Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Vận dụng giáo dục stem trong dạy học theo chủ đề hô hấp ở thực vật thiết kế mô hình nhà màng để trồng cây cà chua tại địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT THỊ XÃ NGHĨA LỘ

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
( LĨNH VỰC: GIÁO DỤC )

Tên sáng kiến: VẬN DỤNG GIÁO DỤC STEM VÀO DẬY
HỌC THEO CHỦ ĐỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT THIẾT KẾ
MƠ HÌNH NHÀ MÀNG ĐỂ TRỒNG CÂYCÀ CHUA
Ở ĐỊA PHƯƠNG

Tác giả

: CHỬ KHOA VÂN TRANG

Trình độ chun mơn : Thạc sĩ chuyên nghành Sinh học
Chức vụ

: Giáo viên

Đơn vị công tác

: Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ

Yên Bái, ngày 8 tháng 12 năm 2021


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nghĩa Lộ, ngày 8 tháng 12 năm 2021
BÁO CÁO


SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2021 – 2022
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: “Vận dụng giáo dục Stem vào dậy học theo chủ đề hơ hấp ở
thực vật “ Thiết kế mơ hình nhà màng để trồng cây cà chua ở địa phương”.
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 11 ban nâng cao trường THPT thị xã
Nghĩa Lộ
4.Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2019 - 2020
5. Sơ lược lí lịch tác giả
- Họ và tên: CHỬ KHOA VÂN TRANG
Nam, nữ: Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 08/12/1984
- Nơi thường trú: Phường Pú Trạng - Thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái
- Đơn vị công tác: THPT thị xã Nghĩa Lộ
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Sinh học
- Lĩnh vực công tác: Giảng dậy bộ môn Sinh học
- Điện thoại liên hệ: 0987686826
6.Đồng tác giả: khơng
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1.Tình trạng giải pháp đã biết
Trong những nội dung cốt lõi trình Đại Hội XII của Đảng về đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục nêu rõ “...Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản
của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người
học: Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục; Đa dạng hoá nội dung, tài liệu học tập;
Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo.
Ngày 04/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc
tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ thị của Thủ
tướng đề ra những giải pháp và nhiệm vụ thúc đẩy giáo dục STEM tại Việt Nam. Ở

cấp Bộ, việc giáo dục STEM cũng đã được quan tâm đưa vào chương trình phổ thơng,
thể hiện ở việc thúc đẩy việc tích hợp giáo dục STEM vào các môn học liên quan trong
nhà trường. Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận liên ngành tạo ra sự kết hợp hài
hòa giữa các lĩnh vực Khoa học, Cơng nghệ, Kỹ thuật và Tốn học nhằm mang đến
cho học sinh những trải nghiệm thực tế thật sự có ý nghĩa. Giáo dục STEM sẽ thu hẹp
khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc


“tức thì” trong mơi trường có tính sáng tạo cao và sử dụng trí óc có tính chất cơng việc
ít lặp lại trong thế kỷ 21.
Như vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy là một nhu cầu tất yếu của giáo dục
hiện nay. Bản thân người giáo viên phải làm sao biến quá trình giáo dục thành tự giáo
dục, để người học hình thành được kĩ năng tự học, tự nghiên cứu. Theo hướng dẫn
thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp của Bộ GD&ĐT theo hướng tăng
cường hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa
phương. Trường THPT Thị xã Nghĩa Lộ đã dành nhiều thời gian để giảng dạy lồng
ghép, hướng nghiệp cho các học sinh những nông dân tương lai về nơng nghiệp an
tồn ngay khi cịn học phổ thông để áp dụng vào công việc sản xuất, kinh doanh cho
chính gia đình hay của bản thân sau này.
Thực trạng canh tác nông nghiệp hiện nay tại địa phương cho thấy, đại đa số
nông dân vẫn sản xuất theo lối canh tác truyền thống, một số sản phẩm nông nghiệp
còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức an tồn, tăng ơ nhiễm mội trường
sống và tăng nguy cơ sử dụng các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và khơng an tồn
gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân .
Nhà màng là tổ hợp kết cấu gồm khung giàn, màng mỏng và các vật tư phụ, kết
hợp với nhau tạo thành nhà khép kín, bảo vệ cây trồng trước những tác động của thời
tiết và điều kiện ngoại cảnh, tạo môi trường tốt cho cây sinh trưởng, phát triển, năng
suất cao.Vấn đề trồng các loại cây trồng trong nhà màng hiện nay đối với người dân
thì khơng mới nhưng việc tìm hiểu thiết kế xây dựng nhà màng phù hợp với qui mơ hộ
gia đình và tự trải nghiệm của bản thân mỗi học sinh thì chưa có. Từ những lí do nêu

trên, cùng với thực trạng tại địa phương và yêu cầu hướng nghiệp của trường THPT
Thị xã Nghĩa Lộ, tôi lựa chọn đề tài: “ Vận dụng giáo dục Stem trong dậy học theo chủ
đề hơ hấp ở thực vật thiết kế mơ hình nhà màng để trồng cây cà chua tại địa phương”.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
2.1.Thực trạng
Hoạt động trải nghiệm STEM được tổ chức thông qua hình thức câu lạc bộ
hoặc các hoạt động trải nghiệm thực tế; được tổ chức thực hiện theo sở thích, năng
khiếu và lựa chọn của học sinh một cách tự nguyện.
Nhà trường có thể tổ chức các khơng gian trải nghiệm STEM trong nhà trường;
giới thiệu thư viện học liệu số, thí nghiệm ảo, mơ phỏng, phần mềm học tập để học
sinh tìm hiểu, khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn
đời sống.
Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống
có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học cần dạy. Để
giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tịi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các mơn
học có liên quan đến vấn đề đó (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết
bị cơng nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra.
2.2. Giải pháp thực hiện
2.2.1.Cơ sở lí luận
* Khái niệm dạy học STEM
Thuật ngữ STEM là chữ viết tắt bằng tiếng anh của bốn chữ: Science (Khoa
học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Tốn học).
Chính vì vậy thay vì học từng mơn rời rạc thì STEM sẽ tích hợp kiến thức từ nhiều
lĩnh vực, rèn luyện tư duy đa chiều, giúp các em đi tới nguồn gốc của vấn đề bằng
chính cảm nhận tai nghe, mắt thấy, tay làm.


Theo hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ (NSTA) thì giáo dục
STEM được định nghĩa như sau:
"Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong q trình học, trong đó

các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong
thế giới thực.Ở đó, các học sinh áp dụng cá kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ
thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng,
nơi làm việc và các tổ chức tồn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực
STEM và có thể góp phần vào cạnh tranh trong nền kinh tế mới".
Mục đính chính của giáo dục STEM không phải là đào tạo ra các nhà khoa học,
nhà tốn học, kỹ sư mà chính là nằm ở truyền cảm hứng trong học tập, thấy được mối
liên hệ giữa các kiến thức và nhận thức được tầm quan trọng của các kiến thức STEM
ảnh hưởng đến thế giới và sự phát triển của xã hội trong tương lai.
*Xu thế tất yếu của dạy học STEM trong thời gian tới
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 định hướng phát triển phẩm chất và
năng lực học sinh, mục tiêu của chương trình nhằm để trả lời cho câu hỏi: Học xong
chương trình học sinh làm được gì? Chính vì vậy, cần phải đổi mới phương pháp dạy
học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Các
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần phải gắn nội dung bài học với những
vấn đề thực tiễn và giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu và giải quyết
được vấn đề, thơng qua đó tiếp thu tri thức một cách chủ động.
Trong những năm qua, Đảng, chính phủ, bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và đổi mới giáo dục trong có liên quan đến giáo
dục STEM được ban hành, cụ thể như:
Chỉ thị số 16/CT- TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng
cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Quyết định 522/QĐTTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “ Giáo dục
hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn
2018 - 2025 ”; Công văn số 3535/BGDĐT- GDTrH, ngày 27/5/2013 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá thông qua việc
hướng dẫn xây 5 dựng các chủ đề dạy học; Công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH, ngày
8/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới quản lí sinh hoạt chuyên môn
theo hướng nghiên cứu bài học; Thông tư 32/2018/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; Kế hoạch số 10/KH–
BGDĐT, ngày 7/1/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ứng dụng ICT trong quản

lí các hoạt động giáo dục ở trường trung học năm học 2016- 2017, trong đó thí điểm
triển khai giáo dục STEM tại một số trường trung học.
Về phía Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái số 1602/SGD&ĐT-GDTrH cũng nói
rõ trong mục đổi mới hình thức dạy học cần: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy
học. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần
coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường;
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm; Tổ chức dạy học gắn liền với di sản văn hóa,
với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương; Sử dụng các hình thức
dạy học trên cơ sở ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông. Xây dựng và tổ
chức thực hiện các chủ đề tích hợp liên mơn, nhất là những chủ đề xây dựng theo tỉnh
thần giáo dục tích hợp khoa học - cơng nghệ - kỹ thuật - tốn (STEM) trong việc thực
hiện chương trình GDPT ở những mơn học liên quan. Khuyến khích mỗi nhóm chun


môn xây dựng một chủ đề giáo dục STEM, tập trung vào mức độ “Dạy học các môn
khoa học theo phương thức giáo dục STEM”.
*Tầm quan trọng trong vận dụng phương pháp dạy học STEM vào môn
Sinh học ở trường phổ thông
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật vô cùng gần gũi với
đời sống hàng ngày của con người. Bên cạnh đó, mơn Sinh học cũng có mối quan hệ
chặt chẽ với các mơn học khác như Vật lí, Hóa học, Tốn học,...;Vận dụng kiến thức
của các mơn học này vào giải thích các hiện tượng, quy luật sinh học. Cùng với sự
phát triển của khoa học kĩ thuật, kiến thức Sinh học ngày càng được bổ sung nhiều hơn
và ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa lí thuyết và ứng dụng. Chính vì thế các chủ đề
STEM trong môn Sinh học cũng khá phong phú và đa dạng, từ những chủ đề liên quan
đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình đến những chủ đề giải quyết các vấn đề
mang tính tồn cầu như biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, suy giảm đa dạng sinh học.
Khi vận dụng phương pháp này các em sẽ thấy một chỉnh thể của khoa học
trong đó sinh học khơng tách rời các bộ mơn khoa học khác. Qua đó các em có sự thay
đổi phần nào trong cảm nhận về môn khoa học tự nhiên - những bộ môn thường bị coi

rằng khô khan và khó học, nặng lý thuyết và khơng có liên hệ thực tế - nay trở thành
một niềm hấp dẫn, mới mẻ, khơi gợi cảm hứng, niềm yêu thích và say mê khoa học
với nhiều em học sinh.Qua quá trình thực hiện giảng dậy Stem tại nhà trường, Tơi
nhận thấy những hiệu quả cụ thể sau:
Đối với giáo viên: cần huy động kiến thức của nhiều môn học về khoa học, kĩ
thuật, toán học và tin học. Giáo viện sẽ học hỏi tham vấn ý kiến chuyên môn của các
bộ môn liên quan. Qua mỗi lần soạn bài như vậy kiến thức của mình khơng chỉ được
nâng lên mà các kĩ năng cũng được rèn luyện, kĩ năng sử dụng thí nghiệm thực hành,
kĩ năng tổ chức quản lí học sinh bên ngoài lớp học và kĩ năng ứng dụng cơng nghệ
thơng tin, ...
Đối với người học: ngồi những mục tiêu mà một tiết học mang lại là nội dung
kiến thức, khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn thì bài học giúp người học hiểu rõ
bản chất, thấy được mọi sự vật hiện tượng trong thế giới ln có mối liên hệ biện
chứng với nhau. Đồng thời người học rèn luyện được tính tự học, tự giác cao, năng
lực làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề trong bối cảnh thực tế. Người học có
thể hình thành các dự án khoa học cho việc phát triển bản thân trong tương lai.
* Quy trình xây dựng bài học STEM
Mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động như sau:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Trong hoạt động này, giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa đựng
vấn đề, trong đó học sinh phải hoàn thành một sản phẩm học tập cụ thể với các tiêu chí
địi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để đề xuất, xây dựng giải
pháp và thiết kế nguyên mẫu của sản phẩm cần hồn thành. Tiêu chí của sản phẩm là
u cầu hết sức quan trọng, bởi đó chính là "tính mới" của sản phẩm, kể cả sản phẩm
đó là quen thuộc với học sinh; đồng thời, tiêu chí đó buộc học sinh phải nắm vững
kiến thức mới thiết kế và giải thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm.
– Mục đích: Xác định tiêu chí sản phẩm; phát hiện vấn đề/nhu cầu.
– Nội dung: Tìm hiểu về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá về hiện
tượng, sản phẩm, công nghệ...



– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hồn thành nội dung
(Bài ghi chép thơng tin về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá, đặt câu hỏi về
hiện tượng, sản phẩm, công nghệ).
- Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (nội dung, phương
tiện, cách thực hiện, yêu cầu sản phẩm phải hoàn thành); Học sinh thực hiện nhiệm vụ
(qua thực tế, tài liệu, video; cá nhân hoặc nhóm); Báo cáo, thảo luận (thời gian, địa
điểm, cách thức); Phát hiện/phát biểu vấn đề (giáo viên hỗ trợ).
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
Trong hoạt động này, học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tự lực dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Trong bài học STEM sẽ khơng cịn các "tiết học" thơng
thường mà ở đó giáo viên "giảng dạy" kiến thức mới cho học sinh. Thay vào đó, học
sinh tự tìm tịi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế sản phẩm
cần hoàn thành.Kết quả là, khi học sinh hồn thành bản thiết kế thì đồng thời học sinh
cũng đã học được kiến thức mới theo chương trình mơn học tương ứng.
- Mục đích: Hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp.
- Nội dung: Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, tài liệu, thí nghiệm để tiếp
nhận,hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp/thiết kế.
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội dung
(Xác định và ghi được thơng tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới, giải pháp/thiết
kế).Xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học
- Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu
đọc/nghe/nhìn/làm để xác định và ghi được thơng tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức
mới); Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, làm thí nghiệm (cá nhân, nhóm);
Báo cáo,thảo luận; Giáo viên điều hành, “chốt” kiến thức mới + hỗ trợ học sinh đề
xuất giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm.
Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp
Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày, giải thích và bảo vệ
bản thiết kế kèm theo thuyết minh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã có); đó
là sự thể hiện cụ thể của giải pháp giải quyết vấn đề. Dưới sự trao đổi, góp ý của các

bạn và giáo viên, học sinh tiếp tục hoàn thiện (có thể phải thay đổi để bảo đảm khả thi)
bản thiết kế trước khi tiến hành chế tạo, thử nghiệm.
- Mục đích: Lựa chọn giải pháp/bản thiết kế.
- Nội dung: Trình bày, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế để lựa chọn và hoàn thiện.
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Giải pháp/bản thiết kế được lựa
chọn/hoàn thiện.
- Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu học
sinh trình bày, báo cáo, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế); Học sinh báo cáo, thảo
luận; Giáoviên điều hành, nhận xét, đánh giá + hỗ trợ học sinh lựa chọn giải pháp/thiết
kế mẫu thử nghiệm.
Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
Trong hoạt động này, học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế đã hoàn
thiện sau bước 3; trong quá trình chế tạo đồng thời phải tiến hành thử nghiệm và đánh
giá. Trong quá trình này, học sinh cũng có thể phải điều chỉnh thiết kế ban đầu để bảo
đảm mẫu chế tạo là khả thi.
- Mục đích: Chế tạo và thử nghiệm mẫu thiết kế.
- Nội dung: Lựa chọn dụng cụ/thiết bị thí nghiệm; chế tạo mẫu theo thiết kế; thử
nghiệm và điều chỉnh.


- Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mơ hình/đồ
vật...đã chế tạo và thử nghiệm, đánh giá.
- Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (lựa chọn dụng cụ/thiết
bị thí nghiệm để chế tạp, lắp ráp...); Học sinh thực hành chế tạo, lắp ráp và thử
nghiệm; Giáo viên hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh
Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày sản phẩm học tập đã
hồn thành; trao đổi, thảo luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hồn thiện.
- Mục đích: Trình bày, chia sẻ, đánh giá sản phẩm nghiên cứu.
- Nội dung: Trình bày và thảo luận.

- Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mơ hình/đồ vật...
đã chế tạo được + Bài trình bày báo cáo.
- Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (mô tả rõ yêu cầu và
sản phẩm trình bày); Học sinh báo cáo, thảo luận (bài báo cáo, trình chiếu, video, dung
cụ/thiết bị/mơ hình/đồ vật đã chế tạo...) theo các hình thức phù hợp (trưng bày, triển
lãm, sân khấu hóa); Giáo viên đánh giá, kết luận, cho điểm và định hướng tiếp tục
hoàn thiện.
2.2.2. Cơ sở thực tiễn
- Môn Sinh học là một trong những bộ mơn khoa học cơ bản lí do lựa chọn môn
Sinh học của học sinh là chủ yếu học để thi đại học ngành Y, Cơng nghệ sinh học.. nói
chung là những trường có điểm đầu vào khá cao.
- Do chương trình thi cử nặng nề về lí thuyết và nhiều bài tập tính tốn nên đa
số các em học theo kiểu nhồi nhét kiến thức để đáp ứng cho các kì thi, chính vì vậy mà
các em ít nhận thấy vai trò ứng dụng của sinh vào đời sống.
- Học sinh không được trải nghiệm thực tế, nên việc đưa kiến thức khoa học trở
nên nặng nề.
- Việc tổ chức dạy học theo hướng giáo dục Stem ở các trường THPT nói chung
cịn hạn chế, các trường chủ yếu cịn giao nhiệm vụ cho tổ nhóm tạo ra 1 sản phẩm
Stem chứ chưa mang tính tự giác. Đó là lí do các em học sinh học chủ yếu là để đối
phó với các kì thi cịn yếu tố đam mê yêu thích rất ít.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
+ Về phía nhà trường
- Tổ chức tập huấn tốt về hình thức dạy học STEM làm cho học sinh và giáo
viên hiểu được đầy đủ và đúng đắn ý nghĩa của hình thức học tập này.
- Mở các câu lạc bộ STEM dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các tổ nhóm
chun mơn.
- Có hình thức động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời với những giáo
viên có những đóng góp cho sự phát triển phong trào dạy học STEM của nhà trường.
- Tích cực tuyên truyền cho giáo viên và học sinh thấy được ý nghĩa của dạy
học STEM.

- Cơ sở vật chất của các nhà trường được đầu tư thêm để đáp ứng nhu cầu cho
giáo viên và học sinh giảng dạy và học tập.
- Tạo diễn đàn (FORUM) về việc học tập STEM trên trang web của nhà trường,
đó là nơi giáo viên có thể thảo luận về cách soạn bài, về phương pháp, về cách thức tổ
chức triển khai về bài học, các em học sinh có thể trao đổi về các kiến thức trong bài,
nội dung bài học, các bài tập hay giao lưu kết bạn.
+ Về phía giáo viên


- Tích cực tham gia các buổi tập huấn, các chương trình học STEM qua các
khóa học có chất lượng.
- Tích cực soạn bài giảng có định hướng STEM.
- Tham gia diễn đàn của các chương trình dạy học STEM trên khắp cả nước và
diễn đàn của nhà trường nói riêng.
- Hướng dẫn học sinh cách học tập và nghiên cứu theo phương pháp này để học
sinh cảm nhận được tính ưu việt của phương pháp dạy học này.
- Bên cạnh phát huy các ưu điểm của dạy học truyền thống cũng cần học sinh
thấy được vai trò của thực hành và khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống mang
lại những bài giảng phong phú hấp dẫn cho học sinh.
+ Về phía học sinh
- Học sinh là người học là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ học tập một
cách tự giác và chủ động, vì việc thực hiện các nhiệm vụ không những thực hiện trong
phạm vi khơng gian lớp học mà cịn ở ngồi trường học nữa.
- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh các em phải có sự kết nối các thành
viên trong tổ nhóm khi thực hiện ở ngồi trường, nên cần tinh thần trách nhiệm của
các thành viên trong nhóm để đảm bào thành quả của sự hợp tác nhóm.
-Vậy các em khi hoạt động ngồi khơng gian trường học với điều kiện địa lí xa
làm vậy cách triển khai kế hoạch thế nào
+ Lập nhóm trên diễn đàn (chủ yếu trên facbook), đề cử nhóm trưởng
+ Thảo luận và các thành viên và lên kế hoạch thông báo (như thời gian,

địa điểm...) cho các thành viên
+ Giáo viên tham gia hướng dẫn và tư vấn
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do có thể áp
dụng giải pháp
*Xây dựng chủ đề minh họa theo hướng giáo dục stem
CHỦ ĐỀ : THIẾT KẾ MÔ HÌNH NHÀ MÀNG TRỒNG CÀ CHUA Ở
ĐỊA PHƯƠNG
Sinh học lớp 11 - Công nghệ lớp 10
1. Tên chủ đề: THIẾT KẾ MƠ HÌNH NHÀ MÀNG TRỒNG CÀ CHUA Ở
ĐỊA PHƯƠNG
2. Mô tả chủ đề
Nhà màng là một trong những mô hình hiệu quả trong sản xuất nơng nghiệp
theo hướng cơng nghệ cao. Giá thành lắp đặt nhà màng còn khá cao so với thu nhập
của bà con nông dân. Tuy nhiên, nhà màng phù hợp với yêu cầu để phát triển nơng
nghiệp bền vững, cho phép kiểm sốt đầy đủ và chặt chẽ hầu hết các thơng số của q
trình sản xuất như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, khí carbonic, khí ơxy…, kể cả việc sử
dụng tối ưu đất canh tác để đáp ứng cho sự sinh trưởng, phát triển tốt nhất của cây
trồng và kiểm soát được sâu bệnh hại để đạt sản lượng cao nhất.
Để thực hiện dự án, học sinh cần nắm bắt và vận dụng các kiến thức liên quan:
Bài 12: Hô hấp ở thực vật – sinh học 11 cơ bản
Bài 14: Phát hiện hô hấp ở thực vật – sinh học 11 cơ bản
Bài 5: Thực hành: Xác định sức sống của hạt – cơng nghệ 10
Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng 1 số loại phân bón thơng thường –
công nghệ 10
Bài 15: Điều kiện, phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng – công nghệ 10
3. Mục tiêu


Sau khi hồn thành chủ đề, học sinh có khả năng:
a. Kiến thức

- Các cách sử dụng phân bón cho phù hợp với đất và cây trồng
- Hiểu được sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự nảy mầm của hạt
- Hiểu được sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sinh trưởng và phát
triển của cây trồng
b. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức về hô hấp ở thực vật trong đời sống.
- Thiết kế và vận dụng thực hiện thiết kế 1 mơ hình nhà màng đơn giản để trồng
cây tại gia đình
- Thuyết trình, phản biện.
- Hợp tác, chia sẻ trong hoạt động nhóm.
c. Phát triển phẩm chất
- Có tinh thần trách nhiệm, hịa đồng, giúp đỡ nhau.
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường.
d. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch học tập, nghiên cứu, thực
nghiệm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế quy trình và
phân cơng từng nhiệm vụ cụ thể.
- Năng lực thuyết trình, năng lực bảo vệ ý kiến của bản thân.
4. Thiết bị
Tổ chức dạy học chủ đề, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng một số nguyên
liệu và thiết bị sau:
- Hạt dễ nảy mầm: đỗ xanh, lúa, ngô,....
- Dụng cụ: rổ, khăn ướt, lá tre,...
- Dụng cụ thiết kế nhà màng: Cột nhà lưới, trụ móng, khung sườn nhà kính,
cửa, màng che phủ bên ngoài, hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống thơng gió,...
5. Tiến trình dậy học
Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ đề :
Chứng minh q trình hơ hấp ở thực vật tỏa nhiệt
A. Mục đích

- Học sinh tự học được các kiến thức nền liên quan thông qua việc nghiên cứu
tài liệu về hô hấp và sinh trưởng của thực vật trong điều kiện yếm khí và hiếu khí
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hơ hấp ở thực vật, các điều kiện cần thiết cho hạt
nảy mầm.
B. Nội dung
- Trong hạt đang nảy mầm, quá trình hơ hấp diễn ra rất mạnh vì q trình hơ
hấp sẽ cung cấp năng lượng và các chất trung gian cho quá trình hình thành mầm rễ,
mầm thân và một cá thể mới trong tương lai. Tất nhiên quá trình hơ hấp chỉ tích lũy
được khoảng > 40% năng lượng trong ATP. Một nửa số năng lượng còn lại của
nguyên liệu hô hấp được thải ra dưới dạng nhiệt năng. Chính vì vậy, khi hơ hấp, đối
tượng hơ hấp sẽ tỏa nhiều nhiệt.
- Các bước tiến hành thí nghiệm:
+ Bước 1: Cho hạt vào bình thuỷ tinh, đổ nước ngập hạt, ngâm hạt trong nước
khoảng 2-3giờ


Sau đó gạn hết nước khỏi bình. Nút kín bình và cắm một nhiệt kế trực tiếp vào
khối hạt
+ Bước 2: Đặt bình thuỷ tinh có chứa hạt ẩm cùng với nhiệt kế vào hộp xốp
cách nhiệt. Bước chuẩn bị này cần phải làm trước 1-2 ngày
+ Bước 3: Theo dõi nhiệt độ lúc bắt đầu cắm nhiệt kế và sau 30, 60, 90 phút.
Ghi kết quả nhiệt + Bước 4: Đo theo th ời gian và thảo luận, giải thích kết quả thí
nghiệm.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
Kết thúc hoạt động, học sinh cần đạt được các sản phẩm sau:
- Bản ghi chép những kiến thức về hô hấp ở thực vật, kiến thức về nảy mầm ở
thực vật, yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật.
- Kết quả thu được sau 1h, 2h, 3h về sự thay đổi nhiệt độ của hạt nảy mầm
Thời gian
Sau 1 giờ


Sau 2 giờ

Sau 3 giờ

Nhiệt độ
D. Cách thức tổ chức hoạt động
Học sinh làm việc nhóm
- Ghi tóm tắt lại các kiến thức cơ bản đã tìm hiểu vào vở cá nhân.
- Giáo viên hỗ trợ học sinh những thắc mắc (nếu có)
* Hoạt động trải nghiệm của học sinh: Chứng minh quá trình hô hấp ở
thực vật tỏa nhiệt
Bước 1: Thống nhất lựa chọn loại hình báo cáo
Bước 2: Thống nhất cấu trúc nội dung báo cáo gồm những thông tin sau:
+ Cơ sở khoa học
+ Các bước tiến hành thí nghiệm
+ Kết quả thí nghiệm và giải thích
+ Đại diện nhóm trả lời câu hỏi (nếu có).
Bước 3: Giao lưu, trải nghiệm và học hỏi giữa các nhóm, lớp:
* Thảo luận về việc trải nghiệm làm thí nghiệm
- Từng thành viên đưa ra đánh giá, nhận xét về hoạt động và cảm nhận của cá
nhân về ý nghĩa hoạt động đối với bản thân và đối với gia đình.
- Đánh giá về hoạt động trong nhóm theo các góc độ:
+ Những điều tâm đắc
+ Những điều cần điều chỉnh, rút kinh nghiệm (mức độ tập trung của thành
viên trong nhóm);
+ Những điều cần thay đổi về cách nhận thức làm việc; ý tưởng mới cho các
hoạt động sau.
+ Tốc độ làm việc của các thành viên trong nhóm.
- Trình bày các ý kiến các nhân để thảo luận trước nhóm nhằm rút ra được các

kết luận cần thiết về điều kiện nảy mầm của hạt nói chung, hạt rau mầm nói riêng và
đưa ra các biện pháp khắc phục với những sản phẩm chưa thành công.


Một số hình ảnh thu được sau hoạt động trải nghiệm Chứng minh q
trình hơ hấp ở thực vật tỏa nhiệt được tiến hành tại phịng thí nghiệm Hóa – Sinh
của các lớp 11A trường THPT thị xã Nghĩa Lộ.

Hình 1: Hạt đậu 2 ngày ủ

Hình 2: Hạt đậu được đưa vào thùng xốp


Hình 3: Học sinh dùng cảm biến nhiệt độ để đo sự biến thiên nhiệt độ của hạt
nảy mầm
Tiết 2: Trình bày và bảo vệ thiết kế mơ hình nhà màng
Hoạt động 1: Xác định các tiêu chí của mơ hình nhà màng
A. Mục đích
- Học sinh trình bày được khái niệm về mơ hình nhà màng
- Nêu được những ưu, nhược điểm của mơ hình nhà màng
- Tiếp nhận nhiệm vụ thiết kế 1 mơ hình nhà màng ứng dụng cụ thể tại địa phương
B. Nội dung
1. Sơ lược về nhà màng
Nhà màng là một cơng trình có cạnh và mái làm bằng màng hoặc những vật liệu
tương tự khác dùng để ứng dụng trong nông nghiệp giúp cung cấp nguồn rau củ hoa
quả quanh năm, việc thiết kế nhà màng trồng rau sạch giúp rau quả tránh khỏi những
tác động nhất thời của thời tiết như nắng, mưa và gió q mạnh.
Chính vì vậy, thường thấy thiết kế nhà bằng kính hoặc bằng nhựa bởi chúng có
khả năng tự nóng lên do bức xạ của mặt trời khi đi qua lớp màng trong suốt sẽ bị hấp
thụ bởi đất đai, thực vật và những thứ khác bên trong nhà kính đẹp hiện đại.

Duy trì mơi trường sinh trưởng cho cây một cách lý tưởng nhất, giúp cây phát
triển nhanh và khỏe hơn. Ngăn cản được côn trùng cùng như các mầm bệnh từ cơn
trùng gây ra.
2. Qui trình thực hiện
Giáo viên hướng dẫn học sinh về tiến trình dự án và yêu cầu học sinh ghi vào
nhật ký học tập.
- Bước 1: Nhận nhiệm vụ.
- Bước 2: Tìm hiểu kiến thức liên quan.
- Bước 3: Lập qui trình xây dựng nhà màng
- Bước 4: Làm sản phẩm.
- Bước 5: Báo cáo và đánh giá sản phẩm.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu kiến thức và kĩ năng liên quan
trước khi xây dựng mơ hình nhà màng
C. Dự kiến sản phẩm của học sinh
Kết thúc hoạt động, học sinh đạt được các sản phẩm:
- Bảng ghi chép xác định nhiệm vụ của dự án, của từng thành viên.
- Kế hoạch thực hiện dự án với các mốc thời gian và tiêu chí đánh giá sản phẩm
của dự án.
Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến hơ hấp
thực vật
Yếu tố vật lý
Ảnh hưởng
1.Nhiệt độ
2.Độ ẩm
3. Nồng độ O2và CO2
Phiếu học tập số 2: Vai trò của các cấu trúc nhà màng
STT
Tên
Màng
1

Tấm nhựa
2
Màng nhà kính nhựa (plastic film)
3

Vai trị


4
5
6
7
8
9
10

Màng nhà kính Israel
Khung
Mái lợp
Bức tường
Hệ thống làm mát và thơng gió
Sàn
Hệ thống tưới nước nhỏ giọt

Ưu điểm của nhà màng
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Nhược điểm của nhà màng
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
Hoạt động 2: Trình bày bản thiết kế mơ hình nhà màng
(Học sinh tự làm ở nhà trong 2 tuần)
A. Mục đích
- Học sinh thiết kế được mơ hình nhà màng
- Học sinh học được phương pháp nghiên cứu thực nghiệm thông qua xác định
các điều kiện đảm bảo cho quy trình sản xuất với chi phí hợp lí.
- Học sinh giới thiệu và sử dụng sản phẩm để chứng minh sự phù hợp với các
tiêu chí đã đưa ra và phù hợp với điều kiện thực tế.
B. Nội dung
- Học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 2 tuần.
- Các nhóm trình diễn các sản phẩm đã làm.
C. Dự kiến sản phẩm
- Kết thúc hoạt động, học sinh cần đạt được các sản phẩm sau: mơ hình nhà
màng đáp ứng được các tiêu chí đề ra
D. Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1: Yêu cầu học sinh các nhóm trình diễn sản phẩm, kèm minh họa giá thành.
Bước 2: Đánh giá hiệu quả sản phẩm.
Bước 3: Gợi mở phạm vi ứng dụng và đối tượng thực hiện.
Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá sản phẩm mơ hình nhà kính trong trồng trọt
STT
Tiêu chí
Điểm
Có độ bề cao, dễ lắp đặt
20
1
Duy trì lượng nhiệt và độ ẩm nhiều cho cây trồng bên trong nhà màng
20
2
Có khả năng phong tỏa một phần của quang phổ tia cực tím, đẩy lùi

20
3
một số lồi cơn trùng hoạt động, bệnh do vi rút, giúp cây phát triển
tốt nhất.
Chi phí cho nguyên liệu, thiết bị hợp lý
20
4
Khả năng truyền tải lượng ánh sáng của tia cực tím cực thấp
10
5
Chi phí bảo trì thấp.
10
6
Phiếu đánh giá số 2: Thiết kế quy trình xây dựng mơ hình nhà kính
Tiêu chí

Điểm


1.Ý tưởng thiết kế mơ hình nhà màng với đối tượng cụ thể có hợp lí
2. Các hệ thống sử dụng trong mơ hình nhà màng có phù hợp
3. Sử dụng nguyên liệu để tiết kiệm chi phí lắp đặt
4. Loại cây trồng phù hợp
5. Độ bền cao và dễ sử dụng

30
30
20
10
10


Một số hình ảnh thu được sau hoạt động trình bày thiết kế mơ hình nhà
màng được các em học sinh lớp 11A1 trường THPT thị xã Nghĩa Lộ trình bày:

Hình 1: Thuyết trình của đại diện tổ 1 lớp 11A1


Hình 2: Các bạn tổ khác trong lớp 11A1 thực hiện phản biện mơ hình nhà kính
của tổ 1

Hình 3: Thuyết trình của đại diện tổ 2 lớp 11A1

Hình 4: Thuyết trình của đại diện tổ 3 lớp 11A1


Hình 5: Hình ảnh GVBM hỏi đáp các tổ về bản thiết kế mơ hình nhà màng

Hình 7: Áp dụng thực hiện tại gia đình của học sinh lớp 11A1 trường THPT thị
xã Nghĩa lộ


*Kết quả
Cuối năm học 2019 - 2020, sau khi thực hiện thí điểm giảng dạy theo chủ đề
STEM, tơi đã thực hiện quá trình khảo sát học sinh khối 11 với 3 lớp 11A1, 11A2,
11A3 với 113 học sinh và thu được kết quả như sau:
Câu
Nội dung
Trước thực
Sau thực nghiệm
nghiệm

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
1 Sự hứng thú học môn Sinh ở các em
thuộc mức nào
Rất thích
22
19,46
38
33,63
Bình thường
46
40,70
52
46,02
Khơng thích
45
39,84
25
79,65
2 Em thích học mơn Sinh
Là mơn thi ĐH - CĐ
33
29,20
58
51,32
Bài học sinh động, thầy cô vui vẻ, dễ
51
45,13
25
22,12
hiểu

Kiến thức thực tế nhiều
29
25,67
30
26,56
3 Trong giờ học môn sinh em thích
được học như thế nào
Tập trung nghe giảng, phát biểu ý
25
22,12
12
10,61
kiến, thảo luận
Được làm các bài thực hành để nắm
52
46,02
23
20,35
bắt kiến thức
Được học theo chủ đề STEM
36
31,86
78
69,04
4 Nội dung dậy học
Làm nhiều bài tập để phục vụ các kì
50
44,24
36
31,85

thi
Giảng dậy các kiến thức trọng tâm,
63
55,76
77
68,14
vận dụng kiến thức liên môn để học
trải nghiệm sáng tạo
Qua khảo sát ta thấy số lượng học sinh thích học mơn sinh đã tăng lên từ
29,02% lên 51,32% và là môn các em lựa chọn để thi vào các trường Đại học, Cao
đẳng để lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Và sự hứng thú với môn học cũng tăng
lên từ 19,46% tăng lên 33,63%. Qua thực nghiệm cho thấy kiến khi dạy theo phương
pháp Stem,các em thấy được vai trò của Sinh học với thực tiễn nhiều hơn từ 31,68%
lên 69,04%, cùng với vai trò của giáo viên giúp bài giảng dễ hiểu và hấp dẫn hơn.
Kết quả này cho thấy sự lựa chọn các biện pháp dạy học STEM đã áp dụng
mang lại kết quả khả quan. Đa số các em thấy yêu thích sinh học hơn, tiết Sinh học trở
nên hấp dẫn và bổ ích với các em, vì thấy được sự liên quan giữa lí thuyết và thực tiễn
kĩ năng thí nghiệm thực hành được tăng lên rõ rệt, nên các em rất hứng thú triển khai
công việc được giao, nhiều em còn chia sẻ sẽ chọn Sinh học là con đường lập nghiệp
trong tương lai.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu ( nếu có):
khơng có
6. Các thơng tin cần được bảo mật: khơng có


7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Việc áp dụng phương pháp dạy học này còn gặp một số khó khăn như kinh phí
để thực nghiệm, nhận thức đổi mới về phương pháp của giáo viên còn hạn chế. Để tổ
chức được các hoạt động dạy học STEM một cách hiệu quả cần có sự ủng hộ của ban
giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp.

Tôi mong rằng chương trình thi cử hiện hành sẽ giảm tải những bài tốn Sinh
học nặng về tính tốn mà tăng hàm lượng những kiến thức thực tiễn nhiều hơn để các
em có thời gian cho các hoạt động trải nghiệm. Giáo viên khi áp dụng tùy điều kiện
thực tế để đạt hiệu quả cao hơn, không ngừng cải tiến, sáng tạo thêm để hoàn
thiện hơn nữa khi thực hiện phương pháp dạy học này.Trong đề tài chỉ mới xây
dựng cho một chủ đề cụ thể, còn rất nhiều chủ đề khác, tôi hy vọng chúng ta sẽ xây
dựng được buổi ngoại khóa “Ngày hội STEM cấp trường” để tạo khơng khí học tập
trải nghiệm đầy sáng tạo cho học sinh nhà trường.
8. Tài liệu kèm theo ( phụ lục các phiếu học tập, ảnh chụp sản phẩm,...)
II. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi không sao chép và vi phạm bản quyền. Nếu sai bản thân tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Nghĩa lộ, ngày 02 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Chử Khoa Vân Trang


PHỤ LỤC CÁC PHIẾU HỌC TẬP
Đáp án phiếu học tập số 1:tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến hơ hấp
thực vật
Yếu tố vật lý Ảnh hưởng
1. Nhiệt độ
* Cơ sở ảnh hưởng của nhiệt độ đến hơ hấp
+ Hơ hấp bao gồm các phản ứng hóa học với sự xúc tác của các enzim
+ Hoạt động của enzim phụ thuộc vào nhiệt độ
Nhiệt độ tối ưu (30oCà 35oC):
+ Là nhiệt độ mà cường độ hô hấp đạt giá trị cao nhất
2. Độ ẩm
* Vai trò của nước đối với hô hấp

+ Nước là dung môi, là mơi trường cho các phản ứng hóa sinh xảy ra
trong hơ hấp
+ Tham gia trực tiếp vào q trình oxi hóa ngun liệu hơ hấp
* Hàm lượng nước và cường độ hô hấp
+ Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan
hô hấp
+ Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hơ hấp
càng cao và ngược lại
3. Nồng độ
* Ảnh hưởng của nồng độ O2
O2và CO2
Khi nồng độ O2 trong khơng khí giảm xuống dưới 10% thì hơ hấp sẽ bị
ảnh hưởng và khi giảm xuống 5% thi cây chuyển sang phân giải kị khí
* Ảnh hưởng của nồng độ CO2
Trong môi trường nồng độ CO2 cao hơn 40% làm hô hấp bị ức chế.

STT
1

2

3

Đáp án phiếu học tập số 2: Vai trò của các cấu trúc nhà kính
Tên
Vai trị
Kính
Mức độ truyền cao trong các bức xạ ánh sáng cực tốt.
Giữ nhiệt tốt vào ban đêm khá ổn định.
Khả năng truyền tải lượng ánh sáng của tia cực tím cực thấp.

Độ bền cao theo thời gian sử dụng.
Chi phí bảo trì thấp.
Tấm nhựa Sử dụng tấm nhựa để thiết kế màng kính nhà bếp, nhà kính trồng
hoa và cây trồng ngày càng tăng bởi sản phẩm tấm có độ bền chắc
hơn những màng nhựa, nó giữ nhiệt rất tốt cũng như sự truyền tải
ánh sáng ban đầu và truyền qua lượng ánh sáng tia cực tím thấp.
Về cơ bản sẽ có ba ngun liệu chính trong thể loại tấm này đó là
polycarbonate, acrylic (methyl methacrylate) và sợi thủy tinh.
Màng nhà Có thể nói đây là loại vật liệu làm nhà kính trồng rau phổ biến nhất
kính nhựa hiện nay cùng với chi phí giá rẻ nhất trong số các vật liệu nhà kính.
(plastic
Chúng mang tính linh hoạt cùng hiệu sát cực cao và các chất phụ
film)
gia cho màng nhựa có thể dùng để xác định:
Độ bền
Khả năng giảm tổn thất nhiệt
Khả năng làm giảm sự hình thành giọt nước ở lớp dưới (mặt trong
của màng nhà kính)
Truyền bước sóng đặc biệt của ánh sáng
Khả năng làm giảm lượng bụi bám vào.


4

5

6

7


8

9

10

Màng nhà Màng nhà kính Israel được sản xuất phân bố khắp trên thị trường
kính Israel hiện nay như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng...TPHCM. Đây là sản
phẩm hàng đầu được dùng cho nhà kính trong ngành nơng nghiệp
giúp bảo vệ đất trồng và chống nhiễm khuẩn cực tốt.
Sản phẩm của màng phủ nhà kính Israel đều đạt tiêu chuẩn quản lý
chất lượng quốc tế với nhiều khổ rộng khác nhau như 2.2 m; 3.2m;
3.7m; 4.2m; 5m; 6m; 8m;12m ..từ trong nước cho đến màng kính
nhập khẩu giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn kích thước phù hợp
cho mình.
Khung
Theo như các nhà tư vấn thiết kế nhà kính thì khung được cho là
yếu tố chính bạn cần phải xem xét để có thể lựa chọn được cho
mình một loại khung tốt, đúng yêu cầu về tính cơ động khi tháo
lắp, sức chịu lực,...Các nhà sản xuất sẽ xác định rõ được những
khoảng cách thích hợp tùy thuộc vào sức chịu đựng của các thành
phần như khung mái dốc hoặc khung mái vịm.
Mái lợp
Bạn có thể xem những ưu nhược điểm của các loại màng phủ nhà
kính ở trên để lựa chọn được loại màng phủ kính phù hợp nhất.
Hãy lựa chọn loại màng kính thích hợp trong ba nguyên liệu chính
trong thể loại tấm đó là polycarbonate, acrylic (methyl
methacrylate) và sợi thủy tinh
Bức tường Có thể bao phu xung quanh bằng vật liệu lợp trên mái hoặc bạn có
thể dùng lưới chống côn trùng như lưới mùng hoặc lưới ruồi. Hiện

nay cách làm nhà lưới đơn giản nên bạn có thể dễ dàng thi cơng
cho mình.
Hệ thống Quạt gió là một thiết bị quan trọng giúp trao đổi khơng khí giữa
làm mát và bên trong và bên ngồi để khơng gian nhà kính được cân bằng
thơng gió
nhiệt độ nhất định nhất.
Sàn
Như các nhà kính trồng rau ở Đà Lạt vẫn sử dụng các màng phủ
công nghiệp như phủ đất hoặc nilon ủ đất để lót trên mặt sàn đất,
vừa có thể làm thành một hàng rào ngăn cỏ dại, vừa có thể lót
trong các lối đi rất tiện dụng. Ngồi ra, bạn có thể sử dụng bê tơng
để làm lối đi riêng biệt cho mình.
Hệ thống Tiết kiệm nước
tưới nước
nhỏ giọt


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sinh học 11 nâng cao, NXB Giáo Dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sinh học 11 cơ bản, NXB Giáo Dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công nghệ 10 cơ bản, NXB Giáo Dục.
4. Giáo dục Stem trong nhà trường phổ thông, công ty CP phát hành sách giáo dục
5.Thiết kế và tổ chức dậy học chủ đề Stem, NXB sách thành phố Hồ Chí Minh
6. Tài liệu giáo dục Stem: Tập huấn cho cán bộ quản lí, giáo viên xây dựng chủ đề
Stem trong giáo dục trung học năm 2019
7. Các văn bản liên quan ( đã nêu trong cơ sở lí luận)
8. Tìm kiếm thơng tin trang Goolge


MỤC LỤC


NỘI DUNG

TRANG

I. Thông tin chung về sáng kiến

1

1. Tên sáng kiến:

1

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

1

3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:

1

4. Thời gian áp dụng sáng kiến:

1

5. Sơ lược lí lịch tác giả

1

6. Đồng tác giả:


1

II. Mơ tả giải pháp sáng kiến

1

1. Tình trạng giải pháp đã biết

1

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến

2

2.1. Thực trạng

2

2.2. Giải pháp thực hiện

2

2.2.1. Cơ sở lí luận

2

2.2.2. Cơ sở thực tiễn

6


3. Khả năng áp dụng của giải pháp

6

4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do có thể áp

7

dụng giải pháp
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu ( nếu có):

16

6. Các thơng tin cần được bảo mật:

16

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

17

8. Tài liệu kèm theo.

17

II. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền

17




×