Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Sử dụng trò chơi mảnh ghép kết hợp cùng kỹ thuật dạy học để tổ chức dạy chủ đề phản ứng oxi hóa khử nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 43 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ
********************

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

(Lĩnh vực: Hoá Học)

Tên sáng kiến: “Sử dụng trò chơi mảnh ghép kết hợp cùng kỹ
thuật dạy học để tổ chức dạy chủ đề phản ứng oxi hoá-khử nhằm
phát triển phẩm chất, năng lực người học”.

Tác giả:
Trình độ chun mơn:
Chức vụ:
Đơn vị cơng tác:

Ngơ Minh Ngọc
Cử Nhân Hóa Học
Giáo viên
Trường THPT Hồng văn Thụ

Yên Bái, tháng 02 năm 2022


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Sử dụng trò chơi mảnh ghép kết hợp cùng kỹ thuật dạy học để tổ
chức dạy chủ đề phản ứng oxi hoá-khử nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Nội dung sáng kiến tôi lựa chọn áp dụng cho chủ đề
phản ứng oxi hóa-khử chương trình hóa học 10.


4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được thực hiện trong các năm học 2020-2021 và 2021-2022
- Tháng 08/2020: Nghiên cứu tài liệu, khảo sát việc dạy học chủ đề phản ứng oxi hóakhử qua các năm.
- Tháng 09/2020 đến tháng 10/2020: Xây dựng, lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy
học phù hợp với chủ đề phản ứng oxi hóa-khử
- Tháng 11/2020 – 12/2020: Xây dựng kế hoạch bài dạy và áp dụng tại trường THPT
Hoàng Văn Thụ.
- Tháng 11/2010 đến nay tiếp tục dạy theo kế hoạch đã xây dựng tại trường THPT
Hồng Văn Thụ.
5. Tác giả:
Họ và tên: Ngơ Minh Ngọc.
Năm sinh: 29/12/1982
Trình độ chun mơn: Cử nhân hóa học
Chức vụ cơng tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Hồng Văn Thụ.
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Huyện Lục Yên, Tỉnh Yên Bái.
Điện thoại: 0986 504 982
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Hiện nay để đáp ứng yêu cầu của xã hội, quá trình dạy học đặc biệt chú ý đến
vai trị của người học: Người học tăng tính độc lập, tư duy trong học tập. Từ đó bồi
dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, năng lực tự học tập, nghiên cứu… để phù hợp với
sự phát triển tư duy của học sinh trong xã hội mới và tiếp cận với các nền giáo dục tiên
tiến trong khu vực và trên thế giới.
Quá trình dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả cơ
bản phụ thuộc vào chủ thể nhận thức - người học. Điều này lại phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm... (các yếu tố chủ
quan); Nó cịn phụ thuộc vào: Mơi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự
1



hứng thú trong học tập. Sự hứng thú học tập của học sinh là một trong những yếu tố
quyết định đến chất lượng dạy và học. Nhìn chung người học có hứng thú học tập hay
khơng là do mối quan hệ tương tác của người dạy đối với người học.
Trong trường học hiện nay đa số các em học sinh “sợ” mơn hóa học, các em cịn
chưa biết học hóa học có ý nghĩa gì trong đời sống. Kiến thức hóa học lại khá trìu
tượng, khó học, lượng kiến thức nhiều. Hóa học lại là mơn khoa học thực nghiệm, các
em cần có thời gian và cơ sở vật chất để thực hành. Nhưng hiện nay trong trường phổ
thơng khó có thể thực hiện được nhu cầu đó. Điều đó làm cho học sinh khơng có hứng
thú trong học tập. Mặt khác, với phương pháp dạy học cũ, học sinh tiếp thu kiến thức
một cách thụ động, dẫn đến tình trạng nhàm chán, mệt mỏi trong các giờ học dẫn đến
việc tiếp thu kiến thức chưa đạt hiệu quả cao.
Khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng
hơn; Khi được tự mình xử lý thơng tin thì học sinh sẽ ghi nhớ lâu hơn, hứng thú hơn
trong quá trình học tập, nghiên cứu. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học
sinh trong giờ học hóa học, mỗi phương pháp có lợi thế riêng. Vì vậy người giáo viên
cần phải biết cách tổ chức lớp học một cách linh hoạt, phù hợp với từng tiết học. Tôi
đã lựa chọn “Sử dụng trò chơi mảnh ghép kết hợp cùng kỹ thuật dạy học để tổ chức dạy
chủ đề phản ứng oxi hoá-khử nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học”. để phát
huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Giúp các em chủ động trong học tập và tăng
hứng thú trong giờ học, tạo hiệu quả cao trong tiết học. Đồng thời xây dựng và phát triển
các kĩ năng mềm cho các em như thuyết trình, làm việc nhóm, cơng cụ tự đánh giá theo
tiêu chí… Khi các kĩ năng hình thành và có sự chủ động trong nghiên cứu, học tập thì
việc học của các em diễn ra rất tự nhiên, có hiệu quả cao và giáo viên cũng đỡ vất vả hơn,
hứng thú hơn trong cơng việc của mình.

2


2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

2.1. Mục đích của giải pháp
- Giúp giáo viên thực hiện phương pháp đổi mới tích cực trong học tập.
- Giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, đồng thời hình thành và phát triển các kĩ
năng mềm cho học sinh, các em có cơ hội thể hiện bản thân mình.
- Giúp học sinh được ghi ra những điều mình chưa biết, đã biết, muốn được biết và
được biết về phản ứng oxi hóa-khử thơng qua phiếu khảo sát KWL
- Giúp học sinh được ghi ra những cái mà học sinh được học sau tiết học thông qua
phiếu phản hồi dành cho học sinh.
- Giúp học sinh biết sử dụng công cụ là phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric) để đánh
giá sản phẩm của các nhóm khác từ đó giúp các em hiểu bài sâu sắc hơn và phát triển
được phẩm chất, năng lực của các em.
- Giúp giáo viên và học sinh tạo nên nhiều mối liên kết hơn trong bài học
2.2 Nội dung của giải pháp
2.2.1 Nội dung:
Để dậy các tiết của chủ đề “ Phản ứng oxi hóa-khử” có nhiều cách dậy khác nhau,
nhưng chủ yếu là các cách truyền thống: Thuyết trình, đàm thoại, làm việc với SGK và tài
liệu tham khảo. Các phương pháp trên lấy giáo viên làm trung tâm, học sinh vẫn được lĩnh
hội kiến thức, nhưng làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán khi mình khơng được làm
hoặc được làm ít theo kiến thức mình biết và hiểu. Nhận thấy được điều này tơi đã “Sử
dụng trị chơi mảnh ghép kết hợp cùng kỹ thuật dạy học để tổ chức dạy chủ đề phản ứng
oxi hoá-khử nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học”.

3


NỘI DUNG CHI TIẾT
Phần 1: Thiết kế KHBD
I- MỤC TIÊU

Năng lực hoá học


Nhận thức hoá học

1. Nêu được khái niệm và xác định được số oxi hoá của
nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất.
2. Nêu được các khái niệm chất khử, định nghĩa phản ứng
oxi hoá – khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hố – khử.

Tìm hiểu thế giới tự
nhiên dưới góc độ hố
học

3. Mơ tả được một số phản ứng oxi hoá – khử quan trọng gắn
liền với cuộc sống.

Vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học

4. Cân bằng được phản ứng oxi hoá – khử bằng phương pháp
thăng bằng electron.

Phẩm chất chủ yếu
Nhân ái

Trách nhiệm

5. Có ý thức tôn trọng ý kiến của thành viên trong nhóm khi
thảo luận và trao đổi
6. Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm
để hồn thành nhiệm vụ


Năng lực chung
7. Tự phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm
khi hơp tác
Tự chủ và tự học

8. Tự quyết định cách thức thực hiện khi làm nhiệm vụ
9. Tự đánh giá về quá trình và kết luận nhiệm vụ thực hiện.
10. Tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và tiếp thu sự góp
ý, hỗ trợ các thành viên trong nhóm

Giao tiếp và hợp tác

11. Sử dụng ngơn ngữ phối hợp với dữ liệu, hình ảnh để
trình bày thơng tin và ý tưởng có liên quan đến phản ứng oxi
hóa – khử

4


Giải quyết vấn đề và
sáng tạo

12. Lập được kế hoạch và thực hiện được kế hoạch vể phản
ứng oxi hóa – khử.

II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên
- KHBD, bài giảng ActivInspire

- Phiếu hướng dẫn tự học, phiếu đánh giá theo tiêu chí, Phiếu KWL, Phiếu
phản hồi sau giờ học.
- Phiếu học tập số 1, Phiếu học tập số 2, Phiếu học tập số 3, Phiếu học tập số
4, 04 tờ giấy A3, 04 tờ giấy A0, 04 bút dạ, nam châm, băng dính.
2. Học sinh
- Hồn thành phiếu hướng dẫn tự học.
- Sáng tác 01 bài thơ hoặc 01 bài hát về các khái niệm/ kiến thức đã được học
ở bài Phản ứng oxi hóa khử ( tiết 1)
- Sản phẩm của nhiệm vụ về nhà:
Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi-hóa khử sau (theo 4 bước)
NH3+O2 ⎯⎯
→ NO +H2O
(Các nhóm trình bày ra giấy A3)
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
III.1-Mô tả chung các hoạt động học
Tiết

Hoạt động
(thời gian)

Hoạt động 1.
Hoạt động khởi
động (10 phút)

Đáp ứng
mục tiêu

1,5,6,7,8,9,
10


Hoạt động 2:
Hoạt động hình
thành kiến thức
Tiết 1 mới
1,2,5,6,7,8,
Tìm hiểu các
9,10
khái niệm: Chất
khử-chất oxi hoá;
sự khử-sự oxi
hoá; phản ứng
oxi hóa-khử (30
phút)

Phương pháp/KTDH

- Phương pháp giải
quyết vấn đề.
- Phương pháp đàm
thoại.
-Kỹ thuật KWL
- Phương pháp đàm
thoại
- Phương pháp giải
quyết vấn đề.
- Kỹ thuật chia nhóm.
- Kĩ thuật hợp tác.

Phương pháp và
công cụ đánh giá

Phương pháp: Vấn đáp
Công cụ: Phiếu giao
nhiệm vụ (phiếu học
tập số 1)

Phương pháp: Quan
sát
Công cụ: Phiếu giao
nhiệm vụ (phiếu học
tập số 1)

5


Hoạt động 3:
Vận dụngLuyện tập (5
phút)

Hoạt động 1:
Hoạt động khởi
động (10 phút)

1,2,5,6,7,8,
10

- Phương pháp đàm
thoại
- Phương pháp giải
quyết vấn đề.
- Kỹ thuật chia nhóm.

- Kĩ thuật hợp tác

1,2,5,6,7,8,
9,10

- Dạy học khám phá
(Cho học sinh hát 1 bài
hát hoặc bài thơ về các Phương pháp: Đọc thơ
khái niệm/ kiến thức đã
được học ở bài phản
ứng oxi hóa khử (tiết 1)
- Phương pháp trị chơi

Hoạt động 2:
Hình thành kiến
thức mới Tìm
Tiết 2 hiểu về cách lập
1,2,4,5,6,7,
phương trình hố
8,9,10,12
học của phản ứng
oxi hố khử (cân
bằng theo phương
pháp thăng bằng
electron) (23 phút)
Hoạt động 3.
Vận dụngLuyện tập (5
phút)

4,5,6,7,8,9,

10

Hoạt động 4.
Mở rộng Ý
2,5,6,7,8,9,
nghĩa của phản 10,11
ứng oxi hóa-khử
(7 phút)

- Phương pháp giải
quyết vấn đề.
- Kỹ thuật chia nhóm.
- Kĩ thuật hợp tác.

Phương pháp: Quan
sát

Phương pháp: Quan
sát
Phiếu hướng dẫn chi
tiết trị chơi
Cơng cụ: Phiếu giao
nhiệm vụ (phiếu học
tập số 2)
Phiếu đánh giá theo
tiêu chí

- Kỹ thuật chia nhóm.
- Kĩ thuật hợp tác.
- Phương pháp trị chơi


Phương pháp: Vấn
đáp, đặt câu hỏi

- Phương pháp giải
quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học
nhóm.
- Phương pháp đàm
thoại.

Phương pháp: Quan
sát
Cơng cụ: Phiếu giao
nhiệm vụ (phiếu học
tập số 2)

6


III.2- Các hoạt động học cụ thể

TIẾT 1
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (10 phút)
Mục tiêu:
- Khắc sâu thêm kiến thức thông qua các bài tập.
- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận
định của bản thân.
Cách thức tổ chức:
HĐ nhóm: Sử dụng kỹ thuật KWL.

GV: Yêu cầu cá nhân các học sinh điền thông tin vào cột K và W trong phiếu khảo sát KWL
và hoạt động nhóm hồn thành phiếu học tập số 1 trong 10 phút

HS: Điền thông tin vào phiếu KWL
PHIẾU KHẢO SÁT
Em đã biết gì về phản ứng Em muốn biết thêm điều Em học được những gì sau
oxi hóa-khử (K)
gì về phản ứng oxi hóa- bài phản ứng oxi hóa-khử
khử (W)
(L)

HS: Thảo luận Phiếu học tập số 1 trong 10 phút

7


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHĨM 1
1. Hồn thành phương trình phản ứng sau: Mg + O2 →
2. Xác định số oxi hóa của các ngun tố trong phương trình phản ứng
3. Viết các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa?
NHĨM 2
1. Hồn thành phương trình phản ứng sau: Fe + CuSO4→
2. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng
3. Viết các q trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa?
NHĨM 3
1. Hồn thành phương trình phản ứng sau: H2 + Cl2→
2. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng
3. Viết các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa?
NHĨM 4

1. Hồn thành phương trình phản ứng sau: CuO + H2→
2. Xác định số oxi hóa của các ngun tố trong phương trình phản ứng
3. Viết các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa?
GV: Yêu cầu đại diện học sinh các nhóm chia sẻ nội dung thảo luận.
HS: Trình bày nội dung của nhóm mình, những học sinh của các nhóm khác bổ sung ý
kiến.
GV: tổng kết các ý kiến và chốt lại các nội dung chính, dẫn dắt HS để đi đến những
khái niệm: chất khử, chất oxi hóa, q trình khử, q trình oxi hóa, phản ứng oxi hóakhử.
HS; làm bài tập củng cố
Hãy ghép các ý ở cột I và cột II cho phù hợp
Cột I
Cột II
A. Chất khử
1. Là phản ứng có sự thay đổi số oxi
hóa của một số nguyên tố
B. Chất oxi hóa
2. Nhận electron
C. Q trình oxi hóa
3. Nhường electron
D. Q trình khử
4. Nhường proton
E. Phản ứng oxi hóa khử
5. Là phản ứng có sự thay đổi số oxi
hóa của tất cả các nguyên tố
- HS vận dụng các khái niệm vào các ví dụ tương ứng với PHT của mỗi nhóm.
- Các nhóm phân cơng nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành làm bài tập, viết các
PTHH, …. vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ.
HĐ chung cả lớp:
- GV: mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.


8


Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không
chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên
cứu bài học mới.
- GV: chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.
+ Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể xác
định số OXH sai, GV hướng dẫn chi tiết và giúp HS giữ bình tĩnh và xác định đúng.
Dự kiến sản phẩm của học sinh
+ Nhóm 1: 2Mg + O2→ 2MgO
0

0

+2

−2

Số OXH của các nguyên tố: 2Mg + O2 → 2 Mg O
Các quá trình thể hiện sự thay đổi số OXH:
+2

0

Mg → Mg + 2e
−2

0


O + 2e → O

+ Nhóm 2: Fe + CuSO4→ FeSO4 + Cu
0

+2 +6 −2

+2 +6 −2

0

Số OXH của các nguyên tố: Fe+ Cu S O4 → Fe S O 4 + Cu
Các quá trình thể hiện sự thay đổi số OXH:
0

+2

Fe → Fe+ 2e
+2

0

Cu + 2e → Cu

+ Nhóm 3: H2+ Cl2→ 2HCl
0

+1 −1

0


Số OXH của các nguyên tố: H 2 + Cl2 → 2 H Cl
Các quá trình thể hiện sự thay đổi số OXH:
0

+1

H → H + 1e
−1

0

Cl + 1e → Cl
t
+ Nhóm 4: CuO + H2 ⎯⎯
→ Cu + H2O
+2 −2

0

0

+1

−2

T
→ Cu + H 2 O
Số OXH của các nguyên tố: Cu O + H 2 ⎯⎯


Các quá trình thể hiện sự thay đổi số OXH:
+2

0

Cu + 2e → Cu
0

+1

H → H + 1e

- HS: Phát triển được kỹ năng làm việc nhóm, quan sát, nêu được sự thay đổi số OXH
của các nguyên tố trong từng phản ứng.
- Mâu thuẫn nhận thức khi HS khơng giải thích được tại sao lại có sự thay đổi số OXH
9


của một số nguyên tố trong phản ứng.
Phương án đánh giá
+ Qua quan sát: Trong q trình hoạt động nhóm làm BT, GV quan sát tất cả các
nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ
hợp lí.
+ Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS
đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở
các hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)
Tìm hiểu các khái niệm: Chất khử-chất oxi hố; Sự khử-sự oxi hố; Phản ứng oxi
hóa-khử ; Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa-khử
Mục tiêu:

- Nêu được các khái niệm: Chất khử, chất oxi hoá, quá trình khử, q trình oxi hóa và
phản ứng oxi hố - khử
- Xác định được số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng - Viết
được các q trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa
- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngơn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận
định của bản thân.
Cách thức tổ chức:
- GV yêu cầu 1 học sinh lên tiến hành thí nghiệm đốt cháy Mg trong khơng khí.
- Các học sinh khác quan sát hiện tượng thí nghiệm.
HĐ nhóm:
- GV: Trình chiếu các slides; sau đó u cầu các nhóm thảo luận đề hồn thành phiếu
học tập số 2.

10


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHĨM 1
Cho phương trình phản ứng sau: 2Mg + O2 → 2MgO
Xác định chất khử, chất oxi hóa, q trình oxi hóa, q trình khử.
NHĨM 2
Cho phương trình phản ứng sau: Fe + CuSO4→ FeSO4 + Cu
Xác định chất khử, chất oxi hóa, q trình oxi hóa, q trình khử.
NHĨM 3
Cho phương trình phản ứng sau: H2+ Cl2→ 2HCl
Xác định chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, q trình khử.
NHĨM 4
t
Cho phương trình phản ứng sau: CuO + H2 ⎯⎯
→ Cu + H2O

Xác định chất khử, chất oxi hóa, q trình oxi hóa, q trình khử.
Phiếu ghi nội dung bài mới thay cho vở
Tóm lại:
+ Chất khử (chất bị oxi hóa):.......................................................................................
+ Chất oxi hóa (Chất bị khử):......................................................................................
+ Q trình oxi hóa ( sự oxi hóa ):..............................................................................
+ Q trình khử (sự khử ):...........................................................................................
Cho 2 ví dụ. Xác định chất khử, chất oxi hóa, q trình oxi hóa, q trình khử?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Phản ứng oxi hố- khử
ĐN: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự
.........................................giữa các chất phản ứng, hay pư oxh – khử là phản ứng hóa
học trong đó có sự ......................................................

11



Dự kiến sản phẩm của học sinh:
I. Phản ứng oxi hoá- khử:
+2

0

0

−2

VD1: 2 Mg + O2 → 2 Mg O (1)
- Số oxh của Mg tăng từ 0 lên +2, Mg nhường electron. Vậy Mg là chất khử.
0

+2

- Quá trình Mg nhường electron là q trình oxi hóa: Mg → Mg + 2e
- Số oxi hóa của O2 giảm từ 0 đến -2, O2 nhận electrron. Vậy O2 là chất oxi hóa.
0

−2

- Q trình O2 nhận e là q trình khử: O + 2e → O
Tóm lại:
+ Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron.
+ Chất oxi hóa (Chất bị khử) là chất thu electron.
+ Quá trình oxi hóa ( sự oxi hóa ) là q trình nhường electron.
+ Quá trình khử (sự khử ) là quá trình thu electron.
0


+2

+2

0

VD2: Fe + Cu SO4 → Fe SO4 + Cu (3)
+2

0

- Ở phản ứng (3) Fe là chất khử; Cu là chất oxi hóa.
+2

0

- Q trình oxi hóa : Fe → Fe + 2e
+2

0

- Quá trình khử: Cu + 2e → Cu
+ 1 −1

0

0

VD3: H 2 + Cl 2 → 2 H Cl (4)
0


0

- Ở phản ứng (4) H 2 là chất khử; Cl 2 là chất oxi hóa.
0

+1

- Q trình oxi hóa : H → H + 1e
−1

0

- Quá trình khử: Cl + 1e → Cl
+ 2 −2

0

0

+1

0

+1

−2

VD4: Cu O + H 2 → Cu + H 2 O (2)
- Ở phản ứng (2) H2 là chất khử; Cu+2 trong CuO là chất oxi hóa.

- Q trình oxi hóa : H → H + 1e
+2

0

- Q trình khử: Cu + 2e → Cu
ĐN: Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron
giữa các chất phản ứng, hay phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có
sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

12


Phương án đánh giá:
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua hoạt động chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và
điều chỉnh.
Hoạt động 3: Vận dụng - Luyện tập (5 phút)
Mục tiêu:
- Dựa vào các khái niệm: Chất khử, chất oxi hoá, q trình khử, q trình oxi hóa và
phản ứng oxi hố - khử
- Xác định được số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng. Tìm được
chất khư, chất oxi hóa. Viết được q trình ox hóa, quá trình khử
- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngơn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận
định của bản thân.
Cách thức tổ chức:
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
−3

+5


+1

t
→ N 2 O + 2H 2 O (5)
VD5: Cho phương trình phản ứng sau: N H 4 N O3 ⎯⎯
Xác định chất khử, chất oxi hóa, q trình oxi hóa, q trình khử.
+ Thơng qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều
chỉnh.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
−3

+5

0

+1

t
→ N 2 O + 2H 2 O (5)
N H 4 N O3 ⎯⎯

−3

0

+5

- Ở phản ứng N là chất khử; N là chất oxi hóa.
−3


+1

- Q trình oxi hóa : N → N + 4e
+5

+1

N + 4e → N
- Q trình khử:
Phương án đánh giá:
+ Thơng qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua hoạt động chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và
điều chỉnh.

13


TIẾT 2
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (10 phút)
Mục tiêu
- Hệ thống hóa các định nghĩa, khái niệm đã được học ở tiết 1 (Chất khử, chất oxi hóa,
quá trình oxi hóa, q trình khử, phản ứng oxi hóa- khử).
- Sử dụng kiến thức đã hệ thống hóa để vận dụng vào ví dụ cụ thể
- Rèn năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học.
Phương thức tổ chức
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm (1,2,3,4)
- Mời đại diện nhóm I đọc 1 bài thơ đã được chuẩn bị trước (3 phút).
- Gọi 1 bạn học sinh ở 1 nhóm cho biết các từ khóa trong bài thơ có liên quan đến các
định nghĩa tiết trước được học.

+ HĐ nhóm: GV tổ chức hoạt động nhóm để chơi trị chơi mảnh ghép đa sắc màu
GV: Phổ biến luật chơi: Cho sơ đồ phản ứng sau: H2S + O2 ⎯⎯
→ S+ H2O
Nhiệm vụ: Mỗi nhóm xác định số oxi hóa của các ngun tố trong phương trình sau đó
dùng các mảnh ghép (như hình vẽ bên dưới) để dán tìm ra chất khử, chất oxi hóa, q
trình oxi hóa, q trình khử; thời gian cho mỗi đội là (4 phút).
Chất khử

Quá trình khử

Q trình oxi hóa
+2e

0

−2

Chất oxi hóa

S

⎯⎯


0

−2

O


+2e

O

Sản phẩm:

S

−2

H2 S

Chất khử
Q trình oxi hóa

Q trình khử

0

+

O2



⎯⎯

−2

0


S + H2 O

Chất oxi hóa
−2

S

0

O

⎯⎯


+2e

0

S

⎯⎯


+2e

−2

O


14


Nhóm 1: NH3 + CuO → N2 + Cu + H2O
Nhóm 2: KClO3 + P → KCl + P2O5
Nhóm 3: HClO3 + H2S → HCl + H2SO4
Nhóm 4: CO2 + Mg → MgO + C
HS: Gián sản phẩm lên bảng.
GV: Nhận xét nhanh sản phẩm của học sinh (3 phút).
Dự kiến sản phẩm của học sinh
GV: Gọi đại diện một bạn học sinh nhóm 1 đọc bài thơ mà đã giao cho nhóm sáng tác
HS: Một bạn đại diện nhóm I đọc bài thơ.
EM LÀ PHẢN ỨNG OXI HÓA -KHỬ
Ta vừa học bài thật hay
Sẽ theo ta đến suốt mai sau này
Phản ứng oxi hóa khử: Tên bài
Chất khử là chất nhường e
Thu e là chất oxi hóa này
Lời thầy cơ dạy chớ qn
Sự khử thì là q trình thu e
Có thu thì phải có nhường, đó chính là sự oxi hóa nè.
Đi đơi như Thúy với Kiều
Như oxi hóa với khử bấy lâu
Bao giờ cũng có 2 chất tham gia
Diễn ra đồng thời như là anh em
Hóa học là hóa phải chăm đố bạn có biết phản ứng oxi hóa-khử
Xin thưa: Phản ứng hóa học, khi mà có chất chuyển e
Đến đây xin phép kết bài
Bài khó đã có thơ hay
Giúp cho càng học lại càng nhớ lâu

Xin chúc các bạn điểm 10
Chúc thầy cô mãi tươi cười như hoa

15


Sản phẩm trò chơi mảnh ghép đa sắc màu của các nhóm:

16


Phương án đánh giá:
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều
chỉnh.
+ Thông qua chò trơi, GV quan sát được khả năng tư duy và tính trách nhiệm của mỗi
học sinh trong nhóm.

17


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (23 phút)
Tìm hiểu về cách lập phương trình hố học của phản ứng oxi hoá khử (cân bằng
theo phương pháp thăng bằng electron)
Mục tiêu :
- Nêu được phương pháp thăng bằng electron.
-Nêu được các bước lập phương trình hóa học theo phương pháp thăng bằng electron.
- Rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Phương thức tổ chức:
- GV: Gọi một bạn đọc Nguyên tắc

- GV: Gọi ngẫu nhiên 1 nhóm thuyết trình nhiệm vụ 1 trong phiếu hướng dẫn tự học ở
nhà
PHIẾU HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ
Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử sau: ví dụ 1: H2S + O2 ⎯⎯

SO2 + H2O
Bước 1: Xác định số oxi hóa của các
-2
o
+4
-2
nguyên tố trong phản ứng để tìm ra chất
H 2 S+ O 2 → S O 2 +H 2 O
khử, chất oxi hóa
Ckhử C oxi hóa
Bước 2: Viết q trình oxi hóa và q trình Qt oxi hóa: 2x S-2 → +4
S +6e
khử, cân bằng mỗi q trình
−2

2O
Qt
khử:
3x
O
+
2.2e
2
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử
và chất oxi hóa sao cho tổng số electron do

chất khử nhường bằng tổng số electron mà 2x6=3x4
chất oxi hóa nhận
Bước 4: Đưa các hệ số của chất khử và
2H2S + 3O2 ⎯⎯
→ 2SO2 + 2H2O
chất oxi hóa vào sơ đồ phản ứng từ đó tính
ra hệ số của các chất khác có mặt trong
phương trình hóa học. Kiểm tra lại (kim
loại, phi khim, gốc axit, H, O)
Nhiệm vụ 1: Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử sau: ví dụ 2:
NH3 + O2 ⎯⎯
→ NO + H2O
Bước 1: Xác định số oxi hóa của các
nguyên tố trong phản ứng để tìm ra chất
khử, chất oxi hóa
Bước 2: Viết q trình oxi hóa và q trình
khử, cân bằng mỗi q trình
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử
và chất oxi hóa sao cho tổng số electron do
chất khử nhường bằng tổng số electron mà
chất oxi hóa nhận
Bước 4: Đưa các hệ số của chất khử và
chất oxi hóa vào sơ đồ phản ứng từ đó tính
18


ra hệ số của các chất khác có mặt trong
phương trình hóa học. Kiểm tra lại (kim
loại, phi khim, gốc axit, H, O)
Nhiệm vụ 2: Mỗi nhóm lấy ví dụ về một phản ứng oxi hóa-khử (phản ứng phải khác

nhau, khuyến khích cân bằng theo 4 bước đã được hướng dẫn ở nhà), kể ra ứng dụng
của phản ứng oxi hóa-khử này (Có lợi hoặc có hại) trong cuộc sống (Cả nhóm trình
bày 1 bản ra giấy A0 hoặc ra PowerPoint)
- HS: Các nhóm cịn lại nhận xét
- GV: Hỏi ngun nhân tại sao nhóm cân bằng được hoặc khơng cân bằng được
phương trình
-- GV: Liên hệ thực tiễn Đây là 1 trong những cơng đoạn chính điều chế HNO3 trong
cơng nghiệp….
- GV: Phân tích, chốt kiến thức, chuyển giao 4 bước lập phương trình hóa học của
phản ứng oxi hóa-khử
- GV: u cầu HS hồn thành phiếu học tập số 3:
Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa-khử trong trị chơi mảnh ghép đa sắc
màu theo phương pháp thăng bằng electron (Trình bày 1 bản ra giấy A0)
- GV: Hướng dẫn học sinh đánh giá theo tiêu chí
- HS: Sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí, để đánh giá theo vòng tròn: (2 đánh giá 1,
3 đánh giá 2, 4 đánh giá 3, 1 đánh giá 4)
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
II- LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ (Theo
phương pháp thăng bằng electron)
1. Nguyên tắc: Tổng số electron do chất khử nhường phải đúng bằng tổng số electron
mà chất oxi hóa nhận
o

-3

+2

-2

Nhóm 1: N H 3 + O2 → N O + H 2 O

Chất khử Chất oxi hóa
-3

+2

Q trình oxi hóa: 4x N → N +5e
o

-3

o

-2

5x O 2 +4e → 2O

Quá trình khử:
PTCB:
+2

-2

4 N H 3 + 5 O2 → 4N O+6H 2 O
2. Bốn bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa-khử
Bước 1: Xác định số oxi hóa của các ngun tố để tìm ra chất khử, chất oxi hóa
Bước 2: Viết qt oxi hóa, quá trình khử và cân bằng mỗi quá trình
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho mỗi q trình sao cho tổng số electron do chất khử
nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận
Bước 4: Đưa hệ số cho chất khử và chất oxi hóa vào sơ đồ phản ứng và kiểm tra lại
(kim loại, phi khim, gốc axit, H, O)


19


Hình ảnh sản phẩm của các nhóm:

20


21


Phương án đánh giá:
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều
chỉnh.
Hoạt động 3. Vận dụng - Luyện tập (5 phút)
Mục tiêu
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về chất oxi hóa, chất khử, q trình oxi
hóa, q trình khử.
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính tốn, sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông
qua kiến thức mơn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
Phương thức tổ chức
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi hái táo (Sử dụng activinspire)
Giáo viên chia lớp như sau: Đội 1 (nhóm 3) và đội 2 (nhóm 4 ), nhóm 1 và 2 làm khán
giả:
Luật chơi: Trên cây có 5 quả táo tương đương với 5 câu hỏi, đội nào dành quyền trả lời
đúng sẽ được hái táo (3 trên 5 quả là thắng), 2 đội không trả lời được, sẽ dành quyền
cho khán giả.


22


CÂU HỎI TRONG TRÒ CHƠI HÁI TÁO
Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử?
t
A. CaCO3 ⎯⎯→
CaO + CO2
t
B. 2H2S + 3O2 ⎯⎯→
2SO2 + 2H2O
C. NaOH + HCl ⎯
⎯→ NaCl + H2O
D. Na2O + H2O ⎯⎯
→ 2NaOH
Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng sau : aHNO3 + bH2S ⎯
⎯→ cS+ dNO +eH2O
o

o

a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a+b) bằng
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5


Câu 3: Người ta không dùng CO2 dập tắt các đám cháy bằng kim loại Mg vì khi gặp
t
CO2 kim loại Mg phản ứng mãnh liệt : CO2 + 2Mg ⎯⎯→
2MgO + C
o

Vai trò của CO2 trong phản ứng
A. Là chất oxi hóa
B. Là chất khử
C. Khơng là chất oxi hóa và cũng khơng là chất khử
D. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
Câu 4: Các nhà máy thải các khí như H2S , SO2 thường xử lí bằng cách đốt hai khí
với nhau để tạo ra lưu huỳnh không gây ô nhiễm môi trường:
t
2H2S +SO2 ⎯⎯→ 3S  + 2H2O

Vai trò của H2S trong phản ứng

A. Là chất tạo môi trường.

B. Là chất oxi hóa

C. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

D. Là chất khử

Câu 5: Trong phản ứng: Mg+HNO3 ⎯⎯
→ Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
Số phân tử HNO3 đóng vai trị chất oxi hóa bằng k lần tổng số phân tử HNO3 tham gia phản

ứng. Giá trị của k là
A. 2/9.

B. 1/5.

C. 1/10.

D. 1/9

23


Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập: 1B, 2D, 3A, 4D, 5C.
Phương án đánh giá:
+ GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm
hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động.
+ GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét
chung.
+ GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học.
+ Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn.
Hoạt động 4: Mở rộng về ý nghĩa của phản ứng oxi hóa-khử (7 phút)
Mục tiêu:
-Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình
huống trong thực tế
-Giáo dục cho HS ý thức tự học tự nghiên cứu.
Phương thức tổ chức:
Giáo viên: Yêu cầu học sinh hoàn thành Phiếu học tập số 4
Nhiệm vụ 2. Mỗi nhóm lấy ví dụ về một phản ứng oxi hóa-khử (phản ứng phải khác
nhau, khuyến khích cân bằng theo 4 bước đã được hướng dẫn ở nhà), kể ra ứng dụng

của phản ứng oxi hóa-khử này (Có lợi hoặc có hại) trong cuộc sống (Cả nhóm trình
bày 1 bản ra giấy A0) (Thời gian 5 phút)
+GV: Gọi lần lượt các nhóm thuyết trình
+GV: Nhận xét và đánh giá các nhóm về mức độ hồn thành nhiệm vụ 2 theo tiêu chí
+GV: Gọi 4 học sinh của 4 nhóm nên cộng điểm nhiệm vụ 1,2 và tìm ra đội chiến
thắng.
+GV: Tổng kết 2 nhiệm vụ và trao quà cho các đội.
+GV: Dựa vào sản phẩm nhiệm vụ 2 của các nhóm, mở rộng kiến thức về phản ứng
oxi hóa -khử trong cuộc sống hàng ngày bằng powerpoint (2 phút)
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
III. Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa - khử trong thực tiễn:
Phản ứng oxihóa-khử là loại phản ứng hóa học khá phổ biến trong tự nhiên và
có tầm quan trọng trong sản xuất và đời sống
Phương án đánh giá:
Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá
nhân hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
+ Phiếu đánh giá theo tiêu chí CB PT PƯ OXH – K.
+ Phiếu đánh giá theo tiêu chí phần trình bày của học sinh ở nhiệm vụ 2.

24


×