Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Ứng dụng một số phần mềm để dạy kĩ năng nói cho học sinh khối 10 trường ptdtnt thpt miền tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.84 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG PTDTNT THPT MIỀN TÂY

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Tiếng Anh)

TÊN SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI CHO
HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG PTDTNT THPT MIỀN TÂY

Tác giả: PHẠM THỊ SEN
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDTNT THPT Miền Tây

Yên Bái, tháng 01 năm 2022


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng nói cho học sinh khối
10 trường PTDTNT THPT Miền Tây
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: tiếng Anh
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: khối 10
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 05 tháng 9 năm 2021 đến ngày 05 tháng 01 năm 2022
5. Tác giả:
Họ và tên: Phạm Thị Sen
Năm sinh: 1990
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ cơng tác: Giáo viên
Nơi làm việc: trường PTDTNT THPT Miền Tây – TX Nghĩa Lộ - tỉnh yên Bái


Địa chỉ liên hệ: bản Xa – xã Nghĩa Lợi – TX Nghĩa Lộ - Tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0949.481.990
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu của cộng đồng, việc dạy và
học tiếng Anh trong nhà trường phổ thơng đã có những thay đổi lớn về nội dung
cũng như phương pháp giảng dạy. Trong chiến lược dạy học ngoại ngữ nói
chung, việc dạy học Tiếng Anh nói riêng đang đặt ra những nhiệm vụ mới, đòi
hỏi người giáo viên phải quán triệt sâu sắc mục đích, đối tượng, nguyên tắc
chương trình dạy và học ngoại ngữ cũng như khơng ngừng phấn đấu nâng cao
trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm.
Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây dạy và học ngoại ngữ
trong các trường THPT có nhiều chuyển biến rõ rệt. Các kỹ năng nghe - nói
2


khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong giao tiếp mà cịn quan trọng hơn trong
q trình kiểm tra đánh giá học sinh. Song dạy học ngoại ngữ với bốn kỹ năng
trên cho học sinh khối 10 ở trường PTDTNT THPT Miền Tây gặp rất nhiều khó
khăn, trong đó kỹ năng “Nói” (Speaking) gặp nhiều khó khăn hơn. Trình độ học
sinh không đồng đều, đề kiểm tra nghiêng về từ vựng và ngữ pháp nên sự đầu tư
cho kỹ năng nói là chưa cao, chỉ dừng lại ở mức đơn giản, học sinh hạn chế trong
giao tiếp, chưa phát huy và tận dụng hết các cơ hội giao tiếp tiếng Anh trong lớp và
ngoài lớp học, các em học sinh không tự tạo ra cơ hội giao tiếp tiếng Anh thường
xun, do đó khi học sinh bước vào mơi trường giao tiếp ngồi lớp học thì hồn
tồn lạ lẫm và thiếu tự tin.
Vì Nói – Speaking ln là kĩ năng khó đối với học sinh và là thử thách đối
với giáo viên, năm học 2020-2021 cũng đã có đồng chí Vũ Tú Quyên báo cáo
nghiên cứu đề tài tương tự. Báo cáo của đồng chí tập trung vào ba giải pháp: tập
trung suy nghĩ bằng Tiếng Anh, hướng dẫn học sinh tự học phát âm 44 kí tự phiên

âm và từ vựng và giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh quay video. Tuy nhiên, để làm
tốt từ giải pháp đầu, học sinh đã cần mạnh dạn phát âm và nêu ý kiến trước cả lớp.
Hơn nữa, ngày nay, chúng ta được tiếp cận rất nhiều phương tiện hiện đại với các
công cụ hỗ trợ cho việc dạy và học rất tốt. Vì thế, tơi đã mạnh dạn nghiên cứu đề
tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng nói cho học sinh khối 10 trường
PTDTNT THPT Miền Tây”, đề tài này sẽ cung cấp cho các em nền tảng phát âm
tốt hơn để khắc phục sự ngại ngùng, dám đọc từ tiếng Anh và nói thành câu
hồn chỉnh. Các em được giới thiệu, sử dụng một số phần mềm trên máy tính
hoặc điện thoại thơng minh để việc học tập được tốt hơn. Đề tài lần đầu tiên
được nghiên cứu và áp dụng tại trường PTDTNT THPT Miền Tây.
2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Mục đích của (các) giải pháp: Tìm ra những phương pháp tốt nhất, phù
hợp nhất để học sinh có thể cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình học tập. Rút
3


kinh nghiệm, tìm phương pháp mới nhằm khơi dậy sự hứng thú tối ưu nhất cho
học sinh và giúp các em hiểu được tầm quan trọng của môn học, cảm thấy thích
thú với mơn học hơn và nâng cao kỹ năng nói cho học sinh. Phát huy tối đa
những lợi ích của điện thoại thông minh và máy tính trong thời kỳ công nghệ 4.0
cho việc dạy và học ngoại ngữ.
- Nội dung (các) giải pháp
* Giải pháp 1. Luôn có các mẩu chuyện trị nhỏ bằng tiếng Anh đầu các tiết học,
thơng qua đó ơn lại các cấu trúc dễ và thường gặp
Khi vào đầu mỗi tiết học, tôi thường dành 3 đến 4 phút để trò chuyện với học
sinh bằng các cấu trúc và từ vựng đơn giản. Cuộc nói chuyện có thể chỉ để gợi
hứng thú và sự tự tin nói tiếng Anh cho học sinh, cũng có thể thơng qua đó để kiểm
tra bài cũ bằng cách sử dụng nhiều từ vựng của tiết học trước. Những cuộc nói
chuyện nhỏ của tơi thường xoay quanh các chủ đề hay gặp, dễ gần. Nếu có q ít
học sinh có thể tương tác với giáo viên, tơi sẽ cung cấp lại mẫu câu và từ vựng.

Cách mở đầu để làm quen

- Hello, My name is Lan.
- Hi, They call me Seng.
- Allow me to introduce myself. I’m Huong.
Giới thiệu về họ và tên
- My first name is Hoa.
- Please call me Vang. (Cứ gọi tôi là Vang)
- Everyone calls me Vang. (Mọi người vẫn gọi tôi là Vang)
- You may call me Huong (Bạn có thể gọi tơi là Huong)
- Huong is my name (Huong là tên tôi)
Cách nói về tuổi

- I am 15 (Tơi 15 tuổi)
- I am 15 years old (tôi 15 tuổi)
- I am over 15 (tôi trên 15 tuổi)
4


- I am almost 16 (Tôi sắp 16)
- I am around your age (Tôi ngang/ bằng tuổi bạn)
Giới thiệu về nơi ở quê quán

- I am from Vietnam = I come from Vietnam (Tôi đến từ Việt Nam)
- I was born in Tram Tau. (tôi sinh ra ở Tram Tau)
- I grew up in Mu Cang Chai (Tôi lớn lên ở Mu Cang Chai)
- I live in Yen Bai (Tôi sống ở Yen Bai)
- I have lived in Van Chan for two years (Tôi đã sống ở Van Chan được 2
năm)
- My hometown is Nghia Lo. (Quê của tôi ở Nghia Lo.)

Giới thiệu về học vấn, nghề nghiệp

- I’m very interested in learning English. (Tơi rất thích thú khi học tiếng Anh)
- I have a passion for traveling and exploring. (Tơi có đam mê du lịch và khám
phá)
- My hobbies are reading and writing. (Sở thích của tơi là đọc và viết)
- I like reading books. (Tơi thích đọc sách)
- I am a good cook. (Tôi là một đầu bếp giỏi)
- I am good at playing chess. (Tôi giỏi chơi cờ)
- I like shopping when I’m free. (Tơi thích đi mua sắm khi rảnh rỗi)
- I enjoy taking pictures. (Tôi thích chụp ảnh)
Giới thiệu về gia đình

- There are four of us in my family. (Có 4 người trong gia đình tơi.)
- I don’t have any siblings. I would have liked a sister. (Tơi khơng có anh chị
em. Tơi rất thích nếu có chị/em gái.)
- My grandparents are still alive. (Ơng bà tơi vẫn cịn sống.)
- I am the only child. (Tơi là con một)
Kết thúc cuộc nói chuyện

- Nice/ glad/ pleased to meet you. (Vui/ hân hạnh được gặp anh)
5


- Very nice to meet you. (Rất vui được gặp anh)
- Good to meet you. (Rất vui được gặp bạn)
- It was pleasure to meet you. (Hân hạnh được gặp anh)
- Well, it was nice meeting you. I really had a great time. (Thật vui khi được
gặp anh. Tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời)
- Take care! (giữ gìn sức khỏe nhé)

Cách đề nghị giữ liên lạc

- Can I get/have your number? This way we can keep in touch.
(Tôi lấy số điện thoại của anh được không? Để ta có thể giữ liên lạc với nhau)
- What is your number? I’d love to see you again…
(Số của bạn là gì? Mình rất muốn gặp lại bạn…)
- Should I add you on Facebook? (Tớ thêm bạn với cậu trên Facebook nhé?)
* Hội thoại mẫu
Teacher: Good morning.
Seng: Good morning. Nice to meet you.
T: What’s your name?
Seng: Seng is my name. My full name is Sung A Seng
T: Where are you from?
Seng: I come from Mu Cang Chai. And you?
T: I was born and grew up in Van Chan. What do you like doing in your free
time?
Seng: I like reading.
* Giải pháp 2. Hướng dẫn lại học sinh cách đọc phiên âm trong từ điển và
luôn ôn lại trong mỗi tiết học
Thông thường, học sinh luôn dùng từ điển với một mục đích duy nhất là tìm
nghĩa của từ. Tuy nhiên, từ điển thể hiện được tất cả các thông tin mà từ mới bao
gồm, đó là phát âm, từ loại và nghĩa từ. Phát âm được đặt ngay sau từ, điều đó cho
6


thấy sự quan trọng và tiện dụng của phần này, song học sinh hầu hết chưa biết đọc
theo hướng dẫn. Đối với học sinh lớp 10, tôi ôn lại cho các em các âm cơ bản ngay
từ tiết đầu tiên, có thể cho các em ghi ngay ở lề vở trang đầu tiên để dễ nhìn, dễ
tìm. Sau đó, trong mỗi tiết dạy, ở phần giới thiệu từ mới, tôi đều ghi lại cách phiên
âm theo từ điển để các em quen dần.

Phần mềm tôi hay sử dụng và hướng dẫn học sinh cài đặt phần mềm T – flat.
Đây là một phần mềm miễn phí, rất dễ sử dụng và có cả các mẫu câu minh họa cho
học sinh.
Sau năm tháng thực hiện liên tục, đa số các em đã có thể đọc đúng từ mà
khơng cần có sự đọc mẫu của giáo viên, nói cách khác, các em đã biết “đọc từ
điển”.
Dưới đây là một số ví dụ:
1. Từ mới unit 2, phần getting started
-

disease = (n) ailment /ˈeɪlmənt/ (n) : bệnh tật

-

balance /ˈbæləns/ (v): cân bằng

-

boost /bu:st/ (v): đẩy mạnh

-

skeleton /ˈskelɪtn/ (n): bộ xương

-

brain /breɪn/ (n): bộ não

-


lung /lʌɳ/ (n): phổi

-

bone /bəʊn/ (n): xương

2. Từ mới unit 3, phần Reading
-

launch (v ) /lɔ:ntʃ/: bắt đầu

-

phenomenon (n) /fənɒːminən/: hiện tượng

-

territory (n) /,terə’tɔriə/: lãnh thổ

-

smash hit (NP) /smæʃ/ /hɪt/:thắng lợi, ăn khách

-

franchise (n) /ˈfræntʃaɪz/: giấy phép cấp quyền
7


-


audition(n) /ɔːˈdɪʃn/: sự thử giọng

-

contestant (n) /kɒnˈtestənt/: người dự thi

3. Từ mới unit 5, phần Listening
-

traffic congestion (n) /træfik kən'dʒest∫n/: tắc đường

-

collapse (v) / kə'læps /: vỡ

-

collapsible (a) / kə'læpsəbl /: có thể vỡ

-

gallon (n) / 'gỉlən / = 4.54l in the UK ,=3.78l in the USA

* Giải pháp 3. Sử dụng phần mềm Zalo chat để thu bài nói, sửa lỗi cho học sinh
Hiện nay, Zalo chat đang được sử dụng rộng rãi và tiện lợi. Phần mềm này
còn được khun dùng vì hồn tồn “thuần Việt” và có rất nhiều ứng dụng. Tơi đã
tạo các nhóm chat theo lớp, yêu cầu học sinh nộp các đoạn hội thoại/ độc thoại
ngắn vào nhóm chat. Các bạn khác trong lớp cũng có thể xem và góp ý. Vì thời
gian trên lớp là khơng đủ để có thể lắng nghe và góp ý cho tất cả các bài nói nên

đây là một kênh rất hữu ích cho tơi. Tơi có thể tranh thủ xem, nghe và sửa lỗi cho
tất cả học sinh khi có thời gian rảnh. Qua đó, các em từ việc chưa từng nói tiếng
Anh đã bắt đầu phải luyện tập và quay video nộp cho cô giáo. Điều đó rèn cho các
em sự tự tin, sự chăm chỉ và ý thức cố gắng, thi đua cùng các bạn. Tuần nào tôi
cũng ra một yêu cầu nhỏ và thu bài trước 12h trưa ngày chủ nhật. Đến nay, tỉ lệ tôi
thu bài đạt 100%, bước đầu tất cả học sinh đều có thể nói những câu đơn giản mà
khơng e ngại. Dưới đây là hình ảnh các nhóm chat và các bài nộp của học sinh cũng
như phản hồi của tơi dành cho các phần nói của học sinh.

8


Nhóm chat lớp 10A:

Nhóm chat lớp 10B:

9


Nhóm chat lớp 10C:

* Giải pháp 4. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mềm kiểm tra phát âm
Sau khi học sinh đã có nền căn bản, tơi giới thiệu, hướng dẫn học sinh cài đặt
và sử dụng phần mềm Elsa Speak để tra từ, kiểm tra phát âm. Với những em học
khá và có điều kiện hơn, có thể mua gói để tự học và đánh giá quá trình tiến bộ.
Học sinh rất hào hứng với phần mềm này vì được trải nghiệm nói như người
bản xứ, được hướng dẫn chi tiết và có thể học cá nhân cho những em lần đầu còn e
dè, xấu hổ, ngại phát âm trước đông người. Tôi bắt đầu với những bài học dễ để
khích lệ học sinh, sau đó tăng dần cho các câu đơn giản và tiếp đến là các câu dài.
Dưới đây là hình ảnh học sinh học qua phần mềm Elsa Speak:


10


3. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Những giải pháp nêu trên có thể dùng cho khơng chỉ học sinh khối 10 mà
cịn có thể áp dụng cho học sinh tồn trường để phát triển kĩ năng nói, rèn cho các
em sự tự tin.
- Một số biện pháp cũng có thể sử dụng tại các trường THPT nói chung, đặc
biệt là những trường có nhiều học sinh bị mất gốc phát âm, rụt rè, ngại nói.

11


4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
Sáng kiến “Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng nói cho học sinh khối 10
trường PTDTNT THPT Miền Tây”, được thực nghiệm đối với học sinh trong thời
gian qua đã đem lại hiệu quả nhất định. Giáo viên tiếng Anh đã tự trau dồi nâng cao
chun mơn của mình, khơng ngừng học hỏi để hồn thiện mình về chun mơn
cũng như về phương pháp giảng dạy. Bản thân tôi cũng kiểm chứng sau từng bài
học để tìm ra ưu điểm, hạn chế từ đó có thể thực hiện tốt hơn cho những bài học
sau. Tôi nhận thấy học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, đạt hiệu quả hơn. Học
sinh cảm thấy hứng thú hơn, tham gia sôi nổi vào các hoạt động trong giờ hoc, tự
giác tìm hiểu, khám phá những nguồn kiến thức ngoài sách giáo khoa để luyện tập.
Nhiều học sinh đã cải thiện và mở rộng thêm vốn từ vựng, khắc phục được tâm lý
ngại ngùng; các em thích thú với việc khám phá thêm nhiều từ mới phù hợp với nội
dung từng bài học đồng thời tạo thói quen nói tiếng Anh thường xun và hình
thành phản xạ giao tiếp trong lớp học hay trong cuộc sống thực tế.
Để kiểm chứng hiệu quả của những giải pháp, tôi tiến hành khảo sát trong

một số tiết dạy kỹ năng nói đối với học sinh khối 10 đã thu được kết quả như sau:
Trước khi áp dụng (Ngày
01.9.2021)
Tổng số học sinh: 105
Tiêu chí
Mức Chưa
Mức Mức
Trung tốt
Tốt Khá
bình
Mức độ hứng thú với kĩ
31
5
20
49
năng nói
Mức độ phát âm các từ và
40
7
22
36
câu
Mức độ sử dụng đúng cấu
43
12
25
35
trúc
Mức độ sử dụng đa dạng từ
57

6
17
25
vựng
12

Sau khi áp dụng (Ngày
01.01.2022)
Tổng số học sinh: 105
Mức Chưa
Mức Mức
Trung tốt
Tốt
Khá
bình
25
20
27
33
18

29

33

22

32

28


11

27

33

22
23
34


Khả năng nói trơi chảy, diễn
đạt được ý tưởng và tự tin

5

15

57

28

15

30

1. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Trình độ
Ngày tháng

Chức
STT Họ và tên
Nơi cơng tác
chuyên
năm sinh
danh
môn
Trường
Nguyễn
Giáo
1
04/02/1983 PTDTNT THPT
Đại học
Khánh Hải
viên
Miền Tây

37

23

Nội dung
công việc
hỗ trợ
Áp dụng
sáng kiến

6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường.

- Giáo viên đạt chuẩn chuyên môn, nghề nghiệp, có lịng u nghề, đam mê
tìm hiểu.
- Học sinh chăm ngoan, tập trung hợp tác với hướng dẫn của giáo viên; được
tiếp xúc và sử dụng máy tính/ điện thoại thơng minh.
8. Tài liệu gửi kèm: khơng
III. CAM KẾT KHƠNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Nghĩa Lộ, ngày 20 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Phạm Thị Sen

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. />2. />3. />ing

14



×