thể. Trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ học sinh trung bình khó có

thể nhớ 6 - 7 âm tiết cùng một lúc, dù chỉ là nhớ tạm thời trong một lúc đó. Vì
vậy tất cả các lời nói dài hơn 7 âm tiết cần phải được chia thành nhiều đoạn
để rồi dần dần ghép lại theo kiểu nối cài mắt xích với nhau.
* Kiểu nối mắt xích xi
Luyện tập theo hình thức này có thể bắt đầu bằng nhóm ngữ nghĩa
đầu tiên của mẫu câu. Nhưng khi sử dụng hình thức này chúng ta phải lựa chọn
những mẫu câu phù hợp chứ không phải mẫu câu nào cũng áp dụng được.


6

Làm sao khi ta xây dựng lời nói dân dần từ đầu câu thì ngữ điệu của lời nói
khơng bị biến dạng và các đoạn nối tiếp nghe có ý nghĩa.
+ Ví dụ: Khi chúng ta luyện câu.
“My father used to watch T.V in the mornings”
Ta có thể chia thành các đoản ngữ sau.
T: My father
S: My father
T: My father used to watch TV
S: My father used to watch TV
T: My father used to watch TV in the morning
S: My father used to watch TV in the morning
+ Nhưng đối với câu sau.
“My brother always goes to the searhores in Blackpoolcity”
Ta có thể chia thành các đoản ngữ sau.
T: My brother
S: My brother
T: My brother always goes
S: My brother always goes
Trong ví dụ trên nếu ta chia câu thành các đoản ngữ như vậy thì khi nói

lên thì các đoản ngữ đó nghe rất vơ nghĩa.
* Kiểu mắt xích ngược
Q trình ngược lại, xây dựng lời nói từ cuối câu trở lên có thuận lợi
hơn vì các đoản ngữ thường có nghĩa nếu bắt đầu từ cuối câu lên và ngữ điệu
của câu cung ít bị ảnh hưởng.
Khi chọn các cấu trúc luyện tập nghe nhắc lại nên chú ý đến số âm tiết
hơn là chú ý đến từ trong câu và khi chia câu ra tong đoạn để luyện tập phải
chú ý đến ngữ nghĩa của chúng. Thường chúng ta nên chia câu ra làm hai
nhóm ngữ nghĩa, nhưng nếu câu q dài ta có thể chia làm bốn.
Ví dụ:
“Would you please show me the way to the nearest postoffice”
3. Bài luyện tập chuyển đổi
Dạng bài tập chuyển đổi là hình thức thay đổi cấu trúc của câu có thể
là từ câu chủ động sang câu bị động, từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp hay
từ khẳng định sang câu phủ định hoặc nghi vấn … Cũng có khi chuyển đổi
câu ta vẫn giữ nguyên cấu trúc của nó nhưng thay đổi ngơi thứ của động từ


7

hoặc thì của động từ. Khi sử dụng dạng bài luyện tập này giáo viên cần giúp
học sinh phát huy tính tích cực sáng tạo nếu khơng tồn bộ q trình sẽ trở
nên vơ nghĩa.
Để giúp học sinh luyện bài tập này dễ dàng hơn nên tập chung luyện
chuyển đổi tong vấn đề ngữ pháp một chứ không nên chuyển đổi nhiều chi
tiết ngữ pháp cùng một lúc. Có thể dùng các phương tiện nghe nhìn như:
Tranh ảnh, biểu bảng
… để làm rõ ràng hơn các vấn đề cần chuyển đổi.
Ví dụ: Đưa ra một biểu bảng. Học sinh dựa vào biểu bảng rèn luyện
dạng chuyển đổi thì của câu.

Name
Then
Now

Mr. Smith

Mr. Green

Peter

Max

………

Go to the circus ………….. ………….. ………
……………. …………………. …………. …………. ………
Play Chess
Play tennis
…………….

Go to the cinema

………….. ………….. ………
………………… …………. …………. ………

T: What did Mr. Smith used to do?
S: He used to play chess but he does not play chess any more now.
He usually plays tennis now.
Dựa vào biểu bảng như trên ta cũng có thể cho học sinh hỏi và trả lời
theo từng cặp dây chuyền: Có nghĩa là bắt đầu bằng việc gọi một học sinh

lên và hỏi một câu hỏi, người thứ hai trả lời dựa vào cấu trúc và thơng tin
trên bảng sau đó người thứ hai lại gọi và hỏi tiếp người thứ ba cứ tiếp tục
như thế một học sinh đứng lên sẽ làm hai nhiệm vụ là trả lời câu hỏi và đặt
câu hỏi.
Ví dụ:
S1: M, Tell us about Mr. Smith
S2: He used to play chess, but he does not play chess any more. He
usually plays tennis. N, tell us about Mr. Green.
S2: Mr. Green used to go the circus, but now she does not go to the
circus any more. She usually goes to the cinema. P, tell us about Peter.
S3: ……………………………………...
Có thể ta gợi ý các phần thay thế bằng tranh ảnh: Một bức tranh có
nhiều chi tiết có thể gợi ý được rất nhiều câu khác nhau, hoặc chuyển đổi câu
thì cũng thực hiện được dễ dàng. Nếu như học sinh đã nắm được cách sử
dụng từ hiện tại. Giáo viên có thể viết ngày tháng của ngày hơm trước, hơm


8

sau và yêu cầu học sinh chuyển các câu vừa nói sang quá khứ hoặc tương lai.
Cuối bài luyện tập chuyển đổi, ta nên cho học sinh nói về bản thân hoặc
những người trong gia đình.... để chúng đưa ngơn ngữ vào sử dụng trong thực
tế.
4. Bài luyện tập thay thế lắp ghép
Một biến thể của bài tập nghe nhắc lại được dùng phổ biến nhất là bài
tập thay thế lắp ghép. Các cấu trúc ở đây hầu như có chung một đặc điểm là
có thể lắp ghép. Từ một câu ta có thể tạo ra nhiều lời nói khác nhau. Điều
này ta có thể thưc hiện được một cách dễ dàng vì cấu trúc câu cơ bản đã
được luyện tập kỹ.
Ví dụ:

T: Would you mind …… (chỉ ra cửa sổ)
S: Would you mind opening the window?
T: Chỉ vào bóng điện.
S: Would you mind turning on the lights?
………………………………………..
Mẫu câu luyện tập này phải chỉ rõ cho học sinh phần nào có thể thay
thế lắp ghép. Phần nào giữ cố định sau đó cung cấp cho học sinh những từ,
cụm từ có thể dùng cho phần thay thế. Ta có thể sử dụng tranh để học sinh có
thể tạo ra các cụm từ, từ cần thay thế.
5. Bài luyện tập truyền tin
Hình thức này giống như chạy tiếp sức bắt đàu giáo viên cho một
người trong số học sinh một mẫu câu, người này truyền tiếp cho người kia,
cứ the lần lượt cho tất cả học sinh trong lớp đều được nói một lần cấu trúc
đó. Có rất nhiều cách để biến loại hình bài tập này thành một hoạt động hấp
dẫn, thú vị và tiết kiệm được thời gian. Ở lớp đông học sinh, nếu lần lượt tất
cả các em đều được nói truyền cho nhau thì sẽ mất nhiều thời gian. Vậy ta có
thể cho học sinh hoạt động theo nhóm từ 6 -> 8 em.
Ví dụ:
S1: If I were you, I would not get up late.
S2: If I did not get up late, I would go to school on time.
S3: If I did not get up late, I would go to school on time.
If I go to school on time, I would not be punished.
Trên đây là một số kiểu bài luyện tập, các kiểu bài luyện tập này có
thể dễ dàng sử dụng và ở bất cứ giai đoạn nào trong bài học, nó giúp cho
hoạt động học tập thêm phong phú nhưng chúng ta cũng phải chú ý là không


9

nên quá lạm dụng chúng. Giáo viên cần phải có sự chuẩn bị thật cẩn thận và

cố giữ để bài luyện tập diễn ra nhanh chóng ngắn gọn. Khi cho học sinh
luyện tập, Giáo viên cũng phải tạo ra cho mình một phong cách vui vẻ, nhanh
nhẹn và ln tỏ quan tâm hứng thú đối với các hoạt động của học sinh, từ đó
có thể lơi cuốn học sinh tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động luyện
tập.
Trong mỗi bài dạy, tôi đã áp dụng các thủ thuật như đã nêu ở trên. Tuy
nhiên không phải là tất cả và thấy rằng các em học sinh đã thực hiện bài đọc
rất tốt. Các em đã hình thành được kỹ năng làm các bài tập luyện tập. Tôi đã
vận dụng một số trò chơi như: Lucky numbers; Noughts and croses; Shark
attack … vào bài dạy, học sinh rất hứng thú và làm cho tiết học sôi nổi.
Theo nhận định của tơi và đồng nghiệp có cùng chun mơn tại các
trường bạn, qua việc dự giờ thăm lớp. Việc học sinh học tiết luyện tập theo
phương pháp mới, đã làm thúc đẩy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, từ
đó chất lượng học tập của bộ mơn dần được nâng cao.
2.3. Tính mới của giải pháp nêu trên đó là:
Ngồi các phương pháp, thủ thuật thơng thường, để dạy một số bài
luyện tập tôi đã áp dụng ba kiểu bài theo các dạng: Bài luyện tập nghe và nhắc
lại, Bài luyện tập chuyển đổi và Bài luyện tập thay thế lắp ghép là hoàn toàn
khác nhau được phân tích và thơng qua các ví dụ cụ thể nêu ở trên.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp “Phương pháp dạy một số bài luyện tập môn Tiếng Anh ở
khối 8 cấp THCS” không những giúp học sinh ghi nhớ hiệu quả từ loại và
thực hành mẫu câu để làm các bài tập luyện tập tốt mà còn đóng vai trị rất
quan trọng trong việc cải thiện đáng kể cho các kĩ năng khác.
Với giải pháp mà tôi đã nêu ra ở trên, tơi khẳng định có tính khả thi
và hiệu quả cao mà tôi đã áp dụng đối với lớp 8 trường THCS&THPT Nậm
Búng nói riêng và giải pháp này có thể áp dụng ở các trường có cấp THCS
khác trong tồn tỉnh n Bái nói chung.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp

Sau một thời gian áp dụng thử giải pháp “Phương pháp dạy một số
bài luyện tập môn Tiếng Anh ở khối 8 cấp THCS” từ ngày 06 tháng 9 năm
2021 đến ngày 10 tháng 12 năm 2021, tôi đã khảo sát về khả năng làm một số
bài luyện tập trực tiếp của học sinh vào cuối học kỳ I năm học 2021 - 2022 đã
mang lại, cụ thể:


10

Kết quả

Kết quả thực nghiệm

Tổng số HS

Điểm
giỏi
(9 - 10đ)

Điểm
khá
(7 - 8đ)

Điểm TB
(5 - 6đ)

Điểm
yếu
(<5)


Lớp thực
nghiệm
(8A)

Số lượng

33

06

11

15

01

%

100

18,2 %

33,3 %

45,5 %

3,0 %

Lớp đối
chứng

(8B)

Số lượng

31

03

06

17

05

%

100

9,7 %

19,4 %

54,8 %

16,1 %

Dựa vào số liệu cụ thể ở trên cho chúng ta càng thấy được rằng, việc
ứng dụng giải pháp này vào việc dạy của Giáo viên và học các bài luyện tập
của học sinh đã có rất nhiều tiến bộ, các em đã nắm được các kỹ năng, thủ
thuật làm các bài luyện tập. Đặc biệt hiệu quả, lợi ích bước đầu triển khai và

áp dụng thực hiện giải pháp trên cho thấy:
Hầu hết học sinh đều tiếp thu và tích lũy cho mình những kiến thức
môn học, và quan trọng các em đã áp dụng các thủ thuật để làm bài tập tốt
hơn, giải quyết được các tình huống có vấn đề trong học tập và trong giao
tiếp tốt hơn hẳn. Không chỉ dừng lại qua đánh giá định tính mà cịn thể hiện
qua số điểm Giỏi, Khá, Trung bình và Yếu, cụ thể:
Với lớp thực nghiệm, số điểm Giỏi tăng 8,5 %; số điểm Khá tăng 13,9 %
; số điểm Trung bình giảm 9,3 %; số điểm Yếu (điểm dưới 5) giảm 13,1 % so
với lớp đối chứng.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Một là, về phía học sinh: Cần có những điều kiện học tập ở trường và
ở nhà tốt nhất có thể.
Hai là, về phía Giáo viên: Cần bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên
môn và nghiệp vụ sư phạm, tích cực đổi mới phương pháp dạy học và nắm
bắt kịp thời việc thực hiện đổi mới chương trình GDPT, sách giáo khoa để có
kế hoạch xây dựng kế hoạch, nội dung dạy học một cách cụ thể, khoa học và
có hiệu quả.
Ba là, về cơ sở vật chất: Vì là mơn đặc thù, Nhà trường cần trang bị
phịng học Ngoại ngữ có kết nối Internet và có kế hoạch bổ sung thêm trang


11

thiết bị như Ti Vi, máy chiếu, Internet ở các lớp học khác đầy đủ, khang
trang hơn để các em hứng thú tiếp thu bài học và u thích mơn học hơn
đồng thời cũng là để kịp thời tiến hành tổ chức các nội dung liên quan đến
việc thực hiện đổi mới chương trình GDPT trong giai đoạn 2020 - 2025.
8. Tài liệu gửi kèm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách bài tập bổ trợ (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trường Đại học
Ngoại ngữ Hà Nội năm 2006)
2. Sách nâng cao (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trường Đại học Ngoại
ngữ Hà Nội năm 2007)
3. Sách bồi dưỡng chuyên đề (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trường Đại học
Sư phạm Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2006)
4. Tài liệu bồi dưỡng Tiếng Anh cấpTHCS (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2009)
5. Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội năm 2009)
II. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN
QUYỀN
Tôi xin cam kết biện pháp nêu trên là của cá nhân trực tiếp áp dụng,
triển khai tại đơn vị nhà trường, không sao chép dưới bất cứ hình thức nào và
khơng vi phạm bản quyền. Nếu sai, cá nhân tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.
Nậm Búng, ngày 25 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Nguyễn Văn Ngọc


12

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
….…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


13

* Kế hoạch bài dạy minh hoạ của một tiết dạy thực nghiệm

Preparation: 01/12/2021
Teaching date: 03/12/2021
Lesson plan: LANGUAGE FOCUS
I. OBJECTIVES
1. Language target
- By the end of the lesson, Ss will be able to: Further practise in
present simple tense and structure (not) adj+enough+to V(inf) and Would
you mind + V- ing ....
+ Vocabulary: Set, rise, planet, earth, moon, Mars, Mercury
+ Structure:
- Simple tense.
- Present simple to talk about general truths.
- (Not) Adj + enough + to infi
- Would you mind + V-ing ....
2. Skill: Speaking, writing, reading.
II. PREPARATION: Textbook, pictures, extra-board.
III. PROCEDUCE
Activities

Content

1. Warm up
- T gives a sentence in the present Eg: Hoa lives in Tran Hung Dao
and ask Ss to write it in the past.
street.
…………………………. last year.
2. Presentation
- T helps Ss to revise the simple
present and compare with the simple
past.

- T gives two example then ask Ss to
compare.
* Present simple: Express the
actions happen in the present.
- Express habit, custom, tradition
and the general truths.
* Past simple tense: Express the
actions happened and finished in the
past following some adverbs of

1. Complete the paragraph
* Grammar
Eg: I often play volleyball in the
afternoon.
Eg: I sometimes go to the zoo in the
freetime.
Eg: I usually go to school by
motorbike.
Þ S + V (s/es) + (O)……..
Eg: I played volleyball yesterday
afternoon.
Eg: Hoa lived in Hue last year


14

time: yesterday, ……………….ago, Þ S + Ved/ V(past) + (O)……..
last Sunday/ week/ month/ year…..,
in 1988……………….…………….
3. Practice

- With the replacement exercises for Eg: Would you mind standing here?
assembly
- Ask Ss to look at the things and Would you mind+ V-ing ….?
practice in T’s guides.
- Call on some Ss to speak in frond 2. Practice: with
of the class.
mind+ V- ing ….?
T: Would you mind …… (chỉ ra cửa
sổ)
(Would you mind opening
the window?)
T: Chỉ vào bóng điện.
(Would you mind turning on the
lights?)
………………………
- Check for Ss.
- Have Ss complete 2 paragraphs.
- T calls some to give their
answers, then correct if any mistake.
* Revision of simple present tense
- Review simple present tense:
formation, usage (to talk about
general truth)

Would

you

- Look at the window and speak:
S: Would you mind opening the

window?
- Look at the lights and speak:
S: Would you mind turning on the
lights?

* Answers
a) 1. lives
2. sent
3. was
4. is
b) 1. are
2. came
3. showed
4. introduced
* Pre- teach vocabulary:
3. Complete the dialogue.
- Explain some new words.
Vocabulary
- Guide Ss to read carefully.
- Planet (n): hành tinh
* Checking vocabulary by: R and R - Mars (n): sao hỏa
- Have Ss complete 2 paragraphs
- Mercury (n): sao tinh
- T calls some to give their - silly (adj): ngu, dại, ngớ ngẩn
answers, then correct if any mistake.
- Have Ss complete dialogue * Answer
between Ba and Tuan.
1. sets.
2. goes
- Explain how to use structure.

3. moves
4. is


15

- Have Ss complete dialogue
- T calls Ss to do the exercise.
- T corrects if any mistake.

4. Production.
- Have Ss look at picture, ask and
answer the questions.
a) How many people are there in
the picture?
b) What does each person look like?
c) What is each person wearing?
- Give feedback.

5. Homework

5. is
6. is
4. Complete the dialogue.
Use: (not) adjective + enough...
Eg: I am not tall enough to play
volleyball
+ (not) adjectives + enough + to
inf
a) No. It is not big enough to carry

every thing.
b) Ba is not old enough to drive a
car.
c) I am strong enough to lift this
box.
d) I don’t think my English is good
enough to be a member.
5. Look and describe
+ There are 4 people in the picture.
a) There is a tall, heavy set man;
There is a tall, thin woman with
short hair; There is a boy sitting on
the ground, holding his head, and
there is a short man standing across
the street.
b) The man standing next to the taxi
is wearing a yellow shirt and black
trousers; the woman is carrying a
shoulder bag, and is wearing a green
skirt and red blouse. The boy sitting
on the ground and holding his head
is wearing blue shorts and a white
shirt; and the man......
- Ss review the simple present and
past simple tense.Learn structure
(not)+ adj +enough/
….
- Do all exercises in book again.
- Prepare new lesson.



16


17


18



×