Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.31 KB, 12 trang )

MỤC LỤC……………………………………………………………………….2
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN ............................................................. 3
1. Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng giải tốn có lời văn cho học sinh lớp 3 ............ 3
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Toán Tiểu học ................................................................. 3
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Cấp cơ sở .......................................................................... 3
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2019 - 2020 đến nay................................. 3
5. Tác giả:............................................................................................................................. 3
6. Đồng tác giả (nếu có): Khơng ........................................................................................ 3
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN ..................................................................... 3
1. Tình trạng giải pháp đã biết ............................................................................................ 3
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: .................................................... 4
2.1. Mục đích của biện pháp: ................................................................................ 4
2.2. Nội dung các giải pháp ................................................................................... 4
2.2.1. Nội dung:……………………………………………………………….. 4
2.2.2. Các bước thực hiện: …………………………………………………… 4
2.2.3. Cách thức thực hiện:……….…………………………….……………… 4
2.2.4. Tính mới, sự khác biệt của biện pháp:………………….…………………9
3. Khả năng áp dụng của biện pháp ......................................... ..........................9
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học ..............9
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):........................ 10
6. Các thơng tin cần được bảo mật: Không .................................................................... .10
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.............................................................. 10
8. Tài liệu kèm theo: Giấy áp dụng, áp dụng thử sáng kiến: ........................................ 11
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền ............................................. 11
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ........................................................ 12


2

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng giải tốn có lời văn cho học sinh lớp 3


2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Toán Tiểu học
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Cấp cơ sở
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2019 - 2020 đến nay
5. Tác giả:
Họ và tên: Lê Thị Ngọc Hương
Năm sinh: 1988
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm.
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0972928399
6. Đồng tác giả (nếu có): Khơng
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Năm học 2019 - 2020 tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3C,
với số lượng 46 em. Trong quá trình giảng dạy tơi nhận thấy các em cịn gặp
nhiều khó khăn trong giải tốn có lời văn, nhiều học sinh mắc lỗi ở phần giải toán
trong luyện tập và kiểm tra, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng mơn Tốn nên tơi đã
tìm hiểu và thấy rằng:
* Về phía giáo viên:
- Chưa tìm hiểu rõ những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái sai của học sinh
để tìm phương pháp dạy phù hợp giúp học sinh nắm được cách giải có hệ thống
và vận dụng cách giải vào bất kì bài tốn nào.
- Cịn sử dụng phương pháp đàm thoại nhiều trong tiết học.
- Thường cho học sinh lên chữa bài khi mà lớp làm bài chưa xong dẫn đến học
sinh dưới lớp chép bài của bạn mà không tự suy nghĩ để tìm ra hướng giải bài tốn.
* Về phía học sinh:
- Khi giải các bài tốn có lời văn thường chậm hơn so với các dạng bài tập
khác. Các em thường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính.



3

- Nhiều học sinh chưa nghiên cứu kĩ đề toán nên việc xác lập mối quan hệ
giữa các dữ kiện của bài tốn cịn gặp nhiều khó khăn.
- Một số học sinh chưa nắm chắc hệ thống các bài toán đơn đã được học, dẫn
đến còn lúng túng trong việc phát hiện mối quan hệ lơgic giữa các bài tốn này.
- Thiếu tự tin trong việc tìm cách giải, hạn chế trong việc đặt câu lời giải,
lựa chọn các phép tính.
- Chưa chú ý đến khâu kiểm tra, thường coi rằng bài tốn đã giải xong khi
tính đáp số hay tìm được câu trả lời câu hỏi.
Từ các nguyên nhân trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra: “Biện pháp nâng cao chất
lượng giải tốn có lời văn cho học sinh lớp 3” nhằm khắc phục tình trạng trên.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của biện pháp
- Giúp học sinh thích học mơn Tốn trong đó có phần giải tốn có lời văn.
- Rèn luyện kĩ năng giải toán và nắm vững các dạng toán đã học.
- Giúp học sinh tự tin trong việc tìm cách giải, biết lựa chọn các phép tính.
- Rèn thói quen kiểm tra lại các bước giải tốn.
Đây là những vấn đề cần phải được khắc phục và giải quyết. Có như vậy,
chất lượng dạy học mơn Tốn mới được nâng cao toàn diện.
2.2. Nội dung biện pháp
2.2.1. Nội dung
Tập trung nghiên cứu đưa ra một số giải pháp và thực hiện giải pháp đó
nhằm nâng cao chất lượng giải tốn có lời văn cho học sinh lớp 3, giúp học sinh
tích cực, hứng thú học tập, biết vận dụng những kiến thức về giải tốn có lời văn,
được rèn luyện những kỹ năng thực hành nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
2.2.2. Các bước thực hiện
- Bước 1: Khảo sát học sinh.
- Bước 2: Giúp học sinh thích học mơn Tốn, trong đó có phần giải tốn có

lời văn thơng qua hoạt động chơi trị chơi.
- Bước 3: Giúp học sinh nắm vững các dạng toán đã học và rèn luyện kĩ
năng giải toán.
- Bước 4: Giúp học sinh tự tin trong việc tìm cách giải, biết lựa chọn các phép tính.
- Bước 5: Rèn thói quen kiểm tra lại các bước giải toán.
2.2.3. Cách thức thực hiện


4

a. Bước 1: Khảo sát học sinh: Tôi đã chọn lớp 3C để tiến hành khảo sát
chất lượng về phần giải tốn có lời văn. Kết quả đạt được như sau:
Mức đạt được

Hoàn thành tốt

Tổng số HS
46

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

%

SL

%


SL

%

18

39,1

25

54,3

3

6,6

b. Bước 2: Giúp học sinh thích học mơn Tốn, trong đó, có phần giải tốn
có lời văn thơng qua hoạt động chơi trị chơi
Để học tốt được mơn tốn thì khâu tạo hứng thú học tập là rất quan trọng,
nó tạo niềm tin và động lực học tốt hơn cho các em với phương châm là: vừa học
vừa chơi. Chính vì thế, mỗi khi bước vào tiết học tốn tơi thường cho các em chơi
trị chơi hay đưa vào đó một vài tình huống đơn giản để các em xử lý tạo mơi
trường học tập thân thiện với các em.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Tìm một trong các phần bằng nhau của một số” - Tốn
3, trang 26, tơi cho các em chơi trị chơi “Ong đi tìm nhụy” bằng cách Chọn 2 đội
chơi, mỗi đội 4 em. Giáo viên chia bảng làm 2 phần, gắn mỗi bên bảng các bơng
hoa có số đáp án khơng theo trật tự cả đúng và sai, đồng thời giới thiệu trị chơi:
Cơ có một số bông hoa trong nhụy hoa là các kết quả. Các con hãy đóng vai mình
là những chú ong để mang những bống hoa có kết quả đúng vào chỗ chấm. Khi

nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng bạn lên ghép các bông hoa vào chỗ
chấm cho thích hợp. Bạn thứ nhất ghép xong phép tính đầu tiên chạy về cuối hàng
cho bạn thứ 2 lên ghép, cứ như vậy cho đến khi ghép hết các kiết quả. Trong vòng
1 phút, đội nào ghép đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
Lúc đó tạo khơng khí học tâp sôi nổi và hào hứng để các em bước vào bài
mới với tâm thế vui tươi thơng qua trị chơi.
c. Bước 3: Giúp học sinh nắm vững các dạng toán đã học và rèn luyện kĩ
năng giải toán.
Rèn luyện kĩ năng đọc và hiểu bài toán. Mỗi bài toán đều có 3 yếu tố cơ bản:
- Dữ kiện là những cái đã cho đã biết trong đầu bài.
- Ẩn số là những cái chưa biết và cần tìm (các ẩn số được diễn đạt dưới
dạng câu hỏi của bài toán).
- Điều kiện là quan hệ giữa các dữ kiện và ẩn số.


5

Dựa vào 3 yếu tố cơ bản trên, học sinh sẽ từng bước biết tóm tắt đầu bài
tốn dưới dạng ngắn gọn cơ đọng nhất hoặc có thể minh hoạ bằng sơ đồ đồ đoạn
thẳng hay minh hoạ trên trục số.
Cụ thể yêu cầu đối với học sinh tôi hướng dẫn học sinh theo các bước như sau:
Bước 1: Đọc kĩ đề tốn: Học sinh đọc ít nhất 3 lần mục đích để giúp các em
nắm được ba yếu tố cơ bản. Những “ dữ kiện” là những cái đã cho, đã biết trong
đầu bài, “những ẩn số” là những cái chưa biết, cần tìm và những “điều kiện” là
quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số.
Bước 2: Phân tích bài tốn: Sau khi tóm tắt đề bài xong, các em tập viết
phân tích đề bài để tìm ra cách giải bài toán. Cho nên cần sử dụng phương pháp
phân tích và tổng hợp, thiết lập cách tìm hiểu, phân tích bài tốn theo sơ đồ dưới
dạng các câu hỏi thơng thường:
+ Bài tốn cho biết gì?

+ Bài tốn hỏi gì?
+ Muốn tìm cái đó ta cần biết gì?
+ Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào?
Hướng dẫn học sinh phân tích xi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em
nắm được bài kĩ hơn, tự các em giải được bài toán.
- Tóm tắt đề tốn: Sau khi đọc kĩ đề tốn, các em biết lược bớt một số câu
chữ, làm cho bài tốn gọn lại, nhờ đó mối quan hệ giữa cái đã cho và một số phải
tìm hiện rõ hơn. Mỗi em cần cố gắng tóm tắt được các đề tốn và biết cách nhìn
vào tóm tắt ấy để nhắc lại được đề toán.
d. Bước 4: Giúp học sinh tự tin trong việc tìm cách giải, biết lựa chọn các
phép tính.
Khi dạy giải tốn có lời văn tơi hướng dẫn các em tập trung vào vấn đề
phát hiện từ “chìa khóa” then chốt để các em viết đúng phép tính đó là:
- Với các dạng bài tốn có lời văn sử dụng phép tính cộng và trừ thì từ “chìa
khóa” thường là: thêm, nhiều hơn, cả hai, tất cả, bớt, ít hơn, bán, cho, tặng, biếu, còn lại.
- Với các dạng bài tốn có lời văn sử dụng phép tính nhân thì từ “chìa
khóa” thường là: gấp số lần, từ “mỗi” thường đứng ở đầu bài toán. Với các dạng
bài tốn có lời văn sử dụng phép tính phép chia thì từ “chìa khóa” thường là: giảm
số lần, chia đều, xếp đều, một phần mấy, từ “mỗi” sau chữ “Hỏi” của bài toán.


6

Trong các đầu bài tốn có lời văn, học sinh thường gặp những từ chìa khố
như: "Gấp lên, giảm đi bao nhiêu lần", "So sánh hơn, kém bao nhiêu lần". Các từ
này thường được gợi ra phép nhân, chia tương ứng. Giáo viên cần chú ý học sinh
tránh lẫn lộn "Bao nhiêu lần", với "Bao nhiêu đơn vị", và hiểu đúng khái niệm này.
Ví dụ 1: Dạy đến dạng: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số thì
giáo viên phải chốt lại được: Thường có số phần ta làm phép tính chia.
Bài tốn: (Trang 26 sách giáo khoa Tốn 3):

1
3

Chị có 12 cái kẹo, chị cho em số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cái kẹo ?
Để hình thành phép chia và có câu lời giải, giáo viên cần sử dụng phương
pháp trực quan: Dùng hình vẽ nhóm những cái kẹo để minh hoạ.
Ví dụ 2: Dạy đến dạng: Gấp một số lên nhiều lần thì giáo viên cũng chốt
lại: Thường có chữ “gấp” ta làm phép tính nhân.
Bài tốn: (Trang 33 sách giáo khoa Tốn 3)
Đoạn thẳng AB dài 2cm, đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Hỏi
đoạn thẳng CD dài mấy xăng-ti-mét ?
Để hình thành phép nhân và có câu lời giải, giáo viên cần sử dụng phương
pháp trực quan: Dùng hình vẽ những đoạn thẳng để minh họa.
Dựa vào sơ đồ phân tích, q trình tìm hiểu bài như trên, các em sẽ dễ dàng
viết được bài giải một cách đầy đủ, chính xác.
Ở lớp 3, các dữ kiện và điều kiện của nhiều bài tốn có thể diễn đạt trực
quan bằng sơ đồ đoạn thẳng, loại sơ đồ này được dùng phổ biến làm chỗ dựa cho
việc tìm kế hoạch giải bài toán hoặc một phần bài toán.
Trong nhiều bài toán liên quan đến việc so sánh, xếp thứ tự việc dùng tóm
tắt thay cho sơ đồ đoạn thẳng, để biểu diễn quan hệ giữa các số, tỏ ra thích hợp và
mang lại kết quả tốt hơn.
Ví dụ: Bài 3 trang 58 sách giáo khoa Toán 3):
“Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được 127 kg cà chua, ở thửa ruộng thứ hai
được nhiều gấp 3 lần số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất. Hỏi thu hoạch ở cả hai
thửa ruộng được bao nhiêu ki-lô-gam cà chua ?”
Để giải bài tốn này giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ
đồ đoạn thẳng.
Sau khi đọc kĩ đề bài ta thấy: Nếu coi số cà chua thu hoạch ở thửa ruộng thứ
nhất là 1 phần thì số cà chua thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai sẽ là ba phần bằng
nhau. Ta có sơ đồ:

127 kg
Thửa ruộng 1:
? kg
Thửa ruộng thứ 2:


7

Từ sơ đồ trên ta dễ nhận thấy mối quan hệ giữa số ki-lô-gam cà chua của
hai thửa ruộng, từ đó có thể nêu ra cách giải tốn:
e. Bước 5: Rèn thói quen kiểm tra lại các bước giải tốn.
Học sinh thường coi rằng bài toán đã giải xong, khi tính đáp số hoặc tìm
được câu trả lời câu hỏi. Vì vậy, yêu cầu sư phạm quan trọng là làm sao gây được
và phát huy tinh thần trách nhiệm và lòng tin vào kết quả đạt được. Kiểm tra cách
giải và kết quả bài tốn là u cầu khơng thể thiếu khi giải tốn và phải trở thành
thói quen đối với học sinh ngay từ tiểu học. Do đó khi dạy giải tốn, tơi thường
hướng dẫn các em kiểm tra qua các bước:
+ Đọc lại lời giải.
+ Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn
diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
+ Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
+ Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa.
+ Cho học sinh kiểm tra chéo nhau để học tập kỹ năng viết câu lời giải và
trình bày của bạn.
Ví dụ: (Bài tập 1 trang 176 sách giáo khoa Toán 3):
Một sợi dây dài 9135 cm được cắt thành hai đoạn. Đoạn thứ nhất dài bằng
1/7 chiều dài sợi dây. Tính chiều dài mỗi đoạn dây ?
Bài giải:
Chiều dài của đoạn dây thứ nhất là:
9135 : 7 = 1305 (cm).

Chiều dài của đoạn dây thứ hai là:
9135 - 1305 = 7830 (cm)
Đáp số: Đoạn thứ nhất: 1305cm.
Đoạn thứ hai: 7830cm.
Để kiểm tra cách giải bài toán trên, giáo viên hướng dẫn học sinh thiết lập
tương ứng giữa chiều dài đoạn dây thứ nhất, chiều dài đoạn dây thứ hai với chiều
dài của cả sợi dây.
Ta thấy:
1305 + 7830 = 9135 (cm).
Dựa vào phép tính tương ứng trên, ta khẳng định bài tốn có cách giải và kết
quả đúng.
+ Để kiểm tra cách giải bài tốn, học sinh có thể giải bài tốn bằng cách khác:
Theo đầu bài ra ta có sơ đồ sau:
Đoạn 1

Đoạn 2

9135m


8

Ta thấy đoạn dây 1 là một phần, đoạn dây hai là sáu phần bằng nhau vậy có
thể giải theo hai cách:
Bài giải:
Chiều dài đoạn dây thứ nhất là:
9135 : 7 = 1305 (cm).
Chiều dài đoạn dây thứ hai là:
1305  6 = 7830 (cm).
Đáp số: Đoạn thứ nhất: 1305 cm

Đoạn thứ hai: 7830 cm.
Xét tính hợp lý của đáp số, ta thấy chiều dài của cả sợi dây, trừ đi chiều dài
của đoạn dây thứ hai, thì cịn lại chiều dài của đoạn dây thứ nhất:
9135 - 7830 = 1305 (cm).
Ta thấy đáp số trên là kết quả đúng
Đối với học sinh Hồn thành tốt, tơi khuyến khích các em giải bằng cách khác.
2.2.4. Tính mới, sự khác biệt của biện pháp
- Đưa ra được một số cách giúp giáo viên vận dụng vào giảng dạy nhằm
nâng cao hiệu quả chất lượng giải tốn có lời văn cho học sinh lớp 3.
- Hướng dẫn cho học sinh thực hiện được các kĩ năng, phương pháp chung
cũng như các thủ thuật (Phép tính) thích hợp với từng loại tốn thường gặp ở Tiểu
học để đi đến kết quả mong muốn.
- Hướng dẫn các em tập trung vào vấn đề phát hiện từ “chìa khóa” then
chốt để các em viết đúng phép tính.
3. Khả năng áp dụng của biện pháp
Trong quá trình nghiên cứu và tìm tịi để nâng cao chất lượng dạy học mơn
tốn phần giải tốn có lời văn, tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm trong tổ 2 tiết.
Tiết 1: Bài Tìm một trong các phần bằng nhau của một số - Trang 26.
Tiết 2: Bài toán giải bằng hai phép tính - Trang 50
Sau cả 2 tiết dạy đều được Ban giám hiệu và giáo viên trong tổ đánh giá có
rất nhiều khả thi và đã cho áp dụng với tất cả các giáo viên khối 3 để nâng cao
chất lượng mơn tốn trong tổ khối.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học
Sau khi sau khi thực hiện biện pháp vào trong giảng dạy tại lớp 3C, kết quả
thu được như sau:
Mức đạt được
Tổng số HS

Hoàn thành tốt
SL


%

Hoàn thành
SL

%

Chưa hoàn thành
SL

%


9

46

29

63

17

37

0

0


Năm học 2020 – 2021, tôi tiếp tục áp dụng “Biện pháp nâng cao chất lượng
giải tốn có lời văn cho học sinh lớp 3” tôi thấy: học sinh hiểu bài, giờ học sôi nổi
hơn, học sinh say mê học tập, tiếp thu bài một cách chủ động, sáng tạo và phát
huy được tính tích cực của học sinh. Từ đó, tơi đã chia sẻ và cùng áp dụng biện
pháp này với đồng nghiệp trong khối. Kết quả đạt được sau khi áp dụng biện pháp
được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau:

Lớp

KQ khảo sát HS trước khi vận
dụng biện pháp

TS

HHT

HS

HT

CHT

KQ khảo sát HS sau khi vận
dụng biện pháp
HTT

HT

So sánh kết quả
Trước


CHT

Sau

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

HTT


CHT

HTT

CHT

3A

40

18

45

22

55

0

0

23

57,5

17

42,5


0

0

45

0

57,5

0

3B

38

15

39,5

20

52,6

3

7,9

22


57,9

15

39,5

1

2,6

39,5

7,9

57,9

2,6

3C

48

23

47,9

22

45,8


3

6,3

31

64,6

17

35,4

0

0

47,9

6,3

64,6

0

3D

41

16


39

25

61

0

0

24

58,5

17

41,5

0

0

39

0

58,5

0


3E

48

23

47,9

22

45,8

3

6,3

31

64,6

17

35,4

0

0

47,9


6,3

64,6

0

3G

43

17

39,5

23

53,5

3

7,0

25

58,1

17

39,6


1

2,3

39,5

7,0

58,1

2,3

3H

46

20

43,4

23

50,2

3

4,6

27


58,7

19

41,3

0

0

43,4

4,6

58,7

0

5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu

Số
TT

1

2

Họ và tên


Đỗ Thị Ngọc
Minh

Phùng Thị
Mười

Nơi cơng
tác (hoặc
Ngày tháng
Chức
nơi
năm sinh
danh
thường
trú)

Nội
dung
Trình
độ
cơng việc hỗ
chun mơn
trợ

1978

Trường
TH
Nguyễn
Trãi


Giáo
viên

ĐH Tiểu học

Dạy lớp 3A

1977

Trường
TH
Nguyễn
Trãi

Giáo
viên

ĐH Tiểu học

Dạy lớp 3B


10

3

4

5


6

Đỗ Thị Thanh
Hương

Nguyễn Ngọc
Thanh

Trần Thị Kim
Liên

Nguyễn Thu
Hằng

1977

Trường
TH
Nguyễn
Trãi

Giáo
viên

ĐH Tiểu học

Dạy lớp 3C

1990


Trường
TH
Nguyễn
Trãi

Giáo
viên

ĐH Tiểu học

Dạy lớp 3D

1976

Trường
TH
Nguyễn
Trãi

Giáo
viên

ĐH Tiểu học

Dạy lớp 3E

1975

Trường

TH
Nguyễn
Trãi

Giáo
viên

ĐH Tiểu học

Dạy lớp 3H

6. Các thông tin cần được bảo mật
Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp
- Đối với giáo viên:
+ Cần có kiến thức, có tâm huyết, hứng thú với môn học.
+ Phân loại đối tượng học sinh để đưa ra bài tập phù hợp với trình độ của
học sinh, giúp các em hồn thành được bài học.
+ Chuẩn bị bài chu đáo, làm chủ tiết dạy để đủ tự tin hướng dẫn học sinh
khai thác các bài tập liên quan đến phần giải tốn có lời văn.
+ Thường xuyên đọc tài liệu để tăng thêm vốn kiến thức cho bản thân.
+ Khai thác các đồ dùng, các kỹ thuật dạy học gắn với thực tế của học sinh.
- Đối với học sinh:
+ Đồ dùng học tập phải đầy đủ.
+ Cần chủ động, tích cực trang bị cho mình các kiến thức, kỹ năng giải tốn.
- Đối với nhà trường: Trang thiết bị đầy đủ, lớp học rộng rãi để học sinh
thoải mái hoạt động theo nhóm, Thư viện mua sắm đầy đủ sách tham khảo, tài
liệu môn để giáo viên, học sinh mượn và sử dụng trong dạy và học.



11

8. Tài liệu kèm theo
Giấy áp dụng, áp dụng thử sáng kiến: Không
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam đoan những nội dung trong báo cáo là đúng sự thật. Nếu không
đúng sự thật trong báo cáo, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm theo quy định của
pháp luật./
Rất mong nhận được những đóng góp chia sẻ của cấp trên, để bản báo cáo
của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Lê Thị Ngọc Hương
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
( Ký tên, đóng dấu)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


12

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………



×