Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Kỹ thuật trồng cây cà chua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.5 KB, 13 trang )

CÂY CÀ CHUA
Tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller
Họ cà: Solanacea
ThS. Trần Thị Ba
Bộ môn Khoa Học Cây Trồng
Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường ĐHCT
I. GIỚI THIỆU
Cà chua là loại rau ăn trái rất được ưa thích vì phẩm chất ngon và chế biến được
nhiều cách. Cà chua còn cho năng suất cao, do đó được trồng rộng rãi và được
canh tác khoảng 200 năm nay ở Châu Âu để làm cây thực phẩm.
Ở nước ta việc phát triển trồng cà chua còn có ý nghĩa quan trọng về mặt luân canh,
tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó cà chua là loại rau được
khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, việc trồng cà chua chưa được phát triển mạnh
theo mong muốn vì cà chua trồng trong điều kiện nóng và ẩm ở nước ta dễ mắc
nhiều bệnh gây hại đáng kể như héo tươi, virus,... khó phòng trị. Ngoài ra mùa hè
vùng nhiệt đới làm cà kém đậu trái vì nhiệt độ cao nên hạt phấn bị chết (bất thụ).
II. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT
Cà chua là cây hằng niên, tuy nhiên trong điều kiện tối hảo nhất định cà có thể là
cây nhiều năm.
1. Rễ: Rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ rất lớn.
Trong điều kiện tối hảo những giống tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1 - 1,5m và
rộng 1,5 - 2,5m vì vậy cà chua chịu hạn tốt. Khi cấy rễ chính bị đứt, bộ rễ phụ phát
triển và phân bố rộng nên cây cũng chịu đựng được điều kiện khô hạn. Bộ rễ ăn
sâu, cạn, mạnh hay yếu đều có liên quan đến mức độ phân cành và phát triển của
bộ phận trên mặt đất, do đó khi trồng cà chua tỉa cành, bấm ngọn, bộ rễ thường ăn
nông và hẹp hơn so với điều kiện trồng tự nhiên.
2. Thân: Thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn gốc thân
dần dần hóa gỗ. Thân mang lá và phát hoa. Ở nách lá là chồi nách. Chồi nách ở các
vị trí khác nhau có tốc độ sinh trưởng và phát dục khác nhau, thường chồi nách ở
ngay dưới chùm hoa thứ nhất có khả năng tăng trưởng mạnh và phát dục sớm so
với các chồi nách gần gốc.


Tùy khả năng sinh trưởng và phân nhánh các giống cà chua được chia làm 4 dạng
hình:
- Dạng sinh trưởng hữu hạn (determinate)
- Dạng sinh trưởng vô hạn (indeterminate)
- Dạng sinh trưởng bán hữu hạn (semideterminate)
- Dạng lùn (dwart)
3. Lá: Lá thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3 - 4 đôi lá chét, ngọn lá có 1 lá riêng
gọi là lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa nông hay sâu tùy giống. Phiến lá thường
phủ lông tơ. Đặc tính lá của giống thường thể hiện đầy đủ sau khi cây có chùm hoa
đầu tiên.
4. Hoa: Hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. Sự thụ phấn chéo ở
cà chua khó xảy ra vì hoa cà chua tiết nhiều tiết tố chứa các alkaloid độc nên không
hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được. Số lượng hoa trên chùm
thay đổi tùy giống và thời tiết, thường từ 5 - 20 hoa.
5. Trái: Trái thuộc loại mọng nước, có hình dạng thay đổi từ tròn, bầu dục đến dài.
Vỏ trái có thể nhẵn hay có khía. Màu sắc của trái thay đổi tùy giống và điều kiện thời
tiết. Thường màu sắc trái là màu phối hợp giữa màu vỏ trái và thịt trái
Quá trình chín của trái chia làm 4 thời kỳ:
Thời kỳ trái xanh: Trái và hạt phát triển chưa hoàn toàn, nếu đem dấm trái không
chín, trái chưa có mùi vị, màu sắc đặc trưng của giống.
Thời kỳ chín xanh: Trái đã phát triển đầy đủ, trái có màu xanh sáng, keo xung quanh
hạt được hình thành, trái chưa có màu hồng hay vàng nhưng nếu đem dấm trái thể
hiện màu sắc vốn có.
Thời kỳ chín vàng: Phần đỉnh trái xuất hiện màu hồng, xung quanh cuống trái vẫn
còn xanh, nếu sản phẩm cần chuyên chở đi xa nên thu hoạch lúc nay để trái chín từ
từ khi chuyên chở.
Thời kỳ chín đỏ: Trái xuất hiện màu sắc vốn có của giống, màu sắc thể hiện hoàn
toàn, có thể thu hoạch để ăn tươi. Hạt trong trái lúc nay phát triển đầy đủ có thể làm
giống.
6. Hạt: Hạt cà nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối. Hạt nằm trong

buồng chứa nhiều dịch bào kiềm hãm sự nảy mầm của hạt. Trung bình có 50 - 350
hạt trong trái. Trọng lượng 1000 hạt là 2,5 - 3,5g.
III. ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
1. Nhiệt độ: Cà chua là cây chịu ấm, một trong những điều kiện cơ bản để có được
sản lượng cao và sớm ở cà chua là tạo chế độ nhiệt độ tối hảo cho cây 21-24
o
C,
nếu nhiệt độ đêm thấp hơn ngày 4-5
o
C thì cây cho nhiều hoa. Các thời kỳ sinh
trưởng và phát triển khác nhau của cây đòi hỏi nhiệt độ không khí và đất nhất định
2. Ánh sáng: Cà chua là cây ưa sáng, không nên gieo cây con ở nơi bóng râm,
cường độ tối thiểu để cây tăng trưởng là 2.000 - 3.000 lux, không chịu ảnh hưởng
quang kỳ. Ở cường độ ánh sáng thấp hơn hô hấp gia tăng trong khi quang hợp bị
hạn chế, sự tiêu phí chất dinh dưỡng bởi hô hấp cao hơn lượng vật chất tạo ra
được bởi quang hợp, do đó cây sinh trưởng kém.
3. Nước: Yêu cầu nước của cây trong quá trình dinh dưỡng không giống nhau. Khi
cây ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất, nếu đất
quá khô hoa và trái non dễ rụng; nếu đất thừa nước, hệ thống rễ cây bị tổn hại và
cây trở nên mẫn cảm với sâu bệnh. Nếu gặp mưa nhiều vào thời gian này trái chín
chậm và bị nứt. Lượng nước tưới còn thay đổi tùy thuộc vào liều lượng phân bón và
mật độ trồng.
4. Đất và chất dinh dưỡng: Cà có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng
thích hợp nhất vẫn là đất thịt pha cát, nhiều mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và
thoát nước tốt và chứa tối thiểu là 1,5% chất hữu cơ. Cà trồng tốt nhất sau vụ cải
bắp hay dưa leo, những loại cây cần bón nhiều phân hữu cơ và đạm. Cà thích hợp
trên đất có pH = 5,5 - 7,0. Đất chua hơn phải bón thêm vôi.
IV. GIỐNG
1. Giống F1 nhập nội
- Red Crown 250 (nhập từ Đài Loan do công ty Giống Cây Trồng Miền Nam phân

phối): Là giống lai F1, thân sinh trưởng vô hạn cao 1,5-2m, cần làm giàn chắc chắn,
cây tăng trưởng mạnh, chống chịu tốt bệnh héo vi khuẩn và thối hạch khá, trồng
được trong mùa nắng cũng như trong mùa mưa, khả năng đậu trái cao trong mùa
mưa, trái phát triển đều, trái tròn, hơi có khía, rất cứng và ít nứt trái trong mùa mưa.
Giống cho thu hoạch 65-70 ngày sau khi trồng, thời gian thu hoạch dài, năng suất
30-40 tấn/ha.
- TN52 (nhập từ Ấn Độ do công ty Trang Nông phân phối): Là giống lai F1, thân sinh
trưởng hữu hạn, trồng được quanh năm, trái to dạng hình vuông, chín đỏ đẹp, thịt
dầy rất cứng, trọng lượng trái trung bình 90-100g, thu hoạch 65-70 ngày sau khi
trồng, năng suất biến động từ 20-30 tấn/ha, lượng hột giống tròng cho 1.000m2 từ
8-10 g (330-350 hột/g), trồng được quanh năm.
- Cà chua F1 số 607 (công ty Hai Mũi tên Đỏ phân phối): Là giống lai F1, thân sinh
trưởng hữu hạn, tán cây và lá phân bố gọn, kháng bệnh héo xanh tốt, chịu nhiệt,
trồng được quanh năm. Trái dạng trứng, ngắn, hơi vuông, chín màu đỏ tươi, cứng,
trọng lượng trung bình 100-120g/trái.
Đây là giống lai F1, không nên lấy hột trong trái ăn tươi đem trồng lại vì năng suất và
phẩm chất giảm.
2. Giống địa phương:
- Cà Cùi: Trái hình tròn dẹp, to trung bình, màu hồng, trái chia nhiều ngăn , chứa
nhiều hạt, trái có vị chua, có khía hay không có khía, thường sử dụng ăn tươi. Cà
cùi trồng phổ biến nhiều nơi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như Mỹ Tho, Gò
Công, Hoc Môn.
- Cà Bòn Bon: Trồng phổ biến ở Sóc Trăng, Bạc Liêu. Cây sinh trưởng vô hạn, trái
hình bầu dục dài, màu đỏ, trơn láng, không khía, thịt day, trái chia làm nhiều ngăn,
chứa ít hạt. Trái được sử dụng làm mứt, tương cà, ăn tươi hay chế biến, nấu
nướng.
- Cà Gió: Trồng phổ biến ở vùng An Giang, Châu Đốc. Trái hình bầu dục dài, đầu
hơi nhọn, màu đỏ, không khía, thịt day, trái chia nhiều ngăn và chứa ít hạt. Cà gío
chịu nóng giỏi nên trồng được vào mùa hè, trái cũng được sử dụng để chế biến, nấu
nướng hay ăn tươi.

Giống điạ phương, năng suất thấp, trái nứt nhiều, xấu xí trong vụ mưa
V. KỸ THUẬT TRỒNG
1. Thời vụ: Nhờ có giống mới nên hiện nay cà chua hầu như trồng được quanh năm
ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên cũng phân ra làm 3 vụ chính như sau:

×